Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

TÌM HIỂU HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI ẤP 6, XÃ SÔNG TRẦU, HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***************

ĐOÀN THỊ MỸ LINH

TÌM HIỂU HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC HỆ THỐNG
NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI ẤP 6, XÃ SÔNG TRẦU,
HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: NÔNG LÂM KẾT HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Thán 7/2011

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***************

ĐOÀN THỊ MỸ LINH

TÌM HIỂU HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC HỆ THỐNG
NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI ẤP 6, XÃ SÔNG TRẦU,
HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI.

Nghành: Nông Lâm Kết Hợp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được thực hiện tốt đẹp, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Bố mẹ và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có được ngày hôm nay.
Ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm
khoa Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Những thầy cô ở trường đã giảng dạy và giúp đỡ tôi suốt 4 năm đại học.
Cô Nguyễn Thị Lan Phương đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Anh Đinh Văn Tuyên (trưởng ấp) và chú Đàm (phó chủ tịch hội nông dân), ấp 6,
xã Sông Trầu đã giúp đỡ nhiệt tình trong suốt thời gian thực tập tại ấp.
UBND xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả những người bạn đã góp ý, giúp đỡ để tôi hoàn
thành đề tài này.

ii


TÓM TẮT
Đề tài:“ Tìm hiểu hiệu quả sản xuất của các hệ thống nông lâm kết hợp tại ấp 6,
xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” được thực hiện từ ngày 21/2/2011

đến 21/7/2011.
Luận văn tìm hiểu về các hệ thống nông lâm kết hợp tại ấp 6, xã Sông Trầu,
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Qua đó, đề ra các giải pháp phát triển, cải thiện hiệu
quả các mô hình này góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất nông nghiệp là sinh kế chủ yếu của người
dân ấp 6. Tại địa phương có các hệ thống sử dụng đất như sau:
a) Cây công nghiệp – cây ăn quả - vật nuôi – nấm.
b) Cây gỗ - Cây công nghiệp – cây nông nghiệp – vật nuôi.
c) Cây gỗ - cây công nghiệp - cây nông nghiệp – nấm.
d) Cây công nghiệp – cây ăn quả - cây nông nghiệp - vật nuôi.
e) Cây gỗ - cây công nghiệp – cây ăn quả - cây nông nghiệp - vật nuôi – cá.
f) Cây gỗ - cây ăn quả – cỏ - vật nuôi.
g) Cây công nghiệp – cây ăn quả - cây nông nghiệp - vật nuôi – cá.
Dựa vào thực trạng nơi nghiên cứu và nhu cầu của người dân, luận văn đã đề
xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và phát triển các mô hình kể trên. Đặc biệt hệ
thống 5 cho nhóm hộ trung bình.
• Giải pháp về vốn: Nhà nước hỗ trợ vốn, giống cây trồng, vật nuôi cho người
những hộ dân nghèo. Cho người dân vay vốn
• Giải pháp về cơ chế chính sách: Có những chính sách ưu tiên đối với người
nghèo, có chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tìm đầu ra tiêu thụ các sản
phẩm nông sản để người dân yên tâm sản xuất.
• Giải pháp hỗ trợ kiến thức kỹ thuật, đào tạo nhân lực: Tổ chức các lớp tập huấn
kĩ thuật, đi tham quan các mô hình tiên tiến để người dân học hỏi kinh nghiệm
lẫn nhau và ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật mới vào trong sản
xuất.

iii


• ABSTRACT

Project: "Understanding the production efficiency of agroforestry systems in six
villages, Song Trau commune, Trang Bom District, Dong Nai province" was
conducted from 21/2/2011 to 21/7/2011 .
Thesis learned about agroforestry systems in six villages, Song Trau commune,
Trang Bom district, Dong Nai province. Thereby, proposed the solution development,
improved the efficiency of these models contribute to improving the lives of local
people.
Research results show that agriculture was the main livelihood of the people of village
6.
• The local had systems of land use as follows:
a) Industrial trees - fruit trees - animals - mushrooms.
b) Wood trees - industrial trees – agriculture trees - animals.
c) Wood trees - Industrial trees - agriculture trees - mushrooms.
d) Industrial trees - fruit trees - agriculture trees - animals.
e) Wood trees - industrial trees - fruit trees - agriculture trees - animals fishes.
f) Wood trees - fruit trees - grass – animals.
g) Industrial trees - fruit trees – agriculture trees - animals - fishes.
Based on the situation where research and the needs of the people, the thesis has
proposed some solutions to improve and develop for the models above. The solutions
were interested in five of system for the medium group household .
The solution of capital: the nation will support capital, plant varieties and animal
breeds for poor households. Local people will be loaned by the organizations.
The solution of mechanisms and policies: There are policy priorities for the poor,
policy development investment in infrastructure, search the output sold agricultural
products to produce people feel secure.
The solution supports the technical knowledge, personal training: Organization of
technical studying, visit the advanced model for people to learn from each other, apply
of scientific techniques new technology into production.

