Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tiếng chim hót trong bụi mận gai của colleen MC cullough và nhà thờ đức bà paris” của victor hugo dưới góc nhìn so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 95 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này bên cạnh những nỗ lực của bản thân, em đã nhận
được sự quan tâm và giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn
bè. Cho phép em được gửi đến mọi người lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất.
Em xin bày tỏ lòng kính phục và cảm ơn sâu sắc đến cô giáo – Tiến sĩ Dương Thị
Ánh Tuyết, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận.
Em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới Quý thầy cô của trường Đại học Quảng
Bình, Ban Chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy cô giáo trong Khoa Khoa học Xã hội
đã tạo điều kiện để em hoàn thành khóa học vừa qua.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới gia đình, những người thân đã
luôn quan tâm, yêu thương và tạo mọi điều kiện cho em học tập. Cảm ơn những người
bạn đã luôn bên em, giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Xin cảm
ơn tập thể lớp ĐHSP Ngữ văn K56 đã đồng hành cùng em trong suốt thời gian học tập
cũng như thực hiện khóa luận.
Dù đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều, nhưng vì hạn chế về kiến thức và trải nghiệm
cuộc sống nên trong bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất hi vọng
nhận được sự góp ý từ các thầy cô giáo để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Chúc quý thầy cô, người thân, bạn bè luôn sức khỏe, hạnh phúc và đạt được
nhiều thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 5 năm 2018

Phan Thị Mỹ Hạnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, những
kết luận, nhận định là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào
khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình này.
Đồng Hới, tháng 5 năm 2018



Phan Thị Mỹ Hạnh


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình giao lưu và giao thoa giữa các nền văn hóa Đông - Tây, văn học
phương Tây đã có những tác động to lớn đối với các nước phương Đông, trong đó có
Việt Nam. Từ những biến động lớn có tầm quan trọng trong lịch sử thế giới đến sự
hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa, sự bùng nổ khoa học kỹ thuật công nghệ và
hàng loạt trào lưu triết học, văn học khác nhau thậm chí đối lập nhau kế tiếp ra đời, vẽ
nên bức tranh đa dạng, phong phú nhưng hết sức phức tạp về văn học phương Tây
hiện đại. Trong đó, thân phận con người trong xã hội mới nổi lên như một cảm thức
chủ đạo. Văn học phương Tây nói chung cũng như văn học nước Úc, văn học Pháp nói
riêng đã làm tròn sứ mệnh ấy.
Tên tuổi của Victor Hugo đã được thế giới ngưỡng mộ, không chỉ do những kiệt
tác của nhà văn mà còn do những hoạt động không ngừng vì sự tiến bộ của con người.
Ông là nhà văn đầu tiên của nước Pháp khi mất được đưa vào chôn cất ở điện
Pantheon, nơi vinh danh những người con vĩ đại của nước Pháp. Tiểu thuyết của
Victor Hugo đã thể hiện niềm khát khao tự do, bình đẳng, bác ái, khao khát hạnh phúc
đối với những người khốn khổ mà ngày nay vẫn còn giá trị thời sự.
Tác phẩm của Victor Hugo đã đến được với đông đảo bạn đọc ở Việt Nam nói
riêng và trên thế giới nói chung. Điều đó thể hiện được vai trò nhất định của Hugo
trong sự phát triển của nền văn học thế giới. Victor Hugo đã góp nhiều thành tựu vào
kho tàng tiểu thuyết nhân loại, đặc biệt là tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre
Dame de Pais) và “Những người khốn khổ” (Les Mierable). Nhà thờ Đức Bà Paris
được xem như một trong số các tác phẩm đặc sắc của Victor Hugo, thuộc thể loại tiểu
thuyết lãng mạn Pháp. Trong đó, bằng thủ pháp nghệ thuật tương phản, tác giả đã cấu
trúc nên nhiều tầng triết mỹ cho cuốn tiểu thuyết, nhằm đưa tính trí tuệ và đẩy tính tư
tưởng lên cao độ. Đặc biệt, tính hư cấu ở đây được thể hiện ngầm ẩn thông qua các

nhân vật, hoàn cảnh và sự việc xuyên suốt tác phẩm.
Bên cạnh đó, dấu ấn văn học Úc trên văn đàn thế giới vẫn còn mờ nhạt so với các
nền văn học nổi tiếng như văn học Anh, Pháp, Đức,… Tuy nhiên, trong nền văn học
ấy cũng có những giai đoạn nổi trội, có những tác giả tên tuổi, như Patrick White - nhà
văn đã đoạt giải Nobel văn học năm 1973. Ngoài ra, Colleen McCullough, David
Williamson và David Malouf cũng là những cây bút tên tuổi. Một trong những cái tên
1


được thế giới biết đến nhiều đó là Colleen Mc Cullough. Sự nghiệp của nhà văn không
chuyên này được độc giả trong nước cũng như thế giới hoan nghênh rất nhiều với loạt
các tác phẩm viết về Rome. Nhưng tác phẩm gây tiếng vang và khẳng định tài năng
của bà hơn cả vẫn là Tiếng chim hót trong bụi mận gai (The Thorn Birds).
Victor Hugo và Colleen Mc Cullough là hai đại diện tiêu biểu của văn học
phương Tây nói chung và văn học Pháp, Úc nói riêng. Hai tác phẩm “Nhà thờ Đức Bà
Paris” của Victor Hugo và “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” của Colleen Mc
Cullough là hai tác phẩm văn học kinh điển của văn học thế giới. Cùng nói về đề tài
tôn giáo và tình yêu một cách tinh tế và sâu sắc, việc đi sâu tìm hiểu về nội dung cũng
như những nét tương đồng và dị biệt về nghệ thuật của hai tác phẩm dưới góc nhìn so
sánh sẽ giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận cũng như hiểu được giá trị nội dung và tư
tưởng mà các tác giả muốn gửi gắm.
2. Lịch sử vấn đề
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hai tác phẩm kinh điển Nhà thờ Đức Bà
Paris của Victor Hugo và Tiếng chim hót trong bụi mận gai của Colleen Mc Cullough
ở Việt Nam cũng như trên Thế giới.
Do trình độ ngoại ngữ còn hạn chế nên chúng tôi chỉ có thể tiếp cận vấn đề thông
qua các tài liệu nghiên cứu bằng tiếng Việt. Trên cơ sở thu thập được, chúng tôi điểm
qua các công trình nghiên cứu sau:
2.1. Các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Victor Hugo và Nhà thờ Đức
Bà Paris

Không chỉ là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học Pháp, tên tuổi của Victor
Hugo đã nổi tiếng trên thế giới suốt những thế kỉ qua. Với một tài năng văn chương
được vinh danh là một khổng lồ văn chương hiếm hoi của nhân loại, ông đã có thành
công trên nhiều thể loại văn chương như thơ, tiểu thuyết và kịch. Tên tuổi cũng như
tác phẩm của ông đã gây rung động trên văn đàn, chinh phục một lượng đọc giả khổng
lồ trên khắp thề giới. Cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris được viết năm 1831,
bằng cốt truyện khá bi thảm, nặng nề, các tình tiết xếp đặt khéo léo, mang kịch tính và
hình ảnh tô đậm, phóng đại, lẫn lộn thực hư, kết hợp với bút pháp miêu tả thật rực rỡ,
kỳ thú, Victor Hugo đã vẽ nên một bức tranh thu nhỏ về xã hội Pháp thế kỷ XV. Tác
phẩm đã gây tiếng vang lớn, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn đọc cũng như các nhà
nghiên cứu, phê bình văn học.
2


Nhà văn Eugene Sue nhận xét trong cuốn Bí mật thành Paris, viết cho Hugo:
“…Ngoài chất thơ cùng tất cả sự phong phú của tư tưởng và tính kịch, tôi xin nói thêm
cuốn truyện của ông còn có gì đó làm tôi vô cùng xúc động. Có thể nói Quasimodo
tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn và sự tận tụy, Frollo tiêu biểu cho sự uyên bác, trí thức
khoa học, khả năng trí tuệ, còn Chateaupers tiêu biểu cho vẻ đẹp thân thể, nếu như vậy
ông đã có ý định tuyệt diệu để ba nhân vật điển hình đó, cùng một thực chất như chúng
ta, đối mặt với một cô gái ngây thơ, gần như man dại giữa nền văn minh, trao cho cô ta
quyền được lựa chọn và để cô ta lựa chọn một cách hết sức đàn bà” [4;550].
Nhà sử học Jules Michelet nhận xét vào năm 1833: “Cạnh ngôi nhà thờ lớn cổ
kính, Victor Hugo xây dựng một tòa nhà thờ lớn khác bằng thi ca, cũng vứng chắc như
nền móng, cũng ngất cao như dãy tháp của tòa nhà thờ nọ” [4;6].
Năm 1835, Theophile Gautier nhận xét: “Cuốn tiểu thuyết này là một thiên anh hùng
ca Iliat thực sự, ngay từ bây giờ nó đã thành một tác phẩm kinh điển” [4;6].
Nhà phê bình văn học Dainiel D’Addario cho rằng: “Giữa một không gian nhà
thờ uy nghiêm và sừng sững, giữa một Paris lãng mạn, cổ kính, trầm lắng và đắm say,
đã diễn ra một câu chuyện nghiệt ngã giữa những con người, khi mà ranh giới giữa

