Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY BÌNH AN CÔNG SUẤT 400M 3 NGÀY ĐÊM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.05 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
SINH HOẠT KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY BÌNH AN CÔNG
SUẤT 400M3/NGÀY ĐÊM.

Họ và tên sinh viên: TRƯƠNG NGỌC PHƯƠNG
Ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Niên khóa : 2007-2011

Tháng 7/2011


TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT KHU
CÔNG NGHIỆP DỆT MAY BÌNH AN, CÔNG SUẤT 400M3/NGÀY ĐÊM

Tác giả

TRƯƠNG NGỌC PHƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kĩ sư ngành kỹ thuật môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. LÊ THỊ LAN THẢO

Tháng 7 năm 2011



LỜI CÁM ƠN

Trong suốt 4 năm học tập và khoảng thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi
luôn nhận được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, người
thân và bạn bè. Tôi luôn trân trọng những giây phút được sống và học tập cùng với các
bạn trong lớp DH07MT, được sự chỉ dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu của
các thầy cô, và luôn nhận được tình thân thương của mọi người trong lớp, trong khoa
mà ít ai tìm thấy ở giảng đường đại học.
Chính vì vậy, xin chân thành cám ơn đến tất cả các thầy cô khoa môi trường và
tài nguyên trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.
Xin đặc biệt cám ơn cô ths.LÊ THỊ LAN THẢO. Cám ơn cô đã dành nhiều thời
gian hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và truyền đạt nhiều kinh nghiệm thực tế cho tôi trong
quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo cùng tập thể nhân viên trong công ty
phoxanh, khu công nghiệp dệt may Bình An đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
cho em trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Chân thành cám ơn tất cả những người thân bên cạnh và các bạn sinh viên lớp
DH07MT đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, con xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, anh chị em, tất cả mọi
người trong gia đình luôn là nguồn động viên, là điểm tựa vững chắc, đã hỗ trợ và luôn
giúp con có đủ nghị lực để vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận
được sự góp ý và sửa chữa của quí thầy cô và các bạn về khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn,
SVTH: Trương Ngọc Phương

Trang i



TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Cùng với sự phát triển kinh tế, các cơ sở sản xuất, sự phát triển của khu công
nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và làm đẹp bộ mặt của cả
nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Song hành với vấn đề này là vấn đề giải
quyết lượng chất thải đổ ra hàng ngày từ các nhu cầu sinh hoạt và hoạt động sản xuất
của con người. Nước là nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Do đó, lượng nước thải là rất
lớn. Khu công nghiệp dệt may Bình An là một trong những dự án nhà khu công nghiệp
được xây dựng tại huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Khu công nghiệp đã đầu tư xây
dựng một hệ thống xử lý nước thải.
Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khu công nghiệp dệt may
Bình An với công suất 400m3/ngày.đêm” nhằm đáp ứng nhu cầu trên.
Đặc tính của nước thải sinh hoạt là hàm lượng BOD5, SS cao. Hàm lượng BOD5
ở khoảng 280 – 960mg/L. Hàm lượng SS ở khoảng 202 -1985mg/L (Theo PIPELINE
– Summer 2003; Vol.14, No. 3). Hàm lượng dầu mỡ ở khoảng 50 – 150mg/L. Để xử lý
nước thải loại này, người ta ứng dụng công nghệ sinh học.
Trong khóa luận tốt nghiệp này, đề xuất 2 phương án với những công nghệ tham khảo
từ các hệ thống XLNT sinh hoạt đang vận hành với hiệu quả xử lý đạt tiêu chuẩn theo
quy định của Bộ môi trường với :
- Phương án 1 : dòng nước thải đầu vào qua hố thu qua bể yếm khí vào bể điều
hòa. Sau đó qua bể ASBC, qua bể lắng sinh học, nước thải được khử trùng bằng clo tại
bể khử trùng rồi qua bồn lọc áp lực. Nước thải sau xử lý được thải ra rạch Bà Hiệp.
- Phương án 2 : dòng nước thải đầu vào qua hố thu qua bể trug gian vào bể điều
hòa. Sau đó qua bể SBR, qua bể trung gian, qua bồn lọc áp lực rồi qua bể khử trùng.
Nước thải sau xử lý được thải ra rạch Bà Hiệp.
Qua tính toán, phân tích về mặt kỹ thuật, kinh tế và vận hành đã lựa chọn phương
án 1 với lý do :
- Đảm bảo hiệu quả xử lý, nước thải sau xử lý đạt QCVN14:2008, Mức A.
- Tính khả thi cao.
Trang ii



