Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TRỒNG KEO LAI ( Acacia auriculiformismangium) TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ XUÂN LỘC – ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************************

NGUYỄN XUÂN HỮU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TRỒNG KEO
LAI ( Acacia auriculiformis*mangium) TẠI BAN QUẢN LÝ
RỪNG PHÒNG HỘ XUÂN LỘC – ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM SINH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2011


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TRỒNG KEO
LAI ( Acacia auriculiformis*mangium) TẠI BAN QUẢN LÝ
RỪNG PHÒNG HỘ XUÂN LỘC – ĐỒNG NAI

Tác giả
NGUYỄN XUÂN HỮU

LUẬN VĂN KĨ SƢ KHOA LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm sinh

Hƣớng dẫn khoa học
PGS. TS. NGUYỄN VĂN THÊM

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 05/2011


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
............................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
i


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1
............................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2
............................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
iii


LỜI CÁM ƠN
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo kĩ sư chuyên
ngành Lâm sinh, hệ chính quy, tại trường Đại học Nông Lâm TPHCM.
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tác giả đã nhận được sự hỗ
trợ và giúp đỡ của Ban Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, Phòng đào tạo, Ban giám
hiệu trường Đại học Nông Lâm và các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trong
suốt chương trình đào tạo kĩ sư.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp, các
bạn học viên lớp Lâm nghiệp 2007 đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá
trình thực hiện luận văn. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
giáo: PGS. TS. Nguyễn Văn Thêm đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn
thành cuốn luận văn này.
Tác giả xin gởi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Ban Quản Lý
Rừng Phòng Hộ Xuân Lộc Đồng Nai và cán bộ - công nhân viên đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu để tác giả có được thành
quả này.

iv


TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trồng keo lai (Acacia
Auriculiformis*Mangium) trồng từ 2 đến 8 tuổi tại Ban quản lý rừng phòng hộ
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” đã đƣợc tiến hành tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân
Lộc, tỉnh Đồng Nai từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2011.
Đề tài hƣớng vào những mục tiêu nghiên cứu sau đây:
Mô tả và xây dựng những mô hình phân bố đƣờng kính và chiều cao lâm
phần Keo lai từ 2 – 8 tuổi; Phân tích sự phân hóa và tỉa thƣa của rừng Keo lai tùy
theo tuổi.
Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho xây dựng chƣơng trình
chặt nuôi rừng, thống kê và dự đoán sản lƣợng rừng.
Để đạt đƣợc những mục tiêu nghiên cứu trên đây, tác giả đã sử dụng phƣơng
pháp điều tra lâm phần dựa trên những ô tiêu chuẩn tạm thời tƣơng ứng với tuổi. Ô
tiêu chuẩn tạm thời có diện tích 500 m2 và đã lập đƣợc 9 ô tiêu chuẩn. Trong các ô
tiêu chuẩn, đã tiến hành thống kê các đặc trƣng kết cấu lâm phần.
Đề tài đã thu đƣợc những kết quả dƣới đây:
(1) So với mật độ trồng rừng ban đầu (2.200 cây/ha hay 100%), tỷ lệ số cây
trung bình còn sống đến tuổi 2, 4 và 8 tƣơng ứng là 98,8%, 77,3% và 68,8%.
(2) Đƣờng kính thân cây của những lâm phần Keo lai trồng ở giai đoạn 2 - 8
tuổi có biến động rất mạnh từ 25,2% ở tuổi 2 đến 22,28% ở tuổi 4 và 27,36% ở
tuổi 8.
(3) Chiều cao thân cây của những lâm phần Keo lai trồng ở giai đoạn 2 – 8 tuổi
có biến động khá lớn từ 19,57% ở tuổi 2 đến 18,45% ở tuổi 4 và 23,59% ở tuổi 8.
(4) Nếu sử dụng phƣơng pháp chặt cây tầng dƣới hay thuộc cấp sinh trƣởng IV
và V theo phân cấp Zƣnkin, thì cƣờng độ tỉa thƣa ở tuổi 2, 4 và 8 năm tƣơng ứng là
24,9%, 27% và 28,6% tổng số cây trong lâm phần.

v


MỤC LỤC

CHƢƠNG

TRANG

LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ iv
TÓM TẮT ................................................................................................................... v
MỤC LỤC .................................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ......................................................................................... x
I. MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU........................................... 4
III. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 7
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 7
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 7
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 8
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................. 13
4.1. Đặc điểm của rừng trồng Keo lai từ 2 – 8 tuổi ....................................... 13
4.2. Cấu trúc của rừng trồng Keo lai ở Xuân Lộc ......................................... 14
4.2.1. Phân bố đƣờng kính thân cây ...................................................... 14
4.2.2. Phân bố chiều cao thân cây ......................................................... 32
4.3. Một số đề xuất ........................................................................................ 39
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 42
5.1. Kết Luận ................................................................................................. 42
5.2. Kiến nghị ................................................................................................ 43
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 44
VII. PHỤ LỤC .......................................................................................................... 45

vi



DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
X:

