Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ (Pinus keysia Royle ex Gordon) TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG H’RA MANG YANG, GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.03 KB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ XUÂN THI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG
TRỒNG THÔNG BA LÁ (Pinus keysia Royle ex Gordon)
TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG H’RA
MANG YANG, GIA LAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

TP. Hồ Chí Minh
tháng 07 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ XUÂN THI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG
TRỒNG THÔNG BA LÁ (Pinus keysia Royle ex Gordon)
TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG H’RA
MANG YANG, GIA LAI

Ngành: Lâm nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN VĂN THÊM

TP. Hồ Chí Minh
tháng 07/2011


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành theo chương trình đào tạo kỹ sư lâm
nghiệp, hệ đại học chính quy, khóa 2007- 2011 của Trường Đai Học Nông Lâm
Tp.Hồ Chí Minh.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và
những gì tốt đẹp nhất đến quý Thầy Cô giáo đã dẫn dắt tôi trong suốt quá trình
học tập.
Xin chân thành cảm ơn gia đình vá các bạn trong lớp DH07LNGL đã
động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo Bộ môn Lâm sinh và các Thầy
Cô giáo trong khoa Lâm nghiệp đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong
bốn năm học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS. Nguyễn Văn Thêm đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Lâm trường H’Ra và tập thể các
anh chị cán bộ nhân viên Lâm trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian thu thập số liệu ngoài hiện trường.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Xuân Thi


ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................v
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... vi
DANH SÁCH PHỤ LỤC......................................................................................... vii
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................... viii
Chương I MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..............................................................................2
Chương II TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...........................................3
2.1 Các nghiên cứu về sinh trưởng cây rừng trên thế giới ......................................3
2.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên..............................................................................5
2.2.1 Vị trí địa lý......................................................................................................5
2.2.2 Đặc điểm địa hình...........................................................................................5
2.2.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết .............................................................................5
2.2.4 Nguồn nước, thủy văn ....................................................................................6
2.2.5 Đặc điểm đất đai .............................................................................................7
2.3 Đặc điểm về dân sinh, kinh tế - xã hội: .............................................................7
2.3.1 Dân số và lao động .........................................................................................7
2.3.2 Các hoạt động sản xuất chính .........................................................................8
2.3.2.1 Sản xuất lâm nghiệp và công tác quản lý bảo vệ rừng: ...............................8
2.3.2.2 Sản xuất nông nghiệp và tình hình canh tác nương rẫy: .............................9
2.3.2.3 Tình hình giao thông trong vùng: ..............................................................10
2.3.2.4 Văn hóa thông tin: .....................................................................................10
2.3.2.5 Tài nguyên rừng: .......................................................................................10
2.4 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. ...............................................................11

2.4.1 Đối tượng nghiên cứu: ..................................................................................11

iii


2.4.2 Đặc điểm phân bố Thông ba lá .....................................................................11
2.4.3 Hình thái và đặc điểm sinh trưởng ...............................................................12
2.4.4 Đặc tính sinh thái ..........................................................................................12
2.4.5 Công dụng và ý nghĩa kinh tế .......................................................................13
2.4.6 Kỹ thuật trồng Thông ba lá...........................................................................13
Chương III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................14
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................14
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................14
3.2.1 Phương pháp ngoại nghiệp ...........................................................................14
3.2.2 Phương pháp nội nghiệp ...............................................................................15
Chương IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................18
4.1 SINH TRƯỞNG ĐƯỜNG KÍNH THÂN CÂY THÔNG BA LÁ..................18
4.2 SINH TRƯỞNG CHIỀU CAO THÂN CÂY THÔNG BA LÁ......................22
4.3 SINH TRƯỞNG TRỮ LƯỢNG RỪNG THÔNG BA LÁ .............................27
Chương V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................29
5.1 KẾT LUẬN .....................................................................................................29
5.2 KIẾN NGHỊ.....................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................31
PHỤ LỤC ..................................................................................................................32

iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Quá trình sinh trưởng đường kính thân cây trung bình Thông ba lá 16 tuổi

ở Mang Yang – Gia lai ..............................................................................................19
Bảng 4.2 Nhịp điệu sinh trưởng đường kính thân cây Thông ba lá 16 tuổi ở Mang
Yang – Gia lai ...........................................................................................................21
Bảng 4.3 Quá trình sinh trưởng chiều cao thân cây Thông ba lá 16 tuổi ở Mang
Yang – Gia lai ...........................................................................................................23
Bảng 4.4 Nhịp điệu sinh trưởng chiều cao thân cây Thông ba lá 16 tuổi ở Mang
Yang – Gia lai ...........................................................................................................25
Bảng 4.5 Quá trình sinh trưởng thể tích thân cây Thông ba lá 16 tuổi ở Mang Yang
– Gia lai .....................................................................................................................27