- Vận hành đơn giản
- Giá thành xử lý 1m 3 nước là 3.400VNĐ, thấp hơn so với phương án 2 là:
4.362VNĐ/m3).
Bản vẽ HTXLNT được triển khai thành bản vẽ thi công lắp đặt thiết bị cho toàn
bộ hệ thống và có thể ứng dụng trong thi công thực tế.
Để hoàn thành tốt một bộ bản vẽ thi công, người thiết kế cần phải hiểu rõ ý
nghĩa, những yêu cầu của một bản vẽ thi công và nắm chắc những cơ sở thiết kế bản
vẽ thi công (các tiêu chuẩn, các yêu cầu của chủ đầu tư và các kỹ thuật lắp đặt).

Trang iii


MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................... I
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .......................................................................................... II
MỤC LỤC ................................................................................................................. IV
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... VII
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ ............................................................................... VIII
CHƯƠNG 1................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ. .................................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG LUẬN VĂN. ............................................................ 1
1.2.1. Mục tiêu. .................................................................................................... 1
1.2.2. Nội dung. ................................................................................................... 2
1.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN. ............................................................................ 2
1.4. GIỚI HẠN PHẠM VI. .......................................................................................... 2
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN. .................................................................. 2

CHƯƠNG 2................................................................................................................. 4
TỔNG QUAN ............................................................................................................. 4
2.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ
NƯỚC THẢI ........................................................................................................... 4
2.1.1. Nguồn gốc và đặc tính của nước thải sinh hoạt. ........................................ 4
2.1.1.1 Nguồn gốc nước thải sinh hoạt. ............................................................. 4
2.1.1.2.Đặc tính của nước thải sinh hoạt. .......................................................... 4
2.2. TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY BÌNH AN .......................... 4
2.2.1. Giới thiệu. ................................................................................................... 4
2.2.1.1. Vị trí:.................................................................................................... 4
2.2.1.2. Tổng diện tích. ...................................................................................... 4
Trang iv


2.2.1.3. Cơ cấu sử dụng đất............................................................................... 4
2.2.1.4. Cơ sở hạ tầng. ...................................................................................... 5
2.2.1.5.Chủ đầu tư............................................................................................. 5
2.2.1.6. Ngày thành lập: .................................................................................... 5
2.2.1.7. Điều kiện tự nhiên. .............................................................................. 5
2.2.2. Thành phần các doanh nghiệp và tình hình hoạt động KCN. ...................... 6
2.2.3. Hiện trạng môi trường tại KCN. ................................................................. 7
2.2.3.1. Môi trường nước. ................................................................................. 7
2.2.3.2. Môi trường không khí. ......................................................................... 7
2.2.3.3. Ô nhiễm do chất thải rắn. ..................................................................... 8
CHƯƠNG 3................................................................................................................. 9
MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT ...................................... 9
3.1. RESORT NOVELA. ............................................................................................ 9
3.2. RESORT ALLEZBOO. ...................................................................................... 10
3.3. RESORT D’AN NAM. ..................................................................................... 13
CHƯƠNG 4............................................................................................................... 16

TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI............................. 16
4.1. THÔNG SỐ CHUNG. ......................................................................................... 16
4.1.1. Tiêu chuẩn xã thải..................................................................................... 16
4.1.2. Thành phần và tính chất nước thải. ........................................................... 17
4.1.3. Tính toán lưu lượng. ................................................................................. 17
4.1.4. Mức độ cần thiết xử lí nước thải................................................................ 17
4.1.5. Một số yêu cầu khác của khu công nghiệp................................................. 18
4.1.6. Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý. ........................................................ 18
4.2. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ. ....................................................................................... 19
4.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG. ............................................................... 24
4.3.1. Phương án 1. ............................................................................................ 24
4.3.2. Phương án 2. ............................................................................................ 28
4.4. DỰ TOÁN KINH TẾ. ......................................................................................... 30
Trang v