tình yêu và sự thù hận chỉ là một sợi tơ rất mỏng manh. Họ có quyền lựa chọn, nhưng
lại không thể lựa chọn được điều gì là đúng, điều gì là sai, bởi lý trí không đủ mạnh để
tỉnh táo quyết định. Chỉ có trái tim - trái tim đôi khi vì yêu, vì hận mà mù quáng vô
cùng” [36].
V. Gangadhar với vài viết Sức ảnh hưởng của Nhà thờ Đức Bà Paris đã nhận
định về tác phẩm như sau: “Hugo giới thiệu ý tưởng rằng tiểu thuyết cũng như một sân
khấu sử thi cùng với tác phẩm của mình. Một bản hùng ca vĩ đại về lịch sử của toàn
thể nhân loại, được thể hiện qua hình tượng nhà thờ lớn như một nhân chứng và nhân
vật trung tâm thầm lặng của lịch sử. Toàn bộ ý tưởng về thời gian và cuộc sống như
một bức tranh có hệ thống và đang tiếp tục phát triển, bao quanh bởi những nhân vật
được bắt gặp giữa những trang sử đó. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên có nhân vật
chính là những tên ăn mày” [37].
Nhà phê bình Thormas Mallon cho rằng: “Notre Dame de Paris là tác phẩm giả
tưởng đầu tiên chứa đựng toàn bộ cuộc sống, từ Vị vua của nước Pháp cho tới những
con chuột cống ở Paris, trong một bút pháp mà sau đó được Honore de Balzac,
Gustave Flaubert và rất nhiều người khác, bao gồm cả Charles Dickens, quy nạp. Sự
3


đón nhận rộng rãi của quyển sách ở Pháp đã cổ động cho cuộc vận động duy trì lịch sử
còn non trẻ ở quốc gia này và cổ vũ mạnh mẽ sự phục hưng của nền kiến trúc Gothic.
Cuối cùng, nó dẫn đến những đổi mới đáng kể ở Nhà thờ Đức Bà vào thế kỷ 19 được
dẫn dắt bởi Eugène Viollet-le-Duc. Phần lớn vẻ bề ngoài hiện nay của thánh đường là
kết quả của việc tu sửa này” [38].
Ở Việt Nam cũng đã có những bài nghiên cứu về tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà
Paris của Victor Hugo: Đặng Thị Hạnh trong chuyên luận Tiểu thuyết Victor Hugo,
NXB Văn hóa, Hà Nội 1978 (tái bản 2002 tại NXB. ĐHQG - HN) đã phân tích những
khía cạnh nghệ thuật nổi bật trong một số tiểu thuyết tiêu biểu của Victor Hugo. Một
số bài viết khác về Nhà thờ Đức Bà Paris như: Cuốn Victor Hugo ở Việt Nam (1985),
của Nguyễn Văn Khỏa và Đỗ Đức Hiểu, đã cho chúng ta thấy được sức ảnh hưởng

sáng tác của Victor Hugo tới văn học và bạn đọc Việt Nam. Một trăm năm sau của
Đặng Anh Đào hay tầm vóc Nhà thờ Đức Bà Paris Victor Hugo với chúng ta của Đỗ
Đức Hiểu, NXB Tác phẩm mới, 1985. Đặng Anh Đào có bài Victor Hugo in trong
Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XIX, NXB Ngoại văn, năm 1990. Luận án Phó tiến sĩ Thi
pháp nhân vật trong tiểu thuyết của Victor Hugo (1991), của tác giả Bửu Nam, đã chỉ
rõ về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Nhà thờ Đức Bà Paris. Dương Thị Bích
Thảo trong khóa luận tốt nghiệp với đề tài Cái Grotesque trong tiểu thuyết Victor
Hugo (2012) đã chỉ ra cái nhìn bao quát về cái Grotesque trong tiểu thuyết Nhà thờ
Đức Bà Paris và sức ảnh hưởng của Victor Hugo tới văn học Việt Nam.
2.2. Các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Colleen McCullough và Tiếng
chim hót trong bụi mận gai
Kể từ khi ra mắt bạn đọc, tác phẩm Tiếng chim hót trong bụi mận gai của
Colleen Mc Cullough đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu và phê bình
trong và ngoài nước. Những tờ báo danh tiếng như The New York times, The
Washington Post Book World, New Statesman, The Los Angeles time, Boston,
Weekly, Pittsburgh… đã dành cho bà rất nhiều sự ca ngợi mà bất kì người cầm bút nào
cũng ao ước:
“Một cuốn trường thiên tiểu thuyết và tất cả, đơn giản là tất cả, đã xảy ra… một
cuốn sách hoàn hảo... hấp dẫn... đầy ấn tượng... thú vị... Chỉ có thể gọi một cuốn sách
như thế này bằng hai tiếng "bom tấn". Nó khiến bạn không thể nào rời mắt cho đến
chữ cuối cùng". - Địa cầu Boston
4


"Những câu chuyện tình đan quyện từ thế hệ này sang thế hệ khác, cốt truyện đầy kịch
tính, cảm giác căng thẳng không ngừng tăng, sự mô tả nhân vật xác đáng... hầu như
không cưỡng lại được". - Nhà xuất bản Weekly
"Cuốn tiểu thuyết bùng nổ với sự nhạy cảm mạnh mẽ đối với những xúc cảm của con
người... tình yêu sâu thêm và tăng lên trong niềm vui cực độ vỡ òa với niềm hạnh
phúc cùng nỗi đau". - Báo Pittsburgh

Ở Việt Nam, hiện nay có rất nhiều bài viết nghiên cứu về tác phẩm Tiếng chim
hót trong bụi mận gai của Colleen Mc Cullough, cụ thể:
Trong tạp chí văn học số 4-1998, ở bài viết Colleen Mc Cullough và Tiếng chim
hót trong bụi mận gai nhà nghiên cứu Lê Đình Cúc đã khái quát nội dung và nghệ
thuật của cuốn tiểu thuyết:“Tiếng chim hót trong bụi mận gai được viết dưới dạng
truyện trường thiên (saga – tiểu thuyết dòng tộc), kể về những biến cố, những thịnh –
suy của gia đình dòng họ Cleary trải dài hơn 50 năm. Những con người với những tính
cách rất riêng đã làm nổi bật lên mối quan hệ giữa người với người, người với thiên
nhiên. Trung tâm vẫn là câu chuyện tình vĩ đại trong sáng của Cha Ralph và Meggie.
Tác phẩm thành công với bút pháp hiện thực và lãng mạn hòa lẫn vào nhau một cách
nhuần nhị. Nhưng hơn hết là thành công trong việc xây dựng hệ thống nhân vật thông
qua biểu tượng. Để từ đó, từng nhân vật hiện lên sống động, thật như chính bản tính
thật của từng người”.
Hiện nay có rất nhiều bài nghiên cứu về sáng tác của Colleen Mc Cullough, cụ
thể: Khóa luận tốt nghiệp (Đại học Vinh) của Nguyễn Thị Thanh Nhàn “Hình tượng
nhân vật nữ trong sáng tác của Colleen Mc Cullough”; Khóa luận tốt nghiệp (Đại học
Sư phạm Huế) của Lê Thị Nhã Ngọc “Biểu tượng của loài chim Thorn Birds trong
Tiếng chim hót trong bụi mận gai của Colleen McCullough”; Đặc biệt, chúng tôi thấy
một bài nghiên cứu khoa học với tựa đề “Phân tích chủ nghĩa lãng mạn trong Tiếng
chim hót trong bụi mận gai của Colleen McCullough” của sinh viên Nguyễn Tố Ngân
lớp 06CNA02, Khoa tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ, đăng trong tuyển tập Báo
cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010.
Bài viết ngắn gọn, dạng tóm tắt. Tuy đã phân tích lý giải được theo chủ đề đưa ra,
nhưng bài viết ngắn này chỉ mang tính chất tổng quan, giới thiệu…
Các chuyên đề, báo cáo nghiên cứu về nhân vật trong tác phẩm Tiếng chim hót
trong bụi mận gai có thể kể đến như: Loài chim với tiếng hót duy nhất trong đời cất
5


lên từ bụi mận gai của Trần Hạ Miên in trong tạp chí văn học nước ngoài số 3/2009;

