Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA SINH KẾ TỪ NGƯỜI DÂN ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI ẤP TÂN NAM, XÃ TÂN BÌNH THUỘC VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ XA MÁT TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.2 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGÔ THỊ HOA

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA SINH KẾ TỪ NGƯỜI
DÂN ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI ẤP TÂN NAM,
XÃ TÂN BÌNH THUỘC VƯỜN QUỐC GIA
LÒ GÒ XA MÁT- TÂY NINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGÔ THỊ HOA

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA SINH KẾ TỪ NGƯỜI
DÂN ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI ẤP TÂN NAM,
XÃ TÂN BÌNH THUỘC VƯỜN QUỐC GIA
LÒ GÒ XA MÁT- TÂY NINH

Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hường dẫn: TS. BÙI VIỆT HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn này, trước tiên con xin gởi những dòng tri ân
ñến bố mẹ và gia ñình, những người ñã sinh thành, nuôi dưỡng và hỗ trợ, tạo
mọi ñiều kiện cho con có ñược ngày hôm nay.
Xin ñược cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ñại học Nông Lâm TP.HCM,
ñặc biệt là quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp, ñã tạo ñiều kiện học tập và truyền dạy
cho chúng em nhiều kiến thức quý báu. Những kiến thức ñó ñã và sẽ giúp chúng
em vững bước hơn trong cuộc sống.
Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến thầy Bùi Việt Hải, người ñã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện ñề tài này.
Ban lãnh ñạo, cán bộ kỹ thuật và hạt kiểm lâm vườn quốc gia Lò Gò Xa
Mát, UBND xã Tân Bình, ñã tạo ñiều kiện cho tôi thu thập các thông tin về VGQ
cũng như các nguồn thông tin thứ cấp khác, ñồng thời cũng tạo ñiều kiện tốt nhất
ñể tôi lấy những thông tin cần cho ñề tài.
Anh Lê Đình Kiệt và gia ñình, gia ñình bác Huỳnh Tấn Tới ñã tạo ñiều kiện
vô cùng thuận lợi cho tôi trong những ngày ở ấp Tân Nam.
Cộng ñồng người dân ấp Tân Nam ñã tạo ñiều kiện và tham gia nhiệt tình
trong quá trình cung cấp thông tin ñể tôi có thể hoàn thành ñề tài tại ñịa phương.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn ñến tất cả bạn bè, những người luôn bên
tôi cùng tôi chia sẻ những khó khăn suốt thời gian qua. Các bạn ñã ñộng viên
giúp ñỡ tôi rất nhiều trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh,
Tháng 07 năm 2011

Sinh viên
Ngô Thị Hoa

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu ảnh hưởng của sinh kế từ người dân ñến tài
nguyên rừng tại ấp Tân Nam xã Tân Bình thuộc vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát, tỉnh
Tây Ninh” ñược tiến hành tại ấp Tân Nam, xã Tân Bình, huyện Tân Biên của tỉnh
Tây Ninh. Đề tài ñược tiến hành trong thời gian từ tháng hai ñến tháng bảy năm
2011. Đề tài chủ yếu tìm hiểu những sinh kế có ñược từ tài sản tự nhiên của người
dân ấp Tân Nam thuộc vùng ñệm vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát có liên quan ñến tài
nguyên rừng, từ ñó tìm ra ảnh hưởng từ sinh kế ñó ñến tài nguyên rừng của vườn
quốc gia.
Phương pháp chủ yếu ñể thu thập số liệu và thông tin là dựa vào phỏng vấn
nhóm hộ dân theo từng nhóm hộ giàu nghèo. Kết quả thu ñược sau khi hoàn thành
thu ñược như sau:
-

Người dân ở ấp Tân Nam chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp: trồng mì

và ñiều. Tuy nhiên, năng suất mang lại không cao do phần lớn diện tích họ ñang
canh tác là dựa vào nguồn nước mưa là chủ yếu. Một số hộ có ñiều kiện thì tưới
nước bằng giếng bơm ñiện.
-

Là dân sống gần rừng, ñời sống dân nơi ñây gặp nhiều khó khăn, hơn 40%

hộ dân sống ở ñây thuộc diện hộ nghèo, hộ giàu và khá chiếm tỉ lệ rất ít.