4.4.1.Phương án 1. ............................................................................................. 30
4.4.2 Phương án 2. ............................................................................................. 30
4.5. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ. ............................................................. 30
CHƯƠNG 5............................................................................................................... 32
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 32
5.1. KẾT LUẬN. ........................................................................................................ 32
5.2. KIẾN NGHỊ. ....................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 33
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 34

Trang vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG


Bảng 3.1: Thành phần nước thải resort novella. ........................................................... 9
Bảng 3.2. Thành phần nước thải resort allezboo......................................................... 11
Bảng 3.3. Thành phần nước thải resort d’an nam. ...................................................... 13
Bảng 4.1. Tiêu chuẩn nước thải sau khi qua hệ thống xử lý ( trích QCVN 14-2008BTNMT). .................................................................................................................. 16
Bảng 4.2.Tính chất nước thải khu công nghiệp. ......................................................... 17
Bảng 4.3. Hiệu suất xử lý của các công trình đơn vị trong dây chuyền xử lý phương án
1. ............................................................................................................................... 21
Bảng 4.4. Hiệu suất xử lý của các công trình đơn vị trong dây chuyền xử lý phương án
2. ............................................................................................................................... 22
Bảng 4.5. Thông số hố thu. ........................................................................................ 24
Bảng 4.6. Thông số rổ chắn rác. ................................................................................. 25
Bảng 4.7. Thông số bể yếm khí. ................................................................................. 25
Bảng 4.8. Thông số bể điều hòa. ................................................................................ 25
Bảng 4.9. Thông số bể ASBC. ................................................................................... 26
Bảng 4.10. Thông số bể lắng...................................................................................... 26
Bảng 4.11. Thông số bể khử trùng. ............................................................................ 27
Bảng 4.12. Thông số bồn lọc áp lực. .......................................................................... 27
Bảng 4.13. Thông số bể chứa bùn. ............................................................................. 27
Bảng 4.14. Thông số bể SBR. .................................................................................... 28
Bảng 4.15. Thông số bể trung gian............................................................................. 28
Bảng 4.16. Thông số bồn lọc áp lực. .......................................................................... 28
Bảng 4.17. Thông số bể khử trùng. ............................................................................ 29
Bảng 4.18. Sự vượt chuẩn về chất lượng nước thải đã xử lý qua hai phương án. ........ 30

Trang vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ


Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ xừ lí nước thai resort novella. ............................................ 9
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ xừ lí nước thai resort allezboo. ....................................... 12
Hình 3.3: sơ đồ công nghệ xừ lí nước thai resort d’an nam. ....................................... 14
Hình 4.1. Sơ đồ xử lí phương án 1. ............................................................................ 19
Hình 4.1. Sơ đồ xử lí phương án 2. ............................................................................ 20

Trang viii


DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BOD5

: Nhu cầu oxy sinh hóa 5 (Biochemical Oxygen Demand)

F/M

: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)

HTXLNT

: Hệ thống xử lý nước thải

MLSS

: Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquor Suspended Solids)

KCN :

Khu công nghiệp


SS

: Cặn lơ lửng (Suspended Solids)

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN 14-2008

: Qui chuẩn về chất lượng nước – nước thải sinh hoạt – Giới hạn
Ô nhiễm cho phép.

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

XLNT

: Xử lý nước thải

VSV

: Vi sinh vật.