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Đo đếm vòng năm thớt giải tích D1,3 .........................................................17 
Hình 4.1 Đồ thị mô tả quá trình sinh trưởng đường kính thân cây Thông ba lá ở khu
vực Mangzang tỉnh Gia Lai.......................................................................................20 
Hình 4.2 Nhịp điệu sinh trưởng đường kính thân cây Thông ba lá 16 tuổi ở Mang
Yang – Gia lai ...........................................................................................................22 
Hình 4.3 Đồ thị mô tả quá trình sinh trưởng chiều cao thân cây Thông ba lá ở khu
vực Mang Yang tỉnh Gia Lai ....................................................................................24 
Hình 4.4 Nhịp điệu sinh trưởng chiều cao thân cây Thông ba lá 16 tuổi ở Mang
Yang – Gia lai ...........................................................................................................26 
Hình 4.5 Đồ thị mô tả quá trình sinh trưởng thể tích thân cây Thông ba lá ở khu vực
Mang Yang ................................................................................................................28 

vi


DANH SÁCH PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Hồi quy tương quan Y = m*exp(-b*A^-c)..............................................32
Phụ lục 2. Hồi quy tương quan Y = m*exp(-b*A^-c)..............................................33
Phụ lục 3. Hồi quy tương quan Y = m*exp(-b*A^-c)..............................................34

vii


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
A hoặc T (năm)

Tuổi cây

D1.3 (cm)

Đường kính thân cây ngang ngực

Dbq

Đường kính thân cây ngang ngực bình quân

H (m)

Chiều cao toàn thân cây

HVN (m)

Chiều cao toàn thân cây

M (m3/ha)


Trữ lượng gỗ của lâm phần

N (cây/ha)

Số cây hay mật độ quần thụ

3

V (m /ha)

Thể tích thân cây

DA

Đường kính thân cây ở tuổi A năm

HA

Chiều cao thân cây ở tuổi A năm

DA-1

Đường kính thân cây ở tuổi A-1 năm về trước

HA-1

Chiều cao thân cây ở tuổi A-1 năm về trước

Kd


Nhịp điệu sinh trưởng đường kính thân cây

Kh

Nhịp điệu sinh trưởng chiều cao thân cây

Kv

Nhịp điệu sinh trưởng thể tích thân cây

ZD (m/năm)

Lượng tăng trưởng đường kính thường xuyên hàng năm

Δ D (m/năm)

Lượng tăng trưởng đường kính thường xuyên năm

Pd ( %)

Suất tăng trưởng đường kính hàng năm

ZH (m/năm)

Lượng tăng trưởng chiều cao thường xuyên hàng năm

Δ H (m/năm)

Lượng tăng trưởng chiều cao thường xuyên năm


Ph ( %)

Suất tăng trưởng chiều cao hàng năm

ZV (m/năm)

Lượng tăng trưởng thể tích thường xuyên hàng năm

Δ V (m/năm)

Lượng tăng trưởng thể tích thường xuyên năm

Pv ( %)

Suất tăng trưởng thể tích hàng năm

viii


Chương I
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là di sản của mỗi quốc gia, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con
người. Rừng có tác dụng về nhiều mặt đối với nền kinh tế và xã hội như: cung cấp
gỗ, củi, dược liệu, ngoài ra rừng còn có vai trò to lớn trong việc bảo vệ đất, nước,
không khí, tác dụng về thẩm mỹ, cảnh quan tạo nên sự cân bằng sinh thái và sự phát
triển bền vững của sự sống trên trái đất.
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua diện tích rừng tự nhiên của chúng ta
ngày càng giảm sút nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Theo thống kê của
Viện điều tra quy hoạch rừng, năm 1945 tổng diện tích rừng tự nhiên của nước ta là

14 triệu ha, tương đương 43%, đến năm 1990 tổng diện tích rừng nước ta chỉ còn là
9,175 triệu ha, tương đương với độ che phủ là 27,2%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến mất rừng là do chiến tranh, sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Bên
cạnh đó cùng với sức ép của sự gia tăng dân số dẫn đến nạn khai thác rừng bừa bãi,
đốt nương làm rẫy… người dân tác động vào rừng một cách tùy tiện mà không có
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm khôi phục lại vốn rừng và điều đó đã
gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng mà con người phải gánh chịu. Để khắc phục
được điều này Chính phủ đã giao quyền sử dụng đất rừng cho các tổ chức, các cá
nhân và hộ gia đình, làm người dân chủ động tham gia trồng, chăm sóc và quản lý
bảo vệ rừng. Những chính sách này đã góp phần tích cực trong việc làm tăng diện
tích rừng, giảm diện tích đất trống đồi trọc và rừng đã dần phục hồi trở lại.
Điều kiện địa lý, địa hình, sự phân bố dân cư và các khu vực kinh tế trọng
điểm càng ngày càng thấy vai trò tác dụng to lớn của rừng phòng hộ trong qúa trình
phát triển kinh tế ,xã hội của đất nước. Đảng và nhà nước đã có nhiều quyết sách

