Công trình dự thi
GiảI th-ởng sinh viên nghiên cứu khoa học
Năm 2009
ơ
Tên công trình
Tác động của chính sách tỷ giá hối đoáI
tới phát tr iển kinh tế ở việt nam
Thuộc nhóm ngành : XH1a
2
Tóm tắt công trình
Nền kinh tế thế giới đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn và Việt Nam không nằm
ngoài xu h-ớng đó. Với sự mở cửa thị tr-ờng, hoạt động kinh tế quốc tế ngày càng đóng vai
trò quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam. Chính vì vậy, những chính sách ảnh
h-ởng trực tiếp đến hoạt động kinh tế quốc tế nh- chính sách tỷ giá hối đoái ngày càng tác
động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của đất n-ớc. Việc nhận thức đ-ợc sự tác động
mạnh mẽ này cũng nh- đ-a ra những n-ớc đi hợp lý dựa trên nhận thức đó là hết sức cần
thiết.
Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái có những ảnh h-ởng rất to lớn đến các
khía cạnh của nền kinh tế. Tr-ớc hết tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hổi đoái tác động
trực tiếp đến hoạt động ngoại th-ơng của một quốc gia, là nhân tố quyết định tình trạng cân
bằng ngoại của quốc gia đó. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động ngoại th-ơng, tỷ giá hối
đoái và chính sách tỷ giá hối đoái còn tác động tới các yếu tố khác nh- lạm phát, tăng
tr-ởng kinh tế, mức l-ơng thực tế, đầu t- và đổi mới công nghệ, và cũng thông qua đó, nó
còn ảnh h-ởng tới sự phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế, tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu
ngành, năng suất lao động, sản l-ợng, việc làm và thất nghiệp. Mặt khác, tất cả các yếu tố
chịu tác động của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái này lại đều là những yếu tố
quyết định sự phát triển kinh tế của quốc gia. Do đó, có thể nói chính sách tỷ giá hối đoái
đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hoạch định con đ-ờng phát triển kinh tế.
Với những liên hệ về mặt lý thuyết, tác giả đã áp dụng vào phân tích tác động của
chính sách tỷ giá hối đoái đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam kể từ khi tỷ giá hối đoái
đ-ợc chính thức xác lập vào năm 1955 cho đến nay. Nghiên cứu đã cho thấy tác động của
chính sách tỷ giá hối đoái tới phát triển kinh tế của Việt Nam t-ơng ứng với mức độ mở cửa
của nền kinh tế. Tr-ớc cải cách 1986 - 1989, chính sách tỷ giá hầu nh- tác động không
nhiều đến nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Kể từ cải cách 1986 - 1989, chính sách tỷ giá
đã thể hiện vài trò to lớn của nó. Với những thay đổi tích cực mà nổi bật là những mốc cải
cách vào tháng 3 năm 1989, năm 1992, tháng 7 năm 1997, tháng 2 năm 1999, đ-a tỷ giá
vận động theo chiều h-ớng phù hợp hơn với nền kinh tế thị tr-ờng, chính sách tỷ giá đã
thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên trong quá trình hoạch định cũng
nh- thực thi chính sách tỷ giá cũng có không ít những bất cập đôi khi triệt tiêu động lực
phát triển nh- sự chậm trễ thay đổi chính sách trong khoảng thời gian 1986-1989.
3
Từ những phân tích về thực trạng chính sách tỷ giá và tác động của nó tới phát triển
kinh tế ở Việt Nam, tác giả đã tổng hợp các nguồn t- liệu và đ-a ra các bài học cũng nh-
giải pháp trong chính sách điều hành tỷ giá: đó là những bài học về việc lựa chọn chế độ tỷ
giá, bài học về việc điều chỉnh tỷ giá, đó là những quan điểm cần nghiêm túc thực hiện
trong việc hoạch định chính sách, đó là những giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ tỷ giá của
Việt Nam mà cụ thể là việc lựa chọn chế độ tỷ giá phù hợp trong thời gian tới, là giải pháp
nâng cao năng lực của các công cụ can thiệp tỷ giá, là các giải pháp kinh tế vĩ mô cần kết
hợp cùng và một số giải pháp khác.
Lời Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỷ giá hối đoái là một biến số kinh tế hết sức quan trọng trong nền kinh tế mở
và chính sách tỷ giá hối đoái cũng là một chính sách kinh tế vĩ mô cốt yếu nhằm bình
ổn và góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của các quốc gia nói chung và Việt
Nam nói riêng. Đặc biệt, trong hoàn cảnh hiện nay khi Việt Nam trong quá trình hội
nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới đang gặp nhiều bất ổn do khủng hoảng
kinh tế toàn cầu thì vấn đề chính sách tỷ giá lại càng trở nên quan trọng. Việc đ-a ra
một chính sách tỷ giá nhằm che chắn cho nền kinh tế khỏi những biến động quá mạnh
của nền kinh tế thế giới mà không ảnh h-ởng tới mục tiêu chính phát triển kinh tế của
quốc gia là hết sức cần thiết. Song để có đ-ợc một chính sách tỷ giá hợp lý cần phải
nắm rõ đ-ợc những tác động của chính sách tỷ giá lên sự phát triển kinh tế. Thấy đ-ợc
tầm quan trọng của vấn đề, tác giả quyết định chọn đề tài tham dự cuộc thi là: "Tác
động của chính sách tỷ giá hối đoái tới phát triển kinh tế ở Việt Nam"
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu đ-ợc tác động của chính sách tỷ
giá tới phát triển kinh tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đ-a ra một số kiến nghị
cho việc hoạch định chính sách tỷ giá ở Việt Nam cho thời gian tới.
3. Đối t-ợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối t-ợng nghiên cứu của đề tài là chính sách tỷ giá và tác động của nó tới
phát triển kinh tế
4
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung vào vấn đề tỷ giá hối đoái và
chính sách tỷ giá trong mối quan hệ với phát triển kinh tế trên thực tiễn tại Việt Nam từ
năm 1955, khi tỷ giá hối đoái chính thức bắt đầu đ-ợc xác lập cho đến giai đoạn đầu
năm 2009
4. Ph-ơng pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành đề tài, tác giả đã sử dụng các ph-ơng pháp: thu thập thông tin,
tổng hợp, phân tích số liệu từ internet, các bài báo, các bài nghiên cứu...
Ngoài các mục mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, tài
liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm có ba phần chính:
Ch-ơng 1: Cơ sở lý luận về chính sách tỷ giá hối đoái và phát triển kinh tế
Ch-ơng 2: Thực trạng chính sách tỷ giá và những tác động đến phát triển
kinh tế ở Việt Nam
Ch-ơng 3: Một số bài học và kiến nghị trong việc hoạch định và thực thi
chính sách tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế ở Việt Nam.
5
Ch-ơng 1: cơ sở Lý luận về chính sách tỷ giá
hối đoái và phát triển kinh tế
I. Lý luận chung về chính sách tỷ giá hối đoái
1. Tỷ giá hối đoái
1.1. Định nghĩa tỷ giá hối đoái và các loại tỷ giá hối đoái
Trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia mà tr-ớc hết là quan hệ mua bán, đầu t-
cần có sự trao đổi giữa các đồng tiền (khác nhau) với nhau. Chính hoạt động chuyển
đổi đồng tiền này thành đồng tiền khác theo một tỷ lệ nào đó trong quá trình quan hệ
kinh tế này đã làm nảy sinh phạm trù tỷ giá hối đoái.
1.1.1. Định nghĩa tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền là giá cả của một đồng tiền đ-ợc tính ra đồng
tiền khác.
Điều 9 luật Ngân Hàng Nhà N-ớc Việt Nam cũng đã định nghĩa: tỷ giá hối
đoái là tỷ lệ giữa giá trị đồng Việt Nam với giá trị đồng n-ớc ngoài.
Là một loại giá cả, tỷ giá hối đoái cơ bản đ-ợc xác định dựa trên cơ sở của quy luật
giá trị và thông qua sự t-ơng tác của quy luật cung cầu trên thị tr-ờng.
