Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

TÌM HIỂU MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TRỒNG XEN TRONG VƯỜN ĐIỀU TẠI THÔN 5, XÃ QUỐC OAI, HUYỆN ĐẠ TẺH, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

PHAN CHÂU HIỆP

TÌM HIỂU MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TRỒNG XEN TRONG
VƯỜN ĐIỀU TẠI THÔN 5, XÃ QUỐC OAI, HUYỆN ĐẠ
TẺH, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 / 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

PHAN CHÂU HIỆP

TÌM HIỂU MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TRỒNG XEN TRONG
VƯỜN ĐIỀU TẠI THÔN 5, XÃ QUỐC OAI, HUYỆN ĐẠ
TẺH, TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn : Th.S. ĐẶNG HẢI PHƯƠNG



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 / 2011

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ba mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng tôi nên người, đã tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tôi học tập.
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban
chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên
cứu.
Thầy Đặng Hải Phương đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Cán bộ xã Quốc Oai, Gia đình chú Đàm Văn Toán cùng toàn thể người dân
ở thôn 5, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ
tôi trong thời gian thực tập tại địa phương.
Thầy chủ nhiệm La Vĩnh Hải Hà cùng tập thể lớp DH07NK đã quan tâm
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tất cả các bạn gần xa của tôi đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt những
năm học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011.
Sinh viên
Phan Châu Hiệp

ii



TÓM TẮT
Đề tài tốt nghiệp: “Tìm hiểu một số phương thức trồng xen trong vườn điều
tại thôn 5, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện từ ngày
01/02/2011 đến ngày 21/07/ 2011.
Đề tài này nhằm mục tiêu tài liệu hóa một số PTTX phổ biến trong vườn
điều và đề xuất lựa chọn hai PTTX trồng xen trong vườn điều phù hợp với thực tế
tại thôn 5, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các PTTX tại địa phương khá đa dạng. Hiện
nay tại thôn 5 có những PTTX sau:
Phương thức trồng xen điều - cà phê
Phương thức trồng xen điều - tiêu
Phương thức trồng xen điều - ca cao
Phương thức trồng xen điều - cà phê - sầu riêng
Phương thức trồng xen điều - cao su
Phương thức trồng xen điều - cao su - mít
Phương thức trồng xen điều - dầu lông
Phương thức trồng xen điều - cỏ.

iii


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa

i

Lời cảm tạ


ii

Tóm tắt

iii

Danh mục các từ viết tắt

vii

Danh sách các bảng

viii

Danh sách các hình

ix

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

2.1 Tổng quan về cây điều

2


2.1.1 Nguồn gốc và xuất xứ của cây điều

2

2.1.2 Gíá trị kinh tế và giá trị sử dụng

2

2.1.3 Một số đặc điểm chung của cây điều

3

2.1.4 Hiện trạng của cây điều trên thế giới

3

2.1.5 Hiện trạng của cây điều ở Việt Nam

4

2.2 Một số luận điểm về trồng xen

5

2.2.1 Những khái niệm về trồng xen

5

2.2.2 Những mối quan hệ trong trồng xen


6

2.2.3 Cơ sở khoa học của những lợi ích trồng xen

7

2.3 4Một số nghiên cứu về trồng xen trong vườn điều ở nước ta hiện nay

10

2.3 Địa điểm nghiên cứu thôn 5, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng 11
2.3.1 Giới thiệu chung về xã Quốc Oai

11

2.3.1.1 Điều kiện tự nhiên

11

2.3.1.2 Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội

13

2.3.2 Giới thiệu về thôn 5, xã Quốc Oai

14

2.3.2.1 Lịch sử hình thành và các sự kiện quan trọng của thôn 5

14


2.3.2.2 Điều kiện tự nhiên

14

iv


3.1.2.3 Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội

15

2.3.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của Xã Quốc Oai
nói chung và Thôn 5 nói riêng

15

2.3.3.1 Thuận lợi

15

2.3.3.2 Khó khăn

16

3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

17

3.1 Mục tiêu nghiên cứu


17

3.2 Nội dung nghiên cứu

17

3.3 Phương pháp nghiên cứu

17

3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin

17

3.3.2 Phương pháp xử lýthông tin

19

4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

20

4.1 Một số phương thức trồng xen tại địa phương

20

4.1.1 Phương thức trồng xen Điều - Cà phê

22


4.1.2 Phương thức trồng xen điều - tiêu

24

4.1.3 Phương thức trồng xen điều - ca cao

26

4.1.3 Phương thức trồng xen điều - ca cao

27

4.1.4 Phương thức trồng xen Điều - Cà phê - Sầu riêng

28

4.1.5 Phương thức trồng xen điều - cao su

30

4.1.6 Phương thức trồng xen điều - cao su – mít

31

4.1.7 Phương thức trồng xen điều - dầu lông

33

4.1.8 Phương thức trồng xen điều - cỏ


34

4.2 Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức của các Phương thức trồng xen
35
4.3 Đề xuất hai PTTX thích hợp nhất với thực tiễn địa phương

38

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN

44

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

44

5.1 Kết luận

44

5.1.1 Các PTTX tại địa phương

44

v


5.1.2 Ưu nhược điểm của các PTTX


44

5.1.3 Đề xuất hai PTTX thích hợp với thực tiễn địa phương

45

5.2 Kiến nghị

45

TÀI LIỆU THAM KHẢO

46

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND: Uỷ Ban Nhân Dân
TX: trồng xen
PTTX: Phương thức trồng xen
SWOT: Strength - Weakness - Opportunity - Threat (Điểm mạnh - Điểm yếu
- Cơ hội - Thách thức)