1


đúng đắn về bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó vấn đề rừng phòng hộ luôn luôn
được chú ý đặc biệt. Diện tích để phát triển rừng là 16 triệu ha, chiếm 48,3% tổng
số diện tích tự nhiên toàn quốc. Diện tích cho rừng phòng hộ là 6 triệu ha, chiếm
18,2% diện tích toàn quốc. Tất cả các lọai rừng và các hệ canh tác nông nghiệp tạo
nên độ che phủ (cao su, điều, cà phê, chè…) đều có tác dụng phòng hộ trên từng
mặt nhất định. Cần có sự đầu tư cần thiết cho các thử nghiệm về việc xây dựng rừng
phòng hộ.
Lâm trường H’Ra là một trong những lâm trường tại Mang Yang tỉnh Gia lai
trồng rừng với mục đích phòng hộ. Những lâm phần thông ba lá và keo tai tượng
được trồng dần dần từ những nơi gần với lâm trường cho đến những chổ xa hơn.
Việc trồng và chăm sóc rừng với mục đích chính là chỉ để phòng hộ vì thế thu nhập
từ việc tỉa thưa những rừng thông lớn tuổi là không đáng kể. Rừng phòng hộ đã

trồng cần được duy trì, củng cố để đảm bảo chức năng của chúng, trong thực tế việc
xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn đã giải quyết rất nhiều cho chức năng phòng
hộ. Tuy nhiên chất lượng rừng chưa đảm bảo bởi vậy cần thực hiện việc chăm sóc
trên cơ sở khoa học nhằm phát huy hiệu quả phòng hộ, không lãng phí lao động và
tiền của, mặt khác cần bổ sung các nội dung để đảm bảo các lâm phần này được bền
vững.
Nghiên cứu về sinh trưởng của rừng sẽ biết được chu kỳ hay tuổi khai thác
rừng tối ưu về kinh tế. Ngoài ra, kết quả là cơ sở khoa học ban đầu cho việc quản lý,
kinh doanh rừng tại khu vực nghiên cứu từ đó đưa ra những phương thức chặt nuôi
dưỡng rừng thích hợp không những đảm bảo cho mục đích phòng hộ mà còn làm
cho năng suất, chất lượng sản phẩm từ rừng mang lại được cao hơn. Đây cũng chính
là lý do tôi làm đề tài này.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đề tài là xây dựng những mô hình dự đoán quá trình sinh
trưởng chiều cao thân cây (H, m), đường kính thân cây (D1,3, cm) cá thể và trữ
lượng của rừng Thông ba lá (M, m3/ha) trong giai đoạn 16 tuổi để làm căn cứ khoa
học cho việc đánh giá sự thích nghi của Thông ba lá với lập địa ở Mang Yang.

2


Chương II
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Các nghiên cứu về sinh trưởng cây rừng trên thế giới
Các nhà lâm học thường phân chia quá trình phát triển của rừng ra làm năm
giai đoạn: rừng non, rừng sào, rừng trung niên, rừng thành thục và quá thành thục.
Quy luật sinh trưởng chung của thực vật là lúc đầu chậm, tăng mạnh và chậm dần
cho đến khi đạt giá trị tối đa.
Sinh trưởng của cây rừng và lâm phần phụ thuộc tổng hợp vào các yếu tố
môi trường và những biện pháp tác động. Vì vậy, không có những nghiên cứu thực

nghiệm khoa học thì không thể làm sáng tỏ quy luật của các loài cây.
Từ thế kỷ 18 đã xuất hiện những nghiên cứu của các tác giả Octtelt, Pauslen,
Bause, Breymann, Cotta, Danckelmann, Harting,…Nhìn chung, những nghiên cứu
về sinh trưởng cây rừng và lâm phần đều được xây dựng thành các mô hình toán
học chặt chẽ và được công bố trong các công trình của Mayer, M.A, Schumacher,
F.X và Coile (1960), Alder (1980),…(dẫn theo Huỳnh Văn Dũng, 2007).
Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng rừng của các tác giả chủ
yếu là áp dụng kỹ thuật phân tích thống kê toán học, phân tích tương quan và hồi
quy qua đó xác định sản lượng gỗ của lâm phần.
Trong lịch sử ra đời và phát triển của môn học sản lượng rừng đã xuất hiện
hàm sinh trưởng của Gompertz (1825). Tiếp sau đó là hàm sinh trưởng của các tác
giả khác như Korsun (1935), Korf (1973), Wenk (1973), Schumacher (1983),
Mitscherlich…hầu như những nghiên cứu về sinh trưởng của cây rừng và lâm phần
được xây dựng thành các mô hình toán học.
Nhìn chung, các hàm sinh trưởng đều có dạng toán học khá phức tạp, biểu
diễn quá trình sinh học dưới sự chi phối tổng hợp của các nhân tố nội và ngoại cảnh.

3


Đây là những hàm toán học mô phỏng cho quy luật sinh trưởng của cây và rừng dựa
vào các nhân tố điều tra lâm phần để dự đoán giá trị lớn nhất của các đại lượng sinh
trưởng.
Từ nhiều thập kỷ trở lại đây, các nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới đã đi
sâu nghiên cứu với sự ứng dụng rộng rãi của thống kê toán học dưới sự hỗ trợ của
máy vi tính và các phần mềm thống kê chuyên dụng nhằm tìm ra các phương trình
toán học (mô hình hồi quy) phù hợp cho việc mô tả quá trình sinh trưởng của các
loài cây rừng ở các vùng sinh thái khác nhau. Trong đó, các mô hình hồi quy đa
biến được thiết lập từ các quy luật tương quan giữa các nhân tố sinh trưởng và sản
lượng sẽ được xem xét một cách tổng hợp và toàn diện hơn trên cơ sở ứng dụng

