Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH SINH THÁI VƢỜN XOÀI, TP.BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH SINH THÁI
VƢỜN XOÀI, TP.BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Kim Thủy
Ngành: Quản lý môi trƣờng và du lịch sinh thái
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 7 năm 2011


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH SINH THÁI VƢỜN
XOÀI, TP. BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả
PHẠM THỊ KIM THỦY

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sƣ ngành
Quản lý môi trƣờng và du lịch sinh thái

Giáo viên hƣớng dẫn


TS. CHẾ ĐÌNH LÝ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2011

i


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

LỜI CẢM ƠN
Có niềm hạnh phúc nào bằng khi xung quanh luôn có những ngƣời yêu thƣơng,
che chở, động viên để tôi có đủ sức mạnh vƣợt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc
sống.
Thật tuyệt vời vì có bố mẹ và các em. Tôi xin gửi tình cảm chân thành đến gia
đình tôi đã luôn bên cạnh và là điểm tựa vững chắc cho tôi trong suốt những năm qua.
Tôi kính gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Chế Đình Lý, ngƣời đã luôn tận tâm
hƣớng dẫn, chỉ dạy, hỗ trợ và đóng góp rất nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành tốt
khóa luận này
Xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên trƣờng Đại học
Nông Lâm TP.HCM trong suốt bốn năm qua đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý
báu trên giảng đƣờng để tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn anh Nguyễn Văn Thành và anh Nguyễn Minh Đức cùng các cô
chú và anh chị trong Khu DLST Vƣờn Xoài đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình tôi thực tập và làm đề tài.
Xin cảm ơn anh Nguyễn Hiền Thân đã hƣớng dẫn và chỉ dạy tận tình, giúp tôi có
thể thực hiện tốt đề tài này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn của tôi đã luôn bên cạnh, yêu quý
và động viên tôi, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt những năm ngồi trên giảng đƣờng đại

học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

ii


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Khu DLST Vƣờn Xoài là một trong những KDL ở tỉnh Đồng Nai có nhiều tiềm
năng phát triển du lịch. Việc nghiên cứu để tìm ra định hƣớng phát triển bền vững cho
Khu DLST Vƣờn Xoài là một vấn đề cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn.
Mục tiêu của luận văn là tỉm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch tại Khu DLST
Vƣờn Xoài từ đó đề xuất giải pháp phát huy tiềm năng để phát triển hoạt động du lịch
tại đây và hƣớng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Các kết quả nghiên cứu có thể tóm tắt nhƣ sau:
Với vị trí thuận lợi, không gian xanh, Khu DLST Vƣờn Xoài rất có tiềm năng
phát triển du lịch nghỉ dƣỡng.
Qua khảo sát thực tế và phỏng vấn ý kiến du khách về hiện trạng hoạt động du
lịch ở Vƣờn Xoài đã đạt đƣợc những kết quả sau:
Các loại hình dịch vụ khá nhiều nhƣng tính đa dạng và chất lƣợng dịch vụ cũng
nhƣ chất lƣợng phục vụ vẫn chƣa cao.
Cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị khá tốt, tuy nhiên vẫn còn thiếu nhiều chƣa
đáp ứng đƣợc hết nhu cầu của du khách.
Hoạt động du lịch ở Khu DLST Vƣờn Xoài ngày càng phát triển, tuy nhiên vẫn
còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý và tổ chức. Đội ngũ lao động
chƣa qua đào tạo còn nhiều, trình độ nghiệp vụ còn thấp. Nguồn vốn đầu tƣ còn
hạn chế.
Công tác quảng bá vẫn chƣa rộng rãi, hiệu quả chƣa cao.

Môi trƣờng ở đây tƣơng đối tốt, không khí trong lành tuy nhiên vẫn còn nhiều
nơi dơ bẩn, bốc mùi hôi, và công tác sử lý chất thải vẫn chƣa hiệu quả.
Thông qua bảng phân tích các lợi thế cạnh tranh của Khu DLST Vƣờn Xoài với
các Khu DLST lân cận: Thác Giang Điền, Câu Lạc Bộ Xanh, Bò Cạp Vàng cho thấy
Vƣờn Xoài có nhiều lợi thế cạnh tranh bên trong và bên ngoài:
Lợi thế bên trong quan trọng nhất đó là KDL có nhiều cây xanh che phủ, cảnh
quan đẹp, không khí trong lành, có sản phẩm lƣu niệm đặc trƣng, có nuôi nhiều

iii


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

loài động vật phục vụ cho tham quan, có các đặc sản từ thịt đà điểu cá sấu do
KDL tự cung tự cấp.
Lợi thế bên ngoài nhƣ nhu cầu du lịch ngày càng tăng, lƣợng khách tìm về với
thiên nhiên ngày một nhiều, giao thông thuận tiện và có sự liên kết với nhiều
công ty du lịch.
Qua bảng đánh giá mức độ bền vững của Khu DLST Vƣờn Xoài dựa vào các tiêu
chí du lịch bền vững toàn cầu về quản lý bền vững, gia tăng lợi ích cộng đồng và bảo
vệ môi trƣờng cho thấy mức độ bền vững của KDL mới chỉ đạt ở mức trung bình và
KDL cần có sự nỗ lực hơn nữa để phát triển KDL theo hƣớng bền vững.
Từ những tìm hiểu, phân tích đánh giá ở trên luận văn đã đề xuất ra các giải pháp
để hƣớng Khu DLST Vƣờn Xoài phát triển theo hƣớng bền vững lâu dài dựa vào phân
tích SWOT và các bên có liên quan đến hoạt động du lịch ở KDL với các chiến lƣợc
chính là: tổ chức bộ máy quản lý chuyên nghiệp hơn; phối hợp một cách hiệu quả các
bên liên quan, tập trung vào phát triển các thế mạnh của KDL, đầu tƣ và khai thác các
thế mạnh để tạo nên những nét đặc trƣng và hấp dẫn riêng của KDL; đầu tƣ phát triển
cơ sở vật chất hạ tầng và nâng cao tính đa dạng cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm dịch vụ

