Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CÂY THÂN GỖ ĐƯỜNG PHỐ TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN NGỌC LƯU

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CÂY THÂN GỖ ĐƯỜNG PHỐ
TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HOC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN NGỌC LƯU

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CÂY THÂN GỖ ĐƯỜNG PHỐ
TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU


Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HOC

Người hướng dẫn: Th.S PHAN MINH XUÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i
 


 

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin tỏ lòng cảm ơn Bố Mẹ và những người thân
trong gia đình, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng và cho con được
cắp sách tới trường. Bố mẹ đã chịu vất vả để con được đi học, dạy dỗ giáo
dục định hướng cho con trở thành người có ích cho xã hội. Cảm ơn tình
cảm và những lời động viên dành cho con trong suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy thạc sĩ Phan Minh Xuân, người đã
tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận này. Thầy
đã chỉ dạy cho em các vấn đề nghiên cứu, những sai sót, khuyết điểm để
hoàn thành khóa luận, Thầy còn giúp em tìm hiểu tài liệu, các chỉ dẫn quý
báu trong suốt thời gian thực hiện khóa luận…
Em cũng xin thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đến các Thầy
(Cô) trong khoa Lâm nghiệp, những người đã trang bị cho em những kiến
thức chuyên ngành cần thiết cho một kỹ sư Lâm nghiệp, cũng như sự chỉ
bảo, giúp đỡ tận tình của Thầy (Cô) đối với em trong suốt 4 năm học tại

trường.
Em cũng xin được cảm ơn anh (chị) phòng Kế hoạch – Kỹ thuật
trong công ty cổ phần phát triển Công Viên và Đô thị thành phố Vũng
Tàu, những người đã cung cấp và chia sẻ những tài liệu, thông tin và kinh
nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa
luận này.
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Lưu

ii
 


 

TÓM TẮT

Đề tài: “Điều tra tình hình cây thân gỗ đường phố tại thành phố Vũng
Tàu”, thời gian từ tháng 07/2011 đến tháng 03/2011.
Thông qua việc kế thừa những tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, quản
lý, chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh đường phố tại Thành phố Vũng Tàu – Tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu, khảo sát sơ bộ những đường phố chính có trồng cây xanh làm cơ
sở thiết lập được danh sách những tuyến đường đưa vào đối tượng điều tra, lập được
danh mục những loài cây xanh thân gỗ (lớn, trung bình, nhỏ) đã được trồng tương ứng
trên mỗi tuyến đường. Từ đó có những đánh giá về kích cỡ, chủng loại, phẩm chất, khả
năng sinh trưởng cũng như sự phù hợp của những loài cây đã được gây trồng.để đề
xuất được những giải pháp quản lý, bảo dưỡng cây xanh trồng đường phố (Cắt tỉa, thay
thế, trồng mới,…) tại khu vực nghiên cứu đồng thời kết quả đạt được có thể ứng dụng
hoặc là tài liệu có tính chất tham khảo.


iii
 


 

MỤC LỤC

TRANG
Lời cảm ơn ............................................................................................. i
Tóm tắt ..................................................................................................ii
Mục lục ............................................................................................... iii
Danh sách các bảng ............................................................................vii
Danh sách các biểu đồ ...................................................................... viii
Danh sách các hình ............................................................................... x
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................................. 3
2.1 Định nghĩa mảng xanh đô thị ........................................................................... 3
2.2 Định nghĩa thành phần cây xanh đường phố ................................................... 3
2.3 Vai trò của cây xanh trong hệ sinh thái đô thị ................................................. 3
2.4 Một số chỉ tiêu phân loại cây xanh đường phố tham khảo .............................. 4
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến cây xanh đường phố .............................................. 5
3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................... 7
3.1 Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................ 7
3.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................................... 7
3.1.2 Địa chất, địa hình .......................................................................................... 7
3.1.3 Khí hậu, thủy văn .......................................................................................... 8
3.2 Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội ................................................................... 9
3.2.1 Dân số, phân bố dân cư và lao động ............................................................. 9
3.2.2 Cơ sở hạ tầng ................................................................................................. 9

3.3 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 11
4. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 12
4.1 Mục tiêu ......................................................................................................... 12
4.2 Nội dung ......................................................................................................... 12
iv
 


 

4.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 13
4.3.1 Phương pháp ngoại nghiệp .......................................................................... 13
4.3.2 Phương pháp đánh giá về phẩm chất của cây ............................................. 14
4.3.3 Đánh giá theo hình thái phân loại của cây .................................................. 15
4.3.4 Đánh giá theo chỉ tiêu công dụng................................................................ 15
4.3.5 Phương pháp nội nghiệp ............................................................................. 15
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC ĐỀ XUẤT ......................................... 17
5.1 Đánh giá về tình hình đường phố và các yếu tố liên quan đến cây thân gỗ ..... 17
5.2 Tình hình cây thân gỗ tại 7 tuyến đường điều tra .......................................... 18
5.2.1 Phân bố cây thân gỗ tại 7 tuyến đường điều tra theo loại chiều cao và cấp cỡ
kính ....................................................................................................................... 18
5.2.2 Thành phần chủng loại và tỷ lệ loài cây của cây thân gỗ điều tra thu thập tại 7
tuyến đường. ......................................................................................................... 22
5.2.3 Đánh giá phẩm chất và hình thái phân loại cây thân gỗ thu thập được tại 7
tuyến đường điều tra............................................................................................. 25
5.3 Tình hình cây thân gỗ tại từng tuyến đường điều tra thu thập ....................... 29
5.3.1 Tình hình cây thân gỗ tại đường Lý Thường Kiệt ...................................... 29
5.3.1.1 Xét theo cơ cấu chiều cao ........................................................................ 30
5.3.1.2 Xét theo cơ cấu cấp cỡ kính ..................................................................... 31
5.3.1.3 Xét theo phân loại phẩm chất ................................................................... 32