Tro của hoa hồng của Hà Thị Lệ Hà, in trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 5/2014.
Thorn Birds-Từ biểu tượng đến nhân vật trong tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi
mận gai của Colleen McCullough của Nguyễn Thị Hoài Vang và Trần Thị Kim
Nhung, in trong tạp chí Nghiên cứu văn học số 3/2015.
Hầu hết các công trình nghiên cứu chúng tôi tìm được đều chỉ giới thiệu về cuộc
đời, sự nghiệp cũng như những nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật trong từng tác
phẩm riêng biệt mà chưa có một công trình nghiên cứu hay bài viết nào đầy đủ và trọn
vẹn về so sánh hai tác phẩm về mặt nội dung và hình thức. Theo chúng tôi đề tài
nghiên cứu về Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo và Tiếng chim hót trong bụi
mận gai của Colleen Mc Cullough dưới góc nhìn so sánh có đầy đủ tính cần thiết và
tính thời sự, nhằm góp phần không nhỏ vào việc khẳng định tên tuổi, tài năng của hai
tác giả và giá trị của hai tác phẩm. Đây là một đề tài có tính bao quát về hai tác phẩm
lớn, những so sánh trong bài viết được người viết xem là có tính tiêu biểu và nổi bật
nhất trong nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm, vậy nên không tránh khỏi những
thiếu sót, chúng tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp để hoàn thiện thêm
công trình nghiên cứu của mình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tập trung nghiên cứu chủ yếu vào nghệ thuật trần thuật, các cặp nhân
vật và không gian, thời gian trong hai tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor
Hugo và Tiếng chim hót trong bụi mận gai của Colleen Mc Cullough dưới góc nhìn so
sánh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận được nghiên cứu tập trung vào hai cuốn tiểu thuyết:
- Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo do Nhị Ca dịch của NXB Văn học
(2016).
- Tiếng chim hót trong bụi mận gai của Colleen Mc Cullough do Phạm Mạnh
Hùng dịch của NXB Văn học (2012).
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên

cứu chuyên ngành: Thi pháp học, tự sự học.
6


Ngoài ra, khóa luận cũng được tiến hành bằng một số thao tác nghiên cứu cụ
thể:
Khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp.
Các thao tác này được sử dụng một cách có hệ thống, ngoài ra, trong khi thực
hiện đề tài, chúng tôi không loại trừ một số gợi ý phê bình của trực giác.
5. Đóng góp của đề tài
Hệ thống lại những vấn đề nghiên cứu về tác giả V.Hugo và C.Mc Cullough
cùng tác phẩm của hai nhà văn trong phạm vi tài liệu bao quát.
Chỉ ra và lý giải những nét tương đồng và dị biệt của nghệ thuật trần thuật, các
cặp nhân vật và không gian, thời gian trong hai tác phẩm dưới góc nhìn so sánh.
Đưa ra cách tiếp cận mới về nghệ thuật trần thuật, hình tượng nhân vật và không
gian, thời gian trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris và Tiếng chim hót trong bụi
mận gai dưới góc nhìn so sánh. Đó là cách tiếp cận dưới ánh sáng của lí thuyết văn
học hiện đại: Tự sự học, thi pháp học.
Có được những đóng góp trên, khóa luận sẽ là một tài liệu bổ ích cho việc giảng dạy
và học tập văn học ở nhà trường phổ thông.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận được triển khai
thành ba chương sau:
Chương 1. Nghệ thuật trần thuật trong Nhà thờ Đức Bà Paris và Tiếng chim hót
trong bụi mận gai.
Chương 2. Hình tượng nhân vật trong Nhà thờ Đức Bà Paris và Tiếng chim hót
trong bụi mận gai.
Chương 3. Không gian, thời gian nghệ thuật trong Nhà thờ Đức Bà Paris và
Tiếng chim hót trong bụi mận gai.


7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG NHÀ THỜ ĐỨC BÀ
PARIS VÀ TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI
Đối với tác phẩm tự sự, nghệ thuật trần thuật là một trong những nhân tố vô cùng
quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm. Cách
thức trần thuật của người kể không chỉ đơn thuần là cách kể chuyện sao cho câu
chuyện trở nên đậm đà, ý vị, mà đó còn là cách thức để nhà văn lí giải sự vật, hiện
tượng một cách sâu sắc, hiệu quả và thuyết phục. Diện mạo và phong cách nghệ thuật
của người trần thuật được tạo nên từ sự kết hợp của các yếu tố như ngôi trần thuật,
điểm nhìn nghệ thuật, ngôn ngữ kể chuyện và giọng điệu nghệ thuật. Chính vì vậy, khi
so sánh nghệ thuật trần thuật trong hai tác phẩm, chúng ta phải đi vào phân tích từng
yếu tố này để rút ra một cách nhìn nhận xác đáng và trọn vẹn hơn.
1.1. Trần thuật ở ngôi thứ ba trong Nhà thờ Đức Bà Paris và Tiếng chim hót
trong bụi mận gai
Có thể nói trần thuật theo ngôi thứ ba là phương thức phổ biến của văn học nhân
loại và sáng tác của Victor Hugo cùng Colleen Mc Cullough cũng không nằm ngoài xu
hướng chung đó.
Trong cuốn Lý luận và phê bình văn học, Trần Đình Sử đã đưa ra sự phân biệt
giữa người kể chuyện và người trần thuật trong tác phẩm văn học: “Trong những
truyện kể mà người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp – cái được gọi bằng thuật ngữ
truyện kể ngôi thứ ba như đã nói ở trên, có một kiểu mà người kể có vị trí khác
với người tiêu điểm hoá. Trường hợp này, người kể chuyện ẩn, tựa vào điểm nhìn nhân
vật để kể” [26;60].
“Tuỳ từng trường hợp nên gọi người trần thuật ở ngôi thứ ba là: 1) “truyện kể
theo điểm nhìn nhân vật”, 2) “truyện kể có người kể hàm ẩn” và “người kể chuyện ở
ngôi thứ ba” hay “người kể chuyện là nhân vật ” là “người kể chuyện hàm ẩn” (26;
49).

Trong tác phẩm trần thật ở ngôi thứ ba, người kể chuyện không trực tiếp tham gia
vào diễn biến câu chuyện. Thông thường người kể chuyện này có quyền năng vô hạn
như một “thượng đế” trong toàn câu chuyện của mình, anh ta là người “biết tuốt”, có
khả năng thâu tóm thế giới hiện thực của tác phẩm.
8


Trong Nhà thờ Đức Bà Paris và Tiếng chim hót trong bụi mận gai đều sử dụng
trần thuật ở ngôi thứ ba, người trần thuật chính là tác giả. Tuy nhiên ở hai tác phẩm,
cùng nói về một đề tài nhưng cách xây dựng nội dung khác nhau, mỗi nhà văn đem lại
một sắc thái riêng, mang đậm phong cách của từng người viết.
Cả Nhà thờ Đức Bà Paris và Tiếng chim hót trong bụi mận gai đều là hai cuốn
tiểu thuyết mang đậm chất lịch sử, Nhà thờ Đức Bà Paris là câu chuyện lấy lịch sử
làm bối cảnh, một “thiên anh hùng ca viết bằng văn xuôi” (Nhị Ca). Victor Hugo lấy
cảm hứng sau cuộc viếng thăm nhà thờ Đức Bà Paris cùng với những nghiên cứu về
kiến trúc và điêu khắc kì lạ của ngôi nhà thờ lớn, tác giả đã hình dung về toàn cảnh đô
thành Paris cổ xưa của thế kỉ XV, sưu tầm những tài liệu chuyên môn kết hợp với trí
tượng tượng của một nhà văn lãng mạn, Victor Hugo đã viết nên cuốn tiểu thuyết vang
danh lịch sử này. Câu chuyện được dẫn dắt bởi người trần thuật ở ngôi thứ ba để
thuyết phục được người đọc về một câu chuyện cách xa thời đại của người viết bốn thế
kỉ, nếu như người kể ở ngôi thứ nhất thì câu chuyện sẽ khó để bạn đọc chấp nhận khi
các nhân vật hoàn toàn được xây dựng bằng sự tưởng tượng của tác giả mà không có
bất cứ sự trải nghiệm hay liên quan của tác giả đến câu chuyện. Việc lựa chọn trần
thuật ở ngôi thứ ba hoàn toàn thể hiện được những ý đồ mà người viết muốn dẫn dắt
người đọc trong câu chuyện của mình.
Tiếng chim hót trong bụi mận gai là cuốn tiểu thuyết về lịch sử nửa thế kỉ của
một gia đình ba thế hệ, gia đình Cleary. Trần thuật ở ngôi thứ ba giúp cho tác phẩm
được quan sát một cách đầy đủ và bao quát mà không phải bị giới hạn tầm nhìn khi kể
ở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ hai. Đáp ứng được yêu cầu của thể loại tiểu thuyết Xaga,
hình thức văn xuôi cổ có tính anh hùng ca, kể chuyện một cách điềm đạm về những

con người hùng dũng mà ngoài trần thuật ngôi thứ ba thì khó có hình thức lựa chọn
nào phù hợp. Như đã nói, tuy cùng chung đề tài tình yêu và tôn giáo thế nhưng cách
thể hiện của mỗi nhà văn trong tác phẩm của mình lại có những nét độc đáo mang đậm
phong cách của mỗi tác giả.
Nhà thờ Đức Bà Paris, tác giả kể lại câu chuyện của những con người trong
thành phố Paris, bên cạnh ngôi nhà thờ Đức Bà, những sự kiện diễn ra trong thời gian
ngắn xoay quanh các nhân vật Esmeralda, Frollo, Quasimodo, Gringoire và Phoebus.
Tác giả kể một câu chuyện xảy ra trong thời gian ngắn nhưng dung lượng rất dài, bởi
Victor Hugo đã miêu tả rất tỉ mỉ về những nhân vật cũng như những sự kiện trong câu
9


