Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số làng nghề truyền thống ở huyện lệ thủy – tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 67 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận này em đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ, quan tâm tạo điều kiện từ mọi phía. Em xin chân thành
cảm ơn. Cô giáo ThS Trần Thị Tuyết Nhung, giảng viên Khoa Khoa học Xã hội,
hướng dẫn em trong quá trình lựa chọn, thực hiện đề tài, giúp đỡ em trong quá
trình làm khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn tới các nghệ nhân, thợ thủ công tại ba làng nghề An
Xá, Tuy Lộc, Quy Hậu đã không ngần ngại bớt chút thời gian chia sẻ ý kiến và
cung cấp thông tin, số liệu tạo điều kiện cho em hoàn thành bài khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Khoa Khoa học
Xã hội, cùng gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên em trong suốt quá
trình làm khóa luận.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn đến các cô chú anh chị trong Sở
Văn hóa Du lịch và Sở Công thương Quảng Bình đã giúp đỡ, cung cấp thông tin,
số liệu cho em làm khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, ngày 18 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Loan

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của cô giáo Thạc sĩ Trần
Thị Tuyết Nhung
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này hoàn toàn trung
thực. Các thông tin trích dẫn trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng và được chú
thích đúng quy định.
Đồng Hới,ngày 18 tháng 5 năm 2018


Người thực hiện

Nguyễn Thị Loan

2


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 6
3. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài. .......................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài ......................................................................... 8
6. Bố cục đề tài ...................................................................................................... 8
B. NỘI DUNG..................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LỆ THỦY- TỈNH QUẢNG BÌNH 10
1.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 10
1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội ........................................................................ 11
1.3. Điều kiện văn hóa - con người ..................................................................... 14
1.3.1. Văn hóa ..................................................................................................... 14
1.3.2. Con người .................................................................................................. 15
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÀNG NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH ........................................ 23
2.1 Làng nghề và làng nghề truyền thống ........................................................... 23
2.1.1 Khái niệm làng nghề .................................................................................. 23
2.1.2 Khái niệm làng nghề truyền thống. ............................................................ 24
2.2. Làng nghề truyền thống Lệ Thủy ................................................................. 25
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Lệ
Thủy..................................................................................................................... 25

2.2.2. Thực trạng của làng nghề truyền thống Lệ Thủy ở hiện nay .................... 32
2.3. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ở Lệ Thủy –
tỉnh Quảng Bình .................................................................................................. 41
2.3.1. Đẩy mạnh công tác bảo tồn làng nghề truyền thống ................................. 43
2.3.2. Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất
kĩ thuật phục vụ phát triển làng nghề ................................................................. 44
2.3.3. Đa dạng hóa sản phẩm làng nghề.............................................................. 45
3


2.3.4. Tăng cường hoạt động quảng bá, quảng cáo cho du lịch làng nghề truyền
thống .................................................................................................................... 46
2.3.5. Phát triển nguồn nhân lực tại các làng nghề truyền thống. ....................... 48
2.3.6. Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho các làng nghề truyền thống...... 49
2.3.7. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái
............................................................................................................................. 50
2.3.8. Thị trường tiêu thụ sản phẩm .................................................................... 50
C. KẾT LUẬN .................................................................................................... 52
1. Kết luận ........................................................................................................... 52
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 53
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 59
PHỤ LỤC ............................................................ Error! Bookmark not defined.

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
1. Hội đồng nhân dân

- HĐND

2. Ủy ban nhân dân


- UBND

3. Thể dục thể thao

- TDTT

4. Hợp tác xã

- HTX

5. Xã hội chủ nghĩa

- XHCN

6. Lực lượng vũ trang

- LLVT

7. Trung học phổ thông

- THPT

8. Cộng hòa dân chủ nhân dân - CHDCND
9. Thành phố

- TP

4



A.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước nhiệt đới khí hậu ôn hòa, con người chất phác,
thiên nhiên ưu đãi với nhiều loại động thực vật quý, đa dạng về chủng loại,
phong phú về số lượng. Nền kinh tế nước ta chủ yếu là sản suất nông nghiệp, và
nền nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Ngoài thời gian làm mùa vụ, họ có thêm
thời gian để phát triển các ngành nghề thủ công. Vốn cần cù, chịu thương chịu
khó và có đôi bàn tay tài hoa, ngay từ xa xưa, người Việt cổ đã biết tận dụng
những nguyên liệu sẵn có ấy để tạo ra nhiều sản phẩm thủ công có giá trị cao,
mang đậm tính nghệ thuật phục vụ cho đời sống hàng ngày. Trong nền kinh tế
xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về sản phẩm thủ công ngày càng cao yêu
cầu các sản phẩm đó có giá trị phù hợp bền đẹp, lại không gây tác dụng phụ cho
con người, thân thiện với môi trường. Vì vậy đã có rất nhiều người chuyển sang
làm nghề thủ công, họ truyền nghề cho nhau từ đời này sang đời khác dần dần
hình thành các làng nghề. Làng nghề chính là một nét đặt trưng của nông thôn
Việt Nam. Khắp mọi miền trên tổ quốc đâu đâu cũng có làng nghề thủ công, mỗi
làng nghề lại sản xuất một mặt hàng thủ công truyền thống khác nhau, mang tính
đơn nhất. Ta có thể kể ra đây một số làng nghề nổi tiếng như: làng gốm Bát
Tràng (Hà Nội), làng gốm Chu Đậu, làng thêu Xuân Nẻo (Hải Dương), làng
tranh Đông hồ, làng gỗ Đồng Kị (Bắc Ninh)... và huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng
Bình) cũng là một trong những vùng đất đậm chất truyền thống cổ truyền như
thế.
Lệ Thủy là một mảnh đất thuộc tỉnh Quảng Bình. Ngoài nghề truyền thống
lúa nước, mỗi địa phương trên đất Lệ Thủy lại có một làng nghề riêng biệt, điều
đó đã làm cho Lệ Thủy có một nét văn hóa phong phú và đa dạng. Nói đến nghề
truyền thống trên đất Lệ Thủy có thể kể đến một số làng nghề như: nghề làm
nón (Quy Hậu), làm chiếu (An Xá), làng nghề đan lát (Xuân Thủy), sản xuất
rượu (Tuy Lộc)... Bởi vì địa bàn tỉnh có hầu hết các địa hình: đồi núi, bán sơn
địa, đồng bằng, duyên hải và biển. Sự phong phú, đa dạng về địa hình là cơ sở,
điều kiện để hình thành, phát triển cả một hệ thống “địa kinh tế” và “địa văn hóa”

