Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

ỨNG DỤNG HÀM TÁCH BIỆT ĐỂ PHÂN CẤP SINH TRƢỞNG CÂY RỪNG KEO LAI (Acacia Auriculiformis Mangium) Ở BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ XUÂN LỘC – HUYỆN XUÂN LỘC TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.31 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
=-=-=-=-=-=-=

TRẦN ĐÌNH TÚ

ỨNG DỤNG HÀM TÁCH BIỆT ĐỂ
PHÂN CẤP SINH TRƢỞNG CÂY RỪNG KEO LAI
(Acacia Auriculiformis* Mangium) Ở BAN QUẢN LÝ
RỪNG PHÒNG HỘ XUÂN LỘC – HUYỆN XUÂN LỘC
TỈNH ĐỒNG NAI

TP. HỒ CHÍ MINH, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

ỨNG DỤNG HÀM TÁCH BIỆT ĐỂ
PHÂN CẤP SINH TRƢỞNG CÂY RỪNG KEO LAI
(Acacia Auriculiformis* Mangium) Ở BAN QUẢN LÝ
RỪNG PHÒNG HỘ XUÂN LỘC – HUYỆN XUÂN LỘC
TỈNH ĐỒNG NAI

GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN THÊM
SVTH: TRẦN ĐÌNH TÚ
MSSV: 07114061

TP. HỒ CHÍ MINH, 2011


i


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1


…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
………………………………………………………………

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2

…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………

…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
...………………………………………………………………
iv


LỜI CẢM ƠN

L

uận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo kỹ sư lâm nghiệp,
khóa 2007 – 2011 của trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Em xin chân thành cảm ơn:

- Các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, các thầy cô giáo Trường Đại học

Nông Lâm đã tận tâm truyền đạt kiến thức cho chúng em trong thời gian học tập tại
trường.
- Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc; Các phân trường Lán Cát, Gia Huynh đã
tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực hiện luận văn cuối
khóa vừa qua.
- PGS. TS. Nguyễn Văn Thêm, trưởng bộ môn lâm sinh, khoa Lâm nghiệp,
trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, đã chân tình chỉ dẫn em hoàn thành luận
văn này.
- Bố mẹ, anh chị và tập thể lớp DH07LN đã giúp đỡ và cổ vũ nhiệt tình để em
hoàn thành tốt bài luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 5 năm 2011
Sinh viên : Trần Đình Tú

v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................v
MỤC LỤC .....................................................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...........................................................................................ix
Chƣơng 1.MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ............................................................................................... 2
1.3. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ..................................................................................................2
Chƣơng 2.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU.............................. 3
Chƣơng 3.ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG & PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........7
3.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................7

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................................7
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................8
Chƣơng 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................11
4.1. ĐẶC TRƢNG LÂM PHẦN KEO LAI TỪ 2 – 8 TUỔI ....................................11
4.2. PHÂN CẤP SINH TRƢỞNG CÂY RỪNG KEO LAI .....................................19
4.3. HƢỚNG DẤN SỬ DỤNG CÁC HÀM PHÂN CẤP SINH TRƢỞNG CÂY
RỪNG KEO LAI .........................................................................................................24
Chƣơng 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................30
5.1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................30
5.2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 32
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 33