Giá trị trung bình

D1.3 (cm):

Đƣờng kính thân cây tại vị trí 1,3 m

D 1.3 (cm):

Đƣờng kính thân cây bình quân tại vị trí 1,3 m

Dmin (cm):

Đƣờng kính thân cây nhỏ nhất tại vị trí 1,3 m

Dmax (cm):

Đƣờng kính thân cây lớn nhất tại vị trí 1,3 m

H (m):

Chiều cao vút ngọn

H (m):

Chiều cao vút ngọn bình quân


Hmin (m):

Chiều cao vút ngọn nhỏ nhất

Hmax (m):

Chiều cao vút ngọn lớn nhất

N (cây/ha):

Số cây

G (m2/ha) :

Tiết diện ngang của lâm phần

V (m3) :

Thể tích thân cây

M (m3/ha) :

Trữ lƣợng gỗ của lâm phần

SX:

Sai tiêu chuẩn

Se:


Sai số chuẩn

S2:

Phƣơng sai

Sk:

Độ lệch

Ku:

Độ nhọn

CV (%):

Hệ số biến động

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1. Đặc trƣng thống kê lâm phần Keo lai trồng từ 2-8 tuổi ........................... 13
Bảng 4.2. Phân bố N – D1.3 thực nghiệm của lâm phần Keo lai 2 tuổi ..................... 14
Bảng 4.3. Đặc trƣng thống kê đƣờng kính thân cây của những lâm phần Keo lai 2
tuổi.................................................................................................................. 15

Bảng 4.4. Đồng hóa phân bố N – D1.3 của những lâm phần Keo lai 2 tuổi phù hợp
với những phân bố lí thuyết ........................................................................... 16
Bảng 4.5. Phân bố xác suất (fx) và xác suất tích lũy (Fx) số cây của những lâm
phần Keo lai 2 tuổi theo mô hình phân bố Lognormal .................................. 17
Bảng 4.6. Phân bố xác suất (fx) và xác suất tích lũy (Fx) số cây của những lâm
phần Keo lai 2 tuổi theo mô hình Gamma ..................................................... 18
Bảng 4.7. Phân phối số cây ở lâm phần Keo lai 2 tuổi theo cấp sinh trƣởng của
Zƣnkin ............................................................................................................ 19
Bảng 4.8. Phân bố N – D1.3 thực nghiệm của lâm phần Keo lai 4 tuổi ..................... 20
Bảng 4.9. Đặc trƣng thống kê đƣờng kính thân cây của những lâm phần Keo lai 4
tuổi.................................................................................................................. 20
Bảng 4.10. Đồng hóa phân bố N – D1.3 của những lâm phần Keo lai 4 tuổi phù hợp
với những phâ bố lí thuyết ............................................................................. 22
Bảng 4.11. Phân bố xác suất (fx) và xác suất tích lũy (Fx) số cây của những lâm
phần Keo lai 4 tuổi theo mô hình phân bố Weibull ....................................... 23
Bảng 4.12. Phân phối số cây ở lâm phần Keo lai 4 tuổi theo cấp sinh trƣởng của
Zƣnkin ............................................................................................................ 24
Bảng 4.13. Phân bố N – D1.3 thực nghiệm của lâm phần Keo lai 8 tuổi ................... 25
Bảng 4.14. Đặc trƣng thống kê đƣờng kính thân cây của những lâm phần Keo lai 8
tuổi.................................................................................................................. 25
Bảng 4.15. Đồng hóa phân bố N – D1.3 của những lâm phần Keo lai 8 tuổi
phù hợp với những phâ bố lí thuyết .......................................................................... 27
viii


Bảng 4.16. Phân bố xác suất (fx) và xác suất tích lũy (Fx) số cây của những lâm
phần Keo lai 8 tuổi theo mô hình phân bố Chuẩn.......................................... 28
Bảng 4.17. Phân bố xác suất (fx) và xác suất tích lũy (Fx) số cây của những lâm
phần Keo lai 8 tuổi theo mô hình phân bố Lognormal .................................. 29
Bảng 4.18. Phân bố xác suất (fx) và xác suất tích lũy (Fx) số cây của những lâm

