Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M 3 NGÀY ĐÊM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.69 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN MỸ PHƯỚC
III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGÀY ĐÊM.

Họ và tên sinh viên: NÔNG VĂN LINH
Ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Niên khóa : 2007-2011

Tháng 7/2011


THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN MỸ PHƯỚC
III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGÀY ĐÊM.

Tác giả

NÔNG VĂN LINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kĩ sư ngành kỹ thuật môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. LÊ THỊ LAN THẢO

Tháng 7 năm 2011



Bộ Giáo Dục & Đào Tạo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐH NÔNG LÂM TP. HCM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG

===oOo===

& TÀI NGUYÊN
**************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
KHOA: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
HỌ VÀ TÊN SV: NÔNG VĂN LINH

MSSV: 07127074

NIÊN KHOÁ: 2007 – 2011
1. Tên đề tài:
“THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG
SUẤT 4000M3/NGÀY ĐÊM”.
2. Nội dung KLTN:
− Tìm hiểu tính chất nước thải đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung của
khu công nghiệp.
− Xem xét hiện trạng mặt bằng của hệ thống xử lý nước thải qua bản vẽ đã có và

thực tiễn.
− Thu thập số liệu nước thải đầu vào và công nghệ xử lý của một số khu công
nghiệp, so sánh với tính chất nước thải của khu công nghiệp khác để đưa ra tính chất
nước thải cần xử lý.
− Đề xuất công nghệ, tính toán thiết kế và dự toán kinh tế cho các công nghệ.
− Hoàn thiện công nghệ xử lý, triển khai bản vẽ công nghệ.
3. Thời gian thực hiện: Từ 03/2011 đến 07/2011.
4. Họ tên Giáo viên hướng dẫn: ThS. LÊ THỊ LAN THẢO.
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày …. tháng …. năm 2010
Ban chủ nhiệm Khoa
TS. LÊ QUỐC TUẤN

Ngày11 tháng 07 năm 2011
Giáo viên hướng dẫn.
ThS. LÊ THỊ LAN THẢO


THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM, tôi đã trưởng thành hơn về nhận thức và đạo đức. Hôm nay, tôi có thể hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp là nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều người.
Lời đầu tiên, tôi xin gởi lời biết ơn trân trọng, sâu sắc đến cô ThS. Lê Thị Lan
Thảo đã hướng dẫn tận tâm và nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
như hôm nay.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường
Đại học Nông Lâm và Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và môi trường cùng toàn thể
các thầy cô đã hết lòng dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong

suốt bốn năm học vừa qua.
Cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể nhân viên của Khu công nghiệp Mỹ Phước
đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa
luận.
Chân thành cảm ơn những người bạn lớp DH07MT – khoa Môi Trường & Tài
Nguyên – trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã luôn quan tâm và giúp đỡ tôi.
Cuối cùng tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, các anh chị trong gia đình
đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi học tập và hoàn thành khoá
luận.
Dù đã rất cố gắng trong suốt quá trình thực hiện khoá luận,nhưng không thể
tránh khỏi sai sót,tôi rất mong nhận được sự góp ý sửa chữa của quý thầy cô về khoá
luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn.

SVTH:Nông Văn Linh

Trang i


THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới
trong bối cảnh hiện nay, hàng loạt các KCN - KCX được đầu tư và mở rộng. Đồng
hành với sự phát triển đó thì môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng,trong đó ô
nhiễm do nước thải đang là vấn đề nhức nhối hiện nay. KCN Mỹ Phước 3 là một trong
những dự án đã được xây dựng tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. KCN đã đầu tư
xây dựng một hệ thống xử lý nước thải.
Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN Mỹ Phước 3 với công suất
4000m3/ngày.đêm” nhằm đáp ứng nhu cầu trên.

Tính chất của nước thải KCN rất phức tạp, có sự dao động lớn, hàm lượng
BOD 5 , SS cao. Bên cạnh đó, nước thải còn chứa các thành phần độc hại như kim loai
nặng, hóa chất…khó mà xử lý triệt để bằng quá trình sinh học hay ảnh hưởng tiêu cực
tới hiệu quả xử lý của quá trình trên.
Trong khóa luận tốt nghiệp này, đề xuất 2 phương án với những công nghệ
tham khảo từ các hệ thống XLNT đang vận hành với hiệu quả xử lý đạt tiêu chuẩn.
-

Phương án 1 : Nước thải → Song chắn rác → Hầm bơm → Lưới lọc rác tinh

→ Bể keo tụ tạo bông → Bể lắng 1 → Bể trung gian→ Bể SBR → Bể khử trùng →
Nguồn tiếp nhận
-

