Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO CỦA CÂY DỪA NƯỚC (Nypa fruticans Wurmb.) TẠI PHÍA BẮC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
YZ

DƯƠNG THÀNH VÂN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA
CÂY DỪA NƯỚC (Nypa fruticans Wurmb.) TẠI
PHÍA BẮC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
YZ

DƯƠNG THÀNH VÂN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA
CÂY DỪA NƯỚC (Nypa fruticans Wurmb.) TẠI
PHÍA BẮC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH
Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: TS. VIÊN NGỌC NAM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2011

i


LỜI CẢM ƠN
Được như ngày hôm nay, tôi xin chân thành cảm ơn Ba Má – người đã
sinh thành, dưỡng dục tôi nên người; các anh chị đã thương yêu, động viên, giúp
đỡ tôi trên con đường học vấn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Tiến sỹ Viên Ngọc Nam, thầy giáo
hướng dẫn trực tiếp cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này, đã dành
nhiều thời gian quý báu và tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Chân thành cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm TP.
HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong quá trình tôi
theo học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn đến các anh: Bùi Nguyễn Thế Kiệt, Trần Văn Quy
và tất cả các anh chị trong Ban Quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ đã tạo điều kiện
thuận lợi và tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn Vũ Kim Sáng, Phan Thị Mỹ Hạnh đã giúp
đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 06 năm 2011

Dương Thành Vân

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của cây Dừa nước (Nypa fruticans
Wurmb.) tại phía Bắc Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ - Thành phố
Hồ Chí Minh”. Thời gian thu thập số liệu từ tháng 03 đến tháng 04 năm 2011 tại 4
vùng: Vùng dân cư xã Tam Thôn Hiệp, vùng rừng xã Tam Thôn hiệp, xã An Thới
Đông và xã Bình Khánh.
Đề tài đã thu được kết quả như sau:
Kết quả nghiên cứu sinh khối tươi cây cá thể: Trung bình là 6,47 ± 1,13
kg/tàu lá, trong đó sóng lá chiếm tỷ lệ cao hơn là 72,03%, còn lá chiếm tỷ lệ thấp là
27,97% tổng sinh khối tươi cây cá thể.
Kết quả nghiên cứu sinh khối khô cây cá thể: Trung bình là 2,14 ± 0,38
kg/tàu lá, trong đó sóng lá chiếm tỷ lệ cao hơn là 58,6%, còn lá chiếm tỷ lệ thấp là
41,4% sinh khối khô cây cá thể.
Khả năng hấp thụ CO2 của cá thể cây Dừa nước trung bình là 3,41 ± 0,61 kg
CO2. Khả năng hấp thụ CO2 của bộ phận sóng lá là 2,02 ± 0,37 kg chiếm 59,15%,
của bộ phận lá là 1,39 ± 0,24 kg chiếm 40,85% khả năng hấp thụ CO2 của cây cá
thể. Đối với phần bẹ lá hấp thụ trung bình là 0,57 ± 0,09 kg CO2.
Sinh khối khô trung bình của quần thể đạt 84,89 ± 9,42 tấn/ha. Tổng sinh
khối khô của toàn vùng nghiên cứu là 362.626,93 tấn.
Từ kết quả tính được, mỗi hecta hấp thụ 137,02 tấn CO2. Suy ra năng lực hấp
thụ CO2 lượng giá bằng tiền trên 1 hecta là 685,1 USD tương đương với 14.126.762
đồng. Lượng CO2 hấp thụ của toàn khu vực nghiên cứu là 578.293,98 tấn. Suy ra
năng lực hấp thụ CO2 bằng tiền là 2.891.469,9 USD tương đương với
59.622.109.340 đồng.

iii



MỤC LỤC
TRANG
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
TÓM TẮT .................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... xi
Chương 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và giới hạn đề tài ............................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu đề tài ............................................................................................. 2
1.2.2 Giới hạn đề tài ............................................................................................. 2
Chương 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 4
2.1 Nghiên cứu về cây Dừa nước ......................................................................... 4
2.1.1. Đặc điểm cây Dừa nước ............................................................................. 4
2.1.1.1 Đặc điểm hình thái .................................................................................... 4
2.1.1.2 Đặc điểm sinh thái .................................................................................... 5
2.1.1.3 Phân bố ..................................................................................................... 6
2.1.1.4 Công dụng................................................................................................. 6
2.1.1.5 Kỹ thuật nhân giống, gây trồng ................................................................ 7
2.1.1.6 Khai thác, chế biến và bảo quản ............................................................... 7
2.1.1.7 Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn.......................................................... 8
2.1.2 Tầm quan trọng và công tác gây trồng cây Dừa nước từ Nam bộ về ven
biển miền Trung .......................................................................................... 9
2.2 Nghiên cứu về sinh khối ............................................................................... 10
2.2.1 Các phương pháp xác định sinh khối và hấp thụ carbon trên mặt đất....... 11

