Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI ẤP THẠNH HẢI, XÃ BẢO THUẬN, HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY
TẠI ẤP THẠNH HẢI, XÃ BẢO THUẬN, HUYỆN BA TRI,
TỈNH BẾN TRE

Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ THÙY TRANG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DLST
Niên khóa: 2007-2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY
TẠI ẤP THẠNH HẢI, XÃ BẢO THUẬN, HUYỆN BA TRI,
TỈNH BẾN TRE


Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN ANH TUẤN

Sinh viên thực hiện:
MSSV: 07157206
PHẠM THỊ THÙY TRANG

Tháng 08/2011


NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI
ẤP THẠNH HẢI, XÃ BẢO THUẬN, HUYỆN BA TRI,
TỈNH BẾN TRE

Tác giả

PHẠM THỊ THÙY TRANG

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn
Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn

Tháng 08 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN





PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Thùy Trang

MSSV: 07157206

Lớp: DH07DL

Khoa: Môi Trường và Tài Nguyên

Ngành: Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Khóa học: 2007-2011

1. Tên đề tài:
Nghiên cứu áp dụng loại hình du lịch homestay tại ấp Thạnh Hải, xã Bảo Thuận,
huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre
2. Nội dung khóa luận tốt nghiệp:
-


Điều tra xã hội học nhằm thăm dò ý kiến người dân và khách du lịch về việc
triển khai loại hình du lịch homestay tại Thạnh Hải;

-

Nêu lên tiềm năng và đề ra phương hướng nhằm phát triển loại hình du lịch
homestay tại ấp Thạnh Hải, Ba Tri, Bến Tre;

-

Giới thiệu những điểm du lịch trong huyện Ba Tri.

3. Thời gian thực hiện:
-

Bắt đầu: tháng 01/2011

-

Kết thúc: tháng 06/2011

4. Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
Nội dung và yêu cầu khóa luận tốt nghiệp đã được thông quan Khoa và Bộ môn.
Ngày … tháng … năm 2011

Ngày … tháng … năm 2011

Ban Chủ nhiệm Khoa


Giáo viên hướng dẫn


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đƣợc khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả quý
thầy cô trong suốt thời gian qua đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ, động viên tôi.
Chân thành cảm ơn thầy cô khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên – Trƣờng Đại học
Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã ân cần dạy bảo, truyền đạt kiến thức, giải đáp thắc mắc
và kinh nghiệm sống trong suốt bốn năm học, giúp tôi có đƣợc nền tảng cơ bản cho
khoá luận.
Xin tri ân và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn – ngƣời
đã tận tình hƣớng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm khóa luận.
Cảm ơn các cô chú Phòng Tài nguyên & Môi trƣờng huyện Ba Tri, Phòng Văn
hóa thông tin huyện Ba Tri, Ủy ban nhân dân xã Bảo Thuận đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ
tôi trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu khóa luận.
Chân thành cảm ơn các hộ gia đình ở Thạnh Hải đã hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ, trả
lời phỏng vấn, cung cấp cho tôi những thông tin quý báo để hoàn thành tốt khóa luận.
Cảm ơn chị Trịnh Thị Ngọc Hiện (lớp DH06DL) và tập thể lớp DH07DL trong
thời gian qua đã luôn ở bên cạnh hỗ trợ, động viên, chia sẽ kinh nghiệm, … trong suốt
quá trình học và làm khóa luận.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến ngƣời tôi kính trọng nhất là ba mẹ tôi,
trong suốt thời gian qua dù vất vả nhƣng vẫn lo cho tôi ăn học. Ba mẹ luôn là nguồn
động viên, hỗ trợ tôi cả về vật chất và tinh thần để tôi có đƣợc thành công nhƣ ngày
hôm nay.
TP. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm 2011
Sinh viên

Phạm Thị Thùy Trang


SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

i


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÓM TẮT TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu áp dụng loại hình du lịch homestay tại ấp
Thạnh Hải, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre” đƣợc tiến hành tại khu
Thạnh Hải, Ba Tri, Bến Tre, thời gian thực hiện từ tháng 02/2011 đến tháng 06/2011
với các nội dung sau;
-

Điều tra xã hội học nhằm thăm dò ý kiến ngƣời dân và khách du lịch về
việc triển khai loại hình du lịch homestay tại Thạnh Hải;

-

Nêu lên tiềm năng và đề ra phƣơng hƣớng nhằm phát triển loại hình du
lịch homestay tại ấp Thạnh Hải, Ba Tri, Bến Tre;

-

Giới thiệu những điểm du lịch trong huyện Ba Tri.

Kết quả đạt đƣợc:
-


Kết quả điều tra xã hội học: các hộ dân ủng hộ và muốn triển khai nhanh
loại khi loại hình homestay này triển khai;

-

Nêu lên đƣợc các tiềm năng về tài nguyên tự nhiên và nhân văn nhƣ: cảnh
quan, các loại hình kinh tế, hình thức canh tác, … và đề xuất biện pháp
nhằm phát triển bền vững loại hình du lịch homestay ở Thạnh Hải;

-

Giới thiệu đƣợc những điểm du lịch trong huyện Ba Tri: Mộ cụ Nguyễn
Đình Chiểu (xã An Đức), Phan Thanh Giản và Võ Trƣờng Toản (xã Bảo
Thạnh), Đình Phú Lễ (xã Phú Lễ), Sân chim Vàm Hồ (xã Tân Mỹ) và một
số điểm du lịch khác.

