Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC QUY HOẠCH VÙNG TRỒNG CÂY CAO SU THUỘC CÔNG TY CAO SU CHƯ PĂH, HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗

NGUYỄN THỊ LAN

ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC QUY HOẠCH VÙNG TRỒNG
CÂY CAO SU THUỘC CÔNG TY CAO SU CHƯ PĂH, HUYỆN
CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành Phố Hồ Chí Minh
07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗

NGUYỄN THỊ LAN

ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC QUY HOẠCH VÙNG
TRỒNG CÂY CAO SU THUỘC CÔNG TY CAO SU CHƯ
PĂH, HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI

Ngành : Lâm nghiệp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn


ThS. NGUYỄN THỊ MỘNG TRINH

Thành phố Hồ Chí Minh
07/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
-

Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM

-

Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM

-

Quý thầy cô trong Khoa Lâm nghiệp

Đã nhiệt tình giảng dạy, đào tạo, trang bị cho tôi vốn kiến thức trong suốt
những năm học vừa qua.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn cô ThS. Nguyễn Thị Mộng Trinh, Bộ môn
thông tin địa lí, khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian làm đề tài
tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH MTV cao
su chư Păh, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện

thuận lợi cho việc cung cấp các số liệu cần thiết trong thời gian đi thực tế.
Cảm ơn các bạn trong lớp DH07LNGL đã luôn bên cạnh và giúp đỡ tôi
trong những năm học vừa qua.
Ngoài sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, còn có sự động viên của gia đình,
luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi đạt được kết quả như ngày hôm nay. Tôi
xin chân thành cảm ơn.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011

Nguyễn Thị Lan

ii


TÓM TẮT
Ở Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng điều kiên đất đai, khí hậu thích
nghi với việc trồng cây công nghiệp là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều … trong đó việc
phát triển cây công nghiệp là cà phê, cao su là hai loại cây công nghiệp chủ lực
chiếm diện tích khá lớn của diện tích đất trồng trọt. Để đảm bảo hiệu quả của sản
xuất cao su cần phải quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vườn cây
đặc biệt là đất nó quyết định đến diện tích đất đó có trồng được cao su hay không,
cây cao su có thể phát triển mạnh trên loại đất nào đồng thời vừa cho năng suất mủ
và sinh khối cao hơn ở loại đất nào tốt hơn nhằm giúp đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhất cả về mặt sản lượng mủ khi trong quá trình khai thác lẫn sản lượng gỗ trong
thời kì cây ngưng cho mủ. Để quản lý tất cả các thông tin chúng ta phải cần tới bản
đồ và sổ sách, bên cạnh đó do những bất tiện của bản đồ giấy như bản đồ quá đắt,
lượng thông tin hạn chế, không thể cập nhập thông tin theo thời gian…. Cùng với
nó là sự tiến bộ khoa học kĩ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin trong việc thành
lập bản đồ số nhằm mục tiêu giúp cải thiện những khuyết điểm của bản đồ giấy và
đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài “Ứng dụng Gis trong quy hoạch vùng trồng cây cao su thuộc công ty Cao Su
Chư Păh, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai”.
Địa điểm nghiên cứu là các nông trường của công ty Cao Su Chư Păh, với
bước đầu là xây dựng cơ sở dữ liệu không gian là bản đồ hiện trạng trồng cao su
với các bảng số liệu thuộc tính .
Sau khi thu thập số liệu về dường kính, chiều cao, sản lượng mủ, trữ lượng
gỗ. ta sẽ phân tích số liệu và chỉ ra cho thấy loại đất nào có ảnh hưởng đến tình hình
sinh trưởng và phát triển của cao su. Từ đó là kết quả để lọc loại đất bằng phần
mềm Mapinfo, bên cạnh đó cũng cho thấy tính tối ưu và hiệu quả của Mapinfo
trong xây dựng cơ sở dữ liệu.

iii


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA............................................................................................................... i
CẢM TẠ .....................................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu ................................................................................................................2
1.3 Ý nghĩa ..................................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài .......................................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................4
2.1 Hệ thống thông tin địa lí (GIS) .............................................................................4
2.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................4

2.1.2 Lịch sử phát triển ...............................................................................................4
2.1.3 Thành phần .........................................................................................................5
2.2 Tình hình ứng dụng hệ thống thông tin địa lí GIS ................................................7
2.2.1 Tình hình ứng dụng GIS trên thế giới ................................................................7
2.2.2 Tình hình ứng dụng GIS tại Việt Nam ..............................................................7
2.2.3 Ứng dụng GIS trong xây dựng bản đồ ...............................................................8
2.2.4 Lí do chọn địa điểm............................................................................................9
2.3 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên khu vực nghiên cứu ..........................9
2.3.1 Vị trí địa lí huyện Chư Păh ..............................................................................10
2.3.2 Vị trí địa lí huyện IaGrai ..................................................................................13