-

Diện tích ñất mà người dân tiến hành sản xuất nông nghiệp hiện nay ñã

chuyển ñổi theo ñúng mục ñích là trồng rừng. Phần diện tích chuyển ñổi này thuộc
quyền quản lý của vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát. Vì vậy các cây trồng trên diện tích
này ñược thay thế ñể trồng sao, dầu, xà cừ và keo. Dẫn ñến ñời sống dân nơi ñây ñã
và ñang gặp nhiều khó khăn về ñất sản xuất cũng như nguồn thu nhập từ trồng cây
nông nghiệp bị giảm mạnh.
-

Đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn nên việc người dân ở ñây phụ thuộc

vào rừng ở ñây là tương ñối lớn, ñặc biệt là hộ thuộc nhóm hộ nghèo, trung bình.
Đây là những hộ có hoặc không có ñất sản xuất cũng như ñất trồng rừng theo hợp

iii


ñồng với vườn quốc gia. Chính sự phụ thuộc vào rừng ñã tạo ra những tác ñộng
không nhỏ từ người dân ñến rừng. Nghiêm trọng nhất là việc khai thác trái phép
lâm sản và các loại lâm sản ngoài gỗ từ người dân.

iv


SUMMARY
Research project "Understanding the impact of people's livelihood from the forest at
Tan Tan Binh Nam National Park Lo Go Xa Mat, Tay Ninh Province" was
conducted at Tan Nam, Tan Binh, Tan Bien district of Tay Ninh. Topics were

conducted during the period from February to July 2011. Major themes explore
livelihood comes from the natural assets of the people of the hamlet of Tan Nam
National Park Buffer Lo Go Xa Mat related to forest resources, which found that
influence livelihood the forest resources of
Major method to collect data and information is based on interviews of households
in each group of rich and poor households. The results were obtained after
completion of the following:
Tan Nam People in villages live mainly by agriculture: the growing of wheat and.
However, higher yield brought not by most of the area they are farming is based
mainly rain water. Some household conditions, wells pump water with electricity.
Is living near the forest, where people's life is difficult, more than 40% of
households living in these poor families, rich and quite disproportionately small.
The area of land that people conducting agricultural production has now converted
in accordance with the purpose of afforestation. The area of transition is under the
management of national parks Lo Go Xa Mat. So the tree was planted to grow back
to replace oil, pearl and glue. Lead to civilian life here has been difficult to
productive land as well as income from agricultural crops have plummeted.
Economic life difficult, so the people here depend on the forest here is relatively
large, especially the group of poor households, on average. These households have
no land or produce, as well as forest land under contract with the National Park. It is
the dependence on forests has created a small negative effect from the people to the
forest. The most serious is the illegal exploitation of forest products and other nontimber forest products from the people...

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa


i

Tóm tắt

iii

Mục lục

vi

Danh mục các chữ viết tắt

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục các bảng

xi

Chương : MỞ ĐẦU

1

1.1 Bối cảnh và lý do nghiên cứu

1


1.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.4. Giới hạn của luận văn

3

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1. Sinh kế và các tài sản tạo ra sinh kế

4

2.2. Giới thiệu về VQG Lò Gò Xa Mát

6

2.3. Các tài liệu có liên quan ñến ñề tài

8

Chương 3: ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


11

3.1 Địa ñiểm nghiên cứu

11

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

11

3.1.2.Địa hình ñất ñai

12

3.2 Tình hình dân sinh kinh tế và cơ sở hạ tầng

13

3.2.1 Sự phân bố dân cư và cơ cấu dân tộc, dân số, lao ñộng

13

vi


3.2.2 Thực trạng kinh tế văn hóa- xã hội

13

3.2.3 Tài nguyên rừng


14

3.3 Nội dung nghiên cứu

14

3.4 Phương pháp nghiên cứu

15

3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin

Error! Bookmark not defined.

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

18

4.1 Hệ thống sinh kế từ sản xuất nông- lâm nghiệp của người dân

18

4.1.1 Đặc ñiểm chung của cộng ñồng dân cư sống tại ấp Tân Nam

18

4.1.2 Các hoạt ñộng sinh sống của người dân Tân Nam

22


4.2. Hiện trạng về kinh tế xã hội và sản xuất lâm nghiệp của cộng ñồng dân cư

26

4.2.1. Tài sản tự nhiên tạo ra sinh kế của Ấp Tân Nam

26

4.2.2. Sinh kế lấy từ tài nguyên rừng

32

4.3 Sinh kế từ sản xuất nông nghiệp

35

4.3.1 Trồng trọt

35

4.4. Nguyên nhân nãy sinh ra những sinh kế có từ tài sản tự nhiên mà người dân
ñang sử dụng có phụ thuộc vào tài nguyên rừng
38
4.4.1. Nguyên nhân từ kinh tế

