Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Ứng dụng blog trong kinh doanh của các công ty trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.42 KB, 109 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI









KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài
ỨNG DỤNG BLOG TRONG KINH DOANH CỦA CÁC
CÔNG TY TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM



Sinh viên thực hiện : Dƣơng Vân Nga
Lớp : Anh 11
Khóa : 44C
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Thoan






Hà Nội - 2009



1
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƢƠNG I / TỔNG QUAN VỀ BLOG 5
1/ Khái niệm chung về blog 5
1.1 Khái niệm blog 5
1.2 Sự ra đời và phát triển của blog 6
2/ Đặc điểm và phân loại blog doanh nghiệp 7
2.1 Đặc điểm 7
2.2 Phân loại 10
2.2.1 Blog nội bộ của doanh nghiệp (internal blog) 11
2.2.2 Blog đối ngoại của doanh nghiệp (external blog) 14
3/ Lợi ích và hạn chế của blog trong kinh doanh 17
3.1 Lợi ích của blog trong kinh doanh 17
3.1.1 Đối với doanh nghiệp 17
3.1.2 Đối với người tiêu dùng 19
3.2 Hạn chế của blog trong kinh doanh 19
3.2.1 Rủi ro về mặt pháp lý 19
3.2.2 Đòi hỏi thời gian và công sức duy trì và quản lý blog 21
4/ Ảnh hƣởng của blog doanh nghiệp 22
4.1 Đối với hoạt động Marketing 22
4.2 Đối với hoạt động quản lý nhân sự 25
4.3 Đối với hoạt động bán hàng 28
4.4 Đối với hoạt động quản trị quan hệ khách hàng 30

4.5 Đối với hoạt động quan hệ công chúng (PR) 31
CHƢƠNG II/ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG BLOG TRONG KINH
DOANH CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
34
1/ Khái quát về tình hình ứng dụng blog doanh nghiệp trên thế giới 34
1.1 Tình hình phát triển blog trên toàn thế giới 34


1.2 Mức độ triển khai ứng dụng blog trong kinh doanh trên thế giới . 37
1.2.1 Số lượng blog doanh nghiệp trên thế giới 37
1.2.2 Mô hình xây dựng và quản lý blog doanh nghiệp 41
1.2.3 Nhận thức của doanh nghiệp đối với việc ứng dụng blog 42
2/ Một số ứng dụng điển hình blog trong kinh doanh tại các công ty
trên thế giới 45
2.1 IBM Blog: BlogCentral 45
2.1.1 Tổng quan về BlogCentral 45
2.2.2 Những kết quả đạt được 46
2.2 General Motor (GM): FastLane Blog 49
2.2.1 Tổng quan về FastLane Blog 50
2.2.2 Những kết quả đạt được 51
2.3 Dell: Direct2Dell Blog 54
2.3.1 Tổng quan về Direct2Dell Blog 54
2.3.2 Những kết quả đạt được 57
2.4 Sun Microsystems: Jonathan Schwartz Blog 60
2.4.1 Tổng quan về Jonathan Schwartz Blog 60
2.4.2 Những kết quả đạt được 61
3/ Thực trạng ứng dụng blog trong kinh doanh tại Việt Nam 63
3.1 Một số quy định pháp lý liên quan đến ứng dụng blog trong kinh
doanh 63
3.1.1 Luật Thương mại (sửa đổi) 64

3.1.2 Bộ Luật Dân sự 2005 64
3.1.3 Luật Giao dịch điện tử 65
3.1.4 Luật sở hữu trí tuệ 65
3.1.5 Luật Công nghệ thông tin 66
3.1.6 Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT về quản lý thông tin điện tử trên
Internet 66
3.2 Tình hình ứng dụng blog tại các doanh nghiệp Việt Nam 67
3.2.1 Tình hình ứng dụng Internet trong doanh nghiệp 67
3.2.2 Tình hình phát triển của blog doanh nghiệp Việt Nam 68


CHƢƠNG III/ XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM VỀ VIỆC ỨNG DỤNG BLOG TRONG KINH DOANH CHO
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 73
1/ Xu hƣớng phát triển của blog doanh nghiệp trong tƣơng lai 73
1.1 Một số hình thức phát triển mới của blog 73
1.1.1 Podcast 73
1.1.2 Vlog 74
1.1.3 Wiki 75
1.2 Xu hướng ứng dụng blog trong kinh doanh 76
2/ Một số bài học kinh nghiệm về ứng dụng blog trong kinh doanh cho
các doanh nghiệp Việt Nam 78
2.1 Tăng cường ứng dụng blog trong kinh doanh tại Việt Nam 78
2.1.1 Tăng cường nhận thức của doanh nghiệp 78
2.1.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật 78
2.1.3 Đổi mới nhận thức và xây dựng lòng tin của người tiêu dùng 79
2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng blog trong kinh doanh cho các doanh
nghiệp Việt Nam 80
2.2.1 Xây dựng blog doanh nghiệp có chất lượng 80
2.2.2 Đẩy mạnh hoạt động Marketing trong ứng dụng blog 83

2.2.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống blog nội bộ doanh
nghiệp 87
2.2.4 Tăng cường khả năng tương tác của blog doanh nghiệp với khách
hàng 90
2.2.5 Nâng cao hiệu quả của hoạt động PR thông qua blog 94
2.2.6 Đánh giá hiệu quả của blog 97
KẾT LUẬN 99
PHỤ LỤC 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 Tỷ lệ blogger theo nhân khẩu học 35
Bảng 2.2 Lý do doanh nghiệp triển khai ứng dụng blog 43
Bảng 2.3 Trở ngại đối với doanh nghiệp trong việc triển khai ứng dụng blog 45


Sơ đồ 2.1 Tỷ lệ doanh nghiệp có blog (theo nhân công) 37
Sơ đồ 2.2 Đối tƣợng mà blog doanh nghiệp hƣớng tới 42
Sơ đồ 2.3 Nhận thức của nhân viên đối với lợi ích của blog nội bộ tại IBM (%
số nhân viên đƣợc phỏng vấn) 47


Hình 2.1 FastLane blog của General Motors 49
Hình 2.2 Blog Direct2Dell của Dell 54
Hình 2.3 Chỉ số nhận xét tích cực ròng về dịch vụ khách hàng của Dell 58
Hình 2.4 Blog của Jonathan Schwartz, CEO của Sun Microsystems 60