iv



2.2.1.1 Phương pháp dựa trên mật độ sinh khối của rừng ................................. 11
2.2.1.2 Phương pháp dựa trên điều tra rừng thông thường ................................ 11
2.2.1.3 Phương pháp dựa trên điều tra thể tích .................................................. 11
2.2.1.4 Phương pháp dựa trên các nhân tố điều tra lâm phần ........................... 12
2.2.1.5 Phương pháp dựa trên số liệu cây cá thể ................................................ 13
2.2.1.6 Phương pháp dựa trên vật liệu khai thác ............................................... 13
2.2.1.7 Phương pháp dựa trên mô hình sinh trưởng .......................................... 14
2.2.1.8 Phương pháp dựa trên công nghệ viễn thám và GIS .............................. 14
2.2.2 Một số nghiên cứu về sinh khối trên thế giới ............................................ 14
2.2.3 Một số nghiên cứu về sinh khối ở Việt Nam ............................................. 15
2.3 Hấp thụ khí CO2 ........................................................................................... 17
2.3.1. Những vấn đề liên quan đến CO2 ............................................................. 18
2.3.1.1 Nghị định thư Kyoto ............................................................................... 18
2.3.1.2 Quyết định số 47/2007/QĐ – TTg .......................................................... 19
2.3.2 Nghiên cứu về hấp thụ CO2 trên thế giới .................................................. 20
2.3.3 Nghiên cứu về hấp thụ CO2 ở Việt Nam. .................................................. 21
2.3.4 Đánh giá giá trị của rừng với hấp thụ CO2 ................................................ 23
2.4 Nhận định ..................................................................................................... 24
Chương 3: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................. 26
3.1 Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 26
3.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 26
3.2.1 Chuẩn bị ..................................................................................................... 26
3.2.2 Ngoại nghiệp.............................................................................................. 27
3.2.3 Nội nghiệp ................................................................................................. 29
3.3 Đặt điểm khu vực nghiên cứu....................................................................... 30
3.3.1 Đặc điểm tự nhiên...................................................................................... 30
3.3.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................. 30
3.3.1.2 Địa hình, địa mạo.................................................................................... 31


v


3.3.1.3 Diện tích ................................................................................................. 32
3.3.1.4 Khí hậu, thủy văn.................................................................................... 32
3.3.1.5 Mạng lưới sông rạch ............................................................................... 33
3.3.1.6 Hệ thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ ...................................................... 33
3.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 34
3.3.2.1 Dân số ..................................................................................................... 34
3.3.2.2 Về kinh tế................................................................................................ 34
3.3.2.3 Về xã hội ................................................................................................. 34
3.3.2.4 Quản lý đô thị ......................................................................................... 35
3.3.2.5 Tài nguyên môi trường ........................................................................... 35
3.3.3 Bảo vệ rừng và nguồn lợi thủy sản ............................................................ 35
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 37
4.1 Vị trí khu vực nghiên cứu ............................................................................. 37
4.2 Sinh khối cây cá thể ...................................................................................... 38
4.2.1 Kết cấu sinh khối tươi cây cá thể............................................................... 38
4.2.2 Sinh khối tươi của bẹ Dừa ........................................................................ 40
4.2.3 Tương quan giữa sinh khối tươi với chiều dài lá (L) ................................ 41
4.2.3.1 Tương quan giữa sinh khối tươi của sóng lá với L................................. 41
4.2.3.2 Tương quan giữa sinh khối tươi của lá với L ......................................... 42
4.2.3.3 Tương quan giữa tổng sinh khối tươi cây cá thể với L .......................... 43
4.2.4 Kết cấu sinh khối khô cây cá thể ............................................................... 43
4.2.4.1 Tương quan giữa sinh khối khô của sóng lá với L ................................. 47
4.2.4.2 Tương quan giữa sinh khối khô của lá với L.......................................... 47
4.2.4.3 Tương quan giữa tổng sinh khối khô cây cá thể với L ........................... 48
4.2.5 Tương quan giữa sinh khối khô với sinh khối tươi cây cá thể .................. 49
4.3 Hấp thụ CO2 của cây cá thể .......................................................................... 50

4.3.1 Cấu trúc khả năng hấp thụ CO2 cây cá thể ................................................ 50
4.3.2 Tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 của sóng lá với L ....................... 52
4.3.3 Tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 của lá với L ............................... 53

vi


4.3.4 Tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 của cây cá thể với L .................. 53
4.4 Khả năng hấp thụ CO2 của bẹ lá ................................................................... 54
4.4.1 Tương quan giữa sinh khối tươi bẹ lá với chiều dài bẹ ............................. 55
4.4.2 Tương quan giữa sinh khối khô bẹ lá với chiều dài bẹ ............................. 56
4.4.3 Tương quan giữa sinh khối khô với sinh khối tươi bẹ lá........................... 56
4.4.4 Tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 của bẹ lá với chiều dài bẹ .......... 57
4.5 Hấp thụ CO2 của quần thể ............................................................................ 58
4.5.1 Sinh khối khô của quần thể........................................................................ 58
4.5.2 Khả năng hấp thụ CO2 của quần thể .......................................................... 59
4.6 Tổng trữ lượng hấp thụ CO2 của quần thể .................................................... 59
4.7 Lượng giá khả năng hấp thụ CO2 ................................................................. 61
4.8 So sánh phương trình sinh khối của đề tài với các nguồn khác ................... 62
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 64
5.1 Kết luận......................................................................................................... 64
5.2 Kiến nghị ...................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 66

vii


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
AGB


Above Ground Biomass - Sinh khối trên mặt đất

AIMS

Viện Khoa học Biển của Úc

b, bo, b1

Các hệ số

CDM

Clean Development Mechanism – Cơ chế phát triển sạch

CN

Công nghiệp

CO2

Cacbon dioxit

CO2e

Cacbonic tương đương

CO2_be

Khả năng hấp thụ CO2 của bẹ lá


CO2_la

Khả năng hấp thụ CO2 của lá

CO2_sl

Khả năng hấp thụ CO2 của sóng lá

CO2_tong

Khả năng hấp thụ CO2 của toàn cây

Ctv

Cộng tác viên

WD

Tỷ trọng gỗ

D1.3

Đường kính ngang ngực

DNRC

Department of Natural Resources and Conservation
Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Bảo tồn

E


Hệ số chuyển đổi

F

Trắc nghiệm Fisher

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu

Hvn

Chiều cao vút ngọn

IPCC

Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu

KDTSQ RMN

Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn

KT-XH

Kinh tế - xã hội


L

Chiều dài lá Dừa nước

N

Số cây trong lâm phần (mật độ)