Phương án 2 : tượng tự phương án 1, nhưng sử dụng bể Aerotank – Lắng 2

thay thế cho bể SBR
Qua tính toán, phân tích về mặt kỹ thuật, kinh tế và vận hành đã lựa chọn
phương án 1 với lý do :
-

Đảm bảo hiệu quả xử lý, nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 24 :
2009/BTNMT, cột A

-

Tính khả thi cao.
Vận hành đơn giản,tiết kiệm diện tích mặt bằng

SVTH:Nông Văn Linh


Trang ii


THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ...........................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ......................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ: ............................................................................................... 1

1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA KHÓA LUẬN ........................................................... 2
1.3. MỤC TIÊU KHÓA LUẬN ................................................................................ 2
1.4. NỘI DUNG KHÓA LUẬN ............................................................................... 2
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ......................................................................... 2
1.6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ........................................................................................... 3
Chương 2.TỔNG QUAN,HIỆN TRẠNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
NƯỚC THẢI KCN .................................................................................................... 4
2.1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KCN TRÊN CẢ NƯỚC ................. 4
2.2CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI MỘT SỐ KCN .................................. 6
2.2.1.Đặc trưng của nước thải KCN ...................................................................... 6
2.2.2.Hiện trạng xử lý nước thải KCN ................................................................... 6
2.2.3.Một số dây chuyền công nghệ xử lý nước thải KCN – KCX ......................... 7

2.2.3.1 Hệ thống xử lý nước thải KCX Linh Trung I .......................................... 7
2.2.3.2. Hệ thống xử lý nước thải KCN Tân Tạo .............................................. 10
2.2.3.3. Hệ thống xử lý nước thải KCN Sóng Thần 2 ....................................... 13
SVTH:Nông Văn Linh
Trang iii


THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

Chương 3. TỔNG QUAN VỀ KCN MỸ PHƯỚC 3 ............................................... 16
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ............................................... 16
3.2.QUI MÔ VÀ TÍNH CHẤT CỦA KCN............................................................. 17
Quy mô ............................................................................................................... 17
3.3. NGUỒN GỐC PHÁT SINH NƯỚC THẢI ...................................................... 18
3.4. HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT .............................................................. 19
3.4.1.Hệ thống giao thông ................................................................................... 19
3.4.2.Hệ thống cấp nước...................................................................................... 19
3.4.3.Hệ thống thoát nước ................................................................................... 19
3.4.4.Hệ thống cấp điện ....................................................................................... 20
Chương 4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN
MỸ PHƯỚC 3 .......................................................................................................... 21
4.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ............................. 21
4.1.1. Tiêu chuẩn xử lý. ....................................................................................... 21
4.1.2 Tính chất nước thải ..................................................................................... 21
4.1.3 Tính toán lưu lượng .................................................................................... 22
4.2. CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ............................................................................ 22
4.2.1. Phương án 1 .............................................................................................. 22
4.2.2. Phương án 2 .............................................................................................. 26
4.3.TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI .......................... 29
4.3.1. Phương án 1 .............................................................................................. 29

4.3.1. 1.Song chắn rác ...................................................................................... 29
4.3.1. 2.Hầm bơm ............................................................................................ 29
4.3.1.3. Bể điều hoà…………………………………………………………….29
4.3.1.4. Bể keo tụ……………………………………………………………….30
SVTH:Nông Văn Linh

Trang iv


THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

4.3.1.5.Bể tạo bông .......................................................................................... 31
4.3.1.6.Bể lắng 1 .............................................................................................. 31
4.3.1.7.Bề trung gian ........................................................................................ 32
4.3.1.8.Bể SBR ................................................................................................ 32
4.3.1.9.Bể khử trùng ........................................................................................ 33
4.3.1.10.Bể nén bùn ......................................................................................... 33
4.3.1.11.Máy ép bùn ........................................................................................ 33
4.3.2. Phương án 2 .............................................................................................. 34
4.3.2.1.Bể Aerotank ......................................................................................... 34
4.3.2.2.Bể lắng 2 ( bể lắng sinh học). ............................................................... 34
4.3.2.3. Ngăn chứa bùn ................................................................................... 35
4.3.2.4. Bể nén bùn .......................................................................................... 35
4.3.1.5.Máy ép bùn .......................................................................................... 35
4.4. TÍNH TOÁN KINH TẾ ................................................................................... 37
4.4.1. Dự toán chi phí phương án 1...................................................................... 37
4.4.1.1.Chi phí đầu tư cơ bản: .......................................................................... 37
4.4.1.2.Chi phí vận hành .................................................................................. 37
4.4.1.3.giá thành xử lý cho 1m3 nước thải ........................................................ 37
4.4.2. Dự toán chi phí phương án 2...................................................................... 37