5


từ lâu đời, tạo nên thế địa quan trọng và đặc biệt cho sự phát triển các làng nghề
thủ công truyền thống.
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn lựa và xây dựng đề tài: “Nghiên
cứu bảo tồn và phát triển một số làng nghề truyền thống ở huyện Lệ Thủy – tỉnh
Quảng Bình” nhằm tìm hiểu các vấn đề phát triển làng nghề tuyền thống ở
huyện Lệ Thủy, phản ánh thực trạng sản xuất hàng thủ công ở các làng nghề
làng nghề và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn, duy trì và phát triển các
làng nghề truyền thống, dựa vào những lợi thế có sẵn để phát triển làng nghề
truyền thống huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình).
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước đây, nghề và làng nghề thủ công truyền thống ở Quảng Bình nói
chung ít được chú ý trong giới nghiên cứu. Từ sau Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5
Ban chấp hành trung ương Đảng Khóa VII về việc tiếp tục đổi mới và phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn của Đảng ta đề ra, việc nghiên cứu về làng xã và kinh
tế nông thôn được đẩy mạnh hơn. Nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu chú ý đến vấn
đề làng xã trong đó có làng nghề ở Quảng Bình. Với một số công trình như sau:
Nhà báo Tạ Đình Nam trong tác phẩm “Làng xã văn hóa Quảng Bình” của
mình có đề cập đến các làng nghề truyền thống, tuy nhiên vì đây là một đề tài
khá rộng nên vấn đề về làng nghề thủ công và các biện pháp bảo tồn làng nghề ở
huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) vẫn chưa đề cập.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thế Hoàn: “Cấu trúc và văn hóa làng xã người
Việt ở Quảng Bình nửa đầu thế kỷ XIX” đã giới thiệu khá đầy đủ những làng
văn vật, làng nghề nổi tiếng ở Quảng Bình. Nhưng những làng nghề truyền
thống của huyện Lệ Thủy vẫn chưa được khai thác triệt để.
Khóa luận tốt nghiệp đại học của Nguyễn Thị Mỹ Trinh “Một số làng nghề
thủ công truyền thống ven sông Gianh, tỉnh Quảng Bình” cũng đã tìm giới thiệu
nhiều nét khái quát về làng nghề truyền thống ở Quảng Bình tuy nhiên, tác giả

chỉ nghiên cứu tình hình và những biện pháp nhằm phát triển nghề truyền thống
của các làng ven sông Gianh chứ chưa đề cập đến những làng nghề còn lại.

6


Tuy các đề tài có tìm hiểu các làng nghề truyền thống ở Quảng Bình,
nhưng về các làng nghề truyền thống ở huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) vẫn
đề cập rất ít. Mà trong cuộc sống hiện đại mọi thứ đều được sản xuất bằng máy
móc, để các làng nghề không bị mai một thì chúng ta cần có những biện pháp
bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống. Vì vậy đề tài này tập trung nói
đến sự phát triển của các làng nghề truyền thống lâu đời mang đậm nét văn hóa
của cư dân Lệ Thủy.
3. Mục tiêu của đề tài
- Lựa chọn và xây dựng đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số
làng nghề truyền thống ở huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình” người viết nhằm
mục đích tôn vinh những giá trị và vai trò của làng nghề truyền thống, nét tinh
hoa văn hóa của dân tộc.
- Phản ánh chân thực và khách quan về thực trạng hoạt động sản xuất thủ
công và phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng
Bình).
- Tìm ra các giải pháp nhằm bảo tồn và thúc đẩy các làng nghề phát triển,
đẩy mạnh hoạt động du lịch của làng nghề truyền thống ở huyện Lệ Thủy (tỉnh
Quảng Bình) trong thời gian tới.
4. Đóng góp của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm một số tư liệu
làm cơ sở cho việc tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của huyện Lệ Thủy. Bên cạnh đó,
kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách có cơ sở để nhìn
nhận, đánh giá đúng thực trạng, vai trò của kinh tế thủ công truyền thống huyện
Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình), hiểu quy luật phát triển của nó để từ đó có chính

sách phát triển phù hợp. Ngoài ra, đề tài cũng góp phần cho việc bổ sung vào tư
liệu nghiên cứu làng xã miền Trung và mở ra một hướng nghiên cứu mới cho
bản thân sau này.
Ý nghĩa thực tiễn: Phát triển thủ công truyền thống là một chủ trương quan
trọng trong cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước
ta hiện nay. Trong những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã đề ra các chương trình,
7


các đề án nhằm thúc đẩy phát triển các nghề thủ công truyền thống. Trong đó
chú trọng các nghề thủ công truyền thống ở huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình).
Đây là nơi hội tụ khá nhiều nghề thủ công truyền thống, nơi bảo lưu những nét
đẹp văn hóa của quê hương. Do đó, việc nghiên cứu còn góp ý nghĩa khơi dậy
tình cảm gắn bó quê hương, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống trong mỗi
người dân.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các làng nghề truyền thống ở huyện Lệ
Thuỷ (tỉnh Quảng Bình).
Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Các làng nghề truyền thống ở huyện Lệ Thủy, trong đó tập
trung nghiên cứu các làng nghề thủ công nổi tiếng gắn chặt với tên tuổi của làng.
+ Thời gian: Đề tài nghiên cứu quá trình phát triển của các làng nghề từ khi
xuất hiện đến nay.
6. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu và xây dựng đề tài là một nghiên cứu khoa học đòi hỏi chính
xác cao, phải dựa trên cơ sở lí luận nhất định. Để xây dựng và hoàn thành đề tài
tác giả đã dựa trên những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu cụ thể là phương pháp lịch sử, phương pháp logic.
Và đây là công cụ cơ bản để em xử lý nguồn tư liệu một cách khoa học, chân
thực và khách quan.

Ngoài ra để giải quyết các yêu cầu khoa học của đề tài, em cũng vận dụng
các phương pháp nghiên cứu khác: phương pháp khảo sát thực địa và thu thập
tài liệu, phương pháp bản đồ và biểu đồ, phương pháp logic, phương pháp lịch
sử, thống kê phân tích tổng hợp… giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát
và đúng đắn hơn về vấn đề nghiên cứu.
7. Bố cục đề tài
Chương 1: Tổng quan về huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình.
Chương 2: Một số vấn đề về làng nghề và làng nghề truyền thống Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình.
8