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TÊN ĐẦY ĐỦ

CHỮ VIẾT TẮT
D1,3, cm

Đường kính thân cây ngang ngực

Dbq, cm

Đường kính thân cây ngang ngực bình quân

Kd
Hvn, m


Hệ số đường kính
Chiều cao thân cây vút ngọn

N, cây/ha

Mật độ rừng

M, m3/ha

Trữ lượng rừng

G, m2

Tiết diện ngang thân cây

V, m3

Thể tích thân cây

Me

Median

Mo

Mốt

Dmin


Đường kính ngang ngực nhỏ nhất

Dmax

Đường kính ngang ngực lớn nhất

Sk

Độ lệch

Ku

Độ nhọn

V%

Hệ số biến động

S2x

Phương sai

Sx

Sai tiêu chuẩn

S

Sai số chuẩn của số trung bình


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Đặc trưng lâm phần keo lai 2 – 8 tuổi .......................................................12
Bảng 4.2. Đặc trưng phân bố N –D của những lâm phần keo lai từ 4 – 8 tuổi ..........12
Bảng 4.3. Đặc trưng phân bố N – D của rừng keo lai từ 4 - 8 tuổi ............................ 13
Bảng 4.4. Phân bố N – D của lâm phần keo lai 4 tuổi ...............................................13
Bảng 4.5. Phân bố N – D của lâm phần keo lai 8 tuổi ...............................................14
Bảng 4.6. Kiểm định phân bố N – D của lâm phần keo lai 4 tuổi theo .....................15
Bảng 4.7. Kiểm định phân bố N – D của lâm phần keo lai 8 tuổi ............................. 16
Bảng 4.8. Phân bố N – H của những lâm phần keo lai ở tuổi 4 – 8 ........................... 17
Bảng 4.9. Phân bố N – H của lâm phần keo lai 4 tuổi ...............................................18
Bảng 4.10. Phân bố N – H của lâm phần keo lai 8 tuổi .............................................18
Bảng 4.11. Kiểm định ngang trung bình nhóm .......................................................... 20
Bảng 4.12. Các hệ số của hàm phân loại hợp quy chuẩn hóa ....................................20
Bảng 4.14. Các hàm ở trung tâm nhóm .....................................................................20
Bảng 4.15. Kết quả phân cấp sinh trưởng theo 2 biến dự đoán .................................21
Bảng 4.16. Các hệ số của các hàm phân loại tuyến tính Fissher ............................... 22
Bảng 4.17. Các đặc trưng của lâm phần keo lai 4 tuổi ..............................................25
Bảng 4.18. Các đặc trưng của lâm phần keo lai 8 tuổi ..............................................26
Bảng 4.19. Các đặc trưng của lâm phần keo lai 4 tuổi ..............................................27
Bảng 4.20. Các đặc trưng của lâm phần keo lai 8 tuổi ..............................................28

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1. Phân bố N – D của rừng keo lai tuổi 4 .......................................................... 14

Hình 4.2. Phân bố N – D của rừng keo lai tuổi 8 .......................................................... 15
Hình 4.3. Phân bố N – D lâm phần tuổi 4 .....................................................................16
Hình 4.4. Phân bố N – D lâm phần tuổi 8 .....................................................................16
Hình 4.5. Phân bố N – H của rừng keo lai 4 tuổi .......................................................... 19
Hình 4.6. Phân bố N – H của rừng keo lai 8 tuổi .......................................................... 19
Hình 4.7.Đồ thị mô tả các hàm phân lọai hợp quy ........................................................21

ix


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây do nhu cầu xã hội cùng với sự gia tăng dân số nên
nhu cầu tiêu dùng về gỗ ngày càng tăng. Gỗ trong xây dựng, làm nguyên liệu đang
phải nhập khẩu từ nước ngoài với số lượng lớn. Khi mà rừng tự nhiên ngày càng
cạn kiệt thì rừng trồng chiếm vị trí hết sức quan trọng. Công tác trồng rừng ngày
càng được chú trọng về cả ý nghĩa kinh tế lẫn phòng hộ.
Để đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất trống,thực hiện mục tiêu bố trí cân đối giữa
trồng, bảo vệ và sử dụng có hiệu nguồn tài nguyên rừng, phát triển mạnh mẽ và
rộng khắp phong trào trồng cây gây rừng, bao gồm cây lấy gỗ, cây làm nguyên liệu
giấy …; nghành lâm nghiệp đã và đang nhiều biện pháp để đẩy nhanh diện tích
trồng cây gây rừng với nhiều loài cây trồng khác nhau.
Trong số các loài cây sinh trưởng nhanh đang được gây trồng hiện nay thì
keo lai (là giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng ( Acacia mangium) và keo lá tràm
(Acacia auriculiformis)) với hình dạng thân cây, tính chất lý hóa tính của gỗ đồng
thời có khả năng thích ứng tốt hơn so với bố mẹ, được gây trồng với diện tích lớn.
Để đánh giá đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật của cây rừng thì cấp sinh trưởng
cây rừng là một trong những chỉ tiêu quan trọng được nhà lâm học sử dụng. Từ
những biến số định lượng (D, H), chúng ta có thể xây dựng những mô hình toán

học để phân cấp sinh trưởng cây rừng nhằm phản ánh khuynh hướng biến đổi
đường kính, chiều cao thân cây, thể tích và những chỉ tiêu khác.