5.3.1.4 Xét theo phân loại hình thái ..................................................................... 33
5.3.2 Tình hình cây thân gỗ trên tuyến đường Hoàng Hoa Thám ....................... 33
5.3.2.1 Xét theo cơ cấu chiều cao ........................................................................ 35
5.3.2.2 Xét theo cơ cấu cấp cỡ kính ..................................................................... 35
5.3.2.3 Xét theo phân loại phẩm chất ................................................................... 36
5.3.2.4 Xét theo phân loại hình thái ..................................................................... 37
5.3.3 Tình hình cây thân gỗ trên tuyến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa .................. 37
5.3.3.1 Xét theo cơ cấu chiều cao ........................................................................ 39
5.3.3.2 Xét theo cơ cấu cấp cỡ kính ..................................................................... 39
v
 


 

5.3.3.3. Xét theo phân loại phẩm chất .................................................................. 40
5.3.3.4 Xét theo phân loại hình thái ..................................................................... 41
5.3.4 Tình hình cây thân gỗ trên tuyến đường Trần Hưng Đạo ........................... 41
5.3.4.1 Xét theo cơ cấu loại chiều cao ................................................................. 43
5.3.4.2 Xét theo cơ cấu cấp cỡ kính ..................................................................... 43
5.3.4.3. Xét theo phân loại phẩm chất .................................................................. 44
5.3.4.4 Xét theo phân loại hình thái ..................................................................... 45
5.3.5 Tình hình cây thân gỗ trên tuyến đường Lê Lợi ......................................... 45
5.3.5.1 Xét theo cơ cấu chiều cao ........................................................................ 46
5.3.5.2 Xét theo cơ cấu cấp cỡ kính ..................................................................... 47
5.3.5.3 Xét theo phân loại phẩm chất ................................................................... 48
5.3.5.4 Xét theo phân loại hình thái ..................................................................... 49
5.3.6 Tình hình cây thân gỗ trên tuyến đường Nguyễn An Ninh......................... 49
5.3.6.1 Xét theo cơ cấu chiều cao 51
5.3.6.2 Xét theo cơ cấu cấp cỡ kính ..................................................................... 51

5.3.6.3 Xét theo phân loại phẩm chất ................................................................... 52
5.3.6.4 Xét theo phân loại hình thái ..................................................................... 52
5.3.7 Tình hình cây thân gỗ trên tuyến đường 3 tháng 2 ..................................... 53
5.3.7.1 Xét theo cơ cấu cấp chiều cao .................................................................. 54
5.3.7.2 Xét theo cơ cấu cấp cỡ kính ..................................................................... 55
5.3.7.3 Xét theo phân loại phẩm chất ................................................................... 55
5.3.7.4 Xét theo phân loại hình thái ..................................................................... 56
5.4 Các đề xuất nhằm nâng cao công tác chăm sóc và bảo dưỡng cây thân gỗ trên
các tuyến đường 56
6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 59
6.1. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 59
6.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 60
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 61
vi
 


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 5.1 Phân theo loại chiều cao và cấp kính ................................................... 18
Bảng 5.2 Danh mục các loài cây thân gỗ trên 7 tuyến đường điều tra ................ 23
Bảng 5.3 Phân loại theo phẩm chất và hình thái phân loại.................................. 25
Bảng 5.4 Danh sách các loài cây trên đường Lý Thường Kiệ............................. 30
Bảng 5.5 Danh sách các loài cây trên đường Hoàng Hoa Thám ......................... 34
Bảng 5.6 Danh sách các loài cây trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa .................... 38

Bảng 5.7 Danh sách các loài cây trên đường Trần Hưng Đạo ............................ 42
Bảng 5.8 Danh sách các loài cây trên đường Lê Lợi ........................................... 46
Bảng 5.9 Danh sách các loài cây trên đường Nguyễn An Ninh .......................... 50
Bảng 5.10 Danh sách các loài cây trên đường 3 tháng 2 ..................................... 54

vii
 


 

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 5.1 Phân bố số lượng cây xanh giữa các tuyến đường điều tra.............. 19
Biểu đồ 5.2 Tỷ lệ % số lượng cây phân bố theo các tuyến đường điều tra ......... 20
Biểu đồ 5.3 Phân bố cây thân gỗ trên 7 tuyến đường theo loại chiều cao........... 21
Biểu đồ 5.4 Phân bố cây thân gỗ trên 7 tuyến đường theo cấp cỡ kính .............. 22
Biểu đồ 5.5 Tỷ lệ theo loài cây trên các tuyến đường thu thập ........................... 24
Biểu đồ 5.6 Tỷ lệ % theo loài cây trên các tuyến đường thu thập ....................... 24
Biểu đồ 5.7 Tỷ lệ phẩm chất của cây thân gỗ trên 7 tuyến đường điều tra ......... 26
Biểu đồ 5.8 Tỷ lệ % phẩm chất của cây thân gỗ trên 7 tuyến đường điều tra ..... 26
Biểu đồ 5.9 Tỷ lệ hình thái phân loại của cây thân gỗ trên 7 tuyến đường ......... 27
Biểu đồ 5.10 Tỷ lệ% hình thái phân loại của cây thân gỗ trên 7 tuyến đường.... 28
Biểu đồ 5.11 Phân loại cây theo chiều cao tuyến đường Lý Thường Kiệt.......... 30
Biểu đồ 5.12 Phân loại cây theo cỡ cấp kính tuyến Lý Thường Kiệt.................. 31
Biểu đồ 5.13 Phân loại cây theo% phẩm chất đường Lý Thường Kiệt ............... 32
Biểu đồ 5.14 Phân loại cây theo % hình thái đường Lý Thường Kiệt ................ 33

