Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi đến vi sinh vật nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.46 KB, 55 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
Chương 1:
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Con người hiện nay là sinh vật đứng đầu trong các giới . Con người khai thác
tài nguyên , sản xuất thực phẩm , gầy dựng cuộc sống để phục vụ cho nhu cầu của
mình . Bên cạnh việc gây tác hại không nhỏ cho môi trường thì hiện nay chúng ta
cũng đang ra sức hồi phục lại phần nào thiệt hại . Nhưng thời gian qua việc gây ô
nhiễm đã ảnh hưởng không ít như : làm biến đổi nguồn nước gây nên dịch ung thư ở
một số làng nhỏ , ô nhiễm nguồn biển khiến số lượng cá giảm nặng nề gây thiệt hại
cho cư dân miền biển ,… Và trong số đó , mới nhất được phát hiện gần đây thì chính
là việc vi sinh vật bị biến thể cấu trúc gen trong một con kênh bị ô nhiễm . Ngày
nay , tuy con người đang làm chủ vi sinh vật , sử dụng chúng để xử lý nguồn nước
thải nhưng mặc khác chúng ta cũng không thể lường trứơc được hậu quả một khi có
sự thay đổi xảy ra.
Nhưng nhờ vào sự thay đổi đó mà ta có thể kiểm tra đánh giá được mức độ ô
nhiễm của môi trường , mà chủ yếu là môi trường nước .
Bên cạnh đó, phải kể đến chăn nuôi, vốn là một ngành rất quen thuộc, bởi vì
đã có từ rất lâu trên thế giới. Ban đầu chỉ ở quy mô gia đình nhằm đảm bảo nguồn
thực phẩm động vật hoặc sức kéo cho hộ hay nhóm gia đình nhỏ. Nhưng hiện nay
ngành chăn nuôi đã phát triển ở mức độ sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn
nhằm cung cấp một số lượng lớn thực phẩm động vật cho nhu cầu sử dụng ngày
càng cao của con người. Các tiến bộ khoa học liên tục được áp dụng nhằm tạo ra
năng suất và chất lượng cao hơn. Tuy nhiên từ quá trình chăn nuôi tập trung cao độ
này đã nảy sinh một vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội, đó là ô nhiễm môi
trường. Khó khăn trong việc thu gom, tồn trữ và xử lý các chất thải chăn nuôi là
những vấn đề đầu tiên gắn liền với chăn nuôi tập trung.
SVTH: Dương Huỳnh Anh 1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
Chất thải trong chăn nuôi heo bao gồm phân, nước tiểu, chất độn, thức ăn rơi
vãi và nước làm vệ sinh chuồng trại. Không giống như phân bò hay phân gia cầm


khác, việc xử lý và quản lý chất thải trong chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, Chất
thải gia súc còn tác hại ở phạm vi lớn hơn, thong qua việc gây ô nhiễm đất, nước,
không khí, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Đối với ô nhiễm môi trường
nước do chất thải chăn nuôi bao gồm cả hiện tượng phú dưỡng hoá đối với nước mặt
làm cho nước có mùi khó chịu không sử dụng được, bên cạnh đó chính sự phát triển
của tảo thường dẫn đến sự tái ô nhiễm.
Ở các nước chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi là một trong những ngành gây ô
nhiễm lớn nhất và đang là mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh,
Hàn Quốc Nhiều nghiên cứu đã thực hiện trên các mặt quản lý, xử lý và sử dụng
nhằm tái sử dụng các chất thải chăn nuôi. Tại các nước Ấn Độ, Trung Quốc những
nghiên cứu ứng dụng sản xuất biogas từ phân gia súc làm phân bón đã thực hiện rất
nhiều từ những năm 1970 (Broda; Kijne).
Ở Việt Nam, khía cạnh môi trường của ngành chăn nuôi mới chỉ được quan
tâm trong một vài năm trở lại đây khi ngành chăn nuôi hàng hoá đang ngày càng gia
tăng. Một số ít nghiên cứu về sử dụng phân gia súc vào các mục đích kinh tế khác
như phân bón, biogas… đã được thực hiện. Tuy nhiên chưa có những nghiên cứu
đánh giá toàn diện hiện trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi nhằm xây dựng các
chính sách quản lý, các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm và tái sử dụng hợp lý
chất thải gia súc. Do vậy đây là một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện
nay tại nước ta.
Và chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải
chăn nuôi đến vi sinh vật nước” sẽ giúp chúng ta thấy được phần nào khía cạnh đáng
ngại của vấn đề.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
+ Tìm hiểu hiện trạng chăn nuôi, hiện trạng ô nhiễm môi trường nước do chất
thải chăn nuôi heo thải ra tại 1 trại chăn nuôi trên địa bàn xã Tân Lâm, huyện Cần
Đước, tỉnh Long An.
SVTH: Dương Huỳnh Anh 2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
+ Đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi tại

trại.
+ Đưa ra nồng độ xả thải thích hợp vào môi trường.
+ Góp phần thúc đầy cải thiện ô nhiễm môi trường từ hoạt đông sản xuất chăn
nuôi ở trại phát triển theo hướng bền vững nhằm hạn chế được những tác hại đế sức
khoẻ con người, gia súc, gia cầm và hạn chế lan truyền dịch bệnh.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu chính trong luận văn là:
+ Điều tra thực địa, lấy mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm.
+ Nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm về quản lý và phòng chống ô nhiễm tại
các trại chăn nuôi trên thế giới.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
 Ý nghĩa khoa học: Dựa trên kết quả nghiên cứu, xác định được những biến
đổi xa hơn của vi sinh vật, xác định được những độc chất gây hại cho môi trường và
đời sống con người.
 Ý nghĩa thực tiễn: Do lượng xả thải ngày càng nhiều làm cho môi trường
nước ngày càng ô nhiễm nặng nề hơn, gây ra nhiều tổn thất nặng nề về kinh tế. Do
nhu cầu mỹ quan đô thị và nhu cầu cải thiện nguồn nước.
Dùng đúng phương pháp xử lý vấn đề ô nhiễm, không phải bất cứ phương
pháp nào cũng thích hợp.
SVTH: Dương Huỳnh Anh 3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
Chương 2 :
TỔNG QUAN
2.1. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI
2.1.1. Vai trò:
Các vật nuôi vốn là các động vật hoang được con người thuần dưỡng, chọn
giống, lai tạo, làm cho chúng thích nghi với cuộc sống gần người.
Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại, nó cung cấp cho con người
thực phẩm có dinh dưỡng cao, nguồn đạm động vật như thịt, sữa, các sản phẩm từ
sữa, trứng. Sản phẩm của ngành chăn nuôi còn là nguyên liệu cho công nghiệp sản

xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu,da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp),
dược phẩm và cho xuất khẩu. Ngành chăn nuôi còn cung cấp sức kéo và phân bón
cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. Trồng trọt kết hợp với
chăn nuôi tạo ra nền nông nghiệp bền vững.
2.1.2. Đặc điểm:
Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở
nguồn thức ăn. Đây là đặc điểm quan trọng nhất. Ngoài nguồn thức ăn ở các đồng cỏ
tự nhiên ra thì phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi đều do ngành trồng trọt cung
cấp.
Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa
học – kỹ thuật. Các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, các đồng cỏ trồng với các giống
mới cho năng suất và chất lượng cao ngày càng phổ biến. Thức ăn cho gia súc, gia
cầm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp.
Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình
thức (từ chăn thả, sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi từ chuồng trại đến chăn nuôi
công nghiệp) và theo hướng chuyên môn hoá (thịt, sữa, len, trứng…)
SVTH: Dương Huỳnh Anh 4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
2.1.3. Các ngành chăn nuôi:
2.1.3.1. Ngành chăn nuôi gia súc
Trâu, bò là các loại gia súc lớn được nuôi phổ biến để lấy thịt, sữa, da và các
sản phẩm khác. Ở các nước đang phát triển, trâu bò là nguồn sức kéo chủ yếu trong
nông nghiệp. Thịt trâu, bò chiếm khoảng 40% sản lượng thịt sử dụng trên toàn thế
giới.
 Chăn nuôi bò
Bò chiếm vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi, thường được chuyên môn
hoá theo ba hướng: lấy thịt, lấy sữa hay lấy thịt - sữa. Bò thịt được nuôi phổ biến trên
các đồng cỏ tươi tốt ở châu Âu, châu Mĩ theo hình thức chăn thả. Trước khi đưa vào
lò mổ, bò được vỗ béo ở các chuồng trại với thức ăn chế biến tổng hợp. Bò sữa được
nuôi chủ yếu trong các chuồng trại, được chăm sóc chu đáo, áp dụng những thành

tựu chăn nuôi hiện đại.
Đàn bò của thế giới vào đầu thế kỉ XXI có trên 1,3 tỉ con, với sản lượng thịt
gần 50 triệu tấn/năm. Nước có đàn bò đông nhất là Ấn Độ, nhưng bò ở nước này
được nuôi dưỡng kém, sức sinh sản thấp. Những nước sản xuất nhiều thịt bò và sữa
bò nhất là Hoa Kì, Bra-xin, các nước EU, Trung Quốc, Ác-hen-ti-na.
 Chăn nuôi trâu
Trâu là vật nuôi của miền nhiệt đới nóng ẩm. Hiện nay, người ta nuôi trâu chủ
yếu để lấy sức kéo, phân bón, da và sữa. Đàn trâu của thế giới hiện có trên 160 triệu
con. Khu vực nuôi nhiều trâu nhất là Nam Á, Đông Nam Á.
 Chăn nuôi lợn
Lợn là vật nuôi quan trọng thứ hai sau bò, dùng để lấy thịt, mỡ, da. Sản lượng
thịt lợn hiện nay vượt sản lượng thịt trâu, bò. Đối với các nước đang phát triển, nuôi
lợn còn tận dụng được nguồn phân bón ruộng.
Thức ăn cho lợn cần nhiều tinh bột. Ngoài ra, lợn có thể được nuôi bằng thức
ăn thừa của người và phế, phụ phẩm của các nhà máy chế biến thực phẩm. Vì vậy,
SVTH: Dương Huỳnh Anh 5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
lợn thường nuôi tập trung ở các vùng trồng cây lương thực thâm canh, các vùng
ngoại thành.
Đàn lợn của thế giới hiện nay có trên 900 triệu con, trong đó gần ½ thuộc về
Trung Quốc.
2.1.3.2. Chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm có mặt ở tất cả các quốc gia trên thế giới, để cung cấp thịt,
trứng cho bữa ăn hàng ngày của con người và là nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến thực phẩm. Trong các loại gia cầm thì gà là vật nuôi quan trọng hơn cả.
Số lượng gia cầm của thế giới tăng nhanh, hiện có trên 15 tỉ con. Trung Quốc,
Hoa Kì, các nước EU, Bra-xin, Liên bang Nga, Mê-hi-cô là những nước có ngành
chăn nuôi gia cầm phát triển.
2.2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO NGÀNH CHĂN NUÔI:
2.2.1. Nguồn phát thải ô nhiễm:

Chất thải sinh ra do hoạt động chăn nuôi bao gồm ở dạng rắn, lỏng như: phân,
thức ăn rơi vãi, nước tiểu, nước rửa chuồng, … và khí thải chăn nuôi thải ra. Mặt
khác, khối lượng chất thải sinh ra từ vật nuôi phụ thuộc vào chủng loại, giống, giai
đoạn sinh trưởng, chế độ dinh dưỡng và phương thức vệ sinh chuồng trại.
Bảng 2.1: Lượng phân gia súc, gia cầm thải ra hàng ngày tính trên phần trăm tỉ
trọng cơ thể (Nguồn: Trương Thanh Cảnh, 2006)
Loại gia súc Khối lượng phân (% tỉ trọng)
Heo 6 – 8
Bò sữa 7 – 8
Bò Thịt 5 – 8
Gà, vịt 5
2.2.2. Thành phần chất thải chăn nuôi heo:
SVTH: Dương Huỳnh Anh 6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
2.2.2.1. Chất thải rắn:
 Phân:
Phân là chất thải rắn do heo bài tiết ra mỗi ngày, ở dạng răn hoặc lỏng. Tuỳ
vào độ tuổi, chế độ dinh dưỡng mà số lượng, thành phần của phân khác nhau.
Thành phần phân heo chủ yếu gồm nước (56 – 83%) và các chất hữu cơ.
Ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng N, P, K dưới dạng các hợp chất hữu cơ và vô
cơ. Phân heo nói chung được xếp vào loại phân lỏng hoặc hơi lỏng.
Bảng 2.2: Thành phần hoá học của phân heo có trọng lượng từ 70 – 100kg.
(Nguồn: Trương Thanh Cảnh & cộng tác viên, 1997, 1998)
Đặc tính Đơn vị Giá trị
pH - 6.47 – 6.95
Vật chất khô g/kg 213 – 342
NH4-N g/kg 0.66 – 0.76
Nt g/kg 7.99 – 9.32
Tro g/kg 32.5 – 93.3
Chất xơ g/kg 151 – 261

