Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

TÌM HIỂU SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN CÓ SỰ PHỤ THUỘC VÀO TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI BUÔN BẠ KẺH, THỊ TRẤN MAĐAGUÔI, HUYỆN ĐẠ HUOAI, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.29 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

NGUYỄN THIỆN MINH

TÌM HIỂU SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN CÓ SỰ PHỤ THUỘC VÀO TÀI
NGUYÊN RỪNG TẠI BUÔN BẠ KẺH, THỊ TRẤN MAĐAGUÔI,
HUYỆN ĐẠ HUOAI, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

NGUYỄN THIỆN MINH

TÌM HIỂU SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN CÓ SỰ PHỤ THUỘC VÀO TÀI
NGUYÊN RỪNG TẠI BUÔN BẠ KẺH, THỊ TRẤN MAĐAGUÔI,
HUYỆN ĐẠ HUOAI, TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn


TS: La Vĩnh Hải Hà

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:
-

Cha mẹ, những người thân trong gia đình.

-

Ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, ban chủ
nhiệm khoa Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên
cứu.

-

Thầy La Vĩnh Hải Hà đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.

-

Những thầy cô ở trường đã giảng dạy và giúp đỡ tôi suốt 4 năm đại học.

-


Cán bộ thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.

-

Gia đình anh Huy đã tạo đièu kiện và giúp đỡ nhiệt tình trong suốt thời gian
thu thập số liệu.

-

Cùng tất cả Bạn bè và tập thể lớp DH07NK.
Đã là nguồn động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài này
Nguyễn Thiện Minh

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Tìm hiểu sinh kế của người dân có sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng
tại Buôn Bạ Kẻh, Thị trấn Mađaguôi, Huyện Đạ Huoai, Tỉnh Lâm Đồng” được
thực hiện từ ngày 21/2/2011 đến ngày 21/7/2011.
Đề tài nhằm mô tả đặc điểm sinh kế của người dân, phân tích sự phụ thuộc
sinh kế của người dân vào tài nguyên rừng và phân tích thuận lợi và khó khăn ảnh
hưởng đến sinh kế của người dân tại buôn Bạ Kẻh, Thị trấn Mađaguôi, Huyện Đạ
Huoai, Tỉnh Lâm Đồng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân là
hoạt động sản xuất nông nghiệp và làm nghề rừng. Hoạt động sản xuất nông nghiệp
chủ yếu là trồng các loại cây như điều, mì, cà phê, lúa nước. Hoạt động làm nghề
rừng chủ yếu là khai thác lâm sản như gỗ, măng, lồ ô tre nứa,…Ngoài ra người dân
còn đi làm thuê, buôn bán và khoán BVR.

Phân tích sự phụ thuộc sinh kế của người dân vào tài nguyên rừng dựa vào
các chỉ báo như tình hình sử dụng tài nguyên đất, tình trạng khai thác rừng làm rẫy,
tình trạng khai thác lâm sản và nguồn thu nhập từ các hoạt động sinh kế. Về tình
hình sử dụng tài nguyên đất thì người dân nơi đây sử dụng đất vườn và rẫy để sản
xuất nông nghiệp và các loại đât này có nguồn gốc từ đất rừng nên chưa được cấp
sổ đỏ. Về tình trạng khai thác lâm sản thì vẫn còn và các loại lâm sản người dân
khai thác là gỗ, măng, lồ ô, tre nứa, và các loại thực phẩm. Mức độ khai thác hầu
như quanh năm và mục đích chủ yếu dùng để bán. Chỉ có riêng củi họ sử dụng làm
chất đốt cho sinh hoạt hang ngày của họ. Về nguồn thu nhập thì qua kết quả điều tra
thấy được thu nhập từ rừng chiếm tỉ trọng cao ( 32,25%) trong tổng thu nhập bình
quân của từng hộ qua đó chứng minh rằng sinh kế người dân nơi đây phụ thuộc rất
nhiều vào tài nguyên rừng.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa ......................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC..................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................... viii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu.............................................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
U


2.1.Khái niệm về sinh kế .........................................................................................4
2.2.Các tài sản sinh kế .............................................................................................4
2.3.Những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu ...............................................6
2.4 Một số chính sách liên quan đến sinh kế...........................................................8
CHƯƠNG 3 ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......10
U

3.1.Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................10
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên.....................................................................................10
3.1.2 Về tình hình kinh tế - Xã hội ....................................................................10
3.2 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................12
3.3 Phương pháp nghiên cứu:................................................................................12
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................14
4.1 Mô tả đặc điểm sinh kế của người dân............................................................14
4.1.1 Đăc điểm kinh tế xã hội ở buôn Bạ Kẻh...................................................14
4.1.2 Hoạt động sinh kế của người dân .............................................................20
4.2 Phân tích sự phụ thuộc sinh kế của người dân vào tài nguyên rừng ...............26
4.2.1 Tình hình sử dụng tài nguyên đất .............................................................26

iv


4.2.2 Tình trang khai thác rừng làm rẫy ............................................................27
4.2.3 Tình trạng khai thác các lâm sản ..............................................................29
4.2.4 Đánh giá các nguồn thu nhập từ các hoạt động tạo sinh kế người dân ....37
4.3 Phân tích thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sinh kế của người dân .........42
4.3.1 Thuân lợi...................................................................................................42
4.3.2 Khó khăn...................................................................................................43
4.3.3 Cơ hội........................................................................................................44
4.3.4 Thách thức ................................................................................................44