4.4.2.1.Chi phí đầu tư cơ bản: .......................................................................... 37
4.4.2.2.Chi phí vận hành .................................................................................. 38
4.4.2.3.giá thành xử lý cho 1m3 nước thải ........................................................ 38
4.5 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ............................................................................. 38
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 40
SVTH:Nông Văn Linh

Trang v


THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

5.1. KẾT LUẬN . ................................................................................................... 40
5.2. KIẾN NGHỊ. ................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 42

SVTH:Nông Văn Linh

Trang vi


THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD 5

: Nhu cầu oxy sinh hóa 5 (Biochemical Oxygen Demand).

COD


: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand).

DO

: Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen).

F/M

: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio).

MLSS

: Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquor Suspended Solids).

SS

: Cặn lơ lửng (Suspended Solids).

SBR

: Sequencing batch reactor.

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam.

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam


KCN

: Khu công nghiệp.

TCXD

: Tiêu chuẩn xây dựng

KCN-KCX

: Khu công nghiệp - Khu chế xuất.

HTXLNT

: Hệ thống xử lý nước thải.

HTXLNTTT : Hệ thống xử lý nước thải tập trung.
XLNT

: Xử lý nước thải.

VSV

: Vi sinh vật.

SCR

: Song chắn rác

SVTH:Nông Văn Linh


Trang vii


THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 :Tính chất nước thải đầu vào KCX Linh Trung I ........................................... 7
Bảng 2.2 : Tính chất nước thải đầu vào KCN Tân Tạo ............................................... 10
Bảng 2.2 : Tính chất nước thải đầu vào KCN Sóng Thần 2 ........................................ 13
Bảng 3.1: Quy hoạch sử dụng đất KCN Mỹ Phước 3 ................................................. 17
Bảng 4.1: Chỉ tiêu xả thải loại A – QC 24 -2009/BTNMT. ........................................ 21
Bảng 4.2:Các thông số đầu vào trạm XLNTTT KCN Mỹ Phước 3............................. 22
Bảng 4.3: Hiệu suất xử lý phương án 1 ...................................................................... 25
Bảng 4.4: Hiệu suất xử lý phương án 2 ...................................................................... 28
Bảng 4.5 :Thông số thiết kế song chắn rác thô ........................................................... 29
Bảng 4.6 :Thông số thiết kế bể thu gom .................................................................... 30
Bảng 4.7 : Thông số thiết kế Bể đều hòa .................................................................... 30
Bảng 4.8. Thông số thiết kế Bể keo tụ........................................................................ 30
Bảng 4.9. Thông số thiết kế Bể tạo bông .................................................................... 31
Bảng 4.10. Tóm tắt các thông số thiết kế bể lắng 1. ................................................... 31
Bảng 4.11. Tóm tắt các thông số thiết kế bể chứa trung gian. ..................................... 32
Bảng 4.12. Thông số kích thước bể SBR.................................................................... 32
Bảng 4.13. Thông số thiết kế Bể khử trùng ................................................................ 33
Bảng 4.14. Các thông số của bể nén bùn .................................................................... 33
Bảng 4.15. Tóm tắt các thông số thiết kế máy ép bùn kiểu lọc ép dây dai. ................. 33
Bảng 4.16 : Tóm tắt các thông số thiết kế bể Aerotank. ............................................. 34
Bảng 4.17: Tóm tắt các thông số thiết kế bể lắng 2. ................................................... 34
Bảng 4.18: Tóm tắt các thông số thiết kế bể chứa bùn................................................ 35
Bảng 4.19: Tóm tắt các thông số thiết kế bể nén bùn ................................................. 35

Bảng 4.20. Tóm tắt các thông số thiết kế máy ép bùn kiểu lọc ép dây dai. ................. 35

SVTH:Nông Văn Linh

Trang viii


THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCX Linh Trung ........................ 8
Hình 2.: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Tân Tạo............................. 11
Hình 4.1:Sơ đồ xử lý nước thải KCN Mỹ Phước 3-phương án 1 ................................ 24
Hình 4.2:Sơ đồ xử lý nước thải KCN Mỹ Phước 3-phương án 2 ................................ 27