1


Xuất phát từ đó, được sự phân công của Khoa Lâm nghiệp trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn
Thêm thì đề tài “ Ứng dụng hàm tách biệt để phân cấp sinh trưởng cây rừng keo lai
(Acasia Auriculiformis* Mangium) thuần loài từ 4 – 8 tuổi tại Ban quản lý rừng
phòng hộ Xuân Lộc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” đã được đặt ra.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
“ Xây dựng được các hàm tuyến tính Fisher dựa trên những biến số định
lượng dễ đo đạc” để dùng vào mục đích phân loại và dự đoán động thái biến đổi
của các cấp sinh trưởng cây rừng keo lai từ 4 – 8 tuổi ở khu vực Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai.
1.3. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Về lý luận, đề tài góp phần tìm kiếm phương pháp phân cấp sinh trưởng cây
rừng khách quan hơn cho rừng đồng tuổi.
Về thực tiễn, kết quả của đề tài giúp cho các điều tra viên giảm bớt các sai sót
trong phân loại cấp sinh trưởng cây rừng dựa trên những biến định tính.

2


Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) nằm ở ấp Xuân Tâm,
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, chịu trách nhiệm quản lý trên 7.200 ha rừng đầu

nguồn sông La Ngà, chiếm 2/3 diện tích rừng trong toàn huyện.
Giáp ranh phía Bắc Phía bắc giáp xã Lạng Minh (huyện Xuân Lộc thuộc tỉnh
Đồng Nai)
Giáp ranh phía Nam Phía nam giáp xã Sông Ray (huyện Cẩm Mỹ thuộc tỉnh
Đồng Nai)
Giáp ranh phía Tây Phía tây giáp xã Xuân Tây (huyện Cẩm Mỹ thuộc tỉnh
Đồng Nai)
Giáp ranh phía Đông Phía đông giáp xã Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc thuộc
tỉnh Đồng Nai)
2.2. ĐỊA HÌNH, ĐỊA THẾ
Địa hình khu vực thoải và thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ giữa ra hai bên
Đông và Tây. Địa hình đơn giản, tương đối đồng nhất và ít bị chia cắt phức tạp.
Các lô tại tiểu khu 150A phân trường Trản Táo; 153 phân trường Lán Cát có
dạng địa hình đồi dốc biến động từ 8-250.
Các lô còn lại có địa hình bằng thoải, độ dốc biến động từ 3- 80

3


2.3. KHÍ HẬU THỦY VĂN
a. Khí hậu
Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo của miền Đông
Nam Bộ, có hai mùa mang tính biến động cao và chịu ảnh hưởng của khí hậu khô
nóng của vùng Nam trung bộ. Hàng năm phân mùa rõ rệt :
Mùa mưa : Thường bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10.
Mùa khô : Thường bắt đầu từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 4 năm sau.
Giữa mùa mưa, ở cuối tháng 7 đầu tháng 8 thường có tiểu hạn kéo dài khoảng
10-15 ngày.
Mùa khô gay gắt, kéo dài, nhiệt độ cao, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa ít,
bức xạ nhiệt lớn và bốc thoát hơi nước mạnh nên hạn chế đến sinh trưởng cây trồng

rất lớn.
Mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm, lượng mưa hàng năm thấp nhất trong
vùng miền Đông Nam bộ.
- Nhiệt độ bình quân/năm

:

26,80C

Cao nhất vào tháng 4

:

29,20C

Thấp nhất vào tháng 1

:

23,60C

- Lượng mưa bình quân/năm

:

1900mm/năm

Cao nhất vào tháng 9

:


374mm

Thấp nhất vào tháng 1

:

10mm

Số ngày mưa bình quân/năm

:

139 ngày

- Lượng bốc hơi bình quân/năm

:

47,16mm

Lượng bốc hơi bình quân/tháng

:

3,93mm

Cao nhất vào tháng 3

:


5mm/ngày

- Độ ẩm không khí bình quân/năm

: 80,25%

Bình quân tháng muà mưa

:

83,57%

Bình quân tháng muà khô

:

75,60%

- Tổng số giờ nắng/năm

: 2.400 giờ

Bình quân số giờ nắng/ngày
- Chế độ gió :

:

Có hai hướng gió chính


4

6 giờ 30


Gió Tây Nam hoạt động thịnh hành vào mùa mưa, từ tháng 5 – 10
Gió Đông Bắc hoạt động thịnh hành vào mùa khô, từ tháng 11-4
Đặc điểm khí hậu chi phối mạnh mẽ đến sinh trưởng của cây cối và sản xuất
nông lâm nghiệp trong vùng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao đều quanh
năm với tổng tích ôn rất cao là điều kiện đảm bảo nhiệt lượng cao cho cây trồng
phát triển. Mùa mưa cây cối phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại
mùa khô kéo dài, đất đai khô cằn, cây cối phát triển rất kém.
b. Thủy văn
Địa phận BQL rừng thuộc khu vực đầu nguồn của sông La Ngà chảy ra hồ Trị
An, sông Gia Ui chảy qua hệ thống sông Dinh thuộc Bình Thuận đổ ra biển; lưu
vực thượng nguồn của hồ Gia Ui và hồ Núi Le là 2 hồ lớn quan trọng của huyện
Xuân Lộc.
BQL không có sông. Hệ thống suối thuộc BQL rừng thường ngắn, lòng suối
hẹp, chế độ thuỷ văn phân hóa theo mùa. Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 6 năm
sau: các dòng suối rất cạn, những tháng kiệt thường không còn dòng chảy, không
có khả năng cung cấp nước tưới cho sản xuất và phòng chống cháy. Mùa mưa bắt
đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 11: các suối lớn đều có dòng chảy. Do vùng
thượng nguồn độ che phủ kém, lòng suối hẹp, quanh co, nhiều vật cản nên khi có
mưa lớn, tập trung và kéo dài ở thượng nguồn thường xảy ra lũ quét cục bộ nhưng
mức thiệt hại không lớn. Khả năng cung cấp nước cho cây trồng và sản xuất vào
mùa khô rất khó khăn.
2.4. THỔ NHƢỠNG
Đối chiếu bản đồ thổ nhưỡng Huyện Xuân Lộc, đất đai trong các lô điều tra
có 5 nhóm chính:
+ Nhóm đất đỏ vàng – FR

+ Nhóm đất nâu thẩm – LV
+ Nhóm đất xám nâu – LX
+ Nhóm đất xám vàng – AC
+ Nhóm đất tầng mỏng – LP

5


Nhìn chung, khu điều tra thuộc nhóm đất nâu thành phần cơ giới nhẹ, có một ít
diện tích cục bộ thuộc nhóm đất nâu Gley, cơ giới nhẹ: Đất có độ dày tầng mặt 4070cm; thành phần cơ giới nhẹ, trong tầng đất mặt có 5 – 6 % cấp hạt sét, 80 - 85 %
cấp hạt cát. Ở các tầng tích tụ sét, lượng sét đạt 30 – 40 % đồng thời cấp hạt cát chỉ
còn 40 – 50 %.
Độ chua trong đất đạt mức trung tính, khoảng 6,8 – 7,2. Mùn và đạm tổng số ở
mức trung bình đến nghèo. Lân tổng số rất nghèo, lân dễ tiêu rất thấp, chỉ đạt 2 – 3
mg/100gram đất.
(Nguồn : Điều tra đánh giá tài nguyên đất đai tỉnh Đồng Nai theo phương
pháp FAO/UNESCO, NXB Nông nghiệp thành phố HCM – 1997 ).

6


Chƣơng 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG &
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Keo lai (Acacia Auriculiformis* Mangium) giâm hom là sự kết hợp giữa hai
loài: Keo lá tràm (Acacia Auriculiformis) và Keo tai tượng (Acacia Mangium) được
tuyển chọn từ những cây đầu dòng có năng suất cao. Các nghiên cứu về keo lai đã
khẳng định được ưu thế lai nên cây Keo lai luôn tỏ ra sự vượt trội các thế hệ bố mẹ
về tăng trưởng, về dạng thân cây và tính chất lý hóa tính của gỗ. Với những lợi thế