1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái
Trong đề tài, để tránh nhầm lẫn, tác giả quy -ớc tỷ giá hối đoái là giá của ngoại
tệ tính theo nội tệ và đ-ợc ký hiệu là E. Khi quy -ớc nh- vậy, những thay đổi làm tỷ giá
tăng sẽ đồng nghĩa với việc làm giảm giá trị đồng nội tệ và ng-ợc lại.
Trong thực tế phát triển của nền kinh tế thị tr-ờng, cùng một lúc có sự tồn tại của
nhiều loại tỷ giá khác nhau. Dựa trên những cơ sở khác nhau mà ta phân chia thành các
loại tỷ giá: dựa trên tiêu thức đối t-ợng quản lý thì ta có tỷ giá chính thức (tỷ giá đ-ợc công
bố chính thức rên thị tr-ờng để làm cơ sở tham chiếu cho các hoạt động giao dịch, kinh
doanh, thống kê) và tỷ giá thị tr-ờng (tỷ giá đ-ợc hình thành thông qua các giao dịch cụ
thể của các thành viên trên thị tr-ờng); dựa trên kĩ thuật giao dịch thì cơ bản có hai loại
tỷ giá là tỷ giá mua/bán giao ngay (kéo theo việc trao đổi ngay các khoản tiền) và tỷ giá
mua/bán kỳ hạn (kéo theo việc trao đổi các khoan tiền vào một ngày t-ơng lai xác
định); còn khi nghiên cứu về sự vận động và tác động của tỷ giá hối đoái đến các biến
số kinh tế vĩ mô thì tỷ giá hối đoái đ-ợc phân chia thành tỷ giá hối đoái danh nghĩa và
6
tỷ giá hối đoái thực tế.Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả muốn tập trung vào
nghiên cứu cặp tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế để thấy đ-ợc sự vận động và tác
động của tỷ giá hối đoái tới sự phát triển kinh tế nh- mục đích đề tài này h-ớng tới.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tỷ lệ so sánh giữa hai đồng tiền đ-ợc xác định tại
một thời điểm cụ thể, nó có thể đ-ợc xác định bằng những ph-ơng h-ớng và cơ chế rất
khác nhau.
Tỷ giá hối đoái thực tế: là tỷ giá hối đoái đ-ợc tính dựa trên mức giá cả t-ơng đối
của hàng hoá, dịch vụ từ những n-ớc khác nhau khi chúng đ-ợc tính bằng một loại tiền tệ
chung (tức là phải thông qua tỷ giá hối đoái danh nghĩa để chuyển đổi các loại tiền tệ
sang cùng một đơn vị). Theo đó, tỷ giá hối đoái thực tế chịu ảnh h-ởng của tỷ giá hối
đoái danh nghĩa và đ-ợc xác định theo công thức:
E
PL
PL
E
r
*
Trong đó: E
r
: là tỷ giá hối đoái thực tế
E : là tỷ giá hối đoái danh nghĩa
PL
*
: là mức giá cả n-ớc ngoài
PL : là mức giá cả trong n-ớc
Nh- vậy, có thể thấy: để sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của một n-ớc
không đổi trên thị tr-ờng quốc tế thì cần điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa phù
hợp với sự thay đổi của mức giá cả t-ơng đối trong n-ớc cũng nh- trên thế giới nhằm giữ
nguyên sức mua của đồng tiền.
1.2. Cơ chế xác định tỷ giá hối đoái
Cũng nh- giá cả của các loại hàng hoá khác, tỷ giá hối đoái đ-ợc xác định trên cơ sở
cung cầu ngoại tệ trên thị tr-ờng ngoại hối.
Cung ngoại tệ của một n-ớc phụ thuộc vào nhu cầu của n-ớc ngoài về hàng hoá,
dịch vụ và tài sản của n-ớc sở tại (n-ớc có đồng nội tệ đ-ợc đem ra phân tích, trong đề
tài này là Việt Nam). Do đó ta có hàm cung ngoại hối:
S
*
= f(d
*
)
Trong đó:
S
*
: là cung ngoại tệ của một quốc gia
d
*
: là nhu cầu của n-ớc ngoài về hàng hoá, dịch vụ và tài sản của
n-ớc sở tại.
7
Có thể nhận thấy rõ ràng hàm cung ngoại hối có quan hệ cùng chiều với các nhân
tố cầu của n-ớc ngoài ở trên. Khi các yếu tố này tăng sẽ khiến cho cung ngoại tệ của quốc
gia tăng và ng-ợc lại. Khi tỷ giá tăng sẽ dẫn đến giá cả hàng hoá của n-ớc sở tại t-ơng đối rẻ
hơn so với thị tr-ờng thế giới khiến l-ợng cầu các yếu tố trên tăng và làm cho cung ngoại
tệ của quốc gia tăng theo. Do vậy, ta có thể thấy đ-ờng cung ngoại tệ của một quốc gia là
đ-ờng dốc lên nh- đồ thị 1
8
E (VND/USD): tỷ giá hối đoái
VND : đơn vị nội tệ
USD: đơn vị ngoại tệ
S
*
: đ-ờng cung ngoại tệ
Q
*
: Số l-ợng ngoại tệ
Cầu ngoại tệ của một n-ớc phụ thuộc vào nhu cầu của n-ớc đó về hàng hoá, dịch
vụ và tài sản của n-ớc ngoài, do đó, ta có hàm cầu ngoại hối:
D
*
= f(d)
Trong đó: D
*
: là cầu ngoại tệ của một quốc gia
d : là nhu cầu của n-ớc sở tại về hàng hoá, dịch vụ và tài sản của
n-ớc ngoài.
Cũng giống nh- cung ngoại hối, khi các yếu tố cầu này tăng lên sẽ khiến cho l-ợng
cầu ngoại hối của quốc gia tăng và ng-ợc lại. Mặt khác, l-ợng cầu hàng hoá, dịch vụ và
tài sản n-ớc ngoài của một quốc gia lại phụ thuộc vào tỷ giá. Tỷ giá tăng khiến đồng nội tệ
giảm giá, hàng hoá của n-ớc ngoài trở nên t-ơng đối đắt so với hàng hoá trong n-ớc nên
l-ợng cầu hàng hoá giảm dẫn đến sự giảm sút trong l-ợng cầu ngoại hối. Do vậy ta có
đ-ờng cầu ngoại hối dốc xuống nh- đồ thị 2
Trong đó: E (VND/USD): tỷ giá hối đoái
VND : đơn vị nội tệ
USD: đơn vị ngoại tệ
S
*
: đ-ờng cung ngoại tệ
Q
*
: Số l-ợng ngoại tệ.
Khi đ-ờng cung ngoại hối cắt đ-ờng cầu ngoại hối, ta nhận đ-ợc mức tỷ giá cân
bằng (Hình 3). Tại đó mức cung ngoại tệ bằng mức cầu ngoại tệ. Điểm cân bằng đ-ợc
hình thành do tác động của cung và cầu. Nếu tỷ giá hối đoái là E
1
>E
*
, cạnh tranh giữa
các yếu tố cung sẽ khiến cho tỷ giá giảm xuống E
*.
.Nếu tỷ giá hối đoái là E
2
< E
*
thì cạnh
trang giữa các yếu tố cầu sẽ khiến cho tỷ giá tăng lên đến E
*
.
E (VND/USD)
S
*
E
1
E
2
Q
1
Q
2
Q*
Đồ thị 1: cung ngoại tệ
E (VND/USD)
E
1
E
2
D
*
Q
1
Q
2
Q*
Đồ thị 2: Cầu ngoại tệ
E (VND/USD)
E
1
E
*
E
2
S
*
9
Nh- vậy, t-ơng tác cung cầu là nhân tố cơ bản xác định tỷ giá hối đoái.