9


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LỆ THỦY- TỈNH QUẢNG BÌNH
1.1 Điều kiện tự nhiên
Lệ Thủy là một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Phía
nam giáp huyện Vĩnh Linh (thuộc tỉnh Quảng Trị), phía bắc giáp huyện Quảng
Ninh (Quảng Bình), phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông giáp Biển
Đông.
Lệ Thủy với diện tích tự nhiên 1.416,11 km2, gồm có 36.545 hộ với
141.380 nhân khẩu (năm 2012), mật độ dân số 99,8 người/ km2, có hai dân tộc
chính là Kinh và Vân Kiều. Đây là quê hương của Sùng Nham hầu Dương Văn
An, Kim tử Vinh Lộc Đại phu Đặng Đại Lược, Thạc Đức hầu Đặng Đại Độ, Sư
bảo Nguyễn Đăng Tuân, Vũ Đăng Phương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng
thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Lệ Thủy nổi tiếng với dòng sông
Kiến Giang thơ mộng, khu nghỉ mát suối nước khoáng Bang, văn hóa đặc

trưng Hò khoan Lệ Thủy, trong đó có điệu hò khoan chèo đò, hò giã gạo. Hằng
năm, vào ngày 2 tháng 9, nơi đây diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống trên
sông Kiến Giang và các lễ hội nội bộ của một số xã như: Dương Thủy, Sen
Thủy, Sơn Thủy... Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi đây là chiến
trường ác liệt với mật độ bom rải thảm của không quân Mỹ với mật độ dày đặc.
Lệ Thủy các các di tích lịch sử nổi bật như: Chùa An Xá ở Lộc Thủy, Miếu
Thần Hoàng ở Tân Thủy, Miếu An Sinh ở Văn Thủy.
Địa hình của huyện chủ yếu đồng bằng, ven biển hẹp và thấp, độ cao dưới
10 mét; sát biển có các dải cát cao 2 - 3 mét đến 50 mét, độ dốc lớn. Phía Tây
đồi núi thấp, đỉnh cao nhất là đỉnh Thu Lu 925 mét; Sông lớn có các sông Kiến
Giang, Long Đại và nhiều sông, suối nhỏ như: Rào Chân, Linh Giang, Khe Tích,
Sông Thác Cốc...Có đường Quốc lộ 1A; Quốc lộ 15A, đường Hồ Chí Minh
nhánh Đông và nhánh Tây, có đường sắt Bắc - Nam đi qua suốt chiều dài của
huyện; 02 đường tỉnh lộ 10 và 16 đi ngang nối các Quốc lộ; huyện có 8 tuyến
đường nội huyện dài 97Km, 28/28 xã thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã;
10


phủ sóng điện thoại đến 28 xã, thị trấn, 16 xã có điểm Bưu điện văn hóa xã;
Tổng số chợ trên địa bàn 28 cái, trong đó chợ thị trấn 03 cái, chợ xã 25 cái. Lệ
Thủy có chùa Hoằng Phúc (còn gọi là Chùa Quan) có lịch sử xây dựng từ năm
1609 với 09 quả chuông nặng hàng nghìn cân; có suối nước khoáng Bang chứa
bicacbonat natri với nhiệt độ sôi tự nhiên 1050C.
Qua đó có thể thấy, huyện Lệ Thủy với diện tích nhỏ nhưng lại mang trong
mình đầy bí ẩn mà bất kì ai cũng muốn khám phá.
1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội
Huyện gồm 02 thị trấn là Kiến Giang và Lệ Ninh và 26 xã An Thủy, Phong
Thủy, Lộc Thủy, Xuân Thủy, Liên Thủy, Tân Thủy, Dương Thủy, Mỹ Thủy,
Thái Thủy, Sen Thủy, Hưng Thủy, Cam Thủy, Thanh Thủy, Hồng Thủy, Ngư
Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam, Mai Thủy, Phú Thủy, Sơn Thủy,

Trường Thủy, Văn Thủy, Hoa Thủy, Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy.
Huyện Lệ Thủy có từ lâu thuộc phủ Tân Bình, năm 1831 thuộc phủ Quảng
Ninh. Từ 1977 đến 1989 nhập với huyện Quảng Ninh thành huyện Lệ Ninh, tỉnh
Bình Trị Thiên. Cuối năm 1989 tách huyện Lệ Ninh tái lập huyện Lệ Thủy thuộc
tỉnh Quảng Bình.
Nói đến Lệ Thủy, chắc hẳn nhiều người hình dung ngay đến những cánh
đồng lúa trĩu vàng thẳng cánh cò bay, hình ảnh người nông dân quanh năm chân
lấm tay bùn, dòng Kiến Giang thơ mộng đầy náo nhiệt trong lễ hội đua thuyền
truyền thống hàng năm, nơi chôn rau cắt rốn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tài
ba nổi tiếng thế giới. Thế nhưng, ít ai biết rằng miền quê chiêm trũng ấy đang
được đánh thức bằng tiềm năng phát triển công nghiệp. Vâng, chính tiềm năng
này đang từng ngày giúp nông dân Lệ Thủy “lên đời” để trở thành công nhân
hay những ông chủ, bà chủ trên quê lúa của họ.
Không cần phải bàn cãi về những lợi thế trên lĩnh vực phát triển nông
nghiệp của huyện Lệ Thủy, bởi vùng đất này từng được mệnh danh “Nhất Đồng
Nai, nhì hai huyện”. Tuy nhiên, từ bao đời nay, cuộc sống của người dân nơi đây
vẫn không có gì thay đổi đáng kể vì cây lúa, vườn rau không thể tạo sự đột phá
làm tăng nguồn thu nhập của họ. Muốn kinh tế Lệ Thủy phát triển bền vững thì
11


phải kết hợp đầu tư phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp. Dĩ nhiên, điều này
hoàn toàn có cơ sở.
Bằng chứng là sự tồn tại của nhà máy May Lệ Thủy do Tập đoàn Dệt may
Việt Nam đầu tư xây dựng tại Khu Công nghiệp Cam Liên, xã Cam Thủy. Chính
thức đi vào hoạt động từ tháng 9-2016, nhà máy này đã “lên đời công nhân” cho
gần một ngàn lao động nông thôn của không chỉ Lệ Thủy mà còn các huyện lân
cận, thậm chí cả ở thành phố Đồng Hới.
Cần phải nói thêm rằng đây là tín hiệu vui mà cách đây chưa lâu, nhiều
người không dám nghĩ đến. Cũng dễ hiểu thôi, bởi người dân Lệ Thủy xưa nay

chỉ chú trọng làm nông nghiệp, trăn trở làm sao để nâng cao giá trị kinh tế trên
một đơn vị diện tích, tìm cách chế ngự thiên nhiên để tránh mất mùa… Hơn nữa,
nếu như trước đây, vào thời điểm nông nhàn, người dân Lệ Thủy phải kiếm việc
làm thêm ở các tỉnh phía Nam thì nay đã có thể trở thành công nhân ngay trên
chính quê lúa của họ.
Không chỉ giúp nông dân trở thành công nhân, nhà máy May Lệ Thủy còn
góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận không nhỏ người dân
Lệ Thủy bởi nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm của gần một ngàn lao động
đang làm việc tại đây là rất lớn.
Một đặc điểm đáng lưu ý là do đội ngũ lao động trẻ của địa phương đã bận
rộn với việc làm khi trở thành công nhân, còn những nông dân trồng rau thì tất
bật với hoạt động sản xuất rau màu thương phẩm. Cho nên ở quê hương Lệ
Thủy không có chỗ cho những tệ nạn xã hội hay thói hư lêu lỏng, rượu chè mà ta
thường thấy trước đây.
Ngày nay, ở Lệ Thủy nói riêng và mọi miền tổ quốc nói chung, các tên gọi
những địa danh Nhà Lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Khu lăng mộ Lễ
Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Chùa Hoằng Phúc trở nên quen thuộc. Rồi đây,
trong tương lai không xa nữa, một loạt khu du lịch nghỉ dưỡng sẽ tiếp tục được
nhắc đến như Suối khoáng Bang, khu du lịch nghỉ dưỡng Bàu Sen, khu du lịch
nghỉ dưỡng bãi tắm Tân Hải…