Biểu đồ 5.15 Phân loại cây theo chiều cao trên đường Hoàng Hoa Thám .......... 35
Biểu đồ 5.16 Phân loại cây theo cấp cỡ kính trên đường Hoàng Hoa Thám ...... 35
Biểu đồ 5.17 Phân loại cây theo phẩm chất đường Hoàng Hoa Thám................ 36
Biểu đồ 5.18 Phân loại cây theo hình thái trên đường Hoàng Hoa Thám ........... 37
Biểu đồ 5.19 Phân loại cây theo chiều cao trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ..... 39
Biểu đồ 5.20 Phân loại cây theo cỡ kính trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ........ 39
Biểu đồ 5.21 Phân loại cây theo % phẩm chất trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.... 40
Biểu đồ 5.22 Phân loại cây theo % hình thái trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ......... 41
Biểu đồ 5.23 Phân loại cây theo loại chiều cao đường Trần Hưng Đạo ............. 43
Biểu đồ 5.24 Phân loại cây theo cấp cỡ kính trên đường Trần Hưng Đạo .......... 43
Biểu đồ 5.25 Phân loại cây theo % phẩm chất trên đường Trần Hưng Đạo ....... 44
Biểu đồ 5.26 Phân loại cây theo % hình thái trên đường Trần Hưng Đạo .......... 45
viii
 


 

Biểu đồ 5.27 Phân loại cây theo chiều cao trên đường Lê Lợi............................ 46
Biểu đồ 5.28 Phân loại cây theo cỡ kính trên đường Lê Lợi ............................... 47
Biểu đồ 5.29 Phân loại cây theo % phẩm chất trên đường Lê Lợi. ..................... 48
Biểu đồ 5.30 Phân loại cây theo % hình thái trên đường Lê Lợi ........................ 49
Biểu đồ 5.31 Phân loại cây theo chiều cao trên đường Nguyễn An Ninh ........... 51
Biểu đồ 5.32 Phân loại cây theo cỡ kính trên đường Nguyễn An Ninh .............. 51
Biểu đồ 5.33 Phân loại cây theo % phẩm chất trên đường Nguyễn An Ninh ..... 52
Biểu đồ 5.34 Phân loại theo % hình thái trên đường Nguyễn An Ninh .............. 52
Biểu đồ 5.35 Phân loại cây theo chiều cao trên đường 3 tháng 2........................ 54
Biểu đồ 5.36 Phân loại cây theo cấp cỡ kính trên đường 3 tháng 2 .................... 55
Biểu đồ 5.37 Phân loại cây theo % phẩm chất trên đường 3 tháng 2 .................. 55
Biểu đồ 5.38 Phân loại cây theo % hình thái trên đường 3 tháng 2 .................... 56


ix
 


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 5.1 Cây xanh trồng trên đường Lý Thường Kiệt – Tp. Vũng Tàu ............. 29
Hình 5.2 Cây xanh trồng trên đường Hoàng Hoa Thám - Tp. Vũng Tàu ........... 34
Hình 5.3 Cây xanh trồng trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Tp. Vũng Tàu ...... 38
Hình 5.4 Cây xanh trồng trên đường Trần Hưng Đạo - Tp. Vũng Tàu............... 42
Hình 5.5 Cây xanh trồng trên đường Lê Lợi Tp. Vũng Tàu ............................... 46
Hình 5.6 Cây xanh trồng trên đường Nguyễn An Ninh Tp. Vũng Tàu............... 50
Hình 5.7 Cây xanh trồng trên đường 3 tháng 2 Tp. Vũng Tàu ........................... 53
 
 

 

 

x
 



 

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Vũng Tàu hiện nay đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Các công trình cơ sở hạ tầng, được xây dựng ngày càng nhiều
như khu công nghiệp, chế biến, xí nghiệp, công ty, trường học, bệnh viện,... nhằm
thúc đẩy sự phát triển của thành phố, qua đó tạo công ăn việc làm và đáp ứng được
những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống cho người dân sinh sống và làm việc tại đây.
Song song với quá trình đó, có nhiều vấn đề và thách thức được đặt ra cho chính
quyền và cơ quan địa phương như diện tích rừng, tính đa dạng sinh học vốn có của tự
nhiên ngày càng suy giảm, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao,... việc phục
hồi cải tạo diện tích các mảng xanh vô cùng cấp thiết trong điều kiện biến đổi khí hậu
như hiện nay. Tại các khu trung tâm, khu đô thị sầm uất thì cây xanh trồng ở đường
phố (công viên, hoa viên, cơ quan, khu công nghiệp,…) trở nên rất quan trọng trong
việc điều hòa tiểu khí hậu, cải thiện môi trường, cảnh quan, giảm tiếng ồn,…
Theo các chuyên gia Lâm nghiệp, dự đoán khoảng năm 2000 trở đi mỗi năm
rừng trên thế giới mất đi từ 170 - 220 triệu ha, hầu hết ở vùng nhiệt đới. Từ năm
2020 trở đi mỗi năm thế giới mất từ 600 - 700 triệu ha (Shamar et al, 1992).
Ở Việt Nam, những tác động tiêu cực của con người nhằm đáp ứng nhu cầu
cuộc sống cá nhân cũng dẫn đến mỗi năm hàng triệu ha rừng bị mất đi, chính vì
vậy, hiện nay ngoài công tác trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, thì
việc trồng cây xanh đường phố cũng trở lên rất quan trọng.
Nhận thấy được những vấn đề cấp bách đó, trong những năm gần đây thành
phố Vũng Tàu đã chú trọng phát triển hệ thống cây xanh đường phố. Vai

