Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết cao lương đỏ của mạc ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.42 KB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên Th.S Nguyễn Thị Quế Thanh
đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo Khoa
khoa học xã hội trường Đại học Quảng Bình đã giảng dạy tôi trong suốt bốn năm học
vừa qua, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên
cứu khoa học của mình.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn sát cánh,
ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận
tốt nghiệp.
Đồng Hới,

tháng 05 năm 2018
Tác giả

Trần Thị Thu Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nêu trong đề tài là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa
từng công bố trong một công trình nào khác.


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................
MỤC LỤC ...............................................................................................................
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1


2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
5. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 6
6. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 6
CHƯƠNG 1.HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA MẠC NGÔN ........................... 7
1.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Mạc Ngôn ..................... 7
1.1.1.Cuộc đời: .............................................................................................. 7
1.1.2.Sự nghiệp.............................................................................................. 9
1.2.Cao lương đỏ - bản giao hưởng ngợi ca về tình yêu, về sự giải phóng cá
tính. .................................................................................................................. 13
CHƯƠNG 2.GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT ........................ 18
2.1. Giọng điệu trần thuật ................................................................................ 18
2.1.1. Giọng điệu bỡn cợt ............................................................................ 19
2.1.2. Giọng lạnh lùng ................................................................................. 21
2.1.3.Giọng điệu tâm tình ............................................................................ 24
2.2.Ngôn ngữ trần thuật................................................................................... 27
2.2.1. Ngôn ngữ đối thoại............................................................................ 28
2.2.2. Độc thoại nội tâm .............................................................................. 36
CHƯƠNG 3.PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT ................................................ 39
3.1. Trần thuật ngôi thứ nhất - phương thức trần thuật độc tôn. ..................... 39
3.2.Điểm nhìn trần thuật.................................................................................. 42
3.2.1. Trần thuật đa điểm nhìn .................................................................... 46
3.2.2.Điểm nhìn người kể chuyện và điểm nhìn nhân vật .......................... 51
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 57


TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 59



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bằng sức trẻ và đam mê, Mạc Ngôn được xem là tiểu thuyết gia của nền văn học
đương đại Trung Quốc và thế giới khi ông nhanh chóng trở thành “hiện tượng lạ”,đặc
biệt vào tháng 10 năm 2012 ông được viện Hàn Lâm Thụy Điển trao giải Nobel văn
học. Tuy có nhiều ý kiến trái chiều phán xét trên phương diện chính trị mà phủ nhận đi
giá trị cốt lõi của văn chương, nhưng cần phải khẳng định rằng chỉ có giá trị thẩm mỹ
mới là thước đo chính xác nhất đối với văn học. Mạc Ngôn từng tuyên bố, một nhà văn
phải bày tỏ sự phê phán và nổi giận cái mặt đen tối của xã hội và sự xấu xa của nhân
tính, nhưng chúng ta không nên dùng cùng một cách bày tỏ giống nhau. Một số nhà
văn muốn hét toáng lên ở ngoài đường phố, nhưng chúng ta cũng phải dung thứ những
nhà văn ẩn kín trong phòng và dùng văn chương để nói lên ý kiến của họ. Là một nhà
văn chân chính, luôn tìm kiếm những giá trị thiên lương, chiến đấu cho nhân cách đạo
đức tồn tại trong con người mà Mạc Ngôn không ngại phơi bày những gốc khuất của
xã hội. Tiếng nói ấy cất lênqua mỗi trang văn của ông. Từ đó người ta có thể tìm thấy
những trạng phức của tâm hồn đại chúng muốn phá bỏ đi những lề lối, hay những quy
chuẩn xã hội cổ hủ, lạc hậu để đạt trạng thái được tự do cả về thể xác lẫn tâm hồn. Tác
phẩm của ông chứa đựng những điều mới mẻ, người đọc được biết đến thế nào là“sự
bùng nổ cảm giác” [2.tr.7]. Chúng ta như chứng kiến tất thảy bằng mọi giác quan để
khám phá hương vị cuộc sống ẩn chứa trong mỗi trang văn. Nhà văn đã góp thêm tiếng
nói mới, phong cách mới trong việc tái hiện hiện thực cuộc sống và con người trong xã
hội hiện đại qua nhiều góc nhìn quan sát khác nhau. Mạc Ngôn không thi vị hóa mà
dũng cảm phơi bày ra cái xấu, ca ngợi điều tốt. Trong sáng tác của ông, ranh giới giữa
thiện và ác cũng thật mong manh, đó còn là sự tranh đấu giữa cái cao quý và cái thấp
hèn luôn tồn tại trong chính bản thân của mỗi con người.
Mạc Ngôn từng thử sức qua thể loại như truyện ngắn đến truyện vừa, truyện dài,
tiểu thuyết…Dù ở thể loại nào, nhà văn đều thể hiện rất tốt và để lại ấn tượng sâu sắc
trong lòng người. Ông xứng đáng dành những giải thưởng danh giá trong và ngoài
nước. Nói đến tiểu thuyết Mạc Ngôn người ta đánh giá cao thành công của ông khi kết
hợp nhuần nhuyễn giữa văn học dân gian Trung Quốc với văn học hậu hiện đại

phương Tây, cách tân đổi mới phải luôn song hành việc phát huy truyền thống. Trong


đó nghệ thuật trần thuật là một trong những phương diện tạo nên nét riêng biệt và sức
hấp dẫn trong phong cách của Mạc Ngôn. Những hiện thực đan xen nhau giữa quá khứ
và hiện tại, hiện thực và kỳ ảo khiến người đọc như đang lạc giữa ma trận nhân vật, mà
nếu không chú ý liên hệ, xâu chuỗi các sự kiện thì khó có thể hiểu được toàn bộ nội
dung, ý nghĩa tác phẩm mà nhà văn gửi gắm.
Trong toàn bộ tiểu thuyết của nhà văn Mạc Ngôn,Cao lương đỏ được xem là tác
phẩm để lại ấn tượng sâu đậm với chúng tôi và cũng tiêu biểu cho nghệ thuật trần thuật
của nhà văn. Qua tác phẩm, ta thấy một Trung Quốc đang từng bước chuyển mình
nhưng cũng đối diện nhiều thách thức khó khăn bởi những thói hư tật xấu hoành hành,
những quan niệm cổ hủ, lạc hậu. Một Trung Quốc đang gồng mình lên chống Nhật và
vấn đề ý thức kháng Nhật của toàn dân được gói gọn trong không gian ở vùng Đông
Bắc Cao Mật. Chúng tôi chọn đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Cao
lương đỏ của Mạc Ngôn” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn khám phá thêm
những tài năng và cả tính sáng tạo của nhà văn. Trên cơ sở đó khẳng định những đóng
góp của Mạc Ngôn đối với văn học đương đại Trung Quốc.
2. Lịch sử vấn đề
Theo đánh giá của giới chuyên môn thì bộ ba tác phẩm đã làm nên thương hiệu
Mạc Ngôn hay còn gọi là “Mạc Ngôn tam hồng” trên văn đàn bao gồm “Cao lương
đỏ”, “châu chấu đỏ”, “Củ cải đỏ”. Trong ba tác phẩm này, chúng ta thấy được phong
cách kể nặng nề, u ám với những câu chuyện thật đến trần trụi về bản chất con người,
những dục vọng đố kỵ vượt ra xa sự kiểm soát của con người, của xã hội Trung Quốc
đương thời.
Ngay từ khi vừa xuất hiện trên văn đàn Trung Quốc, tên tuổi tác phẩm Mạc
Ngôn đã thu hút được sự chú ý của công chúng và giới nghiên cứu trong nước và quốc
tế, trong đó có Việt Nam. Cái tên Mạc Ngôn và những cuốn tiểu thuyết của ông được
đón đọc nồng nhiệt như Báu vật cuộc đời, Đàn hương hình, Sống đọa thác đày, Tứ
thập nhất pháo, Thập tam bộ, Châu chấu đỏ, Ếch,Cao lương đỏ. Ở Mạc Ngôn người ta

