Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY KEO LAI NUÔI CẤY MÔ TRONG GIAI ĐOẠN ĐƯA RA VƯỜN HUẤN LUYỆN TẠI VƯỜN ƯƠM THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LÝ NGỌC TUYỀN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA CÂY KEO LAI NUÔI CẤY MÔ TRONG
GIAI ĐOẠN ĐƯA RA VƯỜN HUẤN LUYỆN TẠI
VƯỜN ƯƠM THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN TÂN MAI, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LÝ NGỌC TUYỀN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA CÂY KEO LAI NUÔI CẤY MÔ TRONG
GIAI ĐOẠN ĐƯA RA VƯỜN HUẤN LUYỆN TẠI


VƯỜN ƯƠM THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐOÀN TÂN MAI, TỈNH ĐỒNG NAI
Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. MẠC VĂN CHĂM

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 7 / 2011


 


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc
biệt là các thầy cô khoa Lâm Nghiệp đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Mạc Văn Chăm đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể Cán bộ, Công nhân viên Công ty cổ
phần tập đoàn Tân Mai – tỉnh Đồng Nai và đặc biệt là gia đình chú Hiền đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu và hoàn thành
khóa luận này.
Tôi cũng xin cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình, sự động viên và chia sẻ của bạn
bè thân hữu gần xa.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cha mẹ - người đã có
công sinh thành, nuôi dưỡng dạy dỗ tôi trưởng thành đến ngày hôm nay.

Xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, tháng 06 năm 2011
Sinh viên
Lý Ngọc Tuyền

ii 
 


TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của cây keo lai
nuôi cấy mô trong giai đoạn đưa ra vườn huấn luyện tại vườn ươm thuộc Công ty cổ
phần tập đoàn Tân Mai, tỉnh Đồng Nai” được thực hiện tại tại vườn ươm của Công
ty cổ phần tập đoàn Tân Mai từ tháng 02/2011 đến tháng 06/2011.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
+ Tìm hiểu được ảnh hưởng của các giá thể đến tỷ lệ sống của cây keo lai
nuôi cấy mô sau khi đưa ra vườn huấn luyện.
+ Chọn được giá thể thích hợp cho sinh trưởng của cây keo lai nuôi cấy mô
trong giai đoạn đưa ra vườn huấn luyện dựa trên sự ảnh hưởng tổng hợp của 3 nhân
tố là hàm lượng hữu cơ, hàm lượng phân bón và kháng khuẩn Trichoderma trong
giá thể.
- Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tiến hành thí nghiệm trên 13
nghiệm thức tương ứng với 13 công thức phối trộn được bố trí theo khối đầy đủ
hoàn toàn ngẫu nhiên, với 3 lần lặp lại, cụ thể là:
+ Nghiệm thức 1, còn được gọi là nghiệm thức đối chứng (NT1): 100% Đất;
+ Nghiệm thức 2 (NT2): 75% Đất+ 25% xơ dừa và tro trấu + kháng khuẩn
Trichoderma;
+ Nghiệm thức 3 (NT3): 75% Đất + 25% xơ dừa và tro trấu;
+ Nghiệm thức 4 (NT4): 75% Đất + 20% xơ dừa và tro trấu + 5% phân vi

sinh + kháng khuẩn Trichoderma;
+ Nghiệm thức 5 (NT5): 75% Đất + 20% xơ dừa và tro trấu + 5% phân vi
sinh;
+ Nghiệm thức 6 (NT6): 75% Đất + 15% xơ dừa và tro trấu + 10% phân vi
sinh + kháng khuẩn Trichoderma;

iii 
 


+ Nghiệm thức 7 (NT7): 75% Đất + 15% xơ dừa và tro trấu + 10% phân vi
sinh;
+ Nghiệm thức 8 (NT8): 50% Đất + 50% xơ dừa và tro trấu + kháng khuẩn
Trichoderma;
+ Nghiệm thức 9 (NT9): 50% Đất + 50% xơ dừa và tro trấu;
+ Nghiệm thức 10 (NT10): 50% Đất + 45% xơ dừa và tro trấu + 5% phân vi
sinh + kháng khuẩn Trichoderma;
+ Nghiệm thức 11 (NT11): 50% Đất + 45% xơ dừa và tro trấu + 5% phân vi
sinh;
+ Nghiệm thức 12 (NT12): 50% Đất + 40% xơ dừa và tro trấu + 10% phân
vi sinh + kháng khuẩn Trichoderma;
+ Nghiệm thức 13 (NT13): 50% Đất + 40% xơ dừa và tro trấu + 10% phân
vi sinh.
- Kết quả thu được ở đề tài là:
+ Thành phần hỗn hợp trong giá thể có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sinh
trưởng của cây sau khi chuyển cây từ nuôi cấy mô ra vườn ươm, cụ thể là:
Qua 13 nghiệm thức, ta thấy các nghiệm thức 1 và 2 là cho tỷ lệ sống cao
nhất và ổn định nhất qua các giai đoạn.
Qua 13 nghiệm thức, ta thấy nghiệm thức 4 là có chiều cao lớn nhất.