Trang ix


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Để đáp ứng cho đòi hỏi ngày càng cao của con người, các hoạt động sản xuất
kinh tế phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Tuy nhiên, điều đó lại phát sinh
ra những tiêu cực đến môi trường, làm suy thoái môi trường đất, nước , không khí, làm
cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng đấn hệ sinh thái. Bản thân con người phải
gánh chịu những hệ quả từ việc làm của mình như: khan hiếm nguồn nước sạch, lũ lụt,
hạn hán… Do đó, ngày nay những vấn đề liên quan đến môi trường không xa lạ với
con người, hơn nữa nó còn trở thành vấn đề cấp bách và hết sức cần thiết của toàn cầu.
Trong những năm gần đây, cùng với xu thề hội nhập và phát triển kinh tế trong khu
vực và trên Thế giới, tốc độ công nghiệp hóa của Việt Nam ngày càng phát triển, nhiều
khu công nghiệp, khu chế xuất ra đời, nhiều ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và nông nghiệp phát triển mạnh. Vì thế, hằng ngày khối lượng nước thải không nhỏ
được thải ra nguồn tiếp nhận mà chưa qua hệ thống xử lý. Điều này làm môi trường
ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng.
Để tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội – môi trường một cách bền vững thì các
biện pháp bảo vệ môi trường phải được quan tâm và thực hiện đúng mức. Việc đặt ra
tiêu chuẩn môi trường và thực hiện Luật Môi trường là một điều hết sức cần thiết đối
với môi trường sống và sức khỏe cộng đồng.Chính vì vậy mà việc lựa chọn thiết kế hệ
thống xử lý nước thải cho các khu công nghiệp, công ty xí nghiệp là một trong những
vấn đề cấp bách đối với chính sách bảo vệ môi trường của nước ta.
1.2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG LUẬN VĂN.
1.2.1. Mục tiêu.
Lựa chọn công nghệ và thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho KCN dệt
may Bình An với công suất 400m3/ngày nhằm giảm thiểu các chỉ tiêu ô nhiễm có
trong nước thải.
Nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại A QCVN 14 – 2008.

Trang 1



1.2.2. Nội dung.
- Khảo sát hiện trạng và tình hình hoạt động sản xuất của KCN
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về nước thải sinh hoạt.
- Tổng hợp, phân tích số liệu.
- Đề xuất phương án xử lý.
- Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải.
- Triển khai bản vẽ thi công, thiết bị cho công trình.
- Dự toán kinh phí xây dựng hệ thống lý.
- Dự toán kinh phí hoạt động sau khi xây dựng.
1.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về khu công nghiệp, tìm
hiểu thành phần, tính chất nước thải và các số liệu cần thiết khác.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước thải
cho các khu công nghiệp qua các tài liệu chuyên ngành.
- Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý hiện có và
đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp.
- Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình đơn
vị trong hệ thống xử lý nước thải, dự toán chi phí xây dựng, vận hành trạm xử lý.
- Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc các công
trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.
1.4. GIỚI HẠN PHẠM VI.
- Quy mô : Đề tài chỉ thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho KCN dệt may Bình
An với công suất 400 m3 / ngày đêm.
- Đối tượng : chỉ xử lý nước thải sinh hoạt cho KCN. Nước thải này bao gồm :
nước thải từ nhà vệ sinh, căn tin, nhà tắm…
- Thời gian thực hiện : bắt đầu từ tháng 01/ 2011 đến tháng 07/2011
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN.
- Đề tài ứng dụng công nghệ Sinh học (vi sinh vật) trong xử lý nước thải.
- Ứng dụng công nghệ hóa lý (Keo tụ - tạo bông) trong xử lý nước thải.

- Đề tài thực hiện theo nhu cầu thiết kế HTXLNT sinh hoạt của KCN dệt may
Bình An với công suất 400m3/ ngày
Trang 2


- Tiêu chuẩn áp dụng : QCVN 14 : 2008/BTNMT, Cột A

Trang 3


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
XỬ LÍ NƯỚC THẢI
2.1.1. Nguồn gốc và đặc tính của nước thải sinh hoạt.
2.1.1.1 Nguồn gốc nước thải sinh hoạt.
Nước thải sinh hoạt là nước xả bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt
của con người như: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân…
Nước thải sinh hoạt thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, xí nghiệp, trường học,
bệnh viện, chợ, các cộng trình công cộng khác và ngay trong các cơ sở sản xuất.
2.1.1.2.Đặc tính của nước thải sinh hoạt.
Nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi: các cặn hữu cơ, các chất hữu cơ hòa
tan (thông qua các chỉ tiêu BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (Nitơ, Phospho), các vi
trùng gây bệnh (E.Coli, Coliform,…)
2.2. TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY BÌNH AN.
2.2.1. Giới thiệu.
2.2.1.1. Vị trí:
Nằm trên quốc Lộ 1A thuộc xã Bình Thắng, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương,
cách thành phố Biên Hòa 5km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25km về hướng

đông bắc, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 90 km, cách cảng Sài Gòn 30km, cách
cảng Đồng Nai 2km, cách ga Sài Gòn 28km, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
30km.
2.2.1.2. Tổng diện tích.
Tổng diện tích : 25,9 ha
2.2.1.3. Cơ cấu sử dụng đất.
Loại đất