38

4.4.2. Nguyên nhân từ xã hội


39

4.4.3. Nguyên nhân từ quản lý

40

4.5. Ảnh hưởng của sinh kế ñến tài nguyên rừng của Vườn Quốc Gia

41

4.5.1 Ảnh hưởng từ sản xuất nông nghiệp

41

4.5.2 Ảnh hưởng từ sản xuất lâm nghiệp

44

4.6. Tác ñộng gián tiếp người dân sống gần rừng thuộc ấp Tân Nam

46

4.6.1. Tác ñộng từ ý thức bảo vệ rừng của người dân

46

4.6.2. Chính sách của VQG với các hộ dân ký hợp ñồng trồng rừng

48


vii


Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

49

5.1 Kết luận

49

5.2. Kiến nghị

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

51

PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy Ban Nhân dân

VQG


Vườn quốc gia

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

TNR

Tài nguyên rừng

PRA

Praticipatory rural appraisal
(ñánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia)

HA

Héc ta

FAO:

Food and Agriculture Organization
( tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới)

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH


TRANG

Biểu ñồ 4.1 Tỉ lệ phần trăm số hộ giàu-nghèo giữa các nhóm hộ

22

Biểu ñồ 4.2 Thể hiện các hoạt ñộng sinh sống của ấp Tân Nam

23

Biểu ñồ 4.3 Thể hiện các loại ñất của người dân ấp Tân Nam

27

Biểu ñồ 4.4 Thể hiện phần trăm giữa hộ dân trồng rừng và không trồng rừng

28

Biểu ñồ 4.5 Thể hiện phần trăm hộ không lấy lâm sản và hộ lấy lâm sản

34

x


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG


Bảng 3.1. Tổng số hộ dân và phân nhóm giàu nghèo của ấp Tân Nam

17

Bảng 4.1 Bảng kết quả về tiêu chí xếp hạng giàu- nghèo ở ấp Tân Nam

21

Bảng 4.2 Các hoạt ñộng sinh sống chính của Ấp Tân Nam

23

Bảng 4.3 Các loại ñất của người dân

26

Bảng 4.4 Thống kê hiện trạng sử dụng ñất lâm nghiệp tại ấp Tân Nam

28

Bảng 4.5 Nguồn lấy nước sinh hoạt

29

Bảng 4.6 Nguồn lấy nước canh tác

30

Bảng 4.7 Nguồn nước ñủ cho sử dụng trong sản xuất.


31

Bảng 4.8 Số hộ tham gia ký hợp ñồng trồng rừng

32

Bảng 4.9 Sản phẩm lấy từ rừng

33

Bảng 4.10 Mục ñích lấy lâm sản và lâm sản ngoài gỗ

34

Bảng 4.11 tần số, số người tham gia khai thác lâm sản theo từng nhóm hộ

35

Bảng 4.12 Thống kê số hộ có ñất sản xuất nông nghiệp

35

Bảng 4.14 Nguồn thu nhập từ các cây trồng chủ yếu mang lại

37

Bảng 4.15 Thống kê các loài vật nuôi chủ yếu có ở ấp

37


Bảng 4.16 Phần trăm số hộ biết hay không biết khai thác LSNG ở VQG là trái
phép

38

Bảng 4.17 Giá cả của một số mặt hàng lâm sản hiện nay trên thị trường

39

Bảng 4.18 Xác ñịnh mức ñộ ảnh hưởng ñến tài nguyên rừng theo từng cấp ñộ

41

Bảng 4.19 Mức ñộ ảnh hưởng ñến tài nguyên rừng từ hoạt ñộng trồng trọt

42

Bảng 4.20 Sự quan tâm bảo vệ tài nguyên rừng của các hộ trồng rừng

42

xi


Bảng 4.21:Mức ñộ ảnh hưởng ñến tài nguyên rừng từ hoạt ñộng chăn nuôi

44

Bảng 4.22 Mức ñộ ảnh hưởng từ khai thác lâm sản ñến tài nguyên rừng


45

Bảng 4.23 Thu nhập mang lại từ khai thác lâm sản của từng nhóm hộ

46

Bảng 4.24 Ý thức bảo vệ rừng của từng nhóm hộ

47

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Bối cảnh và lý do nghiên cứu
Sinh kế của người dân gần rừng phụ thuộc không ít vào tài nguyên rừng nơi
họ sinh sống. Do vậy, rừng ñã và ñang ñóng vai trò quan trọng không thể thiếu ñối
với người dân gần rừng. Trong những năm gần ñây, nhà nước ñã ban hành và áp
dụng nhiều chính sách có tác ñộng mạnh ñến ñời sống của nhân dân như: giao ñất
lâm nghiệp, khoán quản lý bảo vệ rừng, quy chế hưởng lợi… Do ñó ñời sống của
người dân ngày càng ñược cải thiện. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân ñã và ñang
làm cho tài nguyên rừng ngày càng thu hẹp, ñó là: áp lực về dân số ở các vùng có
rừng tăng nhanh, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, sinh kế người dân chủ yếu dựa vào
khai thác tài nguyên rừng, trình ñộ dân trí vùng sâu vùng xa còn thấp, kiến thức bản
ñịa chưa ñược phát huy, hoạt ñộng khuyến nông khuyến lâm chưa phát triển…
Theo trang scribd.com với bài viết “Hiện-Trạng-Tài-Nguyên-Rừng-VN-VàGiải-Pháp”, có thể nêu ra các nguyên nhân chính gây nên sự mất rừng và làm suy
thoái rừng ở nước ta là:

- Đốt nương làm rẫy, sống du canh du cư; trong tổng số diện tích rừng bị mất
hàng năm thì khoảng 40 – 50% là do ñốt nương làm rẫy. Ở Đắc Lắc trong thời gian
từ 1991 – 1996 mất trung bình 3.000 – 3.500 ha rừng/ năm, trong ñó trên 1/2 diện
tích rừng bị mất do làm nương rẫy.
- Chuyển ñất có rừng sang ñất sản xuất các cây kinh doanh, ñặc biệt là phá
rừng ñể trồng các cây công nghiệp như cà phê ở Tây Nguyên chiếm 40 – 50% diện
tích rừng bị mất trong khu vực.

1


- Khai thác quá mức vượt khả năng phục hồi tự nhiên của rừng. Do khai thác
không có kế hoạch, kỹ thuật khai thác lạc hậu làm lãng phí tài nguyên rừng.
- Do ảnh hưởng của bom ñạn và các chất ñộc hóa học trong chiến tranh,
riêng ở miền Nam ñã phá hủy khoảng hai triệu ha rừng tự nhiên.
- Do cháy rừng, nhất là ñối với các loại rừng thuần loại như rừng tràm, rừng
thông, rừng khộp rụng lá.
Vườn quốc gia (VQG) Lò Gò Xa Mát nằm ở bốn xã vùng sâu vùng xa của
huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh: Tân Lập, Tân Bình, Hòa Hiệp và Thạnh Tây. VQG
có phần diện tích vùng ñệm lớn hơn 15 nghìn hecta và vùng ñệm này cũng là nơi
sinh sống của hơn 6 nghìn dân. Với ñặc ñiểm là vùng giáp ranh với Campuchia,
ñời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc phụ thuộc ít nhiều vào vườn
quốc gia là ñiều không thể tránh. Bên cạnh, việc tham gia các chương trình giao
khoán bảo vệ rừng của nhà nước với dân vùng ñệm, người dân còn vào rừng lấy
các loại lâm sản. Điều này gây ảnh hưởng không ít ñến tài nguyên rừng của vườn
quốc gia. Không những thế, việc lấn chiếm ñất cũng như hiện tượng phá rừng làm
rẫy của bà con vùng ñệm ñang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, ñặc biệt ñáng chú ý
là dân vùng ñệm thuộc xã Tân Bình mà ñiển hình là ấp Tân Nam.
Để tìm sinh kế của người dân ấp Tân Nam cũng như ảnh hưởng từ nó ñối với
tài nguyên rừng của VQG Lò Gò Xa Mát, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài “tìm

hiểu ảnh hưởng của sinh kế từ người dân ñến tài nguyên rừng tại ấp Tân Nam, xã
Tân Bình thuộc vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát - Tây Ninh”
1.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện ñề tài trên, ñối tượng nghiên cứu ñược quan tâm hướng ñến là
những hộ dân sống ở khu vực vùng ñệm VQG Lò Gò Xa Mát, giới hạn ñối tượng
ñược tìm hiểu ñể thu thập thông tin là các hộ dân thuộc ấp Tân Nam của xã Tân
Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Tổng số hộ ñược ñiều tra phỏng vấn là 61 hộ
trong tổng số 203 hộ thuộc ấp Tân Nam.

2


Do ñề tài thực hiện trong một thời gian ngắn nên sẽ tập trung vào các vấn ñề
liên quan ñến tài sản tự nhiên ñể tạo ra sinh kế của 61 hộ dân sống xung quanh khu
vực vùng ñệm tại VQG Lò Gò Xa Mát, và sinh kế này có ảnh hưởng ñến tài nguyên
rừng bao gồm cây rừng và ñất rừng nơi họ ñang sinh sống.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu hệ thống sản xuất nông nghiệp nằm trong hệ thống sinh kế có ở
ấp Tân Nam thuộc xã Tân Bình huyện Tân Biên ở vùng ñệm của VQG.
- Tìm hiểu hiên trạng sử dụng ñất lâm nghiệp, nông nghiệp, thu nhập từ các
hoạt ñộng sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp của 61 hộ dân thuộc ấp Tân Nam, thuộc
xã Tân Bình ở vùng ñệm VQG Lò Gò Xa Mát.
- Phân tích những thay ñổi về tài nguyên rừng tại VQG Lò Gò Xa Mát khi có
sự tác ñộng từ tài sản tự nhiên tạo ra sinh kế bởi hệ thống sản xuất nông nghiệp của
người dân vùng ñệm ấp Tân Nam, xã Tân Bình.
1.4. Giới hạn của luận văn
Do luận văn chỉ tìm hiểu về ảnh hưởng của sinh kế ñến tài nguyên rừng trong
phạm vi VQG, cho nên chỉ tiến hành thu thập số liệu của những hộ dân nằm trong
vùng ñệm thuộc vườn quốc gia mà cụ thể là 61 hộ dân.
Luận văn chỉ thu thập các thông tin hệ thống sinh kế giới hạn trong phạm vi

