Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CHIM TẠI VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
ËËËËËËËËËËËËËËËË

QUÁCH HỮU TRƯỜNG

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CHIM TẠI VƯỜN QUỐC
GIA VŨ QUANG HÀ TĨNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 /2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
ËËËËËËËËËËËËËËËË

QUÁCH HỮU TRƯỜNG

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CHIM TẠI VƯỜN QUỐC
GIA VŨ QUANG HÀ TĨNH

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Nga


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 /2011

i


LỜI CẢM TẠ
Trước hết con xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến gia đình đặc biệt là bố
mẹ đã tạo điều kiện thuận lợi cho con về mặt vật chất và tinh thần để hoàn thành
khóa học.
Xin cảm ơn Ban Giám Hiệu trường đại học Nông Lâm TP.HCM cùng toàn
thể các thầy cô đã truyền đạt kiết thức cho em trong thời gian học tại trường.
Xin cảm ơn Ban Chủ Nhiệm Khoa Lâm Nghiệp cùng toàn thể quý thầy cô
đã dạy dỗ và giúp đỡ để em hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn cô Vũ Thị
Nga đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý Vườn Quốc gia Vũ Quang cùng các
cô, chú, anh, chị cùng gia đình anh Nguyễn Khắc Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực tập tại Vườn Quốc gia.
Sau cùng tôi xin cảm ơn các bạn bè trong khoa Lâm Nghiệp và tập thể lớp
DH07QR đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tại trường.

ii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu: Điều tra thành phần các loài chim ở VQG Vũ Quang Hà
Tĩnh. Đề tài được tiến hành tại VQG Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 2 năm 2011 đến tháng 6 năm 2011.
Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phỏng vấn kiểm lâm và người

dân địa phương; phân tích mẩu vật; phương pháp quan sát, điều tra theo tuyến
(tuyến chim rừng và tuyến chim nước).
Những kết quả đạt được trong quá trình điều tra:
Qua điều tra đã ghi nhận được 88 loài chim với 36 họ và 11 bộ. Trong đó
phỏng vấn ghi nhận được 77 loài có 1 loài không có trong danh lục chim của VQG
Vũ Quang là sáo mỏ vàng. Qua phân tích các mẩu vật kết quả ghi nhận được 4 bộ 6
họ và 10 loài..Qua điều tra tuyên chim rừng ghi nhận được 37 loài có 1 loài không
có trong danh lục chim VQG Vũ Quang là sáo mỏ vàng. Qua điều tra trên tuyên
chim nước ghi nhận được 48 loài, có 2 loài không có trong danh lục chim VQG Vũ
Quang la cu ngói và vạc.
Trong 11 bộ thì bộ sẻ có tỷ lệ cao nhất với 48,86%, bộ sả có 13,64%, bộ hạc
có 7,95%, bộ cu cu có 6,82%, bộ gà có 5,68%, bộ cắt có 5,68%, bộ cú có 3,41%, bộ
gõ kiến có 2,27%, bộ bồ câu có 3,41% và bộ rẽ 1,14% và bộ sếu có 1,14%.
VQG Vũ Quang có 6 loài chim quý hiếm là: công, gà lôi hông tía, bói cá lớn,
bồng chanh rừng, hồng hoàng và niệc nâu.
Số lượng phổ biến của một số loài. Trên tuyến chim rừng gồm: chào mào 16
cá thể, hút mật đỏ 9 cá thể. Trên tuyến điều tra chim nước gồm: cò ruồi 21 cá thể,
cò bợ 7 cá thể. Số lượng của một số loài chim quan sát được phụ thuộc vào hoạt
động di chuyển của chúng. Nhiều loài hoạt động di chuyển lớn nên đễ bắt gặp hơn.
Hiện nay hiện trạng bảo tồn chim ở VQG Vũ Quang vẩn còn chưa được quan
tâm nhiều. Tình hình chặt phá rừng và săn bắt các loài chim quý hiếm vẩn còn xảy
ra thường xuyên đặc biệt là săn bắt các loài chim lấy thịt và chim có giá trị làm
cảnh.

iii


MỤC LỤC
TRANG
TRANG TỰA............................................................................................................. i

LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC CHỬ VIẾT TẮT ................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii
Chương 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Giới hạn của đề tài ...............................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
2.1. Thành phần loài chim thế giới và Việt Nam ........................................................3
2.1.1. Chim thế giới .....................................................................................................3
2.1.2. Thành phần loài chim Việt Nam .......................................................................4
2.2. Các mối đe dọa với chim tại VQG Vũ Quang .....................................................5
2.3. Đặc điểm chung và sinh thái học của loài chim...................................................6
2.3.1. Đặc điểm chung của loài chim .........................................................................6
2.3.2. Sự thích nghi của chim với môi trường sống ....................................................6
2.3.3. Chu kỳ hoạt động của chim...............................................................................7
2.3.4. Sinh sản của chim.............................................................................................7
2.4. Đăc điểm điều kiện tự nhiên ...............................................................................8
2.4.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................8
2.4.2. Địa hình địa mạo ..............................................................................................9
2.4.3. Khí hậu và thủy văn .......................................................................................10
2.4.3.1. Khí hậu ........................................................................................................10
2.4.3.2. Thủy văn......................................................................................................13
Chương 3: MỤC TIÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........15

iv



3.1. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................15
3.2. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................15
3.3. Địa điểm và thời gian nghiện cứu .....................................................................15
3.4. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu .........................................................15
3.4.1. Phươmg tiên nghiên cứu ................................................................................15
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................15
3.4.2.1. Phương pháp phỏng vấn kiểm lâm và người dân địa phương ....................15
3.4.3.2. Phương pháp phân tích mẫu vật ...................................................................16
3.4.3.3.Phương pháp quan sát ...................................................................................16
3.4.3.4. Phương pháp điều tra theo tuyến..................................................................16
Chương 4: KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................20
4.1. Thành phần loài chim tại VQG Vũ Quang ........................................................20
4.2.Thành phần loài và mức độ xuất hiện các loài chim qua phỏng vấn ..................21
4.3. Kết quả phân tích mẫu vật..................................................................................25
4.4. Thành phần loài và mức độ xuất hiện các loài chim qua tuyến điều tra chim
rừng tại VQG Vũ Quang ...........................................................................................27
4.5. Thành phần loài và mức độ xuất hiện các loài chim qua tuyến điều tra chim
nước tại VQG Vũ Quang ..........................................................................................30
4.6. Đặc điểm sinh cảnh và tập tính của một số loài chim trên các tuyến điều tra tại
VQG Vũ Quang.........................................................................................................34
4.6.1. Đặc điểm sinh cảnh và tập tính của một số loài chim trên tuyến chim rừng ..34
4.6.2. Số lượng của một số loài chim trên tuyến điều tra chim rừng ........................39
4.6.3.Đặc điểm sinh thái và tập tính của một số loài chim trên tuyến điều tra chim
nước ...........................................................................................................................40
4.6.4. Số lượng của một số loài chim trên tuyến điều tra chim nước .......................45
4.7. Danh sách các loài chim quý hiếm ở VQG Vũ Quang ......................................46
4.8. Biến động số lượng của của một số loài chim trên tuyến điều tra chim rừng và
tuyến điều tra chim nước. ..........................................................................................47

v



4.9. Hiện trạng bảo tồn chim và đề xuất một số giải pháp bảo tồn chim ở VQG Vũ
Quang ........................................................................................................................49
4.9.1. Hiện trạng bảo vệ rừng ....................................................................................49
4.9.2. Đề xuất giải pháp bảo tồn chim ở VQG Vũ Quang ........................................51
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................53
5.1. Kết luận ..............................................................................................................53
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................56
PHỤ LỤC ................................................................................................................... I

vi


DANH MỤC CÁC CHỬ VIẾT TẮT
Stt: Số thứ tự
VQG: Vườn Quốc gia
IUCN: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
SDVN: Sách đỏ Việt Nam
EN: Nguy cấp
NT: Gần bị đe dọa
VU: Sẽ nguy cấp
LC: Ít lo ngại
ctv: cộng tác viên
TSBG : Tần suất bắt gặp
MĐXH : Mức độ xuất hiện

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Thành phần các loài chim ở Việt Nam ........................................................4
Bảng 4.1: Thành phần loài và mức độ xuất hiện các loài chim qua phỏng vấn .......21
Bảng 4.2: Thành phần các loài chim qua phân tích mẫu vật ....................................26
Bảng 4.3:Thành phần loài và mức độ xuất hiện các loài chim trên tuyến điều tra
chim rừng ..................................................................................................................27
Bảng 4.4:Thành phần loài và mức độ xuất hiện các loài trên tuyến chim nước ......31
Bảng.4.5: Danh sách các loài chim quý hiếm ở VQG Vũ Quang ............................46