chuyện kèm theo lợi thế ở việc sử dụng trần thuật ở ngôi thứ ba tác giả đã kết hợp với
những phần trữ tình ngoại đề, nêu nhận xét về nền kiến trúc của Paris vào thề kỉ XV,
nhất là miêu tả chi tiết về kiến trúc của nhà thờ Đức Bà Paris, làm tăng sự đa dạng
trong chủ đề của tác phẩm. Câu chuyện được người kể từ từ mở ra như những thước
phim quay chậm trước mắt bạn đọc, để giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về từng nhân
vật góp mặt trong câu chuyện, người trần thuật với việc đứng ở ngoài câu chuyện đã
chủ động dừng lại, kể về xuất thân cũng như lướt qua về quá khứ của nhân vật, khiến
nhân vật được thể hiện một cách rõ ràng từ ngoại hình cho đến những diễn biến nội
tâm của họ. Khi kể về ngày hội Cuồng Đãng, sau khi giới thiệu về gian đại sảnh, hình
ảnh đám đông trong ngày hội Cuồng Đãng, tác giả tập trung giới thiệu về nhân vật
Gringoi và chỉ tập trung tới những sự kiện xoay quanh vở kịch của chàng trong ngày
hội. Khi nhân vật phó Chủ giáo xuất hiện, tác giả lại dừng câu chuyện của mình để kể
về con người Frollo song song với cuộc đời của Quasimodo và người em trai Jeahan
của phó Chủ giáo. Đối với các nhân vật trong tác phẩm cũng vậy, có lẽ vì ảnh hưởng
của yếu tố thời gian trong tác phẩm chỉ thu hẹp là thời gian ngắn, vậy nên người kể
chuyện đứng ở ngôi thứ ba đã góp phần hợp lí khi quay về với việc giới thiệu cho bạn
đọc chi tiết từng nhân vật.
Khi thời gian trong tác phẩm Tiếng chim hót trong bụi mận gai kéo dài suốt cả ba

thế hệ trong gia đình, người trần thuật đứng từ ngoài có thể cho câu chuyện của mình
phát triển tự nhiên, người kể không cần dừng lại mạch câu chuyện như Nhà thờ Đức
Bà để nói về cuộc đời nhân vật. Người trần thuật ở đây lần lượt trình bày những sự
kiện diễn ra xoay quanh gia đình Cleary từ lúc còn ở New Zealand cho đến khi chuyển
tới cuộc sống ở Úc và những câu chuyện của thành viên thuộc gia đình Cleary dù họ ở
đâu. Bởi câu chuyện được diễn ra một cách tuần tự theo thời gian giúp cho người đọc
dễ dàng hình thành từng nhân vật và cuộc đời họ, người trần thuật chỉ việc trình bày
câu chuyện của mình. Với sự bao quát, từng nhân vật và cuộc đời của họ, Meggie,
Rallpher, Paddy, Fiona,… đến những thế hệ sau như Justine và Dane đều được tác giả
trần thuật ở ngôi thứ ba khiến cho người đọc cảm nhận được sự khách quan của câu
chuyện. Người trần thuật thể hiện một cách giản dị và những nhận xét về nhân vật của
mình cũng không mang tính chất chủ quan như ở Nhà thờ Đức Bà, Victor Hugo khi
xây dựng nên hình ảnh nhân vật thường có những nhận xét về nhân vật bằng lời nhận
xét của chính tác giả, còn ở đây người trần thuật khéo léo để cho các nhân vật tự nhận
10


xét và đánh giá lẫn nhau. Như cách nhà văn muốn xây dựng nên hình ảnh nhân vật của
mình.
Việc lựa chọn trần thuật ở ngôi thứ ba chiếm một vai trò hết sức quan trọng trong
quá trình sáng tác một tác phẩm. Với đặc thù thể loại Tiểu thuyết mang đậm chất lịch
sử, người trần thuật ở ngôi thứ ba đã đáp ứng được những đòi hỏi khách quan, bao
quát trong câu chuyện ở hai tác phẩm Nhà thờ Đức Bà Paris và Tiếng chim hót trong
bụi mận gai. Nhưng với cốt truyện và yếu tố thời gian khiến cho ngôi trần thuật có
những cách sử dụng khác nhau, phù hợp với dụng ý nghệ thuật của từng tác giả.
1.2. Điểm nhìn trần thuật trong Nhà thờ Đức Bà Paris và Tiếng chim hót trong
bụi mận gai
Điểm nhìn là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật. Theo
Pospelov: “Trong tác phẩm tự sự điều quan trọng là tương quan giữa nhà văn với chủ
đề trần thuật hay nói cách khác là điểm nhìn trần thuật đối với những gì anh ta miêu

tả” [25;298].
Khi Henry James trong “Nghệ thuật văn xuôi” (1884) xác lập điểm nhìn chính là
“mô tả cách thức tồn tại của tác phẩm như một hành vi mang tính bản thể hoặc một
cấu trúc hoàn chỉnh, tự trị đối với cá nhân nhà văn” và “Điểm nhìn là sự lựa chọn cự li
trần thuật nào đó loại trừ được sự can thiệp của tác giả vào các sự kiện được miêu tả và
cho phép văn xuôi trở nên tự nhiên hơn, phù hợp với cuộc sống hơn” [29;146]. Đánh
dấu một bước phát triển đáng kể trong nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện, kể từ đó điểm
nhìn nghệ thuật được coi là một nhân tố bộc lộ kỹ thuật tiểu thuyết của nhà văn, một
mắt xích khách quan, nội tại, duy nhất mà theo đó chúng ta có thể đánh giá được “tay
nghề” của tác giả.
Thực chất của vấn đề điểm nhìn là chú trọng vai trò của chủ thể quan sát. Mối tác
phẩm nghệ thuật là một cách nhìn về cuộc sống. Cách nhìn ấy được khu biệt trước hết
bởi chủ thể nhìn. Không có khách thể độc lập tuyệt đối, mọi khách thể đều tồn tại
trong mối quan hệ mật thiết với chủ thể. Sự phong phú, đa dạng của đời sống văn học
nghệ thuật được tạo thành bởi nhiều yếu tố, trong đó vấn đề điểm nhìn đóng một vai
trò quan trọng.
Cả hai cuốn tiểu thuyết đều được trần thuật ở ngôi thứ ba, điều đó đã phần nào
thể hiện được một sự bao quát trong tác phẩm. Tuy vậy, ở cả hai cuốn tiểu thuyết, từ
nhiều điểm nhìn khác nhau của nhân vật, cũng cho chúng ta thấy được nhiều điều thú
11


vị trong cả hai tác phẩm. Điểm nhìn được di động, sử dụng linh hoạt, phối hợp với
nhau phục vụ cho ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ. Câu chuyện, sự việc… được kể
trong một thời gian, không gian và dưới các góc nhìn khác nhau của người kể chuyện.
Chính điều đó tạo ra điểm nhìn nghệ thuật trong truyện và “khoảng cách, góc độ của
người kể đối với cốt truyện tạo thành cái nhìn… Bố cục của trần thuật hình thành với
sự triển khai cái nhìn, đan cài, phối hợp, luân phiên các điểm nhìn. Có điểm nhìn gần
gũi với sự kiện, lại có điểm nhìn cách xa trong không gian và thời gian. Có điểm nhìn
ngoài hoặc nhìn xuyên qua nội tâm nhân vật…” [29;364-365].

Trong Nhà thờ Đức Bà Paris và Tiếng chim hót trong bụi mận gai điểm nhìn đều
được sử dụng đa dạng và linh hoạt góp phần vào việc trần thuật ở hai tác phẩm.
1.2.1. Điểm nhìn bên ngoài
Theo lý thuyết tự sự học, điểm nhìn bên ngoài ứng với người kể chuyện đứng
ngoài câu chuyện, chỉ kể lại tình tiết, diễn biến câu chuyện một cách khách quan chứ
không tường tận, không đi sâu vào tâm lý nhân vật.
Người kể chuyện theo điểm nhìn bên ngoài hoàn toàn xa lạ với thế giới mà anh ta
kể, anh ta chỉ có thể kể về những hành động, lời nói thể hiện ra bên ngoài nhân vật chứ
không có khả năng am hiểu nội tâm của họ.
Cả Nhà thờ Đức Bà Paris cùng Tiếng chim hót trong bụi mận gai, người trần
thuật ở ngôi thứ ba có cái nhìn khách quan, tỉnh táo kể lại, tả lại các nhân vật và sự
kiện. Từ đó làm nổi bật những khía cạnh khác nhau của bức tranh xã hội phong phú đa
dạng mà con người và thời đại toát lên ở hai tác phẩm. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa
người kể chuyện cũng làm cho việc sử dụng điểm nhìn bên ngoài được phổ biến trong
cả hai tác phẩm. Ở Nhà thờ Đức Bà Paris và Tiếng chim hót trong bụi mận gai các
nhân vật thường được thể hiện thông qua cái nhìn của những nhân vật khác nhau, điều
đó làm cho nhân vật hiện lên chân thật, sống động hơn.
Ở Nhà thờ Đức Bà Paris nhân vật Frollo không chỉ xuất hiện qua lời giới thiệu
của tác giả mà còn từ sự đánh giá của những người dân trong thành phố hay những
người làm việc cùng ông, Frollo là một linh mục có trí tuệ hơn người nhưng lạnh lùng
và nghiêm khắc với lối sống kì quặc khi thu mình và đơn độc trong nhà thờ. Trong con
mắt của Esmeralda, Frollo chỉ là một kẻ hiện thân của quỷ dữ và sự độc ác, khi Frollo
luôn xuất hiện với hình ảnh chiếc áo chùng thâm kín mít và gương mặt lạnh lùng,
giọng nói đáng sợ cùng những hành động của một kẻ dâm dật và sát nhân. Quasimodo
12


lại luôn tôn thờ Frollo, vì đó là người đã cưu mang, nuôi dưỡng chàng, sợi dây duy
nhất giúp chàng gù gần gũi với cuộc sống.
Esmeralda được các nhân vật nhận xét khác nhau. Trong mắt Frollo và Gringoire,