Carbonates g/kg 0.23 – 2.11
Các axit béo mạch ngắn g/kg 3.83 – 4.47
Theo nghiên cứu của TS.Trương Thanh Cảnh(1997, 1998) thì N
tổng
trong phân
heo 70 – 100 kg chiếm từ 7.99 – 9.32 g/kg. Đây là nguồn dinh dưỡng có giá trị, cây
trồng dễ hấp thu và góp phần cải tạo đất nếu sử dụng hợp lý. Ngoài ra, trong phân
heo cũng như phân gia súc còn chứa rất nhiều virus, ấu trùng, trứng giun sán… có
hại cho sức khoẻ của con người và gia súc. Các loại này có thể tồn tại vài ngày đến
vài tháng trong phân, trong nước thải và trong đất.
 Xác gia súc:
Chúng có đặt tính phân huỷ sinh học, bốc mùi hôi thối lan nhanh trong không
khí và cũng như tác nhân truyền bệnh cho người và vật nuôi. Thông thường heo chết
sau 2 ngày là sinh mùi rất khó chịu, nếu không xử lý kịp thời để lâu sẽ gây tác hại rất
nghiêm trọng cho môi trường. Do đó, chuồng trại nơi có vật nuôi chết cần phải vệ
SVTH: Dương Huỳnh Anh 7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
sinh và khử trùng. Một số hộ chăn nuôi gia đình xử lý đối với những con heo bị chết
đều không đúng theo tiêu chuẩn, họ thường xử lý bằng cách khi thấy heo có dấu hiệu
bị bệnh sắp chết thì đem bán với giá cực rẻ. Điều này có hại cho sức khoẻ con người
khi dùng phải heo bệnh chưa qua kiểm dịch.
 Vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y:
Các vật dụng, chăn nuôi hay thú y bị loại bỏ như bao bì, kim tiêm, thuốc thú
y, … cũng là một nguồn quan trọng dễ gây ô nhiễm môi trường.
 Thức ăn thừa, các chất thải khác:
Trong những trường hợp chăn nuôi dùng ổ lót như rơm rạ, vải, … sau một
thời gian sử dụng phải bỏ đi vì những chất thải này có thể mang theo phân, nước tiểu
và vi sinh vật gây bệnh. Thức ăn thừa từ chăn nuôi cũng góp phần gây ô nhiễm môi
trường vì hầu hết đều là chất hữu cơ dễ phân huỷ như cám , ngũ cốc, tôm, … và
trong tự nhiên những chất này bị phân huỷ sinh ra mùi khó chịu ảnh hưởng đến môi

trường xung quanh.
2.2.2.2. Nước thải
 Nước tiểu:
Nước tiểu heo có thành phần chủ yếu là nước(chiếm trên 90% tổng khối
lượng nước tiểu), ngoài ra còn có một lượng lớn Nitơ(chủ yếu dưới dạng Urê) và
photpho. Và khi nước tiểu được động vật bài tiết ra ngoài, trong điều kiện có oxy ở
môi trường , chúng dễ dàng phân huỷ tạo thành ammoniac gây mùi khó chịu. Tuy
nhiên có thể dùng bón cho cây vì đây là nguồn giàu Nitơ, Photpho và Kali. Thành
phần nước tiểu thay đổi tuỳ thuộc vào loại gia súc, tuổi, chế độ dinh dưỡng và điều
kiện khí hậu.
Bảng 2.3: Thành phần hoá học của nước tiểu có trọng lượng từ 70 – 100 kg
(Nguồn: Trương Thanh Cảnh & cộng tác viên, 1997, 1998)
SVTH: Dương Huỳnh Anh 8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
Đặc tính Đơn vị Giá trị
Vật chất khô g/kg 30.9 – 35.9
NH
4
-N g/kg 0.13 – 0.40
N
t
g/kg 4.90 – 6.63
Tro g/kg 8.5 – 16.3
Urê mol/l 123 – 196
Carbonat g/kg 0.11 – 0.19
pH 6.77 – 8.19
 Nước rửa chuồng và tắm gia súc:
Có nguồn gốc từ việc tắm rửa heo, vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống, …Đây
là một nguồn ô nhiễm rất nặng, chứa các hữu cơ, vô cơ có trong phân, nước tiểu và
thức ăn, … tuỳ vào cách thức vệ sinh chuồng trại cũng như độ tuổi và chế độ ăn của

heo mà mức độ ô nhiễm của nước thải khác nhau.
Bảng 2.4: Tính chất nước thải chăn nuôi heo
(Nguồn: Trương Thanh Cảnh & cộng tác viên, 1997, 1998)
Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
Độ màu Pt - Co 350 – 870
Độ đục mg/l 420 – 550
BOD
5
mg/l 3500 – 8900
COD mg/l 5000 – 12000
SS mg/l 680 – 1200
P
t
mg/l 36 – 72
N
t
mg/l 220 – 460
Dầu mỡ mg/l 5 – 58
pH mg/l 6.1 – 7.9
Nước thải chăn nuôi không chứa các chất độc hại như nước thải công
nghiệp(acid, kiềm, kim loại nặng, chất oxy hoá, …) nhưng chứa rất nhiều loại ấu
trùng, vi trùng, trứng giun sán có trong phân.
2.2.2.3. Khí thải
Các khí thải ra trong chuồng nuôi, tại các bãi, hầm chứa chất thải như NH
3
,
H
2
S, CH
4

, CO
2
, Indol, Skatol, … là sản phẩm của quá trình phân huỷ kị khí và hiếu
khí các chất hữu cơ trong chất thải chăn nuôi(chủ yếu là phân và nước tiểu).
SVTH: Dương Huỳnh Anh 9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
Nồng độ các khí này khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường(nhiệt độ,
độ ẩm, bức xạ, …) và cách thức thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải. Tuỳ
vào nồng độ của các khí mà tác động của chúng lên gia súc, gia cầm và con người
khác nhau.
Quá trình phân huỷ chất và tạo ra các chất khí thải gia súc, gia cầm do vi sinh
vật như sau:
Hình 2.1: Sơ đô các khí sinh ra trong quá trình phân huỷ chất thải chăn
nuôi( Trương Thanh Cảnh, 1999).