thấy được dũng khí của một cây văn vừa mãnh liệt vừa tưng tửng, vừa cay đắng vừa
hóm hỉnh, hài hước, đôi khi là đả kích, là xót xa. Người đọc thấy được những tan nát,
bê bối, bi thảm của thời cuộc, của xã hội. Nhà văn dám vạch trần những uẩn khúc tồn
tại trong xã hội Trung Quốc. Nói lên điều không ai dám nói đó là sự dũng cảm xuất


phát từ cái tâm của người cầm bút. Nhưng đằng sau đó cũng là nỗi xót xa, cay đắng, là
tâm tình của ông.
Hiện nay, Mạc Ngôn được xem là nhà văn có bút lực mạnh nhất. Thật đúng khi
nhận xét ông là người thẳng thừng và dấn thân, khai phá thế kỷ XXI. Sự kiện Mạc
Ngôn đạt giải Nobel văn học năm 2012 đã một lần nữa minh chứng cho tài năng của
ông. Từ những góc nhìn và đánh giá, chúng tôi tổng hợp các bài phỏng vấn, bài báo
liên quan đến nội dung tác phẩm. Khán giả Việt Nam được biết tới cái tên Mạc Ngôn
qua cuốn “Mạc Ngôn và những lời tự bạch” của dịch giả Nguyễn Thị Nại tập hợp
những bài phỏng vấn của ông. Qua đó chúng ta được hiểu hơn về một nhà văn đại tài
đã trải qua trong tuổi thơ và hành trình đến ngày vinh quang hôm nay của ông.
Trên báo Văn nghệ số 5 tháng 12 năm 2003 có đăng bài viết Tiểu thuyết Mạc
Ngôn với độc giả Việt Nam của Hồ Sỹ Hiệp. Có rất nhiều bài báo, bài phê bình của
các độc giả nước ngoài cũng được dịch rộng rãi ở Việt Nam, trong đó phải kể đến bài
đăng trên báo Trung Hoa độc thư báo tháng 1 năm 2004 có tựa đề Chín nhà văn ấn
tượng nhất năm 2000 do Trần Sơn dịch. Bài viết tổng kết những bước sáng tạo của
Mạc Ngôn từ những tiểu thuyết đầu tiên. Tiếp đó, bài viết của Lê Huy Tiêu“Thế giới
nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã nên lên ba vấn đề chính: Cao Mật –
Trung Quốc- Nhân loại: duy nhất và tất cả, kết hợp đặc trưng tự sự tuyền thống của
Trung Quốc với tự sự hiện đại và hậu hiện đại phương Tây, tái sinh những sách lược
tự sự cổ xưa nhất của Trung Hoa”[16.52].
Sáng tác của Mạc Ngôn xuất hiện và gây được tiếng vang lớn trên văn đàn Trung
Quốc trong nhiều năm gần đây. Các công trình dịch thuật được quan tâm nhưng các
công trình nghiên cứu chuyên sâu còn rất hiếm hoi. Qua tìm hiểu và khảo sát các công
trình nghiên cứu cũng như các bài báo trên tạp chí văn học, khóa luận đại học đã được

công bố, chúng ta nhận thấy rằng các tài liệu này chỉ tập trung tìm hiểu tiểu sử, cuộc
đời, sự nghiệp của nhà văn. Riêng tác phẩm Caolương đỏ được nhắc đến trong bài
nghiên cứu khoa học Điểm nhìn trần thuật của Mạc Ngôn do thạc sĩ Phan Thị Nga,
giảng viên trường đại học Vinh, năm 2009 và khóa luận tốt nghiệp của tác giả Lê Thu
Phương với đề tài Thế giới nghệ thuật trong Cao lương đỏ của Mạc Ngôn, năm 2010
thì không có công trình nào đi sâu nghiên cứu tìm hiểu một cách có hệ thống.


Ngày 12 tháng 8 năm 2006, “Hội nghiên cứu Mạc Ngôn Cao Mật” được thành
lập tại tỉnh Sơn Đông. Hội là diễn đàn nghiên cứu và trao đổi khoa học chuyên về sáng
tác của Mạc Ngôn.
Đến đầu thế kỉ XXI,Việt Nam mới biết đến những tác phẩm của Mạc Ngôn do
các dịch giả Trần Đình Hiến, Nguyễn Thi Thại, Trần Trung Hỉ. Đây là các công trình
đầu tư nghiên cứu chuyên sâu, là cơ sở cho những công trình nghiên cứu tiếp theo về
Mạc Ngôn nói chung và tác phẩm này nói riêng.
Ngoài ra, hiện nay tại Việt Nam còn có các công trình nghiên cứu khác như:
-Mạc Ngôn và những lời tự bạch (Nguyễn Thi Nại dịch, Nhà xuất bản văn học,
2004) tổng hợp nhiều bài nói chuyện, phỏng vấn trao đổi của nhà văn Mạc Ngôn.
-Mạc Ngôn – chuyện văn, chuyện đời (Nguyễn Thị Thại dịch, Nhà xuất bản Lao
động, 2003) đã học người đọc thấy được những câu chuyện, những cái nhìn cụ thể,
gần gũi hơn đối với con người và sự nghiệp văn chương của nhà văn Mạc Ngôn.
-Một số vấn đề văn học Trung Quốc đương đại (Hồ Sĩ Hiệp, Nhà xuất bản tác
phẩm TP.Hồ Chí Minh, 2001) đã điểm qua các sáng tác của Mạc Ngôn, có phân tích
nét đặc sắc trong tác phầm tuy nhiên còn chưa đi sâu phân tích cụ thể.
Bên cạnh đó còn có các bài báo, tạp chí về nhà văn Mạc Ngôn như:
-Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn (Lê Huy Tiêu, Tạp chí Văn học
nước ngoài, số 4, 2003) cung cấp một cái nhìn tương đối hệ thống về nghệ thuật trần
thuật qua các tác phẩm của Mạc Ngôn, từ đó định hướng cho người đọc trong quá
trình tìm hiểu tác phẩm.
-Thử phản biện Mạc Ngôn (Lê Huy Tiêu, Báo văn nghệ, số 46, 2008) Đưa ra các

quan niệm cá nhân trong cách đánh giá, nhìn nhận về tác giả Mạc Ngôn.
-Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn (Nguyễn Thị
Cẩm Anh, Đại học sư phạm Thái Nguyên, 2008.
- Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết Đàn hương hình và Báu
vật cuộc đời, Nguyễn Khắc Phi, Tap chí song Hương, số 166,2001.
-Những cách tân về nghệ thuật trong tiểu thuyết Đàn hương hình, Mai Đức Hán,
Tạp chí khoa học Đại học Vinh, tập 34, số 4B, 2004.


Và các bài viết xuất hiện trên trên mạng Internet đa phần đều nói về cuộc đời, sự
nghiệp của nhà văn Mạc Ngôn thông qua các dịch giả.
Trong những năm qua, thực tế về tìm hiểu nghiên cứu Mạc Ngôn còn ít ỏi hay đa
phần chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các tác phẩm từ đó người đọc tiếp cận để người đọc
có thể tiện trong quá trình tìm hiểu để biết thêm thông tin mới về Mạc Ngôn.
Trong cuốn sách Mạc Ngôn – nghiên cứu và tư liệu, tác giả Dương Dương đã
tổng hợp rất nhiều bài viết nghiên cứu về tác giả Mạc Ngôn được đăng tải trên các tờ
báo trong và ngoài nước uy tín. Ở công trình này tác giả đã khẳng định“sinh mệnh,
cảm giác, hình ảnh là ba trụ cột lớn của tiểu thuyết Mạc Ngôn, chúng chống đỡ mô
thức tự sự của tiểu thuyết Mạc Ngôn” (Dương Dương, Mạc Ngôn nghiên cứu tư
liệu).Những vấn đề liên quan đến người kể chuyện, điểm nhìn, kết cấu, không gian –
thời gian, ngôn ngữ với hàng loạt các thủ pháp của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo để lật
đổ thủ pháp tự sự truyền thống đã bước đầu nói tới.
Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả của ngiên cứu chúng tôi mạnh dạn
đề cập tới một cách tiếp nhận giá trị đích thực của tác phẩm Cao lương đỏ ở phương
diện nghệ thuật trần thuật.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Cao lương đỏ của Mạc Ngôn.
Đề tài tập trung nghiên cứu về các vấn đề như: giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật;
phương thức trần thuật. Về giọng điệu chúng tôi đi sâu tìm hiểu qua giọng điệu bỡn
cợt, giọng lạnh lùng, giọng tâm tình; ngôn ngữ trần thuật bao gồm ngôn ngữ đối thoại,