1
LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của
Internet đã dẫn tới sự bùng nổ của các trang thông tin điện tử cá nhân (blog)
trên phạm vi toàn thế giới. Chỉ trong một vài năm, blog đã trở thành một hiện
tƣợng toàn cầu. Theo thống kê của hãng phân tích blog Technorati, mỗi ngày
ƣớc tính có khoảng 120.000 blog mới và trên 1,6 triệu lƣợt cập nhập blog trực
tuyến. Vào tháng 3/2007, Technorati đã thống kê đƣợc có khoảng 70 triệu
blog trên toàn thế giới. Blog đang trở thành kênh truyền thông có ảnh hƣởng
ngày càng lớn đến cộng đồng. Blog cùng với báo chí và Internet đang đƣợc
coi là những phƣơng tiện truyền thông đại chúng hữu hiệu.
Trong một cuộc nghiên cứu gần đây của hãng phân tích Marketing
Sherpa, blog đƣợc bình chọn là công cụ hiệu quả thứ tƣ trong hoạt động tiếp
thị và thu hút các khách hàng mới. Trƣớc sự bùng nổ của các blog cá nhân,
không ít các công ty ngày nay cũng quan tâm tới việc xây dựng cho mình
những trang blog riêng. Việc doanh nghiệp xây dựng đƣợc một blog có chất
lƣợng sẽ khiến ngƣời đọc tin tƣởng và phản hồi những suy nghĩ của họ, cung
cấp thông tin và xu hƣớng mới trong lĩnh vực liên quan. Blog có thể trở thành
một kênh thông tin ghi nhận mọi ý kiến của khách hàng một cách khách quan,
sau đó doanh nghiệp sẽ tổng hợp và cải tiến dịch vụ phù hợp với yêu cầu của
khách hàng. Thêm vào đó, thông qua các doanh nghiệp còn có thể tìm hiểu xu
hƣớng và các sở thích khác nhau của khách hàng. Tất cả những ứng dụng của
blog đều có thể đƣợc sử dụng nhằm quảng cáo, tăng cƣờng quan hệ công
chúng, xây dựng những cộng đồng trên mạng để củng cố và phát triển thƣơng
hiệu, thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm. Bên cạnh đó, blog còn là một kênh
truyền thông tiềm năng để nâng cao truyền thông nội bộ.




2
Hiện nay, tại rất nhiều quốc gia, blog đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trong
kinh doanh, là một công cụ truyền thông hiệu quả của doanh nghiệp. Theo
Fortune 500 Business Blogging Wiki - năm 2006 có 22 trên tổng số 500 công
ty lớn nhất nƣớc Mỹ ứng dụng blog trong kinh doanh, blog viết về doanh
nghiệp và sản phẩm - chúng chiếm tỉ lệ 4,4%, tới tháng 4/2009 đã có 61/500
chiếm tỉ lệ 12,2% sử dụng blog phục vụ mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, ở
Việt Nam, việc ứng dụng blog trong kinh doanh vẫn còn là một lĩnh vực mới
mẻ và còn rất nhiều hạn chế. Tuy các doanh nghiệp ngày càng ý thức về vai
trò hỗ trợ đắc lực của blog đối với công việc kinh doanh và số lƣợng các
doanh nghiệp có blog riêng ngày càng tăng nhƣng số lƣợng blog doanh
nghiệp Việt Nam còn quá ít, đa phần chỉ đơn thuần là giới thiệu về doanh
nghiệp và sản phảm của doanh nghiệp, không có tính cập nhật và thiếu tính
tƣơng tác với khách hàng. Nhƣ vậy có nghĩa là những thế mạnh của việc ứng
dụng blog trong kinh doanh vốn đƣợc các doanh nghiệp trên thế giới ý thức
một cách rõ ràng vẫn chƣa đƣợc tận dụng tốt tại Việt Nam. Điều này tạo ra
những thách thức mới đối với những doanh nghiệp nƣớc ta trong một môi
trƣờng cạnh tranh quyết liệt, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào
cuối năm 2006.
Với những lý do đó, “Ứng dụng blog trong kinh doanh của các công ty
trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam” đã
đƣợc lựa chọn làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ các vấn đề liên quan đến blog
doanh nghiệp và tình hình ứng dụng blog trong kinh doanh trên thế giới để
trên cơ sở đó đánh giá xu hƣớng phát triển và đề xuất bài học kinh nghiệm
nhằm tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả sử dụng blog tại các doanh nghiệp

Việt Nam.
Để đạt đƣợc những mục đích đó, khoá luận thực hiện các nhiệm vụ sau:



3
 Làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của blog trong kinh doanh
 Tìm hiểu tình hình ứng dụng blog trong kinh doanh tại một số công
ty trên thế giới
 Đánh giá xu hƣớng phát triển và đề xuất một số bài học kinh nghiệm
cho việc ứng dụng blog trong kinh doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài:
 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của blog trong kinh doanh
 Tình hình ứng dụng blog trong kinh doanh trên thế giới và tại Việt
Nam
 Xu hƣớng phát triển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc ứng dụng blog trong kinh doanh
trên phuơng diện kinh tế.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc áp dụng để thực hiện đề tài:
 Tổng hợp tài liệu bằng tiếng Việt và tiếng Anh từ các nguồn: sách, báo,
tạp chí chuyên ngành, internet.
 So sánh và phân tích
 Thống kê
 Hệ thống hoá
5. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Khoá luận gồm 3 chƣơng với các nội dung chính nhƣ sau:
 Chƣơng I: Tổng quan về blog

 Chƣơng II: Tình hình ứng dụng blog trong kinh doanh
của các công ty trên thế giới và tại Việt Nam



4
 Chƣơng III: Xu hƣớng phát triển và bài học kinh nghiệm
về việc ứng dụng blog trong kinh doanh cho các doanh
nghiệp Việt Nam

Em xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Thạc sỹ Nguyễn Văn Thoan vì
đã nhiệt tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khoá luận.
Em cũng xin tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo của trƣờng Đại học Ngoại
Thƣơng, những ngƣời đã dạy em những kiến thức tổng hợp trong thời gian
em theo học tại trƣờng. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm thƣ viện
trƣờng Đại học Ngoại thƣơng đã cung cấp cho em những tài liệu quý giá để
thực hiện đề tài.
Mặc dù đã cố gắng cập nhật những vấn đề mới nhất về lý luận cũng
nhƣ thực tiễn, nhƣng do tính chất phức tạp của vấn đề và tính cấp bách của
thời gian nên khoá luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và
in ấn. Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý, nhận xét, đánh giá của các thầy cô
giáo và bạn đọc để khóa luận có thể hoàn thiện hơn nữa.
