1
 



 

trò của cây xanh đường phố là rất quan trọng trong việc giữ gìn và cung cấp sức
sống cho thành phố.
Các công trình cây xanh đô thị mặc dù đã được chăm sóc bảo dưỡng định kỳ
thường xuyên trong nhiều năm nhưng cũng không thể tránh khỏi sự hao hụt, mất mát
về số lượng cây xanh, sâu bệnh, sinh trưởng kém hoặc chưa phù hợp với không gian và
địa điểm của thành phố.
Và vấn đề được đặt ra ở đây là phải xây dựng một hệ thống cây xanh đường
phố sao cho vừa làm tăng vẻ đẹp của thành phố vừa giải quyết được những vấn đề
kể trên, để từ đó có thể đưa Vũng Tàu trở thành một thành phố Xanh - Sạch - Đẹp.
Được sự cho phép của Khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh, công ty Cổ Phần Phát Triển Công Viên - Đô Thị thành phố Vũng
Tàu và dưới sự hướng dẫn của Thầy ThS. Phan Minh Xuân, em đã tiến hành thực
hiện đề tài “Điều tra tình hình cây thân gỗ đường phố tại thành phố Vũng
Tàu”.
Vì thời gian, kiến thức còn hạn hẹp nên đề tài còn nhiều sai sót rất mong
nhận được sự chỉ dẫn góp ý của Thầy (Cô) trong Khoa và các cán bộ công ty để em
có thể tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm và từ đó để đề tài hoàn thiện hơn. Em xin chân
thành cảm ơn.

2
 


 

Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Định nghĩa mảng xanh đô thị

Có nhiều khái niệm về “mảng xanh đô thị” nhưng hiểu một cách toàn diện
thì “mảng xanh đô thị” là tất cà những diện tích (kể cả mặt đất, mặt nước, trên
không) mà ở đó thực vật sinh sống quanh năm và sự tồn tại của chúng ảnh hưởng
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi hoạt động của con người tại đô thị.
Theo khái niệm này, ngoài diện tích cây xanh, thảm cỏ công viên, “mảng
xanh đô thị” bao gồm cả diện tích cây cảnh trong nhà, mặt hồ có sen cỏ và cả những
khu rừng, các dãy cây trồng dọc theo đường quốc lộ liên tỉnh,...
Theo khái niệm hẹp hơn, “mảng xanh đô thị” là tất cả những diện tích (mặt
đất, mặt nước, trên không) được phủ xanh bởi các thảm cỏ, vườn hoa, cây xanh
trồng tập trung hoặc phân tán trong công viên, đường phố, công ty,...
2.2 Định nghĩa thành phần cây xanh đường phố
Cây xanh đường phố bao gồm toàn bộ cây xanh được trồng dọc theo các lề
đường lớn, nhỏ khác nhau nằm trong thành phố. Mục đích của cây xanh đường phố
không phải để sản xuất lâm sản mà để phục vụ nhiều mặt đa dạng và phong phú
khác của cuộc sống đô thị như: Cải tạo môi trường, tạo tiểu khí hậu, che bóng tạo
cảnh quan hài hòa với các công trình kiến trúc và đường phố.
2.3 Vai trò của cây xanh trong hệ sinh thái đô thị
Hệ thống cây xanh có các chức năng sau:
Trước hết, hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả
năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm

3
 


 

cho đất, độ ẩm không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm soát gió và
lưu thông gió.
Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường hấp thụ khí CO2 và cung cấp O2, hệ