-

hình du lịch homestay. Khách du lịch hứng thú, phấn khởi và muốn tham

-

gia

SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

ii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
TÓM TẮT....................................................................................................................... II
MỤC LỤC ..................................................................................................................... III
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. VII
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... VIII
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ..................................................................................... IX
DANH SÁCH HÌNH ẢNH ............................................................................................ X
CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI .................................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 2
1.3 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ................................................................................................... 3
CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4
2.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HOMESTAY ............................................................. 4
2.1.1 Giới thiệu về loại hình du lịch homestay................................................................ 4
2.1.2 Khái niệm về du lịch homestay .............................................................................. 5
2.1.3 Đặc trƣng của du lịch homestay ............................................................................. 5
2.1.3.1 Nhận dạng loại hình du lịch homestay ................................................................ 5
2.1.3.2 Một số đặc trƣng chủ yếu .................................................................................... 6
2.1.4 So sánh giữa du lịch homestay với các loại hình du lịch khác ............................... 6
2.1.4.1 Du lịch homestay và du lịch sinh thái ................................................................. 6
2.1.4.2 Du lịch homestay và du lịch cộng đồng .............................................................. 7
2.1.4.3 Du lịch homestay và du lịch nông thôn ............................................................... 8
2.1.5 Vai trò của du lịch homestay .................................................................................. 8
2.1.5.1 Góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch........................................................ 8
2.1.5.2 Giáo dục hiệu qủa ý thức bảo tồn tài nguyên du lịch .......................................... 8
2.1.5.3 Chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phƣơng .......................................... 9

2.1.5.4 Tăng cƣờng giao lƣu văn hóa, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân địa phƣơng 10
SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

iii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2.1.6 Điều kiện phát triển du lịch homestay .................................................................. 10
2.1.6.1 Điều kiện về chính sách, pháp luật .................................................................... 10
2.1.6.2 Điều kiện về không gian .................................................................................... 11
2.1.6.3 Điều kiện về chủ thể tham gia ........................................................................... 12
2.1.7 Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay của một số quốc gia và khu vực......... 14
2.1.7.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch homestsay của vùng Wallonie - Bỉ ................. 14
2.1.7.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay của Malaysia ................................... 14
2.1.8 Một số điểm du lịch homestay nổi tiếng trên thế giới .......................................... 14
2.1.9 Khái quát về du lịch homestay ở Việt Nam ......................................................... 17
2.1.9.1 Quá trình hình thành và phát triển của du lịch homestay ở Việt Nam .............. 17
2.1.9.2 Điều kiện phát triển du lịch homestay ở Việt Nam ........................................... 18
2.1.9.3 Một số điểm du lịch homestay nổi tiếng ở Việt Nam........................................ 20
2.2 TỔNG QUAN VỀ ẤP THẠNH HẢI, HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE........... 22
2.2.1 hái quát về tỉnh Bến Tre .................................................................................... 22
2.2.2 hái quát về huyện Ba Tri.................................................................................... 22
2.2.3 hái quát về xã Bảo Thuận .................................................................................. 24
2.2.4 hái quát về ấp Thạnh Hải ................................................................................... 25
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 26
3.1 THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU THỨ CẤP ...................................................... 26
3.2 PHƢƠNG PHÁP BẢN ĐỒ ..................................................................................... 26
3.3 PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ......................................................... 26
3.2.1 Phƣơng pháp quan sát ........................................................................................... 26

3.2.2 Phƣơng pháp bảng câu hỏi - trả lời ...................................................................... 27
3.4 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP ................................................... 28
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 29
4.1 SƠ LƢỢC VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở THẠNH HẢI ..................................... 29
4.1.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch ở Thạnh Hải ....................................... 29
4.1.2 Thực trạng hoạt động du lịch ở Thạnh Hải .......................................................... 29
4.1.3 Thực trạng hoạt động du lịch homestay ở Thạnh Hải .......................................... 30
4.2 TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY Ở ẤP THẠNH HẢI, XÃ BẢO
THUẬN, HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE. ............................................................. 31
SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

iv


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

4.2.1 Tài nguyên du lịch ở Thạnh Hải ........................................................................... 31
4.2.2 Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và phƣơng tiện vận chuyển ............... 33
4.2.2.1 Điều kiện cơ sở hạ tầng ..................................................................................... 33
4.2.2.2 Điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật ....................................................................... 34
4.2.2.3 Phƣơng tiện vận chuyển .................................................................................... 35
4.2.3. Điều kiện hỗ trợ của các chủ thể tham gia du lịch homestay .............................. 35
4.2.3.1 Chính quyền địa phƣơng ................................................................................... 35
4.2.3.2 Cộng đồng địa phƣơng ...................................................................................... 36
4.2.3.3 Khách du lịch ..................................................................................................... 36
4.2.4 Một số điểm du lịch nổi tiếng trong huyện Ba Tri ............................................... 37
4.2.4.1 Khu du lịch Vàm Hồ.......................................................................................... 37
4.2.4.2 Di tích đình Phú Lễ............................................................................................ 38
4.2.4.3 Di tích lịch sử Mộ và khu tƣởng niệm cụ Nguyễn Đình Chiểu ........................ 39
4.2.4.4 Mộ cụ Phan Thanh Giản .................................................................................... 40