1.3. Các yếu tố cơ bản tác động đến tỷ giá hối đoái
Các cách tiếp cận khác nhau sẽ cho ta thấy rõ hơn tác động của các nhân tố đến
tỷ giá hối đoái trong các tr-ờng hợp khác nhau. ở đây, ta có thể tiếp cận các nhân tố tác
động đến tỷ giá hối đoái dựa trên góc độ cán cân thanh toán, theo nguồn gốc ban đầu
hình thành nên tỷ giá: quan hệ kinh tế giữa các quốc gia.
Cán cân thanh toán là bảng đối chiếu giữa các khoản tiền mà n-ớc ngoài trả cho
một n-ớc và những khoản tiền mà n-ớc đó trả cho n-ớc ngoài trong một khoảng thời gian
nhất định, th-ờng là một năm. Cán cân thanh toán cấu thành từ ba bộ phận chủ yếu : tài
khoản vãng lai, tài khoản vốn và tài khoản thanh toán chính thức.Tài khoản vãng lai ghi
chép các hoạt động buôn bán hàng hoá và dịch vụ, thu nhập từ đầu t- và các khoản
chuyển giao.Tài khoản vốn: ghi chép các giao dịch liên quan đến việc mua hay bán tài
sản giữa nền kinh tế trong n-ớc và n-ớc ngoài. Tài khoản thanh toán chính thức: ghi
chép các giao dịch do ngân hàng trung -ơng thay mặt chính phủ thực hiện bao gồm
những thay đổi dự trữ về vàng và ngoại tệ.
Cán cân thanh toán chung phải luôn luôn cân bằng nh-ng điều đó không nhất
thiết phải xảy ra với từng hạng mục của cán cân thanh toán. Ngoài ra ng-ời ta có thể dùng
thuật ngữ cán cân thanh toán thâm hụt (hay thặng d-) để chỉ một khoản thâm hụt (hay
thặng d-) của tổng tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Chính những khoản thu chi trong
các tài khoản của cán cân thanh toán hình thành nên cung cầu ngoại tệ trên thị tr-ờng
ngoại hối và xác lập nên tỷ giá, do vậy các nhân tố tác động làm thay đổi thu chi trong
các hạng mục của cán cân thanh toán sẽ là những nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái.
1.3.1. Các yếu tố cơ bản tác động đến cán cân tài khoản vãng lai
10
Có thể thấy tài khoản vãng lai chủ yếu ghi chép lại hoạt động xuất nhập khẩu,
do đó những yếu tố nào ảnh h-ởng đến tình hình xuất nhập khẩu thì cũng làm thay
đổi cán cân tài khoản vãng lai. Tác động đến tình hình xuất nhập khẩu có một vài
nhân tố chính sau đây:
1.3.1.1. Mức giá cả t-ơng đối
Tỷ giá hối đoái trong dài hạn dựa trên một quan niệm đơn giản xuất phát từ yếu tố
giá cả có tên là quy luật một giá (Law of One Price) đ-ợc phát biểu: tỷ giá hối đoái sẽ đ-ợc
xác định ở một mức duy nhất sao cho hàng hoá đ-ợc bán ở bất kì nơi đâu trên thế giới
với cùng một giá quy đổi nh- nhau mà không tính đến hàng hoá do n-ớc nào sản xuất
nếu hàng hoá đó giống nhau về phẩm chất, quy cách. Trên cơ sở đó, mở rộng ta có
thuyết PPP (Purchasing Power Parity): tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ trong n-ớc và đồng
ngoại tệ sẽ đ-ợc điều chỉnh để phản ánh đúng chênh lệch mức giá trong n-ớc và thị
tr-ờng thế giới. Nh- vậy, thuyết PPP đã thể hiện rõ mối quan hệ giữa mức giá cả t-ơng
đối và tỷ giá hối đoái. Khi mức giá cả t-ơng đối trong trong n-ớc tăng thì hàng nhập khẩu
trở nên rẻ hơn và hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn khiến cho l-ợng cầu về hàng nhập
khẩu tăng và l-ợng cầu của n-ớc ngoài về hàng xuất khẩu giảm, từ đó sẽ khiến cho l-ợng
cung ngoại tệ giảm và cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá tăng và đồng nội tệ giảm giá so với ngoại
tệ. Ng-ợc lại, khi mức giá cả t-ơng đối trong n-ớc giảm thì tỷ giá cũng sẽ giảm.
1.3.1.2. Các biện pháp bảo hộ
Sự phát triển kinh tế không đồng đều của các quốc gia đã dẫn đến sự cạnh tranh
về hàng hoá và dịch vụ, để bảo vệ hàng hoá n-ớc mình sản xuất, một quốc gia sử dụng
chính sách bảo hộ bằng hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Hàng rào thuế quan
khiến giá hàng nhập khẩu tăng làm giảm tính cạnh tranh so với hàng trong n-ớc còn hàng
rào phi thuế quan thì lại hạn chế trực tiếp số l-ợng hàng nhập khẩu. Theo cơ chế đó,
chính sách bảo hộ khiến cho l-ợng cầu hàng nhập khẩu giảm đi và đem lại lợi ích cho
các nhà sản xuất trong n-ớc. L-ợng cầu hàng nhập khẩu giảm khiến l-ợng cầu ngoại hối
giảm, tỷ giá hối đoái giảm, theo đó, đồng nội tệ lên giá.
Tuy nhiên, chính sách bảo hộ khi đ-ợc sử dụng lại tạo ra chiều h-ớng ng-ợc lại với
mục tiêu ban đầu của nó, điều này đ-ợc thể hiện : khi đồng nội tệ tăng giá thì không
những giá hàng xuất khẩu trên thị tr-ờng thế giới tăng lên, không những làm hạn chế xuất
khẩu mà còn làm cho giá hàng hoá nhập khẩu rẻ đi ở thị tr-ờng trong n-ớc, tăng nhập
khẩu. Bên cạnh đó, chính sách bảo hộ gây nên những tiêu cực khác nh- trong hành chính
11
do thuế quan và quota v-ợt quá những giới hạn hợp lý: buôn lậu, móc ngoặc đấu thầu
quota
1.3.1.3. Sở thích của ng-ời tiêu dùng
Sở thích ng-ời tiêu dùng có tác động đến rất nhiều biến số kinh tế nh-ng lại rất
khó đánh giá. Do sự khác nhau trong sở thích các loại hàng hoá nên mặc dù hàng hoá trong
n-ớc và n-ớc ngoài có nhiều điểm giống nhau về giá cả, chất l-ợng và hình thức nh-ng
vẫn không thay thế đ-ợc cho nhau. Chính vì vậy nên tâm lý ng-ời tiêu dùng cũng tác
động đến l-ợng cầu ngoại tệ trên thị tr-ờng ngoại hối. Nếu ng-ời tiêu dùng trong n-ớc
thích hàng ngoại hơn so với hàng hoá sản xuất trong n-ớc thì l-ợng cầu hàng nhập khẩu
sẽ tăng cao, điều này đồng nghĩa với l-ợng cầu ngoại tệ tăng kéo theo hệ quả là sự tăng
lên của tỷ giá hối đoái. Ng-ợc lại, khi ng-ời tiêu dùng có xu h-ớng thích hàng nội hơn thì
mức tỷ giá sẽ giảm xuống.
1.3.1.4. Năng suất lao động
Là một biến số phản ánh sự phát triển kinh tế và hiệu quả sử dụng nguồn lực của
một quốc gia, năng suất lao động là một yếu tố quan trọng tác động đến tỷ giá hối đoái
trong dài hạn. Năng suất lao động tăng làm cho mức giá t-ơng đối của hàng hoá trong n-ớc
giảm, điều này sẽ khiến cho cầu hàng hoá trong n-ớc tăng và cầu hàng ngoại giảm, cầu
ngoại tệ giảm. Bên cạnh đó, năng suất lao động tăng cũng thúc đấy xuất khẩu làm cung
ngoại tệ tăng, tỷ giá có xu h-ớng giảm, đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ, hay đồng nội tệ
có vị thế đ-ợc cải thiện.