2.2.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường:
Với những tính chất đã mô tả như trên, phân. Nước tiểu và nước thải chăn
nuôi heo nếu không được trước khi thải vào môi trường sẽ gây hậu quả rất nghiêm
trọng, nhất là trong trường hợp chăn nuôi ở quy mô lớn. Chất thải chăn nuôi sẽ đe
doạ đến cả môi trường đất, nước và không khí.
2.2.3.1. Ô nhiễm môi trường nước:
SVTH: Dương Huỳnh Anh 10
NH
3
H2S
Indol. Schatol. Phenol
Acid hữu cơ mạch
Protein
Acid hữu cơ
Cacbohydrat

Alcohol
Aldehydes
H2O, CO2 và CH4
Hydrocacbon mạch ngắn (CH4)
Lipit
Acid
béo
Alcohol
H2O, CO2 và
CH4
Aldehydes, Ketones
Và Ketones
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
Khí thải chăn nuôi không được xứ lý hay xử lý không triệt để và được thải
vào các ao, hồ, sông, rạch, … sẽ làm ô nhiễm môi trường nước. Bởi vì chất thải chăn
nuôi chứa nhiều chất hữu cơ, khi thải vào môi trường nước, các vi sinh vật hiếu khí
phải sử dụng oxy hoà tan để phân huỷ các chất này, làm giảm lượng oxy hoà tan
trong nước, dẫn đến suy giảm chất lượng nước. Mặt khác chất thải chăn nuôi chứa
nhiều chất dinh dưỡng nên chúng gây ra hiện tượng phú dưỡng hoá gây ảnh hưởng
đến đời sống của thuỷ sinh vật trong môi trường tiếp nhận. Bên cạnh đó, nước là môi
trường thích hợp cho các loài sinh vật gây bệnh tồn tại trong phân phát triển. Không
những thế chất thải sẽ thấm xuống đất, đi vào nước ngầm làm ô nhiễm môi trường
nước ngầm, nhất là các giếng mạch nông gần chuồng gia súc hay hố chứa chất thải
mà không có hệ thống thoát nước an toàn.
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải tính cho 1000 kg trọng lượng của lợn
(Nguồng Trương Thanh Cảnh, 2006)
Chỉ tiêu Khối lượng (kg)
Tổng lượng phân 84
Tổng lượng nước tiểu 39
TS 11

BOD5 3.1
NH4-N 0.29
SS 0.027
 Chất hữu cơ:
Trong thức ăn, một số chất chưa được đồng hoá và hấp thụ nên bài tiết ra
ngoài theo phân, nước tiểu cùng các sản phẩm trao đổi chất. Ngoài ra, các chất hữu
cơ còn từ nguồn khác như thức ăn thừa, ổ lót, xác chết gia súc không được xử lý. Sự
phân huỷ các chất béo trong nước còn làm thay đổi pH của nước, gây điều kiện bất
lợi co hoạt động phân huỷ các chất ô nhiễm.
Một số chất cacbohydrat, chất btrong nước thải có phân tử lớn nên không
thấm qua màng vi sinh vật . Để chuyển hoá các phân tử này trước tiên phải qua quá
trình thuỷ phân các chất phức tạp thành các chất giản đơn hơn(đường đơn, axit amin,
SVTH: Dương Huỳnh Anh 11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
axit béo mạch ngắn). Quá trình này tạo các sản phẩm trung gian gây độc cho thuỷ
sinh vật.
 Nitơ, Photpho:
Khả năng hấp thụ nitơ, photpho của gia súc tương đối thấp nên phần lớn sẽ
bài tiết ra ngoài. Do đó, hàm lượng nitơ, photpho trong chất thải chăn nuôi tương đối
cao, nếu không xử lý sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hoá nguồn nước, ảnh hưởng
đến hệ sinh thái nước.
Hàm lượng nitrat cao trong nước sẽ gây độc hại cho con người. Do trong hệ
tiêu hoá, ở điều kiện thích hợp, nitrat sẽ chuyển thành nitrit, có thể hấp thụ vào máu
kết hợp với hồng cầu, ức chế chức năng vận chuyển oxi của hồng cầu.
 Vi sinh vật:
Trong phân chứa nhiều loại vi trùng, virus, trứng giun sán gây bệnh. Chúng
lan truyền qua nguồn nước mặt, nước ngầm, đất hay rau quả nếu sử dụng nước ô
nhiễm vi sinh vật để tưới tiêu. Vi sinh vật từ chăn nuôi cũng có thể thấm vào đất ảnh
hưởng đến mạch nước ngầm.
2.2.3.2. Ô nhiễm môi trường không khí:

Môi trường không khí ở khu vực chuồng trại và xung quanh cơ sở chăn nuôi
luôn có mùi rất đặc trưng và đây sẽ là một tác nhân ô nhiễm rất khó chịu nếu không
có biện pháp quản lý đúng cách. Các khí gây mùi chủ yếu từ quá trình phân huỷ yếm
khí chất thải chăn nuôi như NH
3
, H
2
S, các hợp chất của Mêcartan, … trong thành
phần khí thải ra từ chăn nuôi còn có chứa một lượng đáng kể CO
2
và CH
4
. Tất cả các
khí này tồn tại trong môi trường không khí của khu vực chăn nuôi tạo nên một mùi
đặc trưng hôi thối rất khó chịu, ở nồng độ cao chúng có thể gây ngạt, kich thích niêm
mạc mắt và mũi, gây choáng váng nhức đầu, gây nổ, …
 Ảnh hưởng của mùi:
Có gần 200 chất tạo mùi trong chất thải. Mùi thối sinh ra trong hoạt động
chăn nuôi heo là sản phẩm của quá trình phân huỷ các chất thải. Mùi phụ thuộc vào
SVTH: Dương Huỳnh Anh 12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
khẩu phần thức ăn và quá trình lưu trữ hay xử lý nước thải. Tuy nhiên, sự thối rửa
của phân không phải nguồn gốc duy nhất của mùi, thức ăn thừa thối rửa, phụ phẩm
của chế biến thực phẩm dùng cho gia súc ăn cũng gây mùi khó chịu.
Bảng 2.6: Đặc điểm các khí sinh ra khi phân huỷ kị khí
(Nguồn: Trương Thanh Cảnh, 1999)
Loại khí Mùi Đặc điểm Giới hạn tiếp
xúc
Tác hại
NH3 Mùi hăng, xốc