5
CHƢƠNG I / TỔNG QUAN VỀ BLOG

1/ Khái niệm chung về blog
1.1 Khái niệm blog
Có nhiều cách hiểu về blog, sau đây là một số khái niệm điển hình về blog:
Blog, gọi tắt của weblog (tiếng Anh, “nhật ký web”), là một dạng nhật
ký trực tuyến, bùng nổ từ cuối thập niên 1990. Các blogger (ngƣời viết blog),
có thể là cá nhân hoặc nhóm, đƣa thông tin lên mạng với mọi chủ đề, thông
thƣờng có liên quan tới kinh nghiệm hoặc ý kiến cá nhân, chủ yếu cung cấp
thông tin đề cập tới những chủ đề chọn lọc, không giống nhƣ các báo truyền
thống. Đƣợc phần mềm hỗ trợ, dễ sử dụng, blog phổ biến rất nhanh và ai cũng
có thể dễ dàng tạo ra một blog cho mình. (Nguồn: Wikipedia)
Nói một cách đơn giản , blog là mộ t web site, nơi blogger có thể viết lại
nhƣ̃ ng gì đang diễ n ra . Nhƣ̃ ng bà i mớ i sẽ hiể n thị ở trê n cù ng, để những ngƣời
ghé thăm blog có thể đọc đƣợc những bài mới nhất . Sau đó họ có thể nhậ n xé t
về blog hoặ c liên kế t vớ i nó hoặ c gƣ̉ i email cho blogger đó hoặ c không là m
gì. (Nguồn: Blogger)
Một weblog là một chỉ mục các văn bản, hình ảnh, media và dữ liệu,
đƣợc sắp xếp theo thứ tự thời gian và có thể đƣợc hiển thị trong một trình
duyệt HTML. (Nguồn: Harvard Weblogs)
Theo Thông tƣ hƣớng dẫn 07/2008-TT-BTTTT của Bộ Thông tin và
truyền thông ban hành ngày 18/12/2008, blog đƣợc hiểu là “Trang thông tin

điện tử cá nhân đƣợc dùng để thể hiện những thông tin mang tính chất cá
nhân phục vụ nhu cầu lƣu trữ hoặc trao đổi, chia sẻ với một nhóm ngƣời hoặc
với cộng đồng sử dụng dịch vụ Internet. Trang thông tin điện tử cá nhân đƣợc
ký khởi tạo trên Internet bởi chủ thể sở hữu trang thông tin điện tử cá nhân.”
Tóm lại, có thể hiểu blog là website đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, bao
gồm những bài viết ngắn gọn, đƣợc sắp xếp theo trình tự thời gian và những



6
bài viết mới xuất hiện ở phần đầu trang. Một blog có thể ở dạng một cuốn
nhật ký, một dịch vụ tin tức (hoặc bao gồm tóm tắt các đƣờng liên kết tới các
bài viết mới nhất về một chủ đề), hoặc bao gồm các bài đánh giá, các thông
báo về hoạt động của một dự án, hay ghi lại các sự kiện.
Blog doanh nghiệp là blog đƣợc doanh nghiệp tạo lập hay hỗ trợ tạo lập
nhằm đạt đƣợc các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Blog doanh nghiệp là
một ứng dụng của blog cá nhân, hoạt động với vai trò là một kênh truyền
thông và marketing, liên kết chủ sở hữu blog với cộng đồng blog
(blogosphere) toàn cầu. (Debbie Weil, 2005, The corporate blogging book).
1.2 Sự ra đời và phát triển của blog
Thuật ngữ weblog xuất hiện ngày 17/12/1997, đƣợc hình thành từ câu
“logging the web” - có thể dịch là “Tôi viết trên mạng”. Ngƣời đầu tiên sử
dụng thuật ngữ này là Jorn Barger, ngƣời sáng lập và biên tập trang web
Robot Wisdom. Từ đó tới nay, trong vòng chƣa đầy một thập kỷ, weblog đã
trở thành một xu thế phổ cập trong đội ngũ những ngƣời sử dụng Internet.
Theo website Washprofile, thực ra Barger không phải là ngƣời đầu tiên viết
nhật ký trên mạng. Vai trò này đƣợc các nhà nghiên cứu dành Justin Hall, một
sinh viên ngƣời Mỹ, ngƣời đã viết nhật ký trên mạng từ năm 1994. Tuy nhiên,
phải tới năm 1999, việc viết nhật ký những chuyện riêng tƣ trên mạng để mọi
ngƣời đều có thể vào đọc mới nhanh chóng trở thành một phong trào thực sự.

Vào khoảng tháng 4, tháng 5 năm 1999, Peter Merholz, ngƣời sáng lập blog
Peterme đã chia đôi thuật ngữ weblog: we blog (có thể dịch là chúng ta viết
nhật ký) và ghi lên thanh Sidebar trên blog Peterme.com của mình. Trên cơ sở
từ blog mới xuất hiện, động từ mới to blog, có nghĩa là làm việc gì đó hƣớng
tới chuyện viết nhật ký trên mạng. Thuật ngữ này lập tức đƣợc cộng đồng
blog chấp nhận và đƣợc dùng dƣới cả hình thức danh từ và động từ.
Một bƣớc tiến nhảy vọt trong phong trào weblog là việc hãng máy tính
Pyra Labs, có trụ sở ở San Francisco, Mỹ, đã lập ra hẳn một cổng thông tin



7
(portal) dành cho việc viết nhật ký trên mạng, đó là Blogger.com. Đây là công
cụ miễn phí đầu tiên, cực kỳ tiện dụng và dễ phổ biến, đã góp phần tạo đà
phát triển mạnh mẽ cho việc hình thành không gian các blog.
Một số mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự ra đời và phát triển của
blog trên thế giới:
Tháng 1/1994: Justin Hall bắt đầu tổng hợp đƣờng link trên site riêng
của mình (tại địa chỉ links.net) và duy trì site này trong suốt 11 năm sau đó.
Tháng 12/1997: Jorn Barger lập ra RobotWisdom.com và nghĩ ra thuật
ngữ Weblog.
Năm 1998: Open Diary khai trƣơng website của mình với tính năng cho
phép ngƣời đọc có thể để lại các lời bình.
Năm 1999: Peter Merholz của Peterme.com tuyên bố đã quyết định
phát âm từ weblog thành "we-blog", hoặc viết tắt là blog. Cũng trong năm
này, theo Nhà xuất bản từ điển Merriam-Webster, từ blog xuất hiện lần đầu
tiên trong báo in. LiveJournal và Blogger.com, hai công cụ lƣu trữ blog đầu
tiên đƣợc phát hành.
Tháng 1/2001: Giải thƣởng "Bloggies" ra đời. www.bloggies.com là
website chuyên tổ chức các cuộc bình chọn blog hay nhất hàng năm. Hệ