iv


2.3.3 Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................................15
2.4 Giới thiệu cây Cao Su .........................................................................................16
2.5. Phân hạng đất trồng cao su.................................................................................19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................21
3.1 Đánh giá sinh trưởng của cây Cao Su theo các loại đất ......................................21
3.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................21
3.2.1 Sinh trưởng của cây Cao Su trên các loại đất khác nhau trên địa bàn quản lý
của công ty Cao Su Chư Păh. ....................................................................................23
3.2.1.1 Ngoại nghiệp .................................................................................................23
3.2.1.2 Nội nghiệp .....................................................................................................24
3.2.2 Định hướng Quy hoạch vùng trồng Cao Su tiềm năng trên địa bàn huyện Chư
păh và Iagrai của công ty cao su Chư păh .................................................................26
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................28
4.1 Sinh trưởng của cây Cao Su trên các loại đất khác nhau trên địa bàn quản lý của
công ty Cao Su Chư Păh. ..........................................................................................28
4.1.1 Nhân tố sản lượng ............................................................................................28

4.1.2 Nhân tố chiều cao .............................................................................................30
4.1.3 Nhân tố đường kính..........................................................................................32
4.1.4 Nhân tố trữ lượng .............................................................................................33
4.2. Định hướng quy hoạch các vùng trồng cây Cao Su tiềm năng dựa trên yếu tố
thổ nhưỡng. ...............................................................................................................35
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................38
5.1 Kết luận ...............................................................................................................38
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................40
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GIS

Geographic information system

HTTTĐ

Lhệ thống thông tin địa lí

HTQTDL

Hệ thống quản trị dữ liệu.

C1,3


Chu vi cây tai vị trí 1,3m

Hvn

Chiều cao vút ngọn

D1,3

Đường kính cây tai vị trí 1,3m

Sdtra

Diện tích điều tra

M

trữ lượng

D1,3tb

Đường kính trung bình

Hvntb

Chiều cao vút ngọn trung bình

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ thành phần hệ thống GIS ..................................................................5
Hình 2.2 Sơ đồ phần cứng của hệ thống GIS ..............................................................5
Hình 2.3 Sơ đồ nguyên tắc hoạt động của GIS ...........................................................6
Hình 2.4 Bản đồ huyện Chư Păh ...............................................................................10
Hình 2.5 Bản đồ diện tích cao su tại huyện Chư Păh................................................12
Hình 2.6 Bản đồ huyện Iagrai ...................................................................................13
Hình 2.7 Bản đồ hiện trạng trồng cao su tại huyện Iagrai .......................................15
Hình 3.1 Sơ đồ quá trình thu thập số liệu .................................................................23
Hình 3.2 Sơ đồ các bước thực hiện đánh giá quá trình sinh trưởng ........................26
Hình 3.3 sơ đồ các bước thực hiện định hướng quy hoạch .......................................27
Hình 4.1 Biểu đồ sản lượng mủ ................................................................................29
Hình 4.2 Biểu đồ so sánh hệ số a từ biểu đồ sản lượng ............................................30
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện chiều cao và tuổi cây Cao Su trên 2 loại đất ...................31
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện hệ số a về chiều cao su trên 2 loại đất ............................31
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện hệ số a về đường kính cây cao su trên 2 loại đất ...........32
Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện hệ số a về đường kính cây cao su trên 2 loại đất ............33
Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện trữ lượng gỗ cây cao su trên 2 loại đất ..........................34
Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện hệ số a về trữ lượng gỗ cây cao su trên 2 loại đất...........34
Hình 4.9 Bản đồ sau số hóa 2 loại đất trên huyện Chư Păh và Iagrai.......................35
Hình 4.10 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm của hai loại đất ......................................36
Hình 4.11 Bản đồ tiềm năng trồng cao su loại đất 2 .................................................37

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Chỉ tiêu phân hạng đất trồng cây cao su ....................................................20
Bảng 4.1 Bảng diện tích đất ......................................................................................35

viii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đất đai là một trong những tư liệu sản xuất đặc biệt, là nơi sinh sống của con
người, động vật và thực vật. Trong bối cảnh hiện tại, bên cạnh sự phát triển về kinh
tế, khoa học, kĩ thuật thì diện tích đất rừng ngày càng bi thu hẹp, từ đó đặt ra các
câu hỏi liên quan đến việc sử dụng hiệu quả tài nguyên đất (Đoàn Công Quỳ, 2006).
Theo báo cáo đánh giá của Sở nông nghiệp phát triển nông thôn các tỉnh Gia
Lai, Kon Tum, Đắc Nông, Đắc Lắc, Lâm Đồng thì rừng của các địa phương này nói
riêng và Tây Nguyên nói chung cách đây khoảng 10 năm có độ che phủ chiếm trên
60%, tuy nhiên hiện nay diện tích đất có rừng chỉ chiếm chưa đầy 50%, diên tích
rừng nghèo và nghèo kiệt tăng hơn 30%. Điều này đặt ra câu hỏi về hiện trạng quản
lí và sử dụng tài nguyên trong khu vực, từ lí do này việc chuyển đổi từ rừng nghèo
kiệt sang trồng cao su ở một mức độ là cần thiết và việc quy hoạch sử dụng đất một
cách hợp lí cũng được đặt ra.(Hoàn Anh- Tuấn Đức, 15-07-2010).
Cùng với sự phát triển của xã hội trong nhiều lĩnh vực, công nghệ thông tin là
một phần không thể thiếu của cuộc sống, nó được hiện hữu trong tất cả các lĩnh vực
xã hội, kinh tế, bưu chính viễn thông, ngân hàng, quản lí rừng… ngành công nghệ
thông tin giúp tối đa hoá lợi ích kinh tế tối thiểu hoá thời gian lao động.
Theo chỉ thị 58-CT/TW năm 2000 về đẩy mạnh “Ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ” do Ban Chấp
hành Trung ương ban hành và trên hết là ngành công nghệ thông tin giúp nhà nước
ta quản lí tài nguyên thiên nhiên một cách hệ thống, bền vững đem lại hiệu quả cao
nhất. Trong lâm nghiệp việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và hệ thống
thông tin địa lý (GIS) nói riêng hiện có những phần mềm chuyên dụng hỗ trợ thiết
thực thông qua một số ứng dụng như trồng rừng, phòng chống cháy, khai thác, quản

