Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC TRẠNG THÁI RỪNG IIB, IIIA 1 TRONG KIỂU RỪNG KÍN THƢỜNG XANH MƢA ẨM NHIỆT ĐỚI Ở HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.81 KB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
***************

NGUYỄN THỊ THU HÒA

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC TRẠNG THÁI RỪNG
IIB, IIIA1 TRONG KIỂU RỪNG KÍN THƢỜNG XANH MƢA
ẨM NHIỆT ĐỚI Ở HUYỆN VĨNH LINH
TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN KỸ SƢ LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
************

NGUYỄN THỊ THU HÒA

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC TRẠNG THÁI RỪNG
IIB, IIIA1 TRONG KIỂU RỪNG KÍN THƢỜNG XANH MƢA
ẨM NHIỆT ĐỚI Ở HUYỆN VĨNH LINH
TỈNH QUẢNG TRỊ

Ngành : Lâm nghiệp



LUẬN VĂN KỸ SƢ LÂM NGHIỆP

Giáo viên hƣớng dẫn: PGS. TS NGUYỄN VĂN THÊM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Để có được như ngày hôm nay quả là một quá trình rèn luyện và phấn đấu
của bản thân em và không thể không nhắc đến những người đã quan tâm giúp đỡ
em trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành tốt đề tài này.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Văn Thêm đã
hướng dẫn chỉ đạo nhiệt tình, giúp em hoàn thành tốt luận văn này. Đồng chân
thành cảm ơn quý thầy cô đã giảng dạy hướng dẫn em nhiệt trong quá trình học
tập và rèn luyện trong suốt 4 năm qua.
Chân thành cảm ơn công ty Lâm Nghiệp Bến Hải đã giúp đỡ em nhiệt tình
trong thời gian thực tập tại quý công ty, giúp em thu thập được những số liệu sát
thực và chính xác để đảm bảo tốt yêu cầu của đề cương đưa ra.
Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Lâm Nghiệp 33 và các bạn đã giúp đỡ
mình trong quá trình học tập vừa qua, đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, vượt qua tất
cả để có được như ngày hôm nay.
Và cuối cùng con xin chân thành cảm ơn Ba Mẹ người có công sinh thành,
nuôi dạy con thành người, cảm ơn Bà và anh chị em trong gia đình đã giúp đỡ
động viên em vượt qua mọi khó khăn trở ngại để vươn lên trong học tập cũng như
trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!


TP. Hồ Chí Minh . Ngày 21/7/2011

Nguyễn Thị Thu Hòa

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………

………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
…………………………………………………………….....

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………

………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm học trạng thái rừng IIB, IIA1 trong kiểu
rừng kính thường xanh mưa ẩm nhiệt đới tại huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị” đƣợc
tiến hành tại ban quản lý công ty Lâm Nghiệp Bến Hải, huyện Vĩnh Linh tỉnh
Quảng Trị từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2011 tại hai trạng thái rừng IIB và IIIA1.
Dựa vào phƣơng pháp điều tra trong ô tiêu chuẩn 2500 m2, đề tài tập trung
vào giải quyết các vấn đề: Đặc điểm lâm học của một số trạng thái thực vật, cấu trúc
của hai trạng thái rừng IIB và IIIA1 và đặc điểm tái sinh tự nhiên.
Các kết quả chính thu đƣợc của đề tài:
(1) Trong kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới tại ban quản lý công
ty Lâm Nghiệp Bến Hải chủ yếu là rừng phục hồi sau khai thác kiệt nhiều năm
trƣớc đây. Rừng nghèo kiệt ; kết cấu tầng không rõ, rừng trữ lƣợng và mật độ rừng

còn thấp, có nhiều dây leo bụi rậm, so với các khu vực khác, cũng nhƣ trong khu
vực.
(2) Phân bố N – D1,3 của trạng thái rừng IIIA1 có dạng phân bố giảm dần.
Đƣờng cong phân bố N – D1,3 của trạng thái rừng IIIA1 phù hợp nhất với dạng phân
bố Lognormal. Phân bố N – D1,3 của trạng thái rừng IIB không phù hợp với các
dạng phân bố thƣờng gặp có Pmax < 0,05.
(3) Phân bố N – H của hai trạng thái rừng dao động từ 11 đến 13 m; phạm vi
phân bố chiều cao từ 5,5 đến 24 m; biến động chiều cao từ 26,3 đến 33,2 %. Đƣờng
cong phân bố N – H có dạng một đỉnh lệch trái (Sk > 0). Phân bố N – H có dạng
giảm dần về sau . Đƣờng cong phân bố N – H của cả hai trạng thái rừng đều phù
hợp với dạng phân bố Lognormal.
(4) Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới tại ban quản lý công ty
Lâm Nghiệp Bến Hải có khả năng tái sinh rất mạnh, song mật độ tái sinh đang còn
thấp và chất lƣợng cây tái sinh kém.