thống cây xanh là thành phần duy nhất trong hệ sinh thái đô thị trả lại oxy cho khí
quyển. Theo một tài liệu 1ha cây xanh thành phố có thể hấp thụ 8 kg CO2 trong một
giờ, nghĩa là có thể hấp thụ toàn bộ khí CO2 do 200 người thải ra trong cùng một
thời gian.
Thu hút và ngăn cản sự lây lan của bụi ô nhiễm: bụi ô nhiễm qua tàn cây sẽ
bị giữ lại 30 - 50% bám vào lá cây và sẽ trở về đất theo nước mưa.
Ở ngoại thành cây xanh có tác dụng chống xói mòn, điều hòa mực nước
ngầm, cây xanh còn có tác dụng hạn chế tiếng ồn nhất là ở khu vực nội thành.
Nhiều nghiên cứu cho rằng tán cây, vỏ cây, thảm cỏ đều có tác dụng như vật liệu
xốp, có tác động giảm tiếng động 30%. Đường phố có cây sẽ giảm 5 - 6 lần tiếng ồn
so với đường không có cây.
Cây xanh có vai trò quan trọng trong kiến trúc và cảnh quan. Những tính chất
của cây xanh như hình dạng (tán lá, thân cây,...) màu sắc (lá, thân cây, hoa,...) là những
yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mĩ kiến trúc cũng như cảnh quan nói chung.
Ngoài chức năng trang trí tăng thêm vẻ đẹp thẩm mĩ, cây xanh còn có tác
dụng kiểm soát giao thông, việc kiểm soát giao thông bao gồm cả xe cơ giới và
người đi bộ. Các bụi thấp, bờ dậu, đường viền cây xanh trong vườn hoa công viên
vừa có tác dụng trang trí vừa có tác dung định hướng cho người đi bộ. Hàng cây
bên đường có tác dụng định hướng, nhất là vào ban đêm sự phản chiếu của các gốc
cây được sơn vôi trắng là những tín hiệu chỉ dẫn cho người đi đường.
Số lượng cành nhánh chặt tỉa, đốn hạ những cây già cỗi không còn tác dụng
là nguồn cung cấp gỗ củi cho dân dụng.
2.4 Một số chỉ tiêu phân loại cây xanh đường phố tham khảo
Theo nghiên cứu của một số tác giả và Sở giao thông Công Chánh thành phố
Hồ Chí Minh, công ty cổ phần phát triển Công Viên và Đô Thị thành phố Vũng Tàu
thì chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu như: A (tuổi), tên loài, D1,3, số lượng.
4
 



 

Ngoài ra cây xanh đường phố còn được phân chia theo kích thước của cây:
Cây loại I: là cây cao dưới 6 m
Cây loại II: là cây cao từ 6 - 12 m
Cây loại III: là cây cao trên 12 m
Theo hệ thống phân chia của Chế Đình Lý (1997) tác giả phân chia cây xanh đô
thị ra làm 3 loại:
+ Cây thấp là cây cao dưới 6 m
+ Cây trung bình là cây cao từ 6 - 12 m
+ Cây cao là cây từ 12 m trở lên.
Theo hệ thống phân chia của Trương Đấu (1998) tác giả phân chia theo mẫu tự
chữ cái: A, B, C, D,...
Theo hệ thống phân chia của ThS. Trương Mai Hồng, Trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh chia nhóm cây theo công dụng của cây xanh đường phố:
+ Cây bóng mát, điều tiết không khí.
+ Cây làm kiểng, tạo hình, bon sai, cây trang trí.
Theo Gene W Grey (1931) phân loại cây xanh đô thị theo tán cây:
+ Hình tròn
+ Hình trứng
+ Hình chóp
Phân theo chiều cao:
+ Cây loại nhỏ: từ 3 - 7 m
+ Cây trung bình: từ 7 - 12 m
+ Cây loại lớn từ 12 m trở lên.
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến cây xanh đường phố
Hệ thống lâm nghiệp đô thị phát triển trong môi trường của hệ sinh thái đô
thị, có liên quan tới các yếu tố.
- Không gian sinh trưởng (đất đai và khoảng không giành cho cây xanh) là
yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự phát triển của cây xanh đường phố. Ở môi

trường đô thị, sau khi tất cả hệ thống đường sá, vỉa hè, cầu cống, điện nước, công
5
 


 

trình kiến trúc,... đã được xây dựng khi đó cây xanh mới có chỗ đứng và đứng cho
“phù hợp”.
- Thổ nhưỡng: thường bị biến đổi bởi các hoạt động xây dựng.
- Khí hậu bao gồm: bức xạ, nhiệt độ, độ ẩm, gió,...
- Sự ô nhiễm của không khí, đất, nước, ánh sáng các yếu tố này ngày càng
gia tăng nghiêm trọng.
- Sự tác động của con người, ví dụ như không thích mọc cây trước nhà vì mất
diện tích mua bán, thích trồng cây xanh vì yêu thiên nhiên và muốn tạo bóng mát.
Trong môi trường đó hệ thống cây xanh đường phố có liên hệ với các phần tử
khác trong hệ sinh thái đô thị.
- Hệ thống công trình kiến trúc xây dựng:
+ Tích cực: Tăng giá trị thẩm mĩ và cảnh quan cho công trình xây
dựng.
+ Tiêu cực: Cạnh tranh gay gắt về diện tích.
- Hệ thống công trình hạ tầng: Đường xá, công trình cấp thoát nước, đường
dây điện,...
+ Tích cực: cây tạo ra cảnh quan, che bóng mát.
+ Tiêu cực: khống chế phạm vi phát triển của cây xanh.
- Hệ thống sản xuất công nghiệp:
+ Tích cực: cây xanh hạn chế tiếng ồn và bụi khói ô nhiễm.
+ Tiêu cực: bụi khói ô nhiễm tạo ra những điều kiện xấu cho sinh
trưởng phát triển của cây xanh.
- Hệ thống các khu dân cư:

+ Tích cực: cây xanh tạo ra cảnh quan, nơi vui chơi giải trí, cung cấp
oxy, lọc khói bụi ô nhiễm, tạo ra bóng mát, cải thiện tiểu khí hậu.
+ Tiêu cực: không có ý thức trong việc quản lý và bảo vệ cây xanh.