12


Và lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang sẽ là trung tâm của
một loạt các hoạt động, giúp du khách khám phánhững nét văn hóa đặc trưng
của người dân nơi đây. Muốn phát triển du lịch thì địa phương, người dân phải
đầu tư mở rộng các loại hình dịch vụ để phục vụ du lịch. Khi ấy, tất yếu họ sẽ
thành ông chủ, bà chủ của các nhà hàng, khách sạn, các cơ sở mua sắm…
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong công cuộc đời mới đất nước,quê hương

sâu sắc toàn diện hiện nay, Lệ Thủy luôn chăm lo văn hóa xã hội phong phú đa
dạng và đã thu được những thành tựu đáng phấn khởi.
Từ năm 2000 cho đến nay, Huyện ủy, HĐND - UBND đã quyết định nhiệm
vụ xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng Làng văn hóa, Đơn vị văn hóa, Gia
đình văn hóa là một trong chín chương trình trọng điểm về phát triển kinh tế - xã
hội của huyện.
Điều này đã được các xã, thị trấn, cơ quan đơn vị và nhân dân trên địa bàn
đồng tình, tự giác thực hiện, tạo cho phong trào có sức lan tỏa sâu rộng trong địa
phương.
Sau hơn 10 năm xây dựng phong trào, toàn huyện có 167/209 Nhà văn hóa
thôn, bản, tổ dân phố hoạt động tốt, bình quân mỗi nhà văn hóa có giá trị từ 50 70 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp tiền, của để xây dựng là 1/3; xây
dựng 187 sân bãi thể dục thể thao với diện tích 585.420m2 đất, có 210 điểm vui
chơi văn hóa - thể thao cho thanh thiếu nhi, 76 cụm cổ động, 155 đài trạm truyền
thanh, 15 điểm bưu điện văn hóa xã, thị trấn, 175/209 thôn, bản đạt khu dân cư
tiên tiến. 100% thôn, bản, tổ dân phố có hương ước mới, 43 điểm di tích (17 di
tích đã xếp hạng quốc gia và tỉnh) như: Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh, Miếu thờ Dương Văn An… Trung bình mỗi
tháng đón 15-20 đoàn và có trên 100 lượt khách đến tham quan, có 267 đội văn
nghệ, 103 Câu lạc bộ văn hóa - TDTT, 242 đội bóng chuyền nam, 204 đội bóng
chuyền nữ, 39 đội bóng đá.
Có hàng trăm gia đình đã đóng góp tiền triệu cho thôn, bản xây dựng các
công trình văn hóa - thể thao, đặc biệt như gia đình thầy giáo Võ Văn Vang

13


đóng góp 50 triệu đồng cho thôn Thượng Phong, xã Phong Thủy để xây dựng
miếu thờ danh nhân văn hóa Hoàng Hối Khanh và sân vận động của thôn.
1.3. Điều kiện văn hóa - con người
1.3.1. Văn hóa

Để phong trào xây dựng Làng văn hóa, Đơn vị văn hóa, Gia đình văn hóa
phát triển có chất lượng, Ban chỉ đạo phong trào của huyện xây dựng biểu điểm,
trong đó, nhiều "tiêu chí cứng" có tính chất bắt buộc để công tác đánh giá xếp
loại được chặt chẽ, nhằm tránh hiện tượng thi đua chạy theo thành tích.
Sau một thời gian xây dựng tích cực, đến hết năm 2007, Lệ Thủy đã xóa
được "xã trắng" về Làng văn hóa trong toàn huyện.
Lệ Thủy hiện có 141/209 thôn, bản, tổ dân phố được công nhận Làng văn
hóa đạt 67%, có 156/197 cơ quan, đơn vị đạt Đơn vị văn hóa đạt 79%, có
27.500/34.349 hộ gia đình được công nhận Gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 80%;
số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 28%, Gia đình thể thao đạt trên 26%.
Từ năm 2000 đến nay, năm nào huyện cũng tổ chức Liên hoan Làng vui chơi Làng ca hát. Các Làng văn hóa, Đơn vị văn hóa thường xuyên thể hiện phong
trào của địa phương, đơn vị mình bằng cách tham dự liên hoan văn hóa văn nghệ
nhân dịp lễ Quốc khánh 2/9 hàng năm.
Phong trào thi đua từ các Lễ hội truyền thống được khơi dậy, phát huy
trong cuộc sống hiện tại. Một số nghi lễ mới mang nét văn hóa mới, tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc được nhân dân tự giác tham gia hào hứng, như lễ đón
nhận danh hiệu Làng văn hóa, Đơn vị văn hóa, lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn, ngày
truyền thống của địa phương, đơn vị… Đặc biệt, lễ hội bơi, đua thuyền truyền
thống trên sông Kiến Giang được phát huy cả phần lễ và phần hội vào đúng
ngày tết Độc lập 2 - 9 hàng năm và được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận Lễ
hội văn hóa, thể thao cấp tỉnh vào năm 2003.
Nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đã nhận xét, đây là lễ hội của nhiều cái
nhất: Số thuyền nam, nữ tham gia nhiều nhất (có năm lên đến 30 thuyền); Chặng
đường đua dài nhất (24 km cả chiều đi và về) và số lượng khán giả tham gia cổ
vũ nhiều nhất (khoảng 45 ngàn người xem).
14