nàng là một người con gái xinh đẹp và lương thiện, trong sáng và trinh bạch.
Quasimodo tôn thờ cô như một vị thần, sẵn sàng làm bất kì điều gì để cô vui, nhưng
không bao giờ nghĩ đến chuyện lại gần cô. Phoebus chỉ xem Esmeralda là một cô gái
xinh đẹp và muốn vui vẻ qua đường cùng cô chứ không có một sự trân trọng chân
thành với một cô gái Ai Cập múa rong. Những người dân trong thành phố Paris cũng
rất yêu thích Esmeralda nhưng vẫn ái ngại và xem cô là một con người xấu xa và nguy
hiểm. Bọn ăn mày trong thành phố lại yêu mến và bảo vệ cô, xem cô là một người bạn
xinh đẹp và đáng thương. Mụ tu kín Paquatte trước khi biết cô gái là con mình luôn
thù ghét và căm thù Esmeralda, xem cô là một con quỷ cái, một loại người xấu xa và
bà ta hết sức nguyền rủa. Mỗi nhân vật được hiện lên bởi nhiều điểm nhìn khác nhau
của các nhân vật trong tác phẩm. Qua quan sát về ngoại hình và hành động, các nhân
vật đã đưa ra nhận xét của mình, và cách nhìn nhận về con người của họ có sự khác
nhau bởi ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
Cũng như Nhà thờ Đức Bà Paris, để cho nhân vật được hiện lên qua nhận xét,
đánh giá, góc nhìn của những nhân vật khác, nhưng ở Tiếng chim hót trong bụi mận
gai, nhân vật ít có sự đánh giá khác nhau, mà nhân vật được đồng nhất cách nhìn qua
các nhân vật khác. Rallpher trong mắt những người tiếp xúc với ông, từ Mary Cason,
Meggie, Fee, Paddy, Victorio,… tất cả đều xem Cha là một linh mục có ngoại hình của
một người đàn ông đẹp, gần gũi, thân thiện và quan tâm đến mọi người. Meggie khi
còn là một cô bé, ai cũng thấy được sự đáng yêu, dễ thương của cô từ lần gặp đầu tiên.
Khi lớn lên, cô trở thành một thiếu nữ khiến cho những cô gái khác phải ghen tị như
trong cách đánh giá của Rallpher, về già cô lại được nhận xét là giống mẹ mình, mang
một vẻ đẹp của một người phụ nữ trưởng thành.
Nhà thờ Đức Bà Paris cùng Tiếng chim hót trong bụi mận gai đều xây dựng nên
câu chuyện tình yêu đầy cảm động trong môi trường tôn giáo. Vậy nhưng nếu chỉ xoay
quanh một câu chuyện, một chủ đề thì có lẽ sẽ không tạo nên sự thành công cho hai tác
phẩm kinh điển này. Cả hai tác phẩm đã kết hợp sử dụng điểm nhìn bên ngoài để phản
ánh được những thực trạng của xã hội còn tồn tại trong thời đại. Victor Hugo và
Colleen Mc Cullough đảm bảo đầy đủ các “bảo bối” là một “vị thần” biết hết mọi
13



chuyện đã, đang xảy ra để tái hiện mọi sự vật, hiện tượng được phản ánh một cách
khách quan. Các nhân vật, sự kiện trước tiên hiện lên với vẻ bề ngoài rồi sau đó mới đi
vào sự phân tích bản chất qua điểm nhìn bên trong.
Nhà thờ Đức Bà sử dụng tối đa trần thuật ở ngôi thứ ba, đó là cách nhìn của
Victor Hugo về cuộc sống, những nét văn hóa của con người Pháp thế kỉ XV. Trong
cách nhìn của tác giả người dân Paris thế kỉ XV sống trong một thời kì trung cổ đen
tối. Những thói tục kì quặc, luật lệ man rợ, như hội hè ngày lễ thánh, nghi thức phong
kiến và sinh hoạt dân gian theo tập quán phóng túng, đôi lúc quá trớn, rồi hình thức tu
hành, Đạo giáo…Những hoạt động lễ hội như ngày hội Cuồng Đãng chỉ là dịp để cho
dân chúng thỏa mãn sự tò mò của mình: “Vô số kẻ hiếu kì hiền lành đó rét run cầm
cập từ tờ mờ sáng ở trước bậc thềm lớn Tòa Pháp đình; một số còn khẳng định đã nằm
suốt đêm trên ngưỡng cửa lớn để chắc chắn lọt vào đầu tiên” [4;27]. Đám đông kéo
nhau lũ lượt và chen chúc để tham gia ngày hội với mục đích thỏa sự hiếu kì và như
tác giả nhận xét là người xem người. Qua cách nhận xét ấy, ta thấy được một cái nhìn
đầy ác cảm với một thời đại văn hóa con người xuống cấp, bên cạnh những nơi đáng
nhẽ ra chỉ có những sự kiện thiêng liêng thì lại chỉ diễn ra những trò hề hết sức lố lăng.
Những vị quan chức cấp cao từ Giáo chủ, quan Tòa Pháp đình,… được Victor Hugo
gọi chung đầy mỉa mai là: “tiểu triều đình áo chùng” [4;56]. Những kẻ có chức quyền
tham gia vào những ngày lễ hội như vậy cũng chỉ để tôn vinh địa vị của mình và dùng
những lời xáo rỗng không một chút uy quyền gì trước dân chúng. Người dân thì chỉ
thích những hiện tượng kì lạ, những sự lố lăng, hài hước, táo tợn bất chấp quyền uy
của những kẻ tầm thường. Họ hưởng ứng trò tìm khuôn mặt dị dạng nực cười hơn việc
ngồi nghe vở kịch: “Sự phán xét tốt lành của Đức Bà đồng trinh Mari”. Lũ học trò
dưới ngòi bút của Victor Hugo là một bọn vô văn hóa khi chỉ biết nói những lời tục
tĩu, ngỗ ngược, chỉ biết gây sự và hiển nhiên không tôn trọng bất kì điều gì đến ngay
cả ngài Giáo chủ. Chứng kiến cảnh tượng một ngày hội diễn ra với vô số những con
người chỉ biết hòa vào đám đông mà không có một chút nội tâm bên trong, tất cả chỉ
nhạt nhòa bởi hình ảnh của mình. Tác giả mặc nhiên thể hiện là một nhân vật ngoài

cuộc chứng kiến những hình ảnh ấy và thuật lại không một chút che đậy: “Giờ đây,
những ai trong bạn đọc có khả năng tổng hợp một hình ảnh và một tư tưởng, như cách
nói hiện nay, cho phép chúng tôi được hỏi liệu các bạn đã hình dung thật rõ ràng chưa
các cảnh tượng đang diễn ra ở căn phòng hình bình hành bốn cạnh rộng rãi của gian
14


đại sảnh Tòa Pháp đình, vào lúc chúng tôi ngăn trở sự chú ý của các bạn. Ở giữa
phòng, tựa lưng vào tường phía tây, cái bục rộng rãi, lộng lẫy, phủ gấm kim tuyến, ở
đó long trọng bước vào, qua cái cửa nhỏ hình cung nhọn, các nhân vật bệ vệ, lần lượt
được xướng danh bằng giọng the thé của viên mõ tòa. Trên hàng ghế đầu đã đầy đủ
các vị tai to mặt lớn, tùm hum mũ bằng da chồn trắng, vải nhung và vải điều. Chung
quanh cái bục vẫn giữ không khí im lặng, uy nghiêm, còn ở dưới, đằng trước, tứ phía
là dân chúng đông nghịt, náo động ầm ĩ…” [4;56].
Với điểm nhìn bên ngoài, người kể có thể đưa ra những đánh giá của mình về
nhân vật, sự kiện diễn ra trong tác phẩm. Hình ảnh cô gái múa rong Esmeralda còn có
sức hút hơn gấp nhiều lần vở kịch chán ngắt trong gian đại sảnh, điệu múa của cô gái
xinh đẹp đã kéo hết những vị khán giả cuối cùng có thể kiên nhẫn xem vở kịch của
Gringoire và chính tác giả cũng phải chấp nhận kết cục của vở thảm kịch của mình và
đi theo đám đông. Victor Hugo tiếp tục đặt ra vấn đề về sự mục nát của chế độ thống
trị qua hai phiên tòa xét xử Quasimodo và Esmeralda. Khi quan tòa xét xử một tội
nhân bị điếc như Quasimodo lại là một kẻ điếc nặng không kém. Cả phiên tòa như một
trò hề cho những người theo dõi khi tội nhân chỉ trả lời theo bản năng của một kẻ điếc
còn người xét xử ban bố kết quả khi không nghe được bất kì một lời nào của
Quasimodo. Hay cả trong phiên tòa xét xử Esmeralda, trong mắt những người dân và
những vị quan tòa xem nàng là một phù thủy sử dụng yêu thuật để hãm hại Phoebus.
Gringoire dù không biết nguyên nhân sự việc ra sao nhưng trong mắt chàng thì
Esmeralda là người tốt và những gì con dê làm chỉ là vì được Esmeralda tập luyện từ
những thói quen thông thường. Bằng việc để cho các nhân vật đánh giá về hành động
của Esmeralda qua sự nhìn nhận chủ quan và mang nặng tư tưởng cổ hủ của những