6
 


 

Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm tự nhiên
Vũng Tàu là thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ở vùng Đông Nam bộ
Việt Nam. Cho đến thời điểm này vẫn chưa có quyết định nào về tỉnh lị nhưng thời
gian gần đây tỉnh đã có xu hướng di dời các cơ quan chính quyền của tỉnh về thị xã
Bà Rịa và nhiều giao dịch hành chính mới được diễn ra tại đây. Vũng Tàu là một
thành phố ven biển, một địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam.
3.1.1 Vị trí địa lý
Vũng Tàu giáp Bà Rịa và huyện Long Điền, nằm trên bán đảo cùng tên và có
cả đảo Long Sơn, cách Hồ Chí Minh 125 km về phía Đông Nam theo hướng đường
bộ và 80 km đường chim bay. Nếu nhìn theo hướng Bắc Nam, Vũng Tàu nằm ở
khúc quanh đang đổi hướng từ Nam sang Tây của phần dưới chữ S và nhô hẳn ra
khỏi đất liền như một giải đất có chiều dài khoảng 14 km và chiều rộng khoảng 6
km. Đây là nơi người ta có thể ngắm nhìn biển Đông, cả khi mặt trời mọc lẫn hoàng
hôn. Vũng Tàu dài và hẹp có diện tích 140,1 km2, độ cao trung bình 3 - 4 m so với
mặt nước biển.
3.1.2 Địa chất, địa hình
Vũng Tàu có núi Lớn cao 245 m và núi nhỏ còn gọi là núi Tương Phùng hay

núi Tao Phùng, cao 170 m. Trên núi Nhỏ có ngọn Hải Đăng cao 18 m, chiếu xa tới
30 km.

7
 


 

3.1.3 Khí hậu, thủy văn
Đất nước Việt Nam có đèo Hải Vân cao vút chắn ngang ở miền Trung khiến
cho khí hậu hai miền khác nhau. Nếu như ở Hà Nội thời tiết còn rất lạnh, mọi người
phải mặc áo ấm thì ở Vũng Tàu khí hậu vẫn mát mẻ, biển Vũng Tàu là biển nóng,
tắm được quanh năm.
Thành phố Vũng Tàu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của
đại dương. Bán đảo Vũng Tàu có nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các tỉnh khác
ở phía Nam bởi ba mặt giáp biển Đông, quanh năm lộng gió, nhiệt độ trung bình
28ºC, cao nhất vào tháng 5 (29,3ºC), thấp nhất là tháng 2 (25,6ºC), số giờ nắng
trong năm khoảng 2.779 giờ và phân bố đều các tháng trong năm, độ ẩm không khí
tương đối trung bình hàng năm là 78,8%.
Lượng mưa trung bình thấp khoảng 1500 mm/năm và phân bố không đều
theo thời gian tạo thành hai mùa rõ rệt,mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm
90% lượng mưa cả năm. Tùy thuộc vào gió, gió thổi theo hai chiều gần như ngược
nhau, trừ những ngày chuyển tiếp. Gió mùa Tây Nam thổi vào mùa mưa (từ tháng 5
đến tháng 10), gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4).
Gió thổi mạnh tốc độ 35 km/h. Tháng 4 và tháng 10 là những tháng chuyển
gió, gió thổi nhẹ, sóng ngoài khơi nhỏ. Biển Vũng Tàu ít bão tố hoặc ảnh hưởng của
bão không đáng kể, vì thế trở thành khu trú ngụ tốt của thuyền bè.
Thủy triều thuộc loại bán nhật triều, mỗi ngày đều có hai lần thủy triều lên,
xuống. Biên độ triều lớn nhất là 4 – 5 m. Nhiệt độ nước biển ít thay đổi, quanh năm

nhiệt độ tầng mặt nước biển 24 - 29ºC, nhiệt độ tầng đáy khoảng 26,5 – 27ºC.
Với đặc điểm khí hậu, thời tiết và thiên nhiên ưu đãi , Vũng Tàu đã và sẽ là
một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước.

8
 


 

3.2 Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội
3.2.1 Dân số, phân bố dân cư và lao động
Thành phố Vũng Tàu gồm 16 phường và 1 xã. Dân số của thành phố Vũng
Tàu là 310.000 người (theo thống kê năm 2010). Phường 7 là địa bàn đông dân cư
nhất với 32.792 người, phường có số dân ít nhất là phường Nguyễn An Ninh với
khoảng 8.034 người, riêng xã Long Sơn dân số khoảng 14.000 người.
Nằm trên thềm bờ biển của một khu vực giàu dầu khí, thành phố Vũng Tàu
là nơi xuất khẩu dầu khí lớn nhất Việt Nam. Nơi duy nhất ở Việt Nam có khu nhà
tập thể dành cho các chuyên gia Nga làm việc trong lĩnh vực khai thác dầu khí sinh
sống cùng gia đình và trường học cho con em họ, hiện có khoảng 3.000 người Nga
đang sinh sống và làm việc tại đây.
Nghề thủ công sản xuất hàng mỹ nghệ của thành phố Vũng Tàu cũng phát
triển, nhiều đồ trang sức được làm công phu từ các sản phẩm như vỏ ốc, đồi mồi,...
Thu nhập GDP bình quân đầu người năm 2010 ước tính đạt 5.580
USD/người/năm (không tính dầu khí). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng theo hướng
dịch vụ, công nghiệp và chế biến, trong đó dịch vụ - du lịch chiếm 71,01%, công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 14,01%, hải sản 14,98%. Phấn đấu đạt tăng trưởng
GDP tăng 14% năm, GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 7.690 USD.
Trong đó chú trọng đến tăng vốn đầu tư cho ngành thương mại, doanh thu tăng
35%/năm. Trên địa bàn thành phố hiện có hai khu công nghiệp tập trung là KCN