phần Keo lai 8 tuổi theo mô hình phân bố Gamma ....................................... 30
Bảng 4.19. Phân bố xác suất (fx) và xác suất tích lũy (Fx) số cây của những lâm
phần Keo lai 8 tuổi theo mô hình phân bố Weibull ....................................... 30
Bảng 4.20. Phân phối số cây ở lâm phần Keo lai 8 tuổi theo cấp sinh trƣởng của
Zƣnkin ............................................................................................................ 31
Bảng 4.21. Đặc trƣng chiều cao thân cây của những lâm phần Keo lai 2 tuổi ........ 32
Bảng 4.22. Phân bố N – H của lâm phần Keo lai 2 tuổi ........................................... 33
Bảng 4.23. Đặc trƣng phân vị của phân bố N – H trong lâm phần Keo lai 2 tuổi ... 33
Bảng 4.24. Đặc trƣng chiều cao thân cây của những lâm phần Keo lai 4 tuổi ........ 35
Bảng 4.25. Phân bố N – H của lâm phần Keo lai 4 tuổi ........................................... 35
Bảng 4.26. Đặc trƣng phân vị của phân bố N – H trong lâm phần Keo lai 4 tuổi ... 36
Bảng 4.27. Đặc trƣng chiều cao thân cây của những lâm phần Keo lai 8 tuổi ........ 37
Bảng 4.28. Phân bố N – H của lâm phần Keo lai 8 tuổi ........................................... 38
Bảng 4.29. Đặc trƣng phân vị của phân bố N – H trong lâm phần Keo lai 8 tuổi ... 38

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1. Đồ thị mô tả phân bố N – D1.3 của lâm phần Keo lai 2 tuổi ..................... 15
Hình 4.2. Đồ thị làm phù hợp phân bố N – D1.3 của rừng Keo lai 2 tuổi với phân bố
Lognormal (a) và Gamma (b) ........................................................................ 17
Hình 4.3. Phân bố xác suất (fx) và xác suất tích lũy số cây (Fx) ở lâm phần Keo lai
2 tuổi theo phân bố Lognormal ...................................................................... 18
Hình 4.4. Phân bố xác suất (fx) và xác suất tích lũy số cây (Fx) ở lâm phần Keo lai
2 tuổi theo phân bố Gamma ........................................................................... 19

Hình 4.5. Tỷ lệ phần trăm số cây của Keo lai 2 tuổi theo 5 cấp sinh trƣởng Zƣnkin19
Hình 4.6. Đồ thị mô tả phân bố N – D1.3 của lâm phần Keo lai 4 tuổi ..................... 21
Hình 4.7. Đồ thị làm phù hợp phân bố N – D1.3 của rừng Keo lai 4 tuổivới phân bố
Weibull ........................................................................................................... 23
Hình 4.8. Phân bố xác suất (fx) và xác suất tích lũy số cây (Fx) ở lâm phần Keo lai 4
tuổi theo phân bố Weibull .............................................................................. 24
Hình 4.9. Tỷ lệ phần trăm số cây của Keo lai 4 tuổi theo 5 cấp sinh trƣởng Zƣnkin24
Hình 4.10. Đồ thị mô tả phân bố N – D1.3 của lâm phần Keo lai 8 tuổi ................... 26
Hình 4.11. Đồ thị làm phù hợp phân bố N – D1.3 của rừng Keo lai 8 tuổi với phân
bố Chuẩn (a); Lognormal (b); Gamma (c); Weibull (d) ................................ 28
Hình 4.12. Phân bố xác suất (fx) và xác suất tích lũy số cây (Fx) ở lâm phần Keo lai
8 tuổi theo phân bố Chuẩn ............................................................................. 29
Hình 4.13. Phân bố xác suất (fx) và xác suất tích lũy số cây (Fx) ở lâm phần Keo lai
8 tuổi theo phân bố Lognormal ...................................................................... 29
Hình 4.14. Phân bố xác suất (fx) và xác suất tích lũy số cây (Fx) ở lâm phần Keo lai
8 tuổi theo phân bố Gamma ........................................................................... 30
Hình 4.15. Phân bố xác suất (fx) và xác suất tích lũy số cây (Fx) ở lâm phần Keo lai
8 tuổi theo phân bố Weibull ........................................................................... 31
Hình 4.16. Tỷ lệ phần trăm số cây của Keo lai 8 tuổi theo 5 cấp sinh trƣởng Zƣnkin31
x


Hình 4.17. Phân bố N - H ở lâm phần Keo lai 2 tuổi .............................................. 33
Hình 4.18. Phân vị chiều cao của rừng Keo lai 2 tuổi .............................................. 34
Hình 4.19. Phân bố N - H ở lâm phần Keo lai 4 tuổi .............................................. 36
Hình 4.20. Phân vị chiều cao của rừng Keo lai 2 tuổi .............................................. 36
Hình 4.21. Phân bố N - H ở lâm phần Keo lai 8 tuổi .............................................. 38
Hình 4.22. Phân vị chiều cao của rừng Keo lai 8 tuổi .............................................. 39