Diện tích (ha)

Đất xây dựng xí nghiệp CN

17,9
Trang 4

Tỷ lệ (%)
68,9


Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Đất xây dựng CT điều hành dịch vụ

0,9

3,6


Đất xây dựng CT đầu mối hạ tầng kỹ thuật

0,3

1,2

Đất cây xanh, công viên

2,7

10,7

Đất giao thông

4,1

15,6

TỔNG CỘNG

25,9

100

2.2.1.4. Cơ sở hạ tầng.
- Diện tích giao thông : 4,1 ha . Bao gồm hệ thống đường bêtông nhựa và vỉa hè
hoàn chỉnh.
- Sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia
- Đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước mưa.

- Sử dụng nguồn nước cấp từ nhà máy nuoc Dĩ An.
2.2.1.5.Chủ đầu tư.
Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Bình Thắng
2.2.1.6. Ngày thành lập:
04/03/2004 theo Quyết định số 1502/QĐ-UB của UBND tỉnh Bình Dương
2.2.1.7. Điều kiện tự nhiên.
Khu công nghiệp nằm trong khu vực có các điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho
quá trình phát triển:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25,40C đến 27,20C
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 83,5%.
- Lượng mưa trung bình là 1.800 mm, lượng mưa phân phối không đều, chủ yếu
vào mùa mưa. mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 của
năm sau.
- Hướng gió chủ yếu trong năm là hướng Tây - Tây Nam và Bắc - Đông Bắc, là
khu vực ít có lốc hay bão.
Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Dương rất thuận lợi cho phát triển kinh tế đặc biệt là
công nghiệp. Với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa tương đối trung bình, ít có
các biến động lớn về điều kiện tự nhiên như mưa bão, có nhiều sông ngòi….. không
những rất thuận lợi cho phát triển kinh tế của khu công nghiệp mà còn sẽ thuận lợi
Trang 5


trong quá trình xây dựng cũng như vận hành kiểm sóat hệ thống XLNT về khả năng
thoát nước, ảnh hưởng mùi…ít ảnh hưởng đến họat động của hệ thống.
2.2.2. Thành phần các doanh nghiệp và tình hình hoạt động KCN.
Hiện nay KCN có khoảng 11 công ty hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu
trong ngành dệt may.
Danh sách các doanh nghiệp trong KCN Dệt May Bình An.
STT


Tên Công ty

Ngành nghề

1

Chi Nhánh Công ty CP Đầu tư và
phát triển Bình Thắng

Hàng
hóa

Đầu tư kinh doanh cơ
sở hạ tầng khu công
nghiệp

Công ty CP Đầu tư và phát triển

2

Thiên Hưng

Sản xuất kinh doanh Nhóm
sợi, mua bán NVL dệt may
ngành dệt sợi.

3

4


Chi Nhánh Công ty CP Đầu tư và phát triển Sản xuất sợi chất lượng

Nhóm

Thiên Nam - Nhà máy sợi Thiên Nam 2

cao 4.500 tấn sợi/năm

dệt may

Chi Nhánh Công ty TNHH

Sản xuất kinh doanh

Nhóm

dệt may Nhà Bè (Bình Phát)

sợi, mua bán NVL

dệt may

ngành dệt sợi.
5

6

7

8


Chi Nhánh Công ty CP

Sản xuất, gia công hàng

Nhóm

may Bình Minh

may mặc

dệt may

Chi Nhánh Công ty LD

Sản xuất, gia công hàng

Nhóm

nút nhựa Việt Thuận

may mặc

dệt may

Công ty TNHH Tân Tự Lực

Sản xuất, mua bán và in

Nhóm


ấn các loại bao bì nhựa

bao bì

Công ty TNHH nhãn

Sản xuất và gia công

Nhóm

thời gian Việt Tiến

dệt nhãn

dệt may

Trang 6


Công ty CP sợi Hà Nội

9

Sản xuất kinh doanh

Nhóm

sợi, mua bán NVL


dệt may

ngành dệt sợi.
Công ty TNHH thế hệ Mới

10

Công ty TNHH Đất Mới

11

Sản xuất và kinh doanh

Nhóm

sợi

dệt may

Sản xuất sợi

Nhóm
dệt may

2.2.3. Hiện trạng môi trường tại KCN.
2.2.3.1. Môi trường nước.
a. Nước mưa chảy tràn.
Vào mùa mưa, nước mưa chảy trên mặt đất tại khu vực nhà máy sẽ được thu gom
vào cống thoát nước mưa.cống thoát nước mưa là loại bê tông cốt thép tách riêng khỏi
đường thoát nước bẩn, được đặt dọc các tuyến đường thu nước mưa chảy tràn, sau đó