4.2.4.5 Mộ cụ Võ Trƣờng Toản..................................................................................... 41
4.3 CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ THỂ TRIỂN KHAI LOẠI HÌNH DU LỊCH
HOMESTAY TẠI THẠNH HẢI .................................................................................. 42
4.4 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY Ở THẠNH HẢI
....................................................................................................................................... 43
4.5 MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CÓ THỂ XẢY RA KHI ÁP DỤNG LOẠI HÌNH DU LỊCH
HOMESTAY Ở THẠNH HẢI. ..................................................................................... 45
4.5.1 Tác động tới môi trƣờng tự nhiên ......................................................................... 45
4.5.2 Tác động tới kinh tế .............................................................................................. 46
4.5.3 Tác động tới xã hội ............................................................................................... 46
4.5.4 Tác động tới văn hóa ............................................................................................ 47
4.6 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY Ở THẠNH HẢI ............ 48
4.7 GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU
LỊCH HOMESTAY TẠI THẠNH HẢI ........................................................................ 49
4.7.1 Tạo lập cơ chế chính sách quản lý phù hợp ......................................................... 49
4.7.2 Xây dựng quy hoạch hợp lý ................................................................................. 50

SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

v


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

4.7.3 Đầu tƣ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phục vụ cho phát triển du
lịch homestay ................................................................................................................. 51
4.7.4 Xây dựng sản phẩm du lịch homestay đặc thù và đa dạng................................... 52
4.7.5 Tăng cƣờng hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch homestay ................ 53
4.7.6 Đào tạo nguồn nhân lực ........................................................................................ 54
4.7.7 Chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia ................................................................... 54

4.7.8 Khai thác kết hợp bảo tồn TNDL ......................................................................... 55
4.7.9 Đảm bảo an ninh, an toàn ..................................................................................... 56
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 58
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 58
5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 59
5.2.1 Đối với chính quyền địa phƣơng .......................................................................... 59
5.2.2 Đối với các hộ dân muốn kinh doanh du lịch homestay ...................................... 59
5.2.3 Đối với cộng đồng địa phƣơng ............................................................................. 60
5.2.4 Đối với khách du lịch ........................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 61
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 1
PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒ CÁC ĐIỂM DU LỊCH BA TRI – BẾN TRE ........................... 2
PHỤ LỤC 2: BẢN ĐỒ PHÂN CHIA HAI KHU VỰC 1 VÀ 2 ..................................... 3
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HỘ GIA ĐÌNH ĐƢỢC LỰA CHỌN TRIỂN KHAI LOẠI
HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI THẠNH HẢI ........................................................ 4
PHỤ LỤC 4: HÌNH ẢNH KHU THẠNH HẢI .............................................................. 8
PHỤ LỤC 5: PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VÀ BẢNG THỐNG KÊ ................. 13

SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

vi


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CĐĐP

: Cộng đồng địa phƣơng


DU LỊCH HOMESTAY

: Du lịch ở nhà dân

HDV

: Hƣớng dẫn viên

STT

: Số thứ tự

TNDL

: Tài nguyên du lịch

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UNESCO

: Tổ chức di sản văn hóa thế giới

SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

vii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng so sánh giữa du lịch homestay và du lịch sinh thái ............................... 7
Bảng 2.2. Bảng so sánh giữa du lịch homestay và du lịch cộng đồng ............................ 7
Bảng 2.3. Bảng so sánh giữa du lịch homestay và du lịch nông thôn ............................. 8
Bảng 2.4. Bảng phân tích SWOT đối với du lịch homestay ở Việt Nam ..................... 18
Bảng 4.1. Bảng điều tra về phƣơng tiện vận chuyển của ngƣời dân ............................. 35
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát khách du lịch (câu 4 - đợt 2) ............................................. 42

SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

viii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Phƣơng tiện truyền thông của du khách khi đến Thạnh Hải..................... 29
Biểu đồ 4.2. Thời gian khách thƣờng đến Thạnh Hải ................................................... 30
Biểu đồ 4.3. Kết quả đánh giá của khách du lịch về các tiêu chí ................................. 33
Biểu đồ 4.4. Kết quả khảo sát khách du lịch về sự sẵn sàng tham gia chƣơng trình du
lịch homestay ở Thạnh Hải thông qua hai lần khảo sát. ................................................ 37

SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

ix


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Bản đồ Thạnh Hải – Bảo Thuận – Ba Tri – Bến Tre..................................... 25
Hình 4.1. Tuyến đƣờng liên ấp từ Thạnh Ninh ra Thạnh Hải ....................................... 34
Hình 4.2. Tuyến đƣờng trong ấp Thạnh Hải đang thi công .......................................... 34
Hình 4.3. Nhà ngƣời dân Thạnh Hải ............................................................................. 35
Hình 4.4. Hình ảnh khu du lịch Vàm Hồ ....................................................................... 37
Hình 4.5. Đình Phú Lễ ................................................................................................... 38
Hình 4.6. Di tích Mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu ............................................................... 39
Hình 4.7. Đền thờ và mộ cụ Phan Thanh Giản ............................................................. 40
Hình 4.8. Đền thờ và mộ cụ Võ Trƣờng Toản .............................................................. 41

SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

x


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, trong bối cảnh đất nƣớc đang không ngừng hội nhập và phát triển,
đời sống ngƣời dân theo đó ngày càng đƣợc nâng cao. Quan niệm xã hội không chỉ
chuyển từ “Ăn chắc, mặc bền” sang “Ăn ngon, mặc đẹp” mà còn phát triển thêm nhiều
nhu cầu mới nhằm thỏa mãn và làm phong phú thêm đời sống.
Cuộc sống sung túc hơn, không hẳn đã mang lại sự thoải mái hơn, mà đôi khi,
với một số ngƣời, còn bị nhiều áp lực cuộc sống đè nặng dẫn đến sự căng thẳng, suy
kiệt cả về thể lực lẫn tinh thần. Để giải quyết vấn đề đó, đi kèm với các loại hình giải
trí truyền thống nhƣ: âm nhạc, phim ảnh, thể thao… dịch vụ du lịch cũng đã ra đời và
không ngừng phát triển.

