Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG CAO SU DÒNG PB235 TẠI NÔNG TRƯỜNG BỐ LÁ THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA, HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.02 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

NGUYỄN THỊ NGỌC TRIỀU

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG
CAO SU DÒNG PB235 TẠI NÔNG TRƯỜNG BỐ LÁ THUỘC
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA, HUYỆN PHÚ
GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

NGUYỄN THỊ NGỌC TRIỀU

NGHIÊN CỨU QUY LUẬT SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG
CAO SU DÒNG PB235 TẠI NÔNG TRƯỜNG BỐ LÁ THUỘC
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA, HUYỆN PHÚ
GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: ThS. MẠC VĂN CHĂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06 / 2011

i


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cám ơn:
Gia đình, bố mẹ và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi và động viên tôi hoàn
thành khóa luận này.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh cùng toàn thể
quý thầy cô đã truyền đạt, giảng dạy và trang bị cho tôi kiến thức trong suốt thời
gian theo học tại trường.
Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa đã
tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Mạc Văn Chăm đã tận
tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn Ban quản lý Nông trường Bố Lá cùng các cô, chú,
anh, chị, đặc biệt là anh Phan Minh Trung đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi
trong quá trình thực tập tại Nông trường.
TP. HCM, ngày 15/06/2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Triều

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của rừng cao su dòng PB235 tại
Nông trường Bố Lá thuộc Công ty Cổ Phần Cao Su Phước Hòa, huyện Phú
Giáo, tỉnh Bình Dương” được thực hiện tại Nông trường Bố Lá từ tháng 2/2011
đến tháng 6/2011.
™ Đề tài hướng vào các mục tiêu sau:
− Xác định được đặc điểm cấu trúc của rừng cao su dòng PB235 trồng tại khu
vực nghiên cứu.
− Xác định được quy luật sinh trưởng của rừng cao su dòng PB235 trồng tại
khu vực nghiên cứu.
− Xác định được năng suất mủ cao su dòng PB235 trồng tại khu vực nghiên
cứu, được khai thác qua các cấp tuổi khác nhau.
™ Để đạt được những mục tiêu trên, khóa luận đã nghiên cứu những nội dung sau:
− Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo một số chỉ tiêu sinh trưởng.
− Quy luật sinh trưởng của rừng cao su dòng PB235 thông qua các chỉ tiêu
sinh trưởng.
− Quy luật tăng trưởng của rừng cao su dòng PB235 thông qua các chỉ tiêu
sinh trưởng.
− Xác định năng suất mủ cạo tương ứng với các cấp tuổi khác nhau.

™ Để thực hiện những nội dung trên, khóa luận đã sử dụng các phương pháp sau:
Để thu thập số liệu, đề tài đã tiến hành lập ô tiêu chuẩn trên 6 cấp tuổi cần
nghiên cứu, mỗi cấp tuổi lập 3 ô, diện tích mỗi ô là 500 m2 (20 x 25 m) và giải tích
3 cây cao su ở tuổi 22. Ngoài ra, đề tài còn thu thập số liệu về năng suất mủ của
rừng cao su qua từng năm, từ số liệu của Nông trường cung cấp.
Đề tài đã tiến hành xử lý và phân tích số liệu trên phần mềm Excel và tham
khảo phần mềm Statgraphics.

iii



™ Kết quả thu được như sau:
9 Phân bố số cây theo các chỉ tiêu sinh trưởng:
− Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1.3): Đường biểu diễn phân bố số
cây theo cấp đường kính D1.3 của rừng cao su dòng PB235 ở 6 cấp tuổi khác nhau
(hình 4.1) có dạng một đỉnh, với xu hướng lệch trái ở các cấp tuổi 12, 14 và 22, lệch
phải ở các cấp tuổi lớn hơn (16, 18 và 20), đường kính trung bình từ 19.11cm cho
đến 23.26 cm, với hệ số biến động Cv% tương đối lớn (từ 14.85 cho đến 22.18%).
− Phân bố số cây theo cấp chiều cao vút ngọn (N/Hvn): Nhìn chung, chiều
cao vút ngọn trung bình ở vào khoảng 15.16 – 20.37 m, với hệ số biến động ở các
cấp tuổi dao động trong độ khoảng 10.86 – 14.74%. Đường biểu diễn phân bố số
cây theo cấp chiều cao Hvn ở 6 cấp tuổi khác nhau (hình 4.2) có dạng một đỉnh, với
xu hướng lệch trái ở các cấp tuổi 12, 14, 16 và 18; chuyển sang lệch phải ở các cấp
tuổi lớn hơn (20 và 22).
− Phân bố số cây theo cấp đường kính tán (N/Dt): Nhìn chung, biểu đồ phân
bố số cây theo cấp đường kính tán (hình 4.3) có dạng một đỉnh, với xu hướng lệch
phải, điều này cho thấy số cây có đường kính tán lớn khá nhiều. Với hệ số biến
động tăng dần khi cây càng lớn tuổi (từ 14.5 - 19.2 %, trừ tuổi 22 có Cv% = 17.5),
đường kính tán trung bình dao động trong khoảng 6.5 – 7.25 m.
9 Qua điều tra cho thấy lượng sinh trưởng, tăng trưởng của rừng cao su được
thể hiện qua các phương trình tương quan với hệ số tương quan rất chặt; cụ thể là:
− Quy luật tương quan giữa đường kính với tuổi (D1.3/A):
D1.3 = 1/(0.0243 + 0.3571/A)

với r = 0.994

− Quy luật tương quan giữa chiều cao với tuổi (Hvn/A):
Hvn = 3.5989. e


− 3 .96 / A 0 .7

với r = 0.997

− Quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính (Hvn/D1.3):
Hvn = (- 0.9786 + 1.7884.ln(D1.3)) 2 với r = 0.99
− Quy luật tương quan giữa lượng tăng trưởng đường kính thường xuyên
hàng năm (id) với tuổi (A):

iv


id = e

0 . 669 − 0 . 0052 . A 2

với r = 0.98

− Quy luật tương quan giữa lượng tăng trưởng chiều cao thường xuyên hàng
năm (ih) với tuổi (A):
ih = e (1.5871 - 0.1733.A)

với r = 0.98

− Quy luật tương quan giữa lượng tăng trưởng chiều cao thường xuyên hàng
năm (ih) với lượng tăng trưởng đường kính thường xuyên hàng năm (id):
ih = (0.2336 + 0.661.id) 2 với r = 0.98