đồng thời hƣớng sự phát triển vừa mang lại lợi nhuận cho KDL vừa đảm bảo lợi ích
cộng đồng địa phƣơng và bảo vệ môi trƣờng.

iv


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ....................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ x
Chƣơng 1 ................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 2
1.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
1.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................. 2
1.5.1. Ý nghĩa khoa học: ...................................................................................... 2
1.5.2. Ý nghĩa kinh tế: ......................................................................................... 3
1.5.3. Ý nghĩa xã hội: .......................................................................................... 3
Chƣơng 2 ................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN ............................................................................................................ 4
2.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG ........................................... 4
2.1.1.Các khái niệm liên quan đến phát triển bền vững ...................................... 4
2.1.2.Các yêu cầu của sự phát triển du lịch bền vững ......................................... 4

2.1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững .............................................. 5
2.1.4. Khái quát về tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu........................................ 6
2.2. TỔNG QUAN VỀ KHU DLST VƢỜN XOÀI ............................................... 7
2.2.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 7
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................. 8
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của khu du lịch sinh thái Vƣờn Xoài .............................. 11
2.2.4.Các dịch vụ phục vụ du lịch. .................................................................... 12
Chƣơng 3 ................................................................................................................. 16
v


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 16
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 16
3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 16
3.2.1. Tóm tắt tiến trình thực hiện đề tài ........................................................... 17
3.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................. 17
3.2.3. Phƣơng pháp điều tra xã hội học ............................................................. 18
3.2.4. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ................................................................ 18
3.2.5. Phƣơng pháp phân tích các bên liên quan ( SA) ..................................... 18
3.2.6. Phƣơng pháp so sánh lợi thế cạnh tranh ( CPM ) .................................... 19
3.2.7. Phƣơng pháp đánh giá độ bền vững dựa vào tiêu chí du lịch bền vững toàn
cầu ...................................................................................................................... 19
3.2.8. Phƣơng pháp phân tích SWOT ................................................................ 20
Chƣơng 4 ................................................................................................................. 21
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................ 21
4.1. TÀI NGUYÊN DU LỊCH KHU DLST VƢỜN XOÀI ................................. 21
4.2. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI KHU DLST VƢỜN XOÀI . 21

4.2.1. Các loại hình dịch vụ du lịch ................................................................... 22
4.2.2. Lƣợng khách du lịch và doanh thu hàng năm.......................................... 24
4.2.3. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch .............................................................. 24
4.2.4. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ..................................... 27
4.2.5. Các hình thức quảng bá du lịch ............................................................... 30
4.2.6. Các dự án đầu tƣ du lịch .......................................................................... 31
4.2.7.Đánh giá chung về hiện trạng KDL Vƣờn Xoài và thị hiếu của du khách đối
với KDL Vƣờn Xoài .......................................................................................... 32
4.2.8. Đánh giá mức độ hài lòng của du khách với KDL Vƣờn Xoài ............... 34
4.3. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG KDL ........................................ 37
4.4. SO SÁNH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA KHU DLST VƢỜN XOÀI VỚI
CÁC KDL LÂN CẬN ........................................................................................... 38
4.4.1. So sánh lợi thế cạnh tranh của Khu DLST Vƣờn Xoài với các KDL lân cận
thông qua các yếu tố bên trong .......................................................................... 39

vi


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

4.4.2. So sánh lợi thế cạnh tranh của Khu DLST Vƣờn Xoài với các KDL lân cận
thông qua các yếu tố bên ngoài.......................................................................... 40
4.5. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA KHU DLST VƢỜN XOÀI THÔNG
QUA TIÊU CHÍ DLBV TOÀN CẦU................................................................... 42
4.5.1. Mục tiêu „„ quản lý bền vững ‟‟ ............................................................... 42
4.5.2. Mục tiêu „„gia tăng lợi ích cộng đồng địa phƣơng‟‟................................ 44
4.5.3. Mục tiêu „„bảo vệ môi trƣờng‟‟ ............................................................... 46
4.6. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DLST VƢỜN XOÀI
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG............................................................................... 50

4.6.1. Phân tích bên liên quan trong hoạt động du lịch ở KDL ......................... 50
4.6.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của KDLST Vƣờn
Xoài. ................................................................................................................... 53
Chƣơng 5 ................................................................................................................. 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 62
5.1.KẾT LUẬN…. ................................................................................................ 62
5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 65
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 66

vii


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 : Thống kê lƣợng khách và doanh thu hằng năm .................................... 24
Bảng 4.2 : Thống kê lƣợng lao động ở các phòng ban công ty ............................... 24
Bảng 4.3 : Thống kê lao động theo trình độ ............................................................ 25
Bảng 4.4 : Thống kê một số trang thiết bị phục vụ du lịch...................................... 30
Bảng 4.5 : Bảng khảo sát hiệu quả của công tác quảng bá ...................................... 31
Bảng 4.6 : Bảng so sánh các lợi thế bên trong của Khu DLST Vƣờn Xoài ............ 39
Bảng 4.7 : Bảng so sánh các lợi thế bên ngoài của Khu DLST Vƣờn Xoài ............ 41
Bảng 4.8 : Bảng đánh giá mức độ bền vững theo tiêu chí „„quản lý bền vững‟‟..... 42
Bảng 4.9 : Đánh giá mức độ bền vững theo tiêu chí„„ gia tăng lợi ích cộng đồng‟‟ 44
Bảng 4.10 : Đánh giá mức độ bền vững theo tiêu chí „„ giữ gìn tài nguyên ‟‟ ........ 47
Bảng 4.11 : Đánh giá mức độ bền vững theo tiêu chí „„ giảm thiểu ô nhiễm ‟‟ ...... 48
Bảng 4.12 : Bảng phân tích các bên liên quan ......................................................... 50
Bảng 4.13 : Bảng phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Khu