độc thoại nội tâm. Về phương thức trần thuật bao gồm giới thuyết về trần thuật và trần
thuật ở ngôi thứ nhất. Chỉ ra điểm nhìn trần thuật tiêu biểu trong tác phẩm Cao lương
đỏ ứng với phong cách nhà văn.
Đề tài nghiên cứu tiểu thuyết Cao lương đỏ dựa trên bản dịch của Lê Huy Tiêu
phát hành năm 2004. Ngoài ra chúng tôi còn khảo sáng một số tiểu thuyết khác để so
sánh và đánh giá.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp và thủ pháp
nghiên cứu sau:


- Phương pháp xã hội học: Nghiên cứu sự tác động của xã hội đến tác phẩm.
- Phương pháp phân tích văn bản từ góc độ lý thuyết Tự sự học, Thi pháp học,
Phong cách học nhằm vận dụng những bình diện lý thuyết làm cơ sở tiền đề trong quá
trình phân tích, so sánh, phát hiện thêm những đổi mới sáng tạo của Mạc Ngôn.
- Phương pháp lịch sử: Để nghiên cứu quá trình vận động của nghệ thuật trần
thuật trong cách tân và đổi mới qua mỗi tiểu thuyết.
- Phương pháp Đồng đại lịch đại: nhằm đối chiếu giữa yếu tố cũ và mới với các
nhà văn khác để nêu bật lên tính kế thừa, phát huy truyền thống và cách tân đổi mới
trong phong cách của nhà văn.
- Thủ pháp: So sánh – đối chiếu, phân tích, thủ pháp tổng hợp hệ thống nhằm làm
rõ hơn về nghệ thuật trần thuật của Mạc Ngôn qua Cao lương đỏ.
5. Đóng góp của đề tài
 Về mặt nghiên cứu lý thuyết
Từ kết quả nghiên cứu về một số phương diện của tiểu thuyết Cao lương đỏ, đề
tài đưa ra một cách tiếp cận mới về nghệ thuật trần thuật, góp phần làm nổi bật vị trí và
những đóng góp của nhà văn trong nền văn học đương đại Trung Quốc và nhân loại.
 Về mặt thực tiễn
Đề tài góp phần vào việc tiếp nhận,tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết Cao lương đỏ
và nghệ thuật trần thuật của Mạc Ngôn.

6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phần nội dung của khóa
luận gồm 3 chương:
Chương 1: Hành trình sáng tạo của Mạc Ngôn
Chương 2: Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật
Chương 3: Phương thức trần thuật


CHƯƠNG 1.HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA MẠC NGÔN
1.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Mạc Ngôn
1.1.1 Cuộc đời:
Mạc Ngôn được biết đến là một nhà văn Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn
không chỉ trong nước mà còn gây tiếng vang với thế giới. Giải Nobel về văn học năm
2012 như một minh chứng khẳng định vị trí và tài năng của Mạc Ngôn trên văn đàn
quốc tế.
Mạc Ngôn tên thật là Quản Nghiệp, sinh ngày 17 tháng 2 năm 1955 tại Cao Mật,
Sơn Đông Trung Quốc vốn nghèo nàn, lạc hậu. Do điều kiện gia đình cũng như tính
cách bản thân, ông đã thất học khi chưa tốt nghiệp tiểu học rồi đi lao động ở nông thôn
nhiều năm, người ta nhận xét cậu bé Mạc Ngôn có phần nhút nhát và cô độc. Chính
trong thời kì này, ông luôn có một sự gắn bó thân thiết với cánh đồng. Ông nhớ về tuổi
thơ là những ngày chăn dê, thiếu giấy bút, thiếu chữ và bị cái đói hành hạ: “hồi nhỏ tôi
đi chăn trâu, lúc nào bụng cũng đói, mệt bèn nằm dài ra đất ngẩn ngơ nhìn mây trắng
trên trời, bởi vì tôi cảm thấy đám mây trắng kia dường như sẽ lập tức biến thành cái
bánh bao rơi vào mồm tôi. Giờ nhìn thấy đường chân trời, tôi lại nhớ thời niên thiếu
nghèo khó của mình…Tôi đứng bên cửa sổ, nhìn dòng nước lớn lững lờ trôi mà cảm
thấy vừa rợn ngợp vừa tráng lệ”[13]. Một ấn tượng sâu đậm nữa chính là tiếng kêu
của trăm ngàn con ếch, inh tai nhức óc:“có khi ngay trong đêm khuya, nghe như tiếng
ma quỷ. Nước lũ và tiếng ếch là hai nỗi ám ảnh lớn nhất của tuổi thơ tôi”[13]. Nhưng
cũng chính chuỗi ngày thơ bé đầy gian khổ ấy đã hun đúc nên tâm hồn yêu văn
chương và nguồn cảm hứng một “cái bao tải khổng lồ” trong tất cả sáng tác của Mạc

Ngôn. Mạc Ngôn là đứa trẻ có tư chất tốt từ nhỏ, rất thích nói chuyện, tất thông minh,
giỏi bắt chước và trí nhớ tốt, ham học và có khiếu văn chương. Đi học lúc sáu tuổi và
biết đọc, chín tuổi đã đọc nhiều quyển sách có được. Trong thôn, trong làng nhà nào
có nhiều sách Mạc Ngôn đều mượn để đọc: Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Ông lão
đánh cá và con cá vàng, Cô bé bán diêm của Andecxen, Quán nhà Lâm của Mao
Thuẫn, Tường lạc đà của Lão Xá, Khuất Nguyên của Quách Mạc Nhược... Ông miệt
mài gieo niềm đam mê vào sách. Chính những quyển sách ấy đã ảnh hưởng ít nhiều
đến sáng tác của ông sau này, bởi nội dung giàu giá trị nhân văn, phản ánh rõ về hiện


thực xã hội. Đồng thời, những cuối sách ấy chính là ấn tượng khó có thể phai mờ trong
tâm trí của tác giả về những ngày thơ trẻ. Những người lớn trong nhà là kho truyện kể,
cứ đêm đêm Mạc Ngôn và các anh chị thi nhau kể chuyện cho đến tận bây giờ nhà văn
vẫn nhắc tới 300 câu chuyện. Mỗi câu chuyện ấy sau này là mỗi tiểu thuyết. Phải
chăng gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn văn chương và nguồn cảm hứng
khổng lồ cho nhà văn sáng tác. Mạc Ngôn từng nói rằng, mọi thứ ông có được “đều
xuất phát từ chiếc bao gai Đông Bắc Cao Mật rách tả tơi”, “chiếc bao gai rách nát"
là cách nói rất hình tượng về vùng đất “vừa anh hùng vừa thổ phỉ”. Đó cũng chính
mảnh đất Đông Bắc Cao Mật, là nơi đã sinh ra người con thiên tài Mạc Ngôn, là nơi
tác giả sử dụng ngòi bút của mình để khai thác không biết mệt mỏi trong hành trình
sáng tạo của mình, đó cũng là cái tình mà ông gửi trọn đến quê hương.
Trong cuốn tự truyện “Biến” đầu tiên của Mạc Ngôn là kí ức nghèo khổ của nhà
văn. Ở trong cuốn tự truyện này, câu chuyện cuộc đời của nhà văn hiện ra qua cách kể
trực tiếp và giản dị. Với ông, đó là kỉ niệm khó quên đầu tiên trong cuộc đời được
nhắc đến đầy xúc động “bị xóa tên khỏi học tịch, đá đít khỏi trường”. Sự nghèo đói
mang đến những uẩn ức, bị đối xử bất công, đó cũng chính là lí do mà Mạc Ngôn đang
học dở lớp năm đành nghỉ học, đi làm nhiều nghề mưu sinh kiếm sống.
Khi cách mạng diễn ra, ông chọn cách đi bộ đội để thoát nghèo. Những miếng ăn
nhọc nhằn đã in hằn quá sâu trong kí ức của nhà văn. Chiếc xe Gaz 51 Liên Xô cũ màu
xanh lá mạ, những ước mơ của tuổi thơ ông cứ hiển hiện lên trong từng giai đoạn cuộc