9 Tốc độ tăng trưởng thể tích của rừng cao su dòng PB235 tại khu vực nghiên
cứu diễn ra tương đối chậm ở những giai đoạn đầu (từ tuổi 1 đến tuổi 5), sau đó

tăng nhanh dần ở các giai đoạn sau (từ tuổi 6 đến tuổi 17). Khi cây ở tuổi 18 – 22,
lúc này thể tích tăng chậm lại do cây ở vào giai đoạn thành thục. Do đó, có thể dự
đoán được quá trình phát triển thể tích chỉ tăng đến một mức độ nào đó sau đó sẽ
giảm dần.
9 Năng suất mủ cao su dòng PB235 tại khu vực nghiên cứu thu được khá cao,
tuy nhiên có những tuổi tăng nhanh (ở tuổi 18), cũng có những tuổi năng suất giảm
thấp (ở tuổi 22), nguyên nhân dẫn tới năng suất tăng giảm thất thường trên là do
những nhân tố khách quan như chế độ cạo, thời tiết và cách chăm sóc rừng cây.

v


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ

i

TÓM TẮT

iii

MỤC LỤC

vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG

ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH


x

Chương 1

1

MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

Chương 2

3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1. Tổng quan về những nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng của rừng

3


2.1.1. Những khái niệm về nghiên cứu quy luật sinh trưởng, tăng trưởng của cây
rừng

3

2.1.2. Những nghiên cứu về quy luật sinh trưởng, tăng trưởng của cây rừng trên thế
giới

4

2.1.3. Những nghiên cứu về quy luật sinh trưởng, tăng trưởng của cây rừng ở Việt
Nam

7

2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu

11

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

12

2.2.1.1. Vị trí địa lý

12

2.2.1.2. Địa hình – Đất đai


12

2.2.1.3. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình hoạt động của Nông Trường

12

2.2.1.4. Khí hậu – thủy văn

13

2.2.2. Kinh tế - Xã hội

13

vi


2.3. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu

14

2.3.1. Một số đặc điểm về cây cao su

14

2.3.1.1. Đặc tính thực vật học của cây cao su

14

2.3.1.2. Công dụng và phương pháp gây trồng


15

2.3.2. Đặc điểm dòng vô tính PB235

17

2.3.3. Tình hình phát triển của cây cao su ở Việt Nam và thế giới

18

Chương 3

22

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

22

3.1. Nội dung nghiên cứu

22

3.2. Phương pháp nghiên cứu

22

3.2.1. Phương pháp chung

22


3.2.2. Phương pháp ngoại nghiệp

23

3.2.3. Phương pháp nội nghiệp

24

Chương 4

28

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

28

4.1. Phân bố số cây theo cấp đường kính, chiều cao và đường kính tán của rừng cao
su dòng PB235 tại khu vực nghiên cứu

28

4.1.1. Phân bố số cây theo cấp đường kính của rừng cao su dòng PB235 tại khu vực
nghiên cứu

28

4.1.2. Phân bố số cây theo cấp chiều cao của rừng cao su dòng PB235 tại khu vực
nghiên cứu


32

4.1.3. Phân bố số cây theo cấp đường kính tán của rừng cao su dòng PB235 tại khu
vực nghiên cứu

36

4.2. Quy luật sinh trưởng đường kính, chiều cao của rừng cao su dòng PB235 trồng
tại khu vực nghiên cứu

39

4.2.1. Quy luật sinh trưởng đường kính của rừng cao su dòng PB235 trồng tại khu
vực nghiên cứu

39

4.2.2. Quy luật sinh trưởng chiều cao của rừng cao su dòng PB235 trồng tại khu vực
nghiên cứu

42

vii


4.2.3. Quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính của rừng cao su dòng
PB235 trồng tại khu vực nghiên cứu

43


4.3. Quy luật tăng trưởng của rừng cao su dòng PB235 tại khu vực nghiên cứu

45

4.3.1. Quy luật tăng trưởng đường kính của rừng cao su dòng PB235 tại khu vực
nghiên cứu

45

4.3.2. Quy luật tăng trưởng chiều cao của rừng cao su dòng PB235 tại khu vực
nghiên cứu

48

4.3.3. Tương quan giữa lượng tăng trưởng chiều cao (ih) thường xuyên hàng năm và
đường kính thường xuyên hàng năm (id)

50

4.4. Xác định thể tích của rừng cao su dòng PB235 theo tuổi

51

4.4.1. Hình số (f1.3)

51

4.4.2. Thể tích của rừng cao su dòng PB235 theo tuổi

52


4.5. Năng suất mủ cao su dòng PB235 tại khu vực nghiên cứu

54

Chương 5

56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

55

5.1. Kết luận

56

5.2. Kiến nghị

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

59

PHỤ BIỂU

61

viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Số liệu tổng hợp phân bố số cây theo cấp đường kính (N – D1,3)

27

Bảng 4.2. Số liệu tổng hợp phân bố số cây theo cấp chiều cao vút ngọn (N/Hvn)