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Phân bố quản lý sử dụng đất ở xã Quốc Oai

12

Bảng 2.1: Phân bố quản lý sử dụng đất ở xã Quốc Oai

12

Bảng2.2: Thành phần dân cư theo nhóm dân tộc ở xã Quốc Oai

13

Bảng 2.3: Dòng lịch sử thôn 5

14

Bảng 2.4: Phân loại hộ tại thôn 5

15

Bảng 3.1: Khung logic

18

Bảng 4.1: Diện tích trồng xen trong vườn điều của 74 hộ tại thôn 5


20

Bảng 4.2: Tuổi của cây điều tại thôn 5

21

Bảng 4.3: Các khoảng cách trồng điều tại thôn 5

21

Bảng 4.4 Năng suất và giá điều trong 3 năm gần đây ở thôn 5

22

Bảng 4.5 : Tuổi cây cà phê tại thôn 5

23

Bảng 4.6 Phân tích SWOT

36

Bảng 4.7: Nhu cầu về vốn sản xuất của 74 hộ thực hiện PTTX tại thôn 5

37

Bảng 4.8: Xác định PTTX ưu tiên bằng công cụ so sánh bắt cặp

39


viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1 Sơ đồ phương thức trồng xen Điều - Cà phê

22

Hình 4.2 PTTX Điều - Cà phê tại thôn 5

24

Hình 4.3 Sơ đồ phương thức trồng xen Điều - Tiêu

24

Hình 4.4 PTTX Điều - Tiêu tại thôn 5

26

Hình 4.5 Sơ đồ phương thức trồng xen Điều - Ca cao

26

Hình 4.6 PTTX Điều - Ca cao tại thôn 5


27

Hình 4.7 Phương thức trồng xen Điều - Cà phê - Sầu riêng

28

Hình 4.8 PTTX Điều - Cà phê - Sầu riêng tại thôn 5 ( 1)

29

Hình 4.9 PTTX Điều - Cà phê - Sầu riêng tại thôn 5 ( 2)

29

Hình 4.10 Sơ đồ phương thức trồng xen Điều - Cao su

30

Hình 4.11: PTTX Điều - Cao su tại thôn 5

31

Hình 4.12 Sơ đồ phương thức trồng xen Điều - Cao su - Mít

31

Hình 4.13 PTTX Điều - Cao su - Mít.

32


Hình 4.14 Sơ đồ phương thức trồng xen Điều - Dầu lông

33

Hình 4.15 PTTX Điều - Dầu lông

34

Hình 4.16 Sơ đồ phương thức trồng xen Điều - Cỏ

34

Hình 4.17 PTTX Điều - Cỏ

35

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, việc trồng xen (TX) giữa các loại cây trồng với nhau rất phổ biến.
Đặc biệt đối với những hộ gia đình có ít đất sản xuất, TX là hướng sản xuất được
chọn. Có rất nhiều mô hình TX như hoa màu với hoa màu, hoa màu với cây công
nghiệp, cây công nghiệp với cây công nghiệp…và có nhiều cách TX: TX ở một giai
đoạn nào đó, hoặc TX song song cùng lúc. TX làm đa dạng cây trồng trên cùng một
diện tích canh tác, đa dạng hóa các sản phẩm đầu ra, tránh được những tổn thất xấu
có thể xảy ra khi có sự biến động giá cả thị trường hoặc thời tiết bất lợi, đảm bảo an
ninh lương thực và tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
cho người dân.

Ở thôn 5, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng cũng không ngoại lệ.
Tại đây, trước kia người dân chỉ trồng cây điều. Tuy nhiên cây điều hiện nay đã
không còn mang lại hiệu quả nữa do già cỗi, sâu bệnh, ít trái. Bên cạnh đó thu nhập
từzdy cây điều cũng không cao, thời gian thu hoạch dài. Vì vậy, người dân đã tiến
hành TX các loại cây khác trong vườn điều với mong muốn cải thiện thu nhập.
Đến với thôn 5, tôi mong muốn tài liệu hóa được một số phương thức trồng
xen (PTTX) trong vườn điều và đề xuất lựa chọn hai PTTX phù hợp với thực tiễn
tại thôn 5 để nhân rộng ra. Chính vì vậy, được sự đồng ý của Bộ môn Nông Lâm
Kết Hợp và Lâm Nghiệp Xã Hội cùng với sự hướng dẫn của thầy Đặng Hải
Phương, tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu một số Phương thức trồng xen trong vườn
điều tại thôn 5, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng”.

1


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về cây điều
2.1.1 Nguồn gốc và xuất xứ của cây điều
Cây điều (còn được gọi là đào lộn hột) có tên khoa học là Anarcadium
occidentale L, có nguồn gốc ở vùng Nam Mỹ. Cây điều được du nhập vào nước ta
từ năm 1938, do người Bồ Đào Nha đưa vào trồng thử ở các tỉnh Nam Bộ; đến năm
1958 mới được trồng phổ biến ở Bình Dương, Tây Ninh và các tỉnh Nam Trung Bộ.
(Trích dẫn bởi Đặng Trọng Dũng, 2007).
2.1.2 Gíá trị kinh tế và giá trị sử dụng từ cây điều
Cây điều có thể xếp vào cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lâm nghiệp có
giá trị sử dụng nhiều mặt và là nguồn xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế
giới. Các sản phẩm thu được từ cây Điều rất đa dạng và có giá trị kinh tế cao.
Nhân điều là sản phẩm được giao dịch chủ yếu trên thị trường quốc tế. Nhân
Điều có giá trị dinh dưỡng cao. Dầu vỏ hạt có giá trị cao và có rất nhiều công dụng