Một điểm đáng kể nữa là huyện Lệ Thủy luôn quan tâm xây dựng các sản
phẩm văn hóa. Mỗi năm, huyện có 5-7 ấn phẩm văn hóa tuyên truyền phục vụ

nhiệm vụ chính trị của địa phương, động viên nhiều người tham gia sáng tác thơ,
văn, nhạc, họa về quê hương. Ra được ấn phẩm chọn lọc 26 bài hát của các nhạc
sĩ ở Trung ương, địa phương viết về quê hương Lệ Thủy và đã in được hơn 800
bản gửi đến các thôn, bản, tổ dân phố trong toàn huyện.
Thời gian qua, huyện Lệ Thủy phối hợp đều đặn với các Đài khu vực Huế,
Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP. Đà Nẵng, Trung tâm hợp tác báo chí
truyền thông quốc tế của Bộ Thông tin & Truyền thông, Tạp chí Quê hương
ngày nay, Đài truyền hình tỉnh… xây dựng các phim tài liệu nghệ thuật, chuyên
đề về Lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống của quê hương, nhằm giới thiệu và
quảng bá nét văn hóa của Lệ Thủy trong công cuộc đổi mới hôm nay.
Là huyện lúa anh hùng từ trong thời kỳ đấu tranh chống Mỹ, đến nay tuy
thu nhập bình quân đầu người còn thấp nhưng cuộc sống tinh thần của nhân dân
địa phương luôn phát triển, được toàn dân tham gia xây dựng
Phấn đấu đến năm 2013, toàn huyện sẽ hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế
hoạch phát triển văn hóa theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII
đề ra, với 80% Làng văn hóa, 85% Gia đình văn hóa, 90% Đơn vị văn hóa, 100%
xã, thị trấn được hưởng thụ văn hóa, 100% thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa
hoạt động tốt.
Tin tưởng, từ tác động mạnh mẽ của công cuộc đổi mới, chủ động và tích
cực xây dựng diện mạo văn hóa mới, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, huyện Lệ
Thủy sẽ có bước tiến mới, vững chắc trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn
minh.
1.3.2. Con người
Có một vùng quê nằm trên khoảng eo đất hẹp của Việt Nam, nơi mà từ
ngàn đời nay vẫn nổi tiếng là “giàu” về gió lào và cát trắng. Đó là huyện Lệ
Thủy - tỉnh Quảng Bình. Nơi đây, thiên nhiên luôn khắc nghiệt, lịch sử luôn
thăng trầm, bể dâu, nhưng con người Lệ Thủy thì đời nào và ở đâu cũng luôn
bật dậy, vươn lên… khát khao cuộc sống như hoa nở trên cát. Đó là những gì
15



làm nên tính cách của con người Lệ Thủy... Họ là những con người chịu thương,
chịu khó, cần mẫn với công việc để tạo cho mình một cuộc sống đầy đủ hơn.
Thương thay những con người trên đất Lệ Thủy với những cửa ái khóc liệt của
nhiên nhiên. Họ chiến đấu kiên cường và luôn tìm những thứ vui tao nhã cho
cuộc sống hạnh phúc hơn.
Địa danh đầu tiên là làng Mỹ Trạch, nơi đã xảy ra một sự kiện bi hùng
trong chiến tranh chống Pháp để bắt đầu cho câu chuyện về người Lệ Thủy.
“Cầu Mỹ Trạch, bắc ngang qua dòng sông Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ,
tỉnh Quảng Bình. Mỗi ngày, có nhiều chuyến tàu ngược xuôi từ hai miền đất
nước, nhưng ít ai biết rằng, tại đây, hơn 60 năm về trước đã diễn ra vụ thảm sát
kinh hoàng do thực dân Pháp gây ra đối với người dân làng Mỹ Trạch. Ông
Nguyễn Xuân Kiềm - một trong số ít người còn sống sót của vụ thảm sát kể lại
cho tôi cái ngày kinh hoàng ấy. Rạng sáng ngày 29 - 11 - 1947 , hơn một đại đội
lính Pháp sau khi dùng chính sách mị dân, kêu gọi bà con quay về hợp tác với
chính quyền thực dân nhưng không thành, chúng đã xả súng điên cuồng vào
nhiều gia đình ở làng Mỹ Trạch. Sau đó, chúng đốt sạch nhà cửa, dồn tất cả
những phụ nữ và trẻ em còn lại đến bên mố cầu Mỹ Trạch và tiếp tục xả súng.
Hơn 400 con người của làng Mỹ Trạch đã ngã xuống. Máu chảy đỏ ngầu cả
khúc sông... Một cuộc thảm sát dã man nhất trong chiến tranh Đông Dương mà
thực dân Pháp gây ra đối với người Việt Nam, nó tàn ác không kém gì cuộc
thảm Mỹ Lai, ở Quảng Ngãi trong kháng chiến chống Mỹ”[11].
Chiến tranh đi qua vùng đất này thảm khốc và kinh hoàng như thế! Nhưng
những thế hệ con em ở Lệ Thuỷ vẫn một lòng kiên trung, chiến đấu ngoan
cường cho đến ngày đất nước thống nhất.
Tinh thần bất khuất, ý chí vượt qua mọi giông gió đạn bom ấy của người
dân huyện Lệ Thuỷ chắc hẳn phải được tích tụ từ truyền thống đấu tranh của
một vùng đất vốn có lịch sử hình thành, phát triển từ ngàn năm.
Ngược dòng thời gian, mảnh đất Lệ Thủy từ buổi đầu hình thành được ghi
lại trong Đại Việt sử lược đời Trần và Dư địa chí thời Lê Sơ của Nguyễn Trãi

rằng: Vùng đất Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình từ xa xưa thuộc Bộ Việt Thường, một
16


trong 15 bộ của nước Văn Lang vào thời đại các Vua Hùng dựng nước. Điều đó
đã chứng minh vùng đất Lệ Thuỷ là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam từ buổi
bình minh của lịch sử đất nước. Năm 1604, chúa Nguyễn Đàng Trong là Nguyễn
Hoàng đã đổi phủ Tân Bình thành phủ Quảng Bình, trong đó có huyện Lệ Thuỷ.
Địa danh Lệ Thuỷ và tỉnh Quảng Bình xuất hiện từ đây.
Nhìn trên bản đồ, Lệ Thuỷ ở vào eo đất hẹp của lãnh thổ Việt Nam. Chiều
ngang chỉ khoảng hơn 50km tính từ Đông sang Tây. Nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió lào, đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt nên con người Lệ Thủy từ
hàng trăm năm qua đã dựa lưng vào nhau mà sống, mà vươn lên khắc phục khó
khăn. Ở vùng quê này, dù thời nào và ở đâu, sự học vẫn luôn được những thế hệ
người dân Lệ Thủy xem trọng. Chính cái truyền thống hiếu học và ý chí vươn
lên mạnh mẽ ấy mà vùng đất này đã sản sinh ra những con người làm rạng danh
cho quê hương, đất nước.
Hàng trăm năm trước, trên con đường thiên lý Bắc Nam, có một người con
của Lệ Thuỷ đã cùng với con dân của mình băng rừng vượt suối, đi khai phá
vùng đất phương Nam. Đó là Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh – một danh
tướng dưới thời Nguyễn được suy tôn là khai quốc công thần trong việc mở
mang bờ cõi phương Nam. Theo “Đại Nam nhất thống chí” thì Nguyễn Hữu
Cảnh tên thật là Nguyễn Hữu Kính, sinh 1650, mất năm 1700, là con thứ hai của
vị tướng tài Nguyễn Hữu Dật. Vào những thập niên cuối thế kỷ 17, thống binh
Nguyễn Hữu Cảnh sau khi dẹp yên biên cương, đã chiêu dân lập ra trấn Thuận
Thành và phủ Bình Khương - nay là tỉnh Khánh Hòa. Sau đó, ông được chúa
Nguyễn Phước Chu cử vào kinh lược xứ Đồng Nai và nhiều vùng đất khác ở
miền Nam. Tại đây ông đã chiêu mộ người dân các tỉnh từ Quảng Bình đến
Quảng Ngãi vào khai hoang lập ấp, trong đó đa số là người dân hai huyện Lệ
Thủy và Quảng Ninh của quê hương ông, biến xứ Đồng Nai Bến Nghé hoang vu