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................45
5.1 Kết luận ...........................................................................................................45
5.2.Kiến nghị .........................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................49
PHỤ LỤC..................................................................................................................50

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

BVR

Bảo vệ rừng

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Dòng lịch sử..............................................................................................16
Bảng 4.2: Tình hình dân số ở buôn Bạ Kẻh..............................................................17
Bảng 4.3: Số lượng thành viên hộ và trẻ em trong hộ ..............................................18
Bảng 4.4: Trình độ học vấn của chủ hộ ....................................................................19
Bảng 4.5: Nghề nghiệp của chủ hộ ...........................................................................20
Bảng 4.6: Hoạt động sinh kế của buôn Bạ Kẻh ........................................................21
Bảng 4.7: Phân loại đất của người dân......................................................................26
Bảng 4.8: Tình hình sử dụng tài nguyên đất ............................................................27

Bảng 4.9: Số hộ thiếu đất sản xuất............................................................................28
Bảng 4.10: Sản phẩm lấy từ rừng..............................................................................29
Bảng 4.11: Số hộ tham gia bảo vệ rừng ....................................................................30
Bảng 4.12 Mức độ khai thác các sản phẩm rừng ......................................................31
Bảng 4.13 : Mục đích sử dụng các sản phẩm từ rừng...............................................33
Bảng 4.14: Tầm quan trọng của các sản phẩm rừng .................................................36
Bảng 4.15: Thu nhập từ nông nghiệp........................................................................37
Bảng 4.16: Nguồn thu nhập từ rừng của người dân..................................................39
Bảng 4.17: Tổng thu nhập bình quân từ các hoạt động sinh kế................................41
Bảng 4.18: Các yếu tố khó khăn người dân gặp phải ...............................................43

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Số hộ tham gia bảo vệ rừng......................................................................30
Hình 4.2 Nguồn thu nhập theo nhóm sinh kế...........................................................42

viii


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề
Ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung, tình trạng đói
nghèo đang là một vấn đề quan tâm. Đói nghèo chủ yếu tập trung cộng đồng ở vùng
nông thôn, miền núi và đời sống của họ thường phụ thuộc vào các sản phẩm tự
nhiên đồng thời phải đối mặt với sự xuống cấp của môi trường. Ngoài ra theo báo
cáo nghiên cứu nguyên nhân của nạn phá rừng nhanh chóng ở Việt Nam là do sự
gia tăng dân số, tăng trưởng về kinh tế và nhu cầu về lương thực, xuất khẩu nông

nghiệp và các sản phẩm rừng chủ yếu là gỗ cho công nghiệp giấy, bột giấy, xây
dựng và nhiên liệu, cùng với sự bùng nổ dân số dẫn đến việc gây sức ép cho sản
xuất nông nghiệp, song song đó cộng với việc khai thác tài nguyên rừng để phục vụ
cho nhu cầu sinh kế của người dân làm cho tài nguyên rừng ngày càng suy giảm. Và
chính sự suy giảm của tài nguyên rừng đã ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ lên đời
sống của họ cũng như về kinh tế - xã hôi.
Mặt khác các cộng đồng dân cư sống gần rừng chủ yếu là người nghèo và có
cuộc sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các cộng đồng vừa là tác
nhân vừa là nạn nhân của sự xuống cấp tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra nghèo đói
của các dân tộc thiểu số vùng cao không chỉ là do thiếu nguồn tài chính mà còn do
nhiều nguyên nhân khác như rào cản ngôn ngữ, thiếu kỹ thuật canh tác và bùng nổ
dân số. Và điều cũng đáng quan tâm nhất là việc thiếu đất để sản xuất và quyền sử
dụng đất là nguyên nhân gây khó khăn cho việc tạo sinh kế của họ.
Sự suy giảm tài nguyên dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như ô nhiễm
môi trường sinh thái, trái đất nóng lên,…khai thác các lâm sản dưới tán rừng gây
mất cân bằng sinh thái dẫn đến sự biến đổi khí hậu thất thường, bão lụt, lũ quét, lở

