Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Ảnh hướng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động nhập khấu phôi thép và thép thành phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 48 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Hiện nay, thị trường ngoại hối biến động phức tạp và khó kiểm soát, tỷ giá giữa
đồng Việt Nam và ngoại tệ thay đổi một cách bất thường và VNĐ đang ngày càng mất
giá so với các đồng ngoại tệ mạnh thường được dùng để thanh toán trong việc nhập
khẩu. Điều này một lần nữa khẳng định cho chúng ta thấy vấn đề tỷ giá hối đoái có
ảnh hưởng không hề nhỏ khi mà nước ta có lượng nhập khẩu thép và các nguyên phụ
liệu sản xuất thép rất lớn.
Không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó, Công ty TNHH Thép Dong Bang Việt Nam
cũng gặp không ít khó khăn với sự biến động không ngừng của tỷ giá hối đoái. Hoạt
động ngoại thương của công ty TNHH Thép Dong Bang Việt Nam chủ yếu là hoạt
đông nhập khẩu phôi thép và thép thành phẩm. Và những biến động của tỷ giá hối đoái
sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận và hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
Vì vậy, việc nghiên cứu “Ảnh hướng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt
động nhập khấu phôi thép và thép thành phẩm” là rất cần thiết để góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp trong ngành thép nói
chung và của Công ty TNHH thép Dong Bang Việt Nam nói riêng.
2. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu những công trình năm trước
Trong những năm qua có nhiều công trình nghiên cứu về sự biến động của tỷ
giá hối đoái và chính sách tỷ sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Trong đó có các tài
liệu nghiên cứu về vấn đề biến động tỷ giá như:
Đề tài “Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới hoạt động nhập khẩu và một số giải pháp
phòng ngừa rủi ro hối đoái tại công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây”. Đề tài nghiên cứu
về tỷ giá hối đoái và các loại rủi ro hối đoái có thể gặp phải do hoạt động nhập khẩu.
Thời gian nghiên cứu trong giai đoạn 2006 – 2008. Địa điểm nghiên cứu: công ty CP
dược phẩm Hà Tây chuyên về mặt hàng dược phẩm.
Đề tài “Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động nhập khẩu ô tô tại
công ty cổ phần ô tô Hoàng Gia”. Đề tài nghiên cứu về rủi ro trong biến động tỷ giá
hối đoái trong hoạt động nhập khẩu của công ty. Thời gian nghiên cứu trong giai đoạn
2008- 2010. Địa điểm nghiên cứu: công ty cổ phần ô tô Hoàng Gia.


Đề tài “Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động
nhập khẩu thép của tổng công ty thép Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến biến động tỷ giá và giải pháp hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới
hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2007- 2010.


Các công trình nghiên cứu trước tuy cùng chung vấn đề tỷ giá nhưng có khác
biệt với đề tài của em: “Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập
khẩu phôi thép và thép thành phẩm của công ty TNHH thép Dong Bang Việt Nam” về
không gian nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, hình thức công ty. Đề tài của em không
có sự trùng lặp hoàn toàn với các đề tài trước đó.
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Cũng giống như vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái
có tác động quan trọng, trực tiếp đến việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của một
quốc gia. Người ta thường thấy cán cân thương mại của một nước có thể tốt lên hay
xấu đi khi có những biến động của tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái tăng sẽ khuyến
khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và ngược lại. Do đó, vấn đề tỷ giá hối đoái luôn là
một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
hàng hóa có giá trị lớn như thép.
Nhận thức được tầm quan trọng của biến động tỷ giá hối đoái nói chung và ảnh
hưởng của nó tới hoạt động nhập khẩu nói riêng, đặc biệt là trong quá trình thực tế tại
công ty em càng thấy rõ sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới công ty như
thế nào. Qua đó em thấy đây không phải là vấn đề cấp thiết của riêng công ty TNHH
thép Dong Bang mà còn là vấn đề cấp thiết của các công ty nhập khẩu.
4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Về mặt lý thuyết: khoá luận sẽ làm rõ những khái niệm về tỷ giá hối đoái, chính
sách tỷ giá hối đoái, các loại tỷ giá hối đoái, nhập khẩu và các nhân tố tác động đến
nhập khẩu, đồng thời nêu ra ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu.
Về mặt thực tiễn: khóa luận không chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách tỷ

giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu nói chung mà còn đi sâu vào nghiên cứu ảnh
hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu phôi thép và thép thành phẩm tại
công ty TNHH thép Dong Bang nói riêng.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu, khóa luận sẽ đề xuất một số giải
pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của chính sách tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu của công
ty, bên cạnh đó cũng mong giúp những công ty nhập khẩu nói chung có cái nhìn tổng
quát hơn về ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái hiện nay đến hoạt động nhập
khẩu của công ty.
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái tới hoạt động nhập khẩu phôi thép và
thép thành phẩm của công ty TNHH thép Dong Bang Việt Nam.


4.3. Phạm vi nghiên cứu:
Dưới góc độ tiếp cận của một sinh viên khoa kinh tế, cùng với những kiến thức
đã học được trong nhà trường và trong quá trình thực tập, khóa luận có phạm vi nghiên
cứu cả về mặt không gian và thời gian.
Về mặt thời gian: qua những dữ liệu thu thập được, qua sự biến động của nền
kinh tế trong thời gian qua, em nhận thấy vấn đề biến động tỷ giá đang là vấn đề cấp
thiết cần phải giải quyết nên khóa luận nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến biến
động của tỷ giá hối đoái từ năm 2008 đến nay.
Về mặt không gian: qua quá trình thực tập tại công ty TNHH thép Dong Bang,
mặt hàng nhập khẩu của công ty chủ yếu là thép và phôi thép. Vì vậy việc nghiên cứu
tập trung vào tình hình nhập khẩu thép và phôi thép tại công ty.
5.Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp so sánh đối chiếu:
Từ báo cáo tài chính của công ty TNHH thép Dong Bang, so sánh đối chiếu sự
tăng giảm doanh thu, lợi nhuận qua các năm, đồng thời đánh giá tình hình biến động tỷ
giá tác động đến hoạt động nhập khẩu phôi thép và thép thành phẩm của công ty.
Phương pháp phân tích tổng hợp:

Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để suy luận, đánh giá và đưa ra các kết luận
chính xác về sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu phôi thép và
thép thành phẩm của công ty TNHH thép Dong Bang. Từ đó, tổng kết những nguyên
nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu của công
ty và đưa ra các phương án, kiến nghị, đề xuất các giải pháp hạn chế ảnh hưởng của
chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu của công ty.
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài các phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ
hình vẽ, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì khóa luận bao gồm:
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối
đoái đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: Thực trạng về ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động
nhập khẩu phôi thép và thép thành phẩm của công ty TNHH thép Dong Bang Việt
Nam.
CHƯƠNG 3: Các đề xuất về giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của chính sách tỷ giá
hối đoái đến hoạt động nhập khẩu phôi thép và thép thành phẩm của công ty TNHH
thép Dong Bang Việt Nam.
Tài liệu tham khảo