đời như sự ám ảnh chưa bao giờ dứt trong tâm trí Mạc Ngôn. Để rồi những kí ức ấy
được tái hiện qua các sáng tác của ông. Năm 1976, Mạc Ngôn gia nhập quân đội. Ông
luôn ấp ủ trong mình giấc mơ Đại học để trở thành nhà văn. Để làm được điều đó, Mạc
ngôn đã dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu tìm hiểu sách về lí luận và chính trị
rồi tập tành sáng tác. Bằng sự nỗ lực và vươn lên, năm 1984, Mạc Ngôn đã trúng tuyển
vào khoa Văn thuộc học viện nghệ thuật quân giải phóng. Năm 1986 ông tốt nghiệp.
Năm 1988, Mạc Ngôn trúng tuyển lớp nghiên cứu sinh khoa Lí luận sáng tác thuộc
học viện văn học Lỗ Tấn, trường Đại học sư phạm Bắc Kinh, lấy bằng thạc sĩ năm
1991. Hiện nay ông đang là sáng tác viên của cục chính Trung Quốc. Những hành
trang về kiến thức mà ông đã có được ở trường học góp phần không nhỏ đến sự nghiệp
sáng tác văn học để ông có được nền tảng vững chắc chắp cánh cho những trang văn
trở nên thăng hoa hơn, cảm xúc hơn.


Chính sự thông minh, bản lĩnh cùng tuổi thơ từng trải, cực nhọc, nếm đủ đầy
những thăng trầm mà cuộc đời, sự nghèo túng hay khốn khó lại trở thành mạch nguồn,
mạch cảm xúc đang chảy trôi mạnh mẽ trong Mạc Ngôn, giúp ông hiểu một cách chân
thực, sâu sắc về cuộc sống lam lũ, cùng khổ của người nông dân và nông thôn đặc biệt
là mảnh đất vùng quê Cao Mật quê hương.
1.1.2. Sự nghiệp
Dường như khi sáng tác, Mạc Ngôn huy động mọi tế bào của cơ thể để khám phá
hiện thực. Dù là một làn gió nhẹ, một cây cao lương, một giọt nước trong… cũng được
tác giả miêu tả mang linh hồn đậm chất chủ thể hóa. Mạc Ngôn từng cho rằng “sáng
tác là nguồn sống của tôi, mặc dù phần lớn chúng khiến tôi mệt mỏi vì suy nghĩ và kiệt
sức”. Khởi nghiệp từ những năm đầu thập kỉ tám mươi của thế kỉ XX, Mạc Ngôn –
một nhà văn có bút lực mạnh nhất Trung Quốc hiện nay, là người thẳng thắn nhất, dám
dấn thân nhất bằng sự miệt mài lao động không ngơi nghỉ. Ông chính là nhân vật khai
phá thế kỉ XXI ở Châu Á. Đọc tác phẩm của ông ta hình dung khá rõ về quá trình vận
động toàn diện cả về tư tưởng và tình cảm. Ông trăn trở tìm tòi, tiếp cận và không
ngừng đổi mới. Ông từ bỏ những lý luận khô cứng,ông viết với một tấm lòng vì nhân

dân. Dùng ngòi bút của mình để sẻ chia với nỗi đau của đại chúng. Không phải ngẫu
nhiên mà người đời mến tặng biệt danh “nhà văn chân chất – Mạc Ngôn”. Hiện thực
nông thôn trong sáng tác của ông được phản ánh chân thực nhưng lạ hóa, mang đậm
thú tính và nhân tính quyện hòa vào nhau đầy lôi cuốn, hấp dẫn. Tác giả khéo léo dẫn
dắt người đọc vào dòng chảy lịch sử để rồi bằng tất thảy những giác quan của mình
như đang sờ đang ngửi đang nếm đang thấy và chứng kiến từng chút một bước chuyển
mình của cánh đồng cao lương vùng Đông Bắc Trung Quốc. Là nơi đã gắn bó với tuổi
thơ của Mạc Ngôn, mảnh đất Cao Mật luôn xuyên suốt trong các tác phẩm của Mạc
Ngôn. Người đọc luôn thấy sự hấp dẫn bởi các yếu tố thực ảo, hiện tại, quá khứ, thật
giả… đầy “mê hoặc”. Có được thành công ấy, ngoài đam mê, tìm tòi còn là sự trải
nghiệm, quan niệm của nhà văn về tiểu thuyết nói riêng và văn học nói chung.
Đối với Mạc Ngôn, những gì tiểu thuyết phản ánh phải xuất phát từ cuộc sống
thực tại, nó cũng thể hiện qua các định nghĩa mà ông từng đưa ra về tiểu thuyết tiểu
thuyết là sự ghi chép những tưởng tượng ngông cuồng của nhà văn hay là sự kết hợp
giữa cõi mộng và sự thật, cũng có lúc nó là cái thùng chứa đựng những tình cảm của


nhân loại. Tiểu thuyết là lát cắt có tính sinh lý đời sống tinh thần của nhà văn. Trong
bài phát biểu Bài ca cây tỏi thiên đường,nhà văn từng viết:“Khi viết về cuốn tiểu
thuyết sát sao với hiện thực xã hội, vấn đề lớn nhất mà tôi đối mặt thực ra không phải
là chuyện tôi dám hay không dám phê bình các hiện tượng đen tối trong xã hội mà là
những chuyện cảm xúc và lòng căm giận bừng bừng ấy có thể làm cho chính trị áp
đảo văn học, khiến cho bộ tiểu thuyết đó trở thành một phóng sự tường thuật sự kiện
xã hội… Có thể là do tôi từng trải qua cuộc sống gian khó lâu dài, điều đó khiến tôi có
hiểu biết khá sâu sắc về tính người. Tôi biết thế nào là dũng cảm thật sự, cũng hiểu
được buồn thương là gì. Tôi hiểu trong cõi lòng mỗi người đều có một vùng mờ ảo;
cái vùng ấy khó có thể diễn tả thỏa đáng bằng một từ ngữ đơn giản là nó phải hay trái,
thiện hay ác… Chỉ cần là một tác phẩm mô tả chuẩn xác, sinh động cái vùng mờ ảo
đầy những mâu thuẫn ấy, thì cũng tất nhiên sẽ vượt qua chính trị và có được những
phẩm chất văn học ưu tú”(Trích trong Diễn từ Noben, bản dịch của Nguyễn Hải

Hoành ngày 13 tháng 12 năm 2012)
Mạc Ngôn coi trọng trước hết là việc khai thác những yếu tố ngôn ngữ trong tác
phẩm, cốt truyện. Nó không chỉ đơn thuần miêu tả hiện thực bề ngoài mà cần nhấn
mạnh cảm thụ trực giác, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích sự tò mò của người đọc.
Các trạng thái cảm xúc mà tác phẩm của ông mang lại cho người đọc hoặc là thán
phục ngưỡng mộ , hoặc là ghê tởm, sợ hãi hay xót xa, tiếc nuối, có khi là kinh hãi, là
ngỡ ngàng,… đều được đẩy đến độ cực điểm. Khi miêu tả về những mất mát đau
thương điển hình là cái chết, người ta thường nói nhiều thì người kể chuyện ở đây lại
kể với cảm giác và truyền cảm ghê rợn cho người đọc chứ không đơn thuần là nỗi đau
trước cái chết đơn thuần. Chính những khát khao muốn sáng tạo và đổi mới trong văn
chương, nhà văn đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân. Với ông, sự sáng tạo
không phải cứ chen nhau chạy theo mốt xu hướng mà là cách viết và những gì quen
thuộc, với ngòi bút tả thực cùng trí tưởng tượng phong phú của nhà văn để cuối cùng
tạo ra một món ăn tinh thần mới , những “mùi vị” không tồn tại và những sự thực
không có thực làm cho tác phẩm có sự sống, có linh hồn.
Mạc Ngôn hướng ngòi bút văn chương đến “lạ hóa” và “phá cách”. Trong tác
phẩm của ông, chỗ nào cũng thể hiện tư tưởng vừa kế thừa vừa phát huy truyền thống.
Ý thức hệ Nho giáo ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa Trung Quốc về quan
niệm nhân - nghĩa- lễ- trí để “tề gia trị quốc bình thiên hạ”. Ví như truyền thống


“kính lão trọng già” thì các nhân vật lớn tuổi trong các tác phẩm của Mạc Ngôn lại rất
phong tình, ân ái với nhau ngay ở trong ruộng cao lương (Cao lương đỏ). Các nhân vật
của Mạc Ngôn dường như không bị ràng buộc bởi những quan niệm về sự sống và cái
chết, giữa linh hồn và thể xác, giữa bản năng và đạo đức. Mỹ học truyền thống phương
Đông rất coi trọng sự “tao nhã”,“ trung hòa” rất kiêng kị đưa cảnh máu me tanh hôi,
hành động thú tính vào văn chương. Nhưng Mạc Ngôn lại không né tránh, e dè mà mở
toang cửa để “cái ác” tràn vào. Nào cảnh giết người theo kiểu Đàn hương hình, kiểu
như Châu chấu đỏ, cảnh hãm hiếp phụ nữ, cảnh đại tiện ô uế, cảnh róc thịt lột da…
Tất cả cứ phơi bày trần trụi như những gì nó vốn có.