DANH MỤC CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1: Bản đồ phân theo đơn vị hành chính VQG Vũ Quang ..............................9
Hình 2.2: Nhiệt độ và độ ẩm ở VQG Vũ Quang ......................................................12
Hình 2.3: Lượng mưa và lượng bốc hơi ở VQG Vũ Quang ....................................12
Hình 3.1: Một góc sinh cảnh tuyến chim rừng.........................................................17
Hình 3.2: Một góc sinh cảnh tuyến chim nước ........................................................18
Hình 3.3: Sinh cảnh VQG Vũ Quang......................................................................19
Hình 4.1: Tỷ lệ phần trăm loài theo bộ ....................................................................20
Hình 4.2: Hút mật đỏ (con đực) ...............................................................................35
Hình 4.3: Chích chòe ................................................................................................35
Hình 4.4: Chào mào .................................................................................................36
Hình 4.5: Bắt cô trói cột . .........................................................................................36
Hình 4.6: Chích bông cánh vàng ..............................................................................37
Hình 4.7: Chích đớp ruồi mày đen ...........................................................................38
Hình 4.8: Cu gáy ......................................................................................................38
Hình 4.9: Biểu đồ số lượng của một số loài chim trên tuyên điêu tra chim rừng ....40
Hình 4.10: Cò bợ ......................................................................................................41


viii


Hình 4.11: Vạc .........................................................................................................41
Hinh 4.12: Cò trắng ..................................................................................................42
Hình 4.13: Bồng chanh.............................................................................................42
Hình 4.14: Chiền chiện đầu nâu ...............................................................................43
Hình 4.15: Nhạn bụng trắng .....................................................................................43
Hình 4.16: Bách thanh đầu đen ................................................................................44
Hình 4.17: Chèo bẻo.................................................................................................44
Hình 4.18: Diều núi ..................................................................................................45
Hình 4.19: Biểu đồ số lượng của một số loài chim trên tuyến điều tra chim nước .46
Hình 4.20: Biến đông số lượng của hút mật đỏ và chào mào trên tuyến điều tra
chim rừng ( tại VQG Vũ Quang từ 1/3 đến 29/4 năm 2011) ....................................48
Hình 4.21: Biến động số lượng của cò ruồi và cò bợ trên tuyến điều tra chim nước
(tại VQG Vũ Quang từ 1/3 đến 29/4 năm 2011).......................................................49
Hình 4.22: Đớp ruồi mày đen bị bắn ........................................................................50
Hình 4.23: Quốc ngực trắng bị bắt để làm thịt .........................................................50
Hình 4.24: Sáo mỏ vàng được nuôi ở nhà dân .........................................................51

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng sinh học cao. Với 11.458
loài động vật, 21.017 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật. Mang lại nhiều
giá trị cho con người như: cung cấp vật liệu di truyền, du lịch sinh thái, lương thực
thực phẩm… Trong những loài có giá trị đó không thể không nhắc đến loài chim vì

những giá trị lớn mà chúng đưa lại cho con người như hạt giống cây được chim phát
tán tạo nên tính đa dạng sinh học cho thực vật, chim mang lại giá trị kinh tế, giá trị
thẩm mĩ, giá trị thực phẩm, giá trị du lịch sinh thái…
Trong số những Vườn Quốc gia (VQG) có tính đa dạng sinh học thì không
thể không nhắc tới VQG Vũ Quang. VQG Vũ Quang có nguồn tài nguyên thiên
nhiên rất phong phú, và đa dạng. Từ những loài động vật đặc hữu cho đến các loài
nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Trong số các loài động vật quý hiếm có
hai loài đặc hữu được các nhà khoa học của Quỹ Quốc Tế và Bảo vệ Thiên nhiên
(WWF) và Viện Điều tra quy hoạch rừng đã phát hiện đó là: Một loài thuộc họ bò
được phát hiện năm 1992 là sao la (Pscudryx nghetinhensis) và năm 1994 phát hiện
ra loài mang lớn (Megemuntiacus vuquangensis), đã được giới khoa học trong nước
và thế giới quan tâm.
VQG Vũ Quang tổng diện tích tự nhiên 55058 ha. Với tình trạng chặt phá
rừng, săn bắt và mua bán các loài động vật hoang dã trái phép hiện nay đã làm cho
nhiều loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Trong đó có nhiều loài chim cũng
đang ở tình trạng này. Cần có kế hoạch bảo vệ chúng.
Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào phản ánh đầy đủ về thành phần loài
chim của VQG Vũ Quang. Do vậy được sự phân công của bộ môn Quản Lý Tài
Nguyên Rừng thuộc khoa Lâm Nghiệp trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,

1


dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Thị Nga chúng tôi thực hiện đề tài “điều tra thành
phần loài chim ở VQG Vũ Quang”.
1.2. Giới hạn của đề tài
Đề tài tiến hành điều tra thành phần loài chim trong khu vực VQG Vũ
Quang.