iv 
 


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa .............................................................................................................. i
Lời cảm ơn .......................................................................................................... ii
Tóm tắt ............................................................................................................... iii
Mục lục ................................................................................................................ v
Danh sách các bảng .......................................................................................... viii
Danh sách các hình .............................................................................................. x
Chương 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 3
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4
2.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ................................................................................. 4
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 4
2.1.2. Thông tin sơ lược .................................................................................................. 4
2.1.3. Địa hình ................................................................................................................. 4
2.1.4. Khí hậu .................................................................................................................. 4
2.1.5. Những lợi thế của huyện ....................................................................................... 5
2.2. Đặc điểm lâm sinh học cây keo lai .......................................................................... 5
2.2.1. Phân loại ................................................................................................................ 5
2.2.2. Nguồn gốc – phân bố ............................................................................................ 6
2.2.3. Đặc điểm thực vật học........................................................................................... 6
2.2.4. Đặc điểm sinh thái................................................................................................. 7
2.2.5. Đặc điểm sinh trưởng của cây keo lai ................................................................... 8
2.2.6. Tiềm năng bột giấy của cây keo lai....................................................................... 8
2.2.7. Khả năng cải tạo đất của cây keo lai ..................................................................... 9



 


2.3. Sơ lược các nghiên cứu về keo lai trên thế giới và ở Việt Nam .............................. 9
2.3.1. Trên thế giới .......................................................................................................... 9
2.3.2. Ở Việt Nam ......................................................................................................... 10
2.4. Kỹ thuật nhân giống in vitro .................................................................................. 10
2.4.1. Khái niệm về nhân giống in vitro........................................................................ 10
2.4.2. Cơ sở khoa học chung về nuôi cấy mô tế bào thực vật....................................... 11
2.4.3. Lợi ích của nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật ................................. 12
2.4.4. Các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật ................................................... 13
2.4.5 Các bước nhân giống invitro ................................................................................ 13
2.4.6. Kỹ thuật trồng cây in vitro .................................................................................. 13
2.4.7. Ứng dụng của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật........................................... 14
2.4.8. Một số thành tựu của phương pháp nuôi cấy mô ................................................ 15
2.4.8.1. Trên thế giới ..................................................................................................... 15
2.4.8.2. Tại Việt Nam .................................................................................................... 16
2.5. So sánh các phương pháp nhân giống cây trồng .................................................... 17
2.5.1. Phương pháp nhân giống hữu tính ...................................................................... 17
2.5.2. Phương pháp nhân giống vô tính ........................................................................ 18
2.5.2.1. Phương pháp giâm hom ................................................................................... 18
2.5.2.2. Phương pháp nuôi cấy mô ................................................................................ 19
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................... 20
3.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 20
3.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ........................................................................... 20
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 20
3.2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 20

3.3.1. Phương pháp ngoại nghiệp .................................................................................. 20
3.3.1.1. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 21
3.3.3.2. Các bước thực hiện........................................................................................... 23
3.2.3. Phương pháp nội nghiệp ..................................................................................... 26

vi 
 


Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 27
4.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cây qua 4 giai đoạn ............................. 27
4.1.1. Giai đoạn 1 (1 tuần tuổi) ..................................................................................... 27
4.1.2. Giai đoạn 2 (2 tuần tuổi) ..................................................................................... 30
4.1.3. Giai đoạn 3 (1 tháng tuổi) ................................................................................... 33
4.1.4. Giai đoạn 4 (2 tháng tuổi) ................................................................................... 36
4.2. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của cây .................................................... 39
4.2.1. Giai đoạn 1 (2 tuần tuổi) ..................................................................................... 39
4.2.2. Giai đoạn 2 (1 tháng tuổi) ................................................................................... 42
4.2.3. Giai đoạn 3 (2 tháng tuổi) ................................................................................... 45
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 49
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 49
5.1.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cây .................................................... 49
5.1.2. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng về chiều cao của cây ............................ 49
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 51
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 52

vii 
 



DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.2 Bảng phân tích các chỉ tiêu bột giấy trên cây keo lai ..................................... 8
Bảng 4.1 Kết quả số cây sống giai đọan 1 ................................................................... 27
Bảng 4.2 Kết quả phân tích phương sai về sự ảnh hưởng của giá thể đến số
cây sống giai đoạn 1 ..................................................................................................... 28
Bảng 4.3 Kết quả xếp hạng số cây sống giai đoạn 1 với trắc nghiệm Ducan ............. 29
Bảng 4.4 Kết quả số cây sống giai đọan 2 ................................................................... 30
Bảng 4.5. Kết quả phân tích phương sai về sự ảnh hưởng của giá thể đến số
cây sống giai đoạn 2 ..................................................................................................... 31
Bảng 4.6 Kết quả xếp hạng số cây sống giai đoạn 2 với trắc nghiệm Ducan ............. 31
Bảng 4.7 Kết quả số cây sống giai đọan 3 ................................................................... 33
Bảng 4.8 Kết quả phân tích phương sai về sự ảnh hưởng của giá thể đến số
cây sống giai đoạn 3 ..................................................................................................... 34
Bảng 4.9 Kết quả xếp hạng số cây sống giai đoạn 3 với trắc nghiệm Ducan ............. 35
Bảng 4.10 Kết quả số cây sống giai đọan 4 ................................................................. 36
Bảng 4.11 Kết quả phân tích phương sai về sự ảnh hưởng của giá thể đến số
cây sống giai đoạn 4 ..................................................................................................... 37
Bảng 4.12 Kết quả xếp hạng số cây sống giai đoạn 4 với trắc nghiệm Ducan ........... 38
Bảng 4.13 Chiều cao vút ngọn của cây ở giai đoạn 1.................................................. 39
Bảng 4.14 Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao
của cây ở giai đoạn 1 .................................................................................................... 40
Bảng 4.15 Kết quả xếp hạng chiều cao của cây ở giai đoạn 1 với trắc
nghiệm Ducan .............................................................................................................. 41
Bảng 4.16 Chiều cao vút ngọn của cây ở giai đoạn 2.................................................. 42