Mạc Ngôn đã học tập, tiếp nhận văn học nước ngoài có chọn lọc và sáng tạo. Đọc
tác phẩm của ông ta thấy dấu ấn Trăm năm cô đơn của Marquenz , Hóa thân của
Kafka, Âm thanh và cuồng nộ của Faulkner. Dù là tiếp nhận tinh hoa văn hóa hiện đại
của Phương Tây, nhưng Mạc Ngôn vẫn luôn tôn trọng phương thức thẩm mỹ của văn
học truyền thống Trung Quốc, hòa nhập chứ tuyệt nhiên không hòa tan. Tác phẩm của
ông vừa mang hơi hướng hiện đại nhưng cũng đậm đầy tính dân tộc.
Tháng 10 năm 1987, Mạc Ngôn chuyển sang hoạt động lĩnh vực báo chí và viết
văn chuyên nghiệp. Năm 1981, ông bắt đầu công bố tác phẩm và đến nay ông đã cho
in 10 truyện dài, 20 truyện vừa, hơn 60 truyện ngắn và 5 tuyển tập những bài ký,
phóng sự, tùy bút,…tổng cộng trên 200 tác phẩm. Tác phẩm làm nên tên tuổi của Mạc
Ngôn là truyện Cao lương đỏ (nguyên tác Hồng cao lương gia tộc)(1988), đây là mốc
son trên chặng đường văn học của ông. Cao lương đỏ tái hiện lại bức tranh toàn cảnh
xã hội thập niên 1920- 1930 trên quê hương của chính tác giả - mảnh đất Cao Mật tỉnh
Sơn Đông.
Phong nhũ phi đồn (Báu vật cuộc đời, 1995) là tác phẩm tạo được tiếng vang lớn,
tái hiện những mảng sáng – tối, khuất – tỏ, là một bích họa miêu tả thời kỳ lịch sử dài
với vô vàn số phận con người vùng đất Cao Mật – Đại La trong những biến cố Trung
Quốc thế kỷ XX qua lăng kính cuộc sống của một gia đình. Tác phẩm là đại diện tiêu
biểu cho phong cách sáng tác dựa trên đề tài lịch sử, đã nhanh chóng trở thành hiện
tượng và được trao giải cao nhất của Hội nhà văn Trung Quốc về truyện.
Đàn hương hình (2004) gồm 3 phần, 18 chương, mỗi phần đều dùng phương
thức tự thuật. Tác phẩm là câu chuyện kể về sự tàn bạo thuở đế chế phong kiến đang
sụp đổ. Sử dụng chất liệu văn học dân gian làm phông nền, tác giả đã thành công trong


việc khắc họa một giai đoạn lịch sử đẫm máu ở Trung Quốc từ năm 1895-1915. Khi đó
Trung Quốc trở thành chiếc bánh ga-tô ngon lành để các đế quốc chia nhau xâu xé.
Triều đình Mãn Thanh bạc nhược, thối nát, bất lực, quan lại đương thời hoặc tiếp tay
cho giặc hoặc ươn hèn, thối chí, đời sống nhân dân vô cùng rối loạn. “Lãnh tụ” của
cuộc khởi nghĩa chống quân Đức ở huyện Cao Mật khi đó là một ông bầu gánh hát.

Tác phẩm đem về cho Mạc Ngôn giải Mao Thuẫn – giải thưởng văn học danh giá nhất
tại Trung Quốc thời bấy giờ. Chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng trong Đàn
Hương hình là hý kịch Miêu Xoang, một loại nhạc dân gian phổ biến ở vùng Đông
Bắc Cao Mật trên cái nền là sự kiện Cách mạng nóng hổi. “Đàn hương hình” nghĩa là
hình phạt bằng gỗ đàn hương, ngoài việc giới thiệu về lịch sử của hý kịch Miêu Xoang
còn cho người đọc biết về những ngón đòn tra tấn, tử hình, tội phạm, luyến ái…ở
Trung Quốc.
Tiểu thuyết Sống đọa thác đày (2006) sử dụng bút pháp trào phúng để mô tả cuộc
sống thường nhật và những chuyển biến dữ dội ở nước Cộng hòa nhân dân non trẻ lúc
bấy giờ.
Thập tam bộ (2007) được xem là cuốn tiểu thuyết để lại những ấn tượng sâu đậm
trong lòng bạn đọc. Tác phẩm tái hiện phần đời sống đầy bi kịch của tầng lớp trí thức
nói chung và nhà giáo nói riêng được đề cập tới qua nhân vật không xác định, cốt
truyện không xác định bởi tất cả chỉ là hư vô, là những ẩn ức bị xáo trộn như chính sự
phức hợp của đời sống phản ánh vào tư duy. Tác phẩm là sự mơ hồ, đầy sự hoài nghi
bởi sau cùng chúng ta cũng không xác định được ai là nhân vật ngồi trong chuồng sắt
kể về những câu chuyện đời chua chát của những thầy giáo dạy Vật lý.
Ếch (2009) tác phẩm mới nhất của Mạc Ngôn phản ánh về tư tưởng trọng nam
khinh nữ đã hằn sâu vào văn hóa của người Trung Quốc, chính những định kiến sai
lệnh dẫn tới việc nạo phá thai và bỏ mặc những bé gái kéo dài tới nay ở nhiều vùng
nông thôn. Ếch là câu chuyện kể về một cô vợ lẽ ở nông thôn Trung Quốc bị buộc phải
phá thai và triệt sản, đồng thời tác phẩm cũng là tiếng nói của nhà văn về chính sách
một con độc đoán gây ra những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.
Để có được những thành công trên con đường đến với nghệ thuật không phải là
điều dễ dàng, không “thuận buồm xuôi gió” như nhiều người vẫn lầm tưởng mà đó là
cả một chặng đường trắc trở, quanh co. Song nhờ vào ý chí, nghị lực, và sự kiên trì,
ước mơ hoài bão của một nhà văn chân chính không ngừng ngơi nghỉ, không ngừng


sáng tạo, Mạc Ngôn đã làm nên tên tuổi và sự nghiệp của mình trên văn đàn văn học