1


đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh, bên cạnh đó rừng suy giảm là nguy cơ đoe dọa
một số loại động vật quý hiếm. Mặt khác sự suy giảm nguồn tài nguyên làm ảnh
hưởng sinh kế đến nhiều hộ dân ở vùng ven rừng như sự suy giảm các lâm sản ngoài
gỗ dẫn đến nguồn kinh tế họ giảm đi làm tăng khả năng đói kém của nhiều hộ gia
đình từ đó ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của địa phương và trở thành gánh nặng cho
địa phương và xã hôi trong việc tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề này. Sự phụ
thuộc sinh kế người dân vào tài nguyên rừng quá nhiều dẫn đến sự lạc hậu trong phát
triển kinh tế hộ gia đình, họ chỉ biết sống dựa vào rừng mà không quan tâm đến các
nguồn kinh tế khác ở địa phương như mua bán, dịch vụ hoặc phát triển nông
nghiệp…và đó là mặt yếu kém của sự phụ thuộc sinh kế nhiều vào rừng và nó góp

phần gây cản trở sự phát triển kinh tế ở địa phương.
Do đó, tìm hiểu sinh kế của người dân có sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng
là tiền đề trong công tác vừa cải thiện sinh kế người dân vừa quản lý rừng một cách
bền vững. Chính phủ Việt Nam đã nhấn mạnh các nỗ lực cải thiện sinh kế của
người dân nghèo có sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng, dựa trên sự duy trì các nguồn
tài nguyên như sức sản xuất của đất đai và các loại tài nguyên khác. Bên cạnh đó thì
Nhà nước ban hành một số chính sách về tài chính và tín dụng, về khuyến khích đầu
tư cho người dân địa phương để có được những nguồn lực để tạo sinh kế bền vững.
Các chương trình giao khoán bảo vệ rừng cho người dân của Nhà nước như chương
trình 661, 30A, chi trả môi trường cho các tổ chức cá nhân đã góp phần đáng kể
trong việc cải thiện đời sống của người dân có sự phụ thuộc sinh kế vào tài nguyên
rừng và qua đó làm tăng mức độ che phủ của rừng trên toàn quốc.
Vì vậy, đề tài “ Tìm hiểu sinh kế của người dân có sự phụ thuộc vào tài
nguyên rừng tại Buôn Bạ Kẻh, Thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm
Đồng” nơi mà có 90% là người dân tộc đang sinh sống ở nời đây và sinh kế của họ
phụ thuộc nhiều vào rừng vì thế nghiên cứu này nhằm đánh giá sự phụ thuộc vào
tài nguyên rừng của người dân qua đó xem xét cách mà người dân nhìn nhận giá trị
tài nguyên rừng cho mục đích sinh kế của họ, mức độ mà họ đi lại trong rừng từ đó
góp phần tư liệu cho địa phương trong việc tìm kiếm các giải pháp hợp lý trong việc

2


cai thiện sinh kế hộ gia đình vừa bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên bền
vững.
1.2 Mục tiêu
(1) Mô tả đặc điểm sinh kế của người dân.
(2) Phân tích sự phụ thuộc sinh kế của người dân vào tài nguyên rừng.
(3) Phân tích những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sinh kế của người


dân.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm về sinh kế
Sinh kế, dưới góc độ cách tiếp cận của người nghèo luôn đa dạng và phức
tạp. Thông thường những gia đình khác nhau sẽ thực hiện những phương thức sinh
kế khác nhau để tăng thêm thu nhập, giảm nghèo và tăng chất lượng cuộc sống. Các
phương thức sinh kế của người dân thường bao gồm một lượng thay đổi các hoạt
động khác nhau như làm vườn, khai thác tài nguyên, chăn nuôi, …vốn thường
không được các nhà nghiên cứu quan sát thấy nếu sử dụng các cuộc nghiên cứu
truyền thống.
Sinh kế về cơ bản là cách hay phương tiện mà hộ gia đình sử dụng để đạt
được một đời sống tốt và duy trì nó. Đối với một hộ gia đình nghèo đời sống tốt chỉ
đơn giản là đủ ăn có một mái nhà che mưa che nắng và một mức an toàn tối thiểu
cho gia đình. Đối với các nhóm khác tiêu chuẩn cao hơn. Nhưng dù định nghĩa thế
nào, các hộ gia đình cũng sẽ phấn đấu để đạt được mức sống tối thiểu và duy trì nó.
Sinh kế của hộ gia đình và chiến lược mà con người sử dụng để tạo ra các sinh kế
ấy là cốt lõi của sự phát triển(dẫn từ tài liệu bài giảng LNXH của Bùi Việt Hải )
2.2 Các tài sản sinh kế
Một sinh kế không chỉ có nghĩa là các hoạt động mà con người thực hiện để
kiếm sống. Nó còn có nghĩa là tất cả các yếu tố khác nhau góp phần vào và ảnh
hưởng đến khả năng của con người đảm bảo đời sống của họ và hộ gia đình của họ,
bao gồm:
-

Tài sản mà hộ gia đình có được hay có thể tiếp cận được – con người,

tự nhiên, xã hội, tài chính và hữu hình.

4


-

Các hoạt động cho phép hộ gia đình sử dụng các tài sản này để thỏa mãn các nhu
cầu cơ bản.

-

Các yếu tố khác nhau mà bản thân họ có thể không kiểm soát trực tiếp, như mùa
vụ, thiên tai, xu hướng kinh tế, ảnh hưởng lên tình trạng dễ bị tổn thương của
họ.