P

Xác suất thống kê

viii


R2

Hệ số xác định

REDD

Cơ chế Giảm phát thải từ Mất rừng và Suy thoái rừng

SE

Standard Erro – Sai số tiêu chuẩn

SK


Sinh khối

TEV

Total Economic Value - Tổng giá trị kinh tế

TPO

Dữ liệu đầu ra sản phẩm gỗ

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc

UNFCCC

Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu

USD

The United States dollar

V

Thể tích

Wk_CG

Sinh khối khô ở Cần Giờ


Wk_KG

Sinh khối khô ở Kiên Giang

Wk_la

Sinh khối khô bộ phận lá

Wk_sl

Sinh khối khô bộ phận sóng lá

Wkbe

Sinh khối khô bẹ lá

Wkho

Sinh khối khô

Wt_la

Sinh khối tươi bộ phận lá

Wt_sl

Sinh khối tươi bộ phận sóng lá

Wt_tong


Tổng sinh khối tươi

Wtbe

Sinh khối tươi bẹ lá

Wtk

Tổng sinh khối khô

Wtkqt

Tổng sinh khối khô của quần thể

Wtuoi

Sinh khối tươi

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1: Sinh khối tươi của cây cá thể theo từng cây và từng bộ phận ................ 38
Bảng 4.2: Sinh khối tươi của bẹ Dừa....................................................................... 40
Bảng 4.3: Các phương trình tương quan giữa sinh khối tươi sóng lá với L............ 41

Bảng 4.4: Các phương trình tương quan giữa sinh khối tươi của lá với L.............. 42
Bảng 4.5: Các phương trình tương quan giữa tổng sinh khối tươi cây cá thể với L ... 43
Bảng 4.6: Kết cấu sinh khối khô cây cá thể ............................................................ 44
Bảng 4.7: Sinh khối khô của bẹ lá ........................................................................... 46
Bảng 4.8: Các phương trình tương quan giữa sinh khối khô sóng lá với L ............ 47
Bảng 4.9: Các phương trình tương quan giữa sinh khối khô của lá với L .............. 47
Bảng 4.10: Các phương trình tương quan giữa tổng sinh khối khô cây cá thể với L.. 48
Bảng 4.11: Các phương trình tương quan giữa sinh khối khô và sinh khối tươi .... 49
Bảng 4.12: Khả năng hấp thụ CO2 và tỷ lệ CO2 theo từng bộ phận cây ................. 50
Bảng 4.13: Các phương trình tương quan giữa hấp thụ CO2 của sóng lá với L ...... 52
Bảng 4.14: Các phương trình tương quan giữa hấp thụ CO2 của lá với L .............. 53
Bảng 4.15: Các phương trình tương quan giữa hấp thụ CO2 cây cá thể với L ........ 53
Bảng 4.16: Khả năng hấp thụ CO2 của bẹ lá ........................................................... 54
Bảng 4.17: Các phương trình tương quan giữa sinh khối tươi bẹ lá với chiều dài bẹ . 55
Bảng 4.18: Các phương trình tương quan giữa sinh khối khô bẹ lá với chiều dài bẹ . 56
Bảng 4.19: Các phương trình tương quan giữa sinh khối khô và sinh khối tươi bẹ lá .. 56
Bảng 4.20: Các phương trình tương quan giữa hấp thụ CO2 bẹ lá với chiều dài bẹ ... 57
Bảng 4.21: Cấu trúc sinh khối khô của từng vùng nghiên cứu ............................... 58
Bảng 4.22: Khả năng hấp thụ CO2 của từng vùng nghiên cứu................................ 59
Bảng 4.23: Bảng tổng hợp CO2e của quần thể ....................................................... 60
Bảng 4.24: Bảng phân tích mối quan hệ giữa CO2 hấp thụ và các chỉ tiêu............. 61
Bảng 4.25: Giá trị bằng tiền từ lượng CO2e hấp thụ của các vùng nghiên cứu ...... 62
Bảng 4.26: Bảng phân tích Anova so sánh 2 phương trình Wk_CG và Wk_KG ... 63

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH


TRANG

Hình 2.1: Cây Dừa nước (Nipa fruticans Wurmb.) .................................................. 4
Hình 2.2: Chu trình carbon ..................................................................................... 17
Hình 3.1: Lập ô đo đếm. .......................................................................................... 27
Hình 3.2: Cân trọng lượng tươi các bộ phận cây Dừa nước. .................................. 28
Hình 3.3: Máy định vị GPS và La bàn .................................................................... 30
Hình 3.4: Bản đồ huyện Cần Giờ ............................................................................ 31
Hình 4.1: Vị trí các ô nghiên cứu ........................................................................... 37
Hình 4.2: Tỷ lệ % sinh khối tươi theo từng bộ phận cây cá thể .............................. 40
Hình 4.3: Sinh khối tươi của sóng lá, lá và tổng cây cá thể .................................... 43
Hình 4.4: Tỷ lệ % sinh khối khô các bộ phận cây cá thể ........................................ 46
Hình 4.5: Sinh khối khô của sóng lá, lá và cây cá thể............................................. 49
Hình 4.6: Tỷ lệ % khả năng hấp thụ CO2 theo từng bộ phận cây cá thể................. 52
Hình 4.7: Khả năng hấp thụ CO2 của sóng lá, lá và cây cá thể ............................... 54
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khả năng hấp thụ CO2 của từng vùng nghiên cứu . 59
Hình 4.9: Đồ thị so sánh các phương trình tương quan tổng sinh khối khô Wtk với
L có dạng Y = aXb ................................................................................... 62