như dùng điều chế nước sơn chống thấm, làm thuốc nhuộm, làm hương liệu, mỹ
phẩm…Quả điều (quả giả ) có thể dùng để chế biến nước giải khát, xiro, rượu vang.
Vỏ cây có thể lấy tannin. Lá cây có thể chữa bệnh mất ngủ, chữa bệnh phồng lỡ,
bỏng lửa. Rễ có thể dùng làm thuốc chống nôn.Gỗ điều được dùng làm bàn ghế gia
dụng hoặc xuất khẩu, nguyên liệu đun nấu.Nhựa điều có thể dùng làm keo dán,
thuốc sát trùng. Bả ép vỏ hạt dùng làm ván ép, than hoạt tính, chất đốt.
Như vậy ngoài giá trị kinh tế là nhân và dầu vỏ hạt điều, các sản phẩm phụ
của cây điều nếu có công nghệ chế biến thích hợp cũng sẽ mang lại hiệu quả

2


kinh tế, tăng đáng kể thu nhập cho ngành sản xuất điều. (Trích dẫn bởi Lê Tài Hùng
Biện, 2009).
2.1.3 Một số đặc điểm chung của cây điều
Hoàng Chương và Cao Vĩnh Hải (1998) cho rằng để cây điều sinh trưởng tốt
cần có yếu tố thời tiết như sau: Lượng mưa thích hợp từ 1000 - 15000 mm/năm và
tập trung mùa mưa từ 4 - 6 tháng, có mùa khô kéo dài tương đương. Nhiệt độ bình
quân tháng là 270C, nhiệt độ cực tiểu trong ngày từ 120 C - 250C, nhiệt độ cực đại
trong ngày là 250C - 350C. Điều có thể chịu nhiệt độ 400C, tuy nhiên ở nhiệt độ này
trong giai đoạn phát triển quả non, đôi khi cũng làm rụng bông và quả. Điều là cây
ưa sáng, do đó nên trồng mật độ thích hợp, bảo đảm ánh sáng đầy đủ cây cho năng
suất khá cao. Ẩm độ tương đối của không khí: cây điều trổ bông và kết hạt thuận lợi
trong điều kiện ẩm độ tương đối thấp. Nếu ẩm độ cao đều quanh năm và nhất là lúc
điều trổ bông sẽ cản trở sự mở của bao phấn, đầu nhụy không được thụ phấn, bông
sẽ thối rụng. Ngoài ra độ ẩm cao tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh làm ảnh
hưởng đến khả năng đậu quả. Những vùng trồng điều thuận lợi trên thế giới có độ
ẩm tối thiểu trung bình từ 46 % - 56%, tối đa trung bình từ 68% - 77%. Cây điều có
thể trồng trên các loại đất khác nhau như: đất cát ven biển, đất xám, đất phèn.
Nhưng chỉ sinh trưởng tốt trên đất có thành phần cơ giới nhẹ. (Trích dẫn Lê Tài

Hùng Biện , 2009).
Đường Hồng Dật (2001) cho rằng tùy theo loại cây điều trồng từ hạt hay
ghép mà có thời kì sinh trưởng và phát dục khác nhau. Đối với cây Điều trồng từ
hạt (thực sinh) thông thường khoảng 3 - 4 năm thì bắt đầu trổ bông kết quả. Còn cây
trồng bằng phương pháp ghép khoảng 18 tháng thì cho ra hoa kết quả. (Trích dẫn
bởi Lê Tài Hùng Biện, 2009).
2.1.4 Hiện trạng của cây điều trên thế giới
Theo FAO,1997 diện tích điều trên toàn thế giới chiếm 1,2 triệu ha với tổng
sản lượng khoảng 700 ngàn tấn hạt điều thô. Tổng sản lượng nhân hạt điều trên thị
trường thế giới hàng năm vào khoảng 160 ngàn tấn với tổng giá trị hơn 2 tỷ USD.
Ấn Độ, Brazil chiếm hơn 90% thị trường xuất khẩu thế giới.

3


Các nước đang trồng điều hiện nay phân bố như sau.
Châu Á: Ấn Độ, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippin,
Srilanca, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam.
Châu Đại Dương: nước Úc.
Châu Mỹ: Brazil, Colombia, Costarica, Cuba, Dominica, Equado, Mỹ,
Guatemala, Guyna, Jamaica, Mexico, Panama, Peru, Puetorica.
Châu Phi: Angola, Benin, Camerun, Kenya, Madagasca, Mozambique,
Nigeria, Senegal, Nam Phi. (Trích dẫn Lê Tài Hùng Biện, 2009).
2.1.5 Hiện trạng của cây điều ở Việt Nam
Phạm Đình Thanh (2003) cho rằng cây điều được trồng ở Việt Nam từ thế kỷ
18, nhưng việc khai thác tiềm năng kinh tế của cây điều ở Việt Nam thực sự khởi
đầu từ thập niên 80, người dân được khuyến khích trồng điều lấy hạt xuất khẩu.
Diện tích điều tập trung ở khu vực miền Trung vào phía Nam Việt Nam, phân bố ở
4 vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và Đồng bằng
sông Cửu Long, trong đó Đông Nam Bộ có diện tích lớn nhất, chiếm 60% diện tích