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Thành phần loài chim thế giới và Việt Nam
2.1.1. Chim thế giới
Thề giới có số lượng loài chim rất lớn thuộc 29 bộ sau:
1. Apodiformes: Bộ yến
2. Apterygiformes: Bộ chim kivi
3. Caprimulgiformes: Bộ cú muỗi
4. Casuariiformes : Đà điểu sa mạc Australia
5. Charadriiformes : Bộ rẽ
6. Ciconiiformes : Bộ hạc
7. Coliiformes : Bộ chim chuột
8. Columbiformes : Bộ bồ câu
9. Coraciiformes : Bộ sả
10. Craciformes
11. Cuculiformes : Bộ cu cu
12. Falconiformes : Bộ cắt
13. Galliformes : Bộ gà
14. Gaviiformes Gavia: Bộ chim lặn
15. Gruiformes : Bộ sếu
16. Passeriformes : Bộ sẻ
17. Pelecaniformes : Bộ bồ nông
18. Phoenicopteriformes :Bộ hồng hạc
19. Piciformes : Bộ gõ kiến
20. Podicipediformes : Bộ chim lặn
21. Procellariiformes : Bộ hải âu
22. Psittaciformes : Bộ vẹt


3


23. Rheiformes : Bộ đà điểu chân 3 ngón Nam Mỹ
24. Sphenisciformes : Bộ chim cánh cụt
25. Strigiformes : Bộ cú
26. Struthioniformes : Bộ đà điểu
27. Tinamiformes : Bộ gà gô rừng Mỹ
28. Trogoniformes : Bộ nuốc
29. Turniciformes (Laura Kleppenbach, 2010)
Theo Lê Vũ Khôi (2006) số lượng loài chim ở Columbia là đông nhất với 1700
loài, Mexcico có 1190 loài, Venezuela có 1220 loài, Brazin có 1440 loài.
2.1.2. Thành phần loài chim Việt Nam
Việt Nam là nước có thành phần loài chim lớn với 19 bộ 81 họ và 866 loài,
trong đó có 13 loài đặc hữu, 3 loài do con người du nhập, 9 loài hiếm gặp và 43 loài
bị đe dọa trên toàn cầu. Là nước có nhiều loài đang bị đe dọa và có nguy cơ bị tuyệt
chủng.
Bảng 2.1 Thành phần các loài chim ở Việt Nam
Tên Việt Nam

Tên khoa học

Số họ

Số loài

Bồ câu

Columbiformes


1

22

Bồ nông

Pelecaniformes

6

13

Bộ căt

Falconniformes

3

50

Bộ chim lặn

Podicpeformes

1

2

Bộ cú


Strigiformes

2

18

Bộ cu cu

Cuculiformes

1

19

Bộ cú mồi

Caprimulgiformes

2

6

Bộ gà

Galliformes

1

24


Bộ gõ kiến

Piciformes

2

36

Bộ hạc

Ciconiiformes

3

36

Bộ hải âu

Procellariiformes

2

2

Bộ ngỗng

Aneriformes

1


26

4


Bộ nuốc

Trogoniformes

1

3

Bộ rẽ

Charadriiformes

9

87

Bộ sã

Coraciifomes

5

27

Bộ sẽ


Paseriformes

33

454

Bộ sếu

Gruiformes

5

23

Bộ vẹt

Psittaciformes

1

8

Bộ yến

Apodiformes

2

10


81

866

Tổng

(Nguyễn Cử và ctv, 2000)
Nhiều VQG ở nước ta rất phong phú về thành phần loài chim như: VQG
Phong Nha-Kẻ Bàng có 338 loài chim (Phong Nha-Kẻ Bàng National Park, 2010)
VQG Cát Tiên có 340 loài chim (Cát Tiên National Park, 2008). Ở VQG Vũ Quang
có 301 loài chim (Nguyễn Cử, 2005).
2.2. Các mối đe dọa với chim tại VQG Vũ Quang
Tình trạng chặt khai thác và chặt phá rừng trái phép đã làm cho nơi cư trú
của các loài chim bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hàng năm đến mùa nắng khô thì rừng vẫn còn bị cháy nhiều làm cho nhiều
loài chim bị chết và mất nơi cư trú. Tình trạng này đã làm cho số lượng nhiều loài
chim bị giảm xuống nhiều.
Người dân xung quanh VQG đa số vẩn còn nghèo nên đời sống của họ phụ
thuộc vào rừng rất nhiều. Tình trạng săn bắt các loại động vật nói chung và các loài
chim nói riêng vẫn còn rât nhiều. Đặc biệt là các loài chim lớn như gà lội hông tía
hay gà rừng... Các loài chim có giá trị thậm mĩ cũng rất được người ta ưa chuộng
làm cảnh như các loại khướu, họa mi, các loại sáo…
Trình độ dân trí của người dân gần vườn quốc gia còn thấp nên chính sách
bảo tồn các loài chim vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Vẫn còn tồn tại rất nhiều thợ
săn trong khu vực làm cho số lượng của nhiều loài giảm nghiêm trọng. Theo lời bác
Nguyễn Văn Ngụ ở xã Hương Quang thì trước đây một số loài như gà lôi hông tía,