đổ vào 2 cống chính,lượng nước này sẻ theo cống đổ thẳng vào kênh phia sau.
b. Nước thải sinh hoạt.
KCN dệt may binh an hoạt động với ngành dệt may là chủ yếu nên lượng nước
thải sản xuất trong quá trình sản xuất không phát sinh mà chủ yếu là nước thải sinh
hoạt phát sinh từ nhu cầu sinh hoạt của công nhân trong kcn, ước tính khoảng 400
m3/ngày. Hiện lượng nước này đang được thu gom để đưa vào trạm xử lí nước thải để
xử lí.
2.2.3.2. Môi trường không khí.
a. Ô nhiễm do khí thải.
Nguồn phát sinh khí thải chủ yếu là từ: xe tải ra vào nhà máy, máy phát điện.
Trong đó lượng khí thải từ máy phát điện là nguồn chính gây ra ô nhiễm không khí
xung quanh, với các chất độc hại phát sinh ra trong quá trình đốt như: SOx, NOx, CO,
bụi,…
Máy phát điện của nhà máy: hiện có 1 máy nhưng rất ít hoạt động, chỉ sử dụng
khi có sự cố mất điện.
Trang 7


Lưu lượng khí thải từ máy phát điện của nhà máy là: 2.500 m 3/h.
b. Ô nhễm do bụi.
Lưu lượng bụi phát sinh chủ yếu trong nhà máy là do các hoạt động chuyên chở
nguyên vật liệu và thành phẩm của nhà máy. Tuy nhiên, lượng bụi này nhỏ và chỉ xảy
ra trong thời gian ngắn trong ngày. Ngoài ra lượng bụi còn phát sinh từ công đoạn cắt
trong dây chuyền may, bụi từ công đoạn này thường có kích thước và trọng lượng nhẹ,
dể phân tán và ảnh hưởng tới sức khỏe của công dân trực tiếp sản xuất trong công đoạn
này.
c. Tiếng ồn, độ rung.
Tiếng ồn và rung phát sinh từ các nguồn:
-


Phương tiện vận chuyển và xếp dỡ

-

Máy phát điện khi sử dụng

-

Quạt gió của hệ thống thông gió trong nhà xưởng

-

Hoạt động sinh hoạt của công nhân trong nhà máy.

2.2.3.3. Ô nhiễm do chất thải rắn.
a. Chất thải rắn sản xuất.
Các loại chất thải rắn sản xuất của nhà máy bao gồm:Vụn vải, sợi, vải hư hỏng,
thùng capton…
Các loại rác thải sản xuất như: thùng cacton, vải vụn, sợi, vải hư hỏng thi bán cho
đơn vị tái sử dụng, còn những loại khác thì hợp đồng với khu công nghiệp thu gom và
xử lí chung.
b. Chất thải rắn sinh hoạt.
Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ nhà vệ sinh và do công nhân thải ra
do ăn uống (bao, hộp, giấy, thức ăn thừa,…) với mức thải trung bình 0.2
kg/người/ngày (≈1800 kg/ngày). Rác thải này tuy không mang tính độc hại nhưng cần
có biện pháp thu gom thích hợp. hiện nay trong khu công nghiệp có lắp đặt các thùng
chứa rác, lượng rác này sẻ được khu công nghiệp thu gom.