thống giải thƣởng của Bloggies có tất cả 30 giải thƣởng, qua 5 lần tổ chức.
Tháng 1/2004: Steve Garfield khai trƣơng blog video đầu tiên của thế
giới.
Tháng 5/2004: Nhà xuất bản từ điển Merriam-Webster đã tuyên bố
rằng “Blog” đƣợc chọn là từ ngữ của năm. Điều này đánh dấu một bƣớc ngoặt
lớn trong lịch sử blog khi việc xây dựng blog đã đi sâu vào đời sống công
nghệ thế giới, ngày càng lan rộng và trở nên phổ biến.
2/ Đặc điểm và phân loại blog doanh nghiệp
2.1 Đặc điểm
Blog doanh nghiệp mang những đặc điểm chủ yếu sau:



8
– Thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi
Với blog, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thay đổi tin tức mới cho blog
của mình trong vòng vài giây đồng hồ, những thông tin mới nhất sẽ đƣợc cập
nhật và sẽ đƣợc chuyển tới những ngƣời mong đợi mà không phải qua bất kỳ
ngƣời đƣa tin nào.
Website thƣờng phức tạp về mặt kĩ thuật, việc đƣa thêm các thông tin
mới lên trang web đòi hỏi ngƣời sử dụng phải am hiểu về ngôn ngữ lập trình,
thƣờng nằm ngoài khả năng của những ngƣời lƣớt web thông thƣờng. Trong
khi đó, blog mang lại một hệ thống xuất bản nội dung rất dễ sử dụng, đơn
giản nhƣ việc tạo và gửi một e-mail.
Thông tin trên các website thƣờng ít đƣợc cập nhật, do gặp phải vấn đề
phức tạp về mặt kĩ thuật. Một số website đƣợc cập nhật thƣờng xuyên nhƣng
cần tới sự hỗ trợ của một tổ chức lớn các kĩ thuật viên, biên tập viên, hoặc do
những ngƣời am hiểu ngôn ngữ lập trình HTML, FTP, web server điều hành
và quản lý. Blog giúp làm giảm các rào cản nói trên. Nó giúp một ngƣời am
hiểu trung bình về Internet cũng có thể điều hành và quản lý tốt nội dung

thông tin trên blog của mình. Do vậy, các bài viết trên blog đƣợc cập nhật
thƣờng xuyên hơn, một số blog đăng tải các bài viết hàng ngày, thậm chí vài
bài mỗi ngày.
– Khách hàng có thể xem thông tin ngay tức khắc
Để xem một nội dung từ một website, độc giả chỉ có thể xem nội dung
đó đã đƣợc lƣu lại và chỉ trong một thời gian có hạn. Ngƣời đọc sẽ không biết
ai đang đƣa thêm các bài khác vào và nếu muốn biết có bài nào mới không,
ngƣời đọc phải làm mới (Refresh) lại trang Web. Tuy nhiên, với blog, ngƣời
đọc có thể xem nội dung đƣợc cập nhật liên tục từ nhiều site khác hoặc các
thuê bao cá nhân mà không phải làm mới lại trang web. Đó chính là ứng dụng
RSS (Really Simple Syndication) - đọc tin thực sự đơn giản của công nghệ
đọc tin tự động (Syndication) tại các blog. Các thông tin trên trang web có thể



9
đƣợc tổ chức vào một feed, đó là một tệp tin đơn giản thƣờng bao gồm một
danh sách các thông tin mới trên địa chỉ web. Máy tập hợp (aggregator) hay
máy đọc feed cho phép ngƣời sử dụng kiểm tra nhanh chóng và dễ dàng các
nội dung mong muốn. Đối với một độc giả của blog, máy đọc feed cho phép
đọc nhiều blog trong cùng một lúc, không cần thiết phải chuyển từ blog này
sang blog khác. Máy đọc feed sẽ hiển thị tất cả các bài viết mới từ blog mà
độc giả mong muốn, mô tả về một mục có thể là đoạn đầu, cũng có thể là toàn
bộ bài viết, và độc giả chỉ cần nhấp chuột vào bài đó để xem toàn bộ nội
dung.
– Số lƣợng thông tin và phạm vi truy cập không bị giới hạn
Blog không giới hạn các kí tự trong bài viết hay số lƣợng thông tin trên
blog. Đây là một lợi thế rất lớn của blog doanh nghiệp so với việc đƣa các
thông tin trên báo chí hay truyền hình. Bên cạnh đó, các rào cản thâm nhập thị
trƣờng có thể bị hạ thấp, khả năng truyền đạt các thông tin từ doanh nghiệp

đến ngƣời tiêu dùng đƣợc nâng cao và mở rộng ra phạm vi toàn cầu.
– Tính tƣơng tác cao giữa blogger và ngƣời đọc
Nguồn thông tin blog đƣợc phân tán khắp nơi trên Internet, và các blog
kết nối với nhau, tƣơng tác qua lại. Các blog đƣợc liên kết với nhau thông qua
các lời bình, đƣờng dẫn liên kết, danh sách blog. Một vài blog còn sáp nhập
với nhau theo những chủ đề riêng nhƣ chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học
công nghệ, hoặc sáp nhập tạo thành những blog bảng A để có thể thu hút
nhiều độc giả và tạo độ tin cậy cao hơn.
Khác với website, độc giả blog ở thế chủ động, nghĩa là họ có thể vào
xem, bình luận, góp ý khiến tính tƣơng tác giữa blogger và độc giả rất cao.
Điều này khiến blog trở thành công cụ có khả năng tƣơng tác đa chiều. Độc
giả có thể liên lạc trực tiếp với tác giả bài viết, thực hiện cuộc trao đổi dựa
trên nội dung bài viết, và thậm chí có thể biến blog thành một cộng đồng.