31

Bảng 4.3. Số liệu tổng hợp phân bố số cây theo cấp đường kính tán (N/Dt)

35

Bảng 4.4. Tương quan giữa đường kính (D1,3) với (A)

39

Bảng 4.5. Bảng tương quan giữa chiều cao (Hvn) với tuổi (A)

41

Bảng 4.6. Tương quan giữa chiều cao (Hvn) và đường kính (D1,3)

43

Bảng 4.7. Tăng trưởng thường xuyên hàng năm về đường kính (id) của rừng cao su
dòng PB235 tại khu vực nghiên cứu


45

Bảng 4.8. Tăng trưởng thường xuyên hàng năm về chiều cao (ih) của rừng cao su
dòng PB235 tại khu vực nghiên cứu

47

Bảng 4.9. Tăng trưởng thường xuyên hàng năm giữa đường kính (id) và chiều cao
(ih)

49

Bảng 4.10. Bảng số liệu quá trình phát triển thể tích (V) theo A (tuổi)

51

Bảng 4.11. Năng suất mủ trung bình qua các năm khai thác

53

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3)

30

Hình 4.2. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn)


33

Hình 4.3. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính tán (N/Dt)

37

Hình 4.4. Đường biểu diễn quy luật sinh trưởng đường kính (D1,3) với tuổi (A)

40

Hình 4.5. Đường biểu diễn quy luật sinh trưởng chiều cao (Hvn) với tuổi (A)

42

Hình 4.6. Quy luật tương quan chiều cao (Hvn) với đường kính (D1,3)

44

Hình 4.7. Quy luật tương quan giữa lượng tăng trưởng đường kính thường xuyên
hàng năm (id) với tuổi (A)

46

Hình 4.8. Quy luật tương quan giữa lượng tăng trưởng chiều cao thường xuyên (ih)
và tuổi (A)

48

Hình 4.9. Tương quan lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm giữa đường kính
(id) và chiều cao (ih)


50

Hình 4.10. Đường biểu diễn quá trình phát triển thể tích cây cao su dòng PB235
theo tuổi

52

Hình 4.11. Đường biểu diễn năng suất mủ trung bình qua các năm khai thác

53

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài sản vô giá đối với con người và cuộc sống. Rừng giữ vai trò quan
trọng và có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân
sự… Trong thời gian qua, do chiến tranh tàn phá và do con người khai thác quá
mức để phục vụ nhu cầu của họ, nên diện tích rừng ngày càng suy giảm cả về số
lượng lẫn chất lượng.
Hiện nay, trước tình trạng môi trường bị ô nhiễm (về nguồn nước, không
khí…), diện tích rừng suy giảm đã làm cho nhiệt độ tăng cao… chính là những
nguyên nhân đã làm cho khí hậu trái đất bị biến đổi nhanh chóng. Ở nước ta, với
nền kinh tế phát triển nhanh chóng, các nhà máy xí nghiệp, các công trình được xây
dựng ngày một nhiều, cùng với sự gia tăng dân số đã dẫn đến nạn phá rừng diễn ra
ở nhiều nơi, đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và tình hình biến đổi khí hậu
của Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Vì vậy, nhà nước ta luôn coi trọng công tác trồng rừng để phủ xanh đất
trống, đồi trọc, chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang rừng cao su… bằng những chính
sách như: Quyết định 661/QĐ – TTg ngày 29/7/1998, Thông tư số 10/2009/TT –
BNN ngày 4/3/2009, Quyết định số 750/QĐ – TTg ngày 3/6/2009, Thông tư số
58/2009/TT – BNN ngày 9/9/2009, văn bản số 486/BNN – LN…
Như chúng ta đã biết, cây cao su có nguồn gốc từ Amazon và đã trở thành
cây trồng có giá trị kinh tế cao ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây là
loài cây trồng đã được khẳng định là có hiệu quả kinh tế cao, ổn định và góp phần
cải thiện kinh tế, xã hội và môi trường. Cao su là loài cây sinh trưởng nhanh, có khả
năng thích ứng với nhiệm vụ phủ xanh đất trống đồi trọc. Hiện nay, cây cao su đang

1


được nhìn nhận là loại cây đa mục đích để phát triển theo hướng nông lâm kết hợp.
Trong tương lai, diện tích rừng cao su sẽ tăng do nhu cầu của xã hội ngày càng tăng.
Hiện đang có sự chuyển đổi từ cây trồng khác sang cây cao su và mở rộng vùng
trồng cao su ở các tỉnh thành trên cả nước. Cao su không chỉ là loài cây cho mủ mà
gỗ của chúng cũng được chú ý, bởi đó là nguyên liệu đang được sử dụng rộng rãi và
có giá trị cao. Trong 25 năm gần đây, gỗ cao su sử dụng nhiều trong đồ gia dụng,
làm giấy do có nhiều ưu điểm về đặc tính nguyên liệu. Do đó, có nhiều nơi đã chọn
giống cao su vào trồng rừng, trong đó Công ty Cổ Phần Cao Su Phước Hòa là một
trong các đơn vị có diện tích lớn trong ngành cao su Việt Nam, nằm trong vùng
chuyên canh cao su, vị trí trung tâm của vùng cao su Đông Nam Bộ.
Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của rừng cao su là việc làm cần thiết, làm
cơ sở để đánh giá khả năng sản xuất gỗ - mủ. Qua đó, đề xuất biện pháp chăm sóc,
quản lý rừng cao su hiệu quả hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của
rừng cao su dòng PB235 tại Nông trường Bố Lá thuộc Công ty Cổ Phần Cao
Su Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương” được thực hiện với hi vọng