Có thể thấy những nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái thông qua cán cân tài
khoản vãng lai đã nêu trên đây cũng chính là những nhân tố tác động đến tỷ giá hối
đoái trong dài hạn. Sự thay đổi các nhân tố này dần sẽ hình thành nên một mức tỷ giá ổn
định mới.
1.3.2. Các yếu tố cơ bản tác động đến cán cân tài khoản vốn.
Bởi tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền đ-ợc tính ra một đồng tiền khác
nên ta có thể hiểu tỷ giá hối đoái là giá cả của một tài sản đ-ợc định danh bằng đồng
tiền này tính ra đồng tiền khác. Nh- vậy tỷ giá hối đoái chính là giá cả đo l-ờng tỷ
suất lợi tức dự kiến của các đồng tiền trên thị tr-ờng tài sản.
Muốn so sánh đ-ợc tỷ suất lợi tức của các đồng tiền, ta phải tính tỷ suất lợi tức của
chúng ra một đồng tiền chung. Khi đó, tỷ suất lợi tức dự kiến của đồng tiền nào cao hơn
thì đồng tiền đó sẽ đ-ợc các nhà đầu t- nắm giữ nhiều hơn.
12
Tỷ suất lợi tức của đồng nội tệ tính ra ngoại tệ không chỉ bao gồm lãi suất mà
còn bao gồm cả mức lên giá hay xuống giá của đồng nội tệ so với ngoại tệ. Nh- vậy, tỷ
suất lợi tức của nội tệ đ-ợc tính ra ngoại tệ theo công thức:
t
t
e
t
dd
E
EE
iRET
1
Trong đó RET
d
: là tỷ suất lợi tức của tiền gửi nội tệ tính ra ngoại tệ
i
d
: là mức lãi suất thực tế của tiền gửi nội tệ
E
e
t+1
: là mức tỷ giá dự kiến
E
t
: là mức tỷ giá hiện tại
Theo hiệu ứng Fisher quốc tế (xem thêm Phụ Lục 1), các dòng vốn sẽ dịch chuyển
cho đến khi tỷ suất lợi tức dự kiến khi đầu t- ở trong n-ớc hay n-ớc ngoài đều bằng
nhau, tức là:
RET
*
= RET
d
(RET
*
là tỷ suất lợi tức dự kiến của tiền gửi ngoại tệ tính ra ngoại
tệ, RET
*
= i
*
với i
*
là mức lãi suất thực tế của tiền gửi ngoại tệ) hay
t
t
e
t
d
E
E
E
ii
1
*
*
1
1 ii
E
E
d
e
t
t
Từ công thức trên có thể nhận thấy sự thay đổi lãi suất của các đồng tiền sẽ làm
thay đổi tỷ giá hối đoái. Nếu lãi suất trong n-ớc cao hơn lãi suất tiền gửi ngoại tệ trên thị
tr-ờng n-ớc ngoài thì luồng vốn sẽ chảy vào thị tr-ờng trong n-ớc để h-ởng chênh lệch lãi
suất, điều này sẽ tăng cung trên thị tr-ờng ngoại tệ và khiến tỷ giá giảm hay đồng nội tệ
lên giá. Ng-ợc lại, nếu lãi suất trên thị tr-ờng thế giới cao hơn lãi suất ở thị tr-ờng trong n-ớc
thì sẽ khiến tỷ giá tăng, đồng ngoại tệ xuống giá.
Mặt khác, do :
t
t
e
t
dd
E
EE
iRET
1
, tỷ suất lợi tức của tiền gửi nội tệ
tính ra ngoại tệ phụ thuộc vào tỷ giá dự kiến trong t-ơng lai quyết định. Nếu tỷ giá
đ-ợc dự báo tăng trong t-ơng lai (ngoại tệ lên giá) thì sẽ khiến tỷ suất lợi tức dự kiến của
tiền gửi nội tệ tính ra ngoại tệ giảm xuống, làm tăng các dòng vốn chảy ra khỏi nền kinh
13
tế khiến cung ngoại tệ giảm và tỷ giá có xu h-ớng tăng. Ng-ợc lại, khi tỷ giá trong t-ơng lai
đ-ợc dự báo giảm (ngoại tệ xuống giá) sẽ khiến cho tỷ giá hiện tại có xu h-ớng giảm.
Trên thực tế, sự vận động của các dòng vốn ngoài việc chịu ảnh h-ởng chính là
tỷ suất lợi tức dự kiến còn chịu sự tác động của yếu tố tâm lý nhà đầu t-. Nếu nhà
đầu t- giảm sự tin t-ởng vào một đồng tiền, chẳng hạn là đồng ngoại tệ, sẽ khiến cho
đồng tiền ấy ít có khả năng đ-ợc nắm giữ hơn hay cầu ngoại tệ thấp khiến tỷ giá giảm.
Ng-ợc lại, khi nhà đầu t- tin t-ởng vào đồng ngoại tệ sẽ khiến cho tỷ giá tăng.
Nh- vậy có thể thấy thông qua hai kênh dẫn truyền thì tỷ giá hối đoái chịu tác
động của nhiều nhân tố khác nhau, song các nhân tố này ảnh h-ởng đến tỷ giá hối đoái ở
mức độ nào, nhân tố nào quyết định trong ngắn hạn nhân tố nào quyết định trong
dài hạn? Trên thực tế, trong những hoạt động kinh tế thì những giao dịch trong tài khoản
vốn chiếm tỷ trọng rất lớn cả về số l-ợng và giá trị so với những giao dịch trong tài khản
vãng lai và cũng thay đổi nhanh trong thời gian ngắn. Do đó, trong ngắn hạn, tỷ giá hối
đoái chịu tác động mạnh hơn của các nhân tố tác động thông qua tài khoản vốn nh- : lãi
suất, những dự báo trong t-ơng lai và tâm lý của nhà đầu t-. Tuy nhiên, tâm lý của nhà
đầu t- lại phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến tỷ giá trong dài hạn (các nhân tố tác
động thông qua tài khoản vãng lai) . Vì vậy, có thể nói tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn và
dài hạn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Điều này là nhân tố quan trọng làm phức tạp
thêm những biến động của tỷ giá hối đoái .
2. Chính sách tỷ giá hối đoái
2.1. Khái niệm
Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụ dùng để tác động vào
cung cầu ngoại tệ trên thị tr-ờng từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tới
những mục tiêu cần thiết. Chính sách tỷ giá hối đoái tập trung vào hai vấn đề cơ bản là
vấn đề lựa chọn chế độ tỷ giá và vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
2.2. Mục tiêu
Trong nền kinh tế mở thì mục tiêu của các chính sách nói chung và chính sách tỷ
giá nói riêng là đạt đ-ợc sự cân bằng và ổn định của nền kinh tế, do vậy chính sách tỷ
giá có hai mục tiêu chính :
2.2.1. Mục tiêu cân bằng nội
14
Toàn dụng nhân công và ổn định giá cả, đó là cân bằng dài hạn của một nền
kinh tế. Nh- vậy, khi các nguồn lực của một quốc gia đ-ợc sử dụng đầy đủ và mức giá
của quốc gia đó ổn định thì quốc gia đó đ-ợc xem là ở trong tình trạng cân bằng nội.
Khi các nguồn lực bị sử dụng một cách lãng phí hoặc quá mức sẽ dẫn đến biến
động về mức giá chung, làm giá trị của đồng tiền không ổn định và khiến cho việc
đ-a ra các quyết định phân bổ nguồn lực không đạt hiệu quả tối -u. Nếu tiền l-ơng và
mức giá cả tăng quá cao thì sẽ khiến sản l-ợng tăng mạnh v-ợt quá mức sản l-ợng tiềm năng,
nền kinh tế ở vào tình trạng quá nóng còn nếu tiền l-ơng và giá cả giảm thì lại khiến
sản l-ợng giảm và nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. Nh- vậy để nền kinh tế đạt
mục tiêu cân bằng nội thì chính phủ phải có những biện pháp tác động đến nền kinh
tế nhằm hạn chế những biến động lớn của tổng cầu so với mức tại sản l-ợng tiềm năng với
việc làm đầy đủ và mức giá ổn định, có thể dự kiến tr-ớc đ-ợc.