iv



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH............................................................................................ ix
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................3
2.1 Tổng quan về NLKH.................................................................................................3
2 1.1 Khái niệm NLKH ...................................................................................................3
2.1.2. Phân loại hệ thống NLKH .....................................................................................4
2.1.2.1. Phân loại theo cấu trúc hệ thống.........................................................................4
2.1.2.2 Phân loại theo chức năng của các hệ thống........................................................4
2.1.2.3. Phân nhóm theo tình trạng dân sinh kinh tế .......................................................4
2.1.3. Lợi ích của các hệ thống nông lâm kết hợp...........................................................5
2.1.4 Lịch sử ra đời NLKH trên thế giới và Việt Nam....................................................6
2.1.5. Một số nghiên cứu về các mô hình NLKH ở Việt Nam........................................7
2.2 Địa điểm nghiên cứu..................................................................................................8
2.2.1 Giới thiệu sơ lược về địa điểm nghiên cứu ............................................................8
2.2.2 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................8
2.2.2.1 Vị trí địa lý...........................................................................................................8
2.2.2.2 Diện tích ..............................................................................................................9
2.2.2.3 Đất đai................................................................................................................10
2.2.2.4 Khí hậu............................................................................................................10
2.2.3 Điều kiện dân sinh – kinh tế – xã hội ...................................................................10
2.2.3.1 Dân số – y tế – văn hóa ....................................................................................10
2.2.3.2 Kinh tế ...............................................................................................................11

2.2.3.3 Cơ sở hạ tầng. ....................................................................................................13

v


2.2.3.4 Công tác khuyến nông .......................................................................................13
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................15
3.1 Mục tiêu...................................................................................................................15
3.2. Nội dung .................................................................................................................15
3.3 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................16
3.3.1 Quan sát kết hợp với phỏng vấn ...........................................................................16
3.3.2. Sử dụng công cụ kết hợp khác trong bộ công cụ PRA........................................17
3.2.3 Xử lý, phân tích và tổng hợp thông tin................................................................17
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................20
4.1. Các hệ thống Nông lâm kết hợp tại địa phương.....................................................20
4.1.1 Mô tả tóm tắt và ưu nhược điểm (SWOT) của các hệ thống nông lâm kết hợp ..22
4.1.1.1 Hệ thống 1: Cây công nghiệp (điều, tiêu) – cây ăn quả (mít) - vật nuôi (heo) –
nấm ................................................................................................................................23
4.1.1.2 Cây gỗ (keo lai, xoan chịu hạn) – cây công nghiệp (tiêu, điều) – cây nông
nghiệp (mì) – vật nuôi (dê)............................................................................................24
4.1.1.3 Cây gỗ (keo lai) - cây công nghiệp (tiêu, cà phê) – cây nông nghiệp (chuối) –
nấm ................................................................................................................................25
4.1.1.4 Cây công nghiệp (cà phê) – cây ăn quả (chôm chôm) - cây nông nghiệp (chuối)
- vật nuôi (heo, gà).........................................................................................................27
4.1.1.5 Cây gỗ ( keo lai, xà cừ) - cây công nghiệp (tiêu) – cây ăn quả (bưởi, mận, xoài,
khế, mít) - chuối, sả - vật nuôi – cá ...............................................................................28
4.1.1.6. Cây gỗ (keo lai) - cây ăn quả (chôm chôm, ổi, chuối) - cỏ - vật nuôi (bò) ......29
4.1.1.7 Cây công nghiệp (điều, tiêu) – cây ăn quả (mận, mít, xoài, đu đủ) cây nông
nghiệp ( bắp, chuối, sả) - vật nuôi ( heo, ngan) .............................................................30
4.1.2 Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của các hệ thống nông lâm kết hợp. .......31

4.1.2.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống 3 .........................................................32
4.1.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống 5 .........................................................33
4.1.2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống 7 .........................................................34
4.1.2.4 So sánh hiệu quả kinh tế ba hệ thống 3, 5, 7 .....................................................35
4.2 Ảnh hưởng của hệ thống NLKH đối với môi trường và xã hội. .............................35
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các hệ thống NLKH của người dân ........36

vi


4.3.1 Thị trường tiêu thụ và nhu cầu xã hội ..................................................................36
4.3.2 Trình độ học vấn...................................................................................................37
4.3.3 Trình độ kỹ thuật và tổ chức sản xuất của người dân...........................................38
4.3.4. Tài chính ..............................................................................................................39
4.3.5. Phong tục, tập quán canh tác của người dân .......................................................40
4.3.6. Kiểm tra ảnh hưởng của diện tích rẫy đến việc áp dụng các hệ thống sử dụng đất.... 41
4.4. Một số giải pháp hỗ trợ cho mô hình NLKH tại địa điểm nghiên cứu đạt hiệu quả
cao..................................................................................................................................41
4.4.1 Giải pháp về vốn...................................................................................................41
4.4.2 Giải pháp về cơ chế chính sách ............................................................................42
4.4.3 Giải pháp hỗ trợ kiến thức kỹ thuật, đào tạo nhân lực .........................................42
4.4.4. Giải pháp cải tiến các hệ thống được lựa chọn....................................................43
4.4.4.1. Hệ thống 1 ........................................................................................................43
4.4.4.2. Hệ thống 2 ........................................................................................................43
4.4.4.3. Hệ thống 3 ........................................................................................................43
4.4.4.4. Hệ thống 4 ........................................................................................................44
4.4.4.5. Hệ thống5 .........................................................................................................44
4.4.4.6. Hệ thống 6 ........................................................................................................44
4.4.4.7. Hệ thống 7 ........................................................................................................44
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................45

5.1 Kết luận....................................................................................................................45
5.1.1 Các hệ thống nông lâm kết hợp tại địa phương....................................................45
5.1.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hệ thống NLKH tại địa phương.....................45
5.1.3 Sự chấp nhận của người dân đối với các hệ thống kỹ thuật NLKH.....................46
5.1.4 Một số giải pháp ...................................................................................................46
5.2 Đề xuất.....................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................48
PHỤ LỤC ......................................................................................................................50