xi



Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng là nguồn tài nguyên rất quan trọng trong đời sống nhân loại. Rừng
cung cấp gỗ, lâm sản, điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn đất - nƣớc, ngăn chặn xói
mòn đất, chống lại sự sa mạc hóa, … Tuy nhiên, do sự gia tăng nhu cầu sử dụng gỗ
rừng, đất cho thổ cƣ, giao thông, …đang làm cho diện tích và chất lƣợng rừng của
nƣớc ta ngày một giảm mạnh.
Mục tiêu của ngành Lâm nghiệp Việt Nam là nâng cao số lƣợng và chất
lƣợng rừng bằng cách phục hồi rừng tự nhiên, bảo vệ diện tích rừng hiện có và
trồng mới rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc. Để việc trồng rừng thành công, cần
phải có những nghiên cứu chi tiết về các quy luật, đặc điểm lâm học của cây rừng.
Trong đó, nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc rừng cũng vô cùng quan trọng.
Keo lai (Acacia mangium*auriculiformis) là loài cây lai tự nhiên giữa Keo
tai tƣợng (Acacia mangium) và Keo la tràm (Acacia auriculiformis) có sức sinh
trƣởng vƣợt trội rất cao so với hai loài bố mẹ và có đặc tính hình thái trung gian của
bố và mẹ. (Lê Đình Khả và các cộng tác viên, 1993). Nhƣ vậy có thể nói keo lai
thuộc bộ đậu, họ phụ trinh nữ (Leguminosae), là cây gỗ nhỏ, mọc nhanh, có chu kỳ
kinh doanh ngắn có thể đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu giấy, ván nhân tạo, trụ
mỏ…Ngoài ý nghĩa về cung cấp gỗ, củi, do có nấm cộng sinh cố định đạm ở bộ rễ
và bộ tán dày, Keo lai còn có tác dụng cải tạo đất môi trƣờng sinh thái.
Keo lai đã đƣợc tuyển chọn trồn ở Ba Vì và trồng nhiều ở Đông Nam Bộ,
Keo lai sinh trƣởng tốt trên đất bồi tụ, tầng đất dày, có thể trồng trên đất xói mòn,
tần đất mỏng, nghèo dinh dƣỡng nhƣng sinh trƣởng kém.
Ở Đông Nam Bộ, Keo lai chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng diện tích rừng trồng
từ những năm 1995 trở lại đây và là một trong những loài đƣợc ƣu tiên trồng rừng
sản xuất, rừng phòng hộ trong chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng.
1



Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, rừng Keo lai cần phải đƣợc trồng và nuôi dƣỡng
theo một chƣơng trình lâm sinh khoa học. Nhƣng muốn xây dựng đƣợc một chƣơng
trình lâm sinh khoa học để hƣớng dẫn chặt nuôi dƣỡng rừng Keo lai, rõ ràng cần
phải có những hiểu biết tốt về đặc điểm lâm học của rừng Keo lai. Nhận thấy rằng,
một trong những cơ sở khoa học của chặt nuôi dƣỡng rừng là căn cứ vào đặc điểm
cấu trúc của lâm phần cây rừng ở những giai đoạn tuổi khác nhau.
Từ trƣớc đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về rừng Keo lai ở Việt
Nam, song chỉ nghiên cứu về sinh trƣởng và năng suất của rừng Keo lai tùy thuộc
vào tuổi và loại đất. Trong lĩnh vực điều tra chƣa thấy nhiều nghiên cứu về rừng
Keo lai. Chính vì thế, tác giả nhận thấy rằng cần có nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc
rừng Keo lai trồng ở những giai đoạn tuổi khác nhau. Xuất phát từ đó, đề tài
“Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng trồng Keo lai (Acacia
auriculiformis*mangium) trồng từ 2 đến 8 tuổi tại ban quản lý rừng phòng hộ
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” đã đƣợc đặt ra.
1.2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của đề tài là xây dựng cơ sở dữ liệu về cấu trúc của rừng Keo lai
trồng ở những giai đoạn tuổi khác nhau để làm căn cứ xây dựng chƣơng trình chặt
nuôi dƣỡng rừng.
Để đạt đƣợc mục đích trên đây, đề tài xác định mục tiêu nghiên cứu sau đây:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là mô tả và xây dựng những mô hình phân bố đƣờng
kính và chiều cao để làm cơ sở đề xuất kĩ thuật chặt nuôi dƣỡng rừng trồng keo lai ở
Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc – Đồng Nai.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là những đặc điểm cấu trúc đƣờng kính và chiều cao
thân cây của rừng Keo lai thuộc giai đoạn 8 tuổi tại khu vực Xuân Lộc – Đồng Nai.
Cấu trúc đƣờng kính và chiều cao thân cây chỉ đƣợc giới hạn ở những vấn đề có liên
quan đến phân bố đƣờng kính và chiều cao quần thụ Keo lai giai đoạn 8 tuổi. Từ
những kết quả nghiên cứu, đề xuất những mô hình dự đoán phân bố đƣờng kính và


2


chiều cao thân cây của rừng keo lai giai đoạn 8 tuổi ở khu vực ban quản lý rừng
phòng hộ Xuân Lộc – Đồng Nai.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu có những ý nghĩa sau:
(1) Về lý luận, đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu để phân tích phân bố đƣờng kính và
chiều cao của những quần thụ Keo trong giai đoạn 8 tuổi ở khu vực ban quản lý
rừng phòng hộ Xuân Lộc – Đồng Nai.
(2) Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ khoa học cho
việc xây dựng những chỉ tiêu kĩ thuật của chặt nuôi dƣỡng rừng.