kết quả đạt được làm cơ sở khoa học cho việc nuôi dưỡng rừng cao su hợp lý và
đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được đặc điểm cấu trúc của rừng cao su dòng PB235 trồng tại khu
vực nghiên cứu.
- Xác định được quy luật sinh trưởng của rừng cao su dòng PB235 trồng tại
khu vực nghiên cứu.
- Xác định được năng suất mủ cao su dòng PB235 trồng tại khu vực nghiên
cứu, được khai thác qua các cấp tuổi khác nhau.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về những nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng của rừng
2.1.1. Những khái niệm về nghiên cứu quy luật sinh trưởng, tăng trưởng của
cây rừng
Nghiên cứu sinh trưởng của rừng là một vấn đề được rất nhiều nhà lâm học
quan tâm, đã giúp chúng ta tìm ra hệ thống các bảng biểu sinh trưởng phục vụ đắc
lực cho công tác quản lý, dự đoán và lập kế hoạch phục vụ cho công tác lâm nghiệp.
Sinh trưởng của cây rừng là quá trình tích lũy về chất của cây, nó kéo dài liên
tục trong suốt thời gian tồn tại tự nhiên của chúng và là cơ sở chủ yếu để đánh giá
sức sản xuất của lập địa, điều kiện tự nhiên cũng như hiệu quả của các biện pháp tác
động đã áp dụng. Do vậy, khi ta tiến hành tác động vào rừng tức là xáo trộn một
phần vốn sản xuất, phải hướng tới mục tiêu lâu dài, liên tục và ổn định bằng các
biện pháp kỹ thuật phù hợp để đưa rừng đạt năng suất, sản lượng trên một đơn vị
diện tích.
Theo Giang Văn Thắng (2002), sinh trưởng của cây rừng được chia làm các
giai đoạn: hình thành và phát triển, sinh trưởng mạnh, thành thục và già cõi. Các

giai đoạn sinh trưởng này diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc chủ yếu vào đặc tính
sinh vật học của loài cây, điều kiện hoàn cảnh môi trường xung quanh.
Sinh trưởng của rừng là quá trình sinh trưởng của quần thể cây rừng, có quan
hệ chặt chẽ với điều kiện môi trường, trong đó có lập địa. Điều kiện sống khác nhau
thì sinh trưởng của rừng cũng khác nhau. Sinh trưởng của quần thể rừng và cá thể
cây rừng là hai vấn đề khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ với nhau. Khả năng sinh
trưởng của rừng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, hoàn cảnh lập địa, chế độ dinh dưỡng
của đất, trạng thái, tổ thành rừng, mật độ….

3


Sinh trưởng của cây rừng là cơ sở hình thành nên những quy luật sinh trưởng
và sản lượng rừng. Vì vậy, muốn nghiên cứu quy luật sinh trưởng của quần thể
trước hết phải bắt đầu từ việc nghiên cứu quy luật sinh trưởng của cá thể.
Nghiên cứu sinh trưởng của cây và quần thể rừng là tìm hiểu những quy luật
phát triển của chúng thông qua một số chỉ tiêu sinh trưởng như: D1.3, Dt, Hvn,
V…theo tuổi. Những quy luật này được mô tả và trình bày bằng những phương
trình toán học cụ thể nào đó và chúng được gọi là các hàm sinh trưởng hay các mô
hình sinh trưởng.
Từ những quy luật này, người ta sẽ có những đánh giá, nhận xét một cách
khách quan về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến quá trình sinh trưởng của
cây rừng. Từ đó, có những biện pháp kỹ thuật phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của cây rừng, nhằm đưa rừng đạt chất lượng tốt và năng suất cao nhất, phù hợp với
mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
Tăng trưởng là hàm số của một nhân tố sinh trưởng vào một thời điểm nào đó,
người ta dựa vào chu kỳ kinh doanh để tính lượng tăng trưởng cây, là đạo hàm bậc
nhất của một nhân tố sinh trưởng theo thời gian (t).
Mục đích của đo và tính tăng trưởng của cây là nhằm xác định tốc độ sinh
trưởng, từ đó có thể dự đoán sản lượng và năng suất của rừng phục vụ cho các mục

đích khác nhau trong kinh doanh rừng.
2.1.2. Những nghiên cứu về quy luật sinh trưởng, tăng trưởng của cây rừng
trên thế giới
Từ nhiều thế kỷ qua, các nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới đã đi sâu
nghiên cứu về sự ứng dụng rộng rãi của thống kê toán học để tìm ra các hàm thích
hợp cho việc mô tả quá trình sinh trưởng của các loài cây rừng ở các vùng sinh thái
khác nhau trên các châu lục. Các phương pháp nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng
rừng của các nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới chủ yếu là áp dụng kỹ thuật
phân tích thống kê toán học, phân tích tương quan và hồi quy, từ đó xác định trữ
lượng, sản lượng gỗ của lâm phần.

4


Trong lịch sử ra đời và phát triển của sản lượng rừng, đã xuất hiện hàm sinh
trưởng của Gompertz (1825). Tiếp sau đó là hàm sinh trưởng của các tác giả khác
như Verhulst (1845), Korsun (1935), Frane (1968), Korf (1973), Schumacher
(1983),… hầu như những nghiên cứu về sinh trưởng của cây rừng và lâm phần được
xây dựng thành các phương trình toán học chặt chẽ.
Nhìn chung, các hàm sinh trưởng đều có dạng toán học khá phức tạp, biểu
diễn quá trình sinh học dưới sự chi phối tổng hợp của các nhân tố nội và ngoại cảnh.
Đây là các hàm toán học mô phỏng được quy luật sinh trưởng của cây rừng và lâm
phần dựa vào các nhân tố điều tra lâm phần để dự đoán giá trị lớn nhất của các đại
lượng sinh trưởng.
Tuy nhiên, các hàm toán học hay các hàm sinh trưởng được tìm ra chỉ thích
hợp với một số loài cây ở một số vùng sinh thái cụ thể nào đó, đối với các loài cây
khác nhau ở các vùng sinh thái khác nhau, các hàm toán học cần phải kiểm chứng
thực tế để kết luận về mức độ phù hợp của chúng.
Sau đây là một số hàm sinh trưởng tiêu biểu làm cơ sở cho việc ứng dụng và
phát triển trong phương pháp mô hình hồi quy về sinh trưởng và sản lượng rừng:

−e

− a0 .