1



lý bảo vệ rừng… nền tảng các dữ liệu kỹ thuật số cùng với sự kết hợp giữa các dữ
liệu không gian và thuộc tính. Sự ra đời của GIS đã chứng tỏ được khả năng ưu việt
hơn so với các hệ thống dữ liệu truyền thống đó là về khả năng lưu trữ, cập nhập
thông tin dễ dàng và đặc biệt là gia tăng độ chính xác hơn so với các phương pháp
lưu trữ truyền thống. Vì vậy việc ứng dụng GIS thành lập bản đồ số và khoanh vùng
khu vực tiềm năng phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất là cần thiết, với khả năng ưu
việt của mình GIS sẽ giúp cho các nhà quản lí lưu trữ lại các thông tin cần thiết về
đất trên máy tính ví dụ: ranh giới lô khoảnh, hiện trạng sử dụng đất, độ dốc… .Từ
đó có thể cập nhập bổ sung tra cứu thông tin một cách dễ dàng tiết kiệm thời gian
cho người sử dụng làm cho công tác quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả cao
nhất.
Mặc dù đã được thử nghiệm và áp dụng rộng rãi tại nhiều nước và nhiều vùng
tại Việt Nam, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và công ty Cao Su Chư
Păh nói riêng các hiểu biết về ứng dụng GIS là vẫn còn mới, hơn nữa các nghiên
cứu về sinh trưởng của cây cao su làm cơ sở cho việc quy hoạch các vùng tiềm năng
cho việc phát triển diện tích cao su thông qua ứng dụng GIS là chưa nhiều lắm.
Chính vì lý do này chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Ứng Dụng GIS Trong
Việc Quy hoạch vùng trồng cây cao su thuộc công ty Cao Su Chư Păh, Huyện Chư
Păh, Tỉnh Gia Lai” nhằm góp phần trình bày một ứng dụng GIS vào công tác quy
hoạch sử dụng đất phục vụ cho công tác quản lí sử dụng đất một cách hiệu quả nhất
tại công ty.
1.2 Mục tiêu
-

Đánh giá sinh trưởng của cây Cao Su trên các loại đất khác nhau trên địa bàn
quản lý của công ty Cao Su Chư Păh.

-


Quy hoạch các vùng trồng cây Cao Su tiềm năng dựa trên yếu tố thổ nhưỡng.

1.3 Ý nghĩa
-

Về mặt lý thuyết đề tài cung cấp cho mọi người hiểu biết thêm về đặc tính
sinh học, sinh trưởng của cây cao su trên các loại đất và độ dày tầng đất khác
nhau.

2


-

Về mặt thực tiễn kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hỗ trợ công ty
cao su Chư Păh trong việc quản lý và định hướng phát triển mở rộng diện
tích trồng cao su nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

1.4 Giới hạn đề tài
Do hạn chế về mặt thời gian thời gian thực hiện cũng như đáp ứng yêu cầu của
một khóa luận tốt nghiệp bậc đại học, đề tài chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu sinh
trưởng của cây Cao Su trên hai loại đất khác nhau và kết hợp với báo cáo sản lượng
mủ của công ty. Các ảnh hưởng khác như độ dày tầng đất, độ dốc, địa hình, lượng
mưa, nhiệt độ, gió… sẽ không được xem xét trong đề tài này.