trên ở thế hệ F1, cây Keo lai đang dần dần thay thế hai loài Keo tai tượng và Keo lá
tràm. Cây Keo lai được trồng phổ biến trong cả nước đặc biệt được trồng ở vùng
Đông Nam Bộ.
Keo lai thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa từ 1500mm – 2500
mm/năm. Độ chua ph từ 3 – 7, cây cao từ 25 – 30 m, đường kính có thể đạt đến 60
– 80 cm.
Keo lai là loài cây mọc nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn, sinh trưởng nhanh có
khả năng tái sinh hạt và tái sinh chồi tốt, đặc biệt là khả năng cải taọ đất, chống xói
mòn, chống cháy rừng, dùng làm nguyên liệu giấy, ván nhân tạo…
Đối tượng nghiên cứu chính là những lâm phần Keo lai thuần loại gồm các
tuổi 4 và 8 tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng
Nai.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài xác định các nội dung sau đây:

7


- Đặc trưng lâm phần keo lai thuần loài ở tuổi 4, 8 năm.
- Xây dựng các hàm phân loại cấp sinh trưởng cây rừng keo lai
- Chỉ dẫn sử dụng các hàm phân loại cấp sinh trưởng cây rừng keo lai
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Thu thập số liệu
Để phân cấp sinh trưởng cây rừng keo lai thuần loài đồng tuổi bằng hàm
tách biệt, trước hết các lâm phần keo lai được phân chia theo tuổi dựa trên lý lịch
rừng.
Trước khi phân cấp sinh trưởng, những lâm phần keo lai ở tuổi 4- 8 năm đã
được chọn điển hình để khảo sát những đặc trưng lâm phần. Mỗi lâm phần đo đếm
điển hình 4 ô tiêu chuẩn với diện tích mỗi ô 500 m2. Những đặc trưng lâm phần

được khảo sát bao gồm kết cấu mật độ, đường kính, chiều cao, trữ lượng… Để làm
rõ phân cấp sinh trưởng, ở mỗi ô tiêu chuẩn đã thống kê tất cả số cây keo lai và
thực hiện đo đạc chính xác những nhân tố điều tra trên từng cá thể như đường kính
thân cây tại vị trí 1,3 m cách mặt đất (D1.3,cm), chiều cao toàn thân (H, m). Đường
kính thân cây được đo bằng thước kẹp kính với độ chính xác đến 0,1 cm. Chiều cao
toàn thân cây được đo bằng thước Blume – Leisse với độ chính xác đến 0,1 m. Tất
cả những đặc trưng lâm phần trên ô tiêu chuẩn đã được ghi chép cẩn thận để xây
dựng cơ sở dữ liệu cho việc phân cấp sinh trưởng.
3.3.2. Xử lý số liệu
Việc xử lý số liệu bao gồm hai nội dung : (1) Thống kê những đặc trưng
lâm học của các lâm phần; (2) xây dựng hàm lập nhóm ( tách biệt, phân loại) tuyến
tính Fisher để phân cấp sinh trưởng cây rừng keo lai.
Trước hết, tập hợp số liệu đo đếm trên các ô tiêu chuẩn theo từng tuổi lâm
phần. Kế đến, tính những đặc trưng thống kê về mô tả về mật độ, dường kính, chiều
cao và thể tích thân cây; lập bảng phân bố đường kính và chiều cao. Các đặc trưng
được tính toán trên ô tiêu chuẩn 2000 m2. Những đặc trưng lâm học chỉ được báo
cáo chi tiết ở những lâm phần thuộc tuổi 4 và 8 năm.
Bước tiếp theo là lập hàm phân cấp sinh trưởng cây keo lai bằng hàm tách biệt
hay hàm lập nhóm. Để đạt được mục đích này, tập hợp tất cả những cây thuộc các

8


cấp sinh trưởng khác nhau trên mỗi ô tiêu chuẩn đại diện cho từng tuổi. Để đảm
bảo yêu cầu của hàm lập nhóm (tách biệt, phân loại), số cây phân chia vào các cấp
sinh trưởng ít nhất là 2 cây.
Việc xây dựng hàm tách biệt được thực hiện theo ba bước như sau:
Bước 1. Phân chia sơ bộ cây rừng ở mỗi tuổi (4-8 tuổi) thành 5 cấp sinh trưởng
theo phương pháp của Zưnkin. Theo đó, trước hết ở mỗi tuổi đã tính đường kính
bình quân lâm phần (Dbq, cm). Kế đến tính các hệ số đường kính (Kd) cho từng cây

theo công thức Kdi = Di/Dbq; trong đó Di là D1,3 của cây thứ i (i = 1, 2…), Dbq –
đường kính bình quân lâm phần. Sau đó, từ phạm vi biến động của Kd, sơ bộ chia
cây rừng thành 5 cấp sinh trưởng theo thứ tự từ cấp sinh trưởng tốt nhất (cây cấp I)
đến cây cấp cấp sinh trưởng xấu nhất (cây cấp V). Mỗi cấp sinh trưởng từ I – V có
các hệ số Kd như sau: cây cấp I có Kd