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................. ii
Nhận xét của giáo viên hƣớng dẫn ............................................................. iii
Nhận xét của giáo viên phản biện .............................................................. iv
Tóm tắt ....................................................................................................... v
Mục lục ...................................................................................................... vi
Danh sách các bảng .................................................................................... ix
Danh sách các hình .................................................................................... ix
Chƣơng 1 : MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1

1.2 Mục đích – Mục tiêu nghiên cứu .................................................................. 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................... 2
Chƣơng 2 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................... 3
2.1 Vị trí địa lý .................................................................................................... 3
2.2 Địa hình, đất đai ............................................................................................ 3
2.2.1 Địa hình ............................................................................................... 3
2.2.2 Đất đai ................................................................................................. 4
2.3 Khí hậu – thủy văn ........................................................................................ 4
2.3.1 Khí hậu ................................................................................................ 4
2.3.2 Thủy văn .............................................................................................. 5
2.4 Đặc điểm – dân sinh – kinh – tế xã hội......................................................... 5
2.5 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên khu vực ............................................ 6
Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 7
3.1 Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 7
3.1.1 Đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIB, IIIA1 ................................................. 7
3.1.2 Đặc điểm tái sinh tự nhiên của trạng thái rừng IIB, IIIA1 ............................. 7

vi


3.1.3 Một số đề xuất ..................................................................................... 7
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 7
3.2.1 Cơ sở phƣơng pháp luận ..................................................................... 7
3.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................. 8
3.2.2.1 Thu thập số liệu về đặc trƣng của hai trạng thái IIB, IIIA1 ............... 8
3.2.2.2 Thu thập tái sinh rừng ................................................................. 8
3.2.2.3 Thu thập những số liệu khác ....................................................... 9
3.2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................. 9
3.2.3.1 Tính những đặc trƣng lâm học của các trạng thái ....................... 9

3.2.3.2 Tính toán cấu trúc của những trạng thái rừng ............................ 10
3.2.3.3 Tính toán tái sinh rừng ............................................................... 11
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 12
4.1 Đặc điểm lâm học trạng thái rừng IIB ........................................................ 12
4.1.1 Thành phần thực vật ......................................................................... 12
4.1.2 Đặc trƣng lâm học trạng thái rừng IIB .............................................. 14
4.2 Đặc điểm lâm học trạng thái rừng IIIA1 ..................................................... 15
4.2.1 Thành phần thực vật .......................................................................... 15
4.2.2 Đặc trƣng lâm học trạng thái rừng IIIA1 ........................................... 16
4.3 Đặc trƣng quần thụ ..................................................................................... 17
4.3.1 Đặc trƣng phân bố N – D1,3 của các trạng thái rừng.......................... 17
4.3.1.1 Đặc trƣng phân bố N – D1,3 trạng thái IIB ................................. 18
4.3.1.2 Đặc trƣng phân bố N – D1,3 trạng thái IIIA1

.............................................. 18

4.3.2 Đặc trƣng phân bố N – H của các trạng thái rừng ............................. 20
4.3.2.1 Đặc trƣng phân bố N – H trạng thái IIB .................................... 21
4.3.2.2 Đặc trƣng phân bố N – H trạng thái IIIA1 ................................................... 22
4.4 Đặc điểm tái sinh của hai trạng thái ............................................................ 23
Thảo luận chung về kết quả nghiên cứu ................................................................ 24

vii


4.5 Một số đề xuất ............................................................................................. 25
4.5.1 Nôi dƣỡng rừng ................................................................................. 25
4.5.2 Xúc tiến tái sinh ................................................................................. 26
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 27
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 27

5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 28
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 29
Phụ lục ............................................................................................................... 30

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1. Thành phần thực vật trạng thái rừng IIB
Bảng 4.2. Trạng thái rừng IIB , tiểu khu 574 – 584 thuộc ban quản lý

12-13
14

công ty Lâm Nghiệp Bến Hải – Vĩnh Linh
Bảng 4.3. Thành phần thực vật trạng thái rừng IIIA!

15

Bảng 4.4. Trạng thái rừng IIIA1 , tiểu khu 573 – 585 thuộc ban

16

quản lý công ty Lâm Nghiệp Bến Hải – Vĩnh Linh
Bảng 4.5.


Đặc trƣng thống kê đƣờng kính thân cây của

17

hai trạng thái rừng
Bảng 4.6. Phân bố N – D1,3 trạng thái rừng IIB

18

Bảng 4.7. Phân bố N – D1,3 trạng thái rừng IIIA1

19

Bảng 4.8.

Đặc trƣng thống kê chiều cao thân cây của hai

20

trạng thái rừng
Bảng 4.9. Phân bố N – H trạng thái rừng IIB

21

Bảng 4.10. Phân bố N – H trạng thái rừng IIIA1

22

Bảng 4.11. Mật độ tái sinh trong 2 trạng thái rừng


23

Bảng 4.12. Phân bố chất lƣợng cây tái sinh

24

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 4.1. Phân bố N – D1,3 trạng thái rừng IIIA1