Các phụ lục


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA
DOANH NGHIỆP.
1.1. Một số lý thuyết về chính sách tỷ giá hối đoái và vấn đề nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm và vai trò của tỷ giá hối đoái
1.1.1.1. Khái niệm :

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tệ
của nước khác. Hay còn được hiểu là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua một
đơn vị ngoại tệ.
1.1.1.2. Vai trò của tỷ giá hối đoái :
- Tỷ giá là đại lượng xác định quan hệ về mặt giá trị, so sánh sức mua giữa các
đồng tiền với nhau, hình thành nên tỷ giá trao đổi giữa các đồng tiền khác nhau với
nhau để thuận tiện cho giao dịch quốc tế.
- Tỷ giá có tác động to lớn đến thương mại quốc tế, XNK hàng hóa, dịch vụ của
một nước khác.
- Do tỷ giá có tác động mạnh mẽ tới hoạt động XNK hàng hóa dịch vụ và sự cạnh
tranh giữa các quốc gia với nhau trên thị trường quốc tế. Đồng thời thông qua đó, tỷ
giá sẽ có tác động đến các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế như mặt bằng giá cả
trong nước, lạm phát, khả năng sản xuất, công ăn việc làm hay thất nghiệp… Nên
chính phủ các nước đã lợi dụng tác động này của tỷ giá để điều tiết nền kinh tế hay nói
cách khác tỷ giá được sửu dụng với vai trò là một công cụ điều tiết vĩ mô của nhà
nước.
1.1.2. Chính sách tỷ giá hối đoái
1.1.2.1. Khái niệm
Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụ được dùng để tác động
vào quan hệ cung cầu ngoại hối, từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tới
những mục tiêu cần thiết. Về cơ bản, chính sách tỷ giá hối đoái tập trung chú trọng vào
hai vấn đề lớn:
 Lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái
+ Chế độ TGHĐ cố định:
Chế độ TGHĐ cố định là chế độ TGHĐ mà trong đó nhà nước, cụ thể là NHTW
tuyên bố sẽ duy trì tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của quốc gia mình với đồng tiền nào
đó hoặc theo một rổ các đồng ngoại tệ nào đó ở một mức độ cố định không đổi. Nhà
nước sẽ thực hiện cam kết này bằng cách thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại
tệ để thực hiện các hoạt động mua bán lượng dư cung hay dư cầu ngoại tệ với mức
TGHĐ cố định đã công bố.



+ Chế độ TGHĐ thả nổi:
Chế độ TGHĐ thả nổi là một chế độ mà trong đó TGHĐ được xác định và vận
động một cách tự do theo quy luật thị trường. Tỷ giá hối đoái trong cơ chế này được
hình thành trên cơ sở cung – cầu ngoại tệ trên thị trường. NHTW không có bất kỳ một
tuyên bố, cam kết nào về việc chỉ đạo hay điều hành tỷ giá trong chế độ này.
+ Chế độ TGHĐ linh hoạt:
Đây là một chế độ tỷ giá hối đoái có sự kết hợp giữa hai chế độ TGHĐ cố định
và thả nổi. Trong đó, TGHĐ sẽ được xác định trên thị trường theo quy luật cung – cầu
ngoại tệ, Chính phủ chỉ can thiệp vào thị trường khi TGHĐ có những biến động mạnh
vượt quá mức độ cho phép. Đăc trưng của chế độ tỷ giá này như sau:
-TGHĐ được xác định và thay đổi tùy thuộc vào tình hình cung – cầu ngoại tệ
trên thị trường
- Nhà nước, mà cụ thể là NHTW tuyên bố một mức biến động cho phép đối với
tỷ giá và chỉ can thiệp vào thị trường với tư cách người mua bán cuối cùng khi tỷ giá
trên thị trường có những biến động mạnh vượt mức cho phép này.
- Chế độ TGHĐ thả nổi có sự quản lý của nhà nước được coi là chế độ tỷ giá
thích hợp với cơ chế thị trường hiện nay. Vì chế độ tỷ giá này cho phép chúng ta thực
hiện một chính sách tiền tệ độc lập, vừa theo quy luật cung cầu thị trường, vừa phát
huy vai trò quản lý, điều tiết linh hoạt của Nhà nước để đạt được các mục tiêu phát
triển kinh tế.
 Điều chỉnh tỷ giá hối đoái
+ Chính sách lãi suất tái chiết khấu:
Khi TGHĐ có sự biến động bất lợi, vượt ra khỏi mức độ có thể chấp nhận được,
thông qua NHTW, Chính phủ sẽ điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu tăng, làm cho lãi suất
trên thị trường tăng lên. Kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ dịch
chuyển vào trong nước để thu lãi cao hơn. Từ đó cung về ngoại tệ tăng, nhu cầu về
ngoại tệ giảm làm cho TGHĐ giảm xuống.
+ Chính sách hối đoái:

Đây là biện pháp trực tiếp mà NHTW can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng
cách mua bán ngoại hối trên thị trường. Khi tỷ giá ở mức cao, NHTW tăng cường bán
ngoại hối ra thị trường làm cung ngoại hối trên thị trường tăng lên, do đó làm giảm bớt
căng thẳng về về cung cầu ngoại hối trên thị trường. Điều này làm tỷ giá giảm xuống.
Ngược lại, khi TGHĐ giảm, NHTW sẽ mua ngoại tệ vào, tăng nhu cầu ngoại hối trên
thị trường dẫn đến TGHĐ tăng lên.