DLST Vƣờn Xoài ..................................................................................................... 53

viii


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ chỉ dẫn đƣờng đi vào KDL .............................................................. 8
Hình 4.1 : Biểu đồ thể hiện trình độ lao động ......................................................... 25
Hình 4.2 : Biểu đồ thể hiện cảm nhận của du khách về cơ sở hạ tầng KDL ........... 29
Hình 4.3 : Biểu đồ thể hiện hiệu quả của công tác quảng bá .................................. 31
Hình 4.4 : Biểu đồ thể hiện yếu tố thu hút khách du lịch ........................................ 33
Hình 4.5 : Biểu đồ thể hiện mục đích đến KDL của du khách ................................ 34
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của du khách về KDL ....................... 35
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện cảm nhận của du khách về giá cả các dịch vụ.............. 36
Hình 4.8 : Biểu đồ thể hiện cảm nhận của du khách về môi trƣờng KDL .............. 38
Hình 4.9 : Biểu đồ thể hiện mức độ bền vững của Khu DLST Vƣờn Xoài ............ 49

ix


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
DLBV

: Du lịch bền vững


DLST

: Du lịch sinh thái

DNTN

: Doanh nghiệp tƣ nhân

HĐQT

: Hội đồng quản trị

HST

: Hệ sinh thái

KDL

: Khu du lịch

PTBV

: Phát triển bền vững

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TP


: Thành phố

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
UBND

: Ủy ban nhân dân

x


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay đời sống của con ngƣời ngày càng cao thì nhu cầu vui chơi giải trí
cũng theo đó cao lên. Chính vì thế du lịch không ngừng phát triển và trở nên phổ biến
rộng rãi khắp các nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nƣớc khác trên thế giới
nhƣng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “ công nghiệp
không khói”, mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm
cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Nhận
thức đƣợc điều này, Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch
thành ngành kinh tế mũi nhọn của nƣớc ta.
Khu DLST Vƣờn Xoài (Mango Garden Resort) tọa lạc tại ấp Tân Cang, xã
Phƣớc Tân, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với diện tích khoảng 50ha là một mảng xanh
đặc biệt với những nét chấm phá hấp dẫn, ẩn chứa nhiều thú vị bất ngờ cho du khách
đến tham quan. Nơi đây hội đủ các điều kiện để du khách các nơi đến tham quan, vui

chơi, giải trí, nghỉ ngơi sau những ngày học tập và làm việc căng thẳng. Vƣờn Xoài có
nhiều tiềm năng để phát triển du lịch: vị trí địa lý thuận lợi, không khí trong lành, diện
tích lớn với nhiều cây cối phủ bóng mát, cơ sở vật chất hạ tầng đƣợc chú trọng đầu
tƣ,… và là một trong số những thắng cảnh nổi tiếng nằm trong tuyến du lịch sinh thái
quan trọng của tỉnh Đồng Nai.
Tuy nhiên, những tiềm năng ấy vẫn chƣa đƣợc khai thác đúng mức, chƣa đƣợc sử
dụng tốt. Sự phát triển của du lịch nơi đây vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng vốn có
của nó và cần có sự đầu tƣ hơn nữa. Với tiềm năng nhƣ vậy thì phải làm thế nào để
1


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

phát triển du lịch ở đây theo hƣớng bền vững là một vấn đề mang tính cấp thiết, phù
hợp với xu hƣớng phát triển của thời đại.
Với những vấn đề đã nêu ra ở trên, đề tài “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất các
giải pháp phát triển bền vững Khu du lịch sinh thái Vƣờn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai ” đƣợc chọn làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản lý môi trƣờng và
du lịch sinh thái.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu tổng quát: tìm hiểu hiện trạng du lịch tại Khu DLST Vƣờn Xoài từ đó
đề xuất giải pháp phát huy tiềm năng để phát triển hoạt động du lịch tại đây và hƣớng
đến mục tiêu phát triển bền vững.
Mục tiêu cụ thể:
1. Tiềm năng và hiện trạng về môi trƣờng, tài nguyên, cơ sở hạ tầng và công tác
quản lý của khu du lịch hiện nay.
2. So sánh lợi thế cạnh tranh của Vƣờn Xoài với các KDL lân cận.
3. Xác định các tiêu chí và đánh giá mức độ bền vững của Khu DLST Vƣờn Xoài.
4. Phân tích các bên liên quan để xác định vai trò của các bên trong phát triển du

lịch.
5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động du lịch tại
Vƣờn Xoài.
1.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Khu DLST Vƣờn Xoài, khách du lịch.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Giới hạn về không gian: đề tài chỉ nghiên cứu tại Khu DLST Vƣờn Xoài.
Giới hạn về thời gian: thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1 đến tháng 6 năm
2011.
1.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học:
Định hƣớng phát triển bền vững hoạt động du lịch và các tài nguyên du lịch là
chiến lƣợc khởi đầu cho những nghiên cứu sâu hơn trong việc khai thác các giá trị tài
nguyên ở KDL Vƣờn Xoài.