SVTH:Nông Văn Linh

Trang ix


THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước,cho nên việc thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp là một trong những chính
sách quan trọng của nhà nước nhằm thúc đẩy quá trình triển kinh tế - xã hội ở Việt
Nam. Các KCN là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng, công nghiệp, tăng khả năng
thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp, đẩy mạnh xuất
khẩu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, cải thiện chất lượng cuộc

sống của con người.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển nhanh các
KCN ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như: cạn kiệt nguồn tài
nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do chất thải, nước thải và khí
thải công nghiệp, tiếng ồn gây ra.Phần lớn nước thải từ các khu công nghiệp được xả
thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý hay xử lý chưa đạt chuẩn đã gây ra ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Trong thời gian qua nhiều cố gắng trong việc bảo vệ môi trường khu công
nghiệp ở nước ta đã được triển khai ở các cấp, các ngành; nhiều biện pháp, giải pháp
đã được xây dựng, đề xuất nhằm ngăn chặn xu thế suy thoái, ô nhiễm môi trường khu
công nghiệp. Tuy nhiên công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp còn nhiều tồn tại,
phân cấp trong hệ thống quản lý môi trường khu công nghiệp chưa rõ ràng; quy hoạch
chưa thực sự gắn với bảo vệ môi trường, việc áp dụng sản xuất sạch hơn và công nghệ
thân thiện với môi trường tại các doanh nghiệp trong khu công nghệ chưa được chú
trọng; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường khu công nghiệp chưa thực sự
nghiêm minh...
Do vậy, nếu không giải quyết tốt các vấn đề môi trường thì sẽ làm giảm đầu tư,
ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống con người cũng như các loài động, thực vật…Vì
vậy việc xây dựng các hệ thống XLNT tập trung tại các KCN là việc cần quan tâm và
cần thiết phải được thực hiện nhanh chóng.

SVTH: Nông Văn Linh

Trang 1


THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA KHÓA LUẬN
Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 được thành lập theo công văn số 1316/TTg-CN

ngày 28/8/2006 do Thủ tướng Chính phủ v/v cho phép thành lập KCN Mỹ Phước
3,tỉnh Bình Dương với tổng diện tích la 977 ha.
Hiện trạng KCN:
Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: 1.219,460 triệu đồng.
Tổng vốn đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: 824.123 triệu, đạt tỉ lệ 68%
Hiện tại, KCN vẫn chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Vì vậy, để
phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường thì việc đầu tư xây dựng nhà máy
xử lý nước thải tập trung là một yêu cầu cần thiết.
1.3. MỤC TIÊU KHÓA LUẬN
Tính toán - thiết kế hệ thống XLNT KCN Mỹ Phước 3,Bình Dương.công suất
4000 m3/ngày.đêm đạt Quy chuẩn QCVN 24 : 2009/BTNMT, cột A.
1.4. NỘI DUNG KHÓA LUẬN
Tham khảo tính chất nước thải của các KCN, nhà máy tương tự. Từ đó, đánh
giá, phân tích và lựa chọn thông số thiết kế phù hợp với trạm XLNT tập trung KCN
Mỹ Phước 3.
Xem xét hiện trạng mặt bằng của hệ thống xử lý nước thải trong thực tế.
Tìm hiểu các phương pháp xử lý đã và đang ứng dụng thành công trong lĩnh
vực XLNT KCN – KCX.
Đề xuất phương án XLNT cho trạm XLNT tập trung KCN Mỹ Phước 3 theo
QCVN 24 : 2009/BTNMT, cột A.
Tính toán thiết kế và lựa chọn phương án tối ưu
Thực hiện các bản vẽ công nghệ.
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Thu thập số liệu , tài liệu về KCN , các công nghệ xử lý của các KCN khác có
loại hình sản xuất tương tự.
Phương pháp khảo sát thực địa.
Tổng hợp số liệu.
SVTH: Nông Văn Linh

Trang 2



THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

Tính toán thiết kế, tính toán kinh tế, phân tích tính khả thi.
Dùng excel để thống kê và xử lý số liệu.
Dùng word để trình bày thuyết minh.
Dùng autocad để trình bày bản vẽ.
1.6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ nghiên cứu, tính toán, thiết kế hệ thống xử lý tập trung KCN Mỹ
Phước 3 đã qua xử lý sơ bộ tại các nhà máy.
Công suất thiết kế 4000m3/ngđ
Nội dung của khóa luận không xét đến chất thải rắn, khí thải
Thời gian thực hiện khóa luận: từ 15/01/2011 đến 10/07/2011