1.1.2.2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái
Trong nền kinh tế mở, động cơ hoạch định chính sách là những mục tiêu cân đối
bên trong và bên ngoài. Trong khi đó tỷ giá hối đoái là một yếu tố có khả năng ảnh
hưởng trực tiếp đến những cân đối này, nên việc hoạch định những chính sách TGHĐ
phải nhắm đến hai mục tiêu này.
- Mục tiêu cân bằng bên trong:
Là trạng thái mà ở đó các nguồn lực quốc gia được sử dụng đầy đủ, thể hiện ở sự
toàn dụng nhân công và mức giá ổn định. Mức giá biến động bất ngờ có tác động xấu
đến các khoản tín dụng và đầu tư. Chính phủ cần ngăn chặn các đợt lên xuống phát
triển đột ngột của tổng cầu để duy trì một mức giá ổn định, có thể dự kiến được. Vì
vậy TGHĐ được xem là công cụ đắc lực, hỗ trợ hiệu quả cho chính phủ trong việc
điều chỉnh giá cả, đặc biệt là trong nền kinh tế có xu hướng hội nhập quốc tế như hiện
nay.
- Mục tiêu cân bằng bên ngoài:
Chủ yếu là sự cân đối trong tài khoản vãng lai. Thực tế người ta không thể xác
định được tài khoản vãng lai nên không xác định được chính xác cân bằng, thặng dư,
thâm hụt bao nhiêu mà chỉ có thể thống nhất rằng không nên có sự thâm hụt hay thặng
dư quá lớn mà thôi. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội mà chính phủ
phải có cách điều chỉnh tỷ giá hối đoái cho phù hợp, hiệu quả, chủ yếu tác động vào
các hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư xuyên quốc gia.
1.1.3. Thị trường ngoại hối
1.1.3.1. Khái niệm

Là nơi thực hiện việc trao đổi mua bán các ngoại tệ và phương tiện chi trả có giá
trị như ngoại tệ, mà giá cả ngoại tệ được xác định trên cơ sở cung cầu.
TGHĐ được xác định dựa vào cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
 Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối
Có cầu về tiền của nước A trên TTNH khi dân cư từ nước khác mua các sản
phẩm được sản xuất ra tại nước A. Một nước xuất khẩu càng nhiều thì cầu đối với
đồng tiền nước đó càng lớn trên TTNH.
Đường cầu về một loại tiền là hàm TGHĐ của nó dốc xuống phía bên phải, điều
này cho thấy nếu TGHĐ càng cao thì hàng hóa của nước ấy càng trở nên đắt hơn đối
với những người nước ngoài và ít hàng hóa XK hơn.
 Cung về tiền trên TTNH
Để nhân dân nước A mua được các sản phẩm sản xuất ra ở nước B họ phải mua
một lượng tiền đủ lớn của nước B, bằng việc dùng tiền nước A để trả. Lượng tiền của
nước A khi ấy bước vào thị trường quốc tế.


Đường cung về tiền là một hàm của TGHĐ của nó, dốc lên trên về phía phải.
TGHĐ càng cao thì hàng hóa nước ngoài càng rẻ và hàng hóa ngoại được nhập khẩu
càng nhiều.
 Cân bằng cung – cầu và sự hình thành tỷ giá
TGHĐ được xác định chủ yếu thông qua các lực lượng thị trường của cung và
cầu tiền.
Bất kỳ nhân tố nào làm tăng cầu về một đồng tiền trên thị trường ngoại hối hoặc
giảm cung của nó đều có xu hướng làm cho TGHĐ của nó tăng lên. Và ngược lại, bất
kỳ nhân tố nào tác động làm giảm cầu về một đồng tiền hay làm tăng cung về đồng
tiền ấy trên thị trường ngoại hối sẽ làm cho TGHĐ của đồng tiền đó giảm.
Giao điểm giữa đường cung và đường cầu một đồng tiền nào đó chỉ ra mức
TGHĐ cân bằng. Tại đó mức cung và cầu của đồng tiền là bằng nhau.
Tương tác của cung – cầu trên thị trường ngoại hối là nhân tố cơ bản, nhân tố bên
trong hay theo các nhà kinh tế học quan niệm là nhân tố nội sinh xác định TGHĐ cân

bằng
e(USD/VNĐ)
S

E*
D
Q*
0
Hình 2.1: Cung – Cầu ngoại tệ và tỷ giá cân bằng
1.1.3.2. Vai trò của TTNH
- Tạo điều kiện để kết nối các nhu cầu giao dịch ngoại tệ trong nền kinh tế.
- Làm cho các giao dịch mua bán trao đổi ngoại hối đi vào nề nếp, ổn định, góp phần
ổn định thị trường tài chính.
- Giúp NHTW nắm bắt được thông tin về thị trường để tham mưu cho chính phủ trong
việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối.
- Tạo điều kiện để hội nhập với thị trường tài chính quốc tế.


1.1.4. Khái niệm và vai trò của nhập khẩu
1.1.4.1. Khái niệm
Nhập khẩu trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa
và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài
cung cấp hàng hóa dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức
biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình
mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ
được tính vào mục cán cân phi thương mại.
1.1.4.2. Vai trò của nhập khẩu :
Nhập khẩu có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển
giao công nghệ.
Nhập khẩu tạo ra hàng hóa bổ sung cho những hàng hóa thiếu hụt trong nước và

thay thế những sản phẩm trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất với chi phí
cao. Hoạt động nhập khẩu giúp doanh nghiệp trong nước có điều kiện cọ sát với các
doanh nghiệp nước ngoài, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Khi có sự
xuất hiện của các mặt hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa sẽ dẫn đến sự cạnh tranh
giữa hàng hóa nội địa và hàng hóa ngoại nhập. Để tồn tại và phát triển các công ty
trong nước phải nỗ lực tìm mọi biện pháp để tối ưu hóa trong sản xuất cũng như trong
quản lý để tạo ra những sản phẩm với chất lượng tốt, giá cả hấp dẫn, có sức cạnh tranh
cao và nâng cao vị thế của mình.
Đẩy mạnh quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng những thiếu hụt về
nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp, đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật từ nước
ngoài vào trong nước góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo phát
triển kinh tế cân đối, ổn định, góp phần cải thiện, nâng cao mức sống của người dân.
1.2. Các yếu tố tác động đến chính sách tỷ giá hối đoái và hoạt động nhập khẩu
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tỷ giá hối đoái
1.2.1.1. Cán cân thương mại
Cán cân thương mại ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Cán cân thương mại của một
nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Một nền kinh
tế khi xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh
doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hóa dịch vụ trong
nước xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối
đoái giảm. Ngược lại khi nhập khẩu hàng hóa dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ
để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường. Hành động này làm cầu
ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiều
trong việc hình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ


thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố, đó chính là cán cân thương mại.
Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối
đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá. Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng,
đồng nội tệ giảm giá.

Trong các điều kiện khác không đổi, nếu nhập khẩu tăng (IM tăng) sẽ làm cho
đường cung tiền Sđ dịch chuyển về bên phải. Đường cung tiền Sđ dịch chuyển về bên
phải làm cho TGHĐ giảm từ e* xuống e’
e(VNĐ/USD)

S’đ
e*
e’

E*
E’



0

Q

Q’

Q

Hình 2.2: Tác động của CCTM đến tỷ giá hối đoái
1.2.1.2. Dòng vận động của vốn
Khi người nước ngoài mua tài sản tài chính, lãi suất có ảnh hưởng mạnh. Khi
lãi suất của một nước tăng lên một cách tương đối so với nước khác, thì các tài sản của
nó tạo ra tỷ lệ tiền lời cao hơn và có nhiều người dân nước ngoài muốn mua các tài sản
ấy. Điều này làm cho đường cầu về tiền của nước đó dịch sang phải và làm tăng
TGHĐ của nó. Đây là một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất tới TGHĐ ở các
nước phát triển cao.