viii 
 


Bảng 4.17 Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao
của cây ở giai đoạn 2 .................................................................................................... 43
Bảng 4.18 Kết quả xếp hạng chiều cao của cây ở giai đoạn 2 với trắc
nghiệm Ducan .............................................................................................................. 44
Bảng 4.19 Chiều cao vút ngọn của cây ở giai đoạn 3.................................................. 45
Bảng 4.20 Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao
của cây ở giai đoạn 3 .................................................................................................... 46
Bảng 4.21 Kết quả xếp hạng chiều cao của cây ở giai đoạn 3 với trắc
nghiệm Ducan .............................................................................................................. 47

ix 
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Sự khác biệt giữa keo lai mô và keo lai hom ............................................... 18
Hình 4.1 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ % số cây sống của các nghiệm thức giai đoạn 1 ....... 28
Hình 4.2 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ % số cây sống của các nghiệm thức giai đoạn 2 ....... 31
Hình 4.3 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ % số cây sống của các nghiệm thức giai đoạn 3 ....... 34
Hình 4.4 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ % số cây sống của các nghiệm thức giai đoạn 4 ....... 37
Hình 4.5 Biểu đồ chiều cao trung bình của cây ở giai đoạn 1..................................... 40
Hình 4.6 Biểu đồ chiều cao trung bình của cây ở giai đoạn 2..................................... 43

Hình 4.7 Biểu đồ chiều cao trung bình của cây ở giai đoạn 3..................................... 46

 

 
 


 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ xa xưa, rừng và cây xanh luôn gắn liền và có vai trò rất lớn trong đời
sống con người. Rừng không chỉ góp phần vào nền kinh tế địa phương mà còn
mang lại nhiều lợi ích về môi trường và phòng hộ như điều hòa khí hậu, bảo vệ đất
và nguồn nước, cung cấp lâm sản và sản phẩm ngoài gỗ. Tuy nhiên, do có quan
niệm cho rằng rừng là nguồn tài nguyên vô tận nên việc khai thác quá mức đã làm
cho diện tích rừng ngày một giảm sút nghiêm trọng và đang ở mức báo động.
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội thì nền kinh tế nước ta
cũng thay đổi từng ngày từng giờ theo chiều hướng đi lên. Sự thay đổi đó diễn ra ở
các ngành nghề khác nhau, các lĩnh vực khác nhau. Xã hội ngày càng phát triển thì
nhu cầu của con người cũng ngày càng cao hơn.
Cùng với sự phát triển chung của ngành kinh tế thì ngành Lâm nghiệp cũng
không nằm ngoài quy luật đó. Hiện nay diện tích rừng đang được ngành Lâm
nghiệp quản lý, ngoài việc bảo vệ môi trường sinh thái thì rừng nước ta đã góp phần
quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế của đất nước, đồng thời cung cấp cho chúng
ta lượng lâm sản phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. Một trong những lâm sản quan
trọng mà rừng mang lại cho con người là gỗ, nhưng hiện nay diện tích rừng tự nhiên

của nước ta đang bị thu hẹp ở mức báo động. Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà
nước ta đã có nhiều biện pháp thiết thực nhằm giảm tình trạng khai thác nguồn tài
nguyên rừng bừa bãi, tiếp tục phủ xanh diện tích đất trống đồi núi trọc, tiến hành
trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng sản xuất tập trung...
Việt Nam là nước nhiệt đới nằm ở vùng Đông Nam Á, có tổng diện tích phần
đất liền khoảng 331.700 km2, trong đó diện tích rừng và đất rừng là 20 triệu ha,


 


chiếm khoảng 60% diện tích toàn quốc (tổng cục thống kê 1994). Theo thống kê
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng năm nước ta mất khoảng 20 đến
25 nghìn ha do cháy rừng và do các nguyuyên nhân khác. Vì vậy, bảo vệ các diện
tích rừng còn lại, tái tạo rừng và xây dựng vốn rừng là một vấn đề cấp bách, được
sự quan tâm hàng đầu của các nhà chuyên môn.
Với các mục tiêu trên, chương trình trồng 5 triệu ha rừng đã được duyệt và
triển khai trên toàn quốc. Trong đó, các loài cây mọc nhanh thích hợp cho các vùng
sinh thái khác nhau như keo lá tràm, keo lai, bạch đàn, tràm... rất được chú ý.
Nhìn chung, các loài keo sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn có thể
dùng làm gỗ củi, làm giấy, làm đồ xây dựng, đồ gỗ và đồ mỹ nghệ… Điều đó chứng
tỏ gỗ keo đang được dùng rộng rãi và được người dân chấp nhận khi gỗ của một số
loài như Đinh, Lim, Lát… ngày càng hiếm và đắt. Ngoài ra, cây keo còn có khả
năng thích ứng với điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta từ vùng cát ven biển tương
đối khô hạn đến vùng núi thấp dưới 400m, đây là loài cây cải tạo đất, tăng độ phì,
độ xốp và các tính chất lý, hóa khác của đất.
Keo lai được xem là một trong những loài cây tiên phong phủ xanh các vùng
đất trống. Ở nước ta, keo lai được gây trồng với nhiều mục đích khác nhau và trải
rộng khắp các địa phương, các hộ gia đình.
Cho đến nay, keo lai đã được khẳng định là loài cây có khả năng chịu đựng