3


Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Vị trí địa lý
Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) nằm ở ấp Xuân Tâm,
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, chịu trách nhiệm quản lý trên 7.200 ha rừng đầu
nguồn sông La Ngà, chiếm 2/3 diện tích rừng trong toàn huyện.
Phía bắc giáp xã Lạng Minh (huyện Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai)
Phía nam giáp xã Sông Ray (huyện Cẩm Mỹ thuộc tỉnh Đồng Nai)
Phía tây giáp xã Xuân Tây (huyện Cẩm Mỹ thuộc tỉnh Đồng Nai)
Phía đông giáp xã Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai)
2.2. Địa hình địa thế
Địa hình khu vực thoải và thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ giữa ra hai bên
Đông và Tây. Địa hình đơn giản, tƣơng đối đồng nhất và ít bị chia cắt phức tạp.

Các lô tại tiểu khu 150A phân trƣờng Trản Táo; 153 phân trƣờng Lán Cát có
dạng địa hình đồi dốc biến động từ 8-250.
Các lô còn lại có địa hình bằng thoải, độ dốc biến động từ 3- 80
2.3. Khí hậu thủy văn
a. Khí hậu
Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo của miền Đông
Nam Bộ, có hai mùa mang tính biến động cao và chịu ảnh hƣởng của khí hậu khô
nóng của vùng Nam trung bộ. Hàng năm phân mùa rõ rệt :
Mùa mƣa: Thƣờng bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10.
Mùa khô: Thƣờng bắt đầu từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 4 năm sau.
Giữa mùa mƣa, ở cuối tháng 7 đầu tháng 8 thƣờng có tiểu hạn kéo dài
khoảng 10-15 ngày.
Mùa khô gay gắt, kéo dài, nhiệt độ cao, độ ẩm không khí thấp, lƣợng mƣa ít, bức xạ
nhiệt lớn và bốc thoát hơi nƣớc mạnh nên hạn chế đến sinh trƣởng cây trồng rất lớn.

4


Mùa mƣa đến muộn và kết thúc sớm, lƣợng mƣa hàng năm thấp nhất trong
vùng miền Đông Nam bộ.
- Nhiệt độ bình quân/năm

:

26,80C

Cao nhất vào tháng 4

:


29,20C

Thấp nhất vào tháng 1

:

23,60C

- Lƣợng mƣa bình quân/năm

:

1900mm/năm

Cao nhất vào tháng 9

:

374mm

Thấp nhất vào tháng 1

:

10mm

Số ngày mƣa bình quân/năm

:


139 ngày

- Lƣợng bốc hơi bình quân/năm

:

47,16mm

Lƣợng bốc hơi bình quân/tháng

:

3,93mm

Cao nhất vào tháng 3

:

5mm/ngày

- Độ ẩm không khí bình quân/năm

:

80,25%

Bình quân tháng muà mƣa

:


83,57%

Bình quân tháng muà khô

:

75,60%

:

2.400 giờ

:

6 giờ 30

- Tổng số giờ nắng/năm
Bình quân số giờ nắng/ngày
- Chế độ gió : Có hai hƣớng gió chính

Gió Tây Nam hoạt động thịnh hành vào mùa mƣa, từ tháng 5 – 10
Gió Đông Bắc hoạt động thịnh hành vào mùa khô, từ tháng 11-4
Đặc điểm khí hậu chi phối mạnh mẽ đến sinh trƣởng của cây cối và sản xuất
nông lâm nghiệp trong vùng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao đều quanh
năm với tổng tích ôn rất cao là điều kiện đảm bảo nhiệt lƣợng cao cho cây trồng
phát triển. Mùa mƣa cây cối phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính, ngƣợc lại
mùa khô kéo dài, đất đai khô cằn, cây cối phát triển rất kém.
b. Thủy văn
Địa phận BQL rừng thuộc khu vực đầu nguồn của sông La Ngà chảy ra hồ Trị
An, sông Gia Ui chảy qua hệ thống sông Dinh thuộc Bình Thuận đổ ra biển; lƣu