SVTH: Nông Văn Linh

Trang 3


THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

Chương 2.TỔNG QUAN,HIỆN TRẠNG VÀ CÁC PHƯƠNG
PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN
2.1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KCN TRÊN CẢ NƯỚC
Phát triển công nghiệp xây dựng các nhà máy và các khu công nghiệp tập
trung là con đường để đưa nước Việt Nam từ một nước có nền kinh tế lạc hậu để trở
thành nước sản xuất có nền sản xuất hiện đại theo kịp các nước tiên tiến trên thế
giới.Đây cũng là phương thức tốt nhất để thực hiện chương trình CNH-HĐH đất nước
Theo báo cáo của BTNMT tính đến cuối tháng 9/2010, cả nước đã có 228

KCN-KCX được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 58.220 ha, trong đó diện tích
đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 38.075 ha, chiếm 65,5% tổng diện tích đất tự
nhiên. Các KCN, KCX phân bố ở 54 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó tập trung ở
3 Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam, miền Trung và miền Bắc với tổng số 149 KCN
với tổng diện tích đất tự nhiên trên 49.232 ha (chiếm trên 80,9% tổng diện tích các
KCN cả nước).
Các KCN đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và
ngoài nước, phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đến hết tháng
6/2009, các KCN cả nước đã thu hút được 3.363 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với
tổng số vốn đăng ký khoảng 36,760 tỷ USD và 3.416 dự án đầu tư trong nước với tổng
vốn đầu tư hơn 232, 416 nghìn tỷ đồng. Các nhà đầu tư từ hơn 50 quốc gia và vùng
lãnh thổ đầu tư vào các KCN, KCX ở Việt Nam, trong đó Đài Loan dẫn đầu với tổng
vốn đầu tư đăng ký trên 5 tỷ USD, Nhật Bản 4,3 tỷ USD và Hàn Quốc 3,1 tỷ USD.
Hiện đã có 2.412 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 2.292 dự án đầu tư trong nước tại
các KCN cả nước đã đi vào sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư thực hiện đạt hơn
15,8 tỷ USD và 99, 415 nghìn tỷ đồng (tương ứng với 38% và 49% tổng số vốn đăng
ký vào KCN). Có thể nói các KCN, KCX đã góp phần quan trọng trong việc hình
thành một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị lâu dài không chỉ đối với
địa phương có KCN, KCX mà còn góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên
SVTH: Nông Văn Linh

Trang 4


THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

cả nước. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện có 228 dự án phát triển hạ
tầng KCN trên cả nước bao gồm 35 dự án đầu tư nước ngoài và 193 dự án đầu trư
trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 2,5 tỷ USD và 85,99 nghìn tỷ đồng, trong đó có
145 KCN đã đi vào vận hành và 83 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt

bằng và xây dựng cơ bản. Tại các KCN, KCX, hệ thống cơ sở nói chung khá hoàn
chỉnh, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhất là đường sá, kho bãi, điện, nước, giao thông,
thông tin liên lạc và các cơ sở dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm như các KCN
Tân Tạo, Đồng An (Tp. HCM), Thăng Long (Hà Nội), Quế Võ (Bắc Ninh)… Các
KCN, KCX chính là những điểm đột phá, những mô hình tối ưu về xây dựng cơ sở hạ
tầng, nên có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Các KCN, KCX đã góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa
phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao
trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ
cấu và tăng trưởng kinh tế chung của cả nước và ở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Chỉ
tính riêng năm 2008, các doanh nghiệp KCN đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp đạt
hơn 28, 9 tỷ USD, chiếm 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước; giá trị
xuất khẩu đạt khoảng 14,5 tỷ USD, bằng 24,7% tổng giá trị xuất khẩu cả nước; nộp
ngân sách đạt khoảng 1,3 tỷ USD. Nhiều KCN đã xây dựng các cơ sở dạy nghề như
Trung tâm dạy nghề Việt Nam - Singapore, Trường Kỹ nghệ Thừa Thiên Huế, Trường
cao đẳng kỹ thuật - công nghệ Biên Hoà… Các KCN, KCX ra đời đồng thời tạo nên
những vùng công nghiệp tập trung, tác động rất tích cực tới việc phát triển các cơ sở
nguyên liệu, thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ công nghiệp, nâng cao
giá trị nông sản hàng hoá, nâng cao hiệu quả tổng hợp của các ngành sản xuất. Hiệu
quả này đặc biệt rõ nét ở các KCN, KCX thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và đồng
bằng Sông Cửu Long, các doanh nghiệp chế biến tại KCN tại Nam Định, Hà Nam,
Bắc Giang, Cần Thơ… góp phần tiêu thụ nông sản của các hộ gia đình, cơ sở nông
nghiệp ở vùng nông thôn xung quanh, cải thiện một bước đời sống nông dân.