rậm rạp thành vùng đất màu mỡ phì nhiêu.
Từ đó, những người dân Lệ Thuỷ, Quảng Ninh xem Đồng Nai là quê
hương thứ 2 của mình. Tuy nhiên trong tâm tưởng những con dân theo Nguyễn
Hữu Cảnh tiến về phương Nam vẫn luôn nhớ đến quê cha đất tổ, bởi thế mới có
17


câu tục ngữ “Nhất Đồng Nai, nhì Hai huyện”. Ý muốn so sánh sự phì nhiêu, trù
phú của hai vùng đất có những tiền nhân của Lệ Thuỷ sinh sống. Sau khi
Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh mất, nhân dân khắp nơi ở Miền
Nam lập Đền, Miếu phụng thờ ghi ơn Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh. Hiện linh
cữu, lăng mộ của ông được xây cất tại Thác Ro, xã Trường Thủy, huyện Lệ
Thủy.
“Lệ Thủy gạo trắng nước trong
Ai về Lệ Thủy thong dong con người”
Quả thật, Lệ Thủy dù nằm ở dãi đất hẹp của đất nước, nơi thiên nhiên
chẳng ưu đãi gì nhiều, nhưng bằng sức vóc của nhiều thế hệ, sỏi đá, đất cằn đã
trở thành ruộng đồng phì nhiêu, xanh tươi. Dòng Kiến Giang chảy dài từ đầu
cho đến cuối huyện đẹp như dải lụa, là động mạch chuyên chở phù sa, nước ngọt
bồi đắp, tưới mát cho bao cánh đồng, làng mạc, nuôi dưỡng những thế hệ con
người nơi đây.
Có một làng quê bên dòng Kiến Giang là nơi sinh ra người học trò xuất sắc
nhất của Bác Hồ, một vị tướng làm rạng danh đất nước, nổi tiếng năm châu bốn
bể - đó là Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Cả cuộc đời của Đại Tướng đã cống hiến
hết mình cho sự nghiệp chiến đấu, bảo vệ đất nước trước hai kẻ thù xâm lược đó
là thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.
Làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, quê hương của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp hiện còn một ngôi nhà lưu niệm đơn sơ. Ông Võ Đại Hàm – người
cháu của Đại tướng hiện là người trong coi ngôi nhà, nhưng nhiều lúc ông cũng
kiêm luôn nhiệm vụ hướng dẫn viên. Vâng! Tôi gọi ông là hướng dẫn viên bởi,

mái nhà tranh nơi Đại Tướng sinh ra và lớn lên bây giờ đã trở thành địa chỉ quen
thuộc, nơi đi về của người dân Lệ Thủy, của nhiều người Việt Nam và bè bạn
quốc tế.
Là một anh hùng của đất nước nhưng lối sống bình dị của người dân Lệ
Thủy đã tác động lới đến đời sống của Bác. Khi đến nhà thờ Đại tướngtôi mới
thấu hiểu thêm tình cảm quê hương, sự bình dị trong cốt cách của một thiên tài
quân sự của Việt Nam. Dù bây giờ bạn bè năm châu kính trọng coi Bác là một
18


trong những danh tướng kiệt xuất của thế giới, tên tuổi của Đại Tướng đã đi vào
lịch sử cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, đã đi vào lòng dân Việt,
nhưng đối với người Lệ Thủy thì vẫn luôn dành một tình cảm đặc biệt với người
con của quê hương mình. Trong những lần Đại tướng về thăm quê, người dân Lệ
Thủy thường gọi Đại tướng bằng cái tên thân thương: Anh Văn! Anh Văn cũng
là người anh cả của vùng đất Lệ Thuỷ này.
Ở vùng quê Lệ Thủy, phẩm chất anh hùng đã trở thành truyền thống của
người dân nơi đây. Trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
và Đế quốc Mỹ xâm lược, ta có thể đọc và nhìn thấy đâu đó nhiều câu chuyện về
tinh thần chiến đấu kiên trung của họ.
Làng Xuân Bồ nằm ở tả ngạn sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy. Trong
kháng chiến chống thực dân Pháp, vùng đất này đã ghi tên mình vào lịch sử
bằng chiến thắng Xuân Bồ lừng lẫy. Ngày 20 - 5 - 1950, dưới sự yểm trợ của
máy bay và pháo binh, lực lượng địch với 2 tiểu đoàn đã bao bây làng Xuân Bồ
từ nhiều hướng. Trong một ngày đêm chiến đấu kiên cường, bộ đội chủ lực của
ta cùng quân dân Xuân Bồ đã đánh thiệt hại hai tiểu đoàn tinh nhuệ của địch,
tiêu diệt 500 tên địch, thu nhiều vũ khí đạn dược. Điển hình của trận đánh này là
phẩm chất anh hùng của nhiều cá nhân, trong đó có gương chiến đấu dũng cảm
của đồng chí Lâm Úy. Trong lúc bị địch vây bắt, súng hết đạn, anh đã lao vào
toán địch, dùng lê đâm xuyên tim địch, và ôm một tên khác dìm xuống sông.