1.2.1.3. Mức chênh lệch lạm phát
Nếu tỷ giá lạm phát của hai nước khác nhau trong điều kiện các nhân tố khác
không đổi thì làm cho giá cả hàng hóa ở hai nước có những biến động khác nhau, làm
cho ngang giá sức mua của hai đồng tiền của hai nước sẽ bị phá vỡ, tức là làm cho tỷ
giá thay đổi. Đồng tiền nào có mức lạm phát cao hơn thì đồng tiền đó bị mất giá so với
đồng tiền của nước còn lại. Yếu tố chênh lệch lạm phát ảnh hưởng đến biến động tỷ
giá trong dài hạn.


1.2.1.4. Nhu cầu đầu cơ tích trữ ngoại tệ.
Tất cả đều có thể làm dịch chuyển các đường cung và cầu tiền tệ. Đầu cơ có thể
gây ra những thay đổi lớn về tiền, đặc biệt trong điều kiện thông tin liên lạc hiện đại và
công nghệ máy tính hiện đại có thể trao đổi hàng tỷ USD giá trị tiền tệ mỗi ngày.
1.2.1.5. Kiểm soát của chính phủ
Bất kỳ một chính sách nào của chính phủ mà có tác động đến tỷ lệ lạm phát, thu
nhập thực tế hoặc mức lãi suất trong nước đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỷ
giá hối đoái. Chính phủ có thể sử dụng ba loại hình can thiệp chủ yếu là : can thiệp vào
thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối.
Đối với loại hình thứ nhất, sự can thiệp của chính phủ nhằm khuyến khích xuất
khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu, chính phủ có thể sử dụng các biện pháp như trợ cấp sản
xuất, xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu như áp dụng thuế nhập
khẩu, hạn ngạch, cấm nhập khẩu… Việc áp dụng các biện pháp trên sẽ ảnh hưởng đến
biến động của tỷ giá hối đoái vì chúng ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu hoặc xuất
khẩu, bởi vậy sẽ ảnh hưởng đến cầu hoặc cung nội tệ trên thị trường ngoại hối.
Đối với loại hình thứ hai, chính phủ có thể can thiệp dòng đầu tư quốc tế bằng
biện pháp cấm đầu tư ra nước ngoài, đánh thuế thu nhập lợi tức của công dân nước
mình ở nước ngoài hoặc công dân nước ngoài ở nước mình.
Cuối cùng chính phủ có thể can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối bằng
cách mua hoặc bán trực tiếp nội tệ trên thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá theo
mục tiêu đặt ra.

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu
1.2.2.1. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng
đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa trên thị trường quốc
tế. Khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá thì giá nhập khẩu sẽ tăng lên, lượng hàng nhập
khẩu giảm, và ngược lại, khi tỷ giá giảm, đồng nội tệ tăng giá sẽ khuyến khích nhập
khẩu, lượng hàng nhập khẩu tăng. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải có sự
nghiên cứu và dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái để đưa ra các quyết
định phù hợp cho việc nhập khẩu như lựa chọn bạn hàng, lựa chọn đồng tiền tính toán,
lựa chọn đồng tiền thanh toán….
1.2.2.2. Yếu tố thị trường trong nước và ngoài nước
Tình hình và sự biến động của thị trường trong và ngoài nước cũng như sự thay
đổi của giá cả, khả năng cung cấp hàng hoá, khả năng tiêu thụ và xu hướng biến động
dung lượng của thị trường …. Tất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng đến hoạt động
nhập khẩu.


Sự thay đổi lên xuống của giá cả sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ hàng
nhập khẩu. Khi giá cả hàng nhập khẩu mà tăng lên thì nhu cầu tiêu thụ hàng nhập khẩu
sẽ có xu hướng giảm xuống, người tiêu dùng sẽ chuyển hướng sang tiêu dùng các loại
hàng hoá cùng loại hay tương tự trong nước, khi đó nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động
nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp, chỉ trừ những hàng hoá nhập khẩu mà thị
trường trong nước không có khả năng cung cấp thì khi đó giá cả sẽ biến động theo thị
trường.
Sự biến động của nguồn cung và dung lượng thị trường có ảnh hưởng đến sự
biến động của giá cả hàng nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và hoạt
động nhập khẩu của công ty.
1.2.2.3. Thuế quan, hạn ngạch
Nếu một quốc gia áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu, làm cho lượng
hàng hóa nhập khẩu vào trong nước đó giảm, giá hàng hóa hập khẩu tăng. Do đó, nhu

cầu về hàng ngoại nhập sẽ giảm.
1.2.2.4. Nhân tố vốn và công nghệ
Vốn và công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty
nói chung cũng như hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Vốn và công nghệ
quyết định đến lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô hoạt động kinh doanh của công
ty, vốn và công nghệ giúp cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu được của công ty được
thực hiện có hiệu quả cao.
Vốn và công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu công ty có nguồn lực
tài chính lớn (nhiều vốn), đặc biệt là vốn lưu động thì sẽ mua được công nghệ hiên đại
nâng cao năng suất và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
và ngược lại.
1.3. Phân định nội dung nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu :
Diễn biến tăng giảm của TGHĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu
thông qua giá cả. Khi TGHĐ thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá hàng nhập khẩu và
khả năng cạnh tranh của hàng nhập khẩu trên thị trường.
Trong trường hợp các điều kiện khác được giữ nguyên, khi tỷ giá hối đoái tăng,
có nghĩa là số đơn vị tiền tệ trong trong nước đổi lấy một đơn vị ngoại tệ tăng ( đồng
nội tệ mất giá). Giá cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa trở nên đắt tương đối
so với hàng hóa nội địa, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ nhập
khẩu trên thị trường nội địa. Kết quả là hoạt động nhập khẩu bị hạn chế vì lợi nhuận
của doanh nghiệp nhập khẩu giảm. Điều này gây nên tình trạng khan hiếm nguyên vật


liệu, vật tư, hàng hóa nhập khẩu, gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước, đặc
biệt là những doanh nghiệp chỉ sử dụng nguyên liệu nhập.
Ngược lại, khi TGHĐ giảm tức là đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ, thì giá
hàng hóa nhập khẩu tính ra nội tệ sẽ rẻ hơn, nhất là nhập khẩu nguyên liệu máy móc
phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước. Do đó các nhà nhập khẩu sẽ trở lên thuận lợi
hơn khi tiêu thụ hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa, hiệu quả kinh tế sẽ tăng.