ñất và cây ñể xem xét ảnh hưởng từ sinh kế lên tài nguyên rừng hiện có của xã Tân
Bình. Vì vậy, tài sản cho sinh kế chỉ giới hạn thu thập các số liệu mang tính ñịnh
lượng về tài sản tự nhiên.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Sinh kế và các tài sản tạo ra sinh kế
Bao gồm sinh kế lấy từ sản xuất nông nghiệp và sinh kế lấy từ sản xuất phi
nông nghiệp.
Với mục ñích của ñề tài là tìm hiểu ảnh hưởng của sinh kế ñến tài nguyên
rừng nên chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu sinh kế lấy từ sản xuất nông nghiệp.
Trong sản xuất nông nghiệp bao gồm sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và sản
xuất lâm nghiệp.
Sinh kế không chỉ có nghĩa là các hoạt ñộng mà con người thực hiện ñể kiếm
sống. Nó còn có nghĩa là tất cả các yếu tố khác nhau góp phần vào và ảnh hưởng
ñến khả năng của con người ảnh hưởng ñến khả năng con người ñảm bảo ñời sống
cho họ và hộ gia ñình của họ, bao gồm (Bùi Việt Hải và ctv biên soạn, 2008):
Tài sản mà hộ gia ñình có ñược hoặc có thể tiếp cận ñược- con người, tự
nhiên, xã hội, tài chính và hữu hình;
Các hoạt ñộng cho phép gia ñình sử dụng các tài sản này ñể thỏa nãn các
nhu cầu cơ bản;
Các yếu tố khác nhau mà bản thân hộ có thể không kiểm soát trực tiếp,
như mùa vụ, thiên tai, xu hướng kinh tế…;
Các chính sách ñịnh chế và tiến trình có thể giúp họ hay gây khó khăn cho
họ trong việc ñạt ñược một sinh kế “thỏa ñáng”.


4


Có 5 loại tài sản cho sinh kế phân chia thành các loại như sau (dẫn từ bài
giảng lâm nghiệp xã hội do Bùi Việt Hải và ctv biên soạn, 2008):
Tài sản con người: sức khỏe và khả năng làm việc của con người, tri thức
và khả năng mà họ thu nhận ñược qua các thế hệ trãi nghiệm và quan sát, làm thành
vốn con người của họ. Giáo dục có thể cải thiện khả năng của con người trong việc
sử dụng các tài sản hiện có tốt hơn và tạo ra các tài sản và cơ hội mới.
Tài sản xã hội: cách thức trong ñó con người làm việc chung với nhau, cả
trong phạm vi hộ gia ñình và trong cộng ñồng, rộng hơn là yếu tố có tầm then chốt
cho sinh kế của các hộ gia ñình, trong nhiều cộng ñồng, các hộ gia ñình khác nhau
sẽ liên kế nhau bằng các quan hệ rang buộc xã hội, trao ñổi qua lại, tin tưởng và
giúp ñỡ nhau. Do ñó, chúng có thể ñược xem là tài sản xã hội mà các hộ gia ñình sử
dụng ñể theo ñuổi sinh kế của họ.
Tài sản tự nhiên: ñối với người dân sống ở các vùng nông thôn, tài sản tự
nhiên bao gồm các loại như: ñất ñai, tài nguyên rừng, nước và ñộng thực vật…rõ
rang ñó là những tài sản then chốt ñể tạo ra lương thực, thực phẩm và thu nhập.
Những cách thức mà người dân tiếp cận với các tài nguyên này, như quyền sở hữu,
thuê mướn, tài nguyên chung… cần ñược xem xét cũng như ñiều kiện của bản thân
tài nguyên, sức sản xuất của chúng và cách thức mà chúng thay ñổi theo thời gian.
Tài sản hữu hình: vốn hữu hình có thể gồm công cụ và thiết bị cũng như
cơ sở hạ tầng, sân bay, cơ sở kinh doanh, các dịch vụ…Sự tiếp cận chúng, cũng như
các hình thức khác của cơ sở hạ tầng, như cung cấp nước hay chăm sóc sức khỏe sẽ
ảnh hưởng lên khả năng của con người trong việc ñạt tới một sinh kế thỏa ñáng.
Tài sản tài chính: Tài sản tài chính của các hộ gia ñình nông thôn có thể ñến từ sự
chuyển hóa sản phẩm mà họ sản xuất ra thành tiền, nhằm trang trải cho các giai
ñoạn khi sản xuất giảm ñi hay ñầu tư vào các hoạt ñộng sản xuất khác. Hộ gia ñình
có thể sử dụng các hệ thống tín dụng chính thức và phi chính thức ñể bổ xung cho
nguồn lực tài chính của chính họ.