trồng điều ở Việt Nam, kế đến là duyên hải Nam Trung Bộ (24 %) và Tây Nguyên
(11%), Đồng Bằng Sông Cửu Long (5%). Theo FAO ( 2004 ) diện tích điều thu
hoạch của Việt Nam có khuynh hướng tăng dần theo thời gian, năm 2004 đạt
282.300 ha. Hiệp hội điều Việt Nam (2005) báo cáo diện tích điều nước ta khoảng
380.000 ha bao gồm diện tích điều trồng mới và thu hoạch. (Trích dẫn Lê Tài Hùng
Biện, 2009).
Tại khu vực nghiên cứu tỉnh Lâm Đồng, cây điều có mặt trên đất Lâm Đồng
từ trên dưới 30 năm. Cây điều được xem là một trong những loại cây trồng “xóa đói
giảm nghèo” nhanh của nhà nông. Diện tích điều của cả tỉnh Lâm Đồng khoảng
16.000 ha. Trong đó, ba huyện phía nam trồng nhiều nhất. Huyện Đạ Huoai có
6.400 ha, huyện Cát Tiên có 4.700 ha và huyện Đạ Tẻh có 2.400 ha. Và vùng điều
lớn đáng kể thứ hai của Lâm Đồng là huyện Đam Rông với gần 1.000 ha. (Khắc
Dũng, 2011))

4


2.2 Một số luận điểm về trồng xen
2.2.1 Những khái niệm về trồng xen
Mục đích chính của các nông hộ là sử dụng đất tối đa và thu được nhiều sản
phẩm nhất trên mảnh đất của mình mà vẫn duy trì được độ phì đất. Một trong những
khả năng có thể đáp ứng được mục đích này là khai thác đất trong một hệ thống cây
trồng gọi là “trồng xen”.
Boursard (1982) quan niệm trồng xen tức là sự phối hợp hay là xen kẽ các
loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích tạo nên một tổng thể thực vật có
nhiều tầng, nghĩa là có sự liên kết phù hợp lẫn nhau giữa các cây trồng có vóc dáng
và hệ rễ khác nhau, sao cho tổ hợp cây trồng nay nhận được năng lượng mặt trời
nhiều nhất ở độ cao khác nhau và hệ thống rễ khai thác các tầng đất khác nhau.
(Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).
Korikanthimath và cộng sự (1994) cho rằng trồng xen hay trồng phối hợp

bằng đa dạng hóa cây trồng thì ngược với trồng thuần. Mục đích chính của đa dạng
hóa là tránh lệ thuộc quá nhiều vào một loại sản phẩm duy nhất và tăng tổng thu
nhập cho các chủ vườn từ sản phẩm của các cây trồng phụ. Hiệu quả của các nguồn
cơ bản sản xuất cây trồng như không gian, đất, bức xạ mặt trời và nước có thể đạt
được tối đa nhờ áp dụng các hệ thống thâm canh như canh tác đa tầng, các hệ thống
canh tác đa tầng thực chất là các hệ thống đa canh có thành phần cây trồng khác
nhau. (Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).
Đoàn Văn Điếm (1997) quan niệm trồng xen kẽ các loại cây có yêu cầu
cường độ bức xạ khác nhau là biện pháp rất hiệu quả, vừa tranh thủ được không
gian vừa không bỏ phí năng lượng. Một số loại cây trồng xen có tương tác có lợi do
bổ sung dinh dưỡng cho nhau (Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).
Willey (1979) định nghĩa khi hai hay nhiều hơn những cây trồng được trồng
cùng nhau trên cùng một mảnh đất, những cây trồng này có thể gieo cùng hoặc thu
hoạch cùng thời gian. Trồng xen hay canh tác đa tầng góp phần đa dạng hóa sức sản
xuất và thu nhập, giúp duy trì tính đa dạng sinh học, chống lại các rủi ro do biến
động về sinh thái và thị trường. Nó cũng giúp cho sự bảo tồn sinh thái và điều này

5


là thiết yếu không những chỉ để duy trì điều kiện sản xuất lý tưởng mà còn bảo vệ
mội trường cho các thế hệ con cháu tương lai ( Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết,
2004).
2.2.2 Những mối quan hệ trong trồng xen
Những lợi ích và những bất lợi của trồng xen đã được Boursard thảo luận kĩ,
ông cũng lưu ý nhiều tới việc chọn các cây trồng tương hợp với nhau trong mỗi
phối hợp. Khi chọn một loại cây để đưa vào hệ thống trồng xen phải xem xét tới
nhiều yếu tố:
Khả năng thích ứng với khí hậu, đất đai trong vùng của cây trồng chính.
Nhu cầu về nước của cây trồng xen.

Vóc dáng hay tư thế ngoại hình có lấn át cây trồng chính không.
Chu kỳ sinh trưởng, thời gian cho thu hoạch.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng xen.
Nguồn nhân công có sẵn.
Giá trị kinh tế.
Ngoài ra còn phải chú ý đến khả năng cải tạo đất và khả năng cơ giới hóa
trên vườn cây (Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).
Willey (1979) cho rằng trong trồng xen, các loại cây trồng có thể quan hệ lẫn
nhau theo những cách sau:
Cạnh tranh: Trong mối quan hệ này, năng suất của một cây có thể tăng cùng
việc giảm năng suất của cây khác. Trường hợp này được gọi là sự đền bù và cây có
lợi thế về năng suất gọi là “cây trội” và cây bất lợi về năng suất là “cây bị lấn át”
Bổ sung: Đây là trường hợp mà năng suất của một cây trồng sẽ giúp cho việc
tăng năng suất của cây khác. Điều này coi như sự hợp tác lẫn nhau và khả năng này
không thường xuyên
Phụ thêm: Trong trường hợp này, năng suất của một cây trồng không ảnh
hưởng chút nào đến năng suất cây khác. Điều này xảy ra khi thời gian chín của hai
cây trồng xen hoặc thời gian sinh trưởng của chúng cách xa nhau