10
– Nội dung của blog là mang tính trao đổi tự nhiên, nội dung của
cuộc đối thoại có tính chất giáo dục, trao đổi, trò chuyện và không mang nặng
tính thƣơng mại.
Xuất phát từ tính chất của blog là một dạng nhật kí trực tuyến, giọng
điệu của các bài viết đƣợc đăng tải trên các blog thƣờng gần gũi, không dùng
các từ ngữ chuyên ngành, tạo cho ngƣời đọc có cảm giác nhƣ tác giả đang nói
chuyện trực tiếp với mình. Phong cách này lôi cuốn hơn, không khô cứng và
khuôn mẫu nhƣ các website, khiến nhiều ngƣời muốn đọc hơn.
2.2 Phân loại
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại blog doanh nghiệp nhƣ:
– Phân loại theo đối tƣợng xuất bản:
 Blog nhân viên: blog của các viên chức công ty, đƣợc lập và duy
trì bởi một ngƣời, nội dung do ngƣời đó tuỳ chọn, tuy nhiên thƣờng hƣớng

vào các chủ đề và tin tức về công việc hay các thắc mắc của khách hàng.
 Blog của doanh nghiệp: blog đƣợc lập và duy trì bởi một tổ chức
hay một doanh nghiệp nhằm quảng bá thƣơng hiệu cho doanh nghiệp đó hoặc
nhằm để cập nhật những tin tức mới nhất hay những tài liệu liên quan về một
dòng sản phẩm.
 Blog CEO: blog do nhân viên cấp cao của doanh nghiệp, thƣờng
do Giám đốc điều hành, hay các thành viên ban quản trị thiết lập. Blog CEO
thƣờng đƣa ra những vấn đề doanh nghiệp sẽ phải đƣơng đầu, các bản báo
cáo, định hƣớng phát triển của công ty.
– Phân loại theo phƣơng tiện truyền đạt:
 Văn bản: đây là dạng phổ biến nhất của blog. Nội dung blog là các
bài viết, các bản báo cáo, v.v…
 Video (vlog): là một hình thức blog mà trong đó nội dung chủ yếu
của blog đƣợc thể hiện dƣới dạng các video.



11
 Photo (photoblog): nội dung chủ yếu của những blog này là các
hình ảnh.
 Âm thanh (podcast): blog đăng tải những âm thanh có cấu trúc nhƣ
một chƣơng trình, ngƣời truy cập có thể tự động tải về.
– Phân loại theo mục tiêu của doanh nghiệp: đây là cách phân loại
phổ biến và bao quát nhất. Theo đó, blog doanh nghiệp gồm hai loại: blog
nội bộ của doanh nghiệp và blog đối ngoại của doanh nghiệp.
2.2.1 Blog nội bộ của doanh nghiệp (internal blog)
Blog nội bộ đƣợc xây dựng thông qua hệ thống mạng Intranet của
doanh nghiệp, đƣợc bảo vệ bởi tƣờng lửa và không thể truy cập thông qua
một địa chỉ URL công khai. Blog nội bộ cơ bản thƣờng khuyến khích:
 Sự tham gia của nhân viên

 Cho phép thảo luận tự do về nhiều vấn đề
 Tổng hợp trí thông minh tập thể
 Truyền thông trực tiếp giữa nhiều tầng của một tổ chức
 Ý thức của cộng đồng
Trực thuộc mạng nội bộ và tất cả nhân viên công ty đều có thể sử dụng,
blog đƣợc coi nhƣ một trong những công cụ hiệu quả nhất giúp trao đổi tin
tức mà một công ty có thể có. Blog nội bộ có thể đƣợc coi nhƣ một sự thay
thế cho những cuộc thảo luận qua email và họp, đặc biệt hữu dụng trong
trƣờng hợp những thành viên tham gia có địa lý khác nhau và lịch làm việc
không trùng nhau, cho phép những ngƣời không đƣợc tham gia hoặc không
biết có thể chia sẻ ý kiến về các vấn đề. Blog nội bộ có thể thiết lập bộ nhớ
cho công ty, mở cuộc đàm thoại giữa lãnh đạo và nhân viên. Blog giúp
chuyển đổi mạng nội bộ tĩnh lặng, một chiều trở thành một công cụ linh hoạt,
có tính cộng tác và là một trong những chìa khoá làm nên thành công của
công ty. Từ các tập đoàn công nghệ cao nhƣ Intel, IBM, Microsoft và Sun
Microsystems tới những tập đoàn sản xuất nhƣ Siemens và hàng loạt các dạng



12
công ty khác nhƣ hãng Walt Disney đều đã áp dụng blog nội bộ. Không giống
nhƣ dữ liệu quản lý tin tức khác có cùng chức năng, blog chiếm đƣợc thiện cảm
của hầu hết các nhân viên trong công ty, do tính gần gũi, dễ sử dụng và khả
năng tƣơng tác cao. Tiềm năng của chúng trong việc nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, luân chuẩn nhân viên, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và kiến
thức hơn hẳn các công nghệ trực tuyến khác kể từ khi mạng nội bộ ra đời.
Một số hình thức của blog nội bộ doanh nghiệp bao gồm:
– Blog nhân viên: Những nhân viên tạo lập blog nội bộ để có thể khiến
đồng nghiệp chia sẻ thông tin về quá trình thực hiện nhiệm vụ hay kế hoạch
đuợc giao. Họ có thể chia sẻ những thông tin mà họ thấy hữu ích với mọi

ngƣời thông qua các bài viết đƣợc đƣa lên blog và khám phá các thông tin đó
qua mạng nội bộ. Với tính năng này, blog nhân viên trên mạng nội bộ cũng có
chức năng nhƣ blog cá nhân trên web. Từ blog của mình, nhân viên có thể dễ
dàng liên kết với blog của đồng nghiệp, giúp họ hoàn thành công việc nhanh
chóng và hiệu quả hơn.
– Blog dự án: Quản lý dự án thƣờng duy trì một trang nhật kí hàng
ngày để ghi chép tiến độ công việc trong ngày hôm đó. Blog dự án không
nhất thiết phải gửi bài hàng ngày, mà chỉ cần đăng tải những thông tin cần
thiết, thông tin mới phát hiện, những thành công đạt đƣợc, những khó khăn
mắc phải và cách họ vƣợt qua khó khăn để hoàn thành mục tiêu. Ngoài việc là
một cuốn ghi chép thƣờng xuyên, blog dự án còn tạo lập một cộng đồng
chung để các thành viên của đội dự án chia sẻ, tìm kiếm những thông tin cần
thiết. Thông qua việc gửi bài và lời bình trên blog, các nhân viên có thể đƣa ra
cách giải quyết vấn đề, phản ứng với những thông tin cấp thiết và giúp đỡ cả
đội vƣợt qua khó khăn, ngay cả khi họ không ngồi cùng một phòng, một toà
nhà hay một múi giờ. Ngoài ra blog dự án sẽ lƣu trữ lại những kiến thức, bài
học hay kinh nghiệm đã tích luỹ đƣợc để các đội đảm nhiệm dự án tƣơng tự
hoặc một vài năm sau tiếp tục sử dụng trong tƣơng lai.