Nhẹ hơn
không khí
20 ppm
Kích thích mắt
và đường hô
hấp trên, gây
ngạt ở nồng độ
cao, dẫn đến tử
vong
CO2 Không mùi
Nặng hơn
không khí
1000 ppm
Gây uể oải,
nhức đầu, có
thể gây ngạt
dẫn đến tử
vong ở nồng
độ cao.
H2S Mùi trứng thối
Nặng hơn
không khí
10 ppm
Là khí độc:
gây nhức đầu,
chóng mặt,
buồn nôn, bất
tỉnh, tử vong.
CH4 Không mùi
Nhẹ hơn

không khí
1000 ppm
Gây nhức đầu,
gây ngạt.
Các chất khí này thường là sản phẩm của quá trình phân huỷ kị khí phân rã
qua phân huỷ bởi vi sinh vật không sử dụng oxy, chúng ảnh hưởng rất mạnh đến
khướu giác của con người. Những người dân sống xung quanh có khả năng mắc các
chứng bệnh về đường hô hấp rất cao.
 Ảnh hưởng của khí NH
3
:
SVTH: Dương Huỳnh Anh 13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
Trong chăn nuôi heo, lượng nước tiểu sinh ra hằng ngày rất nhiều với thành
phần khí NH
3
là chủ yếu. Chất khí này có nồng độ cao kích thích mạnh lên niêm
mạc, mặt mũi, đường hô hấp dễ dị ứng tăng tiết dịch, gây co thắt khí quản và gây ho.
Nếu nồng độ cao sẽ gây huỷ hoại đường hô hấp. Trong máu, NH
3
bị oxy hoá tạo
thành NO
2
làm hồng cầu trong máu chuyển động hỗn loạn, ức chế chức năng vận
chuyển oxy đến các cơ quan của hồng cầu, trường hợp nặng có thể gây thiếu oxy ở
não dẫn đến nhức đầu, mệt mỏi thậm chí có thể gây tử vong.
Bảng 2.7: Ảnh hưởng của NH
3
lên người và heo
(Nguồn: Barker và cộng tác viên, 1996)

Đối tượng Nồng độ tiếp xúc Tác hại hay triệu chứng
Với người
6 ppm đến 20 ppm trở lên
Ngứa mặt, khó chịu ở
đường hô hấp.
100 ppm trong 1 giờ Ngứa ở bề mặt niêm mạc.
400 ppm trong 1 giờ
Ngứa ở mặt, mũi và cổ
họng.
1720 ppm (dưới 30 phút)
Ho, co giật dẫn đến tử
vong.
700 ppm (dưới 60 phút)
Lập tức ngứa ở mặt, mũi
và cổ họng.
5000 ppm – 10000 ppm
(vài phút)
Gây khó thở, ngẹt thở,
xuất huyết phổi, ngất do
ngạt, có thể tử vong.
10000 ppm trở lên Tử vong.
Với heo
50 ppm
Năng suất và sức khoẻ
giảm, nếu hít lâu dễ sinh ra
chứng viêm phổi và các
bệnh khác về đường hô
hấp.
100 ppm
Hắt hơi, chảy nước bọt, ăn

không ngon.
300 ppm trở lên
Ngứa mũi, miệng, tiếp xúc
lâu dẫn đến thở gấp.
SVTH: Dương Huỳnh Anh 14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
 Ảnh hưởng của H
2
S:
H
2
S là khí không màu, mùi trứng thối, được sinh ra trong quá trình khử các
amin chứa lưu huỳnh torng thời ký ủ phân, lưu trữ và xử lý kị khí chất thải. Cơ quan
khứu giác của người có thể cảm nhận H
2
S ở ngưỡng 0.025 ppm. H
2
S là khí độc, có
thể gây chết khi tiếp xúc với một lượng nhỏ.
H
2
S còn gây rối loạn hoạt động một số men vận chuyển điện tử trong chuỗi hô
hấp mô bào gây rối loạn hô hấp mô bào. H
2
S còn chuyển hoá Hemoglobin làm ức
chế khả năng vận chuyển oxy của Hemoglobin.
Bảng 2.8: Ảnh hưởng của H
2
S đến sức khoẻ con người và gia súc
(Nguồn: Barker và cộng tác viên, 1996)

Đối tượng Nồng độ tiếp xúc Tác hại hay triệu chứng
Với người
10 ppm Ngứa mắt.
20 ppm trở lên trong hơn
20 phút
Ngứa mắt, mũi, họng.
50 – 100 ppm Nôn mửa, tiêu chảy.
200 ppm/giờ
Choáng váng, thần kinh
suy nhược, dễ gây viêm
phổi.
300 ppm/30 phút
Non mửa trong trạng thái
hưng phấn, bất tỉnh.
Trên 600 ppm Mau chóng tử vong.
Với heo
Liên tục tiếp xúc với 20
ppm
Sợ ánh sang, ăn không
ngon miệng, có biểu hiện
thần kinh không bình
thường.
200 ppm
Có thể sinh chứng thuỷ
chủng ở phổi nên khó thở
và có thể trở nên bất tỉnh,
chết.
 Ảnh hưởng của CH
4
:

SVTH: Dương Huỳnh Anh 15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
Khí mêtan là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ kị khí các chất hữu
cơ dễ ph6an huỷ trong chất thải chăn nuôi. CH
4
là khí không màu, không mùi, có thể
cháy. Nếu nồng độ CH
4
chiếm từ 45% không khí thì sẽ gây ngạt thở do thiếu oxy.
Khí mêtan nếu được thu gom(dạng biogas) có thể sử dụng vào mục đích năng lượng.
 Ảnh hưởng của CO
2
:
CO
2
là khí không màu, không mùi, không cháy. Trong không khí nồng độ
CO
2
khoảng 0.3 – 0.4%. Nồng độ CO
2
trong chuồng nuôi phụ thuộc vào nhiệt độ, độ
thông thoáng và số lượng vật nuôi vì nó là sản phẩm của quá trình phân huỷ chất
thải. Khi tiếp xúc với khí CO
2
ở nồng độ thấp gây ù tai, trầm uất; ở nồng độ 20 –
30% có thể còn thêm triệu chứng tim đập yếu và khi lên đến nồng độ 50% có thể dẫn
đến tử vong trong vòng 30 phút tiếp xúc.
2.2.3.3. Ô nhiễm môi trường đất:
Trong chất thải chăn nuôi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như nitơ,
photpho. Nếu thải vào đất không hợp lý hoặc sử dụng phân tươi để bón cho cây

trồng, cây sử dụng không hết sẽ có tác dụng ngược lại.
+ Phú dưỡng hoá đất: lượng chất hữu cơ dư thừa sẽ làm cho đất bão hoà và
quá bão hoà dinh dưỡng, gây mất cân bằng sinh thái và thoái hoá đất. Đây là một
trong những nguyên nhân gây chết cây dẫn đến giảm năng suất và san lượng cây
trồng. Ngoài ra, khi trong đất dư thừa chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến hiện tượng rửa trôi
và thấm làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.
+ Vi sinh vật và mầm bệnh: phân và nước tiểu của gia súc có chứa rất nhiều
loại vi trùng, trứng giun sán … gây bệnh cho người và vật nuôi. Các tác nhân gây
bệnh này có thể tồn tại rất lâu trong đất nên chúng có nguy cơ phát tán vào không
khí, nước ngầm, nước mặt theo chuỗi thức ăn để gây bệnh.