1
a1

Hàm Gompertz:

y = m. e

Hàm Backmann:

Log(y) = a0 + a1Log(A) + a2Log2(A)

Hàm Korsun: y = a0.e
Hàm Korf:

y= a

0

( a1 ln A− a2 ln 2 A )

.e

a1
1− a

. A1−


( − a1 . A ) a2

Hàm Mitscherlich: y = a0 .[1 − e
Hàm Thomasius:

a2

2

y = a 0 .[1 − e

]

− a1 . A (1− e − a 2 . A )

]

a
Hàm Meyer: y = a 0 . A 1

Trong đó: y là đại lượng sinh trưởng như chiều cao, đường kính,…
m là giá trị cực đại có được của y.

5


a0, a1, a2 là các tham số của phương trình.
A là tuổi của cây rừng hay lâm phần.
e là số mũ tự nhiên Neper (e = 2.71828…)

Trong các hàm sinh trưởng nêu trên, có thể coi hàm Gompertz là hàm cơ sở
ban đầu cho việc phát triển tiếp theo của các hàm sinh trưởng khác.
Trong nghiên cứu quá trình sinh trưởng, việc nghiên cứu những thay đổi
tương ứng của mật độ cây rừng theo thời gian cũng được chú trọng, vì nó là một
trong những nhân tố tạo nên hoàn cảnh rừng có tốt hay không, trữ lượng rừng cao
hay thấp. Từ đó, Thomasius (1972) đã đề xướng học thuyết về không gian sinh
trưởng tối ưu cho mỗi loài cây rừng thông qua phương trình:
K = lg(N).lg(D).ec.A
Trong đó:
N là mật độ cây rừng tuổi A (cây/ha)
K là không gian sinh trưởng tối ưu.
D là kích thước bình quân lâm phần ở tuổi A.
c là tham số của phương trình.
Khi nhu cầu về không gian sinh trưởng thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi về
mật độ cho phù hợp với các quan hệ nội, ngoại cảnh của đời sống cây rừng. Nếu
nhu cầu này không được giải quyết, nói cách khác mật độ cây không phù hợp sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây rừng. [6]
Tốc độ tăng trưởng hay còn gọi là lượng tăng trưởng thường xuyên của cây
rừng cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm, mô tả và quy luật hóa quá trình tăng
trưởng của cây rừng bằng những hàm tăng trưởng như:
Hàm Gompertz:
Hàm Korf:

y ' = a 0 .e − a1 . A

y ' = a 0 . A − a1

Trong đó:
y’ là lượng tăng trưởng của nhân tố nào đó.
A là tuổi.


6


e là số mũ tự nhiên Neper (e = 2.71828…)
a0, a1 là các tham số phương trình.
Assmann (1972) đã đưa ra một hàm sinh trưởng mô tả mối quan hệ giữa
đường kính (D1.3) và chiều cao (H) của cây như sau:
H = a0.D1.3
Hay: Log(H) = log(a0) + a1.log(D1.3)
Theo Lowe (1961), G.N.Baur (1964), với các cây gỗ ở khu vực khô, sinh
trưởng chậm hơn các cây gỗ ở vùng ẩm ướt.
Prodan (1970), khi nghiên cứu quan hệ giữa đường cong sinh trưởng và
đường cong lượng tăng trưởng cho thấy rằng điểm uốn của đường cong sinh trưởng
là điểm cực đại của đường cong lượng tăng trưởng.
Theo Busson (1978), lượng tăng trưởng về thể tích gỗ sẽ tăng lên đến một
tuổi nào đó lại giảm xuống. [1]
Nhìn chung, việc nghiên cứu về quy luật sinh trưởng và tăng trưởng của cây
rừng về chiều cao, đường kính,… đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên
cứu sinh trưởng trên thế giới. Qua đó, đã đưa ra nhiều dạng hàm toán học khác nhau
nhằm mô tả chính xác quy luật sinh trưởng của mỗi loài cây ở từng vùng sinh thái
khác nhau trên thế giới và cũng là cơ sở khoa học rất quý giá cho những nghiên cứu
khác về sinh trưởng cây rừng trên thế giới.

2.1.3. Những nghiên cứu về quy luật sinh trưởng, tăng trưởng của cây
rừng ở Việt Nam
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, các nhà khoa học lâm nghiệp bắt đầu bước
vào nghiên cứu hệ thống về sinh trưởng của các loài cây được gây trồng thành rừng
ở các vùng khác nhau, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp lâm sinh
thích hợp như mật độ trồng, tỉa thưa lần đầu, số lần tỉa thưa… Qua đó, cũng đã đề

xuất một số dạng phương trình toán học biểu diễn quá trình sinh trưởng của một số
loại rừng cũng như các mối quan hệ giữa các nhân tố sinh trưởng của chúng với
nhau trong quá trình sinh trưởng của rừng.

7


Tiêu biểu là Vũ Đình Phương và cộng sự (1973) đã mô tả quá trình sinh
trưởng về chiều cao của cây Bồ đề (Styrax tonkinensis) trồng thuần loài bằng
phương trình dạng:
A.H = a0 + a1.A + a2.A2
Trong đó:

A: Là tuổi của cây hay lâm phần.
H: Là chiều cao của cây hay chiều cao bình quân của lâm phần.
a0, a1, a2: Là tham số của phương trình.