được khô hạn, tăng trưởng nhanh và ưu việt hơn keo lá tràm kể cả trên đất cát nghèo
dinh dưỡng… Việc đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ và rừng kinh tế bằng keo lai vô
tính nhằm thay thế dần cây keo lá tràm để tạo ra các quần thể rừng trồng chất lượng
cao. Ngoài ra, việc trồng keo lai còn đem đến cơ hội việc làm cho người dân và
mang lại thu nhập đáng kể cho đồng bào các huyện miền núi, giúp nhiều hộ nông
dân vươn lên làm giàu. Chính vì vậy, keo lai ngày càng được đưa vào trồng rừng
nhiều hơn.
Để phục vụ cho công tác trồng rừng thành công, quy trình sản xuất cây con
đóng vai trò hết sức quan trọng. Cây có phẩm chất tốt sẽ cho khả năng sống và thích
ứng cao, sinh trưởng nhanh, cạnh tranh tốt với cỏ dại và giảm bớt chi phí lao động,


 


chăm sóc rừng trồng, giúp cho người dân và chủ rừng thu hoạch quả hạt, gỗ lâm sản
sớm hơn, đồng thời tăng tỉ lệ quay hồi vốn của việc trồng cây và ngược lại.
Vì những lý do nêu trên, được sự đồng ý của Bộ môn Quản lý tài nguyên
rừng – Khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh,
dưới sự hướng dẫn của thầy ThS. Mạc Văn Chăm, khóa luận: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của giá thể đến sinh trưởng của cây keo lai nuôi cấy mô trong giai đoạn
đưa ra vườn huấn luyện tại vườn ươm thuộc Công ty cổ phần tập đoàn Tân
Mai – tỉnh Đồng Nai” đã được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu được ảnh hưởng của các giá thể đến tỷ lệ sống của cây keo lai nuôi
cấy mô sau khi đưa ra vườn huấn luyện.
Chọn được giá thể thích hợp cho sinh trưởng của cây keo lai nuôi cấy mô
trong giai đoạn đưa ra vườn huấn luyện dựa trên sự ảnh hưởng tổng hợp của 3 nhân
tố là hàm lượng hữu cơ, hàm lượng phân bón và kháng khuẩn Trichoderma trong
giá thể.



 


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý
Vĩnh Cửu là huyện nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Đồng Nai.
- Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú và Bù Đăng tỉnh Bình Phước.
- Phía Nam giáp thành phố Biên Hòa và huyện Thống Nhất.
- Phía Đông giáp huyện Định Quán và Thống Nhất.
- Phía Tây giáp huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
2.1.2 Thông tin sơ lược
Diện tích tự nhiên: 1091,99 km2, chiếm 18,52% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Huyện lỵ: thị trấn Vĩnh An
Bao gồm thị trấn Vĩnh An và 9 xã là: Trị An, Thiện Tân, Bình Hòa, Tân
Bình, Tân An, Bình Lợi, Thạnh Phú, Vĩnh Tân, Phú Lý.
Huyện Vĩnh Cửu được thành lập vào tháng 8/1994, trước đây là thị xã Vĩnh
An của tỉnh Đồng Nai. Sau khi thành lập huyện, thị xã Vĩnh An trở thành thị trấn
huyện lỵ huyện Vĩnh Cửu.
2.1.3 Địa hình
Ðịa hình miền trung du chuyển từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng
Nam Bộ. Vùng núi chiếm 5,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du và vùng
đồng bằng chiếm 89,35% tổng diện tích. 
2.1.4 Khí hậu
Mưa, bão tập trung từ tháng 6 đến tháng 10; hiện tượng lũ quét, lũ lụt xuất
hiện trong tháng 8 và tháng 9.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.800 - 1.860 mm.



 


Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22,3 0C đến 32,2 0C.
Tháng lạnh nhất là tháng 1.
2.1.5 Những lợi thế của huyện
Huyện có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao (65.921 ha), có trữ lượng
gỗ lớn.
Có hồ Trị An với diện tích 28.500 ha (trong địa phận Vĩnh Cửu là 16.500 ha)
là nguồn nước phong phú phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Có tiềm năng khoáng sản phong phú về chủng loại gồm kim loại quý,
nguyên liệu vật liệu xây dựng: cát, đá, keramzit cho sản xuất bê tông nhẹ, puzlan và
laterit là nguyên liệu phụ gia cho xi măng.
Có các cảnh quan nổi tiếng như: Hồ Trị An, khu di tích lịch sử chiến khu D,
các khu vườn ăn trái ven sông Đồng Nai, thuận lợi cho du lịch sinh thái - tham quan
nghiên cứu.
2.2 Đặc điểm lâm sinh học cây keo lai
Cây keo lai với tiềm năng sinh trưởng nhanh đã được các cơ sở trồng rừng
phía Nam sử dụng làm cây trồng chính với mục tiêu làm nguyên liệu giấy.
Các nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng cho thấy: cây keo
lai có ưu điểm hơn về sinh trưởng và khối lượng gỗ so với cây bố mẹ, bước đầu
tuyển chọn được một số dòng ưu việt (Lê Đình Khả và ctv, 1993, 1995).
Keo lai là loài cây trồng chính cho các chương trình trồng rừng ở nước ta,
đặc biệt là trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp
giấy, công nghiệp ván nhân tạo.
Keo lai là một trong số các loài cây được chọn để tái tạo rừng do Chính phủ
Việt Nam đề ra vào năm 1998 trong chương trình tái tạo rừng Quốc gia.
Tiềm năng bột giấy của keo lai cao hơn một số loài cây khác như: bạch đàn

urô, bạch đàn liễu, mỡ, bồ đề (Lê Đình Khả, 1999).
2.2.1 Phân loại
Keo lai là tên gọi tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng (Acacia
mangium) và keo lá tràm (Acacia auriculiformis), được trồng ở một số nước trên