13
– Blog CEO: Một nghiên cứu trên 40.000 nhân viên tiến hành bởi công
ty tƣ vấn quản trị nguồn nhân lực Tower Perrin đã kết luận, nhân tố quan
trọng nhất thúc đẩy nhân viên làm việc hết mình vì thành công của doanh
nghiệp chính là việc các lãnh đạo doanh nghiệp phải chiếm đƣợc sự ủng hộ
nhiệt tình và sự tin tƣởng của nhân viên. Nghiên cứu cũng cho thấy, nhân viên
cũng muốn đƣợc tham gia vào mọi vấn đề của công ty, sự tham gia của nhân
viên là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp đạt đƣợc các mục tiêu, định
hƣớng của mình. Lãnh đạo doanh nghiệp có thể chia sẻ các thông tin với nhân

viên, giải thích rõ hơn cho họ các quyết định, vấn đề liên quan trực tiếp tới lợi
ích của công ty hay của nhân viên và khuyến khích họ phản hồi, đƣa ra những
lời bình luận, nhận xét. So với thƣ thông báo hay tạp chí nội bộ, blog tạo ra
một môi trƣờng cởi mở, gần gũi hơn giữa những nhân viên và lãnh đạo doanh
nghiệp nhờ văn phong trò chuyện bình dị. Ngoài ra, các bài viết trên blog có
thể đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, vào bất cứ lúc nào, có thể sau một cuộc họp
hay một cuộc thảo luận của hội đồng quản trị trong khi những xuất bản nhƣ
thƣ thông báo hay tạp chí phải mất một khoảng thời gian lâu hơn để có thể
đến đƣợc tận tay các nhân viên. Điều này nâng cao tính tƣơng tác giữa ban
lãnh đạo và đội ngũ viên chức, giúp nhân viên nắm bắt nhanh thông tin và
tình hình, khiến họ cảm thấy đƣợc tôn trọng và gây đƣợc lòng tin.
– Blog tin tức của doanh nghiệp: Doanh nhiệp có thể sử dụng blog để
cung cấp các thông tin liên quan đến kế hoạch công việc, các bản báo cáo về
các dự án đang đƣợc triển khai, các sáng kiến kinh doanh đến đội ngũ viên
chức trong công ty. Một ƣu điểm của blog so với các công cụ chia sẻ thông tin
trong nội bộ doanh nghiệp khác chính là nó có thể tập hợp và đƣa các thông
tin mới đƣợc cập nhật đến các nhân viên nhờ tính năng đọc tin tự động. Do
đó, nhân viên có thể không nhất thiết phải truy cập vào blog tin tức của doanh
nghiệp nhƣng vẫn có thể nhận và cập nhật đƣợc các bài viết mới nhất, khiến
thông tin mau chóng đƣợc nắm bắt và lan truyền trên cộng đồng blog.



14
– Blog văn hoá doanh nghiệp: nhằm mục đích phát triển văn hoá doanh
nghiệp, thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa nhân viên và công ty, thúc đẩy giao
tiếp nội bộ. Chủ đề các bài viết của blog thƣờng không liên quan nhiều đến
công việc mà chủ yếu tập trung vào những giá trị văn hoá mà doanh nghiệp
đã, đang và sẽ xây dựng nhƣ một buổi thi đấu thể thao, giao lƣu văn nghệ,
một bữa tiệc nhân ngày lễ, vấn đề ăn mặc trong công sở.

2.2.2 Blog đối ngoại của doanh nghiệp (external blog)
Blog đối ngoại của doanh nghiệp là blog cho phép tất cả mọi ngƣời có
thể truy cập vào thông qua địa chỉ URL công khai. Blog đối ngoại của doanh
nghiệp đóng vai trò:
 Tạo cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp doanh
nghiệp thu hút khách hàng mới, lắng nghe những ý kiến phản hồi, đóng góp
của khách hàng hiện tại và khách hàng mục tiêu về sản phẩm và dịch vụ của
doanh nghiệp.
 Mở một kênh marketing quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ mới
hay để khắc sâu thƣơng hiệu của doanh nghiệp.
 Khiến mọi ngƣời quan tâm tới những thông cáo của doanh nghiệp.
 Tạo lập một phƣơng tiện linh động để cung cấp dịch vụ hỗ trợ
khách hàng.
 Xây dựng một kênh quan hệ công chúng, đặc biệt trong thời kì
doanh nghiệp gặp khủng hoảng.
– Blog CEO: Rất nhiều các nhân viên cấp cao của các tập đoàn lớn trên
thế giới đã sử dụng blog nhƣ Randy Baesler, Phó giám đốc marketing, công ty
thƣơng mại hàng không Boeing, Bob Lutz - Phó chủ tịch tập đoàn General
Motor, Johnathan Schwartz - CEO đồng thời là Trƣởng phòng công nghệ tổ
chức Sun Microsystems. Trong những blog này, các quản trị viên đƣa ra
những vấn đề tổ chức sẽ phải đƣơng đầu. Nguồn tin đƣợc cung cấp từ lãnh



15
đạo các công ty là những cá nhân đảm nhận vai trò quyết định cao nhất và lập
kế hoạch cho công ty sẽ làm tăng sự minh bạch của tổ chức, điều mà các công
ty đang hƣớng tới. Nói một cách khác, blog của các nhà quản trị sẽ xoá đi
vách ngăn giữa khách hàng và doanh nghiệp, đồng thời để khách hàng trực
tiếp nắm đƣợc các vấn đề quan trọng. Điều này thực sự có ý nghĩa đối với các