2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUNG QUẢN LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TRONG CHĂN NUÔI
SVTH: Dương Huỳnh Anh 16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
2.3.1. Giảm lượng khí tạo mùi tại nguồn thải
Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, tránh ứ đọng chất thải:
Sử dụng chế phẩm visinh trộn vào phân để làm thay đổi quá trình phân huỷ
phân, không tạo ra sản phẩm khi có mùi hôi.
Thay đổi khẩu phần thức ăn, giảm lượng protein thô, thêm các chế phẩm vi
sinh trộn vào thức ăn nhằm làm giảm các chất ô nhiễm gây mùi trong phân nước tiểu
và hô hấp của gia súc.
2.3.2. Thu gom chất thải:
Phân và nước tiểu của gia súc sau khi thải ra được thu gom ra khỏi chuồng
càng sớm càng tốt, tránh gây bẩn xung quanh chuồng trại và gia súc đồng thời tránh
các vi sinh phân huỷ phân và nước tiểu gia súc sinh mùi hôi thối trong chuồng nuôi.
Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể, loại hình chăn nuôi, qui mô chăn nuôi hay
phương pháp xử lý chất thải sẽ có phương pháp thu gom chất thải khác nhau. Đối với
các cơ sở chăn nuôi thu gom trước, sau đó dùng nước rửa chuồng, nồng độ chất ô
nhiễm trong nước thải thấp hơn rất nhiều so với những cơ sở chăn nuôi luôn phân.

Đối với phân gia súc, nếu sử dụng để bón cho cây trồng thì phân cần thu gom
trước khi rửa chuồng và tăm vật nuôi. Nếu sử dụng bể lắng, hầm(túi) biogas để xử lý
chất thải thì hệ thống thu gom phân và nước thải có thể chung, với hệ thống này thì
mương dẫn nên rộng và dốc đủ lớn để dễ dàng chuyển phân xuống hầm xử lý.
2.3.3. Lưu trữ chất thải:
Mục đích của việc lưu trữ là để ổn định thành phần dinh dưỡng trong phân và
giảm lượng vi sinh vật truyền bệnh. Cấu trúc thiết bị lưu trữ và thời gian lưu trữ ảnh
hưởng đến thay đổi thành phần của phân. Tuỳ theo loại phân , quy mô chăn nuôi và
mục đích sử dụng chất thải của từng nơi mà thiết bị lưu trữ cũng như thời gian lưu
trữ khác nhau.
SVTH: Dương Huỳnh Anh 17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
Thông thường nơi lưu trữ phân là hồ chứa và lắng hoặc bãi chứa phân. Cần
lưu ý nơi lưu trữ phân thường nên cách biệt với chuồng trại chăn nuôi và xa nhà ở để
không bị ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia súc và phải đậy kín.
2.3.4. Vận chuyển chất thải:
Một số các trường hợp cần phải vận chuyển chất thải từ trại chăn nuôi như khi
chất thải chăn nuôi được sử dụng để bón cho cây trồng hay các mục đích khác hoặc
là tại cơ sở chăn nuôi không có điều kiện xây dựng hệ thống xử lý chất thải, phải vận
chuyển đến nơi khác xử lý. Có hai phương thức vận chuyển chất thải chăn nuôi:
+ Tách riêng phân và nước thải: phân lỏng và nước thải được vận chuyển từ
trong chuồng trại hoặc hồ chứa phân - nước thải đến hệ thống xử lý. Trong trường
hợp xe chuyên chở phân lỏng thì thùng chứa phải bằng vật liệu bền, có nắp đậy kín,
không rò rỉ hoặc chảy tràn trên đường vận chuyển.
+ Tách riêng phân và nước thải: phân rắn cần được vận chuyển từ trong
chuồng trại hoặc bãi chứa phân đén hệ thống xử lý, trường hợp vận chuyển đi xa,
phải có xe và thùng chứa chuyên dùng. Nước rửa chuồng theo mương và ống dẫn
đến hồ lắng nước thải rồi vào hệ thống xử lý để làm giảm mức độ ô nhiễm môi
trường trước khi xả ra ngoài.
2.3.5. Các phương pháp xử lý:

2.3.5.1. Phương pháp xử lý mùi hôi:
+ Phương pháp hấp thu: khí ô nhiễm được lấy ra khỏi chuồng trại gia súc
bằng cái quạt hút đặt xung quanh chuồng nuôi rồi đưa vào thiết bị hấp thu và khí ô
nhiễm sẽ bị giữ lại. Thường áp dụng phương pháp đơn giản, ít tốn kém là dùng nước
hấp thụ khi gây mùi nhưng vì khả năng hoà tan các khí cần khử ở điều kiện thường
không cao nên hiệu quả thấp. Thay vào đó, có thể sử dụng các dung dịch như Natri
carbonat, Amoni carbonat, Kali photphat để tăng hiệu quả xử lý.
+ Phương pháp hấp phụ: đây là phương pháp đơn giản, thuận tiện và hiệu quả
xử lý cao đối với nhiều loại chất thải khác nhau, Chất hấp phụ thường dùng là than
hoạt tính hay một số nguyên liệu khác. Hiệu quả hấp phụ phụ thuộc vào nhiệt
SVTH: Dương Huỳnh Anh 18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
độ(không quá 50
o
C), áp suất, lưu tốc dòng không khím nồng độ chất ô nhiễm gây
mùi và hoạt độ chất hấp phụ thấp. Cần lưu ý là khi chất hấp phụ đã bão hoà, cần phải
thay chất hấp phụ mới giải hấp để tái sinh chất hấp phụ.
+ Phương pháp sinh học: sử dụng một số vi sinh vật có khả năng oxy hoá các
hợp chất cò mùi trong không khí, tạo các sản phẩm không mùi hay có cường độ mùi
thấp hơn, dễ chịu hơn để làm giảm mức độ khó chịu do các khí có mùi gây ra.
+ Phương pháp cô lập: các hố ủ phân cần có nấp đậy kín nhằm tạo điều kiện
cho vi sinh vật phát triển phân huỷ chất hữu cơ có trong phân, vừa tránh thất thoát
Nitơ trong quá trình phân huỷ phân, đồng thời không cho các khí có mùi hôi và khí
độc thoát ra ngoài. Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi phải vận hành tốt và đủ dung
lượng chứa toàn bộ chất thải từ số gia súc nuôi, nhằm đảm bảo việc xử lý chất thải
đạt hiệu quả và triệt để.
+ Phương pháp pha loãng: là phương pháp đơn giản nhất để làm giảm mùi hôi
trong chuồng trại. Các khí gây mùi được pha loãng với không khí đến nồng độ dưới
ngưỡng cảm nhận sẽ không còn gây cảm giác khó chịu cho người và vật nuôi.
Phương pháp này có thể thực hiện tự nhiên(thông gió tự nhiên) hoặc cưỡng