triệt để phương pháp hồi quy đa biến.
Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của mô hình hồi quy đa biến là
việc xác định được các nhân tố, các chỉ tiêu khó đo, khó xác định thông qua các chỉ
tiêu dễ đo dễ xác định như đường kính bình quân, chiều cao bình quân, tổng diện
ngang,…của rừng. Để xây dựng mô hình hồi quy, các nhà khoa học lâm nghiệp trên
thế giới đã thử nghiệm rất nhiều dạng phương trình toán học và qua đó đề xuất một
số dạng phương trình tương đối đặc trưng. Những hàm toán học này trong lâm
nghiệp còn được gọi là các hàm sinh trưởng để mô tả quy luật sinh trưởng và sản
lượng của một loại hình rừng cụ thể.
Sau đây là một số hàm sinh trưởng đặc trưng làm cơ sở cho việc ứng dụng và
phát triển trong phương pháp mô hình hồi quy về sinh trưởng và sản lượng rừng.
Hàm Gompertz: Y = m*exp[(-b*exp(-cT)];
Hàm Korf: Y = Ymaxexp(-C1T –C2) ;
Các tham số của phương trình Korf có quan hệ với nhau như sau: Ymax =
eC1, C1 = b(n-1), C2 = n-1.
Hàm Schumacher:Y = m*exp(-b/T c) hay Y = m*exp(-bT - c);
Trong đó: T – tuổi rừng; m = Ymax – chiều cao (hoặc đường kính…) thân
cây lớn nhất ở tuổi thành thục. Lưu ý: c = 0,2 ÷ 2; b luôn lấy giá trị âm.

4


2.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.2.1 Vị trí địa lý
Lâm trường Ban quản lý nằm trên địa bàn hành chính của hai xã: H’Ra và
Đăk Ta Lây, huyện MangYang, tỉnh Gia Lai. Trong phạm vi:
- Tọa độ vuông góc hệ VN – 2000:
+OX từ : 479.500 – 496.000
+OY từ : 1.542.800 – 1.567.300.
-


Vị trí:
+ Phía Bắc giáp huyện K’Bang;
+ Phía Nam giáp Công Ty Lâm Nghiệp Kon Chiêng, tiểu khu 489 xã

H’Ra;
+ Phía Đông giáp huyện K’Bang, huyện Đăk Pơ và huyện Kon Ch’Ro;
+ Phía Tây giáp Ban quản lý RPH Mang Yang và trạm giam Gia Trung.
-

Gồm 24 tểu khu, có tổng diện tích tự nhiên là 14030,5 ha.

2.2.2 Đặc điểm địa hình
Lâm trường H’Ra nằm trên cao nguyên Gia Lai phía Tây dãy Trường Sơn,
địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, phân thành 2 vùng rõ rệt. Khu vực trung tâm
tương đối bằng phẳng, vùng phía Bắc, phía Nam và phía Đông thuộc dạng địa hình
đồi núi cao, chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Độ dốc trung bình trên toàn lâm phần
khoảng 18-280, cá biệt có nơi > 450.
Độ cao so với mặt nước biển:
+ Cao nhất 1.532 m (đỉnh Kôn Boorria )
+ Thấp nhất 771 m (trước trụ sở Ban quản lý)
+ Trung bình 1.000 m – 1.200 m.
2.2.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Ban quản lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao Nguyên. Một
năm chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt
đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

5



Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 21,90C; nhiệt độ cao nhất là 35,90C; nhiệt
độ thấp nhất là 17,80C. Nhiệt độ bình quân mùa khô 290C.
Độ ẩm không khí: Trung bình hàng năm 85,8%, độ ẩm tháng nóng nhất
40,5%.
Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm 2.088 mm, cao nhất 3.017
mm và thấp nhất là 1.625 mm.
Lượng bốc hơi bình quân năm là 909,8 mm, tháng cao nhất 97,2 mm (tháng
1 đến tháng 4 hàng năm), tháng thấp nhất vào tháng 8 là 43,6 mm.
Hướng gió thịnh hành:
Hướng Bắc – Đông Bắc thổi về mùa khô.
Hướng Nam – Tây Nam thổi về mùa mưa.
Tốc độ gió bình quân 12,07 m/giây.
Trong vùng ít có gió bão và sương muối.
(Nguồn cung cấp: Đài khí tượng thủy văn Gia Lai)
2.2.4 Nguồn nước, thủy văn
Trong lâm phần có ba hệ thống sông suối chính là sông A Yun, suối Đăk Hà
Ra và suối Đăk Oreng. Ngoài ra, còn có hồ chứa Hà Ra Bắc nằm ở tiểu khu 480 và
hồ Hà Ra Nam nằm ở tiểu khu 488.
Sông A Yun dài khoảng 6 km, nằm ở phía Tây lâm phần của Ban quản lý.
Đây là hệ thống sông cung cấp nước cho Hồ thủy lợi A Yun Hạ.
Suối Đăk Hà Ra dài khoảng 10 km, bắt nguồn từ các nhánh suối ở trung tâm
lâm phần chảy về hướng Nam. Đây là hệ thống suối cung cấp nước cho Hồ thủy lợi
Hà Ra Bắc và Hà Ra Nam.
Suối Đăk Oreng dài khoảng 15 km, là suối bắt nguồn từ các nhánh suối ở
phía Bắc lâm phần chảy theo hướng Tây Nam. Đây là hệ thống suối cung cấp nước
cho Hồ thủy lợi A Yun Hạ.
Nhìn chung, hệ thống sông, suối phân bố tương đối đồng đều trên lâm phần
Ban quản lý. Sông A Yun và các suối lớn có nước quanh năm, đây là nguồn nước
cung cấp cho sản xuất nông, lâm nghiệp trong vùng và vùng hạ lưu. Tuy nhiên, do