5


vực thƣợng nguồn của hồ Gia Ui và hồ Núi Le là 2 hồ lớn quan trọng của huyện
Xuân Lộc.
BQL không có sông. Hệ thống suối thuộc BQL rừng thƣờng ngắn, lòng suối
hẹp, chế độ thuỷ văn phân hóa theo mùa. Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau:
các dòng suối rất cạn, những tháng kiệt thƣờng không còn dòng chảy, không có khả
năng cung cấp nƣớc tƣới cho sản xuất và phòng chống cháy. Mùa mƣa bắt đầu từ
tháng 5 kết thúc vào tháng 11: các suối lớn đều có dòng chảy. Do vùng thƣợng
nguồn độ che phủ kém, lòng suối hẹp, quanh co, nhiều vật cản nên khi có mƣa lớn,
tập trung và kéo dài ở thƣợng nguồn thƣờng xảy ra lũ quét cục bộ nhƣng mức thiệt
hại không lớn. Khả năng cung cấp nƣớc cho cây trồng và sản xuất vào mùa khô rất
khó khăn.
2.4. Thổ nhƣỡng
Đối chiếu bản đồ thổ nhƣỡng Huyện Xuân Lộc, đất đai trong các lô điều tra có
5 nhóm chính:
+ Nhóm đất đỏ vàng – FR
+ Nhóm đất nâu thẩm – LV
+ Nhóm đất xám nâu – LX
+ Nhóm đất xám vàng – AC
+ Nhóm đất tầng mỏng – LP
Nhìn chung, khu điều tra thuộc nhóm đất nâu thành phần cơ giới nhẹ, có một ít
diện tích cục bộ thuộc nhóm đất nâu Gley, cơ giới nhẹ: Đất có độ dày tầng mặt 4070cm; thành phần cơ giới nhẹ, trong tầng đất mặt có 5 – 6 % cấp hạt sét, 80 - 85 %
cấp hạt cát. Ở các tầng tích tụ sét, lƣợng sét đạt 30 – 40 % đồng thời cấp hạt cát chỉ
còn 40 – 50 %.
Độ chua trong đất đạt mức trung tính, khoảng 6,8 – 7,2. Mùn và đạm tổng số
ở mức trung bình đến nghèo. Lân tổng số rất nghèo, lân dễ tiêu rất thấp, chỉ đạt 2 –
3 mg/100gram đất. (Nguồn : Điều tra đánh giá tài nguyên đất đai tỉnh Đồng Nai

theo phương pháp FAO/UNESCO, NXB Nông nghiệp thành phố HCM – 1997 ).

6


Chƣơng 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Keo lai (Acacia Auriculiformis*Acacia Mangium) giâm hom là sự kết hợp
giữa hai loài: Keo lá tràm (Acacia Auriculiformis) và Keo tai tƣợng (Acacia
Mangium) đƣợc tuyển chọn từ những cây đầu dòng có năng suất cao. Các nghiên
cứu về keo lai đã khẳng định đƣợc ƣu thế lai nên cây Keo lai luôn tỏ ra sự vƣợt trội
các thế hệ bố mẹ về tăng trƣởng, về dạng thân cây và tính chất lý hóa tính của gỗ.
Với những lợi thế trên ở thế hệ F1, cây Keo lai đang dần dần thay thế hai loài Keo
tai tƣợng và Keo lá tràm. Cây Keo lai đƣợc trồng phổ biến trong cả nƣớc đặc biệt
đƣợc trồng ở vùng Đông Nam Bộ.
Keo lai thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, lƣợng mƣa từ 1500mm –
2500mm/năm. Độ chua ph từ 3 – 7, cây cao từ 25 – 30 m, đƣờng kính có thể đạt đến
60 – 80 cm.
Keo lai là loài cây mọc nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn, sinh trƣởng nhanh có
khả năng tái sinh hạt và tái sinh chồi tốt, đặc biệt là khả năng cải taọ đất, chống xói
mòn, chống cháy rừng, dùng làm nguyên liệu giấy, ván nhân tạo…
Đối tƣợng nghiên cứu là những lâm phần Keo lai thuần loài gồm các tuổi 2, 4
và 8 tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu bao gồm những vấn đề sau đây:
(1) Đặc điểm chung của rừng trồng Keo lai trồng từ 2 – 8 tuổi
(2) Cấu trúc của rừng Keo lai trồng từ 2 – 8 tuổi:
 Phân bố đƣờng kính thân cây (N – D1.3)

 Phân bố chiều cao thân cây(H – D1.3)
(3) Phân hóa và tỉa thƣa tự nhiên của rừng trồng keo lai
7