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm tăng đáng
kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt động
công nghiệp như khí CO2, CH4,…; giao thông; sự gia tăng dân số…), làm trái đất
nóng dần lên, từ đó gây ra hàng loạt những thay đổi bất lợi cho con người và cho
môi trường tự nhiên. Nếu chúng ta không có những hành động kịp thời nhằm hạn

chế, giảm thiểu những khí thải này, hậu quả đem lại sẽ vô cùng thảm khốc. Theo dự
báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ
toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,40C tới 5,80C. Sự nóng lên của bề mặt trái đất sẽ làm
băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm mực nước biển dâng cao thêm khoảng
90 cm, sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình
thấp [12].
Các báo cáo của IPCC và nhiều trung tâm nghiên cứu về khí hậu trên thế giới
công bố: Nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu ấm lên gần 1°C trong vòng 80 năm
(từ 1920 đến 2005) và tăng rất nhanh trong khoảng 25 năm gần đây (từ 1980 đến
2005). Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính là do lượng khí CO2
và các loại khí thải do hoạt động con người gây ra trong bầu khí quyển Trái đất,
điều này đã được minh chứng qua các số liệu mấy thế kỷ và nhất là trong vài thập
kỷ gần đây [26].
Vì thế hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đã và đang cùng nhau nghiên
cứu, tìm cách ứng phó trước sự thay đổi bất lợi của khí hậu cho con người. Họ đã
chứng minh được: Rừng đóng vai trò quan trọng trong chống lại biến đổi khí hậu
toàn cầu do ảnh hưởng của nó đến chu trình carbon. Đối với rừng nhiệt đới, có tới

1


50% lượng carbon dự trữ trong thảm thực vật và 50% dự trữ trong đất [25]. Do đó,
vai trò và đóng góp của hệ sinh thái rừng trong chu trình carbon, biện pháp làm tăng
khả năng đóng góp của hệ sinh thái rừng trong công tác làm giảm lượng khí thải gây
hiệu ứng nhà kính là một vấn đề đang được cộng đồng khoa học quốc tế quan tâm.
Việc quản lý chu trình CO2 trong điều hòa khí hậu, giảm tác hại hiệu ứng nhà kính
đòi hỏi phải có những nghiên cứu, đánh giá về khả năng hấp thụ CO2 để làm cơ sở
lượng hóa những giá trị kinh tế và môi trường mà rừng mang lại nhằm đưa ra chính
sách chi trả cho các chủ rừng một cách hợp lý.
Ở nước ta, Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là Khu Dự trữ

sinh quyển đầu tiên được UNESCO công nhận vào năm 2000 với diện tích 71.361
ha [2]. Tại đây có các loài đa số thuộc họ Đước (Rhizophoraceae), họ Bần
(Sonneratiaceae), họ Mấm (Avicenniaceae),… đã được các nhà khoa học nghiên
cứu về khả năng hấp thụ CO2 làm cơ sở cho việc tính toán chi trả dịch vụ môi
trường theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Thủ Tướng Chính Phủ về Chính sách
chi trả dịch vụ môi trường rừng. Trong đó cây Dừa nước (Nypa fruticans Wurmb.)
thuộc họ Cau Dừa (Arecaceae) tập trung ở vùng nước lợ tại phía Bắc huyện Cần
Giờ chưa được nghiên cứu. Vì thế, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu khả năng hấp thụ CO2 của cây Dừa nước (Nypa fruticans Wurmb.) tại
phía Bắc Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí
Minh”.
1.2 Mục tiêu và giới hạn đề tài
1.2.1 Mục tiêu đề tài
- Tính toán khả năng hấp thụ CO2 của cây Dừa nước.
- Lượng giá khả năng hấp thụ CO2 của cây Dừa nước, góp phần vào việc tính
toán chi trả dịch vụ môi trường rừng.
1.2.2 Giới hạn đề tài
Do thời gian có hạn nên khóa luận chỉ nghiên cứu ở phạm vi sau:
- Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tại 3 xã (Tam Thôn
Hiệp, Bình Khánh, An Thới Đông) phía Bắc Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn

2


Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu sinh khối cũng như khả năng tích
tụ carbon của cây Dừa nước trên mặt đất, không đề cập đến lượng vật rụng, carbon
trong đất.

3



Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Nghiên cứu về cây Dừa nước
2.1.1. Đặc điểm cây Dừa nước
2.1.1.1 Đặc điểm hình thái
Cây Dừa nước có tên khoa học là Nipa fruticans Wurmb., 1779 hay Nipa
fruticans Thunb., 1782 thuộc họ Cau (Arecaceae).

Hình 2.1: Cây Dừa nước (Nipa fruticans Wurmb.)
Cây thường mọc ven bờ nước, có thân ngầm đơn trục bò lan trên mặt đất,
đường kính đến 45 cm, mang nhiều sẹo lá lớn xếp chồng lên nhau, trông như các
chiếc thớt, mặt dưới có rễ. Lá mọc cụm, 3 - 5 lá, vươn lên theo chiều đứng thẳng,
dài 3,0 - 6,5 m, dạng lông chim; cuống lá rất mập, dài đến 1,5 m, hình trụ, có rãnh ở
bên; gốc phình lên thành hình bẹ ngắn; thuỳ lá con nhiều, hình đường, dài 1,2 - 1,5
m, rộng 6,5 - 8,5 cm, dai, gân giữa ở mặt dưới mang nhiều vảy màu nâu ép sát [10].
Cụm hoa đơn độc, nằm trong nách lá, đứng thẳng và phân nhánh, cao đến
60- 90 cm, có nhiều lá bắc; cuống mập hình trụ, dài. Hầu hết các nhánh có lá bắc
lớn, hình ống, để bảo vệ hoa và quả. Các cụm hoa đực hình bông thường mọc từng
đôi, hình trụ, thường hơi cong, dài khoảng 5 cm. Hoa có 2 dạng rất khác nhau,