Trung Quốc và thế giới. Bằng cách viết về quá khứ, chọn phong cách thực hiện huyền
ảo, phương thức trần thuật độc đáo, khéo léo,ông đã tạo cho mình một phong cách
riêng biệt với các nhà văn đương thời.
Các loạt giải thưởng văn học Mạc Ngôn đã giành được:
 Giải nhất hội nhà văn Trung Quốc cho tiểu thuyết Báu vật cuộc đời tháng 12
năm 1995.
 Giải Mao Thuẫn cho tiểu thuyết Đàn hương hình.
 Giải tiểu thuyết toàn quốc lần thứ tư 1987 cho Cao lương đỏ, Trương Nghệ
Mưu dựng thành phim và đoạt giải Con gấu vàng ở liên hoan phim Berlin 1998.
 Giải văn học liên hiệp (Đài Loan).
 Giải văn học nước ngoài Laure Batlin của Pháp.
 Giải thưởng lớn cho văn hóa Châu Á (Nhật).
 Huân chương kỵ sĩ nghệ thuật văn hóa Pháp tháng 3 năm 2004.
 Tiến sĩ văn học danh dự do trường Đại học công khai Hồng Công trao tặng
tháng 12 năm 2005.
 Tiểu thuyết Ếch mới nhất đạt giải văn học Mao Thuẫn 2010.
 Giải Nobel văn học tháng 10 năm 2012.
1.2. Cao lương đỏ - bản giao hưởng ngợi ca về tình yêu, về sự giải phóng cá tính.
Mạc Ngôn luôn hướng ngòi bút của mình vào những chủ đề nóng bỏng nhất của
lịch sử và thời đại. Sở dĩ như thế vì ông sống trong thời kì xã hội đầy biến động, mang
tính bi kịch. Đó là sự trói buộc về chính trị, là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”
và còn là vấn đề nhận thức lại cuộc sống. Trong số các nhà văn ở Trung Quốc, bằng
tình yêu quê hương và dùng những trang văn để viết về chính quê hương của mình
thành công nhất phải kể đến Mạc Ngôn… Độc giả Việt Nam được biết đến với Mạc
Ngôn qua những tác phẩm như Đàn hương tình, cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ…
Nhưng Cao lương đỏ luôn là tác phẩm để lại những dấu ấn khó phai bởi nó luôn chứa
đựng ý nghĩa ẩn sâu trong tác phẩm. Đây là tiểu thuyết ấn tượng của nhà văn được
dịch ra nhiều thứ tiếng như: tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha,
tiếng Hàn Quốc, tiếng Việt. Cao lương đỏ như con tàu vượt thời gian đưa độc giả trở



về thập niên 1920-1930, trên mảnh đất quê hương của Mạc Ngôn – mảnh đất Cao Mật
tỉnh Sơn Đông.
Cao lương đỏ viết về cuộc chiến đấu chống Nhật của nhân dân Trung Quốc vùng
Đông Bắc Cao Mật. Giống như tiểu thuyết truyền thống, Cao lương đỏ vẫn có cốt
truyện nhưng cốt truyện Cao lương đỏ khác tiểu thuyết truyền thống ở chỗ không hoàn
chỉnh, không đầy đủ các thành phần chính như thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút mà
chỉ là cái khung truyện. Cái khung truyện ấy chứa đựng trong nó nhiều câu chuyện
nhỏ. Cốt truyện Cao lương đỏ không có những sự kiện, tình tiết li kỳ, gay cấn và các
sự kiện, tình tiết được tái hiện cũng không theo trật tự thời gian mà có sự đan cài lồng
ghép vào nhau trong chín chương được đánh số thứ tự từ một đến chín. Diễn biến của
cốt truyện không liên tục, liền mạch theo trật tự các chương, bản thân từng chương
cũng bao chứa trong nó một số câu chuyện. Chủ đạo trong Cao lương đỏ là chuyện về
đội du kích gồm bốn mươi người do Từ Chiếm Ngao, thủ lĩnh thổ phỉ làm tư lệnh đi
phục kích đoàn xe Nhật. Trải qua một trận chiến không cân sức đã giành thắng lợi, câu
chuyện được kể một cách không liền mạch mà có phần rời rạc, chắp nối, đan xen
những sự kiện rải rác ở chương: 1,4,6,7,9.
Mở đầu chương 1 bằng sự kiện “bố tôi” gia nhập đội du kích, Từ Chiếm Ngao
có vai trò làm chỉ huy đội du kích hành quân đi phục kích xe Nhật và tạm dừng tại
đây. Rồi câu chuyện được trở lại tiếp tục ở chương 4: Từ Chiếm Ngao bố trí du kích
mai phục xe Nhật ở bờ đê. Chuyện dừng lại ở chi tiết tư lệnh Từ bảo với “bà tôi” mới
lại được kể tiếp. Chi tiết “bà tôi” trông thấy Tào Linh Tử (con gái nhà dân) điên dại đã
làm câu chuyện rẽ sang hướng khác, đồng thời mở ra câu chuyện mới về cái án tử hình
của Từ Đại Nha ở phần sau của chương 6. Toàn bộ hành trình tiếp tế quân lương của
“bà tôi” được kể chi tiết ở chương 7 và diễn biến của trận đánh, tinh thần dũng cảm ,
quyết tử của đội du kích, và chiến thắng của họ ở chương 9 đã kết thúc câu chuyện
chống Nhật.
Vẫn lối kể như trên, câu chuyện về ông La Hán được kể trong 3 chương: 1,3,4.
Chương một: giới thiệu về ông La Hán- người làm công cho “bà tôi” đã cùng “bố tôi”
bắt cua những đêm thu năm trước. Ở chương 3: La Hán bị quân Nhật bắt đi phu. Cuộc

hành hình đầy ám ảnh bởi sự man rợ của giặc Nhật và cái chết thương tâm của ông La
Hán là một phần của chương 4.


Cũng được kể một cách đứt quãng, đan xen, rời rạc về câu chuyện tình yêu của
“ông tôi” và “bà tôi”; cuộc hôn nhân bất hạnh của “bà tôi” với Đơn Biển Lang; về
“bố tôi” (Đậu Quan), về Từ Đại Nha, đội trưởng Lãnh… Những câu chuyện này xuất
hiện bất chợt trong câu chuyện đánh Nhật, được kể từ ngôi thứ nhất, với nhân vật
chính là Cửu Nhi- bà nội của người kể chuyện. Cao lương đỏ lấy bối cảnh miền núi
Sơn Đông, Cao Mật những năm 1930 của thế kỉ trước. Cô gái đang căng tràn sức trẻ
như Cửu Nhi (Đái Phượng Liên) xinh đẹp, tài năng, cá tính, đầy khát vọng yêu đương
đã bị tước bỏ đi giấc mơ bên người yêu là anh chàng thư sinh Trương Tuấn Kiệt. Khi
nghe tin người cha bán mẹ mình cho một người chủ đội gánh thuê, Cửu Nhi đã phải
vay tạm tiền nhà họ Trương để chuộc mẹ. Nhưng không ngờ khi có được tiền thì mẹ
cô đã treo cổ tự sát. Cô vô cùng đau khổ. Trương Tuấn Kiệt hẹn Cửu Nhi bỏ trốn khỏi
sự phản đối gay gắt từ gia đình ngay trong đêm. Cha của Tuấn Kiệt báo cho Hoa Bột
Tử là tên thổ phỉ. Để có tiền trả những khoản nợ nần, cha cô đem gả cho một người
đàn ông con nhà giàu mắc bệnh phong là Đơn Biển Lang, con trai Đơn Đình Tú. Ngày
bước lên kiệu hoa, cô gái đầy chán chường ấy đã gặp và say mê một trong những
người phu kiệu khỏe mạnh, mà sau này đã trở thành tư lệnh Từ Chiếm Ngao, người
anh hùng phục kích đoàn xe Nhật. Ngày hôm ấy cũng chính anh đã cứu cô thoát khỏi
tay bọn cướp ở đầm Con Cóc. Hai ngày sau ở nhà chồng, sức cùng lực kiệt cô thức
trắng đêm với con dao trong tay. Ngày thứ ba được trả về, người phu kiệu đã cải trang
che mặt cướp Cửu Nhi chạy sâu vào cánh đồng cao lương. Ba ngày hạnh phúc đã đem
lại cho cô một đứa con trai là Đậu Quan - cha của người kể chuyện.
Năm 14 tuổi, cậu con trai Đậu Quan gia nhập đoàn quân của Từ Chiếm Ngao,
người mà ông vẫn coi là cha nuôi. Người con gái (Đái Phượng Liên) giờ đây đã là
người thiếu phụ, ngày ngày vẫn làm bánh đem ra chiến trường khao quân. Trong một
lần gánh bánh gần chiếc cầu bắc ngang Song Mặc Thủy gặp đúng lúc xe giặc đang đi
qua, bà bị trúng đạn và hy sinh. Trước khi chết,bà nói cho con trai biết về người cha

thật sự, và ra đi nhẹ nhàng trên đệm cây cao lương, nơi đã chứng kiến tình yêu và hạnh
phúc của bà.
Theo tác giả Cao lương đỏ, “nó đã thể hiện được trạng thái tâm lý chung của
người Trung Quốc lúc đó, sau một thời gian dài tự do cá nhân bị đè nén. Cao lương