 


thế giới như: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc (Lê Đình
Khả, 1996; Kijkar, 1992; Rufelds, 1987, 1988).
Theo hệ thống phân loại thực vật học, keo lai thuộc họ Fabaceae.
2.2.2 Nguồn gốc – phân bố
Messrs Herburn và Shim (1972) đã tìm thấy keo lai tự nhiên trong số các loài
cây keo tai tượng được trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah của
Malaysia.
Keo lai tự nhiên được phát hiện ở vùng Balamuk và Old Tonda của Papua
New Guinea (Turnbull, 1986; Gun và ctv, 1987; Griffin, 1988).
Keo lai tự nhiên cũng được tìm thấy ở một số nơi khác tại Sabah (Rufeld,
1987) và Ulu Kukut (Darus và Rasip, 1989) của Malaysia.
Keo lai cũng được phát hiện tại Thái Lan (Kijkar, 1992).
Ở nước ta, keo lai đã xuất hiện lác đác tại một số nơi ở Nam Bộ như: Tân
Tạo, Trảng Bom, Sông Mây, Trị An và ở Ba Vì thuộc Bắc Bộ (Lê Đình Khả, 1999).
2.2.3 Đặc điểm thực vật học
Keo lai là loại cây gỗ có kích thước trung bình, giống với hình dạng keo tai
tượng. Trong vòng 2 năm tuổi, cây có thể đạt chiều cao từ 8 – 10 m và 7,5 – 9 cm
về đường kính ngang ngực. Các đặc tính về gỗ của keo lai tương tự với các đặc tính
keo tai tượng, mặc dù keo lai có tỷ trọng gỗ khá hơn (0,455 g/cm3) (Lê Đình Khả,
1999).
Trong giai đoạn vườn ươm, cây con keo lai hình thành lá giả sớm hơn keo tai

tượng và muộn hơn keo lá tràm (Rufelds, 1988). Lá giả đầu tiên của cây con keo lá
tràm thường xuất hiện trên lá thứ 4 – 5; còn đối với keo tai tượng thường xuất hiện
ở lá thứ 8 – 11; keo lai thường xuất hiện ở lá thứ 5 – 9 (Gan và Sim Boon Liang,
1991).
Keo lai ra hoa vào tháng 6 và tháng 8; ra hoa lại vào tháng 11, 12. Keo lai ra
hoa khi cây đạt 3 năm tuổi. Hoa keo lai mịn, hơi trắng và được sắp xếp theo dạng
thẳng hoặc hơi cong, hoa có từ 8 – 10 bông, chiều dài hoa từ 8 – 10 cm (Kijkar,
1992).


 


Quả keo lai thường xoắn và cong, giống như tất cả các loài keo khác. Quả
chín trong vòng 3 tháng. Quả chứa từ 5 đến 9 hạt. Kích cỡ hạt khoảng 0,3 đến 0,4
cm và phân nửa số hạt này dính lại trên quả do một cuống có màu vàng nâu. Thu
hoạch hạt được tiến hành thông qua việc chặt các cành nhánh nhỏ, ở đó có các quả
chín được tìm thấy. Hạt được chọn lọc rất kỹ, số lượng hạt keo lai xấp xỉ 75.500 đến
80.000 hạt/kg.
2.2.4 Đặc điểm sinh thái
Keo lai có bố mẹ là Keo tai tượng và Keo lá tràm nên chúng có một số đặc
điểm sinh thái có thể giống với đặc điểm sinh thái của hai loài bố mẹ ở nơi nguyên
sản. Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Quang (2002) tại đề mục "Xác định lập địa
phục vụ trồng rừng công nghiệp cho một số vùng sinh thái ở Việt Nam" thuộc đề tài
khoa học KC.06.05.NN "Nghiên cứu các giải pháp công nghệ phát triển nguyên liệu
gỗ cho xuất khẩu", cho thấy Keo lai phân bố ở:
- Tọa độ: 100 vĩ Nam đến 180 vĩ Nam
- Độ cao so với mặt biển từ 0 - 600 m
- Lượng mưa trung bình năm > 800 mm
- Chế độ mưa: Mưa mùa hè, mùa khô kéo dài 0 - 7 tháng

- Nhiệt độ trung bình năm > 20 0C
- Nhiệt độ tháng nóng nhất 37 0C
- Nhiệt độ tháng lạnh nhất 6 0C
- Nhiệt độ tối thấp từ 0 - 6 0C
- Đất đai:
Loài Keo lai không kén chọn loại đất, chúng có thể sinh trưởng trên nhiều
loại đất khác nhau như: đất acid, đất granit, feralit, đất xám, đất đỏ, đất bồi tụ, đất
nhiệt đới; đất thoát nước tốt, đất chua, đất nông, sét pha, thịt nặng…
- Cấu tượng: Trung bình, nặng
- Độ thoát nước tự do, úng theo mùa
- Phản ứng đất: đất chua


 