1.3.2. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu thép và phôi thép của
công ty
Nền kinh tế Việt Nam đang không ngừng phát triển cùng với xu hướng toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế thế giới. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, đi liền
với đó là nhu cầu về thép dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xây
dựng ngày càng phát triển và trở thành mặt hàng thiết yếu không thể thiếu trong quá
trình phát triển. Và cũng giống như các mặt hàng khác, việc nhập khẩu nguyên vật liệu
để sản xuất thép và các sản phẩm từ thép cũng chịu ảnh hưởng lớn từ các chính sách tỷ
giá hối đoái của chính phủ.
Công ty TNHH thép Dong Bang là công ty 100% vốn nước ngoài nên toàn bộ
vốn bỏ ra để đầu tư sản xuất, thiết lập nhà máy và nhập khẩu nguyên vật liệu để sản
xuất đều phát sinh từ ngoại tệ. Hàng hóa sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản
xuất trong nước, do đó doanh thu chủ yếu bằng VNĐ. Khi tỷ giá tăng thì chi phí sản
xuất gia tăng tương đối nhưng doanh thu tính bằng ngoại tệ lại giảm đi làm cho lợi
nhuận giảm đi. Bởi vì công ty chủ yếu nhập khẩu phôi thép và thép thành phẩm nên sự
biến động của tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ
HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP VÀ THÉP
THÀNH PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH THÉP DONG BANG VIỆT NAM
2.1. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến
chính sách tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái đến
hoạt động nhập khẩu của công ty
2.1.1. Giới thiệu về công ty
2.1.1.1. Giới thiệu chung về công ty
+ Giới thiệu về công ty
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH THÉP DONG BANG VIỆT NAM.
- Địa chỉ trụ sở chính: Khu công nghiệp Đại An-Thành phố Hải Dương - Tỉnh Hải

Dương.
- Loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH một thành viên – 100% vốn đầu tư nước
ngoài
- Điện thoại: 03203.570.445
+ Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH thép Dong Bang
a. Chức năng:
- Sản xuất kinh doanh các loại thép thanh,thép dây không rỉ các loại,thép dây Cacbon
các loại,thép dây hợp kim các loại.
- Nhập khẩu phôi thép và thép thành phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Cho thuê nhà xưởng dư thừa không sử dụng.
b. Nhiệm vụ:
- Tổ chức quản lí kinh doanh bảo đảm hoàn thành kế hoạch với kết quả kinh doanh và
chất lượng ngày càng cao.
- Công ty có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật
- Tổ chức liên doanh hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
- Thực hiện chế độ thanh toán tiền lương và chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế… cho người lao động.

2.1.1.2. Thuận lợi và khó khăn của công ty so với các doanh nghiệp khác
 Thuận lợi:
Công ty TNHH thép Dong Bang là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nên có
lợi thế về vốn, công nghệ tiên tiến, có cơ chế quản lý chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ công


nhân viên được đào tạo chính quy, có đầy đủ năng lực để góp phần cho sự phát triển
của công ty. Những năm qua, công ty TNHH thép Dong Bang không ngừng phát triển,

mặc dù đang trong thời kỳ khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng doanh thu
hàng năm của công ty vẫn tăng lên rõ rệt, đóng góp một vai trò quan trọng đối với sự
phát triển ngành thép của Việt Nam.
Hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập một khối lượng khá lớn thép thành phẩm và
nguyên liệu phục vụ sản xuất thép trong nước phần lớn vẫn được nhập khẩu từ nước
ngoài, trong thời gian này tỷ giá hối đoái có những biến động bất thường nên khi các
doanh nghiệp trong nước phải mất một khoản chi phí khá lớn để tìm nguồn USD thanh
toán cho việc nhập khẩu thì nguồn vốn của công ty cũng là một lợi thế so với các
doanh nghiệp trong nước.
Đối với công ty TNHH thép Dong Bang thì vốn tự có của doanh nghiệp chiếm
phần lớn trong khi đó đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước là phải
sử dụng vốn vay lớn, trong đó vay từ ngân hàng chiến tới 70 – 80% để đầu tư sản xuất
trong khi lãi suất vay vốn ngân hàng vẫn ở mức cao nên doanh nghiệp có khả năng
cạnh tranh trên thị trường cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước.
 Khó khăn:
Hiện nay thị trường thép đang cạnh tranh rất gay gắt nên nguy cơ mất đi một
phần thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp rất cao.
Ngành thép đang được sự bảo hộ của nhà nước bằng hàng rào thuế quan và phi
thuế quan do đó các doanh nghiệp trong nước có được lợi thế cạnh tranh trên sân nhà,
đặc biệt trong thời kỳ này chính phủ đưa ra các chính sách về thuế nhập khẩu cũng
được điều chỉnh theo hướng có lợi cho sản xuất thép trong nước, như tăng thuế nhập
khẩu phôi thép từ 5% lên 8%; tăng thuế nhập khẩu thép xây dựng từ 12% lên 15%,
thép cuộn cán nguội từ 7% lên 8%, thép lá mạ kẽm và sơn phủ màu từ 12% lên 13%;
tăng thuế nhập khẩu thép cuộn hợp kim bora dùng trong xây dựng từ 0% lên 10%;
tăng thuế nhập khẩu cáp thép từ 0% lên 3 %... Đây là một khó khăn khá lớn của công
ty vì hoạt động nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.

2.1.2. Đánh giá tổng quan ảnh hưởng của môi trường đến chính sách tỷ giá hối đoái
2.1.2.1. Môi trường vĩ mô

Khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới năm 2007, 2008 đã gây ra hàng loạt
những biến động trên thị trường tài chính dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong bối
cảnh chung ấy, Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái


kinh tế toàn cầu, biểu hiện là tỷ lệ lạm phát tăng cao, GDP giảm sút, thâm hụt thương
mại liên tục tăng trong những tháng đầu năm đã gây ra những lo ngại thực sự về cán
cân thanh toán, rủi ro thanh khoản, thị trường ngoại tệ biến động bất thường.
NHNN thực hiện nhiều giải pháp tăng cường quản lý ngoại hối và tiếp tục đổi
mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng hội nhập quốc tế, tăng cường quyền tự chủ
hơn cho các NHTM. Đồng thời, để cho tỷ giá diễn biến linh hoạt hơn theo quan hệ
cung cầu trên thị trường, phù hợp với mục tiêu XNK của đất nước trong từng thời kỳ.
Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong việc điều hành tỷ giá và quản lý ngoại tệ của
NHNN và đã chứng minh thực tế bằng diễn biến của thị trường ngoại tệ và tỷ giá trong
thời gian qua.
Trong điều kiện suy thoái kinh tế Chính phủ đã sử dụng nhiều biện pháp kích cầu
nên cũng gây áp lực dự trữ ngoại hối. Trong bối cảnh nguồn thu giảm mạnh do xuất
khẩu dầu thô giảm và tình trạng bội chi kéo dài, việc kích cầu của chính phủ sẽ làm
tăng tỷ giá, ảnh hưởng đến cán cân thương mại, hạn chế nhập khẩu.
Chính phủ cũng sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt với mục tiêu chống lạm phát,
như tăng lãi suất cơ bản, tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc…
cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại hối và làm tác động trở lại tỷ giá hối
đoái.
2.1.2.2. Môi trường vi mô
Được thành lập từ năm 2006 và cho đến nay công ty TNHH thép Dong Bang đã
hoạt động rất hiệu quả và dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Để có
được những thành tựu như vậy, công ty đã phát huy tất cả nội lực vốn có như năng lực
cạnh tranh, uy tín của công ty, khả năng huy động vốn, dự báo tình hình biến động tỷ
giá hối đoái để có những biện pháp thích hợp như dữ trữ ngoại hối, ký kết các hợp
đồng dài hạn, quan hệ với các ngân hàng, các đối tác kinh doanh để hạn chế ảnh hưởng

tiêu cực của chính sách TGHĐ.

2.1.3. Đánh giá tổng quan ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động
nhập khẩu của công ty
2.1.3.1. Nhu cầu nhập khẩu của công ty
Tỷ giá hối đoái luôn biến động bất thường khiến cho hoạt động nhập khẩu của
doanh nghiệp trở nên bất ổn. Điều này làm cho nhu cầu nhập khẩu của doanh nghiệp
không ổn định. Cũng như tất cả các mặt hàng nhập khẩu khác, việc nhập khẩu phôi
thép và thép thành phẩm của công ty cũng chịu nhiều ảnh hưởng của biến động tỷ giá
hối đoái. Khi tỷ giá tăng sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trở nên


khó khăn hơn. Do nguồn vốn của công ty là nguồn ngoại tệ nên doanh nghiệp sẽ
không gặp khó khăn trong việc tìm nguồn ngoại tệ để thanh toán cho hoạt động nhập
khẩu giống như các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, hoạt động nhập khẩu của công
ty sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng doanh thu của công ty lại tính bằng VNĐ nên
nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty khi tính bằng USD. Vì vậy, khi tỷ
giá tăng công ty rất có thể sẽ thu hẹp sản xuất làm nhu cầu nhập khẩu của công ty giảm
và ngược lại.
2.1.3.2. Thị trường nhập khẩu
Khi đồng nội tệ mất giá trong dài hạn, doanh thu tính bằng USD của công ty sẽ
giảm. Việc đó dẫn đến giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi đó doanh nghiệp sẽ cân
nhắc tới việc lựa chọn thị trường nhập khẩu. Thị trường nào có giá nhập khẩu rẻ hơn,
các chế độ ưu đãi tốt hơn sẽ được ưu tiên. Mặt khác, vị trí địa lý của nhà cung ứng,
chính sách xuất khẩu của quốc gia cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian gần đây TGHĐ có những biến
động rất phức tạp nên việc lựa chọn thị trường nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động kinh doanh của công ty.

2.2. Thực trạng ảnh hưởng của chính sách TGHĐ đến hoạt động nhập khẩu của

công ty
2.2.1. Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu thép của
Việt Nam nói chung
Trong giai đoạn 2009 – 2011, TGHĐ Việt Nam đã có sự biến động lớn, lúc tăng,
lúc giảm. Để có cái nhìn tổng quát về những biến động này, em đưa ra bảng sau:

Bảng 2.1: Tỷ giá VNĐ/USD bình quân giai đoạn 2009 - 2011


Tháng/năm

2009

2010

2011

18932
20318
20673
20718
20673
20623
20622
20618
20628
20748
20803
20813


2010/2009
Số
Tỷ
tiền(VNĐ) lệ(%)
1378
8,32
968
5,70
1249
7,36
3698
21,78
0
0,00
1606
9,48
1596
9,42
1584
9,34
1748
10,30
1947
11,46
1930
11,35
1761
10,26

2011/2010

Số
Tỷ
tiền(VNĐ) lệ(%)
990
5,518
2377
13,249
2448
13,43
45
0,218
3732
22,03
2079
11,21
2078
11,206
2074
11,18
1913
10,22
1816
9,6
1871
9,89
1881
9,93

1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

16564
16973
16976
16975
16941
16938
16948
16960
16967
16985
17002
17171

17942
17941
18225
20673
16941
18544

18544
18544
18715
18932
18932
18932

Cả năm

16950

18572

20514

1622

1942

9,57

10,46

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử - Bộ tài chính)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy TGHĐ qua những năm gần đây biến động rất
phức tạp và có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng là khác nhau. Tốc độ
tăng của năm 2011 so với năm 2010 là 1942 Đ/USD tương ứng 10.46%, và lớn hơn
tốc độ tăng của năm 2010 so với năm 2009 là 1622Đ/USD, tương ứng 9.57%.



(Nguồn: Cổng thông tin điện tử, Bộ tài chính)
Hình 2.3: Biểu đồ biểu diễn tỷ giá các tháng trong năm giai đoạn 2009-2011
Nhìn vào bảng số liệu tỷ giá bình quân, kết hợp với đồ thị diễn biến tỷ giá từ năm
2009 – 2011, ta có thể nhận xét cụ thể về biến động tỷ giá các năm như sau:
Năm 2009: tỷ giá tương đối ổn định, tỷ giá giao động quanh giá trị 16,950.
Nguyên nhân là do hiệu quả của các chính sách TGHĐ của chính phủ mang lại.
Năm 2010: là năm TGHĐ có những biến động phức tạp nhất. Nhìn vào biểu đồ
trên ta thấy tỷ giá giao động với biên độ lớn. Tỷ giá đột ngột tăng mạnh vào tháng 4, tỷ
giá bình quân/tháng lên tới 20,673 rồi lại đột ngột giảm mạnh xuống 16,491 vào tháng
5. Sang tháng 6 tỷ giá lại tăng lên 18,544 và giữ ổn định trong vòng 3 tháng. Đến
tháng 9, mức tỷ giá tiếp tục tăng lên 18,715 và 3 tháng cuối năm tỷ giá ổn định ở mức
18,932.
Năm 2011: tỷ giá tăng cao so với năm 2009 và 2010 nhưng cũng không có những
biến động mạnh mẽ như năm 2010. Trong tháng 1 tỷ giá vẫn ở mức tỷ giá cuối năm
2010 nhưng bắt đầu tăng đột biến vào tháng 2, 3, 4. Sau đó có sự giảm nhẹ trong các
tháng 5,6,7 và 8, và bắt đầu tăng thấp trong tháng 9 rồi tiếp tục tăng dần lên ở các
tháng cuối năm.
2.2.1.1. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến kim ngạch nhập khẩu
Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu thép của Việt Nam từ 2009 – 2011