Việt Nam với lợi thế là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều khu di tích lịch
sử, nhiều địa danh nổi tiếng… rất thích hợp cho việc phát triển du lịch. Hằng năm
lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam rất cao. Năm 2008, Việt Nam đã đón 4,218 triệu
lƣợt khách quốc tế, con số này năm 2009 là 3,8 triệu lƣợt, giảm 11% so với năm trƣớc.
Tổng cục Du lịch Việt Nam dự báo con số lƣợt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
năm 2010 là 4,5 - 4,6 triệu lƣợt, số lƣợt khách du lịch nội địa là 28 triệu lƣợt năm
2010, tăng 12% so với năm 2009 (du lịch Việt Nam – Wikipedia).
Ngày nay khái niệm du lịch homestay không còn mới mẻ ở Việt Nam. Hình
thức du lịch này đang đƣợc mọi ngƣời quan tâm, ƣa chuộng. Đây là loại hình du lịch
mới mẻ, đem lại cảm giác gần gũi, ấm cúng, thích hợp cho những ngƣời thích khám
phá thiên nhiên, tìm hiểu nền văn hóa bản xứ.
Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, du lịch dạng homestay rất đƣợc du khách ƣa
chuộng. Theo ông Nguyễn Minh Quyền trƣởng bộ phận inbound công ty du lịch Bến
Thành: “Nếu nhƣ trƣớc đây khi nhắc đến du lịch homestay,các công ty lữ hành thƣờng
xây dựng chƣơng trình tour đến Mai Châu, Hoà Bình thì bây giờ các công ty thƣờng
chọn Đồng Bằng Sông Cửu Long để giới thiệu đến du khách. Nguyên nhân do du
khách có nhiều thông tin hơn về vùng đất này và họ đặc biệt yêu thích tìm hiểu cuộc
SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

sống của ngƣời dân sông nƣớc nhƣ đi du lịch bằng ghe chèo, tham quan các làng nghề,
cùng tập làm vƣờn, gói bánh với ngƣời dân”.
Thạnh Hải - một trong những bãi biển đẹp ở Ba Tri, Bến Tre; đƣợc thiên nhiên
ƣu đãi với tiềm năng cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú, nhiều loại hình kinh
tế nông – lâm – ngƣ nghiệp, rất thích hợp cho việc phát triển loại hình du lịch
homestay. Mặt khác, nơi đây lại rất gần với các điểm du lịch khác trong huyện,

phƣơng tiện đi lại thuận lợi cả bằng đƣờng bộ và đƣờng thủy. Tuy nhiên địa danh du
lịch này còn rất mới mẻ đối với du khách trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. TNDL có tiềm
năng lớn để phát triển nhƣng chƣa đƣợc khai thác và sử dụng hợp lý.
Đƣợc sự chấp thuận của hoa Môi trƣờng & Tài nguyên, trƣờng Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh tôi đã mạnh dạn tiến hành đề tài: “Nghiên cứ
ại h nh

ịch h

e

ại ấp Thạnh Hải

ả Th ận h

ện

ụng
Tri ỉnh

ến Tre”.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Giới thiệu những điểm du lịch trong huyện Ba Tri, nêu lên tiềm năng và đề ra
phƣơng hƣớng nhằm phát triển loại hình du lịch homestay tại ấp Thạnh Hải, Ba Tri,
Bến Tre
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Giới thiệu những điểm du lịch trong huyện Ba Tri: Mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu
(xã An Đức), Phan Thanh Giản và Võ Trƣờng Toản (xã Bảo Thạnh), Đình Phú Lễ (xã
Phú Lễ), Sân chim Vàm Hồ (xã Tân Mỹ) và một số điểm du lịch khác;

- Giới thiệu cảnh quan, các loại hình kinh tế, hình thức canh tác, … ở Thạnh Hải;
- Thăm dò ý kiến khách du lịch về việc phát triển loại hình du lịch Homestay tại
Thạnh Hải và phản hồi của khách về vấn đề này;
- Khảo sát các hộ dân tại Thạnh Hải nhằm tìm hiểu ý kiến ngƣời dân trong việc
tham gia loại hình du lịch homestay;
- Tổng hợp các ý kiến và đƣa ra phƣơng hƣớng phát triển loại hình du lịch
Homestay ở Thạnh Hải.

SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

2


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1.3 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Do thời gian có hạn và kinh phí không có nên đề tài chỉ ở mức giới hạn.
 Về không gian
- Nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi ấp Thạnh Hải, xã Bảo Thuận, huyện Ba
Tri, tỉnh Bến Tre.
- Nêu lên một số điểm du lịch nổi tiếng ở huyện Ba Tri nhƣ: Mộ cụ Nguyễn Đình
Chiểu (xã An Đức), Phan Thanh Giản và Võ Trƣờng Toản (xã Bảo Thạnh), Đình Phú
Lễ (xã Phú Lễ), Sân chim Vàm Hồ (xã Tân Mỹ).
 Về thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài là từ tháng 02/ 2011 đến 06/2011.

SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

3



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HOMESTAY
2.1.1 Giới thiệu về loại hình du lịch homestay
Du lịch ở nhà dân (homestay) là loại hình du lịch đang rất đƣợc thịnh hành. Nó
bắt đầu từ nhu cầu của du khách muốn tiếp cận, gần gũi, thông hiểu hơn về văn hóa,
con ngƣời, ẩm thực… của ngƣời dân bản xứ. Ở Việt Nam, loại hình du lịch này hiện
nay khá phổ biến và đƣợc đa số khách du lịch lựa chọn khi đi du lịch nội địa lẫn quốc
tế.
Khác hẳn với hình thức du lịch nghỉ dƣỡng thƣờng chọn những nơi nghỉ có chất
lƣợng dịch vụ tốt, du lịch homestay chọn nhà dân bản địa cho khách du lịch nghỉ chân.
Nhƣ vậy đồng nghĩa với việc khách du lịch sẽ cùng sinh hoạt với gia chủ mọi hoạt
động trong gia đình, từ giờ giấc nghỉ ngơi, ăn uống đến hoạt động vui chơi giải trí…
Tùy theo từng mục đích của du khách mà du lịch homestay có những thiết kế tour
chuyên biệt, nhƣng hầu hết đều chọn cách ba trong một – “cùng ăn, cùng nghỉ, cùng
chơi”. Bởi đối tƣợng khách du lịch của loại hình du lịch này rất háo hức tiếp cận triệt
để văn hóa, con ngƣời, ẩm thực của điểm đến đã chọn. Homestay mang lại cảm giác
gần gũi cho khách du lịch khi trực tiếp tham gia vào từng hoạt động của ngƣời dân địa
phƣơng. Do đây là loại hình khá nhạy cảm, vì thế những nhà dân đƣợc chọn làm
homestay cho du khách cũng phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu từ phía các công ty hoặc
tổng cục du lịch của nƣớc sở tại - vì lí do an ninh và an toàn cho du khách.
Chắc chắn khi chọn hình thức homestay, du khách sẽ không thể nào có đƣợc
cảm giác thoải mái tuyệt đối nhƣ khi nghỉ dƣỡng tại các khách sạn, resort. Thay vào đó
là những trải nghiệm mới mẻ, không gia đình nào giống gia đình nào dù là họ cùng
sinh sống trên cùng một lãnh thổ.
Homestay có nhiều hình thức cho du khách chọn, du khách có thể chọn hình
thức chỉ sinh hoạt và nghỉ qua đêm với gia chủ hoặc chọn tất cả. Vì có một số điểm

đến, thức ăn vẫn là một trong những điều gây khó khăn cho khách du lịch. Ngoài ẩm
thực, văn hóa cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Mặc dù homestay giúp bạn thỏa mãn
SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

4


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

những tò mò về văn hóa địa phƣơng nhƣng không có nghĩa họ chấp nhận bạn đi ngƣợc
lại với truyền thống của họ. Vì thế, khi đã chọn hình thức homestay thì nên cố gắng
tìm hiểu sơ qua vài điều cấm kỵ và tôn trọng sự riêng tƣ cũng nhƣ nếp sinh hoạt của
chủ nhà.
Với loại hình du lịch homestay, hƣớng dẫn viên (HDV) thƣờng do… chủ nhà
kiêm nhiệm. Nên càng làm tăng thêm tính hấp dẫn của loại hình tour này với khách du
lịch.
2.1.2 Khái niệm về du lịch homestay
Ở một số nƣớc mà loại hình du lịch homestay tƣơng đối phát triển nhƣ Ai Len
hay Thái Lan, khái niệm du lịch homestay đƣợc hiểu nhƣ sau:
Du lịch homestay là một loại hình du lịch cộng đồng, dành cho các đối tƣợng
khách thích đƣợc trải nghiệm cuộc sống cùng với các hộ gia đình tại nhà của họ, nhằm
tìm hiểu về cộng đồng và phong cách sống của ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ nâng
cao hiểu biết về điều kiện tự nhiên và những nét văn hóa đặc sắc thông qua các hộ gia
đình đó. [3, tr.10]
2.1.3 Đặc trƣng của du lịch homestay
2.1.3.1 Nhận dạng loại hình du lịch homestay
Loại hình du lịch homestay đƣợc nhận dạng dựa trên các tiêu chí sau:
- Theo tiêu chí môi trƣờng tài nguyên bao gồm loại hình du lịch dựa trên yếu tố
tài nguyên du lịch (TNDL) văn hóa và loại hình du lịch dựa trên yếu tố TNDL tự
nhiên: Du lịch homestay thuộc loại hình du lịch văn hóa vì hoạt động du lịch homestay

diễn ra chủ yếu trong môi trƣờng nhân văn và khai thác các TNDL nhân văn, đặc biệt
là văn hóa bản địa của cộng đồng địa phƣơng (CĐĐP).
- Theo tiêu chí mục đích chuyến đi: Du lịch homestay là loại hình du lịch tham
quan, khám phá những nét văn hóa độc đáo của cộng đồng địa phƣơng CĐĐP thông
qua những hoạt động cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với gia đình ngƣời dân bản địa
tại điểm đến giúp khách du lịch mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức về thế giới
xung quanh.
- Theo tiêu chí loại hình lƣu trú: Du lịch homestay là loại hình du lịch ở nhà dân
nghĩa là nhà ngƣời dân chính là cơ sở lƣu trú phục vụ khách du lịch trong chuyến du
lịch. Việc nhà dân chính là cơ sở lƣu trú cho khách du lịch không chỉ góp phần đa
SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