2


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

1.5.2. Ý nghĩa kinh tế:
Hiểu đƣợc hiện trạng hoạt động du lịch ở KDL Vƣờn Xoài để từ đó có những
giải pháp phát triển nó theo hƣớng bền vững lâu dài sẽ thu hút sự quan tâm, đầu tƣ của
các tổ chức, các cơ quan ban ngành liên quan, đặc biệt là thu hút nhiều du khách đến
với Vƣờn Xoài.
1.5.3. Ý nghĩa xã hội:
Phát triển du lịch theo hƣớng bền vững là theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng,
với tự nhiên góp phần gìn giữ các tài nguyên và nâng cao sự hiểu biết cho khách du
lịch khi tham gia du lịch, chất lƣợng môi trƣờng đƣợc đảm bảo, tạo công ăn việc làm

cho ngƣời dân, tăng phúc lợi xã hội.

3


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Chƣơng 2
TỔNG QUAN
Trong chƣơng 1 đã trình bày lý do thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề
tài. Trong chƣơng này sẽ giới thiệu khái quát các khái niệm du lịch bền vững và một
số thông tin chủ yếu về Khu DLST Vƣờn Xoài.
2.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
2.1.1.Các khái niệm liên quan đến phát triển bền vững
2.1.1.1. Định nghĩa PTBV
Trong Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban
Môi trƣờng và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland ) đã đƣa ra định
nghĩa: PTBV là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không
ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...
2.1.1.2. Định nghĩa du lịch bền vững
“ Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch với
mục đích xác định và tăng cƣờng các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và quốc
gia du lịch. Quá trình này luôn hƣớng tới việc hạn chế lợi ích trƣớc mắt để đạt đƣợc lợi
ích lâu dài do các hoạt động du lịch đƣa lại.” ( Trần Văn Thông, 2006).
2.1.2.Các yêu cầu của sự phát triển du lịch bền vững
Phát triển DLBV phải tiếp cận và thực hiện một cách toàn diện, hài hòa các yêu
cầu sau:
Hệ sinh thái: đề cập đến việc duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống (đất, nƣớc,
không khí và cây xanh), bảo vệ sự đa dạng và ổn định của các loài và của các hệ sinh

thái. Yêu cầu này đòi hỏi các hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phải
đƣợc thiết kế, tổ chức phù hợp với giới hạn của môi trƣờng.
4


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Hiệu quả: phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và lao động bỏ ra trong hoạt động
kinh doanh du lịch.
Công bằng: đề cập đến sự bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu giữa cá nhân, các
hộ gia đình, các nhóm xã hội, giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tƣơng lai, giữa con ngƣời
và thiên nhiên.
Bản sắc văn hóa: đề cập đến các vấn đề bảo vệ và duy trì chất lƣợng cuộc sống,
các truyền thống văn hóa đặc sắc nhƣ: tôn giáo, nghệ thuật và thể chế. Du lịch phải
tăng cƣờng bảo vệ văn hóa thông qua các chính sách du lịch văn hóa.
Cộng đồng: đề cập đến sự tham gia của cƣ dân địa phƣơng vào quá trình phát
triển du lịch, tham gia một cách trực tiếp hoặc thông qua đầu tƣ trong kinh doanh du
lịch.
Cân bằng: sự hòa nhập, cân bằng hài hòa giữa các yếu tố nhƣ giữa kinh tế và môi
trƣờng, giữa nông nghiệp và du lịch, giữa các loại hình du lịch.
Phát triển: khai thác các tiềm năng thông qua đó làm tăng khả năng cải thiện chất
lƣợng cuộc sống.
2.1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Sử dụng nguồn nhân lực một cách bền vững: việc bảo tồn và sử dụng bền vững
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn là tối cần thiết, nó đảm bảo cho hoạt động
kinh doanh du lịch phát triển lâu dài. PTBV chủ trƣơng ủng hộ việc lƣu lại cho các thế
hệ tƣơng lai một nguồn tài nguyên du lịch không kém hơn so với cái mà các thế hệ
trƣớc đƣợc hƣởng. Việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực phát triển
du lịch đƣợc xem là vấn đề sống còn đối với việc quản lý hợp lý mang tính chất toàn

cầu và quốc gia.
Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải: sẽ tránh đƣợc những chi phí tốn
kém cho việc hồi phục tổn hại về môi trƣờng và làm tăng chất lƣợng của du lịch.
Duy trì tính đa dạng: việc duy trì và tăng cƣờng tính đa dạng của thiên nhiên,
văn hóa xã hội là hết sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là chỗ dựa sinh tồn
của ngành du lịch.
Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch: hợp nhất phát triển du lịch vào trong
khuôn khổ hoạch định chiến lƣợc cấp quốc gia và địa phƣơng, tiến hành đánh giá tác
động môi trƣờng làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch. Việc phát triển
5


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

hợp nhất dựa trên 2 nguyên tắc sau: du lịch và hoạch định chiến lƣợc phát triển, du lịch
và đánh giá tác động môi trƣờng.
Hỗ trợ kinh tế địa phương: ngành du lịch hỗ trợ tích cực các hoạt động kinh tế
địa phƣơng và có tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trƣờng thì mới bảo vệ đƣợc
các nền kinh tế địa phƣơng.
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch:
việc tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho
họ và môi trƣờng mà còn nâng cao chất lƣợng du lịch.
Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan: tham khảo ý kiến giữa
chính phủ, ngành du lịch và cƣ dân địa phƣơng là hết sức cần thiết để đánh giá các dự
án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng
góp tích cực của họ. Đồng thời các tổ chức du lịch thông báo cho cƣ dân địa phƣơng
về những thay đổi trong kinh tế do sự tăng trƣởng nhanh chóng của ngành du lịch và
những rủi ro có liên quan của ngành đƣa lại.
Đào tạo nhân viên: việc đào tạo nhân viên trong đó có lồng ghép vấn đề du lịch