Đồng Sĩ Hiền (1973), trong công trình nghiên cứu của mình đã đưa ra một
dạng hàm toán học bậc đa thức để biểu thị mối quan hệ giữa đường kính và chiều
cao ở các vị trí khác nhau của cây, qua đó đã mô tả được quy luật phát triển hình
dạng thân cây của từng rừng, phương trình có dạng:
Y = b0 + b1x1 + b2x2 +…+ bnxn
Sau đó, ông dùng phương trình này làm cơ sở cho việc lập biểu thể tích và độ
thon của cây đứng, nhằm xác định trữ lượng của cây rừng theo phương pháp tiêu
chuẩn một cách nhanh chóng, giảm nhẹ công việc nội, ngoại nghiệp trong công tác
điều tra rừng.
Trịnh Đức Huy (1987) đã dùng các phương pháp toán học để xác lập quy
luật sinh trưởng của các nhân tố đo dưới nhiều dạng hàm khác nhau (hàm logarit,
hàm mũ,...) cho các lâm phần bồ đề thuần loại đều tuổi vùng trung tâm ẩm Bắc Việt
Nam. Tác giả nhận thấy rằng, hàm Schumacher Y=


a 0 .e − b / x

k

có độ liên hệ rất cao

và ổn định cho cả nhân tố đường kính, chiều cao và thể tích của cây rừng. [4]
Trong đó:

Y là chỉ tiêu sinh trưởng của cây hay lâm phần.
X là tuổi của cây hay lâm phần.
a0, b là các tham số của phương trình.
k là hệ số biểu thị loài (k = 0.2 – 2)
e là số mũ tự nhiên Neper (e = 2.7182…)

Với các loài cây trồng ở vùng nguyên liệu giấy phía Bắc, Đào Công Khanh
và các cộng sự (1994) cũng đã bước đầu nghiên cứu quy luật sinh trưởng cho 4 loài
cây trong vùng là Thông Caribae, Keo tai tượng, Bạch đàn Camal và Bạch đàn Uro.

8


Quan hệ giữa các nhân tố đó với tuổi đã được mô phỏng bằng hàm Schumacher và
đều có hệ số tương quan rất cao. [1]
Với đối tượng rừng ở miền Nam Việt Nam nói chung và miền Đông Nam Bộ
nói riêng, đã có một số kết quả nghiên cứu về quá trình sinh trưởng cây rừng được
công bố như:
Nghiên cứu về đặc tính sinh thái của một số loài cây họ sao dầu, Lê Văn
Minh (1986) cho biết, loài cây họ Sao dầu sinh trưởng thích hợp ở vùng có lượng

mưa trên 2200 mm/năm, nhiệt độ bình quân khoảng 26 – 27oC.
Thái Văn Trừng (1986), đã có những nghiên cứu tổng quát về loài cây họ
Sao dầu, qua đó tác giả phân loại rõ các loài cây thuộc họ này phân bố tại miền
Nam Việt Nam. Tác giả cũng cho biết tương đối chính xác khu vực phân bố tự
nhiên, điều kiện sinh thái thích hợp và công dụng của các loài cây thuộc họ này. [6]
Kết quả nghiên cứu của Bùi Việt Hải (1997) về quy luật sinh trưởng của cây
keo lá tràm tại Vĩnh An – Đồng Nai cho thấy, các hàm sau đây tương đối phù hợp
để biểu diễn sinh trưởng của loài Keo lá tràm.
Y = a.e(-b/x)
Y = ab
Y = a.x2 + b.x + c
Y = a.e- β .x
Hàm sinh trưởng chiều cao đường kính thân
Y = a.ln x + b
Trong đó:
x: Biến số độc lập (tuổi cây).
Y: Biến số phụ thuộc, biểu thị sinh trưởng, chiều cao, đường kính.
Trong thời gian gần đây, cũng đã có nhiều kết quả nghiên cứu của giáo viên,
sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh cho một số loài cây
như Đước, Bạch đàn, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Cao su và một số cây họ Sao
dầu,…

9


Những kết quả nghiên cứu sinh trưởng cây rừng của tác giả đã nêu trên là tài
liệu quý báu cho việc nghiên cứu sinh trưởng của các loại cây trồng khác nhau trên
các vùng sinh thái khác nhau ở Việt Nam. Từ những quy luật này, các nhà lâm
nghiệp sẽ có những đánh giá, nhận xét một cách khách quan về ảnh hưởng của các
yếu tố ngoại cảnh như: điều kiện tự nhiên, biện pháp tác động tới các quá trình sinh