Đông Xuyên và KCN dầu khí Long Sơn.
3.2.2 Cơ sở hạ tầng
Là trung tâm hành chính – chính trị - kinh tế - văn hóa tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu, thành phố Vũng Tàu được nhiều người biết đến không chỉ với hình ảnh của
một thành phố biển tươi đẹp, quyến rũ mà còn là một trong những địa phương làm
tốt công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước. Năm năm
qua (từ năm 2005 – 2010), đã có thêm 51 dự án nước ngoài có vốn đầu tư đăng kí
6.806 tỉ và trong 3 năm (từ năm 2007 – 2009), có 11 dự án trong nước đã được cấp
phép với vốn đăng kí 12.457 tỉ đồng. Từ nguồn ngân sách tỉnh tăng cường, cùng
9
 


 

một phần ngân sách vượt thu, thành phố đã từng bước hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ
tầng. Nhiều công trình trọng điểm trong các lĩnh vực giao thông, cấp thoát nước,
trường học, trạm y tế, trụ sở văn phòng làm việc và các công trình phúc lợi khác
hoàn toàn phát huy hiệu quả, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển cải thiện đời sống
nhân dân.
Hiện nay, 100% tuyến đường giao thông chính của thành phố Vũng Tàu đã
bê tông hóa. Trong đó, các tuyến đường Hạ Long - Quang Trung - Trần Phú chạy
dọc Bãi Trước được Bộ giao thông vận tải công nhận “đường đẹp Việt Nam”. Hơn
90% ngõ hẻm được xây sửa, nâng cấp khang trang bằng phương thức “nhà nước,
nhân dân cùng làm”. Ngay xã Long Sơn, hiện cũng không còn xã đảo biệt lập, bởi
hệ thống cầu đường khang trang không chỉ nối liền đảo với các khu dân cư, mà đã
mở hướng phát triển cho vùng đảo đầy tiềm năng, hòa nhập với dòng chảy phát
triển chung.
Những năm gần đây, cùng với việc đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng,
thành phố Vũng Tàu đặc biệt quan tâm xây dựng hệ thống mảng xanh đô thị, hệ

thống chiếu sáng công cộng, lắp đặt đèn đường cũng đã được chú trọng hơn. Cây
bóng mát, cây kiểng, khóm hoa, thảm cỏ đã và đang góp phần làm cho thành phố
ngày càng thêm xanh - sạch - đẹp. Bên cạnh đó công viên cây xanh được đầu tư
phát triển đảm bảo thành phố luôn sạch, xanh và sáng, góp phần làm tăng vẻ đẹp đô
thị, tạo nhiều thiện cảm cho khách du lịch đến vui chơi và nghỉ dưỡng tại thành phố
Vũng Tàu.
Ngoài ra, dự án trung tâm hành chính thành phố Vũng Tàu cũng đang được
khẩn trương tiến hành, dự kiến hoàn thành trong năm 2011, chào mừng 20 năm
thành lập tỉnh và 20 năm thành lập thành phố Vũng Tàu (1991-2011). Hiện nay
lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo Ban quản lý dự án nhanh chóng triển khai việc thỏa
thuận vị trí xây dựng dự án, lập quy hoạch và thiết kế, giải phóng mặt bằng, tổ
chức thi tuyển quy hoạch và thiết kế công trình, lập dự án đầu tư xây dựng, tổ
chức đấu thầu. Việc xây dựng trung tâm hành chính thành phố Vũng Tàu mới tại
phường 11 cũng nhằm đáp ứng được quy mô trung tâm hành chính của đô thị loại I.
10
 


 

3.3 Đối tượng nghiên cứu
Vì thời gian cũng như trình độ bản thân còn hạn chế nên trong đề tài này
em chỉ xem xét và nghiên cứu trong giới hạn:
- Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình
cây thân gỗ đường phố trên 7 tuyến đường của thành phố Vũng Tàu.
- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tình
hình cây thân gỗ mà không nghiên cứu về cây bụi, cây hoa và thảm cỏ.
- Ngoài ra do những hạn chế về kiến thức cũng như kinh nhiệm thực tế nên
đề tài nghiên cứu còn tồn tại những hạn chế nhất định trong nội dung và phương
pháp nghiên cứu.


11
 


 

Chương 4
MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Mục tiêu
- Kế thừa những tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, quản lý, chăm
sóc và bảo dưỡng cây xanh đường phố tại Thành phố Vũng Tàu – Tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu.
- Khảo sát sơ bộ những đường phố chính có trồng cây xanh, từ đó thiết lập được
danh sách những tuyến đường đưa vào đối tượng điều tra.
- Lập được danh mục những loài cây xanh thân gỗ (lớn, trung bình, nhỏ) đã
được trồng tương ứng trên mỗi tuyến đường.
- Đánh giá được kích cỡ, chủng loại, phẩm chất, khả năng sinh trưởng cũng như
sự phù hợp của những loài cây đã được gây trồng.
- Đề xuất được những giải pháp quản lý, bảo dưỡng cây xanh trồng đường phố
(Cắt tỉa, thay thế, trồng mới,…) tại khu vực nghiên cứu.
- Kết quả đạt được có thể ứng dụng hoặc là tài liệu có tính chất tham khảo.
4.2 Nội dung
Đề tài sẽ thực hiện các nội dung cụ thể như sau:
1. Điều tra tình hình cây thân gỗ ở các tuyến đường chính của thành phố
Vũng Tàu.
2. Tổng hợp, xử lí số liệu thu thập được theo những yêu cầu điều tra:
- Theo chủng loại cây
- Sự phân bố cây theo cấp chiều cao, cỡ kính