5


Các loại tài sản tạo ra sinh kế (theo FAO, 2002)
2.2. Giới thiệu về VQG Lò Gò Xa Mát
Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát ñược thành lập theo quyết ñịnh số
91/2002/QĐ- TTg ngày 12/7/2002 của thủ tướng chính phủ. Tổng diện tích tự nhiên
của vườn là 18.803 ha thuộc bốn xã của huyện Tân Biên, gồm xã Tân Bình, Tân
Lập, Hòa Hiệp và Thạnh Tây. Vườn chia làm ba phân khu: nghiêm ngặt 8.549 ha,
phục hồi sinh thái 10.084 ha và dịch vụ hành chính 125 ha, vùng ñệm có diện tích là
18.600 ha.
Phía Bắc và Tây của vườn giáp ranh 40 km với Campuchia, sông Vàm Cỏ
Đông cũng là biên giới của nước ta với Campuchia. Phía Đông và Nam giáp với các
xã Tân Bình, Tân Lập, Hòa Hiệp, Thạnh Tây.
Mục tiêu hiện nay của VQG Lò Gò Xa Mát là bảo tồn và phát triển các giá trị
về ña dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái
ngập nước của vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và ñồng
bằng sông Cửu Long. Bảo tồn các loài ñộng – thực vật quí hiếm và ñặc hữu ñể bảo
tồn nguồn gen, nghiên cứu khoa học và tuyên truyền giáo dục , du lịch sinh thái.

6


Làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt ñộng bảo tồn thiên nhiên xuyên biên giới
Việt Nam- Campuchia, các hoạt ñộng hợp tác bảo vệ môi trường và bảo tồn ña dạng
sinh học giữa các nước Đông Dương.
• Tài nguyên thực vật rừng
Hệ thực vật rừng mang tính ñặc trưng của các sinh cảnh chuyển tiếp giữa
Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và ñồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra còn có

các trảng cỏ ngập nước theo mùa.
Hệ thực vật rừng bước ñầu phát hiện 694 loài thuộc 5 ngành, 60 bộ, 115 họ
và 395 chi. Các loài cây họ dầu phổ biến như: dầu con rái Dipterocarpus alatus, dầu
trà beng Dipt. Obtusifolius, dầu song nàng Dipt. Dyeri, dầu lông Dipt. Intricatus,
sao ñen Hopea odorata, sến cát Shorea sp, Vên vên Anisoptera cochinchinensis…
Ngoài ra còn có các loại cây gỗ quí hiếm như trai Fagraea fragrams, dáng
hương Pterocarpus cambodianus, cẩm lai Dalbergia bariensis, câm xe Xylia
dolabriformis, gõ mật Sindora cochinchinensis… tuy nhiên không còn nhiều nhưng
vẫn có giá trị bảo tồn gen. Bên cạnh ñó còn có cây thuốc: có 179 loài phân bố trong
67 bộ có giá trị dược liệu.
• Tài nguyên ñộng vật rừng
Lớp thú: hiện ñã ghi nhận ñược 29 loài của 7 bộ heo như heo rừng Sus
scrofa, nai Cervus unicolo Kerr, hoẵng muticus muntijak, cu li nhỏ nycticebus
pygmaeus, khỉ ñuôi lợn macaca nemestrina...vài loài có giá trị về nguồn gen như:
chồn dơi Cynoccephalus,

vooc vá chân ñen, sóc bay ñen trắng Hylopetes

alboniger…
Lớp côn trùng: có 128 taxa thuộc 9 bộ
Lưỡng cư: có 23 loài ếch và 56 loài bò sát
Lớp chim: ghi nhận ñược 195 loài chim có mặt tại VQG Lò Gò Xa Mát:
trong ñó có gà tiềm mặt ñỏ Polylectrongermaini, gà lôi lông tía Lophura diarrdi.