bức(quạt). Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho những chuống trại có cường
độ mùi thấp.
2.3.5.2. Phương pháp xử lý phân gia súc:
 Xử lý sinh học:
• Sản xuất phân bón:
Phương pháp sản xuất phân bón hữu cơ từ phân heo nói riêng và từ phân gia
súc nói chung dựa trên sự phân huỷ các thành phần hữu cơ có trong phân dưới tác
dụng của vi sinh vật có sẵn trong phân. Tuỳ theo chế độ hoạt động của vi sinh vật, ta
có 3 phương pháp ủ sau:
+ Phương pháp ủ nóng: nhiệt độ trong đống phân ủ đạt đến 80 – 90
o
C.
Phương pháp này nhanh chóng, đơn giản nhưng lại mất đi nhiều đạm.
+ Phương pháp ủ nguội: nhiệt độ trong đống phân ủ đạt khoảng 35 – 50
o
C.
Phương pháp này có ưu điểm làm đạm ít mất đi nhưng thời gian ủ dài.
+ Phương pháp ủ hỗn hợp: khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp
trên. Tiến hành ủ nóng trước nguội sau, phân tươi được đổ đống, không nén, để phân
SVTH: Dương Huỳnh Anh 19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
huỷ cho đến khi nhiệt độ trong đống phân đạt khoảng 50 – 60
o
C, sau đó nén chặt
đống phân lại ủ nguội.
Tuỳ vào quy mô, diện tích đất sẵn có mà công việc ủ phân thực hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau. Ở quy mô gia đình, ta có thể thực hiện ủ phân ngay trong
vườn nhà. Để tăng hiệu quả của quá trình ủ bằng các nguyên liệu như rơm rạ, tro
bếp, đất, cây xanh, …Ở quy mô công nghiệp, khi xử lý lượng lớn phân ta còn thu
được một lượng lớn sản phẩm khí sinh học đáng kể sinh ra từ quá trình phân huỷ kị

khí của phân. Lượng biogas này được sử dụng nguồn nhiệt cho nhiều mục đích khác
nhau. Nước rỉ từ đống phân phải được thu lại đưa qua hệ thống xử lý nước thải.
Hình 2.2: Quy trình công nghệ xử lý phân heo phương pháp ủ
(Nguồn: Trương Thanh Cảnh, 2006)
• Sản xuất biogas:
Là quá trình sử dụng các vi sinh vật phân huỷ kị khí các hợp chất hữu cơ phức
tạp thành các chất hữu cơ đơn giản. Với hệ thống xử lý phân và nước thải chăn nuôi
sản xuất biogas, ta có thể thu được các sản phẩm hữu ích như: khí đốt, phân bón,
thức ăn cho cá.
SVTH: Dương Huỳnh Anh 20
Phân heo tươi
Hố ủ phân
Sân phơi
Thùng sấy
Phân hữu cơ thành phẩm
Biogas
Nước rỉ
Hệ thống xử lý nước thải
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
+ Khí đốt: biogas có thành phần gồm 60 – 75% CH
4
và 25 – 40% CO
2
là một
loại nhiên liệu truyền thống trước đây như than, củi dầu … Khi cháy, nhiên liệu
biogas không để lại muội than và tro nên có hiệu suất sử dụng rất cao. Do đó, việc
tận dụng biogas trong đời sống người dân ở nông thôn cũng như sản xuất với vai trò
làm một nguồn năng lượng phụ trợ thì có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
+ Phân bón: sau khi qua hệ thống biogas, thanh phần của cặn có các chất dinh
dưỡng thích hợp để làm phân bón.

Bảng 2.9: Hiệu quả xử lý phân của hệ thống Biogas.
(Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý, 1994)
Chỉ tiêu Trước khi xử lý Sau khi xử lý
pH 7.4 7.9 – 8.0
COD (mg/L) 32000 5800 – 6600
BOD (mg/L) 10600 3400 – 3900
E.coli (MPN/ml) 15,76.10
7
12.10
4
– 15,56.10
3
Coliform (MPN/ml) 18,97.10
10
12,3.10
3
– 25,74.10
5
Streptococcus (MPN/ml) 54,5.10
6
0.31.10
2
– 2,7.10
2
Trứng kí sinh trùng
(trứng /g)
2750 105 - 175

+ Thức ăn cho cá: phân và nước thải chăn nuôi sau khi qua xử lý ở bể biogas
vẫn có thể sử dụng cho cá ăn. Hệ thống biogas còn góp phần giải quyết vấn đề mùi

hôi cho cơ sở chăn nuôi.
 Xử lý hoá lý:
Lượng phân thải ra hằng ngày với số lượng lớn nhất là ở các trại chăn nuôi tập
trung. Nếu dùng các giải pháp xử lý sinh học có thể không kinh tế lắm vì thời gian
SVTH: Dương Huỳnh Anh 21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
xử lý dài, diện tích đất khu xử lý lớn, chi phí vận hành cao. Qua đó, ta hãy tham khảo
các quy trình đã được áp dụng ở các nước trên thế giới.
+ Quy trình lọc và sấy: sản phẩm thu được là phân hữu cơ có giá trị dinh
dưỡng cao. Tuy nhiên các công đoạn xử lý cần một lượng nhiệt lớn, có thể tận dụng
nhiệt từ biogas khi xử lý nước thải.
+ Quy trình lọc và thiêu đốt: ngược lại với quy trình trên, ta có thể thu được
lượng nhiệt rất lớn từ quy trình này. Nhưng sản phẩm thu được là tro, có giá trị dinh
dưỡng rất thấp.
2.3.5.3. Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi:
Nước thải chăn nuôi là một trong những loại nước thải rất đặc trưng có khả
năng gây ô nhiễm môi trường cao do hàm lượng chất hữu cơ, cặn lơ lửng và sinh vật
gây bệnh. Trước khi thải ra môi trường nhất thiết phải qua xử lý.
 Phương pháp cơ học:
Có nhiệm vụ tách bớt các hạt rắn ở dạng vô cơ hoặc hữu cơ ra khỏi nước thải.
Tách phân ra khỏi nước thải bằng phương pháp cơ học như sử dụng song chắn rác,
SVTH: Dương Huỳnh Anh 22
Phân heo tươi
Thiết bị lọc cơ học
Nước qua lọc
Thiết bị cô đặc
Phần cô đặc
Thiết bị sấy
Phân bón
Bổ sung acid