(4) Một số đề xuất
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Cơ sở phƣơng pháp luận
Cơ sở khoa học của phƣơng pháp luận là dựa trên những quan niệm cho rằng,
rừng Keo lai trồng là một hệ sinh thái nhân tạo; trong đó kết cấu và cấu trúc quần
thụ đƣợc ấn định không chỉ bởi những yếu tố môi trƣờng (khí hậu, địa hình – đất,
sinh vật, con ngƣời), mà còn cả tuổi quần thụ. Vì thế, kết cấu và cấu trúc quần thụ
Keo lai phải đƣợc xem xét trong quan hệ với tuổi quần thụ.
3.3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu
3.3.2.1. Những chỉ tiêu nghiên cứu
Những chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm mật độ lâm phần hay quần thụ (N,
cây/ha), đƣờng kính thân cây ngang ngực (D1.3, cm) và chiều cao toàn thân cây (H,
m).
3.3.2.2. Thu thập dữ liệu về những đặc trƣng của quần thụ Keo lai
(a) Phân chia đối tượng nghiên cứu. Đối tƣợng thu thập dữ liệu là những lâm
phần Keo lai ở vào thời kỳ nuôi dƣỡng từ 2 – 8 tuổi. Để thuận tiện cho việc thu thập
dữ liệu, trƣớc hết các lâm phần Keo lai đƣợc nhận biết và phân chia ranh giới theo
tuổi rừng dựa trên lý lịch rừng và điều tra thực địa. Kế đến, chọn những lâm phần
Keo lai thuộc giai đoạn tỉa thƣa ở tuổi 2, 4 và 8 tuổi để thu thập dữ liệu về kết cấu
và cấu trúc quần thụ.
(b) Số lượng và kích thước ô tiêu chuẩn. Số lƣợng ô tiêu chuẩn phân bố vào
những lâm phần Keo lai ở tuổi 2, 4 và 8 năm là 9 ô tiêu chuẩn; trong đó mỗi tuổi
rừng là 3 ô tiêu chuẩn. Những đặc trƣng lâm học của mỗi lâm phần đƣợc nghiên
cứu trên ô tiêu chuẩn với kích thƣớc 1.500m2 (30*50 m). Những ô tiêu chuẩn
1.500m2 cũng đƣợc sử dụng để đo đạc và tính toán những biến động trung bình về

mật độ, đƣờng kính và chiều cao thân cây, tiết diện ngang và trữ lƣợng lâm phần
tùy theo tuổi, sử dụng để nghiên cứu chi tiết những đặc trƣng về kết cấu và cấu trúc
đƣờng kính và chiều cao lâm phần. Do đó, nội dung đo đếm trong những ô tiêu
chuẩn 1.500m2 bao gồm N (cây), D1.3 và H (m) của từng cây.
8


(c) Thu thập số liệu về cấu trúc lâm phần. Chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm
những đặc trƣng thống kê về mật độ, đƣờng kính, chiều cao, tiết diện ngang và trữ
lƣợng lâm phần. Cấu trúc lâm phần chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu phân bố đƣờng
kính thân cây (N – D1.3) và phân bố chiều cao thân cây (N – H) của ngững lâm phần
ở tuổi 2, 4 và 8 năm. Để phân tích cấu trúc lâm phần, trƣớc hết xác định chính xác
vị trí, ranh giới và diện tích rừng Keo lai ở từng cỡ tuổi. Kế đến, chọn lựa nững
quần thụ điển hình để lập những ô tiêu chuẩn với kích thƣớc 1.500m2. Quần thụ
điển hình thỏa mãn những tiêu chuẩn nhƣ phân bố trong cùng cấp tuổi và loại đất,
sinh trƣởng và phát triển bình thƣờng, …Sau đó, trên từng ô tiêu chuẩn đã thực hiện
đo đạc mật độ lâm phần (N, cây), D1.3 (cm) và H (m) của từng cây. Chỉ tiêu D1.3
(cm) của tất cả những cây trong ô tiêu chuẩn đƣợc đo đạc bằng thƣớc dây với độ
chính xác 0,1 cm. Chỉ tiêu H (m) đƣợc đo đạc bằng cây sào với độ chính xác 0,1 m.
Tất cả những chỉ tiêu đo đếm trong ô tiêu chuẩn đƣợc tập hợp thành bảng biểu lập
sẵn.
3.3.2.3. Thu nhập số liệu về khí hậu – thủy văn
Số liệu về khí hậu – thủy văn đƣợc thu thập từ đài khí tƣợng thủy văn và cơ
quan lâm nghiệp ở Xuân Lộc. Chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm các giá trị trung bình về
nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ ẩm không khí và gió của các tháng trong năm từ 2005 –
2010.
3.3.2.4. Thu thập số liệu về hoạt động lâm sinh
Những số liệu về hoạt động lâm sinh đƣợc thu thập bao gồm diện tích rừng,
phƣơng thức trồng và những biện pháp xử lý rừng sau khi trồng rừng.
3.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

3.3.3.1. Tính những đặc trƣng thống kê mô tả lâm phần
Để thu thập những thống kê mô tả đặc trƣng chung của rừng Keo lai, trƣớc
hết đã tập hợp số liệu trên các ô tiêu chuẩn; sau đó tính toán những đặc trƣng thống
kê về mật độ (N, cây), đƣờng kính (D1.3, cm), chiều cao thân cây (H, m), tiết diện
ngang (g, m2) và thể tích thân cây cá thể (V, m3) đại diện cho những lâm phần ở các
tuổi khác nhau. Kế đến, những thống kê mô tả về N (cây), D1.3(cm), H (m), g (m2)
9