2.2.2. Mục tiêu cân bằng ngoại
Khái niệm cân bằng ngoại không có tiêu chuẩn tự nhiên nh- mức việc làm đầy
đủ hay ổn định giá cả trong các hoạt động giao dịch quốc tế của một nền kinh tế nên có
thể nói rất khó để xác định thế nào là cân bằng ngoại. Nhìn chung, cân bằng ngoại
th-ờng đ-ợc định nghĩa theo vị thế của cán cân vãng lai. Mức thâm hụt hoặc thặng d-
trong tài khoản vãng lai thể hiện mức chênh lệch trong tiết kiệm và đầu t- của một
quốc gia và cho thấy quốc gia đó là ng-ời đi vay nợ n-ớc ngoài hay cho n-ớc ngoài vay.
Một quốc gia với m-c thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn sẽ hàm ý sự mất cân đối trầm
trọng giữa tiết kiệm và tiêu dùng, vay nợ n-ớc ngoài nhiều, điều này dễ dẫn đến nền
kinh tế bị phụ thuộc vào n-ớc ngoài và không bền vững. Tuy nhiên khi thâm hụt vừa
phải trong tài khoản vãng lai thì lại tốt cho nền kinh tế bởi nó thể hiện nguồn vốn vay
n-ớc ngoài đ-ợc sử dụng hợp lý, việc đầu t- có sinh lợi đủ để hoàn trả cả phần lãi và nợ
gốc.
T-ơng tự nh- vậy, một sự thặng d- trong tài khoản vãng lai ch-a hẳn đã tốt. Một
mức thặng d- vừa phải cho thấy các khoản tiết kiệm trong n-ớc đ-ợc đầu t- một cách có
hiệu quả ở n-ớc ngoài. Tuy nhiên, khi mức thặng d- ấy quá lớn thì nó lại thể hiện một
n-ớc đang tích tụ quá nhiều tài sản ở n-ớc ngoài, điều đó đồng nghĩa với việc đầu t-
thấp về nhà x-ởng và thiết bị trong n-ớc. Bên cạnh đó, mức thặng d- trong tài khoản
vãng lai của một n-ớc còn phản ánh tình trạng nợ quốc tế của n-ớc ngoài, mức nợ lớn đồng
nghĩa với việc n-ớc chủ nhà sẽ khó có khả năng thu hồi đ-ợc số tiền họ cho vay.
15
Nh- vậy, có thể nói mục tiêu cân bằng ngoại của một quốc gia là nhằm duy trì cho
cán cân vãng lai ở mức vừa phải, phù hợp với mức độ tiêu dùng hiện tại, tỷ lệ việc làm và
sản l-ợng quốc gia trong dài hạn.
2.3. Các công cụ của chính sách tỷ giá hối đoái
2.3.1. Lãi suất tái chiết khấu:
Đây là ph-ơng pháp th-ờng đ-ợc dùng khi mong muốn có những thay đổi nhanh
chóng về tỷ giá bởi nó tác động đến lãi suất tiền gửi, một trong số những nhân tố tác
động rất nhanh đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn. Khi lãi suất tái chiết khấu thay đổi
sẽ kéo theo sự thay đổi cùng chiều của lãi suất tiền gửi, từ đó thay đổi tỷ suất lợi tức của
các đồng tiền và thay đổi thái độ của các nhà đầu t-. Cụ thể, nếu lãi suất tăng sẽ khiến
tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ giảm hay đồng nội tệ lên giá. Trong tr-ờng hợp ng-ợc lại muốn
tỷ giá tăng thì chỉ cần điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu giảm.
Tuy nhiên, khi sử dung công cụ này cần hết sức thận trọng vì lãi suất và tỷ giá có
tác động qua lại lẫn nhau chứ không chỉ một chiều. Bên cạnh đó, để sử dụng đ-ợc công
cụ này thì cần phải có một thị tr-ờng vốn (đặc biệt là thì tr-ờng vốn ngắn hạn) đủ
mạnh, tự do và linh hoạt để có thể dẫn truyền thật nhanh những thay đổi trong lãi suất,
tài khoản vốn phải đ-ợc mở cửa.
2.3.2. Nghiệp vụ thị tr-ờng mở ngoại tệ
Nghiệp vụ thị tr-ởng mở ngoại tệ đ-ợc thực hiện khi ngân hàng trung -ơng tham
gia mua bán ngoại tệ trên thị tr-ờng ngoại tệ, thay đổi trực tiếp cung cầu trên thị tr-ờng
ngoại tệ và tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Việc mua vào ngoại tệ của ngân
hàng trung -ơng trên thị tr-ờng ngoại hối khiến cầu ngoại tệ tăng, từ đó đẩy tỷ giá của
ngoại tệ so với nội tệ tăng, đồng nội tệ xuống giá so với ngoại tệ. Việc bán ngoại tệ ra,
ng-ợc lại, sẽ khiến cho tỷ giá hối đoái giảm và đồng nội tệ lên giá.
Tuy nhiên nghiệp vụ này để thực hiện đ-ợc đòi hỏi quốc gia phải có dự trữ ngoại
tệ đủ mạnh. Bên cạnh việc mua bán trực tiếp ngoại tệ, ngân hàng trung -ơng còn có thể
mua bán các chứng từ có giá nh- tín phiếu kho bạc để làm thay đổi cung cầu nội tệ,
thay đổi lãi suất , mức giá cả và tác động đến tỷ giá, song cách tác động này chỉ tác
động gián tiếp lên tỷ giá trong khi tác động trực tiếp vào các biến số kinh tế vĩ mô khác.
Do đó, nó không đ-ợc sử dụng nh- công cụ điều chỉnh tỷ giá mà chỉ đ-ợc dùng phối hợp
để loại bỏ những tác động không mong muốn từ nghiệp vụ mở trên thị tr-ờng ngoại tệ
đến nền kinh tế.
16
2.3.3. Công cụ quản lý ngoại hối.
Ngoại hối là các ph-ơng tiện có giá trị dùng để thanh toán giữa các quốc gia. Tuỳ
theo quy định của luật quản lý ngoại hối giữa các n-ớc mà khái niệm này có thể không
giống nhau. Nhìn chung, ngoại hối gồm có: ngoại tệ ( cả tiền mặt và tín dụng), các
ph-ơng tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ (hối phiếu, séc, th- chuyển tiền, thẻ
tín dụng, thư tín dụng ngân hàng), vàng thuộc dự trữ ngoại hối của nhà nước, vàng
thuộc tài khoản ở n-ớc ngoài của ng-ời c- trú khi mang vào hoặc ra khỏi lãnh thổ quốc gia.
Để điều chỉnh tỷ giá, Chính phủ có thể sử dụng công cụ quản lý ngoại hối: áp dụng các
chính sách, biện pháp tác động vào quá trình nhập, xuất ngoại hối (đặc biệt là ngoại
tệ) và sử dụng ngoại hối theo mục tiêu đề ra. Khi sử dụng công cụ này, chính phủ đã tác
động đến l-ợng cung, cầu ngoại tệ trên thị tr-ờng gây ra những tác động trực tiếp thay
đổi tỷ giá.
2.3.4. Điều chỉnh trong chính sách tài khóa quốc gia.
Khi thực hiện chính sánh tài khoá quốc gia, chính phủ đã thực hiện chính sách
thuế và chi tiêu, theo mô hình Mundell- Fleming, chính sách này tác động đến đầu t-,
thay đổi tỷ suất lợi tức và do đó gây ra sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái.