Tỷ USD


Năm
Chỉ tiêu
Thép(triệu
tấn)
Phôi thép

2009


2010

2011

Khối
lượng

Kim
ngạch

Khối
lượng

Kim
ngạch

Khối
lượng

Kim
ngạch

7,332

4,275

7,096

5,0784


6,512

5,854

2,417

1.125

1,986
1,0746
0,878
0,576
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử, Bộ tài

chính)

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử, Bộ tài chính)
Hình 2.4: Kim ngạch nhập khẩu thép của Việt Nam từ 2009 – 2011
Năm 2009 là năm mà TGHĐ tương đối ổn định, tỷ giá giao động quanh giá trị
16,950. Đây là do hiệu quả của các chính sách TGHĐ của chính phủ mang lại.
Năm 2009 lượng thép nhập khẩu đạt 7,332 triệu tấn, tương ứng với kim ngạch
nhập khẩu 4,275 tỷ USD. Lượng phôi thép nhập khẩu là 2,417 triệu tấn, tương ứng với
kim ngạch nhập khẩu là 1,125 tỷ USD.
Sang năm 2010, lượng thép nhập khẩu của nước ta đạt 7,096 triệu tấn, giảm
3,22% so với năm 2009 nhưng kim ngạch nhập khẩu lại tăng 18,8% so với năm 2009.
Lượng phôi thép nhập khẩu đạt 1,986 triệu tấn, giảm 17,83% so với năm 2009 nhưng
kim ngạch nhập khẩu chỉ giảm 4,48% so với năm 2009.



Năm 2011, lượng thép nhập khẩu đạt 6,512 triệu tấn, giảm 8,23% so với năm
2010 nhưng kim ngạch nhập khẩu lại đạt 5,854 tỷ USD, tăng 15,27% so với năm 2010.
Lượng phôi thép nhập khẩu đạt 0,878 triệu tấn, giảm 55,79% so với năm 2010, kim
ngạch nhập khẩu đạt 0,576 tỷ USD, giảm 46,39%.
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy lượng thép và phôi thép nhập khẩu của nước ta giảm
dần qua các năm, đó là do nước ta đã chú trọng vào nâng cao năng lực sản xuất, chủ
động được nguồn phôi thép đầu vào, đến năm 2011 nước ta đã chủ động được 70%
lượng phôi thép dùng cho sản xuất.
Lượng thép và phôi thép nhập khẩu giảm nhưng kim ngạch nhập khẩu lại tăng
dần qua các năm đó là do ảnh hưởng của nhiều nhân tố:
Năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên nhu cầu về thép bị
giảm sút, làm cho giá thép và phôi thép giảm mạnh. Bên cạnh đó các nước xuất khẩu
thép lớn trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đã tìm mọi
cách xuất khẩu thép giá rẻ sang các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển để thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong năm 2009 là
thấp nhất, mặc dù khối lượng nhập khẩu cao hơn so với năm 2010 và 2011.
Năm 2010 kinh tế thế giới có những chuyển biến thuận lợi nên nhu cầu về thép
xây dựng và thép công nghiệp tăng, đồng thời giá nguyên liệu đầu vào như quặng sắt,
than cốc tăng mạnh so với năm 2009, giá quặng tăng 80 – 90%, than mỡ tăng 30 –
40% dẫn đến giá thép tăng, nhu cầu tiêu thụ thép trên thế giới tăng 9,2% so với năm
2009. Năm 2010 là năm mà TGHĐ có những biến động hết sức phức tạp, tỷ giá giao
động với biên độ lớn, năm 2010 tỷ giá hối đoái tăng 9,57% so với năm 2009 làm cho
giá thép nhập khẩu cũng tăng tương ứng. Điều này làm cho kim ngạch nhập khẩu của
nước ta tăng 13,94% so với năm 2009 mặc dù khối lượng nhập khẩu giảm.
Năm 2011, kinh tế vĩ mô của Việt Nam xấu hơn so với năm 2010. Tình hình lạm
phát tăng cao làm giá cả hàng hóa tăng, tỷ giá VNĐ/USD biến động mạnh. Để kiềm
chế lạm phát, chính phủ đã áp dụng các chính sách cắt giảm đầu tư công. Điều này làm
cho ngành bất động sản, nguồn tiêu thụ chính của ngành thép rơi vào trạng thái trầm
lặng, vì vậy nhu cầu tiêu thụ thép của nước ta giảm mạnh trong năm 2011. Cùng với
đó, tỷ giá VNĐ/USD năm 2011 lại tăng 10,46% so với năm 2010 nên làm khối lượng

nhập khẩu thép và phôi thép của nước ta giảm 18,63% so với năm 2010 nhưng kim
ngạch nhập khẩu lại tăng 4,5%.
2.2.1.2. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến cơ cấu sản xuất trong nước
Bảng 2.3: Cơ cấu sản xuất trong nước