Sau trận đánh, người ta tìm thấy xác đồng chí Lâm Úy trong tư thế vẫn ôm và
cắn chặt vào cổ tên địch. Trong trận đánh này, một một mình anh đã tiêu diệt 10
tên địch. Anh được nhà nước phong tặng Anh hùng quân đội nhân dân. Chiến
thắng Xuân Bồ là trận đánh tiêu diệt sinh lực địch nhiều nhất trên chiến trường
Bình Trị Thiên trong 9 năm kháng chiến chống Pháp.
Không chỉ giỏi trong chiến đấu, mà người Lệ Thủy còn giỏi trong lao động
sản xuất. Có một HTX vinh dự được Bác Hồ khen ngợi qua bài báo “Một tác xã
gương mẫu” do Người viết đăng trên báo Nhân Dân ngày 11-1961. Đó là Hợp
tác xã Đại Phong. Đây là lá cờ đầu của ngành nông nghiệp Miền Bắc trong thời
kỳ đầu xây dựng XNCN. Trong nông nghiệp, HTX Đại Phong luôn đi đầu trong
19


thi đua cải tiến kỹ thuật nông nghiệp, cải tiến quản lý HTX, tạo ra sản lượng
nông nghiệp vượt trội so với các HTX khác ở miền Bắc. Đại Phong trở thành
một luồng gió thổi vào phong trào “Gió Đại Phong. Sóng Duyên Hải. Cờ Ba
Nhất”. Đó cũng là mục tiêu để toàn quân, dân Miền Bắc thi đua học tập. Thi đua
học tập theo HTX Đại Phong, cả Lệ Thủy được mạnh danh là mảnh đất “Hai
giỏi”. Giỏi chiến đấu và giỏi lao động.
Trong kháng chiến chống Mỹ, và cho đến bây giờ người ta vẫn thường
nhắc đến đại đội Nữ pháo binh Ngư Thủy như một biểu tượng tấc lòng kiên
cường của phụ nữ Việt Nam. Hai bộ phim tài liệu “Những cô gái Ngư Thủy”
của đạo diễn Lò Minh và “Trở lại Ngư Thủy” của cố đạo diễn Lê Mạnh Thích là
những thước phim thể hiện thành công phẩm chất anh hùng của các O pháo binh
Ngư Thủy trong chiến tranh cũng như trong hòa bình.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Lệ Thủy là ranh giới giữa hậu phương Miền
Bắc và tiền tuyến Miền Nam, nên vùng đất này luôn là mục tiêu bắn phá tiêu
diệt của máy bay và tàu chiến Mỹ. Năm 1967, đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy
được thành lập với 37 chị trong độ tuổi từ 16 đến 20. Ngày ấy các chị được trang
bị 4 khẩu pháo 85ly và một số súng bộ binh. Sau 2 tháng huấn luyện, các chị

bước vào trận chiến và liên tục gặt hái thắng lợi, làm cho quân đội Mỹ phải
nhiều lần khiếp sợ.
Bắn cháy 5 tàu chiến Mỹ, các chị pháo binh Ngư Thủy trở thành anh hùng,
trở thành nỗi khiếp đảm của hải quân Mỹ. Chiến công của các chị được xếp
ngang tầm những chiến công cùng thời. Cùng với thành công của việc xây dựng
đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy, khắp nơi trong huyện cũng thành lập nhiều đại
đội pháo binh, dân quân du kích, biến Lệ Thủy, Quảng Bình thành một lưới lửa
phòng không vững chắc. Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, Lệ Thủy cùng với quân dân tỉnh Quảng Bình đã bắn rơi hơn 700 máy bay
địch. Đó chính là những gì nói lên phẩm chất anh hùng của con người Lệ Thủy
trong chiến tranh.
Bây giờ hòa bình lập lại, những người anh hùng trong thời chiến bây giờ đã
khác xưa. Đúng! Cái khác bây giờ chính là sức khỏe. Các anh, các chị đôi mươi
20


giờ đã trở thành những cụ ông, cụ bà. Sức khỏe của họ bị thời gian lấy đi, nhưng
tinh thần của một anh hùng vẫn cháy bỏng trong lòng mỗi người. Họ chính là
minh chứng sống cho một thời oanh liệt.
Chiến tranh đã đi qua, huyện Lệ Thuỷ được phong tặng đơn vị Anh hùng
LLVT. Hơn 30 năm sau ngày giải phóng, trên dải đất hẹp này, dù chiến tranh tàn
phá nặng nề, nhưng bằng cái truyền thống hăng say lao động, quen với gian khổ
nên Lệ Thuỷ đã có những bước tiến dài trong sự nghiệp phát triển kinh tế văn
hóa xã hội. Đảng bộ và nhân dân Lệ Thủy, đã biến mảnh đất hoang tàn sau chiến
tranh thành một vùng đất giàu có và đầy tiềm năng. Cơ cấu kinh tế của địa
phương đã chuyển dịch nhiều hướng, không còn là vùng đất thuần nông. Các
làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, góp phần làm cho bức
tranh nhiều làng quê Lệ Thuỷ thêm khởi sắc. Phát huy truyền thống hiếu học,
chăm lo sự nghiệp giáo dục luôn được huyện Lệ Thuỷ quan tâm. Trường học có
mặt khắp nơi, từ phố huyện đông vui cho đến những làng quê hẻo lánh. Trường

THPT Lệ Thuỷ, nơi nhiều lần vinh dự được đón tiếp Đại Tướng Võ Nguyên
Giáp về thăm, nói chuyện, các thế hệ con em ở đây đang ngày đêm học tập để
nối nghiệp cha ông. Một thế hệ trí thức của Lệ Thuỷ trong tương lai.
Nói đến Lệ Thủy, là nói đến xứ sở của những làn điệu hò khoan nổi tiếng.
Hò khoan Lệ Thủy là hình thức hát xướng, hát đối đáp, nó ra đời trong quá trình
lao động sản xuất, chiến đấu. Hò khoan là tiếng lòng của người lao động Lệ
Thủy, là động lực để con người lao động, lắm khi nó còn là thứ vũ khí sắc bén
để người Lệ Thủy đối diện với quân thù.
Thế đấy, hò khoan hòa vào cái không khí lễ hội đua thuyền là đặc sản văn
hóa của vùng quê này. Từ bao đời nay, cứ vào dịp lễ Quốc Khánh, sông Kiến
Giang dậy sóng bởi lễ hội đua thuyền truyền thống. Đó là những ngày mà ta có
thể thấy rõ nhất gương mặt, hình hài và sức vốc kiên cường của vùng quê Lệ
Thủy anh hùng.
* Tiểu kết
Với một diện tích đất khá hép nhưng Lệ Thủy lại mang trong mình những
đặc thù, những nét đẹp riêng mà bất kì ai cũng muốn khám phá. Lệ Thủy không
21


chỉ đẹp về tài nguyên thiên nhiên với suối nước Bang,.. mà còn đẹp cả về văn
hóa với các dàn điệu hò khoan, hát dặm, lễ hội vui chơi... Và người dân Lệ Thủy
lại mang nét đẹp của những người dân chất phác, siêng năng cần cù, chịu thương
chịu khó... Tất cả những nét đẹp trên đan xen lẫn nhau tạo nên một huyện Lệ
Thủy không thể nào nhầm lẫn vào đâu được.
Nói đến Lệ Thủy là nói đến mảnh đất anh hùng. Con người ở đây sống và
chiến đấu không ngừng nghỉ. Trong thời chiến, họ là những chiến sĩ anh hùng,
họ chiến đấu vì mảnh đất quê hương mình. Thời bình họ là những người nông
dân bình dị, họ lao động để phát triển quê hương. Và dù trong thời nào họ đều là
những vị anh hương của đất Lệ Thủy.
Thế đấy huyện Lệ Thủy đơn sơ giản dị thế, mà sao mỗi ai tường đặt chân