3


Chương 2

TỔNG QUAN
2.1 Hệ thống thông tin địa lí (GIS)
2.1.1. Khái niệm
GIS (Geographic Information Sytem) hay hệ thống thông tin địa lí là một hệ
thống bao gồm: phần cứng, phầm mềm con người, dữ liệu và phương pháp.
HTTTĐL làm việc với loại thông tin đặc biệt là thông tin địa lí, cũng là một hệ
thông tin nên phải có đầy đủ chức năng làm việc với một hệ thông tin như nhập, lưu
trữ, phân tích và xuất dữ liệu.
2.1.2 Lịch sử phát triển
- Đầu những năm 60 hệ thống thông tin lần đầu tiên xuất hiên CGIS (Canadian
geographic information system) điều tra, quản lí tài nguyên thiên nhiên đất nước.
Tại Mĩ GIS được sử dụng trong trường đại học, DIME (cơ quan kiểm kê Mĩ),
GRDSR (cơ quan thống kê Canada) ở quy mô quốc gia, phục vụ công tác và quản lí
đô thị.
- 1968: Hội địa Lý Quốc tế thành lập "Ủy ban thu nhận và xử lý dữ liệu địa lý”.
- Những năm 70: Đứng trước sự gia tăng nhu cầu quản lý tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường nhiều hệ GIS ra đời. Cùng với nó là sự phát triển của các hệ xử lí
ảnh và sự kết hợp GIS và viễn thám, bắt đầu xuất hiện hệ GIS áp dụng với quy mô
lãnh thổ nhỏ, các phần mềm GIS được thương mại hóa ESRI, GIMMS,
SYNERCOM, INTERGRAPH, CALMA, COMPUTERVISION…
- Những năm 80 Công nghệ máy tính phát triển hình thành các hệ GIS chuyên
dụng: quản lí đất (LIS), quản lí cảng (PMIS - Port MIS), quản lí đất và nước
(ILWIS) và có nhiều ứng dụng quản lí xã hội, an ninh quốc phòng…
- Những năm 90 và hiện nay: Việc đa dạng hóa nhu cầu sử dụng dẫn đến nhiều
thành phần mềm GIS với các quy mô, đặc điểm khác nhau nhằm đáp ứng được nhu

4


cầu và mục đích của người sử dụng. Bên cạnh GIS thì ngành viễn thám và hệ thống

định vị toàn cầu đã cung cấp công cụ để thu thập thông tin địa lí nhanh chóng và
chính xác (Nguồn bài giảng “Bản đồ và xây dụng bản đồ bằng mapinfo” từ trang
web www.forestry.tk)
2.1.3 Thành phần
Tuỳ theo quan điểm và cách tiếp cận người ta chia theo quan điểm kĩ thuật thì
GIS có 3 phần: phần cứng, phần mềm và dữ liệu. Theo quan điểm xây dựng thì gồm
có thành phần: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, quy trình tổ chức và con người.
Phần cứng
Phần mềm
Tổ chức,hệ thống

GIS

Con người

Dữ liệu

Hình 2.1 Sơ đồ thành phần hệ thống GIS
- Phần cứng:gồm máy tính và các thiết bị ngoại vi để nhập, xuất dữ liệu
Thiết bị nhập: bàn
số hoá, máy quét

Thiết bị lưu trữ dữ
liệu: đĩa từ băng từ

Bộ xử lí trung
tâm CPU

Thiết bị xuất: Máy
vẽ (plotte r), Máy

in (printer)

Thiết bị hiển thị:
màn hình

Hình 2.2 Sơ đồ phần cứng của hệ thống GIS
(Nguồn www.forestry.tk)

5


- Phần mềm: Bao gồm các phần mềm GIS khác nhau như: mapinfo, arcinfo, Spans,
MicroStation, Famis… mỗi phần mềm có một thế mạnh đặc điểm riêng nhưng về
cơ bản nhập dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, xử lí phân tích và xuất dữ liệu, đồng thời đáp
ứng yêu cầu của hệ thống mở cho phép nâng cấp khi cần thiết và có thể liên kết
được với các hệ thống mở khác.
- Dữ liệu: là thành phần quan trọng, bao gồm dữ liệu không gian và phi không
gian (dữ liệu thuộc tính) những dữ liệu bảng biểu được thu thập từ các nhà dữ liệu,
HTTTĐL được tích hợp dự trữ trong HTQTDL nhằm duy trì dữ liệu không gian và
thuộc tính. Đồng thời dữ liệu phải đảm bảo chất lượng ở tính chính xác, đầy đủ, cập
nhập, tính mở (chuyển đổi được).
- Con người: là các chuyên gia tham gia quản lí hệ thống gồm chuyên gia kĩ thuật,
người thiết kế và duy trì hệ thống, người sử dụng…
+Nhóm kĩ thuật viên: thao tác trực tiếp trên các thiết bị để thu thập, nhập, tổ chức
dữ liệu,

vẽ bản đồ, theo dõi thiết kế hiển thị bản đồ. Nhập dữ liệu chuyển dữ liệu

thành dạng số theo yêu cầu của người sử dụng hệ thống và người quản trị dữ liệu.
+Nhóm chuyên viên GIS: là nhóm trung gian của các nhóm nhận yêu cầu của người

sử dụng phân tích thiết kế đưa ra yêu cầu cụ thể để nhóm kĩ thuật viên thao tác.
+Nhóm người khai thác và sử dụng: là những người lãnh đạo, những người thuộc
lĩnh vực chuyên môn khác nhau cần dùng GIS để giải quyết các vấn đề chuyên
môn.
- Quy trình tổ chức: các bước để thực hiện việc cập nhập, khai thác dữ liệu, cơ chế
phối hợp giữa các thành phần để phát huy tính hiệu quả. (Nguồn www.forestry.tk)
- Nguyên tắc hoạt động của GIS