6


địa hình trong vùng có nhiều núi cao, nhiều khu vực dốc cục bộ nên về mùa mưa
cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
2.2.5 Đặc điểm đất đai
Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng theo dự án 661 là: 18.933,2 ha. Trong đó:
Diện tích Ban quản lý: 14.030,5 ha, diện tích xã H’Ra quản lý: 4.962,7 ha.
Phân ra: - Diện tích đất lâm nghiệp

: 14.029,5 ha.

+ Diện tích có rừng

: 13.156,9 ha.

+ Đất chưa có rừng

: 872,6 ha.

- Đất sản xuất nông nghiệp

: 585,3 ha.

- Đất giao lại cho xã

: 4.051,1 ha.

- Đất khác


: 326,3 ha.

- Đất trụ sở, vườn ươm

: 1,0 ha.

Rừng Thông ba lá ở Mang Yang được trồng trên đất đã mất rừng tự nhiên.
Đất trồng rừng là đất feralit phát triển trên nền đá granit. Thuộc dạng địa hình đồi
núi cao, chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Độ dốc trung bình trên toàn lâm phần khoảng 18
- 280, cá biệt có nơi > 450.
2.3 Đặc điểm về dân sinh, kinh tế - xã hội:
2.3.1 Dân số và lao động
a. Dân số:
Xung quanh lâm phần ban quản lý có 1.985 hộ với 9.771 nhân khẩu thuộc
hai xã H’Ra và Đăk Ta Lây. Thành phần dân tộc chủ yếu là Bahnar và Kinh, trong
đó dân tộc Bahnar có 1.006 hộ với 5.445 nhân khẩu, chiếm 55% tổng số nhân khẩu.
Mật độ: 39 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm: 2%. Nguồn thu nhập chính của
người dân trong vùng chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, chỉ có một số hộ sinh sống
bằng nghề buôn bán nhỏ. Phong tục tập quán công tác của cộng đồng người Bahnar
vẫn là canh tác nương rẫy, một số ít hộ đã biết làm lúa nước và trồng cây công
nghiệp (cà phê, bời lời). Lương thực bình quân đầu người khoảng 400
kg/người/năm. Tổng giá trị thu nhập bình quân đầu người khoảng 7,0 - 8,0 triệu

7


đồng/người/năm. Tuy nhiên, tính đến ngày 31.12.2009, trên địa bàn hai xã còn
khoảng 24% số hộ thuộc diện hộ nghèo.
b. Lao động:
Tổng số lao động của hai xã là 5.717 lao động, trong đó lao động nữ chiếm

44,8%. Số lao động là đồng bào Bahnar chiếm 55,5% tổng số lao động. Đây là
nguồn lao động chủ yếu tham gia các hoạt động trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ
rừng... của ban quản lý.
2.3.2 Các hoạt động sản xuất chính
2.3.2.1 Sản xuất lâm nghiệp và công tác quản lý bảo vệ rừng:
a. Sản xuất lâm nghiệp:
- Về phía Ban quản lý: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước giao
cho Ban quản lý. Hàng năm, đơn vị đều tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch
như: Giao khoán QLBVR cho các hộ gia đình, cá nhân tập thể và cộng đồng; Trồng,
chăm sóc rừng, nuôi dưỡng rừng, công trình làm đường ranh cản lửa,... Đơn vị đều
ưu tiên tạo công ăn việc làm cho người dân đia phương. Tổng số lao động nghề
rừng hàng năm lên tới 500 lao động theo mùa vụ.
- Về phía địa phương: Nhận thấy được lợi ích của cây rừng nên trong những
năm qua bà con trên địa bàn Xã tích cực tham gia vào các mô hình trồng cây phân
tán, nông lâm kết hợp, lên kết trồng rừng với Công ty MDF – An Khê. Diện tích
khoảng 450 ha.
b. Công tác quản lý bảo vệ rừng:
- Số hộ nhận khoán QLBVR là trên 200 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc
thiểu số ở địa phương. Nhìn chung công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng được
củng cố, có nề nếp và chặt chẽ hơn, các bộ phận quản lý bảo vệ rừng ngày càng có
trách nhiệm với diện tích rừng được giao, làm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng
phá rừng làm nương rẫy. Đây cũng là lực lượng tham gia trực phòng cháy tại các
vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng vào mùa khô.