- Đặc biệt chịu được trên đất bạc màu, có thể chịu được úng và có khả năng
cố định đạm.
2.2.5 Đặc điểm sinh trưởng của cây keo lai
Đặc điểm nổi bật của keo lai là có ưu thế lai hết sức rõ rệt về sinh trưởng. Ở
Đồng Nai, cây keo lai 4 năm tuổi sinh trưởng nhanh hơn keo tai tượng 1,52 lần và
keo lá tràm 1,64 lần về chiều cao. Về đường kính, cây keo lai sinh trưởng nhanh
hơn keo tai tượng 1,09 lần và keo lá tràm 1,44 lần. Đối với người trồng rừng, điều
đáng quan tâm đó là hệ số biến động về đường kính và chiều cao của keo lai luôn
luôn nhỏ hơn keo tai tượng và keo lá tràm. Nói cách khác, quần thể keo lai có độ
đồng đều hơn hẳn hai loại keo bố mẹ (Lê Đình Khả, 1999).
2.2.6 Tiềm năng bột giấy của cây keo lai
Theo kết quả phân tích của Viện Giấy và Xenlulo Việt Nam, với cùng một
công nghệ nấu như nhau thì hiệu suất bột giấy cây 4 năm tuổi ở keo lai là 51,1%,
cao hơn hẳn keo lá tràm (47,51%) và keo tai tượng (47,14%). Tính năng bột giấy ở

giai đọan này thì keo lai là 232 kg/m. Keo lai còn có tính ưu việt hơn so với 2 loại
keo này về những chỉ tiêu quan trọng nhất của bột giấy như độ dai, độ chịu gấp.
Bảng 2.2: Bảng phân tích các chỉ tiêu bột giấy trên cây keo lai
Hiệu
Loài cây

suất bột
giấy
(%)

Keo lai
Keo tai
tượng
Keo lá
tràm

Độ trắng của
giấy sau khi
tẩy (%)

Độ dai

Độ chịu gấp

(m)

đôi (lần)

Độ tro (%)


Trước

Sau

Trước

Sau

Trước

Sau

tẩy

tẩy

tẩy

tẩy

tẩy

tẩy

51,10

85

8400


7100

1300

790

1,2

1,0

47,14

81

6852

6539

440

305

1,3

0,9

47,51

82


6670

5660

820

417

1,5

0,9

Điều đáng lưu ý nữa là, xét về tính chất vật lý và cơ học Phòng tài nguyên –
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cũng cho thấy các chỉ số như độ co rút, độ


 


hút ẩm, lực chống uốn tĩnh, lực chống uốn va đập, lực chống tách của keo lai đều
thể hiện tính trung gian giữa keo tai tượng và keo lá tràm. Vì thế, cây keo lai đã
khắc phục được nhược điểm và tận dụng được ưu điểm của cả bố lẫn mẹ (Lê Đình
Khả, 1999).
2.2.7 Khả năng cải tạo đất của cây keo lai
Keo tai tượng và keo lá tràm thuộc họ phụ Mimosoideae của các loài cây họ
Đậu nên có khả năng cố định đạm rất lớn. Keo lai là cây lai tự nhiên của keo tai
tượng và keo lá tràm nên keo lai cũng thuộc họ Đậu và keo lai có khả năng cố định
đạm nhờ số nốt sần ở rễ. Nốt sần của các loài keo Acacia do các loại vi khuẩn
Rhizobia khác nhau bao gồm các loài thuộc chi Rhizobium sinh trưởng nhanh lẫn
các loài thuộc chi bradyrhizobium sinh trưởng chậm trong các nốt sần (Lê Đình

Khả, 1999).
2.3 Sơ lược các nghiên cứu về keo lai trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1 Trên thế giới
Keo lai là tên gọi tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng và keo lá
tràm được Messrs Herburn và Shim phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972 ở Sook
Telupid thuôc bang Sabah của Malaysia.
Sau này Tham (1976) cũng coi đó là giống lai.
Đến tháng 7 năm 1978, sau khi xem xét các mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản
thực vật ở Queenslans (Autralia) được gửi đến từ tháng 1 năm 1977. Pedglay cũng
đã xác nhận đó là giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng và keo lá tràm.
Ngoài ra, keo lai còn được tìm thấy ở vùng Balamuk và old Tonda của Papua
New Guinea (Turnbull, 1986; Gun et al, 1987; Griffin, 1988), ở một số nơi khác tại
Sabah (Rufelds, 1987) và Ulu Kukut (Darus và Rasip, 1989) của Malaysia.
Từ năm 1992 ở Indonesia đã bắt đầu có thí nghiệm trồng keo lai từ nuôi cấy
mô phân sinh, cùng keo tai tượng và keo lá tràm (Umboh et at 1993).
Song, keo lai tự nhiên còn được tìm thấy trong vườn ươm keo tai tượng (lấy
giống từ Malaysia) của trạm nghiên cứu JonPu của viện nghiên cứu lâm nghiệp Đài


 


Loan (Kiang Tao et at 1988) và ở khu trồng keo tai tượng tại Quảng Châu (Trung
Quốc).
2.3.2 Ở Việt Nam
Keo lai được trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (viện khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam) phát hiện tại các vùng như Ba Vì (Hà Tây), Đông Nam Bộ, Tân
Tạo (Thành phố Hồ Chí Minh) và rải rác ở một số nơi khác như: tỉnh Đồng Nai
(Trảng Bom, Sông Mây, Trị An), tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Tây Nguyên, Pleiku (Kong Hà Nừng), Hòa

Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang...
Ở nước ta cũng đã có những nghiên cứu bước đầu về keo lai của Nguyễn
Đình Hải, Phạm Văn Tuấn (1993); Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc (1995)...
2.4 Kỹ thuật nhân giống in vitro
2.4.1 Khái niệm về nhân giống in vitro
Nhân giống in vitro hay nuôi cấy mô đều là những thuật ngữ mô tả các
phương thức nuôi cấy các bộ phận thực vật trong ống nghiệm có chứa môi trường
xác định ở điều kiện vô trùng. Môi trường có các chất dinh dưỡng như muối
khoáng, vitamin, các hormone tăng trưởng và đường.
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là một công cụ cần thiết trong nhiều lĩnh vực
nghiên cứu cơ bản và ứng dụng của ngành sinh học. Nhờ áp dụng kỹ thuật nuôi cấy
mô, con người đã thúc đẩy thực vật sinh sản nhanh hơn gấp nhiều lần tốc độ vốn có
trong tự nhiên. Do đó, tạo ra hàng loạt cá thể mới giữ nguyên tính trạng di truyền
của cơ thể mẹ, làm rút ngắn thời gian đưa một giống mới vào sản xuất.
Hơn nữa, dựa vào kỹ thuật nuôi cấy mô có thể duy trì và bảo quản cây trồng
quý hiếm.
Nhân giống vô tính bằng kỹ thuật nuôi cấy mô bắt đầu bằng một mảnh nhỏ
thực vật vô trùng đặt vào môi trường dinh dưỡng thích hợp. Chồi mới hay mô sẹo
mà mẫu cấy này tạo ra bằng sự tăng sinh, được phân chia và cấy chuyền để nhân
giống.

10 
 


Nuôi cấy mô tế bào thực vật cho đến nay được chứng minh là phương pháp
nghiên cứu quá trình hình thành cơ quan hiệu quả nhất. Qua các kết quả nghiên cứu
quá trình hình thành cơ quan in vitro (của White, Nobercourt, 1939 và Thorpe,
1980, 1988) cho thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp : môi trường nuôi cấy, điều
kiện nuôi cấy và mẫu được sử dụng trong nuôi cấy.

Vận dụng quá trình hình thành cơ quan in vitro qua sự tác động tương hỗ của
các nhân tố nói trên, có hàng ngàn loài thực vật đã được nghiên cứu quá trình hình
thành chồi và rễ.
2.4.2 Cơ sở khoa học chung về nuôi cấy mô tế bào thực vật
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là một ngành khoa học trẻ nằm trong sinh lý
thực vật. Ở nước ta ngành này mới được chú ý và phát triển khoảng 15 – 20 năm trở
lại đây. Trong công tác giống cây trồng, kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật đã
được phát triển những cơ sở lý thuyết về tế bào học và cơ sở sinh lý thực vật học
như Nguyễn Văn Uyển (1996) và một số nhà nuôi cấy mô nước ngoài đã nhận
định :
- Đó là tính toàn thể của mô và tế bào thực vật, cho phép tái sinh được cây
hoàn chỉnh từ mô, thậm chí từ một tế bào nuôi cấy tách rời. Đây là một điểm rất
quan trọng bởi vì trên cơ sở đơn vị mô, tế bào, các nhà sinh vật học thực hiện được
những kỹ thuật tiên tiến cho việc chọn, cải thiện và lai tạo giống cây trồng.
- Khả năng loại trừ virus bằng nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, tạo các dòng vô
tính sạch bệnh ở các cây nhân giống vô tính. Vấn đề này được các nhà khoa học
khai thác để phục tráng các giống khoa tây, cây ăn trái (cam, quýt).
- Khả năng dùng chồi nách, các thể chồi protocorm vào nhân giống vô tính
với tốc độ cực nhanh cây trồng phục vụ sản xuất : cây lương thực (khoai tây), cây
cảnh (phong lan), cây lâm nghiệp (bạch đàn, tếch, keo lai...).
- Khả năng bảo quản các nguồn gen bằng nuôi cấy trong ống nghiệm, khả
năng trao đổi quốc tế các nguồn gen sạch bệnh dưới dạng cây nuôi trong ống
nghiệm.

11 
 


- Khả năng tạo các cây đơn bội qua nuôi cấy túi phấn và hạt phấn, từ đó tạo
ra các dòng đồng hợp tử tuyệt đối và nhờ đó rút ngắn được chu trình lai tạo.

- Khả năng hấp thu DNA ngoại lai vào tế bào nhờ công nghệ gen.
- Khả năng nuôi cấy tế bào thực vật như nuôi cấy vi sinh vật và qua đó ứng
dụng di truyền phân tử vào thực vật bậc cao phục vụ công tác tạo giống.
- Kỹ thuật nuôi cấy protoplast và khả năng dung hợp protoplast tái sinh cây
hoàn chỉnh từ các protoplast lai.
- Khả năng sử dụng nuôi cấy phôi để khắc phục hiện tượng bất thụ khi lai xa.
- Khả năng tồn trữ các tế bào thực vật sống trong thời gian dài và nhiệt độ
thấp không mất tính toàn thể của tế bào.
Đồng thời việc nuôi cấy mô tế bào cũng tạo ra những cơ sở cho quá trình
nghiên cứu di truyền thực vật, vai trò chất điều hòa sinh trưởng thực vật.
Ngày nay, cùng với công nghệ gen, nuôi cấy mô tế bào là một phần quan
trọng không thể thiếu, thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ sinh học trong
ngành kinh tế. Hai nhiệm vụ lớn của ngành công nghệ sinh học thực vật ở nước ta
là : tạo ra các giống cây trồng mới bằng phương pháp công nghệ sinh học thực vật,
đặc biệt là công nghệ gen và nhân nhanh các giống, dòng ưu việt bằng kỹ thuật nuôi
cấy mô tế bào thực vật (Nguyễn Văn Uyển, 1996).
2.4.3 Lợi ích của nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật
Nuôi cấy mô giống như nhân giống vô tính vì phương pháp này tạo ra cây
con đồng nhất và giống như cây mẹ về mặt di truyền. Đối với các cây trồng thuộc
nhóm thụ phấn chéo như phần lớn các loài cây ăn trái, các cây con sinh ra từ hạt
không hoàn toàn đồng nhất và có thể không giống như cây mẹ, trong trường hợp
này nhân giống vô tính có lợi điểm hơn nhân giống từ hạt.
So với kiểu nhân giống vô tính thông thường (chiết cành, hom), nhân giống
bằng nuôi cấy mô có ưu điểm là có thể nhân một số lượng cây con lớn từ một cá thể
ban đầu trong thời gian ngắn.
Có thể tạo ra cây con sạch bệnh nhờ áp dụng việc chọn lọc vật liệu ban đầu
một cách chặt chẽ hoặc làm cho vật liệu ban đầu trở nên sạch bệnh. Không chiếm