SVTH: Nông Văn Linh

Trang 5



THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

2.2CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI MỘT SỐ KCN
2.2.1.Đặc trưng của nước thải KCN
Tính chất của nước thải KCN rất phức tạp,có sự dao động lớn,hàm lượng BOD 5 ,SS
cao.Bên cạnh đó nước thải còn chứa các thành phần độc hại như kim loại nặng,hóa
chất…khó xử lý triệt để bằng quá trình sinh học gây ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của
nhiều quá trình.
2.2.2.Hiện trạng xử lý nước thải KCN
Tính đến cuối năm 2010,cả nước đã có 265 KCN, KCX được thành lập với tổng diện
tích đất tự nhiên lên tới 71.300ha, trong đó đã có 173 KCN đã đi vào hoạt động. Tuy
nhiên, công tác bảo vệ môi trường và xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập trung
trong các KCN chưa được thực hiện đồng bộ, còn khá nhiều KCN đã đi vào vận hành
nhưng chưa xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung. Theo giám sát của Uỷ ban
Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỷ lệ các KCN có hệ thống xử lý
nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15-20% như Bà Rịa Vũng tàu, Vĩnh Phúc. Một số KCN có xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung
nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí xử lý
Hàng ngày chỉ riêng các KCN tập trung đã thải ra một lượng nước thải với lưu lượng
khoảng 1.000.000 m3/ ngày đêm. Theo thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy
Đông, ngày càng có nhiều doanh nghiệp (DN) trong các KCN, KCX nhận thức được
tác hại của chất thải đối với môi trường nên tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có
công trình xử lý nước thải tập trung đã tăng lên đáng kể, từ gần 35% năm 2006 hiện đã
tăng lên 60%. Dự kiến đến năm 2015, 100% các KCN đã đi vào hoạt động sẽ có công
trình xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Mặc dù số KCN có khu xử
lý nước thải đã tăng lên đáng kể, nhưng chúng ta chưa thể yên tâm đối với vấn đề ô
nhiễm môi trường tại các KCN, con số 40% KCN chưa có khu xử lý chất thải đã cho
thấy, vấn đề ô nhiễm môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường vẫn là thách thức lớn.
Điều đáng lo ngại là dù các KCN đã có khu xử lý chất thải nhưng chất lượng xử lý
nước thải đặc biệt là xử lý cục bộ tại các DN, KCN còn hạn chế. Nhiều nhà máy xử lý
nước thải vận hành chưa đúng công suất hoặc vận hành một cách đối phó. Công nghệ


SVTH: Nông Văn Linh

Trang 6


THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

xử lý nước thải giống nhau, chưa có công nghệ đặc thù theo ngành nghề sản xuất kinh
doanh của từng KCN.
Bên cạnh đó chế tài xử lý vi phạm chưa nghiêm, chủ yếu chỉ dừng ở mức độ xử phạt vi
phạm hành chính đối với các DN có hành vi xả thải gây hại cho môi trường. Một số
địa phương do còn khó khăn đã chỉ tập trung thu hút các dự án đầu tư, chưa chú trọng
đến công tác bảo vệ môi trường của các dự án. Mặt khác, theo pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính, Ban quản lý KCN, KKT không có quyền xử phạt vi phạm hành
chính khi phát hiện các sai phạm về môi trường nên làm giảm hiệu quả công tác quản
lý môi trường.
2.2.3.Một số dây chuyền công nghệ xử lý nước thải KCN – KCX
2.2.3.1 Hệ thống xử lý nước thải KCX Linh Trung I
Nhà máy xử lý nước thải KCX Linh Trung I được xây dựng vào thang 10/1998 và
chính thức đưa vào hoạt động tháng 10/1999 với tổng lưu lượng thiết kế là 5000
m3/ngày đêm
Bảng 2.1 :Tính chất nước thải đầu vào KCX Linh Trung I
Số TT