5



công, trĩ sao, gà lôi trắng còn xuất hiện nhiều nhưng bây giờ do tình trạng săt bắt
nhiều làm cho chúng ngày càng ít đi rất nhiều.
Môi trường sống sinh cảnh của chim ngày càng suy giảm. Nhiều loài bị thu
hẹp không gian sống, khiến cho số lượng của chúng ngày càng ít di và phải tiến sâu
vào rừng. Sự chặt phá và khai thác những cây gỗ lớn làm cho chúng mất nơi làm tổ
khiến chúng phải di chuyển vào sâu hoặc di cư đến nơi khác. Sinh cảnh suy giảm là
mối đe dọa lớn cho các loài chim từ thức ăn ít đi cho đến hoạt động của chúng bị
thu hẹp.
Có nhiều loại nằm trong sách đỏ Việt Nam như công, trĩ sao,gà so ngực gụ,
bồng chanh rừng,khướu mỏ dài…Đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Lực lượng bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế về số lượng nên tình trạng vi phạm
vẫn còn nhiều. Chưa có các biện pháp bảo tồn và bảo vệ các loài chim hợp lý. Ý
thức của người dân chưa cao trong việc bảo vệ các loài động vật nói chung và các
loài chim nói riêng.
2.3. Đặc điểm chung và sinh thái học của loài chim
2.3.1. Đặc điểm chung của loài chim
Chim là loài động vật có xương sống, thích nghi với điều kiên bay lượn. Là
loài có lông vũ bao bọc bên ngoài, có 4 chi nhưng 2 chi trước biến thành cánh, có
các giác quan như mắt và tai, là loại đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con.
Trên thế giới có khoảng 9000 loài chim phân bố không đều, tập trung ở
những nơi có điều kiện sống thuận lợi đặc biệt là vùng nhiệt đới. Việt Nam có
khoảng 850 loài chim phần lớn sống ở rừng.
Trong danh pháp khoa học thi chim thuộc hệ thống phân loại: Giới Animal,
ngành Chordata, lớp Aves.
2.3.2. Sự thích nghi của chim với môi trường sống
Chim có cấu tạo cơ thể thích hợp với khả năng bay lượn nên được phân bố
rộng khắp bề mặt trái đất từ rùng núi hoang vu đến các xa mạc khô cằn, vùng cực và
các đại dương. Chim thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau tùy theo điều


6


kiện môi trường về khả năng kiếm thức ăn: trên không trung, trong tán cây, dưới
đất, trong đại dương…
Chim có hai kiểu bay: bay chèo và bay lướt. Nhu cầu thức ăn của chúng rất
lớn vì cường độ trao đổi chất rất mạnh. Vì vậy thức ăn ảnh hưởng đến phân bố và số
lượng của loài chim.
Thông qua thức ăn mà người ta chia ra thành 3 loại: chim ăn động vật, chim
ăn thực vật và chim ăn tạp. Mỗi nhóm có những đặc điểm thích nghi khác nhau như
hình dạng mỏ và hình thức kiến mồi. Chim ăn thịt thì có mõ khỏe, nữa trên dài và
cong trùm nữa dưới, mép mõ sắc và nhọn. Chim ăn tạp thì mõ thường to.
Chim ăn côn trùng gồm nhiều loại. hình dạng kích thước mõ rất khác nhau
và phụ thuộc cách bắt mồi.
Một số loài chim thích nghi vời ăn phấn và mật hoa có cấu tạo mõ dài và
mãnh như chim hut mật đỏ.
Thức ăn của chim thay đổi theo tuổi và thay đổi theo mùa và phụ thuộc vào
nguồn thức ăn trong vùng (Phạm Nhật và ctv,1992; Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy,
1998; Võ Quý, 1975).
2.3.3. Chu kỳ hoạt động của chim
Hoạt động của chim phụ thuộc vào khả năng bắt mồi và cấu tạo cơ thể của
chúng. Đa số chim kiếm ăn vào ban ngày và hoạt động vào buổi sáng đến mắt trời
lặn, một sốloài kiếm ăn vào ban đêm (vạc, cú meo, cú lợn…).
Chu kỳ hoạt động của chim rõ nét nhất là sự di cư. Di cư là một hiện tượng
thích nghi sinh học. Nhiều loài sinh sống ở phương bắc và vào mùa rét thì chung di
cư đến phương nam.
Thông qua chu kỳ hoạt động của chim có thể chủ động bố trí thời gian điều
tra hợp lý.
2.3.4. Sinh sản của chim
Chim làm tổ đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con. Tuổi thành thục của chim rất

khác nhau, lớn lên chúng thường có sự thay đổi về màu lông và có sự sai khác giữa
đực cái. Mùa sinh sản chim ở nước ta khác nhau phụ thuộc vào cường độ và thời