con người thế kỉ XV, Victor Hugo phê phán sự thiếu hiểu biết mang ảnh hưởng của
thời đại. Hay cách ông nhìn vào cảnh Esmeralda bị ép cung buộc phải nhận tội dù cô
hoàn toàn trong sạch, xử tội bằng hình thức treo cổ dã man của chế độ chuyên chế thế
kỉ XV. Những vấn đề bất cập của xã hội được Victor Hugo vạch trần bằng những sự
kiện trên đã thấy rõ được cái nhìn phê phán của tác giả, sự lên án những điều bất công
và vô nhân đạo của con người thời đại trung cổ ở Pháp.
Lựa chọn điểm nhìn bên ngoài, để tô đậm tính khách quan hiện thực. Mặc dù
chọn trần thuật khách quan, nhưng người kể chuyện không hoàn toàn lạnh lùng. Trong
tác phẩm bằng cách này hay cách khác, khi trực tiếp lúc gián tiếp, chủ thể trần thuật
15


vẫn khéo léo bộc lộ cảm xúc của mình trước những sự việc mà mình mô tả. Những vấn
đề bất cập của xã hội được Victor Hugo vạch trần bằng những sự kiện trên đã thấy rõ
được cái nhìn phê phán của tác giả, sự lên án những điều bất công và vô nhân đạo của
con người.
Tiếng chim hót trong bụi mận gai không quay trở về quá khứ để nói về những bất
cập của thời đại mà Colleen Mc Culough đã lặng lẽ xây dựng những câu chuyện ngay
chính thời đại của mình. Câu chuyện tình bạn của Meggie cùng cô bé người da đen
Teresa, Meggie yêu quý cô bạn và gia đình Teresa rất nhiều bất chấp sự khó chịu của
gia đình mình. Khi Meggie bị lây chấy từ Teresa thì gia đình cô bé đã hành xử rất dã
man đối với nhưng người Ý da đen, sự thô bạo được thể hiện qua lời kể của Paddy:
“Việc đầu tiên là tôi dùng roi quật cho thằng Cha người Ý một trận và quăng nó vào
cái máng cho lợn uống nước” [12;70]. Tác giả không đánh giá gì về hành động của gia
đình Cleary và cũng không có nhân vật nào thể hiện sự đánh giá ấy. Người kể chuyện
chỉ thản nhiên thuật lại câu chuyện như vốn nhiên nó phải xảy ra nhưng bên trong là
sự lên án của tác giả với sự phân biệt chủng tộc, sự bạo hành của những người da trắng
với người da đen, đã tố cáo một tình trạng đen tối của xã hội lúc bấy giờ, thế nhưng tác
giả chỉ lướt qua mà không đi sâu vào phản ánh vấn đề. Colleen Mc Cullough cũng kể
về câu chuyện của gia đình Cleary theo trình tự thời gian một cách tự nhiên mà tác giả

không đi sâu bàn luận, nhận xét về nhân vật của mình. Nếu như điểm nhìn bên trong
để cho nhân vật được thể hiện suy nghĩ, đánh giá, những tâm tư của đời sống nội tâm
thì với điểm nhìn bên ngoài, tác giả trình bày câu chuyện của mình một cách tự nhiên,
bao quát toàn bộ các nhân vật trong tác phẩm, khiến người đọc không quá ngột ngạt
trong cách nhìn một chiều hay quá đi sâu vào một nhân vật.
Trong buổi tiệc mừng sinh nhật của Mary Cason, điểm nhìn bên ngoài được sử
dụng như công cụ để thể hiện hết sự đánh giá về từng nhân vật. “Paddy, Bob và Jack
không dám động cựa, bị bó cứng trong bộ quần – áo đuôi Tom màu đen với gilê trắng,
áo sơ mi hồ bột trắng như tuyết, nơ bướm màu trắng” [12;232]. Fiona được dịp thể
hiện sự quý phái của một phụ nữ xuất thân từ dòng dõi cao quý: “Bộ áo váy của Fiona
hợp với bà lạ thường”. Khi Fee và Paddy bước từ trong buồng ra, những cậu con trai
vô cùng ngạc nhiên: “Chưa bao giờ chúng thấy bố mẹ chúng đẹp đến như vậy, lộng lẫy
chót vời như vậy” [12;232]. Meggie là người chiếm hết luồng mắt về phía cô vì sự
thay đổi ngoại hình xinh đẹp. Mary Cason trong đánh giá của Fee lại ăn vận một cách
16


lố lăng: “Lố lăng quá thể, mụ già trang phục như cô dâu, nom nghịch mắt quá, để làm
gì kia chứ? Đích thị là mụ gái già quẫn trí đóng vai tân nhân. Lại nữa, thời gian gần
đây bà ta phì ra rất nhiều, cái đó cũng không làm cho bà ta đẹp lên” [12;234]. Mọi
nhân vật đều được đánh giá qua ngoại hình trước khi đi sâu vào nội tâm bên trong.
Trong tác phẩm, Rallpher luôn là nhân vật được mọi người yêu quý và tôn trọng,
vậy nhưng khi lựa chọn sở hữu tài sản khổng lồ của Mary Cason, những phản ứng của
những người khác khi biết tin, tác giả đã để cho các nhân vật đánh giá về điều đó một
cách chân thật nhất. Hary Gough không kiềm chế đã nói năng bạt mạng khi đọc bản di
chúc dành cho Rallpher: “Thôi được, thưa Cha, tôi xin chúc mừng! Thế là dù sao Cha
cũng dành được cái miếng béo bở ấy” [12;266]. Bà Smit chỉ trách Mary Cason: “Mụ
già tội lỗi và đểu cáng!”. Vậy nhưng với những người trong gia đình Cleary lại hài
lòng với những gì Mary Cason làm cho họ và không một sự khó chịu. Chỉ có Rallpher
là trăn trở về sự lựa chọn của mình, Rallpher hiểu điều đó là một kế hoạch của Mary

Cason để thử thách sự tham lam, lòng hiếu danh của ông mà bà đã hiểu ông quá rõ.
Collen Mc Cullough có cách nhìn về những nhân vật trong gia đình Cleary, sự
phát triển tính kế thừa và đổi mới của ba thế hệ gia đình Cleary là hình mẫu thu nhỏ
của lịch sử dân tộc. Các thế hệ đón nhận những đòn ác liệt của số phận, lòng tự hào gia
đình, song có những thay đổi so với nhịp bước của thời đại. Nếu Fiona gan góc chịu
đựng mọi tai họa sau kế thừa những nét tốt đẹp nhất của gia đình – tính cần cù, tự chủ,
tính kiên cường nhưng cam chịu số phận thì con gái bà đã tìm cách cướp lấy hạnh
phúc từ Chúa trời, và Justine, con gái Meggie là cô gái hiện đại có những chuẩn mực
hoàn toàn khác. Rallpher là một con người hình mẫu lí tưởng cho một vị linh mục,
bằng việc khắc họa nhân vật bằng những nét nổi bật về cách nhìn ngoại hình cho đến
nhiều phẩm chất đạo đức tốt, tác giả thử thách nhân vật của mình và đã để nhân vật
không vượt qua thử thách tình yêu. Cách nhìn của tác giả được gián tiếp bộc lộ một
niềm bất bình trước rào cản tình yêu của Thiên Chúa giáo khiến cho con người phải
hành động như nguyên thủy họ sinh ra. Rallpher vẫn vì tình yêu mà nếm mùi trái cấm
để dằn vặt suốt đời tới tận lúc chết, vậy nhưng ông vẫn không hề hối hận trước tình
yêu của mình.
Tình yêu và tôn giáo có những mâu thuẫn được hai tác giả thể hiện tinh tế qua
cách cho nhân vật của mình nói lên điều đó. Frollo trong Nhà thờ Đức Bà Paris từng
có những suy nghĩ về vị trí của chúa: “Ông nghĩ tới những điên rồ của những nguyện
17


cầu vĩnh cửu, sự hư danh của trinh bạch, khoa học, tôn giáo, đạo đức, sự vô ích của
chúa” [4;385]. Hay lúc ông quan niệm về hạnh phúc: “Nếu cô ta không phải gái
Bohemian, còn ông không phải là linh mục, nếu Phoebus không tồn tại và cô gái
không yêu y; và nếu Chúa muốn như vậy, ông cũng có thể cùng cô gái thành một cặp
được hưởng phước lành, nghĩ vậy, trái tim ông liền chìm tan trong yêu thương và tuyệt
vọng”. Rallpher cũng phải chấp nhận sự thật rằng tình yêu nó là điều mà không ai có
thể phủ nhận: “Em được đặt trên đường đi của ta để cho ta hiểu: Sự kiêu hãnh của
những đấng chăn chiên như ta là giả dối và trống rỗng biết chừng nào; Lạy chúa, nếu