Các chỉ tiêu

Đơn vị

1


Nhiệt độ

o

2

pH

3

BOD 5

mg/l

500

4

COD

mg/l

800

5

SS

mg/l


300

6

Tổng N

mg/l

30

7

Tổng P

mg/l

4

SVTH: Nông Văn Linh

C

Giá trị
45
5-9

Trang 7



THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

Nước thải

Khí
Nước thải
Bùn

SCR

Hóa chất
Bể thu gom

SCR tinh

Bể điều hòa

Khí

Bể SBR

Bể nén bùn

Bộ lọc tinh

Máy ép bùn

Bể khử trùng

Polyme


Bùn khô đem chôn

Bể lọc than hoạt tính

Nguồn tiếp nhận

Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCX Linh Trung
Nước thải từ các nhà máy trong khu chế xuất Linh Trung được đưa về hố thu
gom, tại đây nó sẽ được bơm qua song chắn rác vào bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm
vụ ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo nên chế độ làm việc ổn định cho các
công trình xử lý phía sau, tránh hiện tượng quá tải. Bể điều hòa được lắp đặt hệ thống
sụt khí để khuấy trộn và giảm một phần BOD.
Nước sau khi trung hòa được luân phiên vào bể SBR. Bể SBR là khâu quan trọng
nhất của nhà máy, được điều chỉnh tự động bằng chương trình trong tủ PLC. Quy trình
xử lí của bể SBR ( Sequency Batch Reactor) gồm 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Bơm nước vào bể
SVTH: Nông Văn Linh

Trang 8


THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

Giai đoạn 2: Khuấy trộn
Giai đoạn 3: Sục khí
Giai đoạn 4: Lắng
Giai đoạn 5: Xả nước
Sau khi xử lí sinh học, nước thải được đưa vào bể chứa và bơm lên hai bộ lọc
tinh. Tại đây các tạp chất lơ lửng, keo và vi khuẩn bị hoại. Trên bề mặt lọc có thanh

gạt bùn, để tránh trường hợp tắt nghễn trên các thành lỗ rỗng. Bùn cặn từ bể lọc tinh
được đưa trở lại bể điều hòa. Nước thải sau khi xử lý đưa qua bể tiếp xúc để khử trùng
bằng Clorine và được đưa ra ngoài theo hệ thống cống rãnh của khu chế xuất.
Độ ẩm của bùn từ SBR cao từ 98-99.5%. Do đó bùn cần được nén lại ở bể nén
bùn trọng lực để giảm độ ẩm xuống 95-96%. Nước tách bùn được đưa ngược trở lại bể
điều hòa.
Máy làm khô cặn bằng lọc ép băng tải được sử dụng nhằm đưa độ ẩm của bùn về
15-25%. Sau khi được ép, bùn khô được xe chở bùn đưa đi thải bỏ. Nếu nước đầu ra
chưa đạt yêu cầu thì được đưa trở lại xử lý qua bể than hoạt tính. Bể lọc than hoạt tính
có phạm vi hấp phụ rất mạnh, phần lớn các hợp chất hữu cơ hòa tan được giữ lại trên
bề mặt, các phân tử phân cực nhẹ thường là các chất tạo ra mùi, vị của nước và các
phân tử có trọng lượng tương đối lớn được giữ lại trên bề mặt lớp than hoạt tính.
Nhận xét:
Công nghệ phù hợp với đặc điểm nước thải là có thể xử lý bằng vi sinh.
Những ưu điểm chính của công nghệ xử lý là: công nghệ SBR kết hợp với sục
khí và bể lắng trong cùng một bể, không cần hoàn lưu bùn, quá trình xử lý đơn giản,
không cần bể lắng I và II, không cần hệ thống tuần hòan bùn, vận hành tự động, giảm
diện tích đất xây dựng và chi phí đầu tư, quá trình xử lý ổn định: khi sinh khối thích
nghi với 1 khỏang rộng nồng độ chất nền và DO thì quá trình xử lý không bị ảnh
hưởng bởi tải lượng BOD, có khả năng xử lý đạt tiêu chuẩn cao, một bể SBR xử lý
nước thải đô thị điển hình có thể xử lí với đầu ra như sau: BOD < 15mgl, TSS<
20mg/l, NH3-N< 2 mg/l, nitơ tổng < 10mg/l. Khi vận hành đúng các qui trình hiếu khí,
thiếu khí và kị khí thì hệ thống SBR có khả năng khử được các hợp chất chứa nitơ,
phospho. Bồn lọc sinh tinh và than hoạt tính cho phép loại bỏ gần hết COD và SS còn
lại sau quá trình bùn hoạt tính.
SVTH: Nông Văn Linh