4


nhưng chúng có bao hoa giống nhau; hoa đực mang 3 nhị; chỉ nhị dính thành cột,
không có nhụy thoái hoá; bầu 3 lá noãn rõ, hơi dài hơn bao hoa, không bằng nhau,
hơi cong và có cạnh, với núm nhụy hình phễu.
Cụm quả lớn, hình cầu, đường kính khoảng 40 cm. Quả hạch, phát triển từ 1
lá noãn, bị ép và có cạnh không đều, hình tháp, kích thước 10 – 15 x 6 – 8 cm, màu

nâu đến đen nhạt; vỏ quả nhẵn, lớp giữa có sợi, lớp phía trong dày. Hạt hình trứng
rộng, phía bên có gờ, rễ ở gốc, nảy mầm ngay trên cây, với rễ mầm thò ra và đẩy
quả ra ngoài [10].
2.1.1.2 Đặc điểm sinh thái
Đây là loài cây nhiệt đới, vùng sinh trưởng có nhiệt độ trung bình thấp 200C
và nhiệt độ trung bình cao nhất 32 - 350C. Khí hậu tốt nhất để cây phát triển là vùng
từ cận ẩm ướt đến ẩm với lượng mưa lớn hơn 100 mm/tháng và phân bố đều trong
năm.
Dừa nước chỉ mọc ở vùng nước lợ, tập trung nhất là các cửa sông, dọc theo
các kênh rạch và các con sông đào vùng ven biển. Nó có thể xâm nhập ngược cửa
sông hàng chục kilômet. Rất ít gặp Dừa nước dọc theo các bờ biển. Điều kiện tốt để
phát triển Dừa nước là thân ngầm thường xuyên bị ngập trong nước lợ. Chính vì vậy
Dừa nước mọc rất nhiều ở vùng cửa sông bị ngập triều, có độ mặn từ 1 – 9 mg/lít;
chúng phát triển mạnh trên đất bùn hoặc đất phù sa giàu mùn, độ chua khoảng 5,
lượng oxygen thấp.
Dừa nước thường mọc thành quần thụ thuần loại, nhưng ở một số nơi, chúng
mọc lẫn với các loài cây gỗ của rừng ngập mặn như Đước, Vẹt, Mắm; tầng dưới
rừng là các loài ô rô, ráng và lá náng. Các quần thụ Dừa nước tự nhiên mọc rất dày
đặc, tuỳ theo các địa phương, số cây trong 1 ha từ 2.000 - 5.000 hoặc 10.000 cây.
Hoa Dừa nước muốn thụ phấn phải nhờ một loài ruồi thuộc họ Ruồi dấm
(Drosophilidae).
Mùa quả chín tháng 2 - 4; mỗi buồng có từ 40 - 60 quả. Mỗi kilogram có 9 12 quả. Một cụm quả có khoảng 88 - 133 quả [10].

5


2.1.1.3 Phân bố
* Việt Nam:
Cây phân bố ở các tỉnh từ đèo Hải Vân trở vào. Tập trung nhiều ở các vùng
nước lợ và cửa sông của các tỉnh thuộc miền Đông và Tây Nam Bộ như thành phố

Hồ Chí Minh, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang (Phú
Quốc). Khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, Dừa nước đã được đưa ra trồng thử
ở bến phà Rừng (Quảng Ninh), cây có thể sinh trưởng, phát triển bình thường.
* Thế giới:
Dừa nước phân bố nhiều ở các nước Đông Nam Á. Đây là loài thuộc nhóm
Một lá mầm cổ nhất. Hoá thạch của cây tìm thấy cả ở Châu Âu và Châu Mỹ. Dự
đoán loài này đã có mặt trên trái đất từ 13 - 63 triệu năm trước đây. Hiện nay cây
phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo, từ vĩ độ 100 Nam đến 100 Bắc, kéo dài từ Sri
Lanka qua vùng Đông Nam Á, đến phía Bắc Australia. Cây cũng đã được nhập vào
phía Tây Châu Phi từ đầu thế kỷ 20. Vùng rừng Dừa nước lớn nhất là ở Indonesia,
rộng khoảng 700.000 ha, rồi đến Papua New Guinea (500.000 ha) và Philippin
(8.000 ha). Điểm cực bắc khu phân bố của Dừa nước là đảo Ryukyu của Nhật Bản
và điểm cực nam là Nam Australia. Ở nhiều nước Đông Nam Á, Dừa nước đã được
đưa vào trồng [10].
2.1.1.4 Công dụng
Dừa nước là một loài cây lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng. Từ rất lâu đời, người
dân địa phương đã sử dụng cây Dừa nước vào nhiều mục đích khác nhau. Lá Dừa
nước có kích thước lớn được dùng để lợp và làm vách nhà, làm chổi, đan rổ rá, làm
chiếu và đan mũ; các sợi từ bẹ lá dùng làm ván ép tốt. Nội nhũ sừng (cùi) non ăn
được, có thể dùng làm mứt.
Ở nhiều nước châu Á, từ rất lâu đời, dung dịch ngọt lấy từ cuống cụm hoa
quả Dừa nước được dùng để chế thành đường, nước giải khát, rượu hay dấm ăn. Ở
các chợ miền Tây Nam Bộ, loại đường đen làm từ dịch Dừa nước được bán khá phổ
biến. Ở Indonesia, Malaysia và Philippin dung dịch cụm hoa Dừa nước lên men nhẹ
để tạo ra một loại nước uống như bia của địa phương.