đỏ đã đề xướng, phát huy tinh thần giải phóng cá tính, đó là dám nói, dám nghĩ, dám
làm” [15.54].
Viết về đề tài lịch sử dân tộc, về chiến tranh chống xâm lược nhưng với tiểu
thuyết Cao lương đỏ, Mạc Ngôn đã đem làn gió mới, hơi thở mới, tiếng nói mới cho
văn học đương đại Trung Quốc. “Cao lương đỏ ngợi ca tinh thần phát huy cá tính và
cũng mang cách viết khác cho tiểu thuyết chiến tranh” [15.43] . Nhà văn không đi sâu
miêu tả quá trình cuộc chiến tranh, không nhằm lột tả “sự bóp méo linh hồn con người
của chiến tranh hoặc là sự biến dạng trong nhân tính của chiến tranh” mà nhìn chiến
tranh như “phòng thí nghiệm linh hồn nhân loại”. Cao lương đỏ mang trong mình đủ
đầy những thăng trầm, khốc liệt như một bản nhạc ngợi ca về tình yêu, sự tự do phóng
khoáng của con người. Để có được thành quả ấy, Mạc Ngôn đã thực sự tài tình trong
việc kết hợp khéo léo yếu tố hiện thực và kỳ ảo lãng mạn, ngay cái chết cũng thật nhẹ
tênh, phi thường.
Với những đột phá trong sáng tạo nghệ thuật cả về phương diện nội dung lẫn
nghệ thuật, Cao lương đỏ là cuốn tiểu thuyết để lại dấu ấn đậm sâu trong lòng bạn đọc
và tạo được tên tuổi cho nhà văn, được nhận giải thưởng Mao thuẫn danh giá của văn
học Trung Quốc. Không lâu sau, Cao lương đỏ được đạo diễn Trương Nghệ Mưu lựa
chọn xây dựng thành phim cùng tên được xem là “một mốc son đối với Trương Nghệ
Mưu và đối với điện ảnh trong thời kì mới” đạt giải thưởng Con gấu vàng – giải cao
nhất của liên hoan phim Cáclôvivari. Ông cũng đánh giá cao về tác phẩm “Đến bây
giờ vẫn có rất nhiều người cho rằng Cao lương đỏ là tác phẩm hay nhất của tôi, điều
này có lẽ thuộc về tiểu thuyết. Tuy tôi có sửa nhiều tình tiết câu chuyện nhưng tinh
thần và cái cảm giác của sức sống được giải phóng trong phim là hoàn toàn do tiểu
thuyết mang lại. Nói ra thì rất kỳ lạ nhưng từ khi quay xong Cao lương đỏ đến nay

phim của tôi không bao giờ thể hiện được cái sức sống mãnh liệt như vậy nữa. Tôi
muốn lặp lại cũng không thể được.” [13.261] Bản thân Mạc Ngôn cũng tâm sự về tác
phẩm:“Đây là tác phẩm gây tiếng vang lớn nhất của tôi ngay cả trước khi quay thành
phim nó đã rất nổi tiếng, đến khi bộ phim được giải thưởng thì tiếng vang càng lớn
hơn. Cao lương đỏ rất nổi tiếng như vậy đương nhiên nó phải là một tác phẩm hay”
[13.302].


Qua nghiên cứu tìm hiểu của giới chuyên môn và sự đón nhận từ độc giả, chúng
ta có thể khẳng định rằng Cao lương đỏ có một chỗ đứng vững chắc trong văn học
Trung Quốc đương đại nói chung hành trình sáng tạo nghệ thuật nói riêng của nhà văn
tài ba Mạc Ngôn.


CHƯƠNG 2.GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT
2.1. Giọng điệu trần thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Trần thuật là một phương diện cơ bản của
phương thức tự sự đồng thời là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với
nhân vật sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất
định” [6.364].
Theo từ điển thuật ngữ văn học: “giọng điệu là thái độ,tình cảm, lập trường, tư
tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện thực được miêu tả, thể hiện trong lời văn, quy
định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ,
thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [tr134]. Có thể nói, giọng điệu
chính là một phạm trù thẩm mỹ, là một trong những nét đặc trưng riêng của mỗi nhà
văn đối với hiện tượng được miêu tả. Qua giọng điệu, nhà văn có thể phản ánh được
nhu cầu thị hiếu, sự quan tâm của xã hội đối với vấn đề đạo đức của chủ thể sáng
tạo.Chính điều này đã làm nên những cá tính riêng biệt của mỗi nhà văn. Tìm được
giọng điệu trần thuật phù hợp, nhà văn như được tiếp thêm sức mạnh, nguồn cảm hứng
để thỏa sức sáng tạo, đó chính là lý tưởng thẩm mỹ.

Một con người suốt đời hoạt động vị nghệ thuật như Mạc Ngôn luôn muốn thử
sức qua : “sắc thái giọng điệu đa dạng” bởi nhà văn cũng kì vọng sẽ thổi làn gió mới
cho sự đóng góp, cách tân về giọng điệu trần thuật của mình đối với văn học nước nhà.
Chiếu theo lý thuyết về giọng điệu “đa thanh”, “hướng về người khác”, qua việc
nghiên cứu và tìm hiểu về giọng điệu cũng như mối tương quan với thể thống nhất của
lời tự phát ngôn độc thoại. Lời đối thoại của nhân vật, chúng tôi nhận thấy những nét
đặc trưng riêng mang phong cách Mạc Ngôn. Đó là sự phối cảnh của bè bỡn cợt, đôi
khi là lạnh lùng, hay khoa trương, giễu nại, bi cảm, tâm tình. Chúng hòa quyện vào
nhau một cách bình đẳng, nhuần nhuyễn tạo nên sự phức điệu. Nổi bật trong số những
sáng tác của Mạc Ngôn, phải kể đến tiểu thuyết Cao lương đỏ với giọng lạnh lùng, tâm
tình, qua đó tác giả như được tái dựng lại xã hội cuối thế kỷ XX. Từ đó bày tỏ cảm xúc
của bản thân đối với những bất bình trong đời sống.


2.1.1. Giọng điệu bỡn cợt
Trước hết “bỡn cợt được hiểu theo cách đơn giản chính là sự đùa chơi cho vui,
xem như chuyện đùa, không nghiêm chỉnh, không coi trọng” [11.119]
Trong nghệ thuật trần thuật, giọng bỡn cợt là một trong những hình thức biểu
hiện của bút pháp trào lộng. Nó cũng chính là bút pháp điển hình trong phong cách
Mạc Ngôn khi viết tiểu thuyết, đặc biệt trong tiểu thuyết Cao lương đỏ. Tác giả sử
dụng giọng điệu bỡn cợt kết hợp với các giọng điệu để chế nhạo, phê phán, đả kích,
phản kháng những cái tiêu cực, thói hư tật xấu, những hủ tục lạc hậu còn tồn tại trong
xã hội.
Trong tiểu thuyết, giọng điệu bỡn cợt được thiết lập nên bởi sự cường điệu so
sánh khi miêu tả con người với sự việc. Trong tất cả mọi hoàn cảnh, mọi tình huống dù
vội vàng hay thong thả, vui hay buồn, đều mang sắc thái tếu táo, bỡn cợt. Trong Cao
lương đỏ, người đọc bắt gặp giọng điệu bỡn cợt khi Mạc Ngôn miêu tả để khắc họa
hình ảnh của những tên lính Nhật kì dị, ác độc, một viên đốc công tàn nhẫn như quái
thú mất nhân tính lấy sự đau đớn thể xác của con người làm thú vui tiêu khiển. Khi
miêu tả ngoại hình tên lính Nhật “Một tên lính Nhật sán lại gần bà. Cha thấy tên lính