5


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

dạng hóa các loại hình lƣu trú mà ngôi nhà với những nét sinh hoạt của các thành viên
chính là TNDL nhân văn vô giá mà khách du lịch muốn khám phá trong chuyến du
lịch.
- Theo tiêu chí đặc điểm địa lý của điểm du lịch: Khó có thể xác định du lịch
homestay thuộc loại hình du lịch nông thôn nhƣ cách hiểu của nhiều ngƣời trƣớc đây.
Vì khái niệm du lịch homestay không phải để chỉ đặc điểm địa lý của một điểm du lịch
mà đơn giản để chỉ nhà ngƣời dân bản địa; vì vậy, du lịch homestay hoàn toàn có thể
đƣợc tiến hành ở địa bàn thành phố nếu nhà tổ chức đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho
hoạt động du lịch homestay.
2.1.3.2 Một số đặc trƣng chủ yếu
- Đặc trƣng thứ nhất, du lịch homestay phát triển dựa trên những giá trị hấp dẫn
của thiên nhiên và đặc biệt là văn hóa bản địa. Bản sắc văn hóa của mỗi một vùng đất
luôn là những ẩn số hấp dẫn, trở thành động cơ để khách du lịch đến tìm hiểu, khám

phá. Đó là những nét văn hóa độc đáo của các tộc ngƣời nhƣ phƣơng thức sản xuất,
kiến trúc nhà ở, trang phục, lễ hội, lối sống, phong tục tập quán, tính cách…
- Đặc trƣng thứ hai, du lịch homestay chia sẻ lợi ích từ du lịch với CĐĐP, đảm
bảo sự phân chia công bằng cho các bên tham gia, đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn
các giá trị tài nguyên và phát triển cộng đồng.
- Đặc trƣng thứ ba, du lịch homestay đƣợc tổ chức theo phƣơng thức “ba cùng”:
cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt. Khách du lịch đến sinh sống tạm thời, đƣợc coi nhƣ
một thành viên chính thức và tham gia trực tiếp vào một số hoạt động hàng ngày của
gia đình ngƣời dân bản địa. Đây chính là đặc trƣng nổi bật nhất của loại hình du lịch
homestay. Khách du lịch đƣợc ở cùng gia đình ngƣời dân bản địa để thông qua đó tìm
hiểu, khám phá văn hóa bản địa.
2.1.4 So sánh giữa du lịch homestay với các loại hình du lịch khác
2.1.4.1 Du lịch homestay và du lịch sinh thái
- Khái niệm về du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực
bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng.
(Hội thảo về du lịch sinh thái ở Việt Nam, 1999).

SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

6


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Bảng 2.1. Bảng so sánh giữa du lịch homestay và du lịch sinh thái
Tiêu chí
Tài nguyên
Mục tiêu
Đối tƣợng

tham quan
Lƣu trú
Hƣớng dẫn
viên
Lợi ích

Du lịch homestay

Du lịch sinh thái

Chủ yếu dựa vào TNDL văn hóa

Chủ yếu dựa vào TNDL tự nhiên

Nhấn mạnh khai thác và bảo tồn

Nhấn mạnh khai thác và bảo tồn

các giá trị văn hóa bản địa

các giá trị sinh thái

Văn hóa bản địa

Khu vực sinh thái tự nhiên

Ở nhà dân

Ở nhà dân hoặc không


Chủ nhà có vai trò nhƣ một HDV

Vai trò của HDV đặc biệt quan

không chuyên

trọng

Chủ nhà và một phần lợi ích cộng

Lợi ích môi trƣờng sinh thái và

đồng

lợi ích toàn bộ cộng đồng
(Nguồn: Lê Thị Hiền Thanh, 2008)

2.1.4.2 Du lịch homestay và du lịch cộng đồng
- Khái niệm du lịch cộng đồng: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch phát triển
dựa vào những giá trị tự nhiên và nhân văn của CĐĐP với sự tham gia tích cực và chủ
động của ngƣời dân nhằm đem lại lợi ích cho chính cộng đồng.
Bảng 2.2. Bảng so sánh giữa du lịch homestay và du lịch cộng đồng
Tiêu chí
Tài nguyên

Du lịch cộng đồng

Du lịch homestay
Chủ yếu dựa vào TNDL văn hóa


Dựa vào TNDL tự nhiên và
TNDL văn hóa

Nhấn mạnh khai thác và bảo tồn

Khai thác và bảo tồn các giá trị

các giá trị văn hóa bản địa

tự nhiên và văn hóa bản địa

Đối tƣợng

Nhà dân và một phần TNDL tự

TNDL tự nhiên và văn hóa của

tham quan

nhiên và văn hóa của điểm đến

điểm đến

Ở nhà dân

Ở nhà dân hoặc không

Chủ nhà là HDV không chuyên

Vai trò của HDV rất quan trọng


Mục tiêu

Lƣu trú
HDV
Lợi ích

Chủ nhà, một phần lợi ích cộng
đồng

Lợi ích toàn bộ cộng đồng
(Nguồn: Lê Thị Hiền Thanh, 2008)

SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

7


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2.1.4.3 Du lịch homestay và du lịch nông thôn
- Khái niệm: Du lịch nông thôn là loại hình du lịch diễn ra trên địa bàn nông
thôn và khai thác các TNDL tự nhiên hoặc văn hóa ở vùng nông thôn.
Bảng 2.3. Bảng so sánh giữa du lịch homestay và du lịch nông thôn
Tiêu chí
Tài nguyên

Mục tiêu
Địa điểm
tham quan

Lợi ích

Du lịch homestay

Du lịch nông thôn

Chủ yếu dựa vào TNDL văn hóa

Dựa vào TNDL tự nhiên và/hoặc
TNDL văn hóa

Nhấn mạnh khai thác và bảo tồn

Khai thác và bảo tồn các giá trị

các giá trị văn hóa bản địa

tự nhiên và/hoặc văn hóa

Nông thôn, thành thị

Nông thôn

Chủ nhà và một phần lợi ích cộng

Lợi ích dành cho tất cả các chủ

đồng

thể tham gia

(Nguồn: Lê Thị Hiền Thanh, 2008.)

2.1.5 Vai trò của du lịch homestay
2.1.5.1 Góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch
Du lịch homestay ra đời và phát triển đã góp phần đa dạng hóa các loại hình du
lịch, góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù cho địa phƣơng. hông chỉ dừng
lại ở đó, homestay còn là một loại hình du lịch hấp dẫn đông đảo khách du lịch. Theo
số liệu điều tra của Tổ chức Du lịch thế giới, ngày nay có trên 80% số khách đi du lịch
nhằm mục đích hƣởng thụ các giá trị tự nhiên đa dạng và giá trị văn hóa độc đáo, khác
biệt với nền văn hóa của dân tộc họ.
2.1.5.2 Giáo dục hiệu qủa ý thức bảo tồn tài nguyên du lịch
Du lịch homestay là loại hình du lịch tạo ra công ăn việc làm và nguồn thu nhập
cho CĐĐP nên để thu lợi từ du lịch homestay họ phải hạn chế những hoạt động kinh tế
cùng khai thác một loại tài nguyên. Bên cạnh đó, du lịch homestay phát triển tác động
đến nhận thức của chính quyền và CĐĐP về việc bảo tồn TNDL vì yếu tố hấp dẫn
khách du lịch không phải là những tiện nghi hiện đại mà chính là môi trƣờng tự nhiên
trong lành, môi trƣờng văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống. Những lợi ích cụ thể và
thiết thực mà du lịch đem lại đã thúc đẩy ngƣời dân địa phƣơng bảo vệ, gìn giữ những
tài sản qúy giá đó bởi đó chính là thu nhập, là tƣơng lai của họ. Họ ý thức hơn trong
SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

8


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

việc khai thác hay tôn tạo các TNDL vì nó sẽ mang lại lợi ích trƣớc hết cho chính bản
thân họ.
Đối với khách du lịch thì việc cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với gia đình
ngƣời dân bản địa giúp họ cảm nhận sâu sắc những giá trị của tài nguyên. Khách du

lịch không còn là khách thể mà đã trở thành chủ thể của môi trƣờng tự nhiên và môi
trƣờng văn hóa - xã hội của nơi đến. Đó là con đƣờng ngắn nhất và đơn giản nhất để
khách du lịch tìm ra chìa khóa giải mã các nền văn hóa mới lạ của những vùng đất họ
đã đến và đã qua. Những hiểu biết đó sẽ giúp khách du lịch trân trọng và bảo tồn các
giá trị tài nguyên.
2.1.5.3 Chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phƣơng
Du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và
nhiều địa phƣơng. Theo nguyên tắc, lợi ích từ du lịch phải đƣợc phân chia công bằng
cho các bên tham gia là nhà cung ứng du lịch, chính quyền địa phƣơng và dân cƣ địa
phƣơng. Tuy nhiên, trên thực tế, lợi nhuận chủ yếu thuộc về nhà cung ứng du lịch và
một phần thuộc về chính quyền địa phƣơng. Còn dân cƣ địa phƣơng lại nhận đƣợc
không nhiều từ du lịch, nếu có thì cũng chỉ là những chiếu cố không đáng kể. Nhìn
chung, cuộc sống sản xuất, sinh hoạt và thu nhập của họ không có nhiều thay đổi khi
du lịch phát triển.
Du lịch homestay với đặc trƣng loại hình đã khắc phục đƣợc hạn chế đó, đặc
biệt là đối với những gia đình chấp nhận khách lƣu trú. Du lịch homestay tạo cơ hội
cho cộng đồng trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch và trực tiếp hƣởng lợi từ hoạt
động du lịch, trở thành chủ thể của hoạt động du lịch. Khách du lịch ăn nghỉ tại nhà
dân, tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ do chủ nhà cung ứng, tham gia trải nghiệm
một số hoạt động hàng ngày để qua đó khám phá về một nét văn hóa mới. Và chủ nhà
là đối tƣợng đƣợc nhận thù lao cho những dịch vụ đó. Việc chi trả này mang tính kinh
tế vì nó đem lại một khoản thu đáng kể cho chủ nhà mà nếu không có khách du lịch thì
không có khoản thu này. Nhƣng nó cũng mang tính nhân văn vì nó góp phần bảo vệ
bản sắc văn hóa và là sự thể hiện lòng cảm kích về tấm lòng và cách ứng xử của gia
chủ đối với họ.
Du lịch homestay không chỉ tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho chủ nhà
mà còn đem lại doanh thu cho những ngƣời dân khác với những dịch vụ bổ sung phục
SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