19

Hình 4.2. Phân bố N – H trạng thái rừng IIB

22

Hình 4.3. Phân bố N – H trạng thái rừng IIIA1

23

ix


Chƣơng 1
Mở Đầu
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng ở miền Bắc Trung Bộ nói chung và Quảng Trị nói riêng là nguồn tài

nguyên thiên nhiên phong phú và giàu có về các loại gỗ và đặc sản rừng. Nguồn tài
nguyên đó có ý nghĩa to lớn về kinh tế, quốc phòng và bảo vệ môi trƣờng sống.
Những loài cây gỗ lớn có giá trị đóng vai trò to lớn nhất trong sự hình thành cấu
trúc các kiểu thảm thực vật rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới ở miền Bắc
Trung Bộ. Thế nhƣng, cùng với sự mất rừng do khai thác và sử dụng không hợp lý,
rừng ƣu thế cây gỗ lớn cũng dần bị thu hẹp về diện tích và có nguy cơ biến mất, mật
độ cây trên các trạng thái rừng thấp so với các khu vực khác.
Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về đặc điểm lâm học của các trạng thái rừng
nhƣng các tài liệu chỉ nói chung chung chƣa đi sâu sát cụ thể cho từng khu vực và
từng hiện trạng tự nhiên cụ thể. Do đó, việc kế thừa những tài liệu đã có và tiếp tục
đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc trƣng lâm học trạng thái rừng IIB và
IIIA1. Vì lý do đó, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm học trạng thái rừng IIB và
IIIA1 trong kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở huyện Vĩnh Linh
tỉnh Quảng Trị ” đã đƣợc đặt ra.
1.2 MỤC ĐÍCH – MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục đích của đề tài là xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc trƣng lâm học của từng
trạng thái rừng ở huyện Vĩnh Linh để làm căn cứ xây dựng những biện pháp tái
sinh, nuôi dƣỡng và bảo tồn những hệ sinh thái của một số trạng thái rừng ở khu
vực Bắc Trung Bộ.

1


Để đạt đƣợc mục đích đặt ra, mục tiêu nghiên cứu là:
Mô tả và phân tích những đặc trƣng về thành phần và kết cấu loài cây của
từng trạng thái rừng.
Mô tả và phân tích những đặc trƣng về cấu trúc của từng trạng thái.
Đánh giá tình trạng tái sinh tự nhiên dƣới tán rừng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là trạng thái rừng IIB và IIIA1 trong kiểu rừng

kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới ở ban quản lý công ty Lâm Nghiệp Bến Hải
huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị.
Nội dung nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề có liên quan đến điều
kiện hình thành, thành phần và kết cấu loài cây, cấu trúc đƣờng kính và chiều cao,
kết quả tái sinh dƣới tán rừng.
Địa điểm nghiên cứu đƣợc chọn là tiểu khu 573, 574, 584 và 585 thuộc địa
bàn quản lý Công Ty Lâm Nghiệp Bến Hải.
Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 02/2011 và kết thúc vào tháng
05/2011.
Từ những kết quả nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp phát triển rừng và
bảo tồn các loài cây gỗ quý hiếm
1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Những kết quả nghiên cứu của đề tài mang lại những ý nghĩa sau đây:
(1) Về lý luận, những kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu để
xác định điều kiện hình thành những trạng thái rừng trong kiểu rừng kín
thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới ở Vĩnh Linh.
(2) Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ khoa học cho
việc áp dụng những biện pháp bảo tồn và phát triển rừng nghèo kiệt , và rừng
phục hồi sau khai thác kiệt.

2


CHƢƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Vùng nghiên cứu thuộc địa bàn công ty Lâm Nghiệp Bến Hải quản lý , công
ty Lâm Nghiệp (CTLN) Bến Hải nằm trên địa bàn của 6 xã , gồm Vĩnh Thủy , Vĩnh
Sơn , Vĩnh Long , Vĩnh Khê , Vĩnh Chấp , Vĩnh Hà thuộc huyện Vĩnh Linh , tỉnh
Quảng Trị , có tọa độ địa lý nhƣ sau :

Từ 170 10'00" đến 170 40’00” vĩ độ Bắc
Từ 1060 00’00” đến 1070 00’00” kinh độ Đông
Phạm vi ranh giới của CTLN Bến Hải :
Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy , tỉnh Quảng Bình
Phía Nam giáp xã Vĩnh Trƣờng , huyện Gio Linh
Phía Đông giáp xã Vĩnh Tú , huyện Vĩnh Linh
Phía Tây giáp xã Vinh Ô , huyện Vĩnh Linh
Khu vực lấy mẫu thuộc xã Vĩnh Hà .
2.2 ĐỊA HÌNH, ĐẤT ĐAI
2.2.1 Địa hình
Địa hình công ty lâm nghiệp Bến Hải quản lý thuộc vùng núi thấp , điểm
cao nhất nằm ở phía Tây tiểu khu 585 có độ cao 362 m. Điểm thấp nhất nằm ở phía
Đông Nam tiểu khu 586 có độ cao gần 70 m so với mực nƣớc biển , độ cao ở khu
vực giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình ít bị chia cắt , độ dốc biến
động từ 80 – 250 gồm các kiểu địa hình chính sau:
- Kiểu địa hình đồi cao, có độ cao tuyệt đối từ 200 – 300 m, độ dốc bình
quân 250 chiếm 12 % diện tích

3


- Kiểu địa hình đồi thấp và trung bình, có độ cao tuyệt đối dƣới 200 m, có độ
dốc bình quân 150 chiếm 80 % diện tích.
2.2.2 Đất đai
Qua tham khảo các tài liệu về nông hóa thổ nhƣỡng tỉnh Quảng Trị của sở
Tài Nguyên và Môi Trƣờng , nền vật chất trong khu vực có 4 loại đá mẹ chính , đó
là đá granit, đá cát kết, đá sét và đá vôi. Dựa trên các loại đá mẹ, yếu tố địa hình, độ
cao, độ dốc, khu vực có thể chia thành hai dạng nhóm đất chính, đó là :
Nhóm dạng đất feralit núi thấp phát triển trên các loại đá granit, đa cát kết,
đá sét và đá vôi .