trưởng của cây rừng, để từ đó có những biện pháp kỹ thuật thích hợp tác động đến
từng giai đoạn phát triển của cây rừng, nhằm đưa rừng đạt được chất lượng tốt và
năng suất cao phù hợp với mục đích kinh doanh.
Xu hướng sử dụng các mô hình toán học trong nghiên cứu sinh trưởng đã
được nhiều tác giả quan tâm như: Vũ Đình Phương, Vũ Tiến Hinh, Nguyễn Ngọc
Lung, Giang Văn Thắng, Bùi Việt Hải, Nguyễn Minh Cảnh,... Các tác giả đã sử
dụng phương trình tương quan giữa các nhân tố điều tra lâm phần để xác định các
quy luật sinh trưởng. Những công trình nghiên cứu trên đều nhằm phục vụ cho việc
xác định cường độ tỉa thưa, dự đoán sản lượng gỗ, lập biểu cấp đất, biểu thể tích
cho một số loài cây trồng như: Thông, Mỡ, Bồ đề, Keo lá tràm, Cao su ...
Ngoài ra, còn có các dạng phương trình toán học khác được đề nghị nhằm
mô tả quy luật sinh trưởng của một số loại hình rừng ở Việt Nam.
™ Nhìn chung, phương pháp nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về
sinh trưởng, tăng trưởng, sản lượng rừng là đi vào định lượng, những nghiên cứu
đều xuất phát từ cơ sở lý luận về mặt lâm sinh học, về quan hệ giữa sinh trưởng và
sản lượng vào không gian sinh trưởng cũng như ảnh hưởng của các biện pháp tác
động. Từ đó, xây dựng các mô hình sinh trưởng phù hợp cho từng loài cây đáp ứng
từng mục tiêu kinh doanh cụ thể. Việc lựa chọn một hàm toán học nào đó để biểu
thị cho quá trình sinh trưởng của nhân tố định lượng phải thỏa mãn một số tiêu chí
là hàm đó phải biểu diễn đúng nhất quá trình sinh trưởng của loài cây nghiên cứu,
có hệ số tương quan cao nhất, sai số phương trình nhỏ nhất, các tham số của phương
trình đều tồn tại. Trong trường hợp, cùng một số liệu thực nghiệm có nhiều hàm
khác nhau đều phù hợp, cần thực hiện phương pháp so sánh nhiều hàm để cuối cùng

10


lựa chọn hàm tốt nhất. Đây chính là quan điểm mà đề tài kế thừa để giải quyết các
vấn đề cần nghiên cứu đặt ra.
Trên đây giới thiệu một cách tóm lược những vấn đề có liên quan đến nội

dung nghiên cứu của đề tài mà trong quá trình thực hiện sẽ được vận dụng, đặc biệt
có chú trọng tới các vấn đề cơ sở lý luận, những quan điểm và phương pháp nghiên
cứu định lượng sao cho phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài.
Có thể nói, những kết quả nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng, sản lượng của
cây rừng của các tác giả trong và ngoài nước là những tài liệu tham khảo rất quý
báu và bổ ích cho những nghiên cứu sinh trưởng của cây rừng nói chung và cây
trồng nói riêng trên các vùng sinh thái và lập địa khác nhau ở Việt Nam và là cơ sở
khoa học góp phần đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần thiết nhằm kinh
doanh rừng có hiệu quả và ổn định ở hiện tại cũng như tương lai sau này.
Với đối tượng nghiên cứu là Cao su nói chung và dòng PB235 nói riêng ở
Nông trường Bố Lá, chúng tôi kế thừa một số phương pháp và các dạng phương
trình trên nhằm phục vụ cho nội dung nghiên cứu của khóa luận.
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
Cây cao su được đánh giá là cây trồng có giá trị kinh tế cao, những năm qua
diện tích trồng cao su ở tỉnh Bình Dương tăng khoảng 5.6% mỗi năm, hiện toàn tỉnh
có trên 125,000 ha, chiếm hơn phân nửa diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh,
trong đó diện tích cao su tiểu điền chiếm hơn 65%.
Huyện Phú Giáo với diện tích hơn 28,000 ha cây cao su hiện có, trong đó
gần 19,000 ha đang khai thác mủ, sản lượng bình quân 1.5 tấn/ha/năm.
Không chỉ tăng về diện tích mà năng suất khai thác từ cây cao su còn tăng
đáng kể từ 0.8 tấn mủ khô/ha (năm 1996) lên gần 2 tấn mủ khô (2010). Riêng khai
thác cây cao su tại các nông trường của Công ty Cao su Phước Hòa, đã đạt trên 2
tấn/ha.
Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa (PHR), tiền thân là Nông trường Cao su
Quốc Doanh Phước Hòa, được thành lập vào năm 1993. Sau 15 năm hoạt động kinh
doanh, Công ty được cổ phần hóa vào 3/3/2008 và chính thức được niêm yết trên

11



sàn HOSE vào 18/8/2009. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là trồng, khai
thác, chế biến mủ cao su. PHR là công ty đứng thứ 5 về tổng diện tích vườn cây cao
su và đứng thứ 4 về diện tích khai thác trong Tập đoàn Cao su Việt Nam.
Công ty cổ phần cao su Phước Hòa có tổng diện tích đất cao su: 15,800 ha.
Diện tích khoán cao su tiểu điền: 1,000 ha. Gồm 7 nông trường: Nông trường Bố Lá
(với diện tích là 1,590.49 ha), Nông trường Hưng Hòa (với diện tích là 2,592.38
ha), Nông trường Tân Hưng (với diện tích là 2,932.72 ha), Nông trường Lai Uyên
(với diện tích là 2,094.46 ha), Nông trường Vĩnh Bình (với diện tích là 1,691.49
ha), Nông trường Hội Nghĩa (với diện tích là 2,144.65 ha), và Nông trường Nhà Nai
(với diện tích là 2,552.19 ha). [10]
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Nông trường Bố Lá – Công ty cổ phần cao su Phước Hòa nằm tại ấp 2A – Xã
Phước Hòa – Huyện Phú Giáo – Tỉnh Bình Dương.
- Phía Đông giáp khu vực Bến Trám – Xã Phước Hòa – Huyện Phú Giáo.
- Phía Tây giáp Xã Tân Bình – Huyện Tân Uyên.
- Phía Nam giáp Xã Bình Mỹ – Huyện Tân Uyên.
- Phía Bắc giáp Xã Hưng Hòa – Huyện Bến Cát.
2.2.1.2. Địa hình – Đất đai
Rừng cây của Nông Trường chủ yếu là vùng đất xám, có địa hình không phức
tạp, tương đối bằng phẳng, tầng đất canh tác thoát nước tốt, giữ ẩm rất tốt cho cây
cao su phát triển.
Nền đất của Nông Trường trồng cây cao su có một phần diện tích nằm vào
những khu vực hố bom là chiến tích của chiến tranh chưa san lấp hết, điều kiện thổ
nhưỡng xấu.
2.2.1.3. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình hoạt động của Nông Trường
Theo thống kê năm 2010, Nông Trường quản lý 1,604.6 ha cao su, trong đó
có 1,116.56 ha khai thác, 415.1 ha kiến thiết cơ bản (KTCB), 72.94 ha trồng tái
canh, rừng cây KTCB tăng trưởng đường vanh vượt mức quy định. Trong năm có tổ