6


Dừa nước còn được dùng làm thuốc chữa nhức đầu, đau răng; Một số nơi

dùng cùi Dừa nước khi già rất cứng để thử chế biến các hàng mỹ nghệ… nhưng đã
thất bại vì nó dễ bị nấm và côn trùng phá hại.
Dừa nước là cây có vai trò quan trọng bảo vệ các bờ kênh rạch, chống xói
mòn, lở đất do sóng mạnh đánh vào bờ. Nó cũng có tác dụng giữ đất bồi ven kênh
rạch. Ở bờ các đầm nuôi tôm nước lợ, trồng Dừa nước dọc theo mương, vừa có tác
dụng giữ đất, vừa che bóng cho đầm, giữ nước mát làm chỗ trú cho tôm lúc nắng
nóng.
2.1.1.5 Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
* Nhân giống:
Ở Việt Nam, Dừa nước được trồng từ hạt (quả). Bằng cách ấn trực tiếp các
quả nhỏ xuống bùn, nhưng ở chỗ đất bồi nhanh thì dễ bị bùn lấp mất quả hoặc khi
trồng ở các bãi ven sông dễ bị sóng to gây ra do các tàu, thuyền chạy tốc độ cao kéo
đi. Biện pháp bảo đảm nhất là ươm cây trên luống hoặc trồng trong bầu. Cây 4
tháng tuổi có thể mang đi trồng. Kinh nghiệm ở Bangladesh, có 2 cách nhân giống:
1/ Quả được cắm sâu 5 cm trên mặt luống. Luống được tưới nước lợ đều
trong 2 tháng, khi cây con ra nhiều rễ thì mang trồng.
2/ Quả được bảo quản trong các mương, rạch, ngập triều nước lợ; định kỳ
sau 2 tháng đem trồng trên bãi: Tỷ lệ nảy mầm thường đạt 90%, tỷ lệ sống trên
75%. Cần chú ý là cây con có rất nhiều rễ chùm cắm vào bùn. Do đó, chờ khi
nước triều cao hãy khoả nhẹ bùn xung quanh bộ rễ, sau đó đào cây đi trồng để
tránh làm đứt rễ.
* Trồng và chăm sóc:
Mật độ trồng 2.500 - 4.400 cây/ha (với khoảng cách 2 x 2 m hoặc 1,5 x 1,5
m).
2.1.1.6 Khai thác, chế biến và bảo quản
Chưa có qui trình khai thác lá Dừa nước, nhưng khi khai thác chỉ nên chặt
các lá già và chừa lại các lá non. Khi khai thác rừng Dừa nước phải tỉa thưa nhiều
để có thể đi thuyền hoặc lội vào thu hái lá hoặc dịch cụm quả. Điều đó còn giúp

7



tăng cường ánh sáng cho cây, khiến cây tăng trưởng và ra hoa quả đều hơn, đồng
thời cũng làm tăng sản lượng lá và dịch chiết. Khi cắt lá để lợp cần chặt sát gốc và
để lại ít nhất 2 - 3 lá trên thân.
Để khai thác dịch cụm quả, cần giảm lượng lá lấy hàng năm, nhưng các lá
già cần cắt hết để tránh việc khi chúng rụng làm đứt cuống cụm quả. Muốn khai
thác dịch cuống quả để làm đường thì chỉ nên khai thác khi cây 5 tuổi và ra hoa lần
thứ hai. Kinh nghiệm ở Papua New Guinea, trước khi cắt cuống quả cần uốn cong
cuống quả 12 lần, vỗ nhẹ vào nó 64 lần, đá vào gốc cuống 4 lần. Việc xử lý đó diễn
ra ở nhiều thời điểm khác nhau và bắt đầu vào thời gian 2 - 6 tháng sau khi cây ra
hoa. Sau đó cắt đứt cuống cụm quả. Để đảm bảo dịch chảy ra đều, cần cắt 1 khoanh
dày 1 – 2 cm trên cuống cụm quả, mỗi ngày 2 lần. Buộc 1 lóng tre hay dụng cụ làm
bằng vật liệu khác để hứng dịch chảy ra. Thời gian hứng dịch phụ thuộc vào chiều
dài của cuống cụm quả.
Rừng Dừa nước non cho năng suất cao hơn rừng già. Tính bình quân mỗi
năm 1ha Dừa nước cung cấp được 15 - 20 tấn đường. Trong điều kiện kinh doanh
tốt, rừng Dừa nước để chế biến đường, như ở Malaysia có thể đạt 20,3 tấn
đường/ha/năm. Còn trồng đại trà năng suất chỉ 5 - 7 tấn đường/ha/năm.
Chế biến: Sau khi thu được dịch ngọt, sẽ cô thành đường hoặc chế biến các
sản phẩm khác.
Nếu muốn chế biến rượu phải cho lên men ngay. Sau 30 giờ, dịch sẽ biến
thành rượu, với 6,2 - 9,5 độ cồn. Từ dịch ngọt có thể chế biến thành dấm với 6,2 7,2% acid acetic [10].
2.1.1.7 Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Dừa nước là một loài cây lâm sản ngoài gỗ đa tác dụng, đặc biệt là có giá trị
kinh tế cao. Cây cho các sản phẩm như lá để lợp nhà, thưng vách, cho đường ăn,
dấm, cồn, nhưng lại mọc ở những vùng đất khó sử dụng vào mục đích khác. Vì vậy
nên phát triển loài cây này để có đóng góp cho kinh tế địa phương và xoá đói giảm
nghèo.
Trong một số năm gần đây, nhiều dải Dừa nước ven sông rạch đã bị chặt bỏ