12 
 



nhiều diện tích, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, điều kiện ngoại cảnh. Một giống
cây quý có thể được nhân ra nhanh chóng để đưa vào sản xuất.
2.4.4 Các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
Theo Dương Công Kiên (2002) nuôi cấy mô tế bào thực vật có các phương
pháp sau:
- Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng;
- Nuôi cấy mô sẹo;
- Nuôi cấy tế bào đơn;
- Nuôi cấy protoplast - chuyển gen;
- Nuôi cấy hạt phấn đơn bội.
2.4.5 Các bước nhân giống invitro
Theo Dương Công Kiên (2002), nhân giông vô tính các cây trồng trong
invitro
thường trải qua các bước sau:
- Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng;
- Tạo thể nhân giống invitro;
- Nhân giống invitro;
- Tái sinh cây hoàn chỉnh invitro;
- Chuyển cây invitro ra vườn ươm.
2.4.6 Kỹ thuật trồng cây in vitro
Cây con đem ra khỏi môi trường nuôi cấy và rửa sạch agar để giảm sự nhiễm
trùng. Đôi khi các bình nuôi cấy được đặt trong vườn ươm vài ngày trước khi cấy
để cây mầm thích ứng dần với chế độ ánh sáng và nhiệt độ bên ngoài. Việc mở nắp
trước khi chuyển cây được thực hiện để ngăn cản sự hút ẩm và thuận lợi cho sự tự
dưỡng.
Cơ chất (đất, tro, bùn, phân xanh ủ...) có thể trộn lẫn để cấy trồng. Nên sử
dụng loại cơ chất mà loại cây trồng đó phát triển tốt trong phương pháp nhân giống
vô tính thông thường. Vấn đề chính là cơ chất phải xốp, thoáng khí, tưới tiêu tốt và

pH cao (5,5 – 5,7) để rễ phát triển nhanh (Domiano, 1980).

13 
 


Che phủ cây bằng nhiều tấm plastic trong suốt và sử dụng phun sương liên
tục hay gián đoạn cần được thực hiện để kiểm soát ẩm độ.
Để làm thuận lợi và cải thiện sự sinh trưởng của cây trồng có thể dùng phân
bón thêm trực tiếp trong cơ chất hoặc phun lên cây trồng các loại muối vô cơ của
môi trường nuôi cấy hay cung cấp dinh dưỡng cho cây giúp cản trở sự mất nước
(Lane, 1979).
Cây in vitro nhỏ, mềm, có ít hay không có cutin nên mẫn cảm với sự tấn
công của mầm bệnh. Thuốc sát khuẩn được sử dụng để ngăn cản sự tấn công này
trong tiến trình thích nghi của cây trồng, có thể áp dụng trực tiếp lên cơ chất hay lên
cây trồng trong môi trường nước và trong thời kỳ cấy trồng (Carreto, 1992).
2.4.7 Ứng dụng của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là một ngành khoa học trẻ nằm trong sinh lý
thực vật, được hình thành vào thế kỷ XX nhưng đã đóng góp nhiều thành tựu to lớn
trong lĩnh vực chọn giống, cho việc nghiên cứu di truyền của thực vật, cơ chế sinh
tổng hợp thực vật, vai trò của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và nhiều vấn đề cơ
bản khác. Hàng loạt cây trồng mang phẩm chất tốt, năng suất cao hơn được ra đời.
Ở nước ta, việc nghiên cứu nuôi cấy mô tế bào thực vật chỉ mới bắt đầu từ
năm 1975, nhưng đã gặt hái được những thành tựu không nhỏ trong chọn giống và
nhân giống cây trồng nông nghiệp, với những cây quan trọng như lúa, mía, cà phê,
khoai tây... Đến nay, không ai còn lạ đối với chuối, phong lan cấy mô và hàng trăm
giống cây trồng đã hoàn chỉnh quy trình nuôi cấy.
Nuôi cấy mô tế bào thực vật ngày nay có ý nghĩa quan trọng trong công nghệ
sinh học. Thật vậy, khi tiến hành các kỹ thật chuyển gen để tạo ra các giống cây
trồng mới, chúng ta đều cần đến kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật.

Hầu hết các nguyên liệu nuôi cấy mô thích hợp trên 350 loại cây trồng, bao
gồm thực vật hạt kín, thực vật hạt trần và dương xỉ có thể nuối cấy invitro và được
cảm ứng thành mầm, chồi, phôi bất định hay cây hoàn chỉnh.
Nhân giống bằng nuôi cấy mô có nhiều lợi điểm sau:
- Tạo ra các dòng cây con hoàn toàn đồng nhất về mặt di truyền;

14 
 


×