6


Ngăn cản lẫn nhau: Đây là trường hợp mà năng suất thực của mỗi loại cây ít
hơn mong muốn. Trường hợp này ít xảy ra trong thực tế (Trích dẫn bởi Huỳnh Văn
Khiết, 2004).
2.2.3 Cơ sở khoa học của những lợi ích trồng xen
Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn.
Rathore và cộng sự (1980) cho rằng cùng mật độ, trồng ngô theo hàng
kép (khoảng cách giữa hai hàng đơn trong hàng kép là 30 cm, khoảng cách giữa hai
hàng kép là 90 cm) và trồng xen đậu xanh giữa các hàng kép đã thu được 24,9 tạ

ngô + 3,3 tạ đậu xanh/ha. Như vậy, những tia ánh sáng chiếu trên khoảng cách giữa
các hàng ngô và đậu sử dụng có hiệu quả (Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).
Theo Dương Hồng Hiên, trồng xen ở trên đồi có tác dụng lớn trong
việc giữ đất, giữ nước và giữ độ ẩm đất do xen canh tạo ra các thảm xanh che phủ
đất nên có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn và điều hòa chế độ nước trong đất.
(Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).
Cải tạo độ phì cho đất
Theo Nguyễn Đậu và cộng sự (1991) các cây đậu đỗ thực phẩm như
đậu tương, lạc nếu được trồng xen với cây lương thực như ngô, sắn sẽ mang lại hiệu
quả kinh tế cao, cải tạo được độ phì nhiêu của đất và chống xói mòn trên đất dốc. Ví
dụ lạc được trồng xen với ngô và sắn có thể cung cấp khoảng 10 tấn chất hữu cơ
tươi/ha cho đất và làm giảm xói mòn đất từ 3 - 5 lần so với đối chứng không trồng
xen.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Công Vinh và Thái phiên (1997) cho
thấy trên đất đồi núi xen canh sắn với đậu, lạc chất hữu cơ do thân lá lạc, đậu trả lại
cho đất từ 2- 5 tấn chất khô/ha, tương đương 55- 57 kg Urê, 17 - 23 kg P2O5, 10 - 29
kg K2O, 28 - 38 kg Ca và 13 - 15 kg Mg (Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).
Theo Bùi Huy Đáp thì trồng xen là một cách khai thác và bồi dưỡng
đất tuy không được “nghỉ hẳn”, nhưng hình như nó vẫn được nghỉ vì các cây trồng
đã bổ sung, thay thế nhau kịp thời trên đồng ruộng (Trích dẫn bởi Huỳnh Văn
Khiết, 2004).

7


Khống chế cỏ dại và sâu bệnh
Kết quả nghiên cứu của Willey (1979) chỉ ra rằng trồng xen cao
lương + đậu mắt cua, cao lương + đậu xanh và cao lương + đậu triều, như những
phương tiện làm giảm đến mức tối thiểu tác hại của cỏ dại và giảm số lần làm cỏ
bằng tay mà không làm giảm đến năng suất của cây trồng chính, như vậy tiền lời

thực từ những công thức trồng xen cao lương + đậu mắt cua và cao lương + đậu
xanh với một lần làm cỏ là cao hơn cao lương + đậu triều với hai lần làm cỏ (Trích
dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).
Bartilan và Harwood (1973) khi nghiên cứu trồng xen ngô + khoai
lang, ngô + lạc ở Philippin cho thấy sinh trưởng của cỏ dại trong trồng xen canh ít
hơn trồng khoai lang, lạc thuần, nhưng lại lớn hơn ngô thuần (Trích dẫn bởi Huỳnh
Văn Khiết, 2004).
Về tác hại của sâu bệnh, dịch hại trong trồng xen tăng hay giảm còn
nhiều ý kiến trái ngược nhau.
Theo Robb (1977) thì việc phòng trừ dịch bệnh trong trồng xen, có
triển vọng rộng lớn cho việc nghiên cứu cơ sở sinh thái của dịch bệnh hại trong
quần thể trồng xen. Sự gây hại của ruồi hại bông cao lương cực kì hiếm khi đậu đỏ
được gieo giữa hàng (Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).
Theo Bùi Huy Đáp (1967), trồng xen có sự cân bằng tương đối lớn ổn
định về sinh thái. Trong điều kiện cụ thể, xen canh cây họ đậu với ngũ cốc giúp cho
cây đỡ bị sâu bệnh hơn so với độc canh, dẫn đến năng suất cao và ổn định (Trích
dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).
Tonhasca, Stinner (1991) trong thí nghiệm đa dạng cấu trúc trồng xen
ở Ohio (Mỹ) đã cho thấy trồng xen theo băng làm giảm một vài dịch hại (như sâu
đục rễ ngô) (Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).
Trồng xen tạo sự ổn định năng suất
Rao và Willey (1980) tính toán sự tương quan giữa năng suất thu
được với chỉ số môi trường đã cho thấy trồng thuần đậu triều có thể sẽ bị thất thu 1
năm trong 5 năm, trồng thuần cao lương sẽ bị thất thu 1 năm trong 8 năm, luân canh

8


hai loại cây sẽ bị thất thu 1 năm trong 13 năm, nhưng trồng xen chỉ thất thu 1 năm
trong 36 năm (Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).