Trang 9



THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

2.2.3.2. Hệ thống xử lý nước thải KCN Tân Tạo
Bảng 2.2 : Tính chất nước thải đầu vào KCN Tân Tạo
Đơn vị

Số TT

Các chỉ tiêu

Giá trị

1

pH

2

BOD 5

mg/l

400

3

COD

mg/l


600

4

SS

mg/l

200

6-9

Tổng lưu lượng thiết kế của khu công nghiệp là 6000m3/ngày đêm

SVTH: Nông Văn Linh

Trang 10


THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

Nước thải

Khí
Nước
Bùn

SCR

Hóa chất

Bể thu gom

SCR tinh

Bể điều hòa

Khí

Bể keo tụ, tạo
bông

Hóa chất

Bể lắng I

Bể nén bùn

Bể Unitank

Máy ép bùn

Bể lắng II

Polyme

Bùn khô đem chôn

Bể khử trùng
Nguồn tiếp nhận
Hình 2.: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Tân Tạo

Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp đã qua xử lí sơ bộ đạt tiêu
chuẩn thông số thiết kế theo hệ thống ống dẫn vào trạm tăng áp. Sau đó được bơm vào
bể gom và đi qua song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn. Tại đây có lắp đặt 4
bơm chìm, hoạt động theo chế độ tự động tùy vào lượng nước thải đổ vào bể theo
những thời điểm khác nhau để bơm nước vào bể điều hòa.
SVTH: Nông Văn Linh

Trang 11


THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

Nước thải trước khi được bơm vào bể điều hòa được đi qua trống quay để loại bỏ
những vật có kích thước nhỏ. Khi lưu lượng nước từ bể gom vào trống quay khá lớn
thì một phần sẽ được tháo trực tiếp vào bể điều hòa.
Nước từ trống quay được đưa vào bể điều hòa. Tại bể điều hòa, nước được bơm
lên bể trộn có lắp đặt một máy khuấy, hệ thống trích hóa chất ( xút, axit, PAC,
Polyme). Hệ thống bơm trích hóa chất và cánh khuấy sẽ hoạt động đồng thời theo theo
bơm nuớc thải đặt tại bể gom, riêng bơm hóa chất còn được điều khiển bởi hệ pH –
controller được cài đặt theo chế độ tự động.
Sau khi qua keo tụ, tạo bông nước thải sẽ tự chảy qua bể lắng ngang để tách bùn
kết hợp với dầu trên bề mặt trước khi qua công trình sinh học. Tiếp tục nước tự chảy
qua hệ thống unitank và được cấp không khí thống qua máy thổi khí hoạt động luân
phiên và được phân phối đều trong bể nhờ hệ thống phân phối khí dạng xương cá đặt
tại đáy bể. Sau thời gian lưu nước thích hợp, nước thải sẽ được bơm sang bể tách bùn
nhờ 4 bơm chìm hoạt động luân phiên. Có hai bể tách bùn tuyển nổi khí hòa tan, mỗi
bể có lắp đặt hai bơm cao áp hoạt động luân phiên.
Hỗn hợp nước khí bùn chảy ngược lên phía trên đồng thời tách pha, bùn nổi trên
mặt nước sẽ được thu gom vào 4 máng gom bùn nhờ hệ thống cánh gạt bùn. Bùn sẽ
được gom ra ngoài theo đường ống vào bể gom bùn.

Phần nước trong sau khi xử lí được dẫn qua máng khử trùng và thải ra nguồn tiếp
nhận.
Bùn tách ra tại bể tách bùn được thu gom vào bể nén. Tại đây, một phần bùn
được dẫn hồi lưu về bể arotank, phần bùn dư còn lại được xử lí bằng máy ép băng tải.
Bánh bùn sau khi ép sẽ được đơn vị có chức năng thu gom và xử lý.
Ưu điểm:
Sử dụng công nghệ bùn hoạt tính hiếu khí.công nghệ đơn giản,dễ vận hành.
Nhược điểm:
Không đề phòng được sự cố kim loại nặng.
Bể tách bùn không đảm baỏ phân biệt hoàn toàn bùn và nước
Không có công trình khử trùng nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

SVTH: Nông Văn Linh

Trang 12


THIẾT KẾ HTXLNT KCN MỸ PHƯỚC III, CÔNG SUẤT 4000M3/NGĐ

2.2.3.2. Hệ thống xử lý nước thải KCN Sóng Thần 2
Bảng 2.2 : Tính chất nước thải đầu vào KCN Sóng Thần 2
Chỉ tiêu

Đơn vị

Giới hạn

pH

-


5.5 - 9

BOD 5 (200C)

mg/l

150

COD

mg/l

200

SS

mg/l

150

Tổng Nito

mg/l

30

Tổng Photpho

mg/l


6

Coliform

MNP/100ml

5000

Quy trình công nghệ:

SVTH: Nông Văn Linh

Trang 13


×