-

Các chính sách, định chế và tiến trình có thể giúp họ hay gây khó khăn cho họ
trong việc đạt được một sinh kế “thỏa đáng”

Các thành viên của một hộ gia đình kết hợp các khả năng, kỹ năng và tri thức. Các
hộ gia đình khác nhau sẽ có các mức độ tiếp cận khác nhau đối với một phạm vi
rộng các tài sản này. Tính đa dạng và số lượng các tài sản khác nhau mà hộ gia đình
có được và sự cân bằng giữa chúng sẽ ảnh hưởng lên loại sinh kế mà họ có thể tạo
ra cho chính họ ở một thời điểm nhất định.
-

Tài sản con người: sức khỏe, tiềm năng, kiến thức, kỹ năng… Sức khỏe và khả
năng làm việc của con người, tri thức và khả năng mà họ thu nhận được qua các

thế hệ trải nghiệm và quan sát, làm thành vốn con người của họ. Giáo dục có thể
giúp cải thiện khả năng của con người trong việc sử dụng các tài sản hiện có tốt
hơn và tạo ra các tài sản và cơ hội mới.

-

Tài sản xã hội: tổ chức hộ gia đình, tổ chức nhóm và cộng đồng… Cách thức
trong đó con người làm việc chung với nhau, cả trong phạm vi hộ gia đình và
trong cộng đồng rộng hơn là yếu tố có tầm quan trọng then chốt cho sinh kế của
các hộ gia đình. Trong nhiều cộng đồng, các hộ gia đình khác nhau sẽ liên kết
nhau bằng các mối quan hệ ràng buộc xã hội, trao đổi qua lại, tin tưởng và giúp
đỡ lẫn nhau. Tất cả đều có thể giữ những vai trò rất quan trọng nhất là trong thời
kỳ khủng hoảng. Do đó chúng có thể xem là tài sản xã hội mà các hộ gia đình sử
dụng để theo đuổi sinh kế của họ.

-

Tài sản tự nhiên: đất đai, tài nguyên rừng, động thực vật… Đối với người dân
sống ở các vùng nông thôn, vốn tự nhiên, bao gồm các tài sản, như đất đai,
nước, tài nguyên rừng và gia súc, rõ ràng là những tài sản then chốt để tạo ra
lương thực, thực phẩm và thu nhập. Những cách thức mà người dân tiếp cận với

5


các tài nguyên này, như quyền sở hữu, thuê mướn, tài nguyên chung cần được
xem xét cũng như điều kiện của bản thân tài nguyên, sức sản xuất của chúng và
cách thức mà chúng có thể thay đổi qua thời gian.
-


Tài sản hữu hình: cơ sở hạ tầng, cơ sỏ kinh doanh, các dịch vụ.. Vốn hữu hình
có thể gồm công cụ và thiết bị cũng như cơ sở hạ tầng như đường sá, cảng, sân
bay, cơ sở kinh doanh. Sự tiếp cận chúng, cũng như các hình thức khác của cơ
sở hạ tầng, như là cung cấp nước hay chăm sóc sức khỏe, sẽ ảnh hưởng lên khả
năng của con người trong việc đạt tới một sinh kế thỏa đáng.

-

Tài sản tài chính: vốn tài chính sử dụng đầu tư cho sản xuất… tài sản tài chính
của các hộ gia đình nông thôn có thể đến từ sự chuyển hóa sản phẩm mà họ sản
xuất ra thành tiền, nhằm trang trải cho các giai đoạn khi sản xuất giảm đi hay
đầu tư vào các hoạt động khác. Hộ gia đình có thể sử dụng các hệ thống tín dụng
chính thức và phi chính thức để bổ sung cho nguồn lực tài chính của chính họ.

2.3 Những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Lê Thanh Hồng (2007) trong đề tài “Phân tích sinh kế và sự phụ thuộc vào
rừng của các cộng đồng địa phương và đề xuất các giải pháp ổn định đời sống dân
cư trong và xung quanh khu bảo tồn” kết luận: Do ảnh hưởng của các chính sách
định canh định cư thực hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau, cũng như từ cấu trúc
làng xã, diện tích đất canh tác giữa các hộ không đều, dẫn đến sự phân hoá giàu
nghèo cách biệt rõ ràng. Tập quán sinh hoạt, trình độ dân trí thấp cho nên kinh tế
các hộ dân ở đây còn nhiều khó khăn và như thế họ vẫn chưa thoát khỏi cảnh phụ
thuộc vào rừng, đặc biệt là các hộ nghèo.
Trần Văn Du (2007) trong đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp từng bước nâng
cao đời sống dân cư vùng đệm vườn quốc gia U Minh Hạ”. Triển vọng sau khi đã
có các dự án phát triển vùng đệm thì đời sống bà con nơi đây sẽ từng bước phát
triển, ít nhiều sẽ thu hút các hoạt động mới, các sinh kế của người dân, từng bước sẽ
được chuyển đổi theo hướng tích cực như dịch vụ du lịch sinh thái, kéo theo các
dịch vụ khác. Phát triển kinh tế xã hội vùng đệm đòi hỏi một cách tiếp cận tổng hợp
gồm các giải pháp quản lý, phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tín dụng cho sản xuất, đi