Willey (1979) cho rằng cơ sở sinh lý chủ yếu của tính ổn định lớn hơn
về năng suất của trồng xen là nếu một cây thất bại hoặc sinh trưởng kém, cây khác
có thể đền bù và như thế sự đền bù không thể xảy ra nếu những cây trồng được
trồng tách biệt (Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).
Weil, Mc Fadden (1991) đã khẳng định ngô và đậu trồng xen có thể
cho năng suất tổng số lớn hơn là trồng tách biệt (Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết,
2004).
Thái Phiên và Lê Thị Dung (1998) cho rằng việc trồng xen lạc và các
loại đậu đỗ khác với sắn là một hình thức canh tác rất thích hợp trên đất dốc trồng
sắn ở miền núi phía Bắc nước ta. Sắn được trồng với khoảng cách 0,9 x 0,7 m và lạc
được trồng giữa hai hàng sắn. Kết quả thí nghiệm cho thấy lạc trồng xen sắn cho
năng suất tăng 12,3 % so với trồng sắn thuần vì lượng thân lá lạc sau khi được vùi
cho sắn đã cung cấp một lượng dinh dưỡng đáng kể cho sắn (Trích dẫn bởi Huỳnh
Văn Khiết, 2004).
Trồng xen tăng thu nhập hệ thống
Seok Dong Kim (1993) cho rằng ở Triều Tiên, trồng xen đậu tương
với đại mạch, ngô, thuốc lá hoạc hành tỏi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trồng xen
cây ngắn ngày (như ngô, lạc) với chôm chôm, xoài cho hệ số sử dụng đất tương
đương cao nhất bằng 2,24 (1993) và bằng 2,10 (1994) và lợi ích cao nhất ở tất cả
các mùa (Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).
Tamburian và Seanong (1992) nghiên cứu đậu tương trồng xen với
ngô với hình thức trồng đậu tương sớm hơn trồng ngô 15 ngày với mật độ 35000
cây/ha cho năng suất cao nhất (Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).
Những kết quả nghiên cứu của Lê Văn Trinh, Hà Minh Trung và cộng
sự (1993) về trồng xen cây họ đậu với cà phê ở Tây Bắc và Hoàng Thị Lương
(1995) về trồng xen đậu trong các lô cà phê, cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản ở Tây

9



Ngyên cho biết nó có tác dụng làm cho cây cà phê, cao su phát triển tốt hơn và cho
hiệu quả kinh tế cao (Trích dẫn bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).
Đinh Văn Cự và cộng sự (1995) cho rằng trồng xen cây lạc với cao su
1- 3 năm tuổi ở Đồng Nai đạt lợi nhuận 3,58 – 3,98 triệu đồng/ha/vụ với tỷ suất lợi
nhuận 113- 116 % . Tại Buôn Ma thuột, khi trồng xen đậu, lạc, lúa cạn với cà phê,
cao su thì lãi thuần do thu cây trồng xen đạt 1,45 - 3,36 triệu đồng/ha/vụ (Trích dẫn
bởi Huỳnh Văn Khiết, 2004).
2.2.4 Một số nghiên cứu về trồng xen trong vườn điều ở nước ta hiện nay
Nguyễn Đức Ý, 2010 với đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự thay
đổi các thành phần trong hệ thống nông lâm kết hợp giai đoạn 2000 – 2010 ở Ấp 5,
xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”, kết quả nghiên cứu cho
thấy trước đây cây điều được trồng độc canh với khoảng cách 8 x 8 m nhưng do
hiệu quả kinh tế không cao nên khi chuyển đổi người dân đã tỉa thưa cây điều với
khoảng cách 16 x 16 m, cây cà phê được trồng xen canh theo khoảng cách 3 x 3 m.
Khi cây cà phê lớn dần theo người dân ở đây họ sẽ không tỉa thưa cây điều mà chỉ
tỉa thưa cành nhánh để giữ bóng cho cây cà phê.
Đề tài “Tìm hiều một số kĩ thuật chống xói mòn đất bằng các kiểu canh tác
nông lâm kết hợp của người dân địa phương tại thôn 6, xã Kiến Thành, huyện
Đăkr’Lâp, tỉnh Đăk Nông” của Lê Thị Thủy, 2009, kết quả nghiên cứu cho thấy tre
là loại cây dễ sống cũng là loại cây chống xói mòn tốt. Tre được trồng xen với điều
nhưng trồng rải rác để giảm nước chảy bề mặt, được trồng với khoảng cách 5 x 5 m.
Đinh Thị Tuyết Nhung, 2009 với đề tài “Mô tả và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến việc người dân quyết định chuyện đổi sang cao su trong vườn hộ tại xã
Thanh Phú, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước” với kết quả nghiên cứu cho biết
trồng xen hai loài cây điều và cao su thì hai loài cây này với tán rộng có tác dụng
ngăn cản tác động của mưa nắng xuống mặt đất, tránh được cỏ dại, kết hợp với bộ
rễ sâu có khả năng giữ nước tránh được xói mòn và khả năng giữ ẩm cho đất. Lá
rụng xuống hàng năm, cành nhánh cắt tỉa của cao su và điều bỏ tại gốc cung cấp
chất hữu cơ cho đất.