12


chức bón phân 2 lần trên toàn bộ diện tích khai thác, rừng cây KTCB, rừng cây tái
canh và 7 đợt trị bệnh cho rừng cây.
Diện tích rừng cây trải rộng trên 3 xã Phước Hòa, Tân Bình, Bình Mỹ, xen
kẽ trong khu dân cư, địa bàn phức tạp, mật độ thấp bình quân 271 cây/ha, trong năm
2010 gió lốc làm gãy đổ 4,948 cây, đầu vụ rừng cây khai thác có 100% diện tích bị
bệnh phấn trắng. [10]
2.2.1.4. Khí hậu – Thủy văn
Nông Trường cao su Bố Lá thuộc miền Đông Nam Bộ nên nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, với hai mùa rõ rệt. Mùa mưa thường bắt đầu từ
cuối tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình: 29oC.
- Lượng mưa bình quân hàng năm: 1700 – 2000mm.
- Độ ẩm: 75 – 80%.
- Lượng ánh sáng trong năm là 1800 giờ.
Vận tốc gió trung bình khoảng 2 – 3 m/s, trong năm hầu như không có bão,
thỉnh thoảng xuất hiện các cơn gió lốc gây thiệt hại cho cây sao su, nhất là vườn cây
kinh doanh.
Thủy văn: Nông trường cao su Bố Lá do có địa hình cao lại nằm gần dòng
sông Bé, có hệ thống suối dày đặc nên thoát nước tốt, trong năm không bị ngập úng
vào mùa mưa.
2.2.2. Kinh tế - Xã hội
Lực lượng lao động của Nông Trường chiếm 70% trên tổng số lao động hiện
có trong địa bàn.
Có nguồn lao động dồi dào, chủ yếu là lao động phổ thông, mặt bằng trình
độ văn hóa còn thấp, đa số chỉ mới tốt nghiệp cấp I và cấp II.
Dân số thất nghiệp trong địa bàn còn nhiều, nhận thức về việc bảo quản tài
sản chung còn thấp, tình trạng trộm cắp mủ trong địa bàn Nông Trường quản lý còn

xảy ra.

13


Phương tiện phục vụ cho đời sống của người dân như xe máy, ti vi, điện sinh
hoạt và điện thoại đều đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân sử dụng.
Hệ thống giao thông chủ yếu được trải nhựa và đường đất đỏ, hàng năm đều
được công ty nâng cấp sửa chữa. [9]
2.3. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
2.3.1. Một số đặc điểm về cây cao su
2.3.1.1. Đặc tính thực vật học của cây cao su
Cây cao su (Hevea brasiliensis Muell. Arg) là loài thân gỗ, sinh trưởng
nhanh, trong rừng cao trên 40 m, vòng thân có thể đạt 5 m và có thể sống hàng trăm
năm. Trong các đồn điền ít khi cây đạt tới chiều cao 25 m do việc khai thác mủ đã
làm giảm khả năng sinh trưởng và được thanh lý sau thời gian 25 – 30 năm. Cây
cao su có 3 lá chét. Hoa nhỏ, màu vàng, đơn tính đồng chủ, khó tự thụ. Quả có 3
mảnh vỏ chứa 3 hạt, quả tự khai, hạt nâu nhẵn, nhiều chấm trắng, kích thước
khoảng 2 cm, trong hạt có chứa nhiều dầu. Hạt dễ mất sức nẩy mầm. Cây có thời kỳ
qua đông lá rụng hoàn toàn sau đó nẩy lộc phát triển bộ lá mới. Cây thay lá sớm hay
muộn, từng phần hay toàn phần phụ thuộc vào đặc tính của giống và điều kiện môi
trường. Trong điều kiện Việt Nam, cây rụng lá qua đông vào khoảng giữa tháng 12
đến tháng 2 năm sau, ở Tây Nguyên và Miền Trung cây rụng lá qua đông sớm hơn.
Sau đó, cây ra hoa vào tháng 3, trái rụng trong tháng 8 – 9 hàng năm. Trong tự
nhiên, cao su thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Tỷ lệ đậu trái trong tự nhiên rất thấp
(dưới 3%). Cao su có bộ rễ phát triển, ở độ tuổi 7 – 8 rễ cọc phát triển đến 2 – 4 m.
Rễ hút tập trung chủ yếu ở tầng đất từ 0 – 30 cm. Ở cây trưởng thành bộ rễ có thể
chiếm đến 15% tổng sinh khối của cây.
Gỗ cao su là loại gỗ lá rộng, mềm, khi mới cưa xẻ gỗ có màu vàng nhạt, lúc
khô biến thành màu kem nhạt, thớ thẳng, ít xoắn thớ. Gỗ giác và gỗ lõi khó phân

biệt. Vòng sinh trưởng rõ ràng, dứt khoát, rộng từ 2 – 4 mm. Lỗ mạch khá lớn có
thể nhìn thấy bằng mắt thường, đường kính từ 385 - 396 μm theo chiều xuyên tâm,
phân bố phân tán, khối lượng thể tích 0.543 g/cm3.

14


×