7


gian chiếu sáng, độ ẩm không khí và nguồn thức ăn. Mùa sinh sản chim có hiện
tượng ghép đôi. Số lượng trứng trong một lứa khác nhau tùy loài , thời gian ấp
trứng mỗ loài khác nhau và thường là con cái ấp, có loài cả con đực cũng ấp như
bìm bịp.
Chim non nỡ ra được bố mẹ nuôi một thời gian, có loài chim non như gà có
thể tự kiếm ăn, một số loài chim non nở ra chưa mở mắt và trụi lông như chích
chòe, cu gáy…(Phạm Nhật và ctv,1992: Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy, 1998).
2.4. Đăc điểm điều kiện tự nhiên
2.4.1. Vị trí địa lý
VQG Vũ Quang nằm ở phía tây tĩnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 70km,
cách thành phố Vinh (Nghệ An) 55 km về phía Nam. Thuộc địa phận ba huyện
Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang của tỉnh Hà Tĩnh, tọa độ địa lý:
18o09’ - 18o26’ vĩ độ Bắc
105o16’ - 105o33’ kinh độ Đông
- Phía Nam giáp với nước Lào.
- Phía Đông Giáp xã Hòa Hải huyện hương Khê tĩnh Hà Tĩnh.
- Phía Bắc giáp xã Hương Đại, Hương Điền huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh.
- Phía Tây Giáp Xã Sơn Tây, Sơn Kim huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
Theo quyết định số 102/2002/QD - TTg của thủ tướng Chính Phủ về việc
chuyển khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang thành VQG Vũ Quang và quyêt định số
1096QD/UB - NL3 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất lâm nghiệp cho VQG Vũ Quang. Quy mô diện tích của vườn và các phân
khu như sau:
Tổng diện tích tự nhiên của VQG Vũ Quang là 55058 ha, trong đó có:

-

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 38.800 ha.

-

Phân khu phục hồi sinh thái: 16.185 ha.

-

Phân khu hành chính dịch vụ: 44 ha.

-

Diện tích khác: 29 ha.

8


Hình 2.1: Bản đồ phân theo đơn vị hành chính VQG Vũ Quang
2.4.2. Địa hình địa mạo
VQG Vũ Quang bao gồm các kiểu địa hình đồi, núi, sông xen kẽ. Trung tâm
là sông Ngàn Trươi và nhiều chi lưu khác như Rao Nổ, Rào Vền, Rào Rồng…Phía
Nam là dãy núi cao giáp biên giới Việt Lào, chạy dài xuyên từ xã Hòa Hải huyện
Hương Khê đến xã Sơn Kim huyện Hương Sơn. Đây là khu vực Đông Nam của dãy
Pulai Leng thuộc sườn Đông của dãy Trường Sơn trùm lên một diện tích lớn của Hà
Tĩnh đến tận Hương Khê. Phía khu vực độ dốc có hơi thoải (15 - 20o). Vì thế có
người đã cho đó là dấu vết của các bản bình nguyên cổ.