Trang 8



Chương 3
MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
3.1. RESORT NOVELA.
Địa chỉ: 96A nguyễn đình chiểu, P.hàm tiến, tp phan thiết, bình thuận
Công suất 20m3/ngđ
Bảng 3.1: Thành phần nước thải resort novella.
Kết quả phân

Kết quả phân

QCVN

tích đầu vào

tích đầu ra

14:2008 cột A

7,8

8,1

7-9

MgO2/l

225

30


30

SS

Mg/l

126

50

50

4

Tổng N

Mg/l

30, 5

30

30

5

PO3-4

Mg/l


7,9

6

6

6

coliform

MPN/100 ml

1 x 109

1000

3000

Stt

Chỉ tiêu

1

PH

2

BOD5


3

Đơn vị

(Nguồn: trung tâm công nghệ tài nguyên và môi trường (CERNARM)


Sơ đồ công nghệ:

Nước thải từ nhà hàng

Bể tách dầu mỡ
Nước thải sinh hoạt
Bể điều hòa

Không khí

Bể sinh học hiếu khí

Bể lắng ngang

Bể chứa bùn

Bể khử trùng

xe hút bùn

Xã vào đường cống chung của tp


Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ xừ lí nước thai resort novella.
Trang 9




Thuyết minh: nước thải trước tiên cũng theo hệ thống cống chảy tập

trung vào bể thu gom, từ bể thu gom nước thải tiếp tục được bơm qua bể điều hòa. ở
đây bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa nước thải về lưu lượng và nồng độ nhằm giảm
tải lượng và tạo chế độ làm việc ổn định liên tục cho các công trình phía sau, tránh
hiện tượng hệ thống xử lí bị quá tải. sau đó nước thải được bơm lên bể sinh học hiếu
khí. Bể sinh học hiếu khí có dòng chảy vuông góc với dòng khí đi từ dưới lên. Các vi
sinh vật hiếu khí tồn tại dưới dạng lơ lững do tác dug5 của bọt khí, từ đó chúng sẽ tiếp
nhận chất dinh dưỡng trong nước thải và oxy dưới dạng hòa tan thành thức ăn và phát
triển, giảm tải lượng ô nhiễm của chất thải xuống mức thấp nhất .nước thải ở đây giảm
75 – 85 % COD, BOD. Sau đó tiếp tục tự chảy qua bề lắng ngang, nước thải mang
theo bùn hoạt tính từ bể sinh học chảy váo máng tràn của bể lắng ngang, và thời gian
lưu nước khoảng 2-3 h, sau đó chảy qua bể khử trùng, khử trùng bằng clorin trước khi
xã vào nguồn tiếp nhận.
Bể chứa bùn sẽ giữ bùn và hút định kì chở đi thải bỏ 1 phần, phần nước trên mặt của
bể được đưa trở lại bể điều hòa.


Nhận xét:



Ưu:


-

Vốn đầu tư không cao : 800 đ/ m 3nước thải.

-

Chất lượng nước sau xử lí đạt tiêu chuẩn xa thải .

-

Thời gian làm việc liên tục.

-

Vận hành dể dàng.

-

Hệ thống xây ngầm dưới đất đảm bảo mỹ quan chung.


-

Nhược:
Hệ thống xây âm hoàn toàn và nắp đậy nhỏ khó bảo trì và sửa chữa khi có sự

cố.
-

Tổng N quá tải so với QCVN, cần tiến hành nâng cấp hệ thống xlnt phù hợp với


công suất.
3.2. RESORT ALLEZBOO.
Địa chỉ: 08 nguyễn đình chiểu, tp phan thiết, bình thuận
Công suất 60 m3/ngd
Trang 10


Bảng 3.2. Thành phần nước thải resort allezboo.

Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

Kết quả

QCVN

phân tích

phân tích

14:2008 cột

đầu vào


đầu ra

A

7,58

7,26

5-9

1

PH

2

BOD5

MgO2/l

69

37

30

3

SS


Mg/l

181

64

50

Mg/l

247

187

500

4

Tổng rắn hòa
tan

5

Sunfua(H2S)

Mg/l

2,1

0,2


1

6

Amoni(N)

Mg/l

13,4

2,8

5

7

Nitrat(N)

Mg/l

2,7

2,5

30

Mg/l

1,2


1,2

5

Mg/l

3,1

0,5

10

Tổng các
8

chất hoạt
động bề mặt
Dầu mỡ

9

động thực
vật

10

PO3-4

Mg/l


5,4

1,6

6

11

Coliform

MPN/100 ml

1,2x 104

2,2 x 103

3000

Nguồn: trung tâm công nghệ tài nguyên và môi trường (CERNARM)

Trang 11




Sơ đồ công nghệ:

Nước thải sinh hoạt


Bể tách dầu mỡ

Bể điều hòa

Không khí

Bể aerotank

Bùn tuần hoàn
Bể lắng đứng

clorin

Bể khử trùng

Bể chứa bùn

xe hút bùn
Nguồn tiếp nhận

Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ xừ lí nước thai resort allezboo.