8


2.3.2.2 Sản xuất nông nghiệp và tình hình canh tác nương rẫy
a. Sản xuất nông nghiệp
H’Ra về cơ bản là một xã thuần nông, nông nghiệp chiếm 95%, ngành nghề

khác chiếm 5%. Về trồng trọt: chủ yếu trồng cây lúa, mì, bắp, với chủ lực là cây mì,
nhìn chung năng xuất còn thấp.
b. Sản xuất nương rẫy
Biểu: HIỆN TRẠNG DIỆN TÍCH NƯƠNG RẪY
Số hộ đang

Diện tích

Loại rừng, trạng

T

canh tác

nương

thái rừng xung

T

nương rẫy

rẫy đang

quanh DTNR

(hộ)

canh tác


S

Địa điểm

Xã, huyện

Lô,

(ha)

khoảnh,
tiểu khu
Tổng cộng
1

232

532,5

KV đồi

477

17

47,6

Rừng trồng

phường


478

20

39,8

Rừng trồng

hoàng
2

Đăk Trang

479

33

68,8

Rừng trồng

3

Phú yên

480,

28


54

Rừng trồng

483
4

Phú Danh

481

15

29,8

Rừng trồng + RIIa

5

jolong

484

55

151,4

Rừng trồng + RIIa

6


Teedak +

487,

64

141,1

Rừng trồng

K’Tung

488

9


Qua biểu trên cho thấy hầu hết nương rẫy của các thôn làng trên địa bàn lâm
phần đều nằm đan xen, giáp ranh với rừng của Ban quản lý, khi đốt dọn nương rẫy
nguy cơ cháy rừng là rất lớn, nên công tác quản lý bảo vệ rừng cần được chú ý.
2.3.2.3 Tình hình giao thông trong vùng
Hệ thống đường: Trong lâm phần Ban quản lý có khoảng 10 km đường Quốc
lộ 19 chạy qua. Đường dân sinh trong vùng có khoảng 10 km đường bê tông kiên
cố. Mạng lưới đường lâm nghiệp trong lâm phần phục vụ các hoạt động sản xuất
của Ban quản lý có khoảng 50 km, nền đường đất không ổn định và đã bị sạt lở
nhiều chỗ. Vì vậy, khi sử dụng cần tu sửa, nhất là những đoạn đường qua suối cần
phải làm ngầm và cống bi.
2.3.2.4 Văn hóa thông tin
Hai xã đều có nhà văn hóa, xã thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt văn

hóa giao lưu, có các đoàn nghệ thuật về biểu diễn và tuyên truyền chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước. Đoàn thanh niên xã thường xuyên tổ chức thi đấu bông
đá, bóng chuyền vào diệp lễ 2/9 hàng năm.
Mạng lưới y tế, giáo dục của hai xã trong lâm phần Ban quản lý những năm
qua đã được quan tâm. Tất cả các xã đều có trường học, trạm y tế, song trang thiết
bị còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập cũng như khám chữa bệnh
của nhân dân.
Quốc phòng an ninh trong thời gian qua ổn định, nhờ sự quan tâm kịp thời
của chính quyền địa phương, đi sâu, đi sát, tuyên tuyền phổ biến chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước cho cộng đồng, nên cộng đồng rất quan tâm, trong
vùng không xảy ra vụ việc nào vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến an ninh quốc
phòng.
2.3.2.5 Tài nguyên rừng:
Hiện trạng rừng: Phân theo thông tư 34/TT – BNNPTNT ngày 10/06/2010.
Tổng diện tích tự nhiên: 18.933,2 ha.
Diện tích Ban quản lý: 14.030,5 ha, diện tích xã H’Ra quản lý: 4.962,7 ha.
Phân ra: - Diện tích đất lâm nghiệp

10

: 14.029,5 ha.


+ Diện tích có rừng

: 13.156,9 ha.

- Rừng tự nhiên

: 10.423,8 ha.


- Rừng trồng

: 2.733,1 ha.

+ Đất chưa có rừng

: 872,6 ha.

- Đất sản xuất nông nghiệp

: 585,3 ha.

- Đất giao lại cho xã

: 4.051,1 ha.

- Đấtkhác

: 326,3 ha.

- Đất trụ sở, vườn ươm

: 1,0 ha.

2.4 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Tên phổ thông:Thông ba lá
Tên khoa học: Pinus keysia Royle ex Gordon
Thuộc họ Thông: Pinaceae
2.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu cụ thể ở đề tài này là những lâm phần Thông ba lá
trồng ở các năm 1995, 2005 thuộc lâm trường H’Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia
lai.
2.4.2 Đặc điểm phân bố Thông ba lá
Thông ba lá mọc tự nhiên trên các vùng núi cao nhiệt đới (Ấn Độ, Miến
Điện, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Philipin).
Ở Việt nam Thông ba lá mọc thành quần thụ thuần loài hoặc hỗn loài với
thông nhựa, du sam và một số cây lá rộng khác phân bố tập trung ở Hà Giang, Yên
Bái, Lai Châu, Kontum, Gia lai và nhiều nhất là ở Lâm Đồng.
Riêng Mang Yang do bị ảnh hưởng của khu vực nhiệt đới gió mùa cao
nguyên nên có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau, có hệ thống sông suối mật độ tương đối dày, phân bổ đều
trên khắp địa bàn. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.213 mm, tập trung vào các
tháng 7, 8, 9. Số ngày mưa trung bình trong năm là 154 ngày, nhiệt độ trung bình là
21,60C; độ ẩm trung bình là 82%.