7


Lớp cá: có 88 loài thuộc 26 họ, 10 bộ trong ñó có 5 loài nằm trong sách ñỏ
Việt Nam.
2.3. Các tài liệu có liên quan ñến ñề tài

Đời sống người dân gần rừng còn gặp nhiều khó khăn và ñây cũng là một
trong những nguyên nhân tác ñộng ñến việc phá rừng của người dân. Vì vậy việc
quan tâm ñến người dân cụ thể là ñời sống vật chất và tinh thần là vô cùng quan
trọng và cần thiết. Nhiều chính sách cũng như sự quan tâm về mặt tinh thần lẫn vật
chất ñối với họ ñã và ñang ñược quan tâm chú ý. Một số luận án cũng như ñề tài về
sinh kế cũng ñã ñề cập ñến thu nhập từ rừng ñóng góp vào tổng thu nhập chung thu
nhập của người dân. Và những vấn ñề phụ thuộc vào rừng cũng ñược ñề cập ñến.
Trong luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Kim tài (2006) ñã ñưa ra: thu nhập
chủ yếu của dân sống gần rừng: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, phi
nông nghiệp và khoán quản lý bảo vệ rừng. Phần lớn nguồn thu nhập này phụ thuộc
nhiều vào nguồn thu nhập từ nông nghiệp. Mà nguồn thu nhập này không ñáp ứng
ñủ nhu cầu cuộc sống của họ. Vì vậy nhóm sinh kế tiếp ảnh hưởng ñến cuộc sống
người dân và ảnh hưởng ñến thu nhập của họ là lâm nghiệp mà chủ yếu ở ñây là
khai thác và hái các lâm sản phụ từ rừng. Trung bình cho các hộ nghiên cứu mỗi
năm thu nhập khoảng 45 triệu nhờ vào các sản phẩm từ rừng. Và một ñiều nữa là
không những tài nguyên rừng ñóng vai trò quan trọng trong việc tạo thu nhập mà
còn có ý nghĩa về an toàn lương thực cho hộ dân nơi ñây.
Ở ñề tài của Trần Quốc Chính (2009) ñã nêu: do lợi ích kinh tế từ rừng mang
lại mà không ít người ñã tham gia vào việc lấy sản phẩm từ rừng một cách trái phép.
Trong tổng số 55 hộ tham gia phỏng vấn thì có ñến 48,2% số hộ này tham gia vào
việc lấy lâm sản từ rừng. Một con số không phải là nhỏ, ñiều này cho thấy là rừng
ở ñây ñang ñóng góp vào nguồn thu nhập của không ít hộ dân. Chủ yếu sản phẩm
lấy ra từ rừng là măng, lồ ô, và ñộng vật rừng.
Tài nguyên rừng trong khu vực nghiên cứu không chỉ chịu áp lực của ñói
nghèo mà còn phụ thuộc vào giá cả của sản phẩm hàng hóa nông- lâm sản. Do xuất

8


phát ñiểm về kinh tế còn thấp nên các mô hình kinh tế ñiểm chưa có ñiều kiện ñể

phát triển. Từ ñó, buộc người dân phải vào rừng ñể khai thác lâm sản. Một lý do
khác cũng ñược ñề cập là dân số tăng mạnh mẽ, dẫn ñến việc dư thừa lao ñộng khi
ñất canh tác không ñủ, dư thừa lao ñộng, mà nhu cầu vật chất ngày càng tăng. Điều
tất yếu người dân vào rừng ñể lấy lâm sản ñã xãy ra ñể ñáp ứng cho cuộc sống của
họ. Nhóm hộ trung bình là nhóm tham gia nhiều nhất về hoạt ñộng khai thác lâm
sản và thu nhập mang lại từ nó chiếm tỷ lệ cao trong thu nhập hơn 60%. Nhóm hộ
này ảnh hưởng lớn nhất cả về tần số tham gia cũng như thu nhập từ rừng mang lại.
Lê Ngọc Hải (2005) chỉ ra rằng: ở nhóm khá, lâm sản lấy ra phục vụ cho nhu
cầu giải trí, một phần dùng cho bữa ăn hàng ngày và phần nhỏ còn lại thì sử dụng
củi ñể ñun nấu. Thu nhập từ rừng mang lại chiếm 3,42% trong tổng cơ cấu thu
nhập. Đối với hộ trung bình ñã có sự thay ñổi, lâm sản lấy phục vụ cho nhu cầu về
lương thực, thực phẩm ñủ sống hàng ngày cho gia ñình. Thu nhập từ rừng mang lại
chiếm 7,91% trong tổng cơ cấu thu nhập. Cuối cùng là hộ nghèo, sản phẩm chủ yếu
lấy ra là tre, nứa, lồ ô dùng làm nhà hoặc xây nhà. Đây là nguồn thu nhập chính của
hộ vì thu nhập chính từ nông nghiệp không ñủ chi tiêu. Thu nhập từ rừng mang lại
chiếm gần 30% tổng thu nhập.
Ở ñề tài của Trần Sỹ Kim (2006) kết luận: với thu nhập từ trồng trọt và chăn
nuôi của nhóm hộ nghèo và trung bình chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn, với một nguồn
thu nhập mũi nhọn của những hộ dân sống gần rừng như thế thì không ñủ trang trải
trong gia ñình thì việc họ phụ thuộc vào rừng là ñiều tất yếu.
Đề tài nguyên cứu sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên rừng của Nguyễn Đông
Giang (2008) nêu rằng: tình hình dân số, hiện trạng phân bố dân cư, hiện trạng ñất
sản xuất lâm nghiệp và mức thu từ các hoạt ñộng sản xuất lâm nghiệp, lâm nghiệp
làm cho sinh kế của người dân phụ thuộc vào tài nguyên rừng.
Với nghiên cứu về sự phụ thuộc của nông dân ñối với tài nguyên rừng ở một
cộng ñồng dân tộc thiểu số của Bùi Văn Hảo (1996) kết luận: sự phụ thuộc của
người dân trong các cộng ñồng vùng sâu, vùng xa và ven rừng là hiển nhiên, các