Số
liệu
đầu
vào

Quản
lí số
liệu

Xử
lí số
liệu

Phân
tích mô
hình
hóa

Hình 2.3 Sơ đồ nguyên tắc hoạt động của GIS

6


Số
liệu
đầu


2.2 Tình hình ứng dụng hệ thống thông tin địa lí GIS
2.2.1 Tình hình ứng dụng GIS trên thế giới
Theo bài giảng hệ thống thông tin địa lí của trường Đại Học Lâm Nghiệp, 2010 một
số ứng dụng GIS đã được dùng trên thế giới:
- Ở Canada GIS được sử dụng thu thập tài liệu để phục vụ các ngành địa chính,
nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông.
- Ở Bắc Mĩ GIS được dùng bảo vệ môi trường
- Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… GIS được dùng vào quản lí, đánh giá tài
nguyên thiên nhiên môi trường.
- Ở Việt Nam GIS được dùng ở cơ quan tổng cục địa chính,viện địa chất, viện điều
tra quy hoạch, trường đại học nông lâm, mỏ địa chất…
- Ở các quốc gia khác GIS được theo dõi đánh giá nguồn tài nguyên, đánh giá khả
thi các phương án quy hoạch, dự án giao thông…
2.2.2 Tình hình ứng dụng GIS tại Việt Nam
Trong thời kì xu thế hội nhập kinh tế quốc tế HTTTĐL cũng được nghiên cứu và
ứng dụng. Bên cạnh đó cùng với những lợi thế và khả năng mà GIS đem lại cho sự
phát triển tiến bộ về kinh tế, khoa học kĩ thuật và xã hội nên GIS được dùng rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực như:
- Môi trường: GIS được sử dụng trong kiểm kê đơn giản, chất vấn tới phân tích
chồng lớp, quan trắc môi trường, thành lập bản đồ vùng nhạy cảm môi trường, phân
tích tác động môi trường, chọn vị trí chôn lấp chất thải…
- Cơ sở hạ tầng và những tiện ích: GIS được áp dụng rộng rãi trong thành lập các dự
án, quản lí các dự án công cộng. Nhờ vào GIS các cơ quan quản lí cơ sở hạ tầng
giúp lập dự án đưa ra quyết định ,phục vụ khách hàng. GIS được ứng dụng trong
điên lực, nước, khí đốt…

- Kinh doanh và bán hàng: tối ưu khối vận chuyển và phân phối, trợ lí quả lí rủi ro
trong công ty bảo hiểm, vị trí có khả năng cạnh tranh, cập nhập phân loại những
mối nguy…

7


- Bản đồ máy tính với sự trợ giúp của HTTTĐL quản lí những mảnh bản đồ, những
kĩ thuật trồng lớp các chuyên đề thông tin bản đồ, phép chiếu bản đồ… giúp cập
nhập cở sở dữ liệu dễ dàng tạo những bản đồ mới.
- Thông tin đất HTTTĐL giúp quản lí thông tin sử dụng đất tạo và duy trì dữ liệu
những thửa đất, dự án đất tình hình sử dụng đất (cập nhập thêm, phục hồi dữ liệu
đất, dự án sử dụng đất và bản đồ phân vùng…)
- Các ngành liên quan khác như: giao thông (quản lí mạng giao thông, tuyến giao
thông du lịch, quản lí hệ thống ô tô…), lâm nghiệp (lập dự án khai thác rừng, thiết
lập đường vận chuyển, theo dõi quá trình sinh trưởng của cây…), nông nghiệp (dự
báo sản lượng, kĩ thuật dự báo nông nghiệp…), bản đồ, hành chính, khoa học máy
tính…
2.2.3 Ứng dụng GIS trong xây dựng bản đồ
GIS như một công cụ đắc lực quản lí phân tích những dữ liệu không gian trong
việc xây dựng bản đồ cung cấp các thông tin địa lí của một khu vực nào đó trên mặt
đất. Những thông tin này giúp ích cho rất nhiều lĩnh vực với sự hỗ trợ của máy tính
và một số phần mềm chuyên dụng nhằm đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng.
Thực chất của tạo bản đồ bằng GIS là biến đổi dữ liệu đầu vào thành dạng số để
GIS có thể hiểu xử lí và xây dựng thành bản đồ với sự trợ giúp của máy tính. Thông
tin được cập nhập qua phần mềm chuyên dụng đảm bảo độ chính xác, mỗi một phần
mềm trong GIS tạo ra một thành phần riêng biệt để xây dựng nên một bản đồ thành
quả.
Để xây dựng bản đồ, đầu vào của GIS có thể là các số liệu đo đạc ngoại nghiệp,
bản đồ hoặc ảnh thông qua quá trình xử lí các phần mềm của GIS và đầu ra là bản