6


đôi với khuyến nông, tăng cường nhận thức và năng lực quản lý. Đối với lực lượng
lao động làm thuê trong khu vực vùng đệm, lao động làm thuê hưởng lương theo
mùa phòng chống cháy rừng chiếm tỉ lệ cao. Cần có những chính sách đãi ngộ thích
hợp để khuyến khích người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng có cuộc sống ổn định.
Bảo vệ tài nguyên rừng cũng chính là bảo vệ cuộc sống của họ.
Nguyễn Đồng Bảo Khoa(2007) trong đề tài: ”Tìm hiểu sinh kế của người dân
địa phương và việc quản lý rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên TàKóu, Tỉnh Bình
Thuận” đã kết luận: do ảnh hưởng của các chính sách định canh định cư cũng như
cấu trúc làng xã, diện tích thổ canh và thổ cư nhỏ hẹp nên không có nhiều sản
phẩm thu hoạch từ đất thổ cư và đây là trở ngại cho các biện pháp tăng thu nhập
nhằm giảm áp lực phụ thuộc vào rừng của cộng đồng. Nghiên cứu đã phản ảnh thực
tế là cộng đồng nơi đây vẫn thường xuyên ra vào rừng thu hái các sản phẩm từ rừng
và áp lực này không chỉ xuất phát từ cộng đồng trong khu vực mà kể cả ngoài khu
vực. Tuy đồng bào đã có sáng kiến xây dựng quy ước trong bảo vệ tài nguyên rừng,
nhưng theo thời gian thì tình trạng nhập cư làm cho tài nguyên rừng trở thành tiếp
cận tự do, gây khó khăn cho công tác quản lý rừng. Và canh tác rẫy là một trong
những nguyên nhân làm cho đất rừng thu hẹp, đồng thời tạo mối đe dọa cho suy
thoái môi trường. Do đó có nhiều biện pháp ngăn chặn mở rộng diện tích đất rẫy và
khuyến khích người dân định canh định cư, nhưng chua có giải pháp cụ thể giúp
đồng bào ở đây ổn định sản xuất. Ngoài ra việc giao đất giao rừng nơi đây đã phần
nào giảm áp lực phụ thuộc rừng nhất là nạn phá rừng làm rẫy của người dân trong
cộng đồng.
Nguyễn Đông Giang(2008) trong đề tài:”Nghiên cứu siinh kế phụ thuộc vào
rừng ở một cộng đồng dân cư apas, xã Mã Đà, Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích
Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai” kết luận: Sự đe dọa của các nhà chức trách không cho
trồng giống cây ngoại làm ảnh hưởng đến sinh kế của người dân nơi đây qua đó làm

ảnh hưởng kinh tế cộng đồng và đi kèm là hiệu quả quản lý tài nguyên rừng bị suy
giảm. Ngoài ra xuất phát điểm về tiềm năng kinh tế - xã hội thấp mặc khác lại bị chi
phối bởi lâm trường nên sinh kế ở đây thiếu sự đa dạng, không bền vững, lại luôn

7


có sự phụ thuộc vào rừng. Một nguyên nhân nữa là do sự phân hóa giàu nghèo rõ
nét, lại phân chia quyền sử dụng đất không hợp lý dẫn đến thiếu đất sản xuất ở
những hộ nghèo và trung bình gây cản trở cho công tác quản lý bảo vệ rừng của khu
bảo tồn. Ngoài ra cơ quan nhà nước thực thi chính sách chưa đồng bộ đây là măc
yếu kém trong công tác quản lý của các nhà điều hành dẫn đến sinh kế người dân
thuộc các nhóm hộ cụ thể đều có sự ảnh hưởng đáng kể đến tài nguyên rừng.
Trần Đức Viên trong đề tài “Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh
kế người dân” đã chỉ ra rằng: việc phân chia đất rừng cho các cộng đồng người Thái
tại Nghệ An đã giúp cộng đồng này thu nhập ổn định và do đó việc bảo vệ rừng có
tăng lên. Tuy nhiên vẫn còn có những thay đổi để đạt mục đích quản lý và bảo tồn
tốt hơn tài nguyên rừng, và đem lại những sinh kế thay thế bền vững hơn cho người
dân sống gần rừng. Đó là phải phân quyền nhiều hơn, tập trung nhiều hơn cải thiện
sinh kế của người dân sống gần rừng và nâng cao của tổ chức cộng đồng.
Trần Quốc Chính (2009) trong đề tài “Tìm hiểu sinh kế và các yếu tố ảnh
hưởng đến sinh kế người dân khu vực ấp 2, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng
Nai” đã kết luận đã phản ánh được các hoạt động sinh kế của người dân nơi đây chủ
yếu là hoạt động nông nghiệp. Tài sản sinh kế thi ở đây cũng hội đủ năm loại tài sản
sinh kế. Ngoài ra còn kết luận được các yếu tố ảnh hưởng đến người dân như các
chính sách chương trình nhà nước như 135, 327, 661,..Các yếu tố ngoài tầm kiếm
soát ảnh hưởng đến sinh kế như thời tiết, voi phá hại mùa màng, thiếu đất sản xuất,
thiếu vốn và kỹ thuật canh tác,…Ngoài ra đề tài còn nêu rõ mối quan hệ giưa yếu tố
giới và sinh kế là có quan hệ với nhau như ai là người tham gia bảo vệ rừng, có giấy
chứng nhận sử dụng đất lâm nghiệp hay không, ai là người quyết định nuôi con gì,