9



Các thung lũng trong khu vực (chủ yếu là sông Ngàn Trươi) thường ngắn và
dốc. Ở nơi tiếp giáp với đồng bằng, thung lũng được mở rộng hơn, độ dốc giảm, tạo
thành các mảng trũng. Đối với các thung lũng nhỏ thì sự chuyển tiếp xuống đồng
bằng thường rất đột ngột, làm cho mức độ chia cắt sâu, tạo thành kiểu khe, suối. Địa
mạo ở đây đặc trưng bởi ba kiểu sau:
- Núi trung bình: Tạo thành một dải hẹp, phân bố dọc biên giới Việt - Lào, bao
gồm các núi có độ cao từ 700 m đến 1.700 m diện tích 31.180 ha, chiếm 56,6% diện
tích VQG. Đặc biệt có một số đĩnh cao hơn 1.700 m như Rào Cỏ, nhưng diện tích
rất nhỏ chỉ 9.411 ha chiếm 17,1% diện tích VQG. Nói chung kiểu địa hình này khá
hiểm trở, độ dốc bình quân lớn từ 25 - 30o, mức độ chia cắt địa hình mạnh, với
nhiều đỉnh núi cao như Rao Cỏ.
- Núi thấp và đồi: Độ cao dưới 700 m, có 14.270 ha chiếm 25,9% diện tích của
VQG Vũ Quang. Tuy cấu trúc địa hình vẩn còn phức tạp, nhưng mức độ chia cắt
không mạnh và độ dốc bình quân chỉ từ 20 - 250, vì vậy địa hình có dáng mềm mại
hơn.
- Kiểu thung lũng: kiểu địa hình này có 197 ha chiếm 0,4% diện tích của VQG Vũ
Quang, phân bố chủ yếu ở hai bên bờ sông Ngàn Trươi và một số khe, suối khác, độ
cao từ 10 m đên dưới 30 m. loại địa hình này có chiều ngang hẹp, nhưng dài chảy
ven theo sông suối và tạo ra các bãi bằng, bãi bồi và các bậc thềm sông dưới chân
các dãy núi, đồi. Kiểu này cùng với thảm thực vật hiện có đã tạo ra nhiều vùng sinh
cảnh quan trọng cho các loài động vật đi lại, sinh sống như cung cấp nguồn thức ăn
, nước uống…
Nhìn chung địa hình ở đây là núi cao, vực sâu, thung lũng hẹp , độ dốc lớn,
độ chia cắt sâu và khá hiểm trở, là địa bàn thuận lợi cho các loài động vất sinh
trưởng và phát triển.
2.4.3. Khí hậu và thủy văn
2.4.3.1. Khí hậu
Khu vực VQG Vũ Quang có điều kiện khí hậu rất khác biệt. Ở đây có thể

quan sát thấy hai chế độ khi hậu khác nhau. Ở những khu vực đồng bằng, khí hậu

10


chịu ảnh hưởng của cả gió mùa Đông Bắc và Gió Đông Nam. Ở miền núi, chế độ
khí hậu là sự kết hợp giữa khí hậu Lào và khí hậu vùng Bắc Trung bộ. Tuy VQG đã
xây dựng trạm khí tượng thủy văn riêng của mình tại lán Sao La (độ cao 235 m) vào
năm 1998 nhưng do số liệu thu thập không thường xuyên và không chính xác nên
việc sử dụng bị hạn chế rất nhiều. Hiện chưa có trạm khí tượng nào được dựng lên ở
các sườn của khu vực VQG. Vì thế số liệu đã được ngoại suy từ những thông tin thu
thập được của trạm khí tượng ở trung tâm huyện Hương Khê nằm phía Đông Nam
và Hương Sơn nằm phía Bắc VQG. Số liệu trung bình những năm gần đây ở hai
huyện cho thấy:
-

Nhiệt độ không khí khu vực VQG Vũ Quang khá cao, tháng 7 là tháng nóng
nhất trong năm, nhiệt độ trung bình cao nhất 34,7oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối
là 2,6oC. Nhiệt đô trung bình trong năm la 23oC.’
- Lượng mưa trung bình trong năm ở huyện Hương Khê là 2.428 mm, huyện

Hương Sơn là 2.390 mm. Thực ra lượng mưa ở VQG Vũ Quang cao hơn nhiều vì ở
đây chịu ảnh hưởng của mùa mưa trường Sơn Đông và mùa mưa Trường Sơn Tây.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung vào tháng 8 đến tháng 10. Số ngày mưa
trong tháng tương đối đều, có số ngày mưa trên tháng thường từ 13 - 18 ngày. Mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, vào mùa này số ngày mưa giảm, cường độ
mưa chỉ đạt từ 56 - 64 mm/tháng.
Vào mùa nóng, biên độ nhiệt giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong ngày
lớn nhất (tháng 7) và nhỏ nhất (vào tháng 2), cứ lên cao 100 m thì nhiệt độ giảm
0,6oC và ảnh hưởng đến chế độ mưa trong vùng, qua chi tiết các biểu đồ sau:


11


Hình 2.2: Nhiệt độ và độ ẩm ở VQG Vũ Quang

(Nguồn số liệu VQG Vũ Quang, năm 2008)
160

700

Lượng mưa
600
(mm)

Lượng bốc

140 hơi (mm)
120

500

100
400
80
300
60
200

40


100

20

0

0
T.1 T.2 T.3 T.4 T.5 T.6 T.7 T.8 T.9 T.10 T.11 T.12 TB

Tháng
Lượng mưa

Lượng bốc hơi

Hình 2.3: Lượng mưa và lượng bốc hơi ở VQG Vũ Quang
(Nguồn số liệu VQG Vũ Quang, năm 2008)
-

Từ hình 2.2 và hình 2.3 cho thấy nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1

với 17oC và cao nhất vào tháng 6 và 7 với 29oC. Tương tự lượng mưa thấp nhất vào
tháng 2 với 43 mm và cao nhất vao tháng 10 với 572 mm. Độ ẩm tương đối biến
động không lớn lắm, đạt lớn nhất vào tháng 2 và nhỏ nhất vào tháng 7. Còn lượng

12


bốc hơi biến đổi khá mạnh, tháng thấp nhất chỉ có 30 mm còn tháng có lượng mưa
cao nhất lên tới 137 mm.