bền vững vào thực tiễn công việc cùng với việc tuyển dụng lao động địa phƣơng vào
mọi cấp sẽ làm tăng chất lƣợng sản phẩm du lịch. Một lực lƣợng lao động du lịch đƣợc
đào tạo và có kỹ năng thành thạo không những đem lại lợi ích kinh tế cho ngành mà
còn nâng cao chất lƣợng của sản phẩm du lịch, tính hiệu quả của tất cả các cấp và lòng
tin tƣởng, tự tin và tự nguyện công tác của nhân viên.
Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm: việc cung cấp cho du khách những
thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi
trƣờng thiên nhiên, văn hóa và xã hội của nơi tham quan, đồng thời làm tăng sự thỏa
mãn của du khách.
Tiến hành nghiên cứu: tiếp tục giám sát và nghiên cứu sự phát triển du lịch thông
qua việc sử dụng và phân tích có hiệu quả các số liệu là cần thiết để giúp việc giải
quyết những tồn tại và mang đến lợi ích cho các điểm tham quan, cho ngành du lịch và
cho du khách.
2.1.4. Khái quát về tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu
Tháng 10/2008, nhà sáng lập đồng thời là chủ tịch Quỹ tài trợ Liên hợp quốc
(United Nations Foundation), ông Ted Turner, đã tập hợp Liên minh Rừng nhiệt đới,
6


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Du lịch Thế giới Liên
hợp quốc (UNWTO) nhằm công bố tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu lần đầu tiên tại


Hội nghị Bảo tồn Thế giới củ

ựa trên cơ


sở hàng nghìn các tiêu chí đã đƣợc áp dụng thực tiễn hiệu quả trên khắp thế giới. Các
tiêu chí này đƣợc phát triển để cung cấp một khung hƣớng dẫn hoạt động du lịch bền
vững, giúp các doanh nhân, ngƣời tiêu dùng, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và
các cơ sở giáo dục bảo đảm rằng hoạt động du lịch là nhằm giúp đỡ chứ không làm hại
cộng đồng và môi trƣờng địa phƣơng.
êu chí toàn cầu về du lịch bền vững là một nỗ lực nhằm hƣớng
đến mụ

ểu biết thấu đáo về du lịch bền vữ

kinh doanh du lị

ững tiêu chí đầ

ạt đến. Tiêu chí du lịch bền vững

toàn cầu hƣớng tới 4 mục tiêu chính: hoạch định phát triển bền vững và hiệu quả, nâng
cao lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phƣơng, gìn giữ di sản văn hóa và giả
ững ảnh hƣởng tiêu cực đối với môi trƣờng.
Những tiêu chí này là một phần trong các nỗ lực của cộng đồng kinh doanh du
lịch trƣớc những thách thức toàn cầu hƣớng đến mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Xóa
đói giảm nghèo và bảo vệ môi trƣờng – bao gồm cả vấn đề biến đổi khí hậu là những
vấn đề chính đƣợc đề cập trong bộ tiêu chuẩn này.
2.2. TỔNG QUAN VỀ KHU DLST VƢỜN XOÀI
2.2.1. Vị trí địa lý
Khu DLST Vƣờn Xoài tọa lạc tại 114 Ấp Tân Cang, xã Phƣớc Tân, TP.Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai.

7



Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Hình 2.1: Sơ đồ chỉ dẫn đƣờng đi vào KDL
Nhìn vào hình 2.1 ta thấy Khu DLST Vƣờn Xoài cách quốc lộ 1A và quốc lộ 51
là 5km nên rất thuận tiện cho việc đi lại của các phƣơng tiện và du khách cũng dễ tìm
thấy đƣờng đến KDL. Mặt khác, KDL thuộc địa phận TP. Biên Hòa là nơi tập trung
nhiều dân cƣ sinh sống, là thành phố trung tâm của tỉnh Đồng Nai và gần các tỉnh,
thành phố lớn có dân cƣ đông và nền kinh tế phát triển: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình
Dƣơng, TP. Hồ Chí Minh. KDL nằm trong khu vực miền Đông Nam bộ, khí hậu rất ôn
hòa, không bị ảnh hƣởng lớn của các cơn bão, lụt. Phân biệt rõ rệt hai mùa: mùa mƣa
và mùa nắng trong năm. Vì vậy nên tiềm năng khách du lịch sẽ rất dồi dào.
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty TNHH Du Lịch Sinh Thái Vƣờn Xoài
Địa chỉ: 114 Ấp Tân Cang, xã Phƣớc Tân, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện Thoại : 0613 968 163 (164)

Website : www.vuonxoai.vn

Fax : 0613 968 165

Email :