2.4. Vấn đề lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái
2.4.1. Các chế độ tỷ giá hối đoái :
Nếu dựa trên tiêu thức các giai đoạn phát triển thì ta có các chế độ tỷ giá hối đoái
nh- : chế độ tỷ giá hối đoái cố định một cách tự nhiên theo bản vị vàng, chế độ tỷ giá
hối đoái cố định danh nghĩa Breton Woods, chế độ tỷ giá hối đoái Gia-mai-ca, chế độ
tỷ giá hối đoái bán thả nổi đặc trưng hiện nayCòn nếu dựa trên tiêu thức mức độ tác
động đến tỷ giá hối đoái thì có các chế độ sau:
2.4.1.1. Chế độ tỷ giá thả nổi
Là một chế độ tỷ giá hối đoái mà trong đó tỷ giá hối đoái sẽ đ-ợc xác định và
vận động mộ cách tự do theo quy luật cung cầu ngoại tệ trên thị tr-ờng. ở chế độ tỷ giá
hối đoái này, nhà n-ớc không có bất kỳ một tuyên bố, cam kết nào về việc chỉ đạo,
điều hành tỷ giá và cũng không có bất kỳ sự can thiệp trực tiếp nào vào thị tr-ờng ngoại
tệ (tuy nhiên, chính phủ vẫn có thể can thiệp gián tiếp vào tỷ giá để giảm bớt những
biến động mạnh bằng các biện pháp thuần tuý kinh tế nh- tham gia mua bán ngoại tệ trên
thị tr-ờng theo giá cả do thị tr-ờng quyết định với t- cách kinh doanh giao dịch bình
th-ờng)
17
2.4.1.2. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định
Là một chế độ tỷ giá hối đoái mà trong đó nhà n-ớc sẽ duy trì tỷ giá hối đoái giữa
đồng tiền của quốc gia mình với một đồng tiền nào đó hoặc theo một rổ đồng tiền
nào đó ở một mức cố định không đổi. Chính phủ lúc này sẽ th-ờng xuyên can thiệp vào
thị tr-ờng ngoại tệ để thay đổi mức d- cung hay cầu tại mức tỷ giá đã ấn định.
2.4.1.3 Chế độ tỷ giá hối đoái bán thả nổi
Là một chế độ tỷ giá hối đoái có sự kết hợp giữa hai chế độ tỷ giá hối đoái ở trên.
Trong chế độ này, tỷ giá hối đoái tự xác định trên thị tr-ờng theo quy luật cung cầu,
Nhà n-ớc chỉ can thiệp khi thị tr-ờng có biến động mạnh với vai trò là ng-ời mua cuối
cùng.
Có nhiều cách thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái bán thả nổi và cách th-ờng thấy ở
các quốc gia hiện nay là xác định một mức tỷ giá chính thức và một biên độ dao động
cho phép. Nếu tình hình kinh tế cũng nh- mức tỷ giá có những thay đổi lớn thì mức tỷ
giá cũng nh- biên độ dao động sẽ đ-ợc Nhà n-ớc xác định và công bố lại .
2.4.2. Các luận cứ lựa chọn chế độ tỷ giá.
Trên đây là các chế độ tỷ giá, các quốc gia tuỳ thuộc vào điều kiện cũng nh-
mục tiêu kinh tế mà lựa chọn chế độ tỷ giá thích hợp, đặc biệt cần xem xét một số
vấn đề sau:
2.4.2.1. Phản ứng của chế độ tỷ giá hối đoái với những cơn sốc:
Một nền kinh tế luôn luôn phải đ-ơng đầu với những cơn sốc: sốc từ thị tr-ờng
trong n-ớc hay thị tr-ờng n-ớc ngoài, sốc ở thị tr-ờng hàng hoá hay thị tr-ờng tiền tệ. Để
nền kinh tế có thể ổn định thì cần phải có một chế độ tỷ giá hối đoái hợp lý che chắn
cho nền kinh tế khỏi những biến động mạnh do những cơn sốc gây ra. Nếu cơn sốc từ
thị tr-ờng hàng hoá thì chế độ tỷ giá thả nổi sẽ tự điều chỉnh cầu hàng hoá, qua đó sẽ
hạn chế đ-ợc những thay đổi lớn trong mức giá cả của các mặt hàng, NHTW chỉ cần
điều chỉnh cung tiền sao cho phù hợp. Nếu cơn sốc xuất phát từ thị tr-ờng tiền tệ thì
chế độ tỷ giá hối đoái cố định lại có ích hơn, khi đó, những biến động trong thị tr-ờng
tiền tệ sẽ bị triệt tiêu bởi thay đổi dự trữ ngoại tệ mà không ảnh h-ởng đến cung cầu
trên thị tr-ờng hàng hoá.
Tuy nhiên, phân biệt nguồn gốc của các cơn sốc từ thị tr-ờng hàng hoá hay tiền tệ
lại rất khó nên khó có thể lựa chọn chính xác chế độ tỷ giá tối -u. Mặt khác, việc thay
đổi chế độ tỷ giá hối đoái liên tục sẽ tác động xấu đến tâm lý của ng-ời dân và tác
18
động xấu đến dự kiến về tỷ giá trong thời gian sau. Do đó nhiều quốc gia đã lựa chon
chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà n-ớc với mức độ quản lý gần cực cố định hay
thả nổi tuỳ thuộc vào một số điều kiện kinh tế cụ thể nh-: mức độ giao dịch ngoại
th-ơng, mức độ giao l-u, liên kết giữa lãi suất trong n-ớc và lãi suất quốc tế, mức độ linh
hoạt của tiền l-ơng.
19
2.4.2.2. Chế độ tỷ giá hối đoái với chính sách tài chính, tiền tệ
Chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo nên ràng buộc và làm mất tính chủ động cao
của chính sách tiền tệ bởi chính sách tiền tệ, một khi đ-ợc sử dụng sẽ tác động đến
cung nội tệ, một biến nội sinh của tỷ giá. Ngoài ra, chế độ tỷ giá hối đoái cố định còn
tạo nên ràng buộc về tài chính của các quốc gia và cũng ảnh h-ởng đến chính sách tài
khoá của quốc gia đó. Ng-ợc lại, chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi lại để chính sách tiền tệ
mang tính tự chủ cao vì khi đó NHTW không có trách nhiệm phải duy trì tỷ giá.
Tuy nhiên, chính sách tỷ giá hối đoái không phải là một chính sách độc lập mà
nó chỉ là một bộ phận của chính sách tiền tệ quốc gia nên về cơ bản thì chính sách
tiền tệ luôn là một chính sách lớn và cần phải đi tr-ớc.
2.4.2.3. Chế độ tỷ giá với thực trạng một đồng tiền mạnh hay yếu
Những đồng tiền tr-ớc đây có xuất xứ từ chế độ bản vị vàng hoặc đ-ợc đảm
bảo bằng vàng rồi khi vai trò của vàng suy giảm thì lại đ-ợc đảm bảo theo một giỏ hàng
hoá nhất định có khả năng thanh toán rất chắc chắn và với giá trị lớn. Do vậy tự bản
thân những đồng tiền này đã tạo nên sự tin t-ởng cho ng-ời nắm giữ, tạo nên một mốc neo
vô hình nên tỷ giá hối đoái không biến động mạnh do yếu tố tâm lý. Ng-ợc lại, những
đồng tiền không có xuất xứ từ vàng mà chỉ là pháp tệ, lại gắn với nền kinh tế với khả
năng cung cấp các sản phẩm hàng hoá còn yếu và ch-a ổn định khiến cho tâm lý về
những đông tiền này th-ờng bất ổn định, gây biến động tỷ giá mạnh.
Từ trên, có thể thấy một đồng tiền mạnh thì không cần thiết phải sử dụng chế
độ tỷ giá quá gần cực cố định, một đồng tiền yếu thì cũng không thể đặt vào chế độ
tỷ giá thả nổi. Vậy nên để chọn đ-ợc một chế độ tỷ giá thích hợp thì cũng cần căn cứ
vào thực trạng đồng tiền mạnh hay yếu.