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

NLKH: Nông lâm kết hợp
VAC: Vườn ao chuồng
RVAC: Rừng vườn ao chuồng
CAT: Cây ăn trái
HT: Hệ thống
UBND: Ủy ban nhân dân
DTTS: Dân tộc thiểu số
SALT: Sloping Agricultural Land Technology

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Diện tích và sản lượng từng loại cây trồng năm 2010 ..................................11
Bảng 4.1: Các hệ thống NLKH tại ấp 6. .......................................................................21
Bảng 4.2: Mô tả tóm tắt 7 hệ thống nông lâm kết hợp..................................................22

Bảng 4.3: phân tích SWOT ...........................................................................................24
Bảng 4.4: phân tích SWOT hệ thống 2..........................................................................25
Bảng 4.5: phân tích SWOT hệ thống 3..........................................................................26
Bảng 4.6: phân tích SWOT hệ thống 4..........................................................................27
Bảng 4.7: phân tích SWOT hệ thống 5..........................................................................29
Bảng 4.8: phân tích SWOT hệ thống 6..........................................................................30
Bảng 4.9: phân tích SWOT hệ thống 7..........................................................................31
Bảng 4.10a: Bảng tổng hợp thu chi hệ thống 3 .............................................................32
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn 2011. Bảng 4.10b: Bảng đánh giá hiệu quả
kinh tế hệ thống 3 ..........................................................................................................32
Bảng 4.11a: Bảng tổng hợp thu chi hệ thống 5 .............................................................33
Bảng 4.11b: Bảng đánh giá hiệu quả kinh tế hệ thống 5...............................................33
Bảng 4.12a: Bảng tổng hợp thu chi hệ thống 7 .............................................................34
Bảng 4.12b: Bảng đánh giá hiệu quả kinh tế hệ thống 7...............................................34
Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của hệ thống 3, 5, 7 .........................................................35
Bảng 4.14: Tần số giữa trình độ học vấn và thu nhập của chủ hộ ................................37
Bảng 4.15: Tần số giữa hệ thống sử dụng đất và dân tộc..............................................40
Bảng 4.16: Tần số giữa hệ thống sử dụng đất và diện tích rẫy .....................................41

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Bản đồ phân chia ranh giới xã Sông Trầu ..........................................................9

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trảng Bom là một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, là một huyện phát triển mạnh về
công nghiệp và thương mại, tỷ trọng nông nghiệp chỉ chiếm 8,4%. Tuy nhiên, nông
nghiệp có vị trí quan trọng về phương diện cung cấp hàng hoá và dịch vụ môi trường,

là nguồn thu nhập của một bộ phận lớn dân cư sống ở khu vực nghiên cứu. Trong sản
xuất nông nghiệp, huyện đã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hình
thành một số trang trại chăn nuôi có quy mô lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến...
Theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Trảng Bom – Đồng Nai năm
2010. Để nâng cao giá trị sản xuất nông ngiệp cũng như tăng thu nhập cho người dân
có sinh kế chủ yếu dựa vào nông nghiệp của huyện thì phát triển sản xuất nông nghiệp
gắn với thị trường tiêu thụ và hiệu quả kinh tế trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng
hợp lý, đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng theo hướng công nghệ cao, hình
thành các vùng chuyên canh nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Gia tăng hiệu quả
đầu tư trên đơn vị diện tích và trên đơn vị sản phẩm. Trong đó phương thức sản xuất
nông lâm kết hợp là một phương thức sản xuất có thể đáp ứng được những mục tiêu
đó. Phương thức này không những tận dụng tối đa hiệu quả sản xuất trên một diện tích
đất bằng việc đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi giải quyết một phần vấn đề diện
tích đất nông nghiệp của huyện ngày càng giảm trong thời gian gần đây mà còn góp
phần cải thiện môi trường sinh thái.
Ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai là ấp đông dân cư và nghèo
nhất xã, giao thông khó khăn, xa trung tâm xã, đất đai xấu, địa hình thổ nhưỡng phức
tạp, ít bằng phẳng, nằm tiếp giáp xã Vĩnh Tân huyện Vĩnh Cửu. Hầu hết người dân ở
đây sống bằng nghề nông (100%), thu nhập chủ yếu từ vườn hộ. Các hệ thống vườn hộ
ở đây được người dân áp dụng rất đa dạng tùy thuộc vào điều kiện gia đình, tập quán
truyền thống, đất đai… và mỗi hệ thống này đều có những ưu, nhược điểm khác nhau.

1


Để đáp ứng yêu cầu hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cuối khóa kỹ sư ngành Lâm
nghiệp, chuyên ngành Nông Lâm Kết Hợp, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa
Lâm Nghiệp, Bộ môn Lâm Nghiệp Xã Hội & Nông Lâm Kết Hợp cùng với sự hướng
dẫn và giúp đỡ của cô Nguyễn Thị Lan Phương nên tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu
hiệu quả sản xuất của các hệ thống nông lâm kết hợp tại ấp 6, xã Sông Trầu, huyện

Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” .