đồ số hay bản đồ giấy có thông tin một cách chính xác, bảng biểu thống kê không
gian như điển, đường, diện tích, chu vi cùng các thông tin của các loại đối tượng.
Đặc biệt là bản đồ chuyên ngành thể hiện nội dung chuyên ngành phục vụ nghiên
cứu cho nhiều lĩnh vực.
Như vậy để xây dựng bản đồ chuyên đề từ số liệu đo đạc thì phải tách lớp số
liệu thành các lớp dữ liệu để đưa vào máy, GIS sẽ biến đổi xử lí và xây dựng thành

8


các lớp bản đồ. Nếu dữ liệu đầu vào là bản đồ giấy, ảnh thì ta chỉ việc số hoá và tiến
hành tách lớp thông tin tuỳ theo mục đích nghiên cứu và sử dụng.
Độ chính xác của bản đồ phụ thuộc vào dữ liệu đầu vào, bản đồ được tạo ra với
số lượng, tỉ lệ tuỳ ý, một bản đồ sử dụng GIS có thể chồng xếp nhiều lớp như bản
đồ dốc, bản đồ hiện trạng… Như vậy cách xây dựng bản đồ theo phương pháp này
cho bản đồ thành quả có độ chính xác và tin cậy và đáp ứng được mục đích của
người sử dụng (Phạm Thùy Linh, 2009).
2.2.4 Lí do chọn địa điểm
Với diện tích trồng cao su lớn 8122ha, sự thuận tiện trong điều tra thu thập số
liệu thực tế đồng thời có sự đầu tư của công ty trong phân tích loại đất thích hợp
trồng cây cao su và thành lập bản đồ giấy để tiến hành trồng khoanh vẽ hiện trạng
trồng cây cao su trên khu vực diện tích đất do công ty quản lí. Cùng với sự giúp đỡ
nhiệt tình của giám đốc, nhân viên trong công ty. Đó là lí do chúng tôi chọn công ty
cao su huyện Chư Păh để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
2.3 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên khu vực nghiên cứu
Được sự đồng ý của chính phủ, ngày 25/9/1985 tổng cục Cao su đã ra quyết
định thành lập Công ty Cao Su Chư Păh. Công ty cao su huyện Chư Păh nay là
Công ty Chư Păh được thành lập bao gồm nông trường cao su Ninh Đức, Nông
trường cao su Diên Phú, Nông trường Cao su Iader. Hiện nay trụ sở công ty Cao Su
đặt tại địa bàn huyện Chư Păh. Tổng diện tích các lô cao su là 8122ha diện tích

được phân bố qua hầu hết các huyện Chư Păh, Iagrai, Chư Prông và vùng ven
thành phố Pleiku và diện tích khai thác 70%.

9


2.3.1 Vị trí địa lí huyện Chư Păh
Huyện Chư Păh là một huyện phía bắc của tỉnh Gia Lai, nằm trong tọa độ 14o37’
đến 14023’vĩ độ bắc; từ 107040’16’’đến
108014’20’’ độ kinh đông.
+ Phía Bắc giáp thị xã Kon Tum.
+ Phía Đông Bắc giáp huyện Đăk Đoa.
+ Phía Nam giáp thành phố Pleiku và
huyện Iagrai.
+ Phía Tây và phía Tây Bắc giáp huyện
Sa Thầy .
+ Phía Đông giáp huyện Kon Rẫy và
huyện Đắk Đoa.
Hình 2.4 Bản đồ huyện Chư Păh
À Địa hình:
Huyện Chư Păh là khu vực có thành phần nền móng đều là đá xâm nhập và đá
phún xuất. Trong đó là đá Granit là chủ yếu với cường độ rắn chắc, chịu lực tốt, đá
ba ran hình thành lên đất đỏ Banzan, đất xám đen, đất thịt nhẹ là loại đất có độ PH
trung tính 6,5 - 7 và có độ cao trung bình so với mặt nước biển gần 300 mét. Tầng
canh tác dày 10m, hàm lượng hữu cơ và chất khoáng đạt mức độ trung bình, đặc
biệt có vùng chai cứng và bị rửa trôi. Đất có kết cấu tơi xốp thoát nước tốt, không bị
ngập úng, địa hình có độ dốc nhẹ dưới 8%. Địa hình huyện là khu vực ít bị xói mòn
rửa trôi.
À Đặc điểm khí hậu và thời tiết:
Mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm chia làm hai

mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa thường tập
trung với cường độ lớn từ tháng 5 đến tháng 11.
Khí hậu có một số đặc điểm sau:
Có sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

10


Có sự phân hóa sâu sắc giữa hai mùa mùa mưa và mùa khô, mùa mưa thì
mưa nhiều, mùa khô thí hạn nặng không đủ nước tưới.
À Nhiệt độ: Trung bình hằng năm 210C, dao động từ 18-220C
Nhiệt độ trung bình tối cao hằng năm là 310C, cao nhất là 350C thường tập
trung vào tháng 4 hàng năm.
Nhiệt độ trung bình tối thấp hàng năm là 170C, thường tập trung vào tháng 11.
Biên độ dao động từ 7- 140C.
À Gió:
Chủ yếu từ hai hướng chính: Đông Bắc và Tây Nam.
-

Gió Đông Bắc:

Từ tháng 11- 4 Hàng năm.