qua lại không muốn dứt đi, lại muốn tìm hiểu sâu, muốn biết tất cả về Lệ Thủy

22


CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÀNG NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Làng nghề và làng nghề truyền thống
2.1.1. Khái niệm làng nghề
Từ xưa do đặc thù nền sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có nhiều lao động
tham gia đã khiến cư dân Việt cổ sống quần tụ lại với nhau thành từng cụm dân
cư đông đúc, dần hình thành nên làng xã. Trong từng làng xã đã có cư dân sản
xuất các mặt hàng thủ công, lâu dần lan truyền ra các làng, xã tạo nên những
làng nghề và truyền nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đề tài làng nghề truyền
thống là đề tài rất thú vị, đã có rất nhiều nhà văn hóa nghiên cứu về đề tài này.
Theo Tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam”
thì làng nghề được định nghĩa như sau: “Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ
xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương
tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là làng sống chuyên
nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển
công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể,
vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa
phương”[1;tr19].
Xét theo góc độ kinh tế, trong cuốn: “ Bảo tồn và phát triển các làng nghề
truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” tác giả Dương Bá
Phượng cho rằng: “Làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ
công tách hẳn ra khỏi thủ công nghiệp và kinh doanh độc lập. Thu thập từ các
làng nghề đó chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị toàn làng”[2;tr13].
Làng nghề theo cách phân loại về thời gian gồm có: làng nghề truyền thống

và làng nghề mới. Khóa luận chỉ đi sâu hiểu định nghĩa làng nghề truyền thống
vì có nhiều ý nghĩa trong phát triển làng nghề truyền thống.

23


2.1.2. Khái niệm làng nghề truyền thống.
Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về làng nghề truyền thống,
nhưng ta có thể hiểu làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công
truyền thống. Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng thì làng nghề là:
“Làng nghề là làng ấy, tuy có trồng trọt theo lối thủ nông và chăn nuôi (gà,
lợn, trâu…) làm một số nghề phụ khác (thêu, đan lát…) song đã nổi trội một
nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán
chuyên nghiệp, có ông trùm, ông phó cả cùng một số thợ và phó nhỏ đã chuyên
tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh,
nhất thân vinh”, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những hàng thủ công,
những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có
quan hệ tiếp thị với thị trường là vùng rộng xung quanh với thị trường đô thị, thủ
đô và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài”[3;tr12].
Làng nghề ở đây không nhất thiết là tất cả mọi người dân trong làng đều
sản xuất thủ công, người thợ thủ công cũng có thể là người nông dân làm thêm
nghề phụ trong lúc nông nhàn. Tuy nhiên do yêu cầu về tính chuyên môn hóa
cao đã tạo ra những người thợ thủ công chuyên nghiệp, chuyên sản xuất hàng
thủ công truyền thống ngay tại quê hương của mình. Nghiên cứu một làng nghề
thủ công truyền thống là phải quan tâm đến nhiều mặt, tính hệ thống, toàn diện
của làng nghề thủ công truyền thống đó, trong đó yếu tố quyết định là nghệ nhân
của làng, sản phẩm thủ công, thủ pháp kĩ thuật sản xuất và nghệ thuật.
Làng nghề thủ công truyền thống là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi
quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính lâu đời,
được truyền đi truyền lại qua các thế hệ, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán

sản phẩm theo kiểu phường hội, hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, chế độ, gia
tộc, cùng phường nghề trong quá trình lịch sử phát triển đã hình thành nghề
ngay trên đơn vị cư vị cư trú của xóm của họ.
Làng nghề thủ công truyền thống thường có đại đa số hoặc một số lượng
lớn dân cư làm nghề cổ truyền, thậm chí là 100% dân cư làm nghề thủ công
hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề lâu đời, kiểu cha truyền con nối. Sản
24


phẩm của họ không những có tính ứng dụng cao mà còn là những sản phẩm độc
đáo, ấn tượng, tinh xảo.
Ngày nay trong quá trình phát triển của kinh tế xã hội. Làng nghề đã thực
sự thành đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp, có vai trò, tác dụng tích cực rất lớn
đối với đời sống kinh tế xã hội.
2.2. Làng nghề truyền thống Lệ Thủy
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển làng nghề truyền thống ở huyện
Lệ Thủy
Lệ Thủy không chỉ được biết đến bởi những di tích lịch sử như: Nhà tưởng
niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh... Mà Lệ Thủy
còn biết bến các làng nghề truyền thống như: đan nón, làm rượu, đan lát, làm
chiếu... Lệ Thủy không nhiều làng nghề thủ công truyền thống như Ninh Bình,
Hà Nội nhưng mỗi làng nghề ở Huyện lại mang một nét riêng có tính đơn nhất,
độc đáo không thể trộn lẫn. Mỗi làng nghề không chỉ là một đơn vị kinh tế mà
còn lưu giữ những di sản văn hóa truyền thống như lễ hội, đền chùa. Các sản
phẩm giàu chất văn hóa đất Việt có giá trị nghệ thuật cao. Tiêu biểu như:
Làng nghề làm rượu Tuy Lộc
Nép mình bên dòng sông Kiến giang thơ mộng, thôn Tuy Lộc (xã Lộc
Thủy,huyện Lệ Thủy) được người dân cả nước biết đến không chỉ là quên
hương của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp mà ở đây còn là nơi lưu giữ và phát
triển truyền thống nghề nấu rượu nổi tiếng khắp vùng. Cái tên “rượu Tuy Lộc”

đã trở thành “thương hiệu” độc đáo, là niềm tự hào từ bao đời của các thế hệ
người dân sống trên mảnh đất này và một thứ đặc sản để làm quà biếu mỗi khi
xa quê.
*Quá trình hình thành và phát triển
Theo các cụ cao niên trong làng Tuy Lộc, nghề nấu rượu của làng bắt đầu
từ lúc nào không ai còn nhớ rõ nhưng trong cuốn “Ô Châu cận lục” chuyên khảo
cứu về địa lý và phong tục xứ Thuận Hóa xưa (nay là các tỉnh Quảng Bình,
Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế), Tiến sỹ Dương Văn An, sinh năm 1914, tại
làng Phúc Tuy, huyện Lệ Thủy, phủ Tân Bình, lộ Thuận Hóa (nay là thôn Tuy
25


×