20
2.4.2.4. Một số luận cứ khác cho việc lựa chon chế độ tỷ giá hối đoái
Ngoài các luận cứ trên, việc lựa chọn chế độ tỷ giá còn phụ thuộc vào các nhân tố
sau:
Tình hình dự trữ ngoại tệ của quốc gia: một quốc gia chỉ có thể can thiệp
mạnh vào tỷ giá hối đoái khi có dự trữ ngoại tệ đủ lớn, khi ngoại tệ của một quốc gia
không mạnh thì không nên chọn chế độ tỷ giá gần cực cố định.
Hệ thống cung cấp thông tin: đối với chế độ tỷ giá hối đoái cố định thì
nó đòi hỏi một hệ thống cung cấp thông tin mạnh nhằm xác lập chính xác mức tỷ giá cố
định phù hợp
Tình hình kinh tế vĩ mô: nếu một nền kinh tế đang trong tình trạng
lạm phát cao thì không nên lựa chon chế độ tỷ giá gần cực cố định quá vì nó sẽ khiến
khả năng cạnh tranh quốc tế của quốc gia đó bị suy giảm.
Phối hợp các chính sách trên phạm vi quốc tế: khi mục tiêu và các chính
sách của các quốc gia có nhiều điểm t-ơng đồng thì chế độ tỷ giá hối đoái cố định là
rất hữu ích, ng-ợc lại thì nên lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi
Uy tín của ngân hàng trung -ơng: khi mà đồng tiền không còn gắn với
hiện vật cụ thể nào nữa thì yếu tố then chốt quyết định giá trị của đồng tiền là uy
tín và sức mạnh của ngân hàng trung -ơng nơi phát hành ra đồng tiền đó. Những đồng
tiền có ổn định và th-ờng đ-ợc dự kiến duy trì đ-ợc sức mua của nó th-ờng đ-ợc phát
hành bởi những ngân hàng trung -ơng có uy tín. Ng-ợc lại, đối với những đồng tiền mà
dự kiến duy trì sức mua của nó nhỏ do yếu tố tâm lý th-ờng là khi ngân hàng trung -ơng
ch-a khẳn định đ-ợc sức mạnh và uy tín của mình. Lúc này một chế độ tỷ giá hối đoái
cố định là phù hợp hơn cả.
Nh- vậy, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể với các tiêu thức khác nhau mà các quốc
gia lựa chon chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp với nền kinh tế.
2.5. Vấn đề điều chỉnh tỷ giá.
Bên cạnh việc lựa chọn chế độ tỷ giá thì vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái
cũng là một trong hai vấn đề chính của chính sách tỷ giá. Việc điều chỉnh tỷ giá để
đạt đ-ợc những cân bằng vĩ mô phụ thuộc vào chế độ tỷ giá hối đoái đ-ợc chọn: nếu
trong chế độ tỷ giá thả nổi vấn đề điều chỉnh tỷ giá là không cần thiết thì trong chế
độ tỷ giá hối đoái gần với cực cố định, vấn đề điều chỉnh tỷ giá lại có ý nghĩa hết
sức quan trọng. Trong điều chỉnh tỷ giá thì có hai biện pháp chính:
21
2.5.1. Phá giá tiền tệ
Thông th-ờng, phá giá tiền tệ đ-ợc sử dụng trong tr-ờng hợp có sự mất cân bằng
của tỷ giá diễn ra d-ới dạng đồng nội tệ lên giá thực khiến giảm khả năng cạnh tranh của
quốc gia gây thâm hụt cán cân th-ơng mại dẫn đến mất cân bằng ngoại tệ.
Phá giá tiền tệ là việc giảm giá đơn vị tiền tệ của n-ớc mình so với ngoại tệ, tỷ
giá của đồng nội tệ so với ngoại tệ tăng hay nói cách khác là nâng cao tỷ giá hối đoái lên.
Mục đích của phá giá là tăng khả năng cạnh tranh quốc tế và cải thiện tình hình
cán cân th-ơng mại trong tài khoản vãng lai. Tuy nhiên khi thực hiện phá giá tiền tệ thì
phải l-u ý một số điều kiện:
Điều kiện Marshall Lerner: phá giá tiền tệ chỉ có tác động làm tăng
xuất khẩu, giảm nhập khẩu, cải thiện cán cân th-ơng mại khi độ co giãn của đ-ờng cầu
xuất khẩu cộng với độ co giãn của đ-ờng cầu nhập khẩu lớn hơn 1 (xem thêm phụ lục)
Các điều kiện kinh tế trong n-ớc: Chi phí sản xuất trong n-ớc nói chung
và tiền l-ơng nói riêng không đ-ợc chỉ số hoá theo tỷ giá danh nghĩa, chính phủ phải
kiên quyết thực thi chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt để việc phá giá không làm
thay đổi mức giá cả nội địa quá lớn, có nh- vậy mới thay đổi đ-ợc mức t-ơng quan giá cả
trên thị tr-ờng thế giới.
Dự trữ ngoại tệ: để có thể tiến hành phá giá thì phải có một l-ợng dự trữ
ngoại tệ đủ lớn để can thiệp nhằm duy trì tỷ giá mới đ-ợc xác lập do trong thời gian đầu
thực hiện phá giá thì cán cân thanh toán văng lai sẽ xấu đi va chỉ có thể hồi phục sau
một thời gian.
2.5.2. Nâng giá tiền tệ
Ng-ợc lại với chính sách phá giá tiền tệ thì trong một số tr-ờng hợp, khi nền kinh
tế quá nóng các quốc gia lại sử dụng chính sách nâng giá tiền tệ nhằm làm lạnh bớt nền
kinh tế.
Nâng giá tiền tệ là việc nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ của n-ớc mình so
với ngoại tệ, tỷ giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ giảm, hay là hạ thấp tỷ giá hối
đoái xuống.
Chính sách nâng giá tiền tệ với mục tiêu chính là chống lạm phát, đôi khi còn
xây dựng đ-ợc sự ảnh h-ởng của quốc gia ra bên ngoài (qua việc tăng c-ờng đầu t- và
xuất khẩu vốn ra bên ngoài), hạ nhiệt nền kinh tế phát triển quá nóng, tránh khủng hoảng
cơ cấu có thể xảy ra.
22
So với phá giá, nâng giá tiền tệ có tác dụng hoàn toàn ng-ợc lại đến hoạt động
kinh tế đối ngoại của một n-ớc. Nâng giá tiền tệ dễ dàng dẫn đến thâm hụt cán cân
th-ơng mại do nó làm giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu, cản trở dòng vốn ngoại tệ đổ vào
trong n-ớc.
Nh- vậy tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế trong từng giai đoạn cũng nh- chế độ tỷ
giá đã l-a chọn mà các quốc gia có sự điều chỉnh thích hợp đến tỷ giá hối đoái.
II. Tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá hối đoái và phát
triển kinh tế
1. Tác động của tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá hối đoái đối với
hoạt động ngoại th-ơng, tốc độ tăng tr-ởng kinh tế
Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến giá cả của hàng hoá xuất khẩu và hàng
hoá nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái sụt giảm nghĩa là đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ
sẽ khiến cho hàng hoá xuất khẩu của n-ớc sở tại trở nên t-ơng đối đắt hơn trên thị tr-ờng
thế giới, điều này khiến cho l-ợng cầu của n-ớc ngoài về hãng xuất khẩu giảm, mặt
khác, đồng nội tệ lên giá cũng làm cho giá của hàng nhập khâu trở nên rẻ hơn ở thị tr-ờng
trong n-ớc và làm tăng l-ợng cầu hàng nhập khẩu. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng, quốc
gia dễ lâm vào tình trạng thâm hụt cán cân th-ơng mại. Không những thế, xuất khẩu
ròng giảm còn khiến cho tổng thu nhập quốc dân giảm, gây ra hệ quả tốc độ tăng tr-ởng
kinh tế giảm theo, đặc biệt là đối với những quốc gia mà tăng tr-ởng dựa vào xuất khẩu
là chính.
Hoàn toàn ng-ợc lại, khi tỷ giá hối đoái của nội tệ so với ngoại tệ tăng, trong tr-ờng
hợp chung lại cải thiện cán cân th-ơng mại, tăng xuất khẩu ròng và thúc đẩy tăng tr-ởng
kinh tế.