8


để tạo các ao nuôi tôm. Kết quả là bờ sông, rạch không có cây bảo vệ nên bị sụt lở
mạnh. Ở nhiều địa phương đã phải trồng lại cây Dừa nước hoặc các loài cây gỗ
khác ngập mặn, rất tốn kém công sức và tiền bạc. Vì vậy phải giữ lại các dải Dừa
nước ở cửa sông lớn và ven kênh rạch để bảo vệ môi trường và chống sụt lở đất.
2.1.2 Tầm quan trọng và công tác gây trồng cây Dừa nước từ Nam bộ về ven
biển miền Trung
Dừa nước (Nypa fruticans) là loài duy nhất trong họ Cau (Arecaceae) sinh
sống trong đầm lầy. Cây thường mọc ở những vùng đầm lầy ngập mặn, phù sa,
nhiễm phèn, ven sông rạch có thủy triều lên xuống. Cây Dừa nước mọc rất nhiều ở
đồng bằng Nam Bộ, có nơi phát triển thành rừng tự nhiên.
Trái Dừa nước có cùi dầy, màu trắng đục, có vị hơi ngọt và rất béo, có thể ăn
tươi, nấu chè. Lá Dừa nước được dùng nhiều nhất vào việc chầm lá để lợp nhà, làm
rổ rá, rất phổ thông ở những vùng Nam Bộ Việt Nam và nhiều địa phương của các
nước lân cận. Bập Dừa nước dùng để chẻ lạt, gọi là lạt Dừa. Nó còn là loại phao nổi
tự nhiên dùng để vượt sông. Nhưng quan trọng nhất là nhựa Dừa, được dùng để
uống và chế biến thành đường, cồn, rượu, dấm, nước giải khát, bánh kẹo.
Tại Quảng Nam, địa phương gần với Thừa Thiên Huế, hơn 2/3 số hộ dân của
xã Cẩm Thanh sống dựa vào cây Dừa nước. Dừa nước mọc trong những vùng sình
lầy dọc theo bờ sông, hay vùng ven cửa biển có thủy triều lên xuống, có nước chảy
chậm bồi đắp phù sa dinh dưỡng. Nếu để tự nhiên, Dừa nước sẽ phát tán sinh sôi
nảy nở theo sự đưa đẩy của thủy lưu. Chính vì vậy, cây Dừa nước có vai trò rất
quan trọng trong việc cố định phù sa lấn biển và là lá chắn phòng hộ an toàn nhằm
chống lại tác động của nước biển dâng [7].
Với đề án “Di thực và phát triển cây Dừa nước tại vùng đất ngập nước ven
biển Thừa Thiên - Huế” vừa đoạt giải, các nhà khoa học đã đặt ra mục tiêu đưa
được Dừa nước về trồng tại đây.

Lê Thị Diên (2010), giảng viên bộ môn Quản lý tài nguyên rừng và Môi
trường, Khoa Lâm nghiệp của trường Đại học Nông Lâm Huế cho biết, họ sẽ lấy
hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng Dừa nước tại Quảng Nam để lôi kéo người dân tự

9


giác phát triển loài Dừa nước như một nghề chính tạo sinh kế cho gia đình họ [7].
Ngoài ra, việc tuyên truyền phát triển cây Dừa nước vì mục đích chống lại
tác động của nước biển dâng cao, chống xói mòn bờ biển, phòng hộ chắn gió, cải
thiện điều kiện nuôi trồng thủy, hải sản, du lịch sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học...
sẽ giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng của dải rừng phòng hộ ven biển
như một tấm lá chắn giúp họ yên tâm trước sự tàn phá khắc nghiệt của thiên nhiên
và giúp họ phát triển kinh tế.
Mục tiêu của nhóm nghiên cứu là sản xuất được ít nhất 7.500 cây giống từ
hạt đủ tiêu chuẩn, xây dựng được 3 ha mô hình gây trồng thâm canh giống Dừa
nước đã được lựa chọn tại vùng đất ngập nước ven biển Thừa Thiên Huế [7].
Lê Thị Diên (2010) cho biết, nhóm đã tổ chức đi tham quan và dự định lấy
nguồn giống từ vùng Đông Nam bộ và xã Tân Thanh, tỉnh Quảng Nam về gây trồng
tại Thừa Thiên - Huế. Họ hy vọng cây Dừa nước sẽ phát triển tốt ở ven biển miền
Trung nắng gió này.
2.2 Nghiên cứu về sinh khối
Sinh khối là tổng trọng lượng của sinh vật sống trong sinh quyển hoặc số
lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích, thể tích vùng.
Sinh khối được xác định là tất cả chất hữu cơ ở dạng sống và chết (còn ở trên
cây) ở trên hoặc ở dưới mặt đất [34].
Khối lượng sinh khối trong sinh quyển ước tính là n.1014 - 2.1016 tấn. Trong
đó, riêng ở các đại dương hiện có 1,1.109 tấn sinh khối thực vật và 2,89.1010 tấn
sinh khối động vật. Phần chủ yếu của sinh khối tập trung trên lục địa với ưu thế
nghiêng về phía sinh khối thực vật.

Sinh khối của trái đất hiện chiếm một tỷ lệ nhỏ so với trọng lượng của toàn
bộ trái đất và rất bé so với thạch quyển, thuỷ quyển. Tuy nhiên, trong thời gian địa
chất lâu dài, từ khi xuất hiện vào khoảng 3 tỷ năm trước đây, sinh khối trái đất đã
thực hiện một chu trình biến đổi mạnh mẽ một khối lượng lớn vật chất trên trái đất.
Sinh khối có mặt trên hầu hết các loại đất đá trầm tích, biến chất và các khoáng sản
trầm tích của trái đất dưới dạng vật chất hữu cơ. Theo tính toán của của các nhà

10


khoa học, tổng khối lượng vật chất hữu cơ trong toàn bộ các đá trầm tích là 3,8.1015
tấn.
Sinh khối là đơn vị đánh giá năng suất của lâm phần. Mặt khác để có được số
liệu về hấp thụ carbon, khả năng và động thái quá trình hấp thụ carbon của rừng,
người ta phải tính từ sinh khối của rừng. Chính vì vậy điều tra sinh khối cũng chính
là điều tra hấp thụ carbon của rừng.
2.2.1 Các phương pháp xác định sinh khối và hấp thụ các bon trên mặt đất
Hiện nay, trên thế giới có nhiều phương pháp xác định sinh khối và hấp thụ
carbon trên mặt đất. Đề tài đưa ra một số phương pháp tiêu biểu như sau:
2.2.1.1 Phương pháp dựa trên mật độ sinh khối của rừng
Theo phương pháp này, tổng lượng sinh khối trên bề mặt đất có thể được
tính bằng cách nhân diện tích của một lâm phần với mật độ sinh khối tương ứng
(thông thường là trọng lượng của sinh khối trên mặt đất/ha). Carbon thường được
tính từ sinh khối bằng cách nhân hệ số chuyển đổi là cố định 0,5. Vì vậy việc chọn
hệ số chuyển đổi có vai trò rất quan trọng cho tính chính xác của phương pháp này.
Mật độ sinh khối của rừng phụ thuộc chủ yếu vào tổ thành loài cây, độ phì
của đất và tuổi rừng.
2.2.1.2 Phương pháp dựa trên điều tra rừng thông thường
Để điều tra sinh khối và hấp thụ carbon của rừng, phương pháp đo đếm trực
tiếp truyền thống trên một số lượng ô tiêu chuẩn đủ lớn của các đối tượng rừng khác