Nhóm dạng đất feralit mùn trên núi trung bình phát triển trên đá granit .
Nhìn chung đất trong khu vực có độ dày tầng đất từ trung bình đến dày, từ 30
đến 80 cm, hàm lƣợng mùn trung bình. Riêng các nhóm dạng đất feralit đồi núi thấp
phát triển trên đất sét, cát kết có độ dày tầng đất lớn hơn 80 cm.
Đất trên địa khu vực nghiên cứu chủ yếu là đất đƣợc hình thành do quá trình
feralit hóa, với nền vật chất là phiến thạch sét, granit. Ngoài ra còn có các loại đất
dốc tụ, đất mùn trên thung lũng ven suối và đất phù sa bồi tụ ven sông suối.
2.3 KHÍ HẬU – THỦY VĂN
2.3.1 Khí hậu
Khí hậu của khu vực mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ trung bình năm từ 230 – 250 C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 6 đến tháng
7) khoảng 350 C, có ngày nhiệt độ đạt trên 400 C, tháng thấp nhất (tháng 12 và
tháng 1) khoảng 180 C có khi xuống tới 80 – 90 C.
Độ ẩm không khí trung bình năm là 85 %, phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa khô
nóng kéo dài 4 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình là 70 – 80 % và
đạt cực tiểu vào tháng 7, xuống 65 – 70 %, độ ẩm tăng nhanh khi bƣớc vào mùa
mƣa và duy trì ở mức cao , với độ ẩm trung bình từ 85 – 90 %.
Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 9 năm trƣớc kéo dài đến tháng 2 năm sau , đạt cực
đại vào tháng 10 và 11 , chiếm 70% lƣợng mƣa của cả năm. Từ tháng 3 đến tháng 7,

4


lƣợng mƣa ít nhất, tổng lƣợng mƣa trong thời kỳ này chỉ chiếm dƣới 30 % lƣợng
mƣa của năm. Tổng lƣợng mƣa trung bình năm là 2.376 mm.
Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hƣởng của hai loại gió mùa chính. Gió mùa
Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 năm trƣớc đến tháng 2 năm sau , gió Tây Nam (gió
Lào) thƣờng xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 8, có đặc điểm khô nóng và khi đặt tốc
độ cao (từ 10 – 30 m/s) có thể gây hại rất lớn cho cây trồng. ngoài ra hàng năm
vùng này còn bị ảnh hƣởng của 3 – 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới kèm theo lũ lụt

(thƣờng xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10).
2.3.2 Thủy văn
Khu vực có các nhánh sông Rào Thành, Sa Lung và Cánh Hòm. Chiều dài
sông là 59 km, diện tích lƣu vực 938 km2. Các nhánh của các con sông này đều có
đặc điểm chung là lƣợng nƣớc tập trung chủ yếu về mùa mƣa, các nhánh sông và
các khe suối nhỏ thƣờng không có hoặc có rất ít nƣớc chảy vào mùa khô, đặc biệt là
các năm hạn hán. Sông suối trong khu vực ít có giá trị về giao thông, nhƣng lại có
ảnh hƣởng rất lớn đến sản xuất đời sống của ngƣời dân trong vùng.
2.4 ĐẶC ĐIỂM DÂN SINH – KINH TẾ – XÃ HỘI
Trên địa bàn CTLN Bến Hải quản lý có 6.812 hộ với 24.503 nhân khẩu,
trong đó có 12.159 nam và 12.344 nữ
Mật độ dân số bình quân 100 ngƣời/km2, cao nhất là các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh
Long , Vĩnh Thủy đạt trên 120 ngƣời/km2 , thấp nhất là các xã Vĩnh Hà, Vĩnh Khê
dƣới 31 ngƣời/km2. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,9 %. Trong khu vực chủ yếu
là ngƣời dân tộc Kinh và Vân Kiều sinh sống. Ngƣời Vân Kiều tập trung chủ yếu ở
xã Vĩnh Hà.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời ở khu vực thành thị đạt 0,8 – 1,0 triệu đồng/
ngƣời/ tháng, khu vực nông thôn đạt 0,8 triệu đồng/ ngƣời/ tháng.
Thu từ các hoạt động sản xuất – nông lâm nghiệp chiếm 75 %, từ nghành
nghề khác 16 %.
Tuy nhiên , ở các xã Vĩnh Hà, Vĩnh Khê và Vĩnh Ô, tập quán canh tác của
ngƣời dân địa phƣơng vẫn còn lạc hậu, tệ nạn đốt rừng làm nƣơng rẫy và săn bắt thú

5


rừng vẫn còn thƣờng xuyên diễn ra. Một số hộ gia đình đã biết làm lúa nƣớc , làm
vƣờn nhƣng đời sống của ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, việc
làm của ngƣời dân nơi đây không đƣợc ổn định. Lực lƣợng lao động nhàn rỗi khá
dồi dào, vì sống gần rừng và dựa vào rừng là chủ yếu nên kinh nghiệm của ngƣời

dân về rừng rất dồi dào, đây là nguồn nhân lực chủ yếu tham gia thực hiện sản xuất
lâm nghiệp.
2.5 NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu có mƣa nhiều , thuận lợi cho
trồng rừng, phát triển, bảo tồn rừng và sản xuất cây giống cho nhân dân trong vùng.
Thời gian nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao cộng với gió Lào khô hanh nên
thƣờng gây ra hạn hán dễ xãy ra cháy rừng.
Địa hình trong vùng chủ yếu là núi thấp và đồi bát úp, có độ dốc nhỏ, do vậy
các hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng và khai thác rừng có nhiều thuận lợi. Độ dày
tầng đất lớn thích hợp cho nhiều loài cây sinh trƣởng và phát triển tốt.
Rừng tự nhiên có hệ thực vật và động vật khá đa dạng và phong phú về tổ
thành loài và mục đích sử sụng và có nhiều loài động thực vật quý hiếm cần đƣợc
bảo tồn và phát triển.