Văn Phòng Đại Diện
Địa Chỉ : 15 Đặng tất - Phƣờng Tân Định - Quận 1 - TPHCM.
8


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái

Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Điện Thoại : (08) 3 8483836
Fax : (08) 3 8483836
Ban đầu năm 1998 thành lập DNTN Trang Trại Vƣờn Xoài là trang trại chăn nuôi
các động vật nhƣ cá sấu, gấu, đà điểu, bò sữa, heo lai rừng, gà vịt và một số loại cây ăn
trái nhƣ xoài, chôm chôm, bƣởi... Tuy nhiên mô hình trang trại đã phát triển mạnh mẽ
và khách tham quan mô hình trang trại ngày càng nhiều, không những chỉ để tham
quan mà họ còn muốn thƣởng thức các món ăn ngon chính từ sản phẩm chăn nuôi của
trang trại – Mô hình du lịch tham quan trang trại hình thành từ đó. Sau đó cô chủ nơi
đây đã cho mua và trồng thêm nhiều loại cây cổ thụ, cây xanh che mát, đặc biệt 600
cây cọ dầu đƣợc mua từ Malaysia về trồng trong KDL tạo thành một bộ khung chung
của KDL.
Cuối tháng 4/2006 chuyển đổi sang kinh doanh du lịch kết hợp với trồng trọt và
chăn nuôi với diện tích khoảng 35ha nhƣng chăn nuôi vẫn là chủ yếu. Kinh doanh du
lịch lúc đó chủ yếu là hệ thống các nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống và tham quan
của du khách. Sau đó KDL tiếp tục mở rộng xây dựng thêm các khu trò chơi, nhà nghỉ
để phục vụ du khách gần xa.
Từ mô hình trang trại chăn nuôi này, kết hợp với điều kiện cảnh quan thiên nhiên
có đựơc tại địa phƣơng và ý thức giữ gìn môi trừơng thêm xanh, sạch, đẹp đã dần dần
từng bƣớc phát triển thành một Khu DLST hấp dẫn khách du lịch với công trình nhân
tạo phục vụ du lịch nhƣ là: quảng trƣờng Thảo Nguyên, hồ Mẫu Tử, Khu nghỉ dƣỡng
Bình An, Khu nhà Gỗ, Nhà Vƣờn Ven Suối, Rừng tre Bát Độ, đƣờng cổ Trạng
Nguyên, suối Huynh Đệ, sân khấu Trống Đồng.
Năm 2008 DNTN Trang Trại Vƣờn Xoài chuyển đổi hoàn toàn sang kinh doanh
du lịch và dổi tên thành công ty TNHH Du Lịch Sinh Thái Vƣờn Xoài hay mọi ngƣời
còn biết đến với cái tên Khu Du Lịch Sinh Thái Vƣờn Xoài và không ngừng mở rộng,
đến nay diện tích KDL đã lên đến khoảng 50ha.
Khu DLST Vƣờn Xoài có nhiều bãi cỏ đẹp, nhiều khoảng không gian xanh mát,
nhiều điểm riêng tƣ lý thú tạo điều kiện thuận lợi cho công ty và cá nhân tổ chức ngày

hội hay sự kiện cho riêng mình. Bên cạnh đó, Vƣờn Xoài còn có diện tích mặt hồ lớn,
có dòng suối thiên nhiên rộng, có hồ bơi hấp dẫn rất tốt cho các trò chơi hoặc các lễ

9


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

hội mang phong cách trên bến dƣới thuyền. Nhiều con đƣờng quanh co, uốn lƣợn từ
các nơi dẫn về trung tâm phù hợp cho những lễ hội mang phong cách xƣa lẫn hiện đại.
Từ khi mở cửa đón khách đến nay Khu Du Lịch Sinh Thái Vƣờn Xoài không
ngừng cải tiến, hoàn thiện các dịch vụ du lịch phù hợp với không gian xanh, mang đậm
nét sinh thái và không ngừng cải tiến chất lƣợng để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của
khách du lịch.
Vƣờn Xoài hội tụ sự thuận lợi, chính sự hội tụ những thuận lợi đó đã góp phần
tạo ra những sản phẩm độc đáo, đặc thù cho KDL Vƣờn Xoài trong thời gian qua nhƣ:
Lễ hội Xe cổ Việt Nam, quy tụ cùng lúc hơn 800 xe vespa cổ các đời và 60 xe
hơi cổ tạo ra một đại tiệc hoành tráng chƣa từng diễn ra trên cả nƣớc trƣớc đây. Hội thi
chim chích chòe lửa hót cũng đã đƣợc tổ chức tại Vƣờn Xoài và hội thi này sẽ đƣợc
diễn ra truyền thống hàng năm. Vƣờn Xoài đã đƣợc chọn làm địa điểm tổ chức Lễ hội
Văn hóa, thể thao và du lịch chào mừng Biên Hòa - Đồng Nai tròn 310 năm tuổi.
Với thế địa linh, Vƣờn Xoài không những là vùng đất tốt cho hoạt động lễ hội mà
còn đóng góp cho địa phƣơng Long Thành - Đồng Nai xƣa và Biên Hòa – Đồng Nai
nay các ngày đặc biệt mang phong cách hội hè nhƣ: ngày hội câu cá diễn ra mỗi cuối
tháng, đêm hoa đăng đƣợc tổ chức vào tối 14 âm lịch hàng tháng, ngày hội ngƣời cao
tuổi diễn ra tuần thứ hai của tháng và ngày hội thú cƣng đƣợc sắp xếp vào ngày cuối
tuần thứ ba của tháng.
Bên cạnh lễ hội là sự kiện, diện tích lý tƣởng và cảnh quan hấp dẫn là hai điều
kiện tốt để Khu DLST Vƣờn Xoài thật sự là địa điểm thuận lợi cho việc tổ chức sự

kiện. Thấy đƣợc điều này nên nhiều công ty lớn đã tìm đến tổ chức hội nghị hoặc sự
kiện quan trọng của công ty mình tại đây: lễ xuất quân với chủ đề “Bếp Việt sum vầy,
vận may lan tỏa” của Chinsu Group, hội nghị Sales Conference của CTCP Giấy Sài
Gòn, đại hội Đoàn Thanh Niên CSHCM của Ngân hàng Eximbank và lớn nhất có thể
là ngày hội gia đình của Công ty Wacoal quy tụ hơn 1.500 CB - CNV của công ty đã
về sum họp, vui chơi trọn ngày tại Khu du lịch Sinh thái Vƣờn Xoài.
Hiện nay, khu nhà thi đấu đã khánh thành vào năm 2010 và đi vào hoạt động,
khu an dƣỡng dành cho ngƣời cao tuổi dự kiến xây dựng sẽ là những bƣớc phát triển
mới, giúp Vƣờn Xoài thu hút đông đảo hơn nữa khách du lịch đến tham quan nghỉ