Cặn trên lọc
Hệ thống xử lý
nước thải
Phần bay hơi
Nước thải đã xử lý
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
lắng sơ bộ trước khi đưa nước thải vào các công trình xử lý tiếp theo, nhằm giảm
nồng độ chất ô nhiễm.
Ngoài ra để tách phần rắn và phần nước trong phân heo có thể sử dụng
phương pháp ly tâm hay lọc. Sau khi tách chất lỏng và rắn riêng, nước được đưa vào
hệ thống xử lý. chất rắn dùng để ủ phân bón. Tuy nhiên. phương pháp này áp dụng
đối với cơ sở chăn nuôi qui mô lớn. trang trại hay các hộ có điêù kiện xây hệ thống
xử lý.
 Phương pháp hóa lý:
Do trong nước thải chứa 1 chất có kích thước nhỏ, không thể tách bằng
phương pháp cơ học. Vì vậy mà để tách những chất này ra khỏi nguồn nước có thể
dùng các chất keo tụ như: phèn sắt, phèn nhôm. chất trợ keo tụ. Phương pháp với
mục đích sử dụng các chất keo tụ để tăng tính lắng của các hạt lơ lửng và hạt keo
trong nước thải.
 Phương pháp hóa học:
Nguyên tắc của phương pháp này là khử trùng hoặc ôxy hóa các chất độc hại
có trong nước thải bằng các chất hóa học, trong đó có vi sinh vật truyền bệnh.
 Phương pháp sinh học:
Do nước thải chăn nuôi có tỉ lệ hàm lượng BOD/COD cao, chứa nhiều cặn
hữu cơ dễ phân hủy, tỷ lệ BOD:N:P thích hợp cho các vi sinh vật, nên phương pháp
xử lý nước thải chăn nuôi tốt nhất là xử lý sinh học. Bằng cách sử dụng vi sinh vật 1
các hiệu quả, ta hoàn toàn có thể xử lý nước thải chăn nuôi đạt yêu cầu thải ra môi
trường, đồng thời có thể thu lợi kinh tế từ hệ thỗng xử lý nước thải này.
Bản chất của phương pháp sinh học xử lý chất thải chăn nuôi là sử dụng khả
năng sống và hoạt động của vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ. Các vi sinh vật sử

dụng một số hợp chất hữu cơ và 1 số khoáng chất trong nước thải làm nguồn dinh
dưỡng, chúng nhận các chất kang vật liệu để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh
sản nên sinh khối. Do vậy, xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp sinh học
được áp dụng rộng rái nhất trong thực tế. Phương pháp này có chi phí đầu tư thấp, dễ
áp dụng và tận dụng được thực phẩm sau xử lý.
SVTH: Dương Huỳnh Anh 23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
2.3.6. Một số quy trình xử lý phân và nước thải chăn nuôi
2.3.6.1. Đối với quy mô hộ gia đình:
2.3.6.2. Đối với cơ sở chăn nuôi thương phẩm quy mô nhỏ:
2.3.6.3. Đối với cơ sở chăn nuôi thương phẩm quy mô vừa và lớn:
SVTH: Dương Huỳnh Anh 24
Phân và nước
thải
Hầm Biogas
Biogas
Hố lắng
Nước thải đã
xử lý thải ra
nguồn
Nước thải
chăn nuôi
Hầm Biogas
Biogas
Hố lắng
Nước thải đã
xử lý thải ra
nguồn
Cặn lắng
Ủ phânPhân

Phân bón
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Mai Phương
2.4. TỔNG QUAN VỀ VI SINH VẬT TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
2.4.1. Môi trường nước:
Tất cả những nơi có chứa nước trên bề mặt hay dưới lòng đất đều được coi là
môi trường nước. Ví dụ như ao, hồ, sông, biển, nước ngầm Những địa điểm chứa
nước đó còn gọi là các thuỷ vực. Trong các thuỷ vực khác nhau, tính chất hoá học và
vật lý rất khác nhau. Bởi vậy môi trường sống ở từng thuỷ vực đều có đặc trưng
riêng biệt và sự phân bố của vi sinh vật phụ thuộc vào những đặc trưng riêng biệt đó.
Nước ngầm có trong những lớp đất nằm dưới mặt đất do các nguồn nước khác
thấm vào. Nước ngầm có hàm lượng muối khoáng khác nhau tuỳ từng vùng, có vùng
chứa nhiều CaCO
3
gọi là nước cứng, có vùng chứa ít CaCO
3
gọi là nước mềm. Nói
chung nước ngầm rất nghèo chất dinh dưỡng do đã được lọc qua các tầng đất.
Nước bề mặt bao gồm suối, sông, hồ, biển. Suối được tạo thành ở những nơi
nước ngầm chảy ra bề mặt đất hoặc từ khe của các núi đá. Tuỳ theo vùng địa lý nước
suối có thể rất khác nhau về nhiệt độ và thành phần hoá học. Có những suối nước
nóng chảy ra từ các vùng núi lửa hoặc từ độ sâu lớn. Có những suối có thành phần
chất khoáng điển hình có tác dụng chữa bệnh. Tuỳ theo thành phần và hàm lượng
chất khoáng mà người ta phân biệt suối mặn, suối chua, suối sắt, suối lưu huỳnh
Sông có lượng nước nhiều hơn suối. Tính chất lý học và hóa học của sông cũng khác
nhau tuỳ thuộc vào vùng địa lý. Sông ở vùng đồng bằng thường giàu chất dinh
dưỡng hơn vùng núi nhưng lại bị ô nhiễm hơn do chất thải công nghiệp và sinh hoạt.
Hồ là những vùng trũng ngập đầy nước trong đất liền. Tính chất lý học và hoá
học của các loại hồ cũng rất khác nhau. Hồ ở các vùng núi đá có nguồn nước ngầm
chảy ra và hồ ở vùng đồng bằng khác nhau rất lớn về nhiệt độ cũng như thành phần
chất dinh dưỡng. Ngay ở trong một hồ cũng có sự phân tầng, ở mỗi tầng lại có một

điều kiện môi trường khác nhau. Có những hồ có nồng độ muối cao gọi là hồ nước
mặn, nồng độ muối có thể lên tới 28%.
SVTH: Dương Huỳnh Anh 25
Nước thải
chăn nuôi
Lắng UASB Bể sục khí Lắng
Ủ phân Phân bón Thải ra
nguồn
Phân

×