6


Chƣơng 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu bao gồm những vấn đề sau đây:
3.1.1 Đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIB, IIIA1
3.1.2 Đặc điểm tái sinh tự nhiên của trạng thái rừng IIB, IIIA1
3.1.3 Một số đề xuất
3.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Cơ sở phƣơng pháp luận
Cơ sở khoa học của phƣơng pháp luận là dựa trên những quan niệm sau đây:
(a) Rừng là một hệ sinh thái, trong đó quần thụ = f (khí hậu, địa hình – đất, sinh vật,
con ngƣời). Vì thế, sự hình thành và phát triển, kết cấu và cấu trúc rừng phải
đƣợc xem xét trong quan hệ với những yếu tố môi trƣờng.

(b) Tái sinh tự nhiên của rừng luôn bị kiểm soát bởi rất nhiều yếu tố. Do đó những
đặc trƣng về tái sinh tự nhiên của rừng phải đƣợc xem xét và đánh giá trong
quan hệ với kết cấu và cấu trúc quần thụ.
(c) Một phƣơng thức bảo tồn và phát triển rừng hợp lý phải cân nhắc đầy đủ những
quy luật sống của rừng : đó là quy luật tái sinh, sinh trƣởng và phát triển, diễn
thế và cấu trúc rừng. Vì thế, những biện pháp bảo tồn và phát triển của rừng phải
dựa trên không chỉ đặc trƣng kết cấu và cấu trúc rừng, mà còn cả tình trạng tái
sinh rừng.

7


3.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu
3.2.2.1 Thu thập dữ liệu về đặc trưng của trạng thái rừng IIB, IIIA1
Trƣớc hết chọn những đặc trƣng quần thu cho từng trạng thái để bố trí các ô đo
đếm. Kích thƣớc ô tiêu chuẩn là 2.500 m2 (50 m x 50 m). Những ô tiêu chuẩn này đƣợc bố
trí điển hình trong các trạng thái. Số lƣợng mẫu phân bố vào mỗi trạng thái IIIA1 5 ô ,
trạng thái IIB 10 ô tiêu chuẩn, tổng số 15 ô tiêu chuẩn. Trong mỗi ô tiêu chuẩn, thực hiện
đo đếm những chỉ tiêu sau đây:

- Thành phần loài cây gỗ lớn có D1,3

6 cm và sắp xếp theo chi và họ.

- Đƣờng kính thân cây tại vị trí 1,3 m (D1,3, cm). Chỉ tiêu này đƣợc đo bằng
thƣớc dây, độ chính xác là 0,5 cm.
- Chiều cao thân cây, bao gồm chiều cao toàn thân – kí hiệu HVN (m) . Tất cả
đƣợc đo bằng thƣớc đo cao Blumme-Leise với độ chính xác 0,5 m.
3.2.2.2 Thu thập tái sinh rừng
Cây tái sinh dƣới tán rừng trong ô tiêu chuẩn 2.500 m2 đƣợc đo đếm bằng

những ô dạng bản 4 m2 (2 m x 2 m). Mỗi ô tiêu chuẩn đo đạc 30 ô dạng bản theo
cách bố trí cơ giới cách đều. Cây tái sinh đƣợc thống kê theo loài, bắt đầu từ H = 5
cm đến H ≤ 5 m.
Nội dung đo đếm đƣợc tiến hành nhƣ sau:
Trƣớc hết, thực hiện phân chia mỗi ô tiêu chuẩn 2.500 m2 thành các dải, mỗi
dải rộng 2 m. Trên mỗi dải lại chia thành các phân đoạn, mỗi phân đoạn cách nhau
2 m. Nhƣ vậy, mỗi ô tiêu chuẩn có tất cả 625 ô. Các ô dạng bản đƣợc đo đếm tái
sinh của các loài cây gỗ theo hai cách sau đây:
Từ 625 ô dạng bản, chọn ra 30 ô theo phƣơng pháp cơ giới cách đều, nghĩa là
trên mỗi dải cứ cách 20 ô lại đo 1 ô. Trong các ô dạng bản này, trƣớc hết thống kê
tên loài cây và mật độ của mỗi loài cây tái sinh. Kế đến, đo đạc chiều cao thân cây
bằng cây sào với độ chính xác đến 0,1 m. Phân loại chất lƣợng cây tái sinh phân
thành khỏe, yếu. Cây khỏe là cây sinh trƣởng và phát triển tốt, không bị sâu hại hay
hai thân, tán lá tròn đều, cân đối, xanh tốt. Cây yếu là cây bị sâu hại, gãy ngọn, hai
thân, tán lá lệch dạng cờ hoặc cây đã chết (bị đào thải).