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về NLKH
2 1.1 Khái niệm NLKH
Nông lâm kết hợp (NLKH) là một hình thức canh tác đã có từ lâu đời, nhưng
mãi đến những năm 70 của thế kỷ XX nó mới được chính thức nghiên cứu trên thế
giới (Nguyễn Văn Sở, 2002). Có thể hiểu NLKH theo nhiều cách khác nhau:
• NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó các cây lâu năm
(cây gỗ, cây bụi, cọ, tre hay cây ăn quả, cây công nghiệp…) được trồng có suy tính
trên cùng một đơn vị diện tích qui hoạch đất với hoa màu và (hoặc) với vật nuôi dưới
dạng xen theo không gian hay theo thời gian. Trong các hệ thống NLKH có mối tác
động hỗ tương qua lại về cả hai mặt sinh thái và kinh tế giữa các thành phần của chúng
(Lundgen và Raintree, 1983 – dẫn theo Nguyễn Văn Sở, 2002).
• NLKH là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng và trồng
trọt được sản xuất cùng lúc hoặc kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp để tạo ra
các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương (theo
PCARD, 1979 – dẫn theo Nguyễn Văn Sở, 2002)
• NLKH là một hệ thống quản lý đất bền vững, làm tăng sức sản xuất tổng thể
của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu năm), cây rừng
và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên cùng một diện tích đất, và áp dụng
các kỹ thuật canh tác tương ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của dân cư địa
phương (Theo Bene và các cộng sự, 1977)
• Nói một cách đơn giản, NLKH là trồng cây trên nông trại. NLKH là giải pháp
hiệu quả nhất hiện nay trong vấn đề giải quyết nạn du canh du cư, sinh kế cho đồng
bào thiểu số, cải thiện môi trường ở mỗi nước nói riêng và thế giới nói chung.


3


2.1.2. Phân loại hệ thống NLKH
2.1.2.1. Phân loại theo cấu trúc hệ thống
Dựa trên tính chất của các thành phần
Trong một hệ thống nông lâm kết hợp có ba thành phần chính là: cây thân gỗ,
cây hoa màu và vật nuôi. Nó dẫn đến sự phân loại sau
• Phương thức kết hợp cây lâu năm và hoa màu (agrisilvicultural)
• Phương thức kết hợp cây lâu năm, đồng cỏ và gia súc (silvopastoral)
• Phương thức kết hợp hoa màu, đồng cỏ gia súc và cây lâu năm
(agrisilvopastoral).
Căn cứ trên sự sắp xếp của các thành phần
Theo không gian
• Hệ thống hỗn giao dày
• Hệ thống hỗn giao thưa
• Hệ thống xen theo vùng hay theo băng
Theo thời gian
• Song hành cả đời sống
• Song hành giai đoạn đầu
• Trùng nhau một giai đoạn
• Tách biệt nhau
• Trùng nhau nhiều giai đoạn
2.1.2.2 Phân loại theo chức năng của các hệ thống
- Sản xuất (sản xuất một hay nhiều sản phẩm để tự cung tự cấp hay sản xuất
hàng hóa).
- Phòng hộ (để che chắn và bảo vệ các hệ thống sản xuất khác).
2.1.2.3. Phân nhóm theo tình trạng dân sinh kinh tế
• Sản xuất hàng hóa: khi mà hệ thống cho đầu ra là một sản phẩm duy nhất để

bán ra thị trường để lấy lợi nhuận.
• Tự cung tự cấp: khi hệ thống sử dụng đất để cung cấp các nhu cầu thiết yếu
cho nông trại, thỏa mãn các nhu cầu về lương thực thực phẩm cho nông hộ.

4


• Trung gian cả hai thứ: hệ thống sản xuất để thỏa mãn cả nhu cầu tại chỗ của
nông hộ và sản xuất hàng hóa cho thị trường.
2.1.3. Lợi ích của các hệ thống nông lâm kết hợp
Các sản phẩm NLKH cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhu cầu
của hộ gia đình, bao gồm các sản phẩm từ trồng trọt như sầu riêng, chuối, các loại hoa
màu, các sản phẩm phụ từ gỗ, củi (đó là sản phẩm phụ từ việc đưa cây muồng đen, bời
lời vào mô hình NLKH), các sản phẩm từ chăn nuôi như heo, bò, nuôi cá, các sản
phẩm hướng tới xuất khẩu ra thị trường thế giới như tiêu, măng.
Sự kết hợp các thành phần cây trồng trong mô hình NLKH có ý nghĩa về môi
trường như làm tăng khả năng giữ nước, chống xoi mòn, tác động tương hỗ giữa các
thành phần cây chắn gió và cây trồng chủ lực.
Tăng thu nhập cho nông hộ: Sự phong phú về sản phẩm đầu ra bao gồm các sản
phẩm từ cây trồng chủ lực và các sản phẩm từ việc trồng xen hoa màu, chuối, tre. Các
hệ thống NLKH dễ có khả năng đem lại thu nhập cao cho hộ gia đình.
Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức an toàn lương thực: nhờ có cấu trúc
phức tạp, đa dạng được thiết kế nhằm làm tăng các quan hệ tương hỗ giữa các thành
phần trong hệ thống. Đó là sự kết hợp các thành phần cây trồng, kết cấu các tầng tán
tận dụng không gian sinh trưởng. Các hệ thống NLKH thường có tính ổn định cao
trước sự biến động bất lợi về điều kiện tự nhiên. Đa dạng về đầu ra cũng góp phần
giảm rủi ro về thị trường và giá cho nông hộ.
Bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học: Giảm tốc độ khai thác lâm sản từ
rừng tự nhiên. Tận dụng đất hiệu quả nên làm giảm nhu cầu mở rộng đất nông nghiệp
bằng khai hoang rừng. Chính vì vậy mà canh tác NLKH sẽ làm giảm sức ép của con

người vào rừng tự nhiên, giảm tốc độ phá rừng (Young, 1997)
Giảm hiệu ứng nhà kính: Nhiều nhà nghiên cứu gợi ý rằng sự phát triển NLKH
trên quy mô lớn có thể làm giảm khí CO2 và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác
(Dixon và Schroeder, 1994).
Một báo cáo đặc biệt của IPCC tháng 5/2000 với nhan đề “Sử dụng đất, thay
đổi sử dụng đất và lâm nghiệp” đã nêu rõ, việc chuyển đổi đất trồng không có năng
suất và đất chăn thả thành đất nông lâm nghiệp có tiềm năng cao nhất để hấp thu
cacbon khí quyển.