1,31; cây cấp II có Kd = 1,1 1,3; cây cấp

III có Kd = 0,9 1,1; cây cấp IV có Kd = 0,7

0,9; cây cấp V có

Kd

0,7.

Bước 2. Mã hóa từng cấp sinh trưởng bằng một số nguyên dương tương ứng từ
1 đến 5. Thủ tục này được thực hiện nhằm tạo thuận lợi cho việc xử lý số liệu bằng
toán học. Tùy theo cấp sinh trưởng, mỗi cây đã nhận được một số từ 1 – 5.
Bước 3. Xây dựng 5 hàm tuyến tính Fisher để phân loại 5 cấp sinh trưởng hay
5 nhóm cây dựa theo hai biến số D, H của những cây keo lai từ 4 – 8 năm.
Hàm tuyến tính Fisher hay hàm tách biệt có dạng:
F(k) = a0 + a*D1,3(k) + b*H(k)
trong đó: D1,3(k), H(k) tương ứng là các biến dự đoán của hàm tách biệt thứ k
hay cấp sinh trưởng thứ k (k = 1- 5), còn a0, a, b là các hệ số của hàm tách biệt. Các
hệ số của hàm tách biệt được xác định theo thủ tục lập nhóm trong phần mềm
thống kê SPSS 10.0 (Statistical Products for Social Services).
Kết quả phân loại báo cáo những nội dung cơ bản sau đây: thống kê mô tả 5
cấp sinh trưởng hay 5 nhóm; kiểm định ngang bằng của các trung bình nhóm; tóm
tắt các hàm lập nhóm hợp quy (các hệ số của hàm phân loại hợp quy chuẩn hóa và

chưa chuẩn hóa, các hàm ở trung tâm nhóm); các thống kê phân loại (các hệ số của
hàm phân loại, thống kê phân loại các trường hợp và kết quả phân loại); biểu đồ

9


phân chia các cấp sinh trưởng… Tất cả những thống kê phân loại được tập hợp lại
thành bảng và biểu đồ để báo cáo.

10


Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐẶC TRƢNG LÂM PHẦN KEO LAI TỪ 2 – 8 TUỔI
4.1.1. Mật độ và trữ lƣợng lâm phần
Kết quả nghiên cứu những đặc trưng của các lâm phần keo lai từ 2 - 8 tuổi
cho thấy, mật độ lâm phần có khuynh hướng giảm không đều theo tuổi. Thật vậy,
mật độ lâm phần ở tuổi 2 là 2160 cây/ha, giảm còn 1780 cây/ha ở tuổi 4, 1535 cây/ha
ở tuổi 8. Nguyên nhân suy giảm không đều là do ảnh hưởng của địa hình, đất, kỹ
thuật trồng, sâu bệnh… Trữ lượng lâm phần gia tăng nhanh theo tuổi 15,444m3/ha ở
tuổi 2; 55,269 m3/ha ở tuổi 4; 181,3219 m3/ha ở tuổi 8.
4.1.2. Kết cấu đƣờng kính của các lâm phần keo lai từ 4-8 tuổi
Phân tích kết cấu đường kính (N - D) của các lâm phần keo lai từ 4 – 8 tuổi có
thể nhận thấy , ở tuổi 4 đường kính bình quân là 8,1 0,11 , dao động từ 3,2 đến
14,3 cm, biến động mạnh (26,2%). Đường kính bình quân ( Dbq = 8,1) gần bằng
trung vị (Me = 8) và mốt (Mo = 8). Đường cong phân bố N – D có dạng một đỉnh,
lệch trái ( 0,179) và tù ( -0,192). Những cây có D1,3 < 8,0 cm chiếm 50%, 75% số
cây có D1,3 < 9,4 cm.
Ở tuổi 8, đường kính bình quân là 12


0,23 cm, dao động từ 5,1 – 24,5 cm,

biến động rất mạnh 32,7%. Đường kính bình quân (Dbq = 12) gần bằng trung vị
(Me = 12,1) nhưng cách xa số mốt (Mo = 9,9). Phân bố N – D có dạng một đỉnh,
lệch trái (0,147), và tù (-0,479). Khoảng 50% số cây có D1,3< 12,1 cm; 75% số cây
có D1,3 < 15,3 cm.