11


Ở miền Nam, phân bố thông ba lá (Pinus keysia ) ở độ cao trên 1.000 m, ở
một số địa phương có thể thấp hơn.
Ở Lâm Đồng thông ba lá mọc trên các loại đất feralit màu đỏ vàng hoặc nâu
đỏ trên nền granit, phiến sét, axit và bazan, có tầng dày ít chua và thoát nước tốt.
2.4.3 Hình thái và đặc điểm sinh trưởng
Cây gỗ lớn cao 30 - 36 m, đường kính ngang ngực 60 – 100 cm, thân thẳng,
gỗ màu hồng chứa nhựa. Vỏ màu nâu, nứt dọc và bong thành lớp chồng nhau. Lá
mọc đầu cành thường có 3 lá kim trong một bẹ. Tiết diện hình tam giác rộng 1 - 31
mm, lá dài 10 – 20 cm, màu xanh lá mạ, không rụng hàng năm. Lá mọc trên vòng
cành. Mỗi năm có 1 - 2, đôi khi 3 vòng cành.
Rễ phát triển nằm ngang, rễ cọc không rõ rệt, rễ cám có nhiều rễ cộng sinh.

Hoa ra mùa xuân (tháng 2, 3), nón quả hình viên chuỳ dài 5 – 10 cm, chín
tháng 11, 12 năm sau. Khi chín, hạt tách ra, có cánh dài 1 – 2 cm để phát tán. Nón
quả không rụng.
Cây có thể cao đến 25 - 30 m, đường kính lên đến 60 - 80 cm. Cây ưa sáng,
mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, chống cháy rừng.
Gỗ thẳng, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt:
kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng, đóng
đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu.
2.4.4 Đặc tính sinh thái
Cây ưa đất chua hoặc ít chua, có thành phần cơ giới trung bình, thoát nước
tốt. Chịu được đất nghèo xấu, có nhiều đá hoặc kết vón, không chịu được đất sét
nặng úng nước và bị glây hoá mạnh.
Cây ưa ánh sáng mạnh từ lúc còn non đến lúc trưởng thành. Tái sinh hạt tự
nhiên rất nhanh sau khi khai thác, hoặc sau nương rẫy như cây tiên phong, không tái
sinh chồi.
Sinh trưởng nhanh, tuổi non mỗi năm tăng 1 m chiều cao, 1 cm đường kính.
Lượng tăng trưởng bình quân đạt 7 – 10 m3/ha/năm ở rừng thuần loài.

12


Hạn chế đáng chú ý nhất là cây con dễ bị nhiễm bệnh lở cổ rễ và rơm lá ở
giai đoạn vườn ươm, bệnh đuôi chồn ở giai đoạn rừng non và dễ bị cháy rừng trong
mùa khô.
2.4.5 Công dụng và ý nghĩa kinh tế
Có ý nghĩa kinh tế, phòng hộ và khoa học.
Thông ba lá là một trong hai loài cây có ý nghĩa kinh tế trong hệ sinh thái lá
kim tự nhiên. Chúng cung cấp gỗ, nhựa và đặc biệt là nguyên liệu cho công nghiệp
giấy sợi. Là loài cây đã được trồng rừng ở nhiều địa phương, trên các vùng núi cao
nhiệt đới. Do hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên phân bố ở vành đai cao trên 1.000 m

đến 1.600 – 1.800 m, địa hình phức tạp, dốc cao hiểm trở nên rất có ý nghĩa trong
việc phòng hộ môi trường cho vùng núi thấp và đồng bằng.
Về ý nghĩa khoa học, hệ sinh thái rừng lá kim tự nhiên á nhiệt đới và ôn đới
vùng núi đã làm tăng tính đa dạng sinh học cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt
nam.
2.4.6 Kỹ thuật trồng Thông ba lá
Nội dung công việc và thời vụ trồng tương ứng:
- Từ tháng 1 đến tháng 12

: chuẩn bị đất, hạt giống

- Từ tháng 1 đến tháng 2

: gieo ươm

- Từ tháng 3 đến tháng 5

: chuẩn bị hiện trường trồng rừng

- Từ tháng 6 đến tháng 8

: thực hiện trồng rừng

- Từ tháng 9 đến tháng 10

: chăm sóc rừng mới trồng

13



Chương III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu bao gồm những vấn đề sau:
(1) Đặc điểm chung của rừng trồng Thông ba lá trồng từ 6 - 12 tuổi
(2) Sinh trưởng đường kính thân cây Thông ba lá
(3) Sinh trưởng chiều cao thân cây Thông ba lá
(4) Sinh trưởng thể tích thân cây Thông ba lá
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp ngoại nghiệp
• Khảo sát sơ bộ diện tích rừng Thông ba lá trồng tại Ban quản lý rừng
phòng hộ H’Ra – Mang Yang.
• Mô tả tình hình chung vị trí ô mẫu, điều kiện đất đai, điều kện thủy văn,
tuổi và nguồn gốc của lâm phần, mật độ ban đầu và mật độ hiện tại, nhận
xét chung về tình hình sinh trưởng phát triển của rừng.
• Chọn, lập ô tiêu chuẩn ở mỗi tuổi ( lập 3 ô tiêu chuẩn ở mỗi tuổi ) với
diện tích 1000 m2 (40 m x 25 m)
• Ở mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm và xác định nhân tố: Số lượng cây
trong ô (N cây), đường kính cây tại vị trí 1,3 m (D1,3 = C1,3/3,14), chiều
cao vút ngọn (Hvn), đường kính tán (Dt) của từng cây. Tiến hành vẽ trắc
đồ Richards và David với diện tích (8 m x 25 m) làm cơ sở tính độ tàn
che của rừng.
• Đo đường kính thân cây của tất cả những cây trong ô tiêu chuẩn được đo
đạc bằng thước dây Palmer với độ chính xác 0,1 cm