5


Báo cáo còn nêu “Cây cối trong các khu rừng tự nhiên chỉ hấp thu cacbon khi
đang sinh trưởng, như vậy, khi không ngăn được tình trạng suy thoái rừng thì lượng
cacbon dự trữ sẽ giải phóng không giảm được khối lượng CO2 khí quyển.
Theo số liệu thống kê của IPCC, trong một năm nếu quản lý tốt, đất chưa trồng
trọt có thể giữ được 12 megaton CO2 khí quyển, đất chăn thả mới có thể giữ 240
megaton, rừng mới trồng và rừng tái sinh có thể giữ 179 và NLKH giữ được 390
megaton. Báo cáo còn cho biết, ngược lại, suy thoái rừng phát tán hằng năm 1788
megaton cacbon trong khí quyển. (N. D, Theo Earth Times Daily, 2/2001).
2.1.4 Lịch sử ra đời NLKH trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới:
Canh tác cây thân gỗ cùng với cây trồng nông nghiệp trên cùng một diện tích là
một tập quán sản xuất lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên thế giới. Theo King
(1987) cho đến thời trung cổ Châu Âu, vẫn còn tồn tại một tập quán khá phổ biến là
“chặt và đốt” rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây nông nghiệp hoặc sau
khi thu hoạch cây nông nghiệp.
Cuối thế kỷ 19, hệ thống taungya bắt đầu phát triển rộng rãi ở Myanmar dưới sự
bảo hộ của thực dân Anh. Trong các đồn điền trồng cây gỗ tếch (tecnona grandis),
người lao động được phép trồng cây lương thực giữa các hàng cây chưa khép tán để

giải quyết nhu cầu lương thực hằng năm.
Việt Nam:
Cũng như các nước trên thế giới, các tập quán canh tác NLKH đã có ở Việt
Nam từ lâu đời, như các hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống của các đồng bào
dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý trên khắp đất nước.
Từ thập niên 60, song song với phong trào thi đua sản xuất, hệ sinh thái Vườn –
Ao- Chuồng (VAC) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ và lan rộng
ra khắp cả nước. Sau đó các hệ thống Rừng – Vườn – Ao – Chuồng (RVAC) và vườn
đồi được phát triển mạnh mẽ ở các khu vực dân cư miền núi. Các hệ thống rừng ngập
mặn nuôi trồng thủy sản cũng được phát triển mạnh ở các vùng duyên hải miền Trung
và miền Nam. Các dự án được tài trợ Quốc tế cũng giới thiệu các mô hình canh tác
trên đất dốc theo đường đồng mức (SALT) ở một số khu vực miền núi. Trong hai thập
niên gần đây, phát triển nông thôn miền núi theo phương thức NLKH có tiềm năng là

6


một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước. (Tổng hợp từ bài giảng NLKH, 2002
– chương trình hỗ trợ lâm nghiệp xã hội)
2.1.5. Một số nghiên cứu về các mô hình NLKH ở Việt Nam
Tác giả Lương Đức Loan và cộng tác viên với công trình “Nghiên cứu các biện
pháp canh tác bảo vệ đất, chống xói mòn cho cà phê và một số cây ngắn ngày trên đất
dốc vùng Tây Nguyên”. Trong nghiên cứu tác giả đánh giá hiệu quả của 7 biện pháp
canh tác: cà phê không có biện pháp bảo vệ đất (T1); cà phê + mương giữa hàng
(T2); cà phê + tạo bồn quanh gốc (T3), cà phê xen ngô một vụ, đậu phộng hai vụ
(T4); cà phê xen băng muồng hoa vàng lẫn cốt khí (T5), cà phê xen băng hồng đáo
(T6), để đất trống (T7). Sau thời gian nghiên cứu từ năm 1992 – 1997, tác giả đề xuất
chọn T3 và T5 để nhân rộng. Trong đó: T3 có lượng nước trôi là 4.313 m3/ha, lượng
đất xói mòn sau 4 năm cơ bản là 93,2 tạ/ha, năng suất cà phê nhân trong năm kinh
doanh (1996) là 18,5 tạ/ha. T5 có lượng nước trôi là 9.038 m3/ha, lượng nước xói

mòn sau 4 năm xây dựng cơ bản là 180 tạ/ha, năng suất cà phê nhân trong năm kinh
doanh (1996) là 17,6 tạ/ha.
Nguyễn Lê Nhung (2007) với đề tài “Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất một số giải
pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững các hệ thống NLKH tại Xã Bình Nhâm,
Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương” đã kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng duy trì và lan rộng các mô hình NLKH nơi đây là môi trường và chính sách kinh
tế, thị trường.
Lê Thị Minh (2007) với đề tài “Mô tả và đánh giá thu nhập các mô hình canh
tác NLKH tại Xã Xà Bang, Huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” phân tích các
yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển và lan rộng các mô hình NLKH hiệu
quả tại địa phương là các yếu tố xã hội và đầu ra cho các sản phẩm NLKH.
Ngô Diệu Quyên (2008) với đề tài “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định áp dụng các hệ thống NLKH của người dân tại Thôn Tân Tiến, Xã Đạ Rsal,
Huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm Đồng” phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng các mô hình canh tác NLKH tại Thôn Tân Tiến, Xã Đạ Rsal, Huyện Đam Rông,
Tỉnh Lâm đồng là chính sách nhà nước và dòng thị trường cho sản phẩm NLKH.
Đào Thị Thúy Nga (2009) với đề tài “Phân tích sự thay đổi của các thành phần
trong hệ thống nông lâm kết hợp tại Ấp Bầu Phụng, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh

7


Đồng Nai.” Phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến sự thay đổi các thành phần trong hệ
thống NLKH đó là hiệu quả kinh tế của cây trồng, thị trường và thời tiết.
Dương Thị Kim Hồng (2010) với đề tài “Đánh giá hiệu quả của các hệ thống
NLKH tại xã Xuân Tân, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai” phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến việc người dân lựa chọn các mô hình nông lâm kết hợp tại địa phương là
các yếu tố dòng thị trường và nhu cầu của xã hội.
2.2 Địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Giới thiệu sơ lược về địa điểm nghiên cứu

Sông Trầu là một xã nông nghiệp, diện tích tự nhiên 4.313ha, dân số toàn xã là
3.175 hộ với 21.570 nhân khẩu. Trong đó có hơn 6.387 nhân khẩu là người tạm trú,
công nhân ở khu công nghiệp.
Toàn xã có 8 ấp, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn do nhiều tuyến đường
liên ấp đang thi công. Tập hợp dân cư của nhiều địa phương trong cả nước về lập
nghiệp, có 03 tôn giáo bao gồm ( Phật giáo, Công giáo, Tin lành ). Trong đó đồng bào
theo đạo phật chiếm 50%, công giáo chiếm 9,5%. Có 11 dân tộc anh em cùng sinh
sống trên địa bàn ( Kinh, Hoa, Tày, Mường, Thái, Châu Ro, Nùng, Sán dìu, Thổ, Mạ).
Trên địa bàn xã có 01 khu công nghiệp, 01 trường cao đẳng chuyên nghiệp, 04 ấp đang
trong diện đặc biệt khó khăn và một số công ty, xí nghiệp.
2.2.2 Điều kiện tự nhiên
2.2.2.1 Vị trí địa lý
Trảng Bom là một huyện trung du được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày
10/01/2004 trên cơ sở tách từ huyện Thống Nhất theo Nghị định số 97/2003/NĐ-CP
ngày 21/8/2003 của Chính Phủ. Huyện Trảng Bom tiếp giáp :
Phía Bắc giáp xã Cây Gáo.
Phía Tây Bắc giáp với huyện Vĩnh Cửu.
Phía Tây giáp thành phố Biên Hòa.
Phía Đông giáp với xã Sông Thao.
Phía Nam giáp với thị trấn Trảng Bom.

8


Bản đồ huyện Trảng Bom

Hình 1: Bản đồ phân chia ranh giới xã Sông Trầu
2.2.2.2 Diện tích
Diện tích đất tự nhiên: 4313,43 ha
Diện tích đất nông nghiệp: 3569,67 ha

Diện tích đất lâm nghiệp: 176,32 ha
Diện tích đất chuyên dùng: 472,41 ha
Diện tích đất ở: 47,18 ha
Diện tích đất chưa sử dụng: 47,76 ha

9


2.2.2.3 Đất đai
Có 2 loại đất chính:

Đất xám phân bố chủ yếu ở phía Đông Nam.
Đất đen chiếm hầu hết phần diện tích còn lại của xã.
Đất xám: Là loại đất xám vàng, tầng đá sâu được hình thành trên đá mẹ giàu
thạch anh nghèo kiềm. Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tầng dầy của đất
tương đối. Thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp như điều và hoa màu.
Đất đen: Đây là nhóm đất đặc biệt ở vùng nhiệt đới ẩm, được hình thành trên đá
mẹ giàu kiềm. Đây là lớp đất tấng mỏng, có tầng đá mỏng, độ dày tầng đất từ 0,3 – 1
m, đá lộ đầu tương đối nhiều phân bố khắp địa bàn xã. Thành phần cơ giới đất từ thịt
trung bình đến thịt nặng. Đất giàu dinh dưỡng thích hợp cho việc phát triển các loại
cây có giá trị kinh tế như cà phê, tiêu, cây ăn trái.... Những nơi có tầng đất mỏng có thề
trồng các loại hoa màu như bắp, đậu, bông vải...

2.2.2.4 Khí hậu
Sông Trầu nằm trên tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo phù hợp
với đặc điểm khí hậu của vùng miền Đông Nam Bộ với hai mùa mưa, nắng rõ rệt.
Mùa mưa từ tháng 5-11, mùa khô từ tháng 12-4 năm sau. Nhiệt độ cao đều trong năm,
trung bình đạt 25 – 260, vào mùa khô nhiệt độ khá cao 34 – 370 C. Lượng mưa bình
quân hàng năm: 1600 – 2000 mm. Độ ẩm không khí trung bình khoảng 75 -90% và
biến động rõ rệt theo mùa.