trồng cây gì.
2.4 Một số chính sách liên quan đến sinh kế
Nhận thức được những ảnh hưởng to lớn của rừng đối với đời sống của con
người. Trong những năm qua, nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách liên quan
đến bảo vệ phát triển tài nguyên rừng và cải thiện đời sống người dân tại các vùng

8


nông thôn miền núi, để đảm bảo chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Sau
đây là một số chính sách:
Nghị định 184/HĐBT ban hành ngày 06/11/1982 về việc đẩy mạnh giao đất giao
rừng cho tập thể nhân dân trồng rừng.
Luật bảo vệ và phát triển rừng ban hành 1991 đã cho phép giao đất cho các hộ,
đồng thời các hộ cũng có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, và
chuyển đổi quyền sử dụng diện tích đất được giao.
Chương trình “phủ xanh đất đồi núi trọc” hay còn gọi là 327( quyết định 327/CT)
bắt đầu 1993 cũng đã triển khai một số hoạt động giao khoán bảo vệ rừng và trồng
rừng. Khi người dân trồng rừng họ được cấp một khoản tiền công cho việc đóng
góp lao động và các khoản thu do tỉa thưa nhưng sản phẩm cuối cùng thuộc về chủ
đầu tư.
Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 về việc giao đất nông nghiệp cho tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân sử dụng mục đích sản xuất nông nghiệp.
Chỉ thi 286/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp
bách để bảo vệ rừng.
Quyết định 661/QĐTTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc
trồng mới 5 triệu ha rừng.
Quyết định 163/TTg ngày 16/11/1999 về giao đất cho thuê đất lâm nghiệp cho
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thay thế nghị định 02/CP ngày 15/01/1994
Quyết định 187/2001/QĐTTg ngày 12/11/2001 về quyền hưởng lơi, nghĩa vụ

của các hộ gia đình, cá nhân được thuê nhận khoán rừng và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.

9


CHƯƠNG 3
ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Thị trấn Mađaguôi là cữa ngõ của tỉnh Lâm Đồng, có quốc lộ 20 từ Thành phố
Hồ Chí Minh chạy qua trung tâm Thị trấn dài 12km đi Đà Lạt và tỉnh lộ 721 đi
huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên. Là đầu mối giao lưu kinh tế- xã hội với các tỉnh Đồng Nai,
Thành phố Hồ Chí Minh… Là vùng kinh tế mới thuộc miền núi, có đồng bào dân
tộc tại chỗ và cư dân ở nhiều địa phương về đây sinh sống, lập nghiệp có hướng ổn
định lâu dài.
• Vị trí địa lý:
Phía Bắc giáp xã Hà Lâm
Phía Nam giáp huyện Tân Phú- tỉnh Đồng Nai
Phía Đông giáp huỵen Tánh Linh tỉnh Bình Thuận
Phía Tây giáp xã Mađaguôi.
• Diện tích
Thị trấn Mađaguôi có tổng diện tích tự nhiên là 2570ha
Trong đó:
Đất lâm nghiệp là : 1455ha
Đất nông nghiệp là: 730ha
Đất chuyên dùng là: 90 ha
Đất ở

: 25 ha


Đất chưa sử dụng : 270 ha
3.1.2 Về tình hình kinh tế - Xã hội
+Đặc điểm kinh tế:

10


Trong những năm qua đã có bước phát triển khá với tổng GDP hàng năm
bình quân 3.400.000đ/người/năm. Tổng sản lượng quy ra thóc bình quân
225kg/người/năm. Cây Điều là cây công nghiệp chủ yếu. Ngành thủ công nghiệp
phát triển mạnh, đặc biệt là các cơ sở sản mây tre đan. Trên địa bàn thị trấn có 01
trường học cấp ba, 01 trường học cấp hai và 03 trường học cấp một, ngoài ra còn có
02 trường Mầm non và 01 trường dạy nghề.
+Đặc điểm xã hội:
Là cữa ngõ đầu tiên của Tỉnh, lại tiếp giáp với hai tỉnh Đồng Nai và Bình
Thuận, từ đó tạo ra sự giao lưu về kinh tế và văn hóa rất thuận lợi.
Tình hình an ninh quốc phòng được đảm bảo ổn định với sự tuần tra, canh
gác thường xuyên, liên tục của lực lượng dân quân tự vệ phối hợp với văn phòng và
tổ an ninh khu phố.
+Về dân số: có 2048 hộ gồm 10238 khẩu. Trong đó có 4607 nam và 5631
nữ.
+Về dân tộc: đồng bào dân tộc tại chỗ chiếm 10% dân số trên toàn thị trấn,
với trình độ dân trí không đồng đều.
+ Về tôn giáo: có hai tôn giáo chính ( Công giáo có 506 hộ gồm 2680 khẩu,
Phật giáo 370 hộ, gồm 1886 khẩu )
+Tình hình giao thông:
Tổng số km đường hiện có trên địa bàn huyện là 139km
- Đường liên tỉnh là 28 km
- Đường liên huyện là 11 km