9



chính sách quản lý lâm nghiệp cũng ñang tác ñộng ñến cuộc sống của người nông
dân.

10


Chương 3
ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa ñiểm nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Phạm vi ranh giới
Xã Tân Bình nằm ở phía tây bắc của huyện Tân Biên và ở phía bắc của tỉnh
Tây Ninh, có diện tích tự nhiên 17.301,59 ha, tứ cận như sau:
Phạm vi ranh giới của xã:
- Phía bắc và tây bắc giáp vương quốc Campuchia
- Phía nam và tây nam giáp xã Hòa Bình và xã Thạnh Tây.
- Phía ñông và ñông bắc giáp Tân Lập.
Đường biên giới có chiều dài 43 km tiếp giáp với các xã ñối diện của vương
quốc Campuchia.
3.1.1.2 Khí hậu thủy văn:
a. Khí hậu:
Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt ñới gió mùa cận xích ñạo, mang ñặc
trưng của khí hậu Đông Nam Bộ, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt.
Có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa từ tháng 5 ñến hết tháng 10
Mùa khô bắt ñầu từ tháng 11 ñến hết tháng 4 năm sau.

11



Lượng mưa dao ñộng từ khoảng 1.300mm/ năm ñến 1.900mm/ năm, có
những năm lượng mưa ñạt ñến 2000mm/ năm, phân bố không ñều giữa các tháng,
thường tập trung từ tháng 6 ñến tháng 10. Mùa mưa có thể kéo dài trung bình 6
tháng, có thể kéo dài ñến 8 tháng.
Nhiệt ñộ ổn ñịnh hang năm trong khoảng từ 25oc ñến 27oc.
Nhiệt ñộ trung bình/ năm khoảng 27oc.
Bốc hơi nước trung bình/ năm 1100-1200mm.
b. Thủy văn
-

Nguồn nước mặt có lưu lượng nước ít, phân bố ở suối nhỏ như: suối Đa
Hà; Miên Chay.

-

Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng nước tốt, ñộ sâu trung bình
của mạch nước ngầm từ 20- 30 m, tối ña là 50 m. tuy nhiên ñối với ñịa
hình ở một số bào, trảng chất nước bị nhiểm phèn không thể sử dụng
trong sinh hoạt.

3.1.2 Địa hình ñất ñai
Địa hình xã có dạng hình ñồi, ñộ cao thay ñổi 20-50 m so với mực nước
biển, tạo thành do phù sa cổ nâng lên, thành phần chủ yếu là cát kết, bột kết, cát bột
Tổng diện tích của xã là 17.307 ha, nằm trong vườn quốc gia là 15.227 ha.
Căn cứ vào kết quả xây dựng bản ñồ ñất của phân viện quy hoạch thiết kế nông
nghiệp cho huyện Tân Biên thì ở ñây thuộc dạng ñất xám phù sa, ngoài ra còn có
loại ñất xám có tầng kết von ñá ong.
Xã có dạng hình ñồi, ñộ cao thay ñổi 20-50 m ( so với mực nước biển) tạo

thành do phù sa cổ nâng lên, thành phần chủ yếu là cát kết, bột kết, cát bột cát sét…
ñất dễ xói mòn, rữa trôi.
Đất ñai: ñất nông nghiệp 17.016,61 ha chiếm 98.35% so với tổng diện tích tự
nhiên trong ñó ñất rừng chiếm 88%; ñất phi nông nghiệp 284,89 ha chiếm 1.64%.

12


×