và V (m3) trong ô tiêu chuẩn đã đƣợc quy đổi ra đơn vị 1 ha rừng. Ở đây thể tích
thân cây cá thể đƣợc tính gần đúng theo công thức V = g*H*f với f = 0,5. Những
thống kê mô tả đƣợc tính toán bao gồm giá trị trung bình (Xbq), phƣơng sai (S2), sai
tiêu chuẩn (Sx) và hệ số biến động (V%).
3.3.3.2. Tính những đặc trƣng cấu trúc lâm phần
Nội dung này chỉ giới hạn ở việc xem xét những đặc trƣng phân bố đƣờng
kính thân cây (N – D1.3) và phân bố chiều cao thân cây (N – H) của những lâm phần
Keo lai ở tuổi 2, 4 và 8 năm. Trình tự tính toán những đặc tƣng phân bố nhƣ sau:
+ Trƣớc hết, tập hợp số liệu D1.3 (cm) và H (m) của những cây trong các ô
tiêu chuẩn 1.5002 đại diện cho những lâm phần Keo lai ở tuổi 2, 4 và 8 năm.
+ Kế đến, tính những đặc trƣng thống kê mô tả phân bố N – D1.3 và N- H.
Những thống kê mô tả cần tính toán bao gồm giá trị trung bình (Xbq) và khoảng tin
cây 95%, mốt (M0), trung vị (Me), phƣơng sai (S2), sai tiêu chuẩn (Sx), sai số chuẩn
(Se), giá trị lớn nhất (Max) và nhỏ nhất (Min), độ lệch (Sk), độ nhọn (Ku), hệ số biến
động (V%), và các phân vị (Percentiles).
+ Tiếp đến, những phân bố thực nghiệm (N – D1.3, N – H) đƣợc làm phù hợp
với những phân bố lý thuyết. Những dạng phân bố lý thuyết đƣợc chọn lựa trên cơ
sở biểu đồ phân bố thực nghiệm và lý thuyết về các kiểu phân bố N – D1.3 và N – H
của rừng thuần loài đồng tuổi. Theo đó, số liệu thực nghiệm đã đƣợc làm phù hợp
với 4 dạng phân bố lý thuyết thƣờng gặp – đó là:
+ Hàm mật độ xác suất của phân bố chuẩn:


Trong công thức 3.1,



tƣơng ứng là kỳ vọng toán và độ lệch bình

phƣơng trung bình (căn bậc hai của phƣơng sai) của biến x (x = D1.3 hoặc H).
+ Hàm mật độ xác suất của phân bố Lognormal:

10


Trong công thức 3.2,

tƣơng ứng là kỳ vọng toán và độ lệch bình



phƣơng trung bình của biến Y (Y= D1.3 hoặc H), nghĩa là



.

+ Hàm mật độ xác suất của phân bố Weibull:

Trong công thức 3.3,
đƣờng cong, còn


là tham số đặc trƣng cho hình dạng hay độ lệch của

là tham số tỷ lệ hay độ nhọn của đƣờng cong.

+ Hàm mật độ xác suất của phân bố Gamma:

trong công thức 3.4, tham số
đƣờng cong hàm mật độ, còn

đặc trƣng cho hình dạng hay độ lệch của

là tham số phản ánh mức độ “co, duỗi” của đƣờng

cong hàm mật độ.
Sự phù hợp của số liệu thực nghiệm với những phân bố lý thuyết đƣợc kiểm
định theo thống kê Chi-square (

. Khi làm phù hợp số liệu thực nghiệm với các

phân bố lý thuyết, thì cự ly mỗi cấp D1.3 (cm) ở những quần thụ 2 tuổi và 4 tuổi là
1,0 cm, còn quần thụ 8 tuổi là 2,0 cm. Chiều cao thân cây (H, m) ở tuổi 2 đƣợc phân
chia với mỗi cấp là 1 m, còn tuổi 4 và 8 năm là 2 m. Số cấp đƣờng kính và chiều
cao năm trong giới hạn từ 6 – 11 cấp.
Tiếp theo, từ những phân bố phù hợp chọn ra một dạng phân bố phù hợp
nhất với số liệu thực nghiệm dựa theo tiêu chuẩn “Tổng sai lệch bình phƣơng nhỏ
nhất”, nghĩa là Min Σ(Flt-Ftn)2 , với Ftn và Flt tƣơng ứng là trị số thực nghiệm và trị
số lý thuyết. Phân bố phù hợp nhất với số liệu thực nghiệm đƣợc sử dụng để tính tần
suất (Px), tần suất dồn hay tích lũy (Fx), tần số lý tuyết (Flt), tần số dồn hay tích lũy
(Ftl), tỷ lệ dồn (%), tần số cây phân bố trong các cấp D1.3, H...
+ Cuối cùng, tập hợp kết quả thành bảng và biểu đồ để phân tích và so sánh

sự khác biệt giữa các đặc trƣng phân bố tùy theo tuổi.

11


Tất cả những cách thức xử lý số liệu ở mục 3.3.3 đƣợc thực hiện theo chỉ dẫn
của các tài liệu số [1], [2], [6]. Công cụ tính toán là phần mềm Excel, Statgraphics
Plus Version 3.0&5.1 và SPSS2 10.0

12


×