10


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

dƣỡng và khu nhà ven suối sẽ thay bằng khu nghỉ dƣỡng cao cấp phục vụ du khách
gần xa đến với Vƣờn Xoài.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của khu du lịch sinh thái Vƣờn Xoài
Chủ tịch HĐQT

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng
kinh
doanh

Phòng

kế
toán

Phòng
hành
chính
nhân
sự

Phòng
vật tƣ

Phòng
xây
dựng
cơ bản

Phòng
động
vật
hoang


Phòng
dịch
vụ du
lịch

Phòng
dịch

vụ nhà
hàng

Phòng
cảnh
quan
môi
trƣờng

Chức năng của các phòng ban :
Chủ tịch HĐQT : là bà Dƣơng Thị Nhã – ngƣời trực tiếp bỏ vốn ra để đầu tƣ
xây dựng, duy trì hoạt động của công ty. Có quyền điều hành, chỉ đạo, kiểm tra
giám sát mọi hoạt động của công ty.
Giám đốc: là ngƣời lãnh đạo cao nhất của công ty sau Chủ tịch HĐQT, đại diện
của công ty trƣớc pháp luật, chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động kinh
doanh của công ty.
Phó giám đốc : là ngƣời giúp việc cho giám đốc, do Chủ tịch HĐQT bổ nhiệm
và chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về công việc đƣợc giao, đƣợc ủy quyền.
Phòng kinh doanh : chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc, Phó giám đốc. Có
chức năng cung cấp các dịch vụ du lịch cho du khách hay bán hàng, tìm hiểu thị
trƣờng và cung cấp mọi thông tin cần thiết về thị trƣờng cho ban lãnh đạo.
Phòng kế toán : Lập bảng thồng kê sổ sách, số liệu, theo dõi, tổng hợp tất cả các
nguồn thu của công ty.

11


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai


Phòng hành chính nhân sự : quản lý, điều phối nhân sự, những công việc nhƣ
chấm công, tính lƣơng,…đồng thời giải quyết những thắc mắc của nhân viên
trong toàn công ty.
Phòng vật tƣ : kiểm soát vật tƣ ra vào, theo dõi quản lý toàn bộ máy móc, trang
thiết bị. Lập dự toán dự trù mua sắm tài sản, vật tƣ. Phân phối cấp phát cho các
đơn vị nhỏ trực thuộc công ty.
Phòng xây dựng cơ bản : sửa chữa, tu bổ các công trình, tài sản bị hƣ hỏng. Xây
dựng thiết kế mô hình kiến trúc của khu du lịch.
Phòng động vật hoang dã : phụ trách việc chăm sóc các loài động vật cảnh
trong KDL.
Phòng dịch vụ du lịch : phục vụ nhu cầu vui chơi của du khách khi đến với
KDL một cách hoàn hảo nhất, sản xuất đồ lƣu niệm. Đồng thời quản lý, giữ gìn
tài sản của công ty.
Phòng dịch vụ nhà hàng : phục vụ các món ăn ngon và nƣớc uống cho du
khách.
Phòng cảnh quan môi trƣờng : chăm sóc cây cảnh trong khuôn viên KDL và
trồng cây mới để phục vụ cho các dịp lễ, tết,...
2.2.4.Các dịch vụ phục vụ du lịch.
2.2.4.1. Tham quan: ( xem phụ lục 1)
Vườn lan: nằm gần cổng phía tay phải đối diện vƣờn tre vào là vƣờn phong lan
với diện tích gần 1.2ha quy tụ nhiều loại lan quý nhƣ: ngọc điểm, vũ nữ…Vào
mùa lan nở hoa, chúng thi nhau khoe sắc trông rất là đẹp với rất nhiều màu sắc.
Vườn tre: với diện tích 7.2ha trong vai trò tạo môi trƣờng cảnh quan, điều hòa
không khí trong KDL. Tre ở đây là loại tre không gai, cao thẳng đứng, vào mùa
còn cho măng để cho du khách thƣởng thức.
Vườn cây Linh Sam: nơi đây quy tụ hàng trăm gốc cây Sanh với nhiều hình
dáng khác nhau rất lạ mắt.
Chuồng nuôi gấu: có khoảng 40 con đƣợc nuôi theo quy trình nghiêm ngặt,
đƣợc sự giám sát và gắn chíp theo dõi của chi cục kiểm lâm tỉnh Đồng Nai. Ở
phía nam Khu DLST Vƣờn Xoài là nơi nuôi gấu trong môi trƣờng bán hoang dã