như nàng không phải là người mà con yêu quý thì tình cảm sẽ không đến nỗi nặng nề
như thế, khốn nỗi có những lúc con cảm thấy yêu nàng hơn yêu Chúa nhiều, mà đấy
cũng là cái cách Chúa trừng phạt con. Về nàng thì con không hề nghi gì cả, thế còn về
Chúa?” [12;550]. Theo dõi cả hai tác phẩm ta thấy, với điểm nhìn bên ngoài, người kể
cố tách ra khỏi sự kiện để bộc lộ rõ tính khách quan cần có của chủ thể trần thuật đối
với những đoạn văn bản trần thuật từ ngôi thứ ba. Trong vai trò một người kể chuyện,
tác giả vừa đồng hành cùng nhân vật vừa có ý thức “tách mình ra” tạo lập một khoảng
cách trong người trần thuật và nhân vật.
Ở cả hai tác phẩm điểm nhìn bên ngoài góp phần làm hoàn thiện các góc chiếu về
các nhân vật, sự kiện. Nhờ có điểm nhìn bên ngoài mà tác giả có thể phối hợp tạo ra sự
luân phiên trượt điểm nhìn tránh đi sự nhàm chán trong trần thuật.
1.2.2. Điểm nhìn bên trong
Cả Nhà thờ Đức Bà Paris và Tiếng chim hót trong bụi mận gai người kể chuyện
đứng ở ngôi thứ ba từ bên ngoài nhưng không ít lần tựa vào điểm nhìn nhân vật để kể.
Do vậy mà khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật bị thu hẹp.
Nhà thờ Đức Bà Paris và Tiếng chim hót trong bụi mận gai đã để cho các nhân
vật của mình thể hiện những tình cảm, suy nghĩ thông qua những lời đối thoại, độc
thoại nội tâm.
Nhân vật trong nhà thờ Đức Bà Paris rất hạn chế giao tiếp với nhau, thông
thường những cuộc đối thoại cũng không thể hiện rõ được con người bên trong của
nhân vật. Frollo sống thu mình và chỉ bộc bạch tình cảm của mình với duy nhất
Esmeralda, thế nhưng tình cảm ấy cũng bị từ chối và khiến Frollo như lâm vào bế tắc.
Tác giả tập trung khai thác những suy nghĩ bên trong của nhân vật để hiểu rõ hơn
những mâu thuẫn tồn tại ở Frollo. Khi đối diện với tình yêu của mình Frollo như con
18


thú bị tổn thương, thốt nên những nỗi niềm sâu kín, phủ nhận lại ánh sáng của khoa
học: “Ôi! Khoa học thật trống rỗng khi ta tuyệt vọng vùi cái đầu ham mê vào đó!”
[4;356]. Frollo cũng tự nhận thức được rằng những bi kịch được bắt nguồn từ chính

bản thân mình: “ Ta bắt giữ được em thì gã sĩ quan khốn nạn kia chợt tới. Hắn giải
thoát cho em. Thành ra hắn mở đầu nỗi bất hạnh cho em, của ta và của hắn” [4;357].
Rõ ràng Frollo tự ý thức được những hành động của mình là không đúng nhưng
không thể nào làm khác được, đó là nỗi đau giày vò bản thân: “Ta cứ tưởng vụ án tiếp
diễn hoặc chấm dứt, bao giờ cũng do ta quyết định. Nhưng mọi ý tưởng xấu xa đều
ngoan cố và đều muốn trở thành hành động; và ở nơi ta có uy quyền tuyệt đối, định
mệnh còn mạnh hơn ta” [4;358]. Qua những lời trải lòng mình cùng Esmeralda, Frollo
đã thể hiện được bản chất của một kẻ cô đơn khát khao hạnh phúc, sự nhàm chán đối
với khoa học và bức tường tôn giáo bao quanh mình. Frollo muốn thoát khỏi cuộc
sống tẻ nhạt đó bằng tình yêu, nhưng điều đó đã không được chấp nhận.
Nếu Frollo có cánh nhìn về tình yêu bằng sự ích kỉ, muốn sở hữu thì Rallpher
trong Tiếng chim hót trong bụi mận gai lại xem những gì mình đã gây ra là tội lỗi và
muốn trốn chạy tình yêu ấy, thế nhưng sự trốn chạy ấy không thể nào giúp ông thoát
khỏi tình yêu với Meggie: “Ta nuôi tham vọng sánh ngang chúa trời, và cũng như
Lucife, ta đã thua bại” [12;550], giữa tình yêu và sự nghiệp của một linh mục, Rallpher
đã lựa chọn con đường thăng tiến để rời xa tình yêu của mình, đến khi ông đạt được
những gì bản thân kì vọng thì thực tại khiến ông nhận ra đó không phải là hạnh phúc,
muốn trở về với tình yêu của mình: “Giá như tôi có thể lấy em, giá như không bao giờ
có thể chia tay nữa… Tôi không muốn xa em. Theo một nghĩa nào đó, em không bao
giờ buông tha tôi nữa” [12;555]. Rallpher đã lựa chọn hi sinh tình yêu để phụng sự cho
nhà thờ Thiên Chúa, cuối cùng ông sống trong đau khổ, dằn vặt vì tình yêu của mình.
Cả hai tác phẩm đều hướng vào những suy nghĩ bên trong của các nhân vật, trong
Nhà thờ Đức Bà Paris, Gringoire đã tôn thờ tình yêu nghệ thuật, sẵn sàng sống cuộc
sống đói rách miễn sao được làm nghệ thuật, vậy nhưng khi đối diện với hiện thực, xã
hội không coi trọng những kẻ ham mê nghệ thuật, con người không đủ nhận thức để
thưởng thức những giá trị nghệ thuật thì những kẻ như Gringoire không thể trở thành
nghệ sĩ và sống được bằng con đường nghệ thuật. Họ phải đứng trước mối lo cơm, áo,
phải làm bất cứ việc gì để kiếm sống, sẵn sàng dùng răng để nâng những chiếc ghế làm
thú vui cho thiên hạ chỉ mong kiếm được ít tiền sống qua ngày. Frollo từ một người
19



chỉ suy nghĩ về tri thức, khoa học, bước vào tình yêu lại có cái nhìn ích kỉ và hẹp hòi,
chỉ xuất hiện những suy nghĩ đen tối. Esmeralda sống vô tư, lương thiện, về sau khi
yêu Phoebus cũng chỉ biết yêu hết mình, yêu một cách mù quáng không suy nghĩ đến
những mối nguy hiểm xảy đến, căm ghét Frollo dẫu ông van nài hay cưỡng ép nàng thì
tình yêu cho Phoebus cũng không bị dập tắt. Ở cạnh Quasimodo dù được bảo vệ và
che chở thì trong mắt nàng đó vẫn là con người xấu xí, tốt bụng nhưng không thể có
tình cảm. Quasimodo từ một kẻ nhút nhát, chỉ tôn thờ Frollo và những giàn chuông,
gặp gỡ Esmeralda cũng đã có cách nhìn khác về cuộc sống, phân biệt rõ thiện ác, sẵn
sàng quay lại với người đã cưu mang mình để bảo vệ cô gái yếu ớt như Esmeralda.
Nhân vật Phoebus tuy được Esmeralda hết lòng yêu thương, nhưng bên trong chỉ là
một con người rỗng tuếch không có tâm hồn, chỉ xem tình yêu như trò đùa và muốn
thỏa mãn những ham muốn của mình. Có thể thấy Victor Hugo cho những nhân vật có
những cách nhìn nhận về tình yêu hoàn toàn khác nhau, để rồi sự lựa chọn cuối cùng
của Esmeralda lại vô cùng đàn bà khi lựa chọn hiến dâng tình yêu của mình cho một
kẻ như Phoebus.
Bằng điểm nhìn bên trong, những nhân vật trong Tiếng chim hót trong bụi mận
gai lại có những cách nhìn nhận về tình yêu khác. Rallpher xem tình yêu của mình và
Meggie ban đầu là tình cảm của linh mục với một cô bé. Qua thời gian, sự gắn bó
khiến họ hình thành tình cảm lớn hơn tình bạn, khi nhận ra tình yêu của mình ông lo
sợ với tình cảm ấy và chạy trốn nó. Nhưng Rallpher không hạnh phúc khi thiếu đi tình
yêu, sống trong những bậc cao của danh vọng mà chỉ thấy hình ảnh Meggie qua bông
hồng được gấp trong cuốn kinh thánh. Cuối cùng ông hiểu ra tình yêu thật sự là phải
vượt qua những giới hạn để hiến dâng tất cả cho tình yêu, dẫu có phải trả giá đắt như
thế nào. Cách nhìn nhận thay đổi đã khiến cho cuộc đời của nhân vật cũng trải qua
nhiều thăng trầm. Rallpher đã nếm đủ các mùi vị của tình yêu, có được những ngày
hạnh phúc bên người mình yêu. Không như Frollo chỉ một vị đắng mà không được
nhận quả ngọt, một tay hủy hoại cuộc đời của bao con người bởi lòng ích kỉ của mình.
Cách nhìn nhận về tình yêu và cuộc sống của Meggie được thay đổi theo thời

gian, ban đầu nhìn nhận về tình yêu đối với Rallpher cô thấy mình không thể chiến
thắng được Chúa để dành được Cha ở bên cạnh, chỉ hi vọng giữ được hình ảnh của
mình bên cạnh Rallpher là cô hạnh phúc. Meggie sẵn sàng bước vào một cuộc tình
mới để thay thế hình ảnh của Rallpher, khi không được hạnh phúc cô đã mạnh mẽ tìm
20