-

Gió Tây Nam:

Từ tháng 5- 10 hàng năm.

Tốc độ gió tùy theo mùa, mùa mưa 2m/s, mùa khô 8m/s cá biệt có những

cơn lốc làm lá rụng, cây bị gãy đổ phần nào gây ảnh hưởng đến mật độ và sản lượng
mủ cao su.
ÀLượng mưa:
Tổng lượng mưa trung bình hàng năm 2100mm/năm, mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, số lượng mưa có năm lên tới 27 ngày/tháng, cường độ mưa lớn vào các
tháng 7,8,9. Với lượng mưa trung bình hằng năm 2100 mm chủ yếu tập trung vào
mùa mưa, gây xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng khá lớn cho một số diện tích có độ dốc
> 8%
ÀẨm độ:
Độ ẩm bình quân 83%, phân bố độ ẩmtương đối tương ứng với phân bố mưa
cả thời gian và không gian, từ tháng 3 đến tháng 4 ẩm độ < 75%, mùa mưa ẩm độ
tăng trên 90%. Trong vùng không có bão, chịu ảnh hưởng của các vùng về apf thấp
nhiệt đới làm cho lượng mưa nhiều độ ẩm tăng, không có sương muối, sương mù ít
xảy ra.
À Thủy văn:
Do đặc điểm chung khí hậu phân hai mùa rõ rệt, mùa khô thiếu nước, mùa
mưa thừa nước.

11


- Nước mặt về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các ngành và dân sinh kinh
tế hiện tại. Chất lượng nước mặt tại các ao hồ sông suối trên địa bàn huyện khá tốt
hầu như chưa bị ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất công nghiệp và hoạt động
con người.
- Nước ngầm phân bố không đều theo địa hình cao thấp khác nhau, lưu lượng
phân bố từ 0,29 -9,4 lit/s, nước dùng cho sinh hoạt có độ sâu 20-25m.
ÀVị trí các lô trồng cao su huyện Chư Păh
Tại huyện Chư Păh thì công ty có hai nông trường bao gồm:
+ Nông trường Hòa Phú với diện tích là 1340 ha nằm phần lớn ở xã Hòa Phú và thị

trấn Hòa Phú, một phần nhỏ diện tích nằm ở xã Nghĩa Hưng.
+ Nông trường Ia Nhin với diện tích 1257 ha nằm phần lớn ở xã Ia Nhin và một
phần nhỏ nằm ở xã Ia Phí.

Hình 2.5 Bản đồ diện tích cao su tại huyện Chư Păh

12


2.3.2 Vị trí địa lí huyện IaGrai
Huyện Ia Grai là một huyện phía tây của
tỉnh Gia Lai
+ Phía Bắc giáp huyện Chư Păh
+ Phía Đông giáp thành phố Pleiku
+ Phía Đông Nam giáp huyện Chư Prông
+ Phía Nam giáp huyện Đức Cơ.
+ Phía Tây Bắc giáp huyện Sa Thầy của
tỉnh Kon Tum
+Phía Tây giáp với tỉnh Natarakiri

Campuchia.

Hình 2.6 Bản đồ huyện Iagrai

ÀĐịa hình:
Đất của khu vực trồng cao su đơn vị là đất đỏ Banzan, đất xám đen, đất thịt nhẹ
có độ cao trung bình so với mặt nước biển gần 300 mét. Tầng canh tác dày 8m, hàm
lượng hữu cơ và chất khoáng đạt mức độ trung bình. Đất có kết cấu tơi xốp thoát
nước tốt, không bị ngập úng, địa hình có độ dốc nhẹ dưới 8% tại khu vực các xã
như Iader, Iakha, Iasao… một số khu vực có độ dốc cao 8% như Ipech, Iato… có

địa hình dạng bát úp.
Do đặc trưng là đất đỏ bazal (vì Biển Hồ là miệng của một núi lửa tạm ngừng hoạt
động), ở thành phố PleiKu và các huyện vùng cao của Gia Lai có thể canh tác các
loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều...
À Đặc điểm khí hậu và thời tiết:
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa
mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2300mm đến 3000
mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1200 đến 1750 mm
À Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm là 25-30ºC, nhiệt độ cao nhất là 35oC vào tháng 7 nhiệt
độ thấp nhất là 12oC vào tháng 11, khí hậu khô nóng nhìn chung thích hợp cho việc

13


phát triển cây công nghiệp, kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp, chăn nuôi đại
gia súc.
À Gió:
-

Gió Đông Bắc: Từ tháng 11- 4 Hàng năm, gió thổi vào mạnh tháng 1.

-

Gió Tây Nam:

Từ tháng 5- 10 hàng năm, gió mùa mùa hạ thổi tháng 7

thổi từ nước Lào qua hay gió Lào là gió tây khô nóng làm nhiệt độ cao.