12


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

gấu sinh sản đầu tiên. Ngoài việc nuôi gấu đáp ứng nhu cầu tham quan của du
khách, gấu ở đây còn đƣợc nuôi để lấy mật là loại thuốc quý trị đƣợc nhiều
bệnh.
Chuồng nuôi cá sấu: hiện nay có khoảng 1.500 con cá sấu lớn nhỏ. Cá sấu ở
đây vừa nuôi để du khách có thể tham quan vừa nuôi để đẻ và thịt, thịt cá sấu
đƣợc làm thành nhiều món ăn ngon, da cá sấu làm đƣợc nhiều sản phẩm nhƣ:
ví, túi xách, thắt lƣng, giày, móc chìa khóa…, các sản phẩm thuộc gia từ cá sấu
có bán tại siêu thị mini Vƣờn Xoài ngay cổng chính.
Chuồng chim: quy tụ nhiều loại chim nhƣ: công, nhồng, vẹt đuôi dài, các loại
chim cò, gà sao, le le
Chuồng nuôi đà điểu: hiện nay có khoảng vài trăm con lớn nhỏ, đƣợc nhập từ
Châu Phi, có từ năm 1998. Trọng lƣợng của đà điểu trƣởng thành đạt khoảng
170kg- 200kg. Đà điểu có thể chạy với vận tốc 60km/h. Ngoài việc cho khách
tham quan, cƣỡi, thịt đà điểu ngon hơn cả thịt bò, giàu chất đạm và rất bổ
dƣỡng cho cơ thể. Hiện nay giá bán tại siêu thị mini Vƣờn Xoài là 250.000đ/kg.
Nếu chăm sóc tốt một năm đà điểu đẻ khoảng 60 - 80 trứng, trứng đà điểu có
khối lƣợng từ 0.8kg tới 2.1kg giá bán 150.000đ/ cái. Da đà điểu làm ví, túi
xách, thắt lƣng, móc khóa rất đẹp.
Ngắm cá Hải Tượng khổng lồ: nằm ngay trƣớc cổng của nhà hàng Cây Thị, 4
con khoảng 70kg đƣợc mua từ Thái Lan, một con nặng khoảng 132kg, và 21
con đƣợc thả nuôi trong hồ Hƣơng Giang, tất cả đều đƣợc mua từ sông Amazon
Brazil.
Chụp hình cùng bộ sưu tập xe xổ: với hơn 10 chiếc xe Vespa cổ đƣợc trƣng bày
quanh khu văn phòng đủ để du khách thỏa sức đam mê khám phá hay lƣu giữ

những bức ảnh đẹp làm kỷ niệm.
Ngoài ra du khách cũng có thể chiêm ngƣỡng và lắng nghe những giai điệu rộn
ràng từ những lồng chim đƣợc đặt xung quanh văn phòng : cƣỡng, sáo, hoàng
yến …
2.2.4.2. Nghỉ dưỡng: (xem phụ lục 2, 3)

13


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Vườn Xoài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Khu nhà sàn ( khu nhà gỗ): gồm có 10 phòng với các trang thiết bị: máy lạnh,
tivi, tủ lạnh,…đƣợc thiết kế liền kề, độc đáo, ấm cúng gồm có một lầu một trệt,
nằm đối diện với văn phòng gần cổng ra vào của khu du lịch.
Khu bungalow (nhà nghỉ Bình An): đây là loại phòng hiện đại, đẹp trang nhã,
ấm cúng nằm cách biệt nhau dƣới tán cây tỏa bóng mát do đó rất yên tĩnh gồm
có 20 phòng đôi tiêu chuẩn 2 ngƣời/ phòng; 1 phòng Family tiêu chuẩn 4 ngƣời
và 4 phòng đôi Vip mới hoàn thành tiêu chuẩn 2 ngƣời/ phòng.
Khu nhà vườn ven suối: nằm men theo con suối nhỏ tạo cảm giác thật thƣ thái,
yên bình, đậm chất thôn quê, là nơi để bạn có thể tìm thấy và hòa mình vào
thiên nhiên tƣơi đẹp gồm có 9 phòng .
Khu karaoke : ngoài việc đến đây hát hò du khách còn có thể thuê phòng ở lại
tại khu này. Ở đây gồm có 4 phòng ngủ.
2.2.4.3. Dịch vụ ăn uống:
Gồm hệ thống nhà hàng với 11 nhà hàng sức chứa lớn nhỏ khác nhau: nhà hàng
Ngọc Điểm, Cây Bồ Đề, Đồi Sim, Thủy Tạ, Vũ Nữ, Cây Thị, Hoa Rừng, Lan Hải Yến,
Đà Điểu…đủ để đáp ứng nhu cầu ăn uống, tổ chức tiệc, hội nghị, sinh nhật, đám cƣới
hay các lễ hội lớn của các cơ quan xí nghiệp,…
Các món ăn do chính đội ngũ đầu bếp của khu du lịch đƣợc đào tạo bài bản để

chế biến các món ngon phục vụ du khách với các món tiêu biểu ( xem phụ lục 4) nhƣ:
Đà điểu nƣớng, gỏi đà điểu, đà điểu tái chanh, đà điểu hấp gừng,..
Cá sấu nƣớng, gỏi cá sấu,…
2.2.4.4. Vui chơi giải trí: (xem phụ lục 3)
Trượt cỏ: đây là loại hình vui chơi mới tại Việt Nam rất đƣợc các bạn trẻ yêu
thích. Mặt cỏ xanh, diện tích rộng, địa hình thuận lợi cho trƣợt máng, nơi bạn sẽ
tìm thấy những cảm xúc thăng hoa sau mỗi lần trƣợt. Khu này gồm có 2 đồi
trƣợt: một bên trƣợt xe và một bên trƣợt giầy. Giá vé cho trò trƣợt máng là
10.000đ/ máng/ 02 ngƣời từ thứ 2 -> 6, 15.000đ/ máng/ 02 ngƣời từ thứ 7 ->
CN, trƣợt giầy là 30.000đ/ đôi/ ngƣời/ 30 phút từ thứ 2 -> 6, 40.000đ từ thứ 7->
CN.
Cưỡi đà điểu: cƣỡi đà điểu cực vui đó là lời nhận xét của các bạn trẻ về trò chơi
này khi tham gia chơi tại khu vực này khi diễn tả lại, với giá 15.000đ/ lần cƣỡi
14


×