14


• Chiều cao thân cây được đo đạc bằng cây sào với độ chính xác 0,10 m và
có thông qua cây giải tích để điều chỉnh lại sai số.

• Đo đường kính tán theo hai hướng vuông góc nhau bằng thước dây và lấy
giá trị trung bình.
• Chọn cây tiêu chuẩn trong ô tiến hành giải tích thân cây (cây giải tích là
cây được lựa chọn từ lâm phần Thông ba lá 12 tuổi có đường kính (D1,3,
cm) và chiều cao (H, m) bình quân lâm phần, sinh trưởng phát triển bình
thường, không bị sâu bệnh hay cụt ngọn, thân thẳng...). Sau đó xác định:
Hvn, Hdc, D1,3, D3,3... tiến hành cưa thớt giải tích tại vị trí 1,3 m và các thớt
giải tích ở những vị trí đều nhau: 0,0 m; 1,3 m; 2,3 m; 4,3 m; ...
• Đếm chính xác số vòng năm tại các thớt giải tích nhằm xác định sự giảm
vòng năm và vị trí kết thúc của chúng, qua đó xác định được trực tiếp
chiều cao cây ở các tuổi bên trong.
• Tại thớt giải tích 1,3, tiến hành xác định chính xác số vòng năm sau đó đo
đường kính từng vòng năm theo hai hướng vuông góc nhau, vòng ngoài
cùng (tuổi hiện tại) được đo đường kính không vỏ, có vỏ.
3.2.2 Phương pháp nội nghiệp
Trình tự các bước sử lý số liệu để tính toán những đặc trưng sinh trưởng D1,3
(cm), H (m) cây cá thể và trữ lượng lâm phần (M, m3/ha) như sau:
(1) Đo đạc vòng năm. Đầu tiên, các thớt của cây giải tích được bào nhẵn, sau đó
đếm chính xác số vòng năm trên mỗi thớt giải tích nhằm xác định sự giảm vòng
năm, tuổi và vị trí kết thúc vòng năm; từ đó xác định chiều cao của cây tương ứng
với các tuổi.
(2) Xác định quá trình sinh trưởng D1,3 và H bình quân lâm phần. Với trình tự
như sau:
- Trước hết, từ số liệu về các chỉ tiêu D1,3, H và M (tính trữ lượng lâm phần theo
công thức V = g*H*f (với f = 0,5) tương ứng với các tuổi (A, năm), xây dựng
những mô hình biểu diễn mối quan hệ D1,3 – A, H – A và M – A tính những đặc

15



trưng thống kê thực nghiệm và làm phù hợp số liệu thực nghiệm theo hàm KORF.
Hàm KORF có dạng:
Y = m*exp(-b*A^-c)

(3.1)

Trong đó Y là biến số D1,3, H và M; A là tuổi cây; exp là cơ số Neper (exp =
2,7182); m, b và c (c =0,2) là những tham số của mô hình. Những tham số được xác
định bằng thủ tục hồi quy tuyến tính.
- Sau đó, giải tích các mô hình biểu thị quan hệ giữa D1,3 – A, H – A và M – A
để làm rõ quá trình sinh trưởng và tăng trưởng D1,3 , H và M lâm phần ở những tuổi
khác nhau.
- Cuối cùng, tập hợp kết quả tính toán thành bảng và biểu đồ để phân tích quá
trình sinh trưởng và tăng trưởng đường kính thân cây, chiều cao thân cây và trữ
lượng của rừng Thông ba lá trong giai đoạn 16 tuổi.
(3) Để dự đoán tuổi ngừng sinh trưởng đường kính và chiều cao thân cây, đã xây
dựng mô hình biểu thị quan hệ giữa nhịp điệu sinh trưởng đường kính thân cây (Kd)
và chiều cao thân cây (Kh) với tuổi cây (A, năm). Ở đây Kd và Kh được tính theo
công thức:
Kd =

D A−1
H A−1
và Kh =
DA
HA

(3.2)

Trong đó DA và DA-1, HA và HA-1 tương ứng là đường kính và chiều cao thân cây

ở tuổi A năm và A-1 năm về trước. Giá trị Kd và Kh ≤ 1,0. Tuổi cây ứng với Kd = 1
và Kh = 1 cho biết thời điểm ngừng sinh trưởng đường kính và chiều cao thân cây.
Tất cả những cách thức xử lý số liệu ở mục 3.2.2 được thực hiện theo chỉ dẫn
của các tài liệu. Công cụ tính toán là phần mềm Excel, Statgraphics Plus Version
3.0 và 5.1.

16


×