8


3.2.2.3 Thu thập những số liệu khác
Những số liệu khác cần thu thập bao gồm số liệu về khí hậu - thủy văn, đất
và những hoạt động lâm sinh. Cách thức thu thập đƣợc thực hiện theo những chỉ
dẫn thông thƣờng trong lâm học. Tất cả số liệu thu thập trên ô tiêu chuẩn đƣợc ghi
vào bảng ngoại nghiệp.
3.2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Trình tự xử lý số liệu nhƣ sau:
3.2.3.1 Tính những đặc trưng lâm học của các trạng thái rừng..
Trƣớc hết, tập hợp những số liệu điều tra về kết cấu các quần thụ của các
trạng thái, và thành phần loài trong từng trạng thái.
Kế đến, tính những đặc trƣng thống kê mô tả (trung bình, nhỏ nhất, lớn nhất,

sai tiêu chuẩn, phạm vi biến động, hệ số biến động…) cho những nhân tố điều tra
nhƣ mật độ, tiết diện ngang thân cây, trữ lƣợng gỗ, tổ thành hay độ ƣu thế của
loài…Độ ƣu thế của loài đƣợc tính trung bình từ ba tham số: mật độ, tiết diện ngang
và trữ lƣợng thân cây.
Tiếp đến, tập hợp và sắp xếp thành bảng để thuyết minh đặc trƣng của từng
trạng thái. Sau đó dựa vào số liệu tổng hợp để phân tích những đặc trƣng sau đây:
+ Thành phần loài cây: Chỉ tiêu này bao gồm số loài phân bố theo họ, những
loài cây gỗ lớn, gỗ quý; những loài cây khác...
+ Vai trò của các loài trong sự hình thành quần xã. Vai trò của loài đƣợc
đánh giá thông qua độ ƣu thế trung bình của nó.
+ Phân tích kết cấu hai trạng thái rừng IIB và IIIA1 đƣợc phân chia thành các
bộ phận sau:
(1) Mật độ quần thụ: Chỉ tiêu này đƣợc chia thành 3 nhóm nhỏ: (1.1) Tổng số quần
thể (cây/ha); (1.2) mật độ của nhóm loài mục đích (cây/ha) và mật độ của nhóm
loài khác
(2) Trữ lƣợng quần thụ (m3/ha)
(3) Tiết diện ngang quần thụ (m2/ha)

9


(4) Độ ƣu thế của các loài trong từng trạng thái . Chỉ tiêu này đƣợc tính bình quân
từ 3 chỉ tiêu là số cây, tiết diện ngang và trữ lƣợng gỗ của loài so với chỉ tiêu
tƣơng ứng của quần thụ.
3.2.3.2 Tính toán cấu trúc của những trạng thái rừng
Nội dung này chỉ giới hạn ở việc xem xét những đặc trƣng phân bố đƣờng
kính thân cây (N – D1,3) và phân bố chiều cao thân cây (N – H ). Trình tự tính toán
nhƣ sau:
+ Trƣớc hết, tập hợp số liệu D1,3 (cm) và H (m) của những cây trong các ô
tiêu chuẩn 2.500 m2 đại diện cho hai trạng thái rừng IIB và IIIA1.

+ Kế đến, tính những đặc trƣng thống kê mô tả phân bố N – D1,3 và N – H .
Những thống kê mô tả cần tính toán bao gồm giá trị trung bình (Xbq) và khoảng tin
cậy 95 %, mốt (M0), trung vị (Me), phƣơng sai (S2), sai tiêu chuẩn (Sx), sai số chuẩn
(Se), giá trị lớn nhất (Max) và nhỏ nhất (Min), độ lệch (Sk), độ nhọn (Ku), hệ số biến
động (V %) .
+ Tiếp đến, làm phù hợp phân bố thực nghiệm (N – D1,3, N – H) với những
phân bố lý thuyết. Những dạng phân bố lý thuyết đƣợc chọn lựa trên cơ sở biểu đồ
phân bố thực nghiệm và lý thuyết về các kiểu phân bố N – D1,3, N – H của rừng hỗn
loài khác tuổi. Theo đó, số liệu thực nghiệm đƣợc làm phù hợp với các dạng phân
bố lý thuyết thƣờng gặp – đó là phân bố Lognormal, phân bố Gamma, phân bố
khoảng cách và phân bố Weibull. Sự phù hợp của số liệu thực nghiệm với những
phân bố lý thuyết đƣợc đánh giá theo kiểm định Chi-square ( 2). Khi làm phù hợp
số liệu thực nghiệm với các phân bố lý thuyết, thì cự ly mỗi cấp và số cấp đƣợc quy
định tùy theo trạng thái. Đối với D1,3 (cm), cự ly mỗi cấp thay đổi từ 3,0 cm đến 4,0
cm, còn số cấp nằm trong giới hạn từ 7 – 11 cấp. Đối với H (m), cự ly mỗi cấp thay
đổi từ 2,0 m đến 2,5 m, số cấp nằm trong giới hạn từ 5 – 11 cấp.
+ Tiếp theo, từ những phân bố phù hợp chọn ra một dạng phân bố phù hợp
nhất với Pmax.
+ Cuối cùng, tập hợp kết quả thành bảng và biểu đồ để phân tích và so sánh
sự khác biệt giữa các đặc trƣng phân bố tùy theo từng trạng thái rừng.