Thuyết minh:
Hệ thống sử dụng quá trình xử lí sinh học bằng bể sinh học hiếu khí(aerotank).
Nước thải sinh hoạt từ khu du lịch được xử lí qua bể tách dầu mỡ, sau đó nhập

chung với nước thải từ vệ sinh chảy vào bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều
hòa lưu lượng và điều chỉnh PH tối ưu, sau đó bơm vào bể aeerotank.
Trong bể thổi khí , nước thải được cung cấp khí và khuấy trộn liên tục với bùn vi

sinh, chất hữu cơ được vi sinh hấp thụ ở bề mặt và bắt đầu quá trình phân hủy tạo ra
co 2 và tế bào vi sinh vật mới, với khoảng thời gian lưu nước từ 7-8h, khả năng phân
hủy chất hữu cơ giảm từ 85-90%. Sau quá trình phân hủy hữu cơ, lượng bùn vi sinh
tách ra khỏi dòng nước bằng bể lắng, 1 phần bùn được tuần hoàn về cho bể aerotank,

Trang 12


phần còn lại dẩn về bể chứa bùn. Toàn bộ lượng bùn dư được xử lí ổn định thành phần
bằng bể thu bùn và hút định kì.
Nước thải sau đó được dẩn qua bể khử trùng nhằm tiêu diệt vi sinh gây hại trước
khi thải ra môi trường.


Nhận xét:
Công nghệ xử lí sinh học đòi hỏi thời gian để ổn định sinh học, nhưng so với

thực tế thì lưu lượng nước xử lí lớn hơn so với công suất công nghệ đưa ra nên chất
lượng nước thải đầu ra BOD, SS chưa đạt yêu cầu xã thải QCVN 14:2008 cột A
3.3. RESORT D’AN NAM.
Địa chỉ: Xã tân thành, huyện hàm thuận nam, tỉnh bình thuận
Công suất xử lí nước thải sinh hoạt : 200 m3/ngd
Bảng 3.3. Thành phần nước thải resort d’an nam.
Kết quả
Kết quả
Stt

Chỉ tiêu

1


PH

2

BOD5

3

Đơn vị

QCVN

phân tích

phân tích

14:2008 cột

đầu vào

đầu ra

A

7,1

6,93

7-9


MgO 2/l

270

11,5

30

SS

Mg/l

187

50

50

4

Amoni(N)

Mg/l

6,51

1,33

5


5

Nitrat(N)

Mg/l

28,42

2,27

30

6

PO 3-4

Mg/l

14,27

2,02

6

7

coliform

MPN/100 ml


1,3x 10 6

1200

3000

Nguồn: Trung tâm công nghệ và quản lí môi trường và tài nguyên.

Trang 13




Sơ đồ công nghệ:
Nước thải sinh hoạt

Song chắn rác

Bể tự hoại

Bể điều hòa

Máy nén khí

clorin

Bể sinh học hiếu khí

Bể lắng đứng


Bể chứa bùn

Bể khử trùng

xe hút bùn

Bể trung gian

Xã ra biển cột A

Hình 3.3: sơ đồ công nghệ xừ lí nước thai resort d’an nam.


Thuyết minh:
Trước khi về bể điều hòa, nước thải từ nhà ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh… đi qua

song chắn rác đề loại bỏ thanh phần rác có trong nước thải dể không làm tắc nghẽn hệ
thống cũng như ảnh hưởng tới các bước xử lí tiếp theo. Nước thải đi qua bể tự hoại
được dùng để lên men các chất hữu cơ trong nước thải, tại đây chủ yếu sử dụng các vi
sinh yếm khí để phân hủy các chất hữu cơ.
Sau khi qua bể điều hòa, điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ ,nước thải được
2 bơm hoạt động luân phiên bơm qua bể sinh học phân phối đều tại đáy trong bể, đi từ
dưới lên, nước thải tiếp xúc với các chủng vi sinh vật lơ lững và bám dính hỗn hợp
trong bể. các vsv này thực hiện phân hủy sinh học chất hữu cơ chúng chuyển các chất

Trang 14



×