9



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, CĐĐP cũng đƣợc hƣởng lợi từ những dự án bảo vệ
môi trƣờng, bảo tồn TNDL và xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du
lịch và hơn hết là phục vụ cuộc sống của cộng đồng. Vì vậy, lợi ích từ du lịch
homestay không chỉ dành cho chủ nhà mà một phần cho cả cộng đồng.
2.1.5.4 Tăng cƣờng giao lƣu văn hóa, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân địa
phƣơng
Du lịch homestay gắn kết những con ngƣời với những nền văn hóa khác biệt
thành một sự thống nhất trong đa dạng. Trong quá trình giao lƣu, chủ và khách cùng
thể hiện những nét bản sắc mang đặc trƣng văn hóa tộc ngƣời, từ đó, mỗi bên lại học
hỏi đƣợc những nét văn hóa khác của các tộc ngƣời khác nhằm làm phong phú thêm
vốn văn hóa truyền thống.
CĐĐP trong quá trình tiếp xúc với khách du lịch không chỉ giao lƣu về văn hóa
mà còn tiếp cận đƣợc cuộc sống văn minh, học hỏi đƣợc những kinh nghiệm từ khách
du lịch. Bên cạnh đó, cộng đồng cũng tranh thủ và kế thừa đƣợc lợi ích và tri thức từ
những chƣơng trình hỗ trợ nhằm phát triển du lịch homestay của các tổ chức chính phủ
và phi chính phủ về môi trƣờng, vệ sinh, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, chuyên môn
nghiệp vụ... Nhận thức của CĐĐP đƣợc cải thiện và nâng cao.
2.1.6 Điều kiện phát triển du lịch homestay
2.1.6.1 Điều kiện về chính sách, pháp luật
Chính trị có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động du lịch nói chung và du lịch
homestay nói riêng. Bất cứ một sự xáo trộn chính trị nào, dù lớn hay nhỏ cũng là vấn
đề rất nhạy cảm đối với hoạt động du lịch. Một quốc gia hay một vùng muốn phát triển
du lịch homestay thì trƣớc hết phải chứng minh và khẳng định sự ổn định về chính trị,
an toàn về xã hội mới có thể thu hút đƣợc khách du lịch.
Hệ thống chủ trƣơng, chính sách tạo nên những tiền đề vững chắc để định
hƣớng sự phát triển bền vững của du lịch homestay. Ngay cả giai đoạn đầu khi du lịch

homestay mới chỉ dừng lại ở những hoạt động mang tính riêng lẻ, tự phát hay giai
đoạn sau khi du lịch homestay đã đƣợc định hình rõ nét thì một chính sách phát triển
phù hợp sẽ tạo động lực mạnh mẽ để du lịch homestay phát triển đúng hƣớng, đem lại
những hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trƣờng bền vững cho CĐĐP và các chủ thể
khác. Một chính sách phù hợp là một chính sách định hƣớng du lịch homestay phát
SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

10


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

triển theo hƣớng thúc đẩy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực, khai thác
tối ƣu các TNDL và đem lại lợi nhuận tối ƣu cho tất cả các chủ thể tham gia.
Hệ thống pháp luật là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch nói chung và du
lịch homestay nói riêng tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào hoạt động này. Để
hoạt động du lịch homestay đạt hiệu quả cao về nhiều mặt cần một hệ thống pháp luật
kiểm soát và hỗ trợ phát triển. Du lịch homestsay do đặc thù riêng nên mối quan hệ
giữa khách du lịch và CĐĐP khá gần gũi. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống pháp luật để
duy trì an ninh, an toàn trong du lịch homestay là một yêu cầu cần thiết nhằm tạo ra
những chuẩn mực hành vi để các bên tham gia tự điều chỉnh cho phù hợp với khuôn
phép đảm bảo một sự phát triển bền vững.
2.1.6.2 Điều kiện về không gian
 Không gian vùng
- Trƣớc hết, vùng phải là môi trƣờng sống an toàn, không tiềm tàng các nguy cơ,
sự cố thiên tai nhƣ lũ quét, nhiễm xạ… Bên cạnh đó, không khí trong lành cũng là một
trong những điều kiện quy định cho không gian vùng. Môi trƣờng sống phải đảm bảo
yếu tố vệ sinh môi trƣờng thể hiện ở nguồn nƣớc sạch, chuồng trại gia súc xa nhà…
- Thứ hai, cảnh quan sạch đẹp, mang đậm sắc thái vùng.
- Thứ ba, vùng phải có hệ thống cơ sở hạ tầng thuận tiện cho việc đi lại của

khách du lịch: giao thông trong vùng và giao thông từ vùng này đến vùng khác.
- Thứ tƣ, vùng phải chứa đựng TNDL tự nhiên và nhân văn phong phú, độc đáo, hấp
dẫn khách du lịch.
 Không gian nhà
- Trƣớc hết đó phải là những ngôi nhà mang nét đặc trƣng của vùng về cảnh
quan, kiến trúc. Cảnh quan và kiến trúc của ngôi nhà phải mang đậm tính văn hóa
truyền thống của cộng đồng và là hình ảnh đại diện của vùng.
- Thứ hai, ngôi nhà phải đảm bảo yếu tố an ninh và vệ sinh. Yếu tố độc đáo trong
kiến trúc, xây dựng phải đƣợc bổ sung bởi yếu tố an toàn, thuận tiện cho khách du lịch
trong ăn ở, sinh hoạt.

SVTH: Phạm Thị Thùy Trang

11


×