cổ đông của công ty. Hãy xem xét sự khác biệt giữa một blog quản trị và một
lá thƣ mà quản trị viên gửi cho các cổ đông trong bản báo cáo hàng năm:
Báo cáo hàng năm
Blog
Gửi đi một lần
Gửi đi thƣờng xuyên
Viết trang trọng
Viết thân mật, văn phong gần gũi
Bao quát nhiều vấn đề
Tập trung vào các vấn đề cụ thể
Độc giả không thể phản hồi trực tiếp
Độc giả có thể bình luận
Các khách hàng, đặc biệt là các cổ đông sẽ tăng cƣờng sự tin tƣởng và
gắn bó với công ty khi ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp sẵn sàng trình bày tiêu
chí về năng lực lãnh đạo trên blog, những đƣờng lối và chính sách phát triển
của công ty trong tƣơng lai một cách thƣờng xuyên và đáng tin cậy.
– Blog công ty: Blog mang tính chất đại diện cho công ty để viết về
những vấn đề đang xảy ra trong nội bộ của công ty đó - những thông tin có
thể công khai cho công chúng biết. Blog có thể do nhân viên của công ty đảm
trách, một vài công ty có thể đi thuê những blogger chuyên nghiệp chuyên
trách cho mục đích này, dựa trên khả năng của họ trong việc viết bài theo
phong cách mà những khách hàng thích đọc blog mong đợi. Ví dụ, công ty tƣ
vấn công nghệ EDS đặt tên cho blog công ty là blog Next Big Thing, soạn
thảo bởi những nhân viên giỏi nhất của công ty. Next Big Thing hƣớng tới
công nghệ tƣơng lai, những vấn đề mà một tổ chức tƣ vấn công nghệ luôn đặt
lên hàng đầu. Trong khi đó, công ty Stonyfield Farm đã thuê một blogger
Christine Halvorson, một nhà báo chuyên nghiệp của New York Times phụ
trách phần nội dung của các bài viết trên blog.




16
– Blog sản phẩm: Blog sản phẩm của công ty có thể cập nhật những
thông tin về sản phẩm để khách hàng luôn biết sớm những vấn đề sẽ ảnh
hƣởng tới hành vi mua sắm của mình, hoặc blog sản phẩm hƣớng tới những
khách hàng cùng là ngƣời hâm mộ một thƣơng hiệu sản phẩm, đem lại cho họ
cái nhìn từ bên trong doanh nghiệp và thông tin trực tiếp từ ngƣời chịu trách
nhiệm cho nhãn hiệu họ yêu thích. Một blog sản phẩm thành công trong việc
duy trì mối quan hệ với khách hàng có thể khiến khách hàng gắn kết hơn với
công ty và các sản phẩm của công ty đó. Sản phẩm hay những nhãn hiệu nổi
tiếng của công ty có thể đƣợc khách hàng chia sẻ ý kiến, bàn luận và lan
truyền nhanh chóng trên cộng đồng blog, góp phần giúp quảng bá hình ảnh
công ty, thu hút thêm các khách hàng mới. Bên cạnh đó, ý kiến đóng góp, ý
tƣởng đề xuất của khách hàng là nguồn thông tin quan trọng cho bộ phận
nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
– Blog dịch vụ khách hàng: Blog tập trung giải quyết những vấn đề mà
khách hàng gặp phải, đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết về xử lý sự
cố, vấn đề thanh toán, bảo hành để khách hàng nắm đƣợc.
– Blog nhân viên: Nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới đã chủ động
khuyến khích nhân viên lập blog trên danh nghĩa của công ty nhƣ IBM,
Microsoft, Sun Microsystems. Microsoft là một ví dụ về những lợi ích mà tổ
chức có thể thu đƣợc nhờ việc cho phép nhân viên làm blog. Trong một vài
thời kì, Microsoft đã gây tiếng tăm không tốt khi bị chỉ trích đã phát hành
phần mềm còn trong giai đoạn thử nghiệm và buộc ngƣời sử dụng phải chấp
nhận những sai sót, lỗi an ninh và những vấn đề khác của máy chủ. Nhiều
khách hàng đã nhìn nhận văn hoá doanh nghiệp của tập đoàn này gắn liền với
hình ảnh Bill Gates. Tuy nhiên, ngày nay, vô số khách hàng đã coi Microsoft
nhƣ một tập đoàn đƣợc nhiều ngƣời biết đến thông qua những con ngƣời thực,
nhƣ Robert Scoble, một nhân viên tận tụy và tâm huyết với công nghệ. Khi
đọc blog của nhân viên Microsoft, khách hàng thấy rõ ràng họ rất quan tâm




17
tới công việc và rất say mê với nó, họ tuyên bố sẽ đem lại cho khách hàng
những sản phẩm tốt nhất có thể. Mối liên hệ mới mà các nhân viên này tạo
dựng cho tập đoàn đã có những ảnh hƣởng thực sự tới cái nhìn của công
chúng về tập đoàn này.
– Blog quan hệ công chúng (blog PR): blog là công cụ hiệu quả để giữ
liên lạc với phƣơng tiện truyền thông đại chúng và công chúng về những sự
kiện đang diễn ra trong công ty. Thay vì chỉ đơn giản xuất bản các tập chí, các
thông cáo hay đăng tin trên website của doanh nghiệp, blog xoá bỏ quan hệ
tƣơng tác một chiều, thay vào đó là cuộc trao đổi đa chiều thông qua tính
năng cho phép để lại lời bình và phản hồi trực tiếp.
3/ Lợi ích và hạn chế của blog trong kinh doanh
3.1 Lợi ích của blog trong kinh doanh
3.1.1 Đối với doanh nghiệp
– Thu hút các khách hàng mới, khai thác thị trƣờng ngách và mở rộng
thị truờng
Blog cho phép hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gắn kết với các
khách hàng hiện tại và tiềm năng theo một cách thức trực tiếp, thân mật.
Doanh nghiệp có thể truyền tải những điểm mạnh của sản phẩm và dịch vụ,
trình độ chuyên môn của các nhà quản lý và kinh nghiệm lâu năm của công ty
theo những cách thức mà hoạt động tiếp thị và quảng cáo truyền thống không
thể thực hiện đƣợc. Điều này sẽ giúp đỡ khách hàng hiểu biết tốt hơn về công
ty cũng nhƣ khích lệ lòng trung thành của họ. Với chi phí đầu tƣ nhỏ hơn
nhiều so với việc tạo lập và duy trì một website tin tức hay giới thiệu sản
phẩm, các công ty có thể mở rộng thị trƣờng, khai thác các thị trƣờng ngách,
tìm kiếm và tiếp cận khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Xuất phát từ
bản chất tƣơng tác tự nhiên, blog có thể giúp doanh nghiệp nắm rõ những nhu

cầu và mối quan tâm của khách hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng những