2.2.3 Điều kiện dân sinh – kinh tế – xã hội
2.2.3.1 Dân số – y tế – văn hóa
™ Dân số:
Toàn xã có 3175 hộ với 21570 nhân khẩu. Số người trong độ tuổi lao động
toàn xã là 4483 người, trong đó 90% là lao động nông nghiệp, số ít còn lại là lao động
công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Xã Sông Trầu có 11 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Hoa, Tày, Mường, Thái,
Châu Ro, Nùng, Sán dìu, Thổ mạ.
Trong đó ấp 6 có 4 dân tộc: Kinh, Hoa ( 100 hộ), Tày (40 hộ), Nùng (50 hộ).

10


™ Y tế:
Trạm y tế của xã đã thực hiện tốt chức năng chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân
dân, đặc biệt là công tác tiêm phòng bệnh cho trẻ em, tổ chức khám bệnh cho nhân
dân, chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh tại các trường tổng số lần khám bệnh
là 11.628 lượt. Kết hợp các ngành liên quan tổ chức kiểm tra vệ sinh an tòan thực
phẩm, nhắc nhở các hộ kinh doanh buôn bán cần giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong năm 2010 Trạm y tế xã phối hợp với các ngành chức năng của xã tổ chức
kiểm tra công tác phòng dịch sốt xuất huyết, Cùng với Ban văn hóa xã, đoàn thanh
niên ra quân tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, và diệt lăng quăn phòng ngừa Sốt
xuất huyết, cùng với UBND xã kiểm tra các cơ sở hành nghề y trên địa bàn.
™ Văn hóa:
Vận động 3416 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa. Có 3178 hộ đạt danh
hiệu gia đình văn hóa chiếm 91,8%. Có 6/8 ấp giữ vững danh hiệu ấp văn hóa là các ấp
2, 4, 5, 6, 7, 8 và 2/8 ấp đạt ấp văn hóa: ấp 1 và ấp 3.
Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao do huyện
tổ chức, nhất là hội diễn văn nghệ quần chúng.
2.2.3.2 Kinh tế

Sản xuất nông lâm nghiệp
Nông nghiệp:
Cây trồng hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 là: 2.358 ha đạt 98 %
so với kế hoạch, cụ thể diện tích và sản lượng của từng loại cây như sau
Bảng 3.1: Diện tích và sản lượng từng loại cây trồng năm 2010
So với năm 2009

Diện tích

Năng suất

(ha)

(tạ/ha)

Diện tích (ha)

Năng suất (Tạ/ha)

Lúa

1.364

42,5

-237

1,75

Bắp


660

69

-2.609

-2,5

Các loại cây chất bột

241

252

73

Cây thực phẩm ngắn ngày

93

125

83

Lọai cây trồng

2
0


Nguồn: Báo cáo năm 2010 của UBND xã Sông Trầu

11


Năng suất bắp năm 2010 giảm 2,5tạ/ha so với năm 2009.
Cây lâu năm:
Tổng diện tích cây lâu năm trên toàn xã có 2.061ha tăng 1.041,4 ha so với năm
2009, trong đó :
Cây ăn quả : 487 ha tăng 254,4 ha so với 2009
Cây lấy quả chứa dầu: 1.574 ha tăng 792 ha so với năm 2009
Ấp 6 có tổng diện tích 817 ha trong đó Cà phê 60 ha, Tiêu 32,8 ha, Điều 42,7
ha, cây ăn trái 16,9 ha, rừng keo lá tràm 71 ha, còn lại là lúa và hoa màu.
Nhìn chung trong năm 2010 tình hình thời tiết bất thường, mưa muộn, lượng
mưa ít, xuất hiện các bệnh dịch hại cây trồng đã làm năng xuất các loại cây trồng giảm
so với năm 2009.
™ Chăn nuôi:
Tình hình chăn nuôi trong xã vẫn tiếp tục phát triển theo hướng trang trại, các
hình thức chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ có chiều hướng giảm. Vừa qua trên địa bàn
xã đã xảy ra dịch tai xanh trên đàn heo đã làm số lượng đàn heo giảm nhiều (tiêu
huỷ 2.087 con heo bệnh, chết, tổng số 63.718 kg). Ngay sau khi hết dịch các trại
chăn nuôi và các hộ dân đang tái đầu tư chăn nuôi trở lại.
Cụ thể tính đến ngày 1/4/2011 số lượng đàn gia súc, gia cầm trên toàn xã như sau:
-

Đàn heo

: 15.394 con giảm 10.000 con so với năm 2010

-


Đàn gà

: 103.120 con tăng 50.000 con so với năm 2010

-

Đàn bò, trâu : 558 con giảm 458 con

-

Đàn dê

-

Đàn Vịt, Ngan, Ngỗng: 4.520 con tăng 186 con.

: 236 con tăng 22 con

Nhìn chung đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã phát triển tương đối ổn định tuy
vẫn có sự tăng, giảm về số lượng gia súc, gia cầm do ảnh hưởng của dịch heo tai xanh
từ năm 2010 khiến số lượng đàn heo vẫn chưa kịp phục hồi nhưng bên cạnh đó đàn gia
cầm và chăn nuôi khác thì lại gia tăng nên sự ổn định trong phát triển chăn nuôi vẫn
được đảm bảo. UBND xã chỉ đạo cho cán bộ thú y phối hợp với Trạm Thú y huyện
Trảng Bom khảo sát và nắm chắc các hộ có chăn nuôi gia cầm để có kế hoạch tổ chức
tiêm vacxin phòng bệnh.