- Sự phân bố cây theo phân loại phẩm chất và phân loại hình thái
12
 


 

3. Xác định, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố cây thân gỗ ở
các tuyến đường chính của thành phố Vũng Tàu
4.3 Phương pháp nghiên cứu
4.3.1 Phương pháp ngoại nghiệp
Phương pháp kiểm kê toàn diện, thu thập thông tin về từng cá thể cây xanh
(theo mẫu phiếu kiểm kê cây xanh đường phố).
Trên mỗi đoạn đường đánh giá hoàn cảnh, nền đất và tình hình điều kiện
trồng cây.
Ngoài ra còn ghi chú về năm trồng, mạng lưới điện, tình trạng vỉa hè, lòng
đường, tình trạng phân bố cây xanh.
Tiến hành điều tra theo những nội dung sau:
- Theo chủng loại cây: định danh tên cây, tên khoa học, họ, bộ
- Năm trồng (Tính từ khi cây được trồng mà không tính trong thời gian cây
sống tại vườn ươm)
- Chiều cao vút ngọn (Hvn) : dùng gậy đo chiều cao hay thước cây để xác
định chiều cao vút ngọn từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng cao nhất của cây. Phương
pháp đo chiều cao vút ngọn bằng gậy đo cao: cầm gậy đo vuông góc với mặt đất,
lựa chọn vị trí thích hợp (qua việc di chuyển về phía trước hay lùi lại) sao cho đầu
gậy đo nằm đúng với ngọn cây theo một đường thẳng, dừng lại, đo khoảng cách (L)
từ chỗ đứng thích hợp tới thân cây. Như vậy chiều cao cây sẽ được xác định bằng
tổng của khoảng cách L với độ cao từ vai của người đo đến mặt đất. Hvn = L + L’.
Trong đó
L: là khoảng cách từ người đo đến thân cây

L’: là khoảng cách từ vai người đo đến mặt đất.
Để giảm thời gian di chuyển, cần ước lượng trước vị trí đứng đo tương ứng
với chiều cao cây, sẽ xác định vị trí nhanh chóng hơn.
- Chiều cao dưới cành (Hdc): dùng gậy đo chiều cao hay thước cây để xác
định chiều cao dưới cành từ gốc đến vị trí phân cành chính thấp nhất. Phương pháp
đo chiều cao dưới cành bằng gậy đo cao: cầm gậy đo vuông góc với mặt đất, lựa
13
 


 

chọn vị trí thích hợp (qua việc di chuyển về phía trước hay lùi lại) sao cho đầu gậy
đo nằm đúng vị trí cành chính thấp nhất theo một đường thẳng, dừng lại, đo khoảng
cách (L) từ chỗ đứng thích hợp đến than cây. Chiều cao sẽ được tính bằng công
thức. Hdc = L + L’. Trong đó.
L: là khoảng cách từ người đo đến thân cây
L’: là khoảng cách từ vai người đó đến mặt đất.
- Đường kính tán (Dt): phương pháp đo, dùng thước mét dây, 2 điều tra viên
sẽ xác định hai điểm mép tán theo 2 chiều Đông Tây và Nam Bắc (hoặc dài nhất và
ngắn nhất) vuông góc nhau theo trục thân cây. Điểm rơi của mép tán phải vuông
góc với mặt đất, sau đó đọc trị số về đường kính của tán cây.
- Đường kính thân cây tại 1,3 m (D1,3): Việc tiến hành xác định đường kính
thân cây được thực hiện với những dụng cụ đo đường kính thích hợp (thước kẹp
kính,thước đo chu vi) với từng điều kiện hoàn cảnh và phải đảm bảo yêu cầu về độ
chính xác cao nhất mà khả năng và điều kiện cho phép. Mặc dù mỗi loại dụng cụ đo
đòi hỏi những thao tác khác nhau, song người điều tra viên phải thực hiện đúng thao
thác quy trình và chính xác nhất khi đo cây, nhằm giảm thiểu những sai số chủ quan
phát sinh. Khi tiến hành đo, cần phải xác định đúng vị trí 1,3 m trên than cây, dụng
cụ đo cần phải đặt vuông góc với trục dọc của thân cây, khi đó ta mới có được D1,3

đúng theo yêu cầu.
4.3.2 Phương pháp đánh giá về phẩm chất của cây
- Cây loại A: Là những cây sinh trưởng phát triển tốt, thân và tán phát triển
cân đối, không sâu bệnh, không bị cong, lệch, một ngọn, tán lá dày ≥ 1 m, rộng ≥
1,5 m.
- Cây loại B: Là những cây sinh trưởng và phát triển bình thường, thân và tán
cây phát triển không cân đối, không sâu bệnh, cây có 2 thân, tán lá dày ≥ 1 m, rộng
≥ 1,5 m.
- Cây loại C: Là những cây sinh trưởng và phát triển kém, thân và tán ốm
yếu, ít cành nhánh, bị sâu bệnh, đỉnh sinh trưởng kém phát triển, tán lá mỏng nhỏ
hơn 1 m và rộng nhỏ hơn 1,5 m.
14
 


×