18
thông tin để phát triển các sản phẩm mới hoặc chỉnh sửa những sản phẩm và
dịch vụ hiện tại.
– Blog có thể khiến hình ảnh của công ty trở nên giàu sức sống hơn và
dễ tiếp cận hơn. Một website giới thiệu, quảng bá sản phẩm dịch vụ là một
công cụ tiếp thị quan trọng. Tuy nhiên, một blog sẽ rất hiệu quả vì nó đem lại
cho công ty một tiếng nói cá nhân. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng
và nâng cao lòng trung thành của khách hàng.
– Chi phí cho blog rất nhỏ: Một vài website cho phép lập blog miễn
phí, trong khi đa phần các trang khác chỉ thu một khoản phí tối thiểu, ví dụ
nhƣ Typepad là một gói blogging với mức phí từ 4,95 đến 14,95 USD/tháng.
Hơn nữa, việc xây dựng và cập nhập thông tin trên blog là rất dễ dàng mà
không cần những kiến thức chuyên môn.
– Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua
blog, quan hệ với khách hàng ngày càng đƣợc củng cố. Đồng thời, việc giải
quyết các thắc mắc của khách hàng nhanh chóng và lắng nghe ý kiến phản hồi
của khách hàng cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố
lòng trung thành.
– Giảm chi phí nghiên cứu thị trƣờng: Với blog, doanh nghiệp có thể
nhận đƣợc các thông tin phản hồi từ phía khách hàng ngay lập tức khi họ đang
ghé thăm blog của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc
rất nhiều thời gian và tiền bạc để hoạch định các chiến lƣợc quảng cáo và kinh
doanh trên cơ sở những thông tin nắm bắt đƣợc từ phía khách hàng mà không
phải mất thêm khoản chi nào nữa.
– Thông tin cập nhật: Các thông tin, bài viết trên blog đều có thể đƣợc
cập nhật nhanh chóng, kịp thời và hết sức dẽ dàng, không đòi hỏi ngƣời sử

dụng phải có trình độ kĩ thuật cao.



19
3.1.2 Đối với người tiêu dùng
– Vƣợt giới hạn về thời gian và không gian: Khách hàng có thể tiếp
cận thông tin của doanh nghiệp, đƣa ra những thắc mắc, ý kiến, góp ý,
phản hồi mọi lúc, mọi nơi, với điều kiện là họ có kết nối Internet.
– Thông tin phong phú, thuận tiện: Khách hàng có thể dễ dàng tìm
đƣợc các thông tin nhanh chóng, đặc biệt với tính năng đọc tin tự động,
khách hàng sẽ liên tục đƣợc cập nhật các thông tin, các bài viết mới trên
blog của doanh nghiệp.
– Chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến về sản phẩm: Bên cạnh những bản
giới thiệu, quảng cáo do công ty phát hành, các blog còn cung cấp cho
khách hàng tiềm năng muốn tìm kiếm thông tin về sản phẩm kinh nghiệm
của những ngƣời đã từng mua hàng của chính công ty đó. Ngoài ra, thông
qua các cộng đồng blog, khách hàng có thể tự do bàn luận, trao đổi các ý
kiến cá nhân, kinh nghiệm thực tế, hay những sở thích chung về một sản
phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
3.2 Hạn chế của blog trong kinh doanh
3.2.1 Rủi ro về mặt pháp lý
a. Vấn đề bảo mật thông tin
Theo một điều tra gần đây, việc nhân viên lạm dụng e-mail, blog, tin
nhắn và các công cụ chia sẻ thông tin qua website có nguy cơ đe doạ nghiêm
trọng đến vấn đề bảo mật của các doanh nghiệp. Theo báo cáo của tổ chức
chuyên tƣ vấn về bảo mật thông tin và dữ liệu Forrester Consulting &
Proofpoint, năm 2006 có tới 31,8% các công ty đƣợc điều tra ở Mỹ báo cáo
dấu hiệu rò rỉ thông tin mật do những phƣơng tiện liên lạc này gây ra. 26%
các công ty đƣợc điều tra cho biết doanh nghiệp của họ bị ảnh hƣởng bởi

những thông tin nhạy cảm đang đƣợc lan truyền qua các phƣơng tiện trực
tuyến. Theo các chuyên gia bảo mật dữ liệu thì việc sử dụng các phƣơng tiện
trực tuyến không hợp lý trong lĩnh vực hợp tác giữa các doanh nghiệp cũng có



20
thể dẫn đến những rủi ro đối với vấn đề bảo mật của chính doanh nghiệp,
đồng thời tạo ra cơ hội cạnh tranh không lành mạnh giữa các đối thủ bằng
những hành vi thậm chí có nguy cơ vi phạm luật kinh doanh.
Trong thời đại hiện nay, blog đã trở thành một phƣơng tiện liên lạc và
trao đổi thông tin phổ biến. Tuy nhiên theo báo cáo của Forrester Consulting
& Proofpoint, cũng vì phƣơng tiện này mà nhân viên của hơn 19% công ty bị
cảnh cáo và 9% khác bị sa thải vì vi phạm các quy định về thông tin blog.
Ông Robert Scott, một đối tác của công ty máy tính và quản trị Scott & Scott,
cảnh báo những nguy hại khôn lƣờng của những thông tin lƣu truyền qua blog
có thể trở thành vũ khí phá hoại nếu rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Một ví dụ gần đây là trên blog của 1 ngƣời tự xƣng là “John Doe” đã
tung ra không ít bí mật kinh doanh của công ty Target - tập đoàn bán lẻ lớn
thứ 6 nƣớc Mỹ. Hiện tại, Target đang tiến hành những thủ tục đầu tiên trong
vụ kiện blogger “John Doe” lên tòa án liên bang, với tội danh phát tán trái
phép các thông tin bí mật của tập đoàn lên website và một số forum dành cho
nhân viên ngành bán lẻ. Những bí mật này đƣợc lƣu hành nội bộ trong các
cửa hàng bán lẻ của Target nhằm ngăn chặn nạn cắp vặt, vốn chỉ phổ biến tới
đội ngũ nhân viên cốt cán trong công ty.
b. Tài sản trí tuệ
Luật thƣơng hiệu và bản quyền dành cho việc kiểm soát việc sử dụng
tài sản trí tuệ của ngƣời khác trên trực tuyến cũng nhƣ trong thế giới thực.
Nếu tài liệu sử dụng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, để sử dụng

kết quả lao động của ngƣời khác, doanh nghiệp cần có sự chấp thuận, bất kể
đó là văn bản, tranh ảnh, âm thanh, video hay bất cứ nội dung nào khác.
c. Tội xúc phạm

×