10


Luận văn Thạc Sĩ Khoa Học Nông Nghiệp “Xác định mật độ hợp lý của ca
cao trồng xen dưới tàn cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước” của Trần Minh Đức,
2005 với kết luận số trái trung bình của mỗi cây ca cao tại mật độ 204 cây điều/ha
(12,3 trái/cây) lớn hơn mật độ 178 cây điều/ha (7,6 trái/cây ). Năng suất hạt khô ca
cao đạt trung bình 513kg/ha ở các nghiệm thức trồng 1111 cây ca cao, trong khi đó
năng suất hạt khô ca cao chỉ đạt 426 kg/ha ở các nghiệm thức có mật độ ca cao
trung bình ( 816 cây/ha ). Năng suất ca cao đạt thấp nhất ( 339 kg hạt khô/ha ) khi
trồng xen trong vườn điều có mật độ trung bình.
2.3 Địa điểm nghiên cứu thôn 5, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng
2.3.1 Giới thiệu chung về xã Quốc Oai
2.3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Huyện Đạ Tẻh - tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía Tây tỉnh Lâm
Đồng, xã Quốc Oai nằm ở phía Bắc - Tây Bắc của huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.
Xã Quốc Oai có tọa độ địa lý từ 11034’00 đến 11038’00 vĩ độ bắc và từ 107030’00
đến 107033’00 kinh độ đông. Phía Bắc giáp với xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh
Lâm Đồng. Phía Nam giáp với Thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.
Phía Đông giáp với xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. Phía Tây giáp: xã
An Nhơn, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. (Theo Phòng địa chính xã Quốc Oai,
2010).
Địa hình: Xã Quốc Oai có dạng địa hình khá phức tạp, được chia làm ba
dạng: dạng địa hình thấp trũng lượn sóng, dạng đồi bát úp, dạng địa hình núi cao.
Khí hậu: Xã Quốc Oai mang đầy đủ các yếu tố khí tượng của huyện Đạ Tẻh,
tỉnh Lâm Đồng.Có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt độ trung bình hàng
năm là 24,6 0C. Nhiệt độ trung bình cao nhất (từ tháng 2 đến tháng 4) là 26,4 0C.
Nhiệt độ trung bình thấp nhất (tháng 12) là 22,8 0C. Độ ẩm trung bình hàng năm là
82 %. Độ ẩm trung bình thấp nhất 75 % (vào tháng 2 và tháng 3). Độ ẩm trung bình
cao nhất 88 % (vào tháng 8).Hướng gió phổ biến trong vùng là gió Đông, Đông Bắc

và gió Tây. Tốc độ trung bình 10 -12 m/s, gió có tầng suất tốc độ lớn nhất đến 21 -

11


25 m/s.Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình năm từ
2200 - 2400 mm.
Thủy văn: Nguồn nước mặt trên địa bàn xã Quốc Oai được cung cấp bởi các
nguồn chính như suối Đạ Nhar, suối Đạ Miss, nguồn nước mưa tại chỗ. Nước
ngầm: mực nước ngầm thay đổi theo mùa và phụ thuộc vào mực nước các sông
suối, được nhân dân trong xã đã khai thác tối đa để sử dụng vào nguồn nước sinh
hoạt.
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Quốc Oai là 8598 ha được
trình bày ở bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1: Phân bố quản lý sử dụng đất ở xã Quốc Oai
Mục đích sử dụng
Đất lâm nghiệp
Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây lương thực
- Đất trồng cây chất bột
- Đất trồng cây thực phẩm
các loại
- Đất trồng cây công
nghiệp và cây trồng khác
+ Cây điều
+ Cây tiêu
+ Cây dâu
+ Cây chè
+ Cây cà phê
+ Cây ca cao

+ Cây cao su
+ Cây ăn trái và cây khác
Đất chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp

Diện tích
( ha)
6669,60
1575,32
411
45

Tỷ lệ
( %)
77,89
18,32

55
1064,32
705
14,5
2
2.5
70
60,1
110
100,22
114,26
208,82


Đất chưa sử dụng

1,33
2.46

0

Tổng diện tích

8598
(Theo UBND xã Quốc Oai, 2010)

12


2.3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số: Toàn xã Quốc Oai có 912 hộ với 3872 nhân khẩu (Theo UBND xã
Quốc Oai, 2011) được trình bày theo bảng 3.2 như sau:
Bảng 2.2: Thành phần dân cư theo nhóm dân tộc ở xã Quốc Oai
Dân tộc
Kinh
Thiểu số phía Bắc ( Tày và
Nùng )
Gốc địa phương (Châu Mạ)
Tổng

Số hộ

Số nhân khẩu


625

2671

Tỷ lệ
(%)
68,54

70

302

7,67

217
912

899
3872

23,79

(Theo UBND xã Quốc Oai, 2011)
Tình hình kinh tế: Tổng thu nhập bình quân theo đầu người của xã Quốc Oai
năm 2010 là 8.500.000 đồng/người/năm. Thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp
và các nguồn phụ khác.
Trồng trọt; Tổng diện tích đã gieo trồng của xã Quốc Oai năm 2010 đạt
1575,32 ha. Trong đó cây lương thực có tổng diện tích gieo trồng 411 ha.Cây chất
bột có diện tích đã gieo trồng là 45 ha.Cây thực phẩm các loại: đã gieo trồng và thu
hoạch được 55 ha.Cây công nghiệp và cây khác có tổng diện tích gieo trồng là