nhau cho kết quả đáng tin cậy. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém. Ngoài ra,
khi tiến hành điều tra, các cây không có giá trị thương mại hoặc cây nhỏ thường
không được đo đếm.
Phương pháp điều tra cụ thể từ các khâu như chọn điểm, lập ô, đến các kỹ
thuật đo đếm,…có thể tìm ờ các quy trình điều tra thông dụng của các nước. Do hầu
hết các quy trình này đã được phát triển một cách có hệ thống và đáng tin cậy ở
nước ta, nên ở đây không nêu những kỹ thuật chi tiết.
2.2.1.3 Phương pháp dựa trên điều tra thể tích
Phương pháp dựa trên điều tra thể tích là sử dụng hệ số chuyển đổi để tính

11


tổng sinh khối trên mặt đất từ sinh khối thân cây. Đặc điểm cơ bản của phương pháp
này bao gồm ba bước:
1. Tính thể tích gỗ thân cây từ số liệu điều tra.
2. Chuyển đổi từ thể tích gỗ thân cây thành sinh khối và carbon của cây
bằng cách nhân với tỷ trọng gỗ và phương trình lượng carbon trong gỗ.
3. Tính tổng số sinh khối trên mặt đất bằng cách nhân với hệ số chuyển
đổi sinh khối (tỷ lệ giữa tổng sinh khối /sinh khối thân).
Phương pháp sử dụng hệ số chuyển đổi sinh khối – carbon đã được sử dụng
để tính sinh khối và carbon cho nhiều loại rừng trên thế giới trong đó có rừng tự
nhiên nhiệt đới. IPCC cho rằng, phương pháp này có sai số lớn nếu sử dụng tỷ lệ
mặc định. Vì vậy cần thiết phải xác định hệ số chuyển đổi cho từng loại rừng, từng
địa phương cụ thể.
Brown và ctv (1989) định nghĩa “Hệ số chuyển đổi là tỷ số giữa tổng sinh
khối trên bề mặt đất với sinh khối gỗ có giá trị thương mại”. Như vậy định nghĩa
này bao gồm cả thành phần không phải là gỗ như lá. Hệ số chuyển đổi có giá trị
khoảng từ 1,4 – 5,4 phụ thuộc vào cấp năng suất của rừng và phương pháp tính
toán, hệ số này thậm chí có thể cao hơn con số trên ở một số loại rừng non. Tuy

nhiên do rừng non thông thường không được khai thác nên không xét đến đối tượng
này. Kết quả nghiên cứu cho rừng Bạch đàn và Thông ở Australia và một số nước
khác cũng cho thấy, hệ số chuyển đổi có quan hệ khá chặt trẽ với chiều cao, đường
kính, tiết diện ngang, tuổi và tổng lượng carbon trên mặt đất của lâm phần.
Từ quan hệ xây dựng được này dễ dàng tính được hệ số chuyển đổi cho một
lâm phần nào đó, từ đó có thể tính được tổng sinh khối từ sinh khối thân cây của
lâm phần.
2.2.1.4 Phương pháp dựa trên các nhân tố điều tra lâm phần
Các nhân tố điều tra lâm phần như sinh khối, tổng tiết diện ngang, mật độ,
tuổi, chiều cao tầng trội, và thậm chí các các yếu tố khí hậu và đất đai có mối liên
hệ với nhau và được mô phỏng bằng các phương trình quan hệ. Các phương trình
này được sử dụng để xác định sinh khối và hấp thụ carbon cho lâm phần.

12


Theo phương pháp này sinh khối lâm phần được xác định từ phương trình
đường thẳng để dự đoán sinh khối từ các phép đo đếm cây cá lẻ đơn giản:
Y=b +b X
0

i

i

Từ đó sinh khối lâm phần được tính
ΣY = Nb + b ΣX
0

i


i

Hoặc một số phương trình dạng đơn giản khác, ví dụ:
ln (Y) = b + b ln (X )
0

i

i

Trong đó:
Y là sinh khối, Xi có thể có được từ phép đo đơn giản (ví dụ: tổng tiết diện
ngang), N là số cây trong lâm phần; b và b là hệ số tự do.
0

i

2.2.1.5 Phương pháp dựa trên số liệu cây cá thể
Hầu hết các nghiên cứu từ trước cho đến nay về sinh khối và hấp thụ carbon
là dựa trên kết quả nghiên cứu của cây cá lẻ, trong đó có phương trình lượng carbon
trong các bộ phận của cây. Theo phương pháp này, sinh khối cây cá lẻ được xác
định từ mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tra khác của cây cá lẻ như chiều
cao, đường kính ngang ngực, tiết diện ngang, thể tích hoặc tổ hợp của các nhân tố
này… của cây.
Y (sinh khối, hấp thụ carbon) = f (nhân tố điều tra cây cá lẻ).
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về sinh khối được thực hiện theo
phương pháp này, vì thế kết hợp được những thông tin có sẵn này để xây dựng các
mối quan hệ tổng thể cho lâm phần từ đó xác định khả năng hấp thụ carbon của
rừng là rất quan trọng.

2.2.1.6 Phương pháp dựa trên vật liệu khai thác
Lượng carbon mất đi từ rừng từ khai thác kinh tế được tính bằng công thức:
C = V . E . WD
Trong đó: V là thể tích gỗ tròn khai thác được; WD là tỷ trọng gỗ (wood
density) và E là hệ số chuyển đổi từ tổng sinh khối khai thác từ rừng. Từ đó tính
được sinh khối, lượng carbon và động thái quá trình này, đặc biệt sau khai thác [35].

13


×