10


3.2.3.3. Tính toán tái sinh rừng
Trƣớc hết, tập hợp những ô dạng bản theo từng trạng thái.
Kế đến, trong mỗi trạng thái rừng tính những chỉ tiêu sau đây:
+ Mật độ cây tái sinh. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng cách nhân số cây tái sinh
trên 1 ô dạng bản (mỗi ô 4 m2) với hệ số 250 (= 10.000 m2/4 m2).
+ Phân chia cây tái sinh theo nhóm loài. Cây tái sinh đƣợc phân loại theo

hai nhóm loài , đó là nhóm cây mục đích và những loài khác. Nhóm loài cây mục
đích đƣợc quy ƣớc là những loài cho gỗ lớn nhƣ cây Đẻn ba lá, Lèo heo, Trâm,
Trám trắng, các loài Giẻ... Mục đích là xem xét khả năng khôi phục thế hệ mới của
cây gỗ lớn và các loài dƣới tán rừng, đánh giá vai trò của cây gỗ lớn trong kết cấu
rừng hiện tại và tƣơng lai khi rừng lâm vào tình trạng bị khai thác.
Sau đó, từ số liệu tính toán phân tích tình hình tái sinh rừng nhƣ sau:
+ Số loài cây tái sinh dƣới tán rừng.
+ Mật độ tái sinh, chất lƣợng và phân bố cây theo cấp chiều cao.
+ So sánh tình trạng tái sinh theo những trạng thái rừng.
+ Đánh giá chung về kết quả tái sinh rừng…
Tất cả những cách thức tính toán ở mục 3.2.3 đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng
dẫn của Thầy Nguyễn Văn Thêm và các tài liệu tham khảo. Công cụ tính toán là
phần mềm thống kê Excel và Statgraphics Plus Version 3.0 & 5.1.

11


Chƣơng 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC TRẠNG THÁI RỪNG IIB
4.1.1 . Thành phần thực vật
Bảng 4.1 Thành phần thực vật trạng thái rừng IIB
TT

Loài

Tên la tinh

Chi


Họ

1

Sơn huyết

M.usitata Wall

Melanorrhea

Anacardiaceae

2

Dền

X.pierrei Hance

Xylopia

Annonaceae

3

Nhọc đen

Polyalthia . Sp

Polyalthia


Annonaceae

4

Trám trắng

C.album Racusch

Canarium

Burseraceae

5

Gụ lau

S. tonkinensis

Sindora

Caesalpinioideae

6

Lim xẹt

P.pterocarpum

Peltophorum


Caesalpinioideae

7

Bứa vàng

Garcinia.sp

Garcinia

Clusiaceae

8

Ba bét

M.paniculatus

Mallotus

Crotonoideae

9

Ba soi

M.apelta

Mallotus


Crotonoideae

10

Sòi tía

S.discolor

Sapium

Crotonoideae

11

Vạng Trứng

E. chinense

Endospermum

Crotonoideae

12

Thị rừng

D.eriantha

Diospyros


Ebenaceae

13

Côm tầng

E.dubius A.D.C

Elaeocarpus

Elaeocarpaceae

14

Bụp vàng

A. moschatus

Abelmoschus

Malvaceae

15

Ngát lông

G. subaequalis

Goniothalamus Unmaceae


16

Ràng ràng xanh

O.baianse Drake

Ormosia

Faboideae

17

Dẻ đỏ

Lythocarpus.sp

Lythocarpus

Fagaceae

(Còn tiếp)

12


Bảng 4.1 Thành phần thực vật trạng thái rừng IIB (Tiếp)
TT

Loài


Tên la tinh

Chi

Họ

18

Dẻ Gai

C.chinensis Hance

Castanopsis

Fagaceae

19

Dẻ trắng

L.dealbatus

Lythocarpus

Fagaceae

20

Giổi xanh


M.mediocris Dandy

Michelia

Magnoliaceae

21

Gội tía

A.gigantea Pierre

Amoora

Meliaceae

22

Máu chó lá to

K.pierrei Warbg

Knema

Myristicaceae

23

Trâm sừng


Syzygium.sp

Syzygium

Myrtoideae

24

Trâm trắng

S.cinereum

Syzygium

Myrtoideae

25

Trâm vỏ đỏ

S.zeylanicum(L)D.C

Syzygium

Myrtoideae

26

Dâu da xoan


B.ramiflora Lour

Baccaurea

Phyllanthoideae

27

Gáo mới

Neolamarckia.sp

Neolamarckia

Rubiaceae

28

Trƣờng chôm

N. hypoleum

Nephelium

Sapindaceae

29

Trƣờng sâng


A.chinensis

Amesiodendron Sapindaceae

30

Trƣờng vải

X.noronhianumBL

Xerospermum

Sapindaceae

31

Sến mật

M.pierrei

Madhuca

Sapotaceae

32

Sảng Nhung

S.lanceolata


Sterculia

Sterculiaceae

33

Dung sạn

Symplocos.sp

Symplocos

Symplocaceae

34

Đẻn ba lá

V. pinnata L

Vitex

Verbenacea

35

Chân chim

S. crassibacteata


Schefflera

Araliaceae

36

Chẹo tía

E. roburghiana

Engelhardtia

Jungladaceae

37

Du moóc

C. cochinchinensis

Cassine

Ceslastraceae

38

Khổng

C.ceriferum


Calophyllum

Clusiaceae

39

Lèo heo

P.nemoralis

Polyalthia

Annonaceae

40

Nang

A.costatum

Alangium

Alangiaceae

41

Nóng

S.tristylavar oldhami Saurauia


Actinidiaceae

Kết quả khảo sát điều tra cho thấy thực vật tại trạng thái rừng IIB có 41 loài
37 chi 29 họ, trong các loài này có một số loài đƣợc thống kê trong danh mục các