11


Bảng 4.1. Đặc trưng lâm phần keo lai 2 – 8 tuổi
Tuổi, năm

4

8

Chỉ tiêu

Xbq

S

D, cm

8,1

2,1


H, m

11,5

2,4

G, m2

0,0054

0,0028

V, m3

0,0339

0,0228

D, cm

12,5

4,09

H, m

17,5

5,36


G, m2

0,0135

0,0087

V, m3

0,1394

0,1213

N/ ha

M, m3/ ha

1780

55,269

1535

181,3219

Bảng 4.2. Đặc trưng phân bố N –D của những lâm phần keo lai từ 4 – 8 tuổi
Tuổi lâm phần
Thống kê

4


8

1

2

3

N, cây

356

307

Dbq Sd, cm

8,1

0,11

12

0,23

S, cm

2,1

1,42


Dmin – Dmax

3,2 - 14,3

5,1- 24,5

8,1

12

Khoảng tin cậy

0,11

0,08

Me

8

12,1

Mo

8

9,9

Sk


0,179

0,417

Ssk

1,376

2,985

Ex

-0,192

-0,479

SEx

-0,740

-1,713

V%

26,2

32,7

12



Bảng 4.3. Đặc trưng phân bố N – D của rừng keo lai từ 4 - 8 tuổi
Tuổi lâm phần
Bách phân vị %
4

8

(1)

(2)

(3)

5

4,6

6,7

10

5,4

7,3

25

6,6


9,2

50

8,0

12,1

75

9,4

15,3

90

10,8

18,2

95

11,5

19,4

99

12,9


22,3

Bảng 4.4. Phân bố N – D của lâm phần keo lai 4 tuổi
D, cm

f, cây

Ftương đối

ftl, cây

Flttương đối

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

<6

27

0,0758

27


0,0758

6

91

0,2556

118

0,3315

8

134

0,3764

258

0,7079

10

71

0,1994

323


0,9073

12

30

0,0843

353

0,9916

14

3

0,0084

356

1,00

Tổng

356

1,0000

13



Bảng 4.5. Phân bố N – D của lâm phần keo lai 8 tuổi
D, cm

f, cây

Ftương đối

ftl, cây

Flttương đối

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

6

26

0,0847

26


0,0847

8

45

0,1466

71

0,2313

10

51

0,1661

122

0,3974

12

57

0,1857

179


0,5831

14

44

0,1433

223

0,7264

16

36

0,1173

259

0,8436

18

25

0,0814

284


0,9251

20

15

0,0489

299

0,9739

22

7

0,0228

306

0,9967

24

1

0,0033

307


1,0000

Tổng

307

1,0000

150

N, cây

120
90
60
30
0
3

6

9

12

15

D
Hình 4.1. Phân bố N – D của rừng keo lai tuổi 4


14


60
50

N, cây

40
30
20
10
0
5

10

15

20

25

D
Hình 4.2. Phân bố N – D của rừng keo lai tuổi 8
Bảng 4.6. Kiểm định phân bố N – D của lâm phần keo lai 4 tuổi theo
phân bố Normal
D dưới


D trên

Ftn

Flt

Flt%

1

2

3

4

5

6

5

27

26,53

7,5

0,01


5

7

91

84,07

23,6

0,57

7

9

134

129,86

36,5

0,13

9

11

71


87,00

24,4

2,94

33

28,54

8

0,7

356

356

100

4,35

>11
Df=2

P=0,1135

2

Nói chung, phân bố N – D của các lâm phần keo lai ở tuổi 4 và 8 đều có dạng

một đỉnh gần đối xứng. Qua phân tích cho thấy chúng tuân theo phân bố Norrmal ở
tuổi 4 và phân bố Gamma ở tuổi 8.

15


×