Đơn vị: triệu tấn
Năm

2009

2010

2011

Chỉ tiêu
Thép các loại

7,1

9,099

9,4

Phôi

2

3,2


4

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử, Bộ tài chính)
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy cơ cấu sản xuất thép và phôi thép của nước ta tăng dần
qua các năm. Mặc dù ngành thép Việt Nam đang gặp khó khăn với khủng hoảng kinh
tế toàn cầu, nhưng bắt đầu từ năm 2009 nhờ một số biên pháp kích thích kinh tế, ngành
thép Việt Nam đang phục hồi và phát triển.
Năm 2010 là năm mà tỷ giá có những biến động phức tạp nhất, nhưng cũng trong
năm 2010 kinh tế thế giới có những chuyển biến thuận lợi, sản lượng thép tiêu thụ
trong nước tăng lên đột biến, đặc biệt là thép xây dựng. Sản lượng sản xuất thép năm
2010 tăng 28,15% so với năm 2009 và sản lượng phôi thép tăng 60% so với năm 2009.
Cho đến năm 2010 nước ta đã đáp ứng được gần 65% nhu cầu phôi thép dùng cho sản
xuất. Ngay trong giai đoạn khó khăn này chính phủ đã có các chính sách hỗ trợ lãi suất
giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với các nguồn vốn rẻ để triển khai sản
xuất, triển khai các công trình đầu tư trong ngành thép, tạo điều kiện cho ngành thép
phát triển ổn định.
Bên cạnh đó chính sách về thuế nhập khẩu cũng được điều chỉnh theo hướng có
lợi cho sản xuất thép trong nước, như tăng thuế nhập khẩu phôi thép từ 5% lên 8%;
tăng thuế nhập khẩu thép xây dựng từ 12% lên 15%, thép cuộn cán nguội từ 7% lên
8%, thép lá mạ kẽm và sơn phủ màu từ 12% lên 13%; tăng thuế nhập khẩu thép cuộn
hợp kim bora dùng trong xây dựng từ 0% lên 10%; tăng thuế nhập khẩu cáp thép từ
0% lên 3 %...
Mặc dù năm 2010 chính sách tỷ giá có những biến động hết sức phức tạp nhưng
nhờ những chính sách tích cực của chính phủ nên ngành thép vẫn tiếp tục tăng trưởng
so với năm 2009.
Bước sang năm 2011, kinh tế vĩ mô lại có những biến chuyển xấu hơn so với
năm 2010, tình hình lạm phát tăng cao, tỷ giá hối đoái không biến động phức tạp như
năm 2010 nhưng cũng có những biến động khá mạnh, việc hạn chế đầu tư công trong
năm 2011 cũng có ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu thép nói chung. Vì vậy sản lượng
sản xuất thép năm 2011 chỉ tăng 3,3% so với năm 2010. Trong năm 2011 có nhiều dự

án thép mới đi vào hoạt động, các doanh nghiệp thép lớn đã đầu tư mạnh mẽ vào việc
sản xuất nguyên liệu đầu vào làm cho lượng phôi thép tăng lên 25% so với năm 2010.


Và hiện nay nước ta có thể tự chủ được 70% nhu cầu phôi thép cần dùng cho sản xuất.
Hiện nay, 4 công ty lớn nhất thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam là CTCP Gang thép Thái
Nguyên, CTCP Thép Miền Nam, Tập đoàn Hòa Phát và Pomina đã và đang đầu tư các
nhà máy luyện phôi, với tổng công suất lên đến 4,5 triệu tấn. Ước tính, đến năm 2016,
riêng 4 công ty trên sẽ đáp ứng khoảng 50% tổng nhu cầu phôi thép của cả nước. Việc
đẩy mạnh sản xuất phôi thép trong nước giúp giảm bớt tỷ lệ nhập khẩu phôi thép nước
ngoài, tăng tính chủ động và giảm bớt ảnh hưởng do biến động giá phôi trên thế giới
khi khan hiếm hoặc khi nhu cầu thép tăng.
2.2.2. Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động nhập khẩu của công ty
2.2.2.1. Kết quả kinh doanh của công ty
Bảng 2.4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
(đơn vị tính : tỷ đồng)
Chỉ tiêu

2009

2010

2011

Tổng tài sản

390,709349

491,952542


629,227252

Doanh thu thuần

106,603753

122,369374

145,466430

Lợi nhuận sau thuế

12,915317

16,439523

17,956133

Lợi nhuận sau thuế/doanh thu 12,12%
13,43%
12,34%
thuần
( Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty TNHH thép Dong Bang)

(Nguồn: Phòng tài chính – Kế toán, Công ty TNHH thép Dong
Bang)


Hình 2.5: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Năm 2009 là một năm khá khó khăn đối với ngành thép nói chung và với công

ty TNHH thép Dong Bang nói riêng, do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới năm 2008 đã có tác động xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó thị trường thép xây dựng và giá vật tư nguyên liệu đầu vào biến
động phức tạp, cạnh tranh trong tiêu thụ ngày càng gay gắt gây nhiều khó khăn cho
việc điều hành sản xuất kinh doanh.
Đầu năm 2009 mặc dù còn nhiều khó khăn do tồn kho giá cao để lại từ cuối năm
2008, nhưng những nhân tố tích cực từ sự phục hồi của tình hình kinh tế thế giới, ưu
thế lớn về nguồn vốn của công ty và hệ thống phân phối của Thép Dong Bang rất
mạnh nên đã hạn chế được những tác động tiêu cực và đạt được kết quả như trên.
Cùng với sự tăng doanh thu, lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng liên tục
qua các năm.
Đầu năm 2010 nền kinh tế cho thấy những dấu hiệu phục hồi lạc quan, nhưng
đến giữa năm các dấu hiệu phục hồi ngày càng ít đi. Kinh tế thế giới tiếp tục bị ảnh
hưởng bởi khủng hoảng nợ xấu của các nước châu Âu như Hy Lạp, Ai Len và những
bất ổn về chính trị tại nhiều khu vực. Như một tất yếu, kinh tế Việt Nam bắt đầu bộc
lộ những bất ổn, và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Bên cạnh đó, Chính Phủ chủ trương siết chặt tăng trưởng tín dụng 25%,
điều này làm ảnh hưởng đến quy mô đầu tư trong xây dựng cơ bản.
Năm 2011 là một năm khó khăn của kinh tế thế giới. Các nền kinh tế lớn phục
hồi chậm chạp. Châu Âu chưa ra khỏi khủng hoảng nợ xấu. Nhật, nền kinh tế lớn thứ
ba thế giới đang phải gánh chịu hậu quả hết sức nặng nề về thiên tai và khủng hoảng
hạt nhân. Bất ổn về chính trị và nguy cơ chiến tranh ở nhiều khu vực. Việt Nam đương
nhiên sẽ chịu tác động xấu từ các yếu tố đó. Nhìn vào bảng trên, ta thấy doanh thu của
công ty năm 2011 tăng đáng kể so với doanh thu năm 2010 (từ 122,369374 tỷ đồng
lên 145 ,466430 tỷ đồng), trong khi đó lợi nhuận của công ty thì hầu như tăng rất ít so
với mức tăng doanh thu (tăng 1,51661 tỷ đồng ). Điều này có thể được lý giải do năm
2011, nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, ngành công nghiệp sản xuất thép
cũng gặp trở ngại khi sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, trong khi đó giá
nguyên liệu đầu vào tăng, sự tăng doanh thu chỉ là sự tăng về giá nên lợi nhuận công
ty không tăng đáng kể.

2.2.2.2. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới kim ngạch nhập khẩu của công ty
Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu thép và phôi thép của công ty từ 2009-2011


Nghìn USD
Năm

2009

2010

2011

Thép(tấn)

Khối
lượng
2085

Kim
ngạch
1215,7

Khối
lượng
1451,4

Kim
ngạch
1038,6


Khối
lượng
1317,8

Kim
ngạch
1184,6

Phôi(tấn)

474,8

221

375,2

203

262,5

186

Chỉ tiêu

(Nguồn: Phòng tài chính – Kế toán, Công ty TNHH thép Dong
Bang)



×