12



Hiện nay nhân dân trong xã đang chú trọng phát triển nghề trồng nấm, hàng năm
đạt sản lượng hàng ngàn tấn các loại. Giải quyết hàng trăm lao động có việc làm ổn
định. CLB trồng nấm đang là mô hình học tập của các đơn vị trong và ngoài tỉnh.
™ Lâm nghiệp:
Tổng diện tích rừng trồng tính đến 15/11/2010 toàn xã có 290 ha tăng 158ha so
với năm 2009. Rừng chủ yếu là cây tràm và các loại cây lấy gỗ khác, bên cạnh diện
tích rừng trồng trên địa bàn xã còn có 81 ha cây cao su, tiêu, điều tăng 36,3 ha. Các hộ
dân có diện tích rừng trồng và diện tích cây cao su đã chủ động làm công tác vệ sinh
đất rừng và phòng chống cháy rừng trong mùa khô.
Thương mại – Dịch vụ.
Tình hình TM – DV năm 2010 phát triển hơn so với cùng kỳ năm trước do
không bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Phát sinh một số hộ kinh doanh mới và một
số hộ kinh doanh trở lại. Hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 594 hộ kinh doanh trong
đó: 177 hộ kinh doanh phòng trọ với 2.351 phòng, còn lại là các hộ kinh doanh vừa và
nhỏ. Tính đến nay trên địa bàn xã có 50 cơ sở sản xuất kinh doanh các ngành nghề
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
2.2.3.3 Cơ sở hạ tầng.
Về giao thông: Trong những năm qua xã đã tập trung các nguồn vốn như
chương trình 135/CP, xã hội hóa giao thông nên đã đầu tư xây dựng được 18 km
đường trải nhựa và 34 km đường trải sỏi đá mi.
Kết hợp với các phòng ban chức năng của huyện tiến hành sửa chữa Trung tâm
văn hóa xã, các công trình của chương trình 135 giai đoạn 2010 ở 4 ấp đặc biệt khó
khăn.
2.2.3.4 Công tác khuyến nông
Trung tâm khuyến nông của xã mở nhiều lớp tập huấn khuyến nông (510lần/năm) và các cuộc hội thảo (do các nhà sản xuất phân bón và công ty giống cây
trồng Miền Nam tài trợ) tạo điều kiện cho người dân học tập, trao đổi kiến thức thực
tiễn. Năm 2010 tại xã có 16 cuộc hội thảo và tập huấn kỹ thuật.
Từ đầu năm 2011 đến nay xã đã phối hợp với Trạm bảo vệ thực vật huyện
Trảng Bom tổ chức được 04 buổi tập huấn chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên các


13


loại cây trồng như cây Điều, cây Tiêu, cây cà phê, cây Lúa … cho bà con nông dân
toàn xã.
Tại ấp 6, trung tâm khuyến nông của xã khuyến khích người dân tập trung
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất
hàng hoá có chất lượng cao và hiệu quả kinh tế đối với cây công nghiệp. Thực hiện
trồng xen hoa màu và các cây ngắn ngày khác với diện tích trồng cây công nghiệp mới
góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, ổn định đời sống dân cư trên địa
bàn xã. Lấy ngắn nuôi dài.
Nhận xét: Ấp 6 xã Sông Trầu là một ấp mới thành lập năm 1994 có tổng diện tích 817
ha, bao quanh ấp có suối Ba Xỉ và và thác Đá Hàn không cạn nước rất thích hợp cho
việc trồng trọt và chăn nuôi. Đường đất đỏ vào mùa mưa đi lại khó khăn, hệ thống điện
còn thiếu 90% có điện. Người dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, nên đời
sống còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các vườn trồng đã lâu nên năng suất không cao.
Bên cạnh đó trong 2 năm trở lại đây thì thời tiết biến đổi thất thường, mưa nhiều làm
cho một số cây trồng bị bệnh nên mất mùa. Hiện nay hầu hết các loại cây trồng bị bệnh
do rệp nên đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Do đó cần sự hỗ trợ của nhà
nước và chính quyền địa phương về vốn và kĩ thuật cho người dân, bên khuyến nông
phối hợp với người dân nhanh chóng diệt trừ bệnh ở cây trồng.

14


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu
• Tìm hiểu hiệu quả kinh tế của các hệ thống NLKH tại ấp 6 xã Sông Trầu huyện

Trảng Bom tỉnh Đồng Nai.
• Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lan rộng của các hệ thống NLKH
của người dân.
• Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện các hệ thống NLKH đạt hiệu quả cao về kinh
tế, xã hội và môi trường tại địa phương.
3.2. Nội dung
™ Tìm hiểu hiệu quả kinh tế của các hệ thống NLKH tại ấp 6 xã Sông Trầu huyện
Trảng Bom tỉnh Đồng Nai.
- Tìm hiểu và mô tả các hệ thống NLKH tại địa bàn nghiên cứu: cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, mô tả cấu trúc, phân loại và đánh giá ưu, nhược điểm của các hệ thống
(NLKH) tại địa phương (tổng hợp từ bảng SWOT)
- Tìm hiểu về năng suất của các loại sản phẩm và phụ phẩm trên diện tích đất
của nông hộ theo từng hệ thống NLKH.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số hệ thống và phương thức NLKH điển
hình tại địa phương.
So sánh hiệu quả kinh tế giữa các hệ thống cả về đầu vào và đầu ra của hệ
thống.
Lựa chọn mô hình có hiệu quả cao cho người dân địa phương và phụ cận áp
dụng.

Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các hệ thống NLKH của
người dân.
15


×