này là một thằng đẹp trai, đôi mắt đen to, sáng long lanh, khi cười , môi nhếch mép ra,
lộ một chiếc răng vàng”[10]. Hay “Những tên lính Nhật và lính ngụy cầm súng đứng
thưa thớt cạnh công trường. Tên đốc công cầm roi mây như hồn ma lượn đi lượn lại
trên công trường”[15]. Hay cách miêu tả tên đốc công hút thuốc cũng khác
người:“Một anh trung niên trạc trừng bốn mươi tuổi, tươi cười đi đến trước mặt ông
đốc công, đoạn rút ra từ trong túi ra một bao thuốc lá, chìa ra một điếu mời kề mồm
hắn. Hắn há miệng bậm lấy điếu thuốc đợi người kia châm lửa cho hắn”[15].“ Đốc
công nhả khói ra bằng lỗ mũi, không nói năng gì. Ông La Hán nhìn thấy những ngón
tay vàng khô của hắn đang cầm roi mây luôn động đậy. Anh trung niên nhét bao thuốc
vào túi tên đốc công. Hắn làm như không hay biết, hừ lấy một tiếng, lấy tay ấn nhẹ vào
túi, quay người bỏ đi”[15]. Bằng giọng điệu bỡn cợt, hình tượng phát xít Nhật được
xây dựng ở thế đối lập với nhân dân Đông Bắc Cao Mật là cách để nhà văn Mạc Ngôn
khai thác đề tài lịch sử, về chiến tranh hiệu quả nhất, nhà văn từng tâm sự rằng “Cao
lương đỏ có nguồn gốc từ một câu chuyện có thật xảy ra ở bên cạnh làng tôi. Lúc đó
bọn quỷ Nhật đang chuẩn bị trả thù những người dân của một làng dám tấn công vào


bọn chúng. Trên đường chúng kéo quân đến chỉ vì một người nào đó chỉ nhầm phương
hướng mà hơn một trăm người dân của làng đó bị thảm sát”[13.51]. Bằng cách thể
hiện cảnh ăn cơm của bọn dân phu Trung Quốc :“Bọn dân phu Trung Quốc béo phị
thu dọn bát sứ. Bọn dân phu liếm môi, mắt nhìn chằm chằm vào những hạt cơm còn
dính ở trong thùng, nhưng không ai dám động đậy”[15.51]. Nhà văn đã khéo tay phác
họa ra “Cửa sổ tâm hồn” của bọn dân phu béo phị trông sức vóc có vẻ khỏe mạnh thế
kia lại yếu đuối thèm thuồng liếm môi chăm chăm nhìn hạt cơm còn vương vãi dính
thùng đến tội nghiệp. Miêu tả chỗ ngủ của đám công nhân làm đường tác giả viết: “Ăn
cơm xong, bọn dân phu đều bị lùa vào một cái lán làm bằng mấy cái cột gỗ. Trên lợp
bằng mảnh vải bạt. Cái cột gỗ được nối với nhau bởi giây thép to bằng hạt đậu xanh.
Cửa lán là mấy thanh sắt uốn cong. Bọn giặc lính ngụy phân ra ở trong hai lều, cách
lán chừng mấy chục bước. Con chó béc-giê buộc ở ở lều bọn giặc Nhật. Trước cửa lán
có chôn một con sào cao cao, trên sào treo cây đèn bão bọn Nhật và bọn ngụy thay

nhau đi tuần. La và ngựa tập trung trên bãi đất hoang cạnh lán, ở đây có chôn mấy
chục cái cột để buộc. Mùi thối trong lán bốc lên, có người đang ngáy, có người đi đến
thùng nước có đai sắt ở gốc lán đái, nước đái rơi vào cạnh thùng kêu long tong. Ánh
đèn bão mờ rọi vào trong lán. Bóng dài của bọn lính tuần tra thấp thoáng trong ánh
đèn”[15.43]. Nhà văn đang bông lơn, giễu cợt cái nơi dành để ngủ của con người lại
nham nhở uế tạp đến thế, điều này làm người đọc cảm nhận đó thật sự chỉ giống như
một cái chuồng chứa mà thôi.
Ấn tượng của quan Nhật ám ảnh người đọc bởi thói man rợ vô nhân đạo, chúng
coi mạng người như cỏ rác. Bản chất tàn bạo ấy còn được nhắc đến qua việc chúng ép
người dân phải ra làm đường cái Giao Bình ngay trên cánh đồng, làm cầu đá ngang
sông Mặc Thủy. Hơn bốn mươi vạn con người từ già tới trẻ đều bị điều động ra công
trường, những hình ảnh sợ sệt của những tên dân phu đói không dám kêu, nhìn thấy
cơm không dám đòi khiến người đọc liên tưởng đến một xã hội bị mất đi tiếng nói,
mất quyền con người, nguy hiểm nhất là mất đi ý chí đấu tranh, bị kẻ thù dày xéo ngay
trên chính quê hương của mình mà không biết phản kháng, khờ khạo cho rằng ta
không làm gì chúng nó thì chúng nó cũng chẳng làm hại gì đến ta. Đó cũng chính là
thực trang chung của người Trung Quốc lúc bấy giờ. Họ thực sự đang sống hay chỉ
đang tồn tại. Bằng giọng điệu bỡn cợt với thái độ mỉa mai, châm biếm ở tác phẩm Cao


lương đỏ không chỉ là tiếng cười mà đó còn là tiếng thở dài vì những giá trị của dân
tộc dần bị mất đi.
Giọng điệu bỡn cợt trong tiểu thuyết đã tạo nên phong cách tự sự bốp chát, suồng
sã, bông lơn một cách thản nhiên. Nó phá vỡ vẻ mực thước, trang trọng quen thuộc của
văn xuôi khiến người đọc nhận ra một phong cách đầy táo bạo của nhà văn Mạc Ngôn.
Dù là bỡn cợt nhưng những gì được phản ánh lại sâu sắc vô cùng. Đằng sau tiếng cười
đó hiện lên một xã hội ung nhọt, xấu xa của xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XX.
2.1.2. Giọng lạnh lùng
Trong Độ không của lối viết, R.Barthes cho rằng “không có hành động viết phi
thái độ”. Đúng vậy, ngay cả khi không tỏ thái độ gì thì người kể chuyện đã tỏ thái độ

lạnh lùng rồi. Viết về cái xấu, cái ác, cái chết, Mạc Ngôn thường dùng một thứ điệu
lạnh lùng, vô âm sắc tẩy trắng mọi cảm xúc. Giọng điệu kể chuyện lạnh lùng và thản
nhiên bao nhiêu thì nỗi đau về thân phận con người càng trở nên xót xa chua chát bấy
nhiêu. Điều này có thể lí giải bởi con người khi mang sắc thái cảm xúc của vui sướng
– đau khổ, hạnh phúc hay bất hạnh đều có giới hạn chịu đựng, đến khi đủ đầy những
đau khổ, ai oán, bi thương, về sự mất mát: “sống là kiếp chó, chết là kiếp người”. Với
Mạc Ngôn, nhà văn quan niệm cái chết không phải là kết thúc, chết đi chỉ như một sự
giải thoát cho con người. Đó thực sự là một đặc ân cho những kiếp sống sầu khổ, đáng
thương. Chính vì vậy mà khi viết về cái xấu, cái chết Mạc Ngôn thường sử dụng bút
pháp miêu tả mang sắc thái chủ quan. Đó là yếu tố cơ sở cho sự hình thành của giọng
điệu lạnh lùng.
Chiến trường trong truyện Cao lương đỏ ngổn ngang xác năm mươi đội viên.
Người thì chết ngồi, người thì chết đứng, người bay đầu, người lòi ruột, mùi máu me
tanh tưởi ám đặc không gian cánh đồng Cao lương:“dưới ánh trăng bị xé rách, Cha tôi
ngửi thấy mùi tanh ghê gớm hơn cả bây giờ, Tư lệnh Từ dắt tay cha tôi đi trong cánh
đồng cao lương, hơn ba trăm xác đồng bào nằm ngổn ngang, người mất tay, kẻ cụt
chân, máu chảy thấm cả một dải cao lương rộng lớn, biến đất đen dưới gốc cao lương
mắt trừng nhìn bố và Tư lệnh Từ. Tư lệnh Từ rút súng lục ra vẩy một cái, hai mắt chó
biến mất, vẩy một phát nửa diệt luôn con nữa. Đàn chó rống lên chạy toán loạn.
Chúng ngồi xa xa, gầm gừ thèm thuồng nhìn đống xác chết. Mùi tanh mỗi lúc một dữ
dội, Tư lệnh từ hét lên một tiếng: “Đồ chó Nhật. Đồ chó chết Nhật Bản!”, ông chĩa


×