lại tình yêu đích thực của mình, chiếm đoạt từ Chúa món quà quý giá là đứa con của
Rallpherer. Cô sẵn sàng từ bỏ những điều khiến ban thân không hạnh phúc để trở về
với Drogheda cùng gia đình. Vậy nhưng cô không đủ dũng cảm để đòi hỏi Rallpher từ
bỏ tôn giáo để đến với tình yêu, hạnh phúc đích thực mà cam chịu trước uy lực của
Chúa dẫu trong cô luôn là kẻ kém đức tin.
Bằng việc đi sâu vào phân tích nội tâm của nhân vật, người viết đã giúp cho
chúng ta thấy được những góc khuất bên trong tâm hồn của những con người có quan
niệm sống, tình yêu khác nhau. Ở cả hai tác phẩm, người viết đều rất chú trọng vào
điểm nhìn bên trong, nhất là với những nhân vật trung tâm như Frollo, Rallpher,
Esmeralda, Meggie,… Điểm nhìn bên trong là tấm gương để mỗi nhân vật tự soi rọi
bản thân, là nơi con người được trực tiếp thể hiện chính con người của mình mà không
phải che giấu qua ngoại hình, qua cách ứng xử, lời nói tỏ ra bên ngoài.
1.2.3. Điểm nhìn dịch chuyển
Phương thức trần thuật với một điểm nhìn duy nhất dễ khiến việc kể chuyện trở
nên đơn điệu. Để tránh lối kể chuyện từ một điểm nhìn, cả Victor Hugo và Colleen Mc
Cullough đều đã có lối trần thuật dịch chuyển, kết hợp đa điểm nhìn trong Nhà thờ
Đức Bà Paris và Tiếng chim hót trong bụi mận gai không trần thuật với điểm nhìn của
một người, với nhiều giọng kể khác nhau mà nhà văn đã luôn chuyển điểm nhìn qua
nhiều ngôi. Nhà văn đã biết kết hợp giữa cái nhìn bên ngoài với cái nhìn bên trong, từ
xa đến gần, từ rộng đến hẹp… để tạo nên bức tranh tự sự phong phú, đa dạng.
Nhà thờ Đức Bà Paris và Tiếng chim hót trong bụi mận gai đều mở đầu bởi điểm
nhìn bên ngoài, là điểm nhìn của người kể chuyện, về sau, câu chuyện được phát triển
theo điểm nhìn của các nhân vật.

Victor Hugo chú trọng vào điểm nhìn bên ngoài với một lượng lớn các lời trữ
tình ngoại đề cùng những lời đánh giá của tác giả về câu chuyện cũng như nhân vật,
nhưng khi miêu tả cảnh ngày hội Cuồng Đãng điểm nhìn của tác giả bao quát khung
cảnh của ngày hội, thế nhưng từng nhân vật lại có cách nhìn khác nhau, dân chúng đa
phần đến thỏa mãn thị hiếu: “Dân tò mò đứng ở cửa sổ, thấy quảng trường Tòa Pháp
đình đông nghịt người; rất đông dân Paris vốn quen bằng lòng với cảnh người xem
người ” [4;23]. Đến những lời nhận xét đầy chế giễu của những cậu học trò, xem đó là
một trò cười lố lăng: “Ca sĩ chết tiệt gì mà giọng còn nhọn hơn mũ chóp! Trước khi
làm lễ cho ngài Jean, lẽ ra nhà vua phải hỏi xem ngài thánh Jean có thích tiếng Latin
21


được cầu nguyện bằng giọng xứ Provence không đã” [4;28]. Từ điểm nhìn của lũ học
trò thì tác giả lại tiếp tục câu chuyện qua điểm nhìn của Gringoire xem ngày hội là dịp
để cho thành quả nghệ thuật của mình được tỏa sáng, nhưng câu chuyện xảy ra không
như ý muốn của chàng, vở kịch diễn ra trong kết thúc bi thảm, chưa kịp hạ màn khán
giả đã rời đi. Gringoi đã thốt lên rằng: “Cái lũ dân Paris này quả là một đám đông hỗn
tạp hết sức ngu ngốc và đần độn” [4;71]. Có thể thấy rằng với một con người có tình
yêu mãnh liệt với nghệ thuật, Gringoi đã không thể ngờ được sự việc vó thể diễn ra
như vậy, và trước con mắt của một người đang thất vọng trước lí tưởng thì mọi sự kiện
xung quanh dường như cũng trở nên tiêu cực theo.
Hình ảnh nàng Esmeralda xuất hiện ở nhà vị hôn thê của Phoebus khiến cho ánh
mắt của bao cô gái phải ghen tị, khi mà Phoebus chỉ biết trầm trồ trước sắc đẹp của
nàng: “Quả thực cô bé xinh thật” [4;268]. Cô gái Bohemian nhìn mọi thứ đều lộng lẫy
và xa hoa, ánh mắt lộ rõ sự bối rối và sợ hãi của mình, hơn thế đó là sự bối rối khi gặp
lại người mình yêu, cô không tin nổi trước mắt là người anh hùng đã ra tay giúp đỡ cô.
Trái lại, những cô gái trong gian phòng chỉ xem Esmeralda là một cô gái hạ đẳng, và
càng ghen tức trước sắc đẹp của nàng: “Trời ơi, rõ ràng quý vị cung thủ ngự lâm quân
rất dễ bốc đồng trước cặp mắt đẹp Ai Cập” [4;271].
Diễn tả cảnh ngày hội Cuồng Đãng nhưng thông qua nhiều điểm nhìn và luân

phiên thay đổi điểm nhìn khiến cho câu chuyện được đánh giá khách quan, không bị
bó hẹp bởi điểm nhìn của tác giả. Xuyên suốt tác phẩm, bên cạnh điểm nhìn chủ đạo
của người kể chuyện, tác giả vẫn kết hợp dựa vào điểm nhìn của nhân vật để phát triển
câu chuyện của mình. Từ Gringoire, Frollo, Esmerallda, Quasimodo, Paquette,… mỗi
nhân vật đều có một câu chuyện riêng của mình và từ cách nhìn của họ để đánh giá
từng sự việc diễn ra trong câu chuyện.
Tiếng chim hót trong bụi mận gai xuyên suốt là câu chuyện của gia đình Cleary
với việc tác giả thuật lại câu chuyện theo cánh nhìn của mình, nhưng tùy từng nhân vật
mà điểm nhìn được thay đổi và hướng người đọc vào những cách nhìn nhận vấn đề
khác nhau. Trước vấn đề rời khỏi New Zealand mỗi người có một cách nhìn riêng.
Paddy với cách nhìn của người trụ cột gia đình cần một nơi để lập nghiệp và ổn định
cuộc sống nên thấy đây là cơ hội để thay đổi số phận, Fee là người phụ nữ không thích
sự thay đổi môi trường nên bà lo ngại chuyện rời đi. Meggie giống mẹ, thấy hoảng sợ
trước quyết định của bố. Tất cả các cậu con trai thì thấy hạnh phúc và ủng hộ bố. Các
22


nhân vật cứ thay nhau thể hiện quan điểm của mình. Dù không thể thay đổi được quyết
định của Paddy nhưng từ sự đánh giá khác nhau đó thể hiện được sự ảnh hưởng đến
tương lai của mỗi con người trong gia đình Cleary.
Frank mỗi lần nhìn thấy mẹ, nhìn vẻ đẹp quý phái của bà nhưng lại phải sống bên
cạnh một người lang thang, thô kệch như Paddy khiến cậu luôn mang trong mình nỗi
uất hận với Paddy, muốn trả thù cho những vất vả mà ông đã gây ra cho gia đình:
“Còn bây giờ bố mất việc, bị tống cổ đi, đáng đời ông ta. Người đứng đắn thì đã để
cho vợ yên tâm”[12;107]. Frank luôn muốn giải thoát cho mẹ mình nhưng vì sự cam
chịu và tận tụy của bà mà cậu phải chấp nhận. Cậu muốn thể hiện mình nhưng Paddy
lại ngăn cản những lựa chọn của cậu. Thế nên Frank đã bước lên võ đài và việc được
đánh nhau như một nhu cầu giải tỏa tâm lý của cậu. Paddy dành tình yêu cho Fiona rất
nhiều và ông rất tận tụy vì hạnh phúc gia đình, thế nhưng với mặc cảm về thân phận
của mình cùng với việc Frank là con riêng của Fee khiến ông lúc nào nhìn Frank cũng

khắt khe và khó chịu, dù cậu có cố gắng hay đạt được kết quả như thế nào: “Thắng
được vài kẻ già nua đã hết hơi sức trong một cuộc đấu ở cái xó hẻo lánh mà đã vênh
vang à? Đã đến lúc phải trưởng thành lên Frank! Hiển nhiên là mày không cao lên
được nữa đâu, nhưng ít ra hãy vì mẹ mà tăng thêm lấy chút trí không nữa!” [12;170].
Cô bé Meggie lúc ấy với cái nhìn của một đứa trẻ, không hiểu rõ điều gì xảy ra, chỉ
biết khóc và hi vọng mọi chuyện kết thúc. Fee hiểu những mâu thuẫn của Paddy và
Frank đều xuất phát từ mình nên chỉ im lặng và chấp nhận mà không nói ra một lời.
Mỗi câu chuyện đều được các nhân vật nhìn nhận một cách khác nhau, tất cả được tác
giả thể hiện qua lời kể, đánh giá của từng nhân vật. Việc đa dạng hóa điểm nhìn giúp
cho từng câu chuyện được đa dạng hơn trong cách cảm nhận, tạo sự thú vị cho người
đọc.
Cả Nhà thờ Đức Bà Paris và Tiếng chim hót trong bụi mận gai điểm nhìn trần
thuật không cố định một nhân vật mà luôn thay đổi từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba,
đôi khi xen kẽ lẫn điểm nhìn của nhân vật và tác giả. ranh giới các điểm nhìn dường
như bị xóa mờ, khó phân biệt đâu là lời kể của ai. Lời kể trực tiếp đan xen lời gián tiếp
thông qua những câu, những chuyện nhà văn để trong dấu ngoặc kép xóa nhòa ranh
giới giữa các vai kể khiến chúng nhập vào nhau với dòng cảm xúc nội tâm nhân vật.
Với cái nhìn đa chiều, nhà văn có thể mô tả, phân tích, bộc lộ ngoại hình, nội tâm nhân

23


×