- Đường liên thôn là 40 km
Đường lâm nghiệp quản lý là 60 km
Mật độ đường lâm nghiệp bình quân 1,5 km/1000ha rừng
• Tình hình kinh tế sản xuất nông lâm nghiệp:
Quỹ đất canh tác ở đây tương đối phong phú. Tuy nhiên đi sâu vào tìm hiểu
cụ thể phần lớn diện tích đất sản xuất tập trung vào một số hộ dân đi lập nghiệp từ
1987 trở về trước còn một số hộ dân kinh tế mới đến sau và đồng bào dân tộc có

11


diện tích đất canh tác bình quân thấp, phần lớn diện tích này không thuận tiện về
giao thông, nguồn nước và đa phần nằm trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, chưa định
hình, kỹ thuật canh tác thấp nên thu nhập không cao, từ năm 1993 đến nay nhờ
nguồn vốn 327, vốn cây đứng tập trung cho đối tượng đồng bào dân tộc để nhận bảo
vệ rừng, trồng rừng và chăm sóc rừng trồng nên đời sống có bước đầu ổn định.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu thì nội dung của từng mục tiêu là:
(1) Mô tả sinh kế của người dân
+Đặc điểm kinh tế xã hội ở buôn Bạ Kẻh
+Hoạt động sinh kế của người dân
(2) Phân tích sự phụ thuộc sinh kế của người dân vào tài nguyên rừng
+Tình trạng sử dụng tài nguyên đất
+Tình trạng khai thác lâm sản
+Đánh giá các nguồn thu nhập từ các hoạt động tao sinh kế của người dân
(3) Phân tích những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sinh kế của người dân.
3.3 Phương pháp nghiên cứu:
Điều tra sơ lược về thôn: phỏng vấn một số nhân vật chủ chốt như trưởng
thôn hoặc già làng cùng với người thân của họ để biết tình hình chung về cơ sở hạ
tầng, giao thôn, y tế, giáo dục, lích sử thôn, sản phẩm và cây trồng chính,cơ sở tổ

chức của thôn, sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng…bằng cách sử dụng bảng câu hỏi
phỏng vấn.
Điều tra phỏng vấn hộ: kết cấu nghề nghiệp, thu nhập, điều kiện sống, đất
đai, cây tròng, vật nuôi, các sản phẩm từ rừng, các hoạt động lâm nghiệp và chương
trình giao khoán quản lý bảo vệ rừng, các khó khăn thị trường sản phẩm tiêu thụ.
Sử dụng một số công cụ PRA để thu thập và phân tích thông tin, cụ thể như
sau:
Sử dụng công cụ dòng lịch sử xác định bối cảnh thành lập và sự thay đổi sinh
kế người dân cho mục đích sinh kế.

12


Sử dụng công cụ lịch thời vụ xác định các hoạt động nông nghiệp của người
dân trong năm.
Phân tích hoạt động sinh kế bằng phương xử lý và phân tích số liệu thong
qua phần mềm Excell.
Xác định tỉ trọng thu nhập từ rừng so với tổng thu nhập
Phân tích SWOT để xác đinh điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức
trong việc sử dụng và quản lý bảo vệ rừng.
Lấy mẫu 60 hộ tương ứng 100%

13


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Mô tả đặc điểm sinh kế của người dân
4.1.1 Đăc điểm kinh tế xã hội ở buôn Bạ Kẻh
4.1.1.1 Bối cảnh thành lập và sự thay đổi sinh kế của người dân ở buôn Bạ Kẻh