À Tài nguyên đất:

Đất chủ yếu ở Tây Nguyên là đất đỏ khu vực trồng cao su đơn vị là đất đỏ
Banzan. Địa hình dốc ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển, năng suất mủ của cao su
bên cạnh đó thì ảnh hưởng tới vận chuyển mủ.
Thông qua báo cáo đất của công ty Cao Su thì loại đất thích hợp cho trồng cao
su là đất đỏ loại 2 và đất đỏ loại 3.
Trong đó kết quả phân hạng đất đỏ của công ty cao su Chư Păh đất Banzan chia
làm 2 loại :
+ Đất đỏ loại 2: độ cao >600 m, thành phần thịt và sét trên 50 – 70%, độ dốc 3 8%, kết von và đá sỏi không giới hạn.
+ Đất đỏ loại 3: độ cao >600 m, thành phần sét và thịt >70% độ dốc 3 – 8%, hay
độ dốc 8 – 20%.
À Vị trí các lô trồng cao su tại huyện IaGrai
Tại huyện Ia grai thì công ty có hai nông trường bao gồm:
+ Nông trường Iapech với diện tích 2212.17 ha bao gồm diện tích ở Ia tô, Ipech tại
huyện Ia grai và xã Gào trực thuộc thành phố Plieku.
+ Nông trường Ia Phú với diện tích 1415.77 ha bao gồm diện tích ở Ia der, Ia hrung
và một phần ở thị trấn Ia kha.

14


Hình 2.7 Bản đồ hiện trạng trồng cao su tại huyện Iagrai
2.3.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Hiện nay Công ty đã định hình trên 7622 ha cao su, hầu hết những vùng
trồng cao su là vùng đất trống, đồi núi trọc bạc màu nằm ở vùng sâu, vùng xa, trải
dài trên 16 xã và thị trấn với 68 buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt có
nhiều xã nằm trong Chương trình 135 của Chính phủ. Chư păh và Iagrai là một
trong những địa phương của tỉnh Gia Lai có phần lớn là người dân tộc thiểu số và
diện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan bên cạnh đó diện tích đất trống đồi núi trọc

ngày càng tăng do trình độ dân trí thấp làm cho chất lượng đất ngày càng giảm
không thể trồng các loại cây nông nghiệp và lương thực cho năng suất cao và đem
lại giá trị kinh tế. Vì thế sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích trồng
cao su bên cạnh đó ở những vùng này còn nhiều hạn chế như về kinh tế khó khăn
đời sống bấp bênh, việc làm không ổn định, tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao, đặc biệt là
dân tộc thiểu số, với phương châm phát triển cây cao su tới đâu là tuyển dụng người
dân tộc tới đó làm công nhân nhằm mục đích giải quyết công ăn việc làm cho người
dân tại chỗ, cùng với xây dựng cơ sở hạ tầng tạo sự giao lưu văn hóa giữa các vùng

15


miền, nâng cao đân trí ổn định dân sinh, xóa đói giảm nghèo, kết hợp với quốc
phòng và an ninh. Bên cạnh việc phát triển theo hướng trên thì huyện còn được
tuyên truyền hướng dẫn hỗ trợ cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có
giá trị kinh tế cao như cao su, chè, bời lời, cà phê, trồng xen các loại cây nông
nghiệp, tận dụng mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản, chú trọng phát triển
đàn bò lai. Kết hợp thực hiện các chủ trương, dự án của chính phủ giúp đời sống
của người dân ổn định. Ngoài công tác về kinh tế còn được chú trọng về y tế, giáo
dục, vay vốn của ngân hàng giúp cải thiện đới sống cuả người dân tại địa phương.
2.4 Giới thiệu cây Cao Su
Bộ Thầu Dầu: Euphorbiales
Họ phụ Bã đậu:Crotonoideae
Chi cao su: Hevera
Cây Cao su (Hevea brasiliensis) là một loài cây thân gỗ có giá trị kinh tế lớn
nhất trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa
như nhựa cây của nó (gọi là nhựa mủ-latex) có thể được thu thập lại như là nguồn
chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên, là một cây công nghiệp dài ngày có nguồn
gốc ở vùng châu thổ sông Amazône, Guiyaned thuộc Pháp.
Năm 1876 Cây su được du nhập vào Châu Á, đến năm 1897 Cao su du nhập vào

Việt Nam.
Cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ đối với từng
loại đất thì độ tuổi khai thác mủ là khác nhau.Đất I thì 6 năm bắt đầu khai thác, đất
II thì 7 năm, đất loại III thì 8 năm mới bắt đầu khai thác, mủ cây cao su hoặc cao su
tổng hợp có thể dùng để làm lốp xe, xăm xe, nệm, bóng, …
Cây Cao Su đạt độ tuổi 26-30 năm ngưng sản xuất mủ được chuyển sang khai
thác gỗ, gỗ từ cây cao su gọi là gỗ cao su được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó
được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các
kiểu hoàn thiện khác nhau. Gỗ của cây Cao Su cũng được đánh giá như là loại gỗ
"thân thiện môi trường" do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc
chu trình sản sinh nhựa mủ

16


×