1064,32. Về năng suất và sản lượng một số cây trồng chủ lực của xã năm 2010: Cây
lúa có năng suất trung bình cả năm đạt 32,6 tạ/ha. Cây điều: năng suất trung bình từ
500 - 600 kg/ha và cây tiêu: năng suất trung bình 1,2 tấn/ha.
Chăn nuôi: Toàn xã Quốc Oai, tổng đàn trâu có 295 con, đàn bò có 375 con,
đàn heo có 800 con, tổng gia cầm các loại có khoảng 14000 con. Tình hình chăn
nuôi trên địa bàn xã ổn định, công tác phòng chống dịch bệnh luôn được chú trọng,
do đó không có phát sinh dịch bệnh trong chăn nuôi.
Công tác khuyến nông: Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quốc Oai thường xuyên quan
tâm và hỗ trợ nhân dân trong việc sản xuất. Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn cho
người dân về giống cây trồng mới cũng như phương thức sản xuất có hiệu quả. Mua
cây cao su giống cho 28 hộ và mua cây ca cao giống cho 51 hộ trong xã. Hỗ trợ

13


giống lúa chất lượng cao cho 79 hộ và hỗ trợ giống ngô cho 41 hội. Mua phân bón
cho các hộ chăm sóc cây ca cao 9.260 kg, phân bón cho các hộ sản xuất lúa và ngô
14.200 kg
2.3.2 Giới thiệu về thôn 5, xã Quốc Oai
2.3.2.1 Lịch sử hình thành và các sự kiện quan trọng của thôn 5
Thôn 5 được thành lập vào năm 1986 và có các sự kiện quan trọng được
trình bày theo bảng 3.4 như sau:
Bảng 2.3: Dòng lịch sử thôn 5
Năm
1986
1988
1993
2000
2003
2005

2006
2009
2010
2011

Sự kiện quan trọng
Thành lập thôn.Có 86 hộ.
Người dân bắt đầu trồng cây điều.
Kéo điện.
Làm đường trải nhựa.
Giao khoán rừng cho 46 hộ.
Xây trường mầm non phân hiệu Hoa Sen 3.
Có 2 dự án của Mỹ: Winrock và Acdivoca. Nội dung
dự án Acdivoca: trồng xen ca cao dưới tán cây điều.
Nội dung dự án Winrock: trồng rừng bảo tồn sinh học.
Có chương trình 30A: giảm nghèo, hỗ trợ giống cây
cao su và ca cao cho người nghèo.
Xây đập và hệ thống mương bêtông tưới tiêu.
Hệ thống đập và mương bê tông tưới tiêu đưa vào hoạt
động. Số hộ là 126.
(Theo kết quả điều tra, 2011).

2.3.2.2 Điều kiện tự nhiên
Vị tríđịa lý: Thôn 5 nằm phía Bắc xã Quốc Oai. Phía Bắc giáp thôn 7 - xã
Quốc Oai. Phía Nam giáp thôn 3 - xã Quốc Oai. Phía Tây giáp thôn 4 - xã Quốc
Oai. Phía Đông giáp xã Mỹ Đức - huyện Đạ Tẻh .
Địa hình: Thôn 5 có địa hình rất đặc biệt.Hai bên là địa hình đồi cao. Ở giữa
là địa hình bằng phẳng.
Đất đai: Đất nông nghiệp có 198 ha. Chủ yếu trồng các loại cây như điều, cà
phê, tiêu, ca cao, cao su, sầu riêng, lúa, sả chanh, cây ăn quả …Đất lâm nghiệp 145

ha. (Theo kết quả điều tra, 2011).

14


2.3.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số và đặc điểm chung: Thôn 5 có 126 hộ với 541 nhân khẩu với 360
người trong độ tuổi lao động. Trong đó có 4 hộ dân tộc Tày với 9 nhân khẩu, 5 hộ
dân tộc Mường với 13 nhân khẩu. Dân cư sống tập trung hai bên đường, chủ yếu
sản xuất nông nghiệp. Số hộ nghèo chiếm tỉ lệ khá cao được trình bày như bảng 2.4
Bảng 2.4: Phân loại hộ tại thôn 5
Các tiêu chí
Nhóm nghèo
Thu nhập
< 400.000
(VND/người/tháng)
Đất vườn ( ha/hộ)
<1
Xe máy
Không có
hoặc
<5.000.000
Tủ lạnh
Không có
Tổng số hộ

43 hộ (chiếm
34% tổng số
hộ )


Cận nghèo
400.000 –
600.000
2-3
5.000.00025.000.000

Nhóm khá
> 600.000
>3
> 25.000.000

3.000.000> 5.000.000
5.000.000
42 hộ (
41 hộ (
chiếm
chiếm 32,67
33,33% tổng % tổng số hộ
số hộ)
)
(Theo kết quả điều tra, 2011)

Tôn giáo: Hầu hết người dân ở thôn 5 không theo tôn giáo.
Nông nghiệp: Đa số người dân ở thôn 5 trồng cây công nghiệp như điều, tiêu, cà
phê, ca cao, cao su. Một số hộ trồng lúa, cây ăn quả, hoa màu, cỏ chăn nuôi và cây
sả chanh. Trong đó, cây điều vẫn là cây chủ lực. Tổng diện tích đất nông nghiệp của
thôn 5 là 198 ha
Lâm nghiệp: việc giao khoán đất rừng chưa mang lại hiệu quả cho người dân. Có 46
hộ được nhận giao khoán. (Theo kết quả điều tra, 2011)
2.3.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của Xã Quốc Oai

nói chung và Thôn 5 nói riêng
2.3.3.1 Thuận lợi
Có giao thông thuận lợi.
Tiềm năng đất đai trên địa bàn xã còn lớn, đặc biệt đất cho sản xuất nông
nghiệp.

15


×