13


loài thực vật nguy cấp của khu vực nhƣ Gụ lau (S. Tonkinensis), Trƣờng Sâm
(A.chinensis), Trám trắng (S.cinereum)....
4.1.2. Đặc trƣng lâm học trạng thái rừng IIB
Bảng 4.2. Trạng thái rừng IIB , tiểu khu 574 – 584 thuộc ban quản lý
công ty Lâm Nghiệp Bến Hải – Vĩnh Linh
Tỷ lệ (%) theo:

Số
loài

Tên loài

N(cây) G(m2)

M(m3)

N

G

M


TB

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Lèo heo

9

1,19

11,76


3,9

13,2

25,0

14,0

2

Ngát lông

16

0,77

4,50

6,9

8,5

9,6

8,3

3

Bứa vàng


21

0,65

2,91

9,0

7,2

6,2

7,5

4

Du móoc

11

0,41

2,24

4,7

4,6

4,8


4,7

5

Đẻn ba lá

8

0,28

1,27

3,4

3,1

2,7

3,1

6

Trâm vỏ đỏ

5

0,29

1,82


2,1

3,2

3,9

3,1

7

Chẹo tía

5

0,23

1,38

2,1

2,5

2,9

2,5

Cộng 7 loài

75


3,82

25,89

32,2

42,3

55,1

43,2

34. Loài khác

158

5,22

28,16

67,8

57,7

52,1

59,2

Tổng


233

9,03

54,05

100

100

100

100

41

+ Trạng thái IIB này bao gồm 41 loài cây gỗ; trong đó ƣu thế là các loài Lèo
heo, Ngát lông, Bứa Vàng, Du móoc…..
+ Mật độ quần thụ là 466 cây/ha (100%); trong đó 7 loài ƣu thế đóng góp
150 cá thể hay 32,2%, còn lại 34 loài khác đóng góp 316 cá thể hay 67,8 %.
+ Tiết diện ngang quần thụ là 9,03 m2/ha (100%); trong đó 7 loài ƣu thế đóng
góp 3,82 m2/ha hay 42,3%, còn lại 34 loài khác tƣơng ứng là 5,22 m2/ha hay 57,7%.
+ Trữ lƣợng quần thụ là 54,05 m3/ha (100%); trong đó 7 loài ƣu thế đóng
góp 25,89 m3/ha hay 55,1 %, còn lại 34 loài khác tƣơng ứng là 28,16 m3/ha hay
52,1 %.

14


4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC TRẠNG THÁI RỪNG IIIA1

4.2.1 . Thành phần thực vật
Bảng 4.3. Thành phần thực vật trạng thái rừng IIIA1
TT Loài

Tên la tinh

Chi

Họ

1

Nhọc đen

Polyalthia . Sp

Polyalthia

Annonaceae

2

Gụ lau

S. tonkinensis

Sindora

Caesalpinioideae


3

Lim xẹt

P.pterocarpum

Peltophorum

Caesalpinioideae

4

Bứa vàng

Garcinia.sp

Garcinia

Clusiaceae

5

Thị rừng

D.eriantha

Diospyros

Ebenaceae


6

Côm tầng

E.dubius A.D.C

Elaeocarpus

Elaeocarpaceae

7

Ngát lông

G. subaequalis

Goniothalams

Unmaceae

8

Ràng ràng xanh

O.baianse Drake

Ormosia

Faboideae


9

Dẻ đỏ

Lythocarpus.sp

Lythocarpus

Fagaceae

10

Dẻ trắng

L.dealbatus

Lythocarpus

Fagaceae

11

Re xanh

C. tonkiense

Cinnamomum

Lauraceae


12

Re hƣơng

C.iners Reinw

Cinnamomum

Lauraceae

13

Trâm trắng

S.cinereum

Syzygium

Myrtoideae

14

Trâm vỏ đỏ

S.zeylanicum

Syzygium

Myrtoideae


15

Gáo mới

Neolamarckia.sp

Neolamarckia

Rubiaceae

16

Trƣờng chôm

N. hypoleum Kurz

Nephelium

Sapindaceae

17

Trƣờng vải

X.noronhianum

Xerospermum

Sapindaceae


18

Sến mật

M.pierrei

Madhuca

Sapotaceae

19

Đẻn ba lá

V. pinnata L

Vitex

Verbenacea

20

Du moóc

C.cochinchinensis

Cassine

Ceslastraceae


21

Khổng

C.ceriferum

Calophyllum

Clusiaceae

22

Lèo heo

P.nemoralis

Polyalthia

Annonaceae

23

Chẹo tía

E.roburghiana

Engelhardtia

Jungladaceae


24

Nóng nếp

S.napaulensis

Saurauia

Actinidiaceae

15


×