Từ khi hình thành lập Buôn Bạ Kẻh từ 1989 cho đến nay, người dân đã gặp
không ít khó khăn trở ngại trong đời sống sinh kế. Trước những khó khăn đó, người
dân đã không ngừng thích ứng và tồn tại đến ngày nay, đó là một quá trình lâu dài
liên tục thích nghi với những thay đổi, những điều kiện khắc nghiệt ảnh hưởng tiêu
cực đến đời sống sinh kế người dân địa phương. Bên cạnh những khó khăn thì cũng
có những tác động hỗ trợ từ phía chính quyền. Trên thực tế đó, bối cảnh và cách
thích nghi của người dân được chúng tôi tìm hiểu thông qua việc phân tích dòng
lịch sử của Buôn BạKẻh (bảng 4.1) như sau:
Năm 1989 thì người dân tộc ở khắp nơi được nhà nước đưa về sinh sống và
hình thành nên buôn Bạ Kẻh. Lúc mới thành lập có khoảng 32 hộ dân tộc là người
Châu Mạ, cuộc sống của người dân lúc bấy giờ còn gặp nhiều khó khăn chủ yếu
mưu sinh dựa vào tài nguyên thiên nhiên rừng.
Đến năm 2000 thì đã phát triển được hơn 40 hộ và cuộc sống của người dân
thay đổi nhờ việc làm rẫy chủ yếu là độc canh cây điều nhưng hiệu quả kinh tế
không mang lại cao, người dân cũng còn nhiều khó khăn. Bên cạnh khó khăn thì
Nhà nước cũng đã hộ trợ phần nào về muối, gạo,… nên cuộc sống của người đồng
bào dân tộc Châu Mạ cũng có phần ổn định.
Từ năm 2004 nhà nước có chương trình 135 điện, đường, trường, trạm, kéo
điện và làm đường, xây trường 1 trường mẫu giáo và 01 trường tiểu học nhằm nâng
cao trình độ dân trí cho người dân ở đây. Chương trình 134 xây dựng nhà cho các

14


hộ nghèo người dân tộc. Ngoài ra Nhà nước đưa ra chương trình 327 tham gia giao
khoán và bảo vệ rừng và lúc bấy giờ thì chỉ có khoảng 8 hộ nhận khoán. Các
chương trình 134, 135, nhà tình thương tại địa phương được tiến hành sâu sắc cho
các hộ dân nghèo và các hộ đồng bào dân tộc. Chương trình 134,135 xây dựng nhà
cho đồng bào dân tộc tạo tâm lý an tâm, hứng khởi, vui tươi cho người dân, tạo nên
bầu không khí ấm áp, khích lệ người dân cố gắng lao động sản xuất với niềm tin

vào sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Các chương
trình đã có tác động khích lệ tinh thần người dân một cách mạnh mẽ, nâng cao đời
sống tinh thần cho người dân. Tuy nhiên bên cạnh những tác dụng tích cực do
chương trình 134, 135, nhà tình thương mang lại thì cũng xuất hiện tâm lý ỷ lại,
trông chờ chính sách của một số hộ, muốn ở trong diện hộ nghèo để được hưởng
chính sách mặc dù đã trong tình trạng vượt nghèo.
Đến năm 2008 do nhu cầu văn hóa của Buôn Bạ Kẻh, Nhà nước đã đầu tư
một nhà văn hóa ở đây với giá trị khoảng 500 triệu đồng. Lúc bấy giờ người dân
cũng chưa dám nhận nhưng do nhu cầu hội họp và các vấn đề văn hóa liên quan đến
cộng đồng nên người đồng bào dân tộc Châu Mạ đã nhận sự hỗ trợ của Nhà nước.
Từ năm 2008 đến nay do chuyển đổi cơ cấu sản xuất không còn độc canh
cây điều nữa mà đã trồng được một số loài cây khác như mì, lúa nước, số ít hộ trồng
được cà phê. Đã làm tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân ở đây, bên cạnh đó
Buôn Bạ Kẻh cũng là nơi gần khu du lịch sinh thái một số hộ dân giàu lên nhờ tiền
bồi thường đất từ bên khu du lịch.

15


Bảng 4.1: Dòng lịch sử

Sự phát triển

Năm

1988

Hình thành khoảng 32 hộ. Cuôc sống chủ
yếu lúc bấy giờ dựa vào tài nguyên rừng.
Phát triển hơn 40 hộ và cuộc sống thay đổi


2000

nhờ vào sản xuất chủ yếu độc canh cây
điều, hiệu quả sản xuất thấp và nhận nhiều
hỗ trợ của địa phương.
Chương trình 135 xây dựng điện, đường,

2004

trường, trạm. Chương trình 134 xây dựng
nhà cho đồng bào dân tộc. Chương trình
327 giao khoán bảo vệ rừng.

2008

2008 đến nay

Xây dựng nhà văn hóa và là nơi hội họp
của buôn.
Sản xuất đa canh cuộc sống ổn định. Nhiều
hộ khá nhờ tiền bồi thương từ khu du lịch.

* Nguồn: tổng hợp từ số liệu phỏng vấn buôn Bạ Kẻh, 2011
4.1.1.2 Đặc điểm xã hội của buôn Bạ kẻh
(1) Dân số và lao động
Dân cư trong buôn Bạ Kẻh
Từ đầu mới thành lập phần lớn dân cư trong buôn Bạ Kẻh có kỹ thuật canh
tác còn lạc hậu do trình độ dân còn thấp và ít tiếp xúc với người lạ bên ngoài nên
khả năng thông thạo tiếng Kinh còn thấp dẫn đến sự tiếp thu nắm bắt các kỹ thuật

mới chưa cao. Đến nay thì người dân đã có nhiều tiến bộ nhất định, từ cách sống
đến kiến thức và sự đầu tư cho nông nghiệp cũng có nhiều tiến bộ.

16


×