Nh- vậy có thể thấy chính sách tỷ giá thích hợp có tác động tích cực đến hoạt
động ngoại th-ơng và góp phần cho tăng tr-ởng kinh tế, thúc đẩy sự lớn lên về mặt l-ợng
của nền kinh tế.
Không chỉ tác động đến hoạt động ngoại th-ơng mà thông qua hoạt động ngoại
th-ơng, tỷ giá hối đoái còn tác động đến các khía cạnh khác của nền kinh tế nh- lạm
phát, sản l-ợng, việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
23
2. Tác động của tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá hối đoái đối
với lạm phát
Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá trung bình theo thời gian. Có nhiều
nguyên nhân khác nhau gây ra lạm phát: lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy,
lạm phát tiền tệ.
Tỷ giá hối đoái thông qua hoạt động ngoại th-ơng có tác động đáng kể đến tỷ lệ
lạm phát của một quốc gia. Tr-ớc hết, tỷ giá hối đoái tác động đến giá cả hàng tiêu dùng
làm thay đổi mức giá cả chung, điều này đ-ợc thể hiện:
*
1
)1( PEaPaP
Trong đó:
P
1
: là mức giá tiêu dùng chung
a : là tỷ trọng hàng hoá tiêu dùng đ-ợc sản xuất trong n-ớc
P : là giá của hàng hoá trong n-ớc tính bằng nội tệ
1-a : là tỷ trọng hàng tiêu dùng đ-ợc nhập khẩu
E : là tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với ngoại tệ
P
*
: là mức giá hàng tiêu dùng nhập khẩu đ-ợc tính bằng ngoại tệ
Khi tỷ giá hối đoái tăng sẽ dẫn đến sự ngia tăng trong mức giá tiêu dùng và gây ra
lạm phát. Bên cạnh đó, trong hoạt động sản xuất ta cũng có:
vcpEpcC
**
1
Trong đó: C
1
: là chi phí sản xuất hàng hoá trong n-ớc
c : l-ợng nhân tố sản xuất trong n-ớc
p : mức giá nhân tố sản xuất trong n-ớc tính bằng nội tệ
E : Tỷ giá nội tệ so với ngoại tệ
p
*
: giá nhân tố sản xuất phải nhập khẩu tính bằng ngoại tệ
c
*
: l-ợng nhân tố sản xuất phải nhập khẩu
v : các nhân tố khác
Có thể thấy khi tỷ giá tăng cũng đồng thời làm chi phí sản xuất hàng hoá tăng lên,
nh- vậy tỷ giá hối đoái tăng cũng gây ra lạm phát chi phí đẩy
24
Ngoài ra trong chế độ tỷ giá hối đoái gần cực cố định, chính sách tiền tệ bị
mất tính chủ động nên đôi khi để neo tỷ giá, chính phủ đã phải sử dụng một số chính
sách gây ra lạm phát tiền tệ.
Tóm lại, tỷ giá hối đoái có tác động rất rõ ràng đến lạm phát và chính sách tỷ giá
có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát mức lạm phát của quốc gia.
3. Tác động của tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá hối đoái đối với
mức l-ơng thực tế, đầu t- và đổi mới công nghệ
Tỷ giá hối đoái, hay nói chính xác hơn là tỷ giá hối đoái thực tế có tác động đến
tiền l-ơng thực tế của công nhân khi nó làm thay đổi giá cả của một số mặt hàng tiêu
dùng phải nhập khẩu, từ đó làm thay đổi mức lợi nhuận cũng nh- tỷ lệ tiết kiệm của
quốc gia dẫn đến thay đổi trong đầu t-, đặc biệt là đầu t- từ n-ớc ngoài. Điều này
đ-ợc thể hiện cụ thể: khi đồng nội tệ lên giá, hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn ở thị tr-ờng
trong n-ớc, hàng xuất khẩu đắt lên trên thị tr-ờng thế giới, do vậy mức l-ơng thực tế với
một phần tỷ trọng hàng nhập khẩu sẽ tăng lên khiến cho tỷ suất lợi nhuận của nhà t- bản
giảm. Bên cạnh đó, mức l-ơng thực tế tăng khiến cho l-ợng hàng tiêu thụ tăng theo, làm
giảm tỷ lệ tiết kiệm. Tỷ suất lợi nhuận và tỷ lệ tiết kiệm đều giảm gây ra tác động
xấu đến đầu t-, ảnh h-ởng không tốt đến phát triển kinh tế. Ngoài ra, khi l-ợng tiêu thụ
tăng quá cao so với mức l-ơng thực tế sẽ dẫn đến tình trạng nợ n-ớc ngoài sử dụng không
hiệu quả vì khoản đi vay này chỉ tài trợ tiêu dùng mà không đ-ợc đ-a vào đầu t- sinh
lời để bù đắp phần đi vay, đ-a nền kinh tế vào tình trạng phát triển không bền vững,
dễ bị khủng hoảng cán cân thanh toán.
Ng-ợc lại, khi đồng nội tệ mất giá sẽ dẫn đến mức l-ơng thực tế thấp, tăng tỷ suất
lợi nhuận, giảm tiêu dùng, tăng đầu t-, thúc đẩy phát triển kinh tế.
4. Tác động của tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá hối đoái đối với
phân bổ nguồn lực: cơ cấu ngành, năng suất lao động, sản
l-ợng, việc làm và thất nghiệp
Tỷ giá hối đoái thích hợp thúc đẩy ngoại th-ơng, tạo động lực cho sự gia tăng sản
l-ợng, tạo thêm công ăn việc làm khi có sự mở rộng quy mô sản xuất cho xuất khẩu, làm
giảm tỷ lệ thất nghiệp. Mỗi mức tỷ giá sẽ đ-a đến sự phân bổ nguồn lực cũng nh- cơ
cấu các ngành trong nền kinh tế khác nhau. Tr-ớc hết, tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ kéo
theo sự thay đổi t-ơng quan giữa các nhóm ngành: ngành sản xuất hàng có thể xuất
25
khẩu, ngành sản xuất hàng có thể nhập khẩu và ngành sản xuất hàng không tham gia
vào quan hệ mua bán với n-ớc ngoài. Một đồng nội tệ đ-ợc định giá thấp hay mức tỷ giá
ngoại tệ tính ra nội tệ cao sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất hàng xuất
khẩu cũng nh- nhập khẩu, tuy nhiên nó lại gây khó khăn cho những ngành sản xuất mà
nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu. Ng-ợc lại, một đồng nội tệ đ-ợc định giá cao lại ảnh
h-ởng xấu đến ngành sản xuất các mặt hàng có thể tham gia mua bán trên thị tr-ờng
thế giới và khiến cho sự nguồn lực sẽ tập trung phân bổ cho những ngành khác. Những
thuận lợi và khó khăn do tỷ giá mang lại không chỉ tác động vào cơ cấu ngành của nền
kinh tế mà qua việc phân bổ lại nguồn lực giữa các ngành, nó cũng cải thiện năng suất
lao động do hầu hết các ngành sản xuất hàng xuất nhập khẩu đều có năng suất lao
động cũng nh- trình độ kĩ thuật khá cao.
Nh- vậy, có thể thấy tỷ giá hối đoái thông qua kênh dẫn truyền ngoại th-ơng tác
động đến rất nhiều các khía cạnh khác: từ tăng tr-ởng kinh tế, lạm phát, sản l-ợng, việc
làm đến đầu t-, năng suất lao động, cơ cấu ngành..., những nhân tố chính trong việc
phát triển kinh tế quốc gia. Mặt khác, nh- đã chỉ ra ở trên, những nhân tố này lại quay
trở lại tác động làm thay đổi mức tỷ giá. Nh- vậy có thể thấy mối quan hệ giữa tỷ giá và
phát triển kinh tế là mối quan hệ hai chiều, có tác động qua lại lẫn nhau nên cần phải
hết sức thận trọng trong việc điều hành tỷ giá.