-

Chế độ gió: Khu vực Vũ Quang có hai hướng gió chính. Gió Đông Bắc thổi

từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Đông Bắc thường kèm theo
mưa phùn, ở vùng núi cao nhiều khi còn có sương muối. gió Tây Nam thổi từ tháng
4 đến tháng 9, nhiệt độ cao, khô và nóng.
Tóm lại điều kiện khí hậu khu vực VQG Vũ Quang khá thuận lợi cho sự sinh
trưởng và phát triển của khu hệ động vật- thực vật, nên từ lâu đã hình thành ở đây
những khu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới nên có tính đa dạng sinh học
cao.
2.4.3.2. Thủy văn
Nhìn chung khu vực VQG Vũ Quang có hệ sông suối khá phong phú. đây là
khu vực đầu nguồn của nhiều sông suối lớn, khu vực gồm 16 suối lớn có chiều dài
trên 10 km và rất nhiều suối nhỏ, ngắn, mật độ 0,6 km/km2. Ở đây hình thành 3 hệ
thủy rõ rệt.
- Về phía Tây là hệ thủy của Rào Tre thuộc Hương Sơn. Các suối ở đây rất dốc,
ngắn và hẹp nên dòng chảy mạnh, Rào Tre chảy theo hướng Từ Tây sang Đông và
đổ vào sông Ngàn Phố.
-

Sông Ngàn Trươi dài 30 km, rộng 30 - 50 m, băt nguồn từ các dãy sông

chính của biên giới Việt Lào ở độ cao trên 1000 m. Đoạn thượng nguồn rất dốc,
nhiều đá nổi và thác.
-

Sông Rào Nổ nằm phía đông khu vực VQG, thuộc Hương Khê tập trung của

nhiều khe suối nhỏ đổ ra. Chảy qua các xã Hòa Hải, Hương Thọ.

Trong khu vực Vũ Quang sông suối có đặc điểm chung là ngắn và dốc, nhiều
thách ghềnh. Khi mưa lũ lên rất nhanh và rút cũng rất nhanh, khả năng điều tiết
nước rất kém. Mùa lũ từ tháng 7 đên tháng 11, mùa cạn từ tháng 12 năm trước đến
tháng 6 năm sau, mùa cạn kiệt từ tháng 2 đến tháng 3. Mùa lũ thường chiếm 70 80% tổng lượng mưa trong năm, phần lớn là lũ đơn. Lũ cao nhất thường kéo dài 1
đến 2 ngày.

13


Thời gian xuất hiện cực đại của lũ thường vào tháng 7 đến tháng 10. Giũa
tháng 4 thường xuất hiện lũ tiểu mạn trong thời gian ngắn. Do cấu trúc của địa hình
vùng đồi có nhiều thung lũng, bãi bồi nên thực ra lũ không ảnh hưởng gì lớn đến
rừng mà chỉ ảnh hưởng lớn đến vùng đồi có đất nông nghiệp ở hai bên bờ sông và
trong thung lũng.

14


Chương 3
MỤC TIÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu của đề tài
Điều tra thành phần loài chim ở VQG Vũ Quang. Đánh giá hiện trạng của
một số loài chim và xác định mức độ quý hiếm của các loài chim. Trên cơ sở đó đề
xuất giải pháp bảo tồn, khôi phục tính đa dạng sinh học và phát triển các thành phàn
loài chim trong VQG Vũ Quang.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần loài chim tại VQG Vũ Quang
- Xác định số lượng xuất hiện của một số loài chim, xác định loài quý hiếm
- Điều tra hiện trạng bảo tồn chim tại VQG Vũ Quang
- Đề xuất giải pháp bảo tồn chim tại VQG Vũ Quang.

3.3. Địa điểm và thời gian nghiện cứu
Đề tài được tiến hành tại VQG Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh với thời gian thực
hiện từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2011.
3.4. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phươmg tiên nghiên cứu
VQG, nguồn tài liệu VQG Vũ Quang, bản đồ khu vực, máy ảnh, ống nhòm,
số ghi chép, tài liệu định danh.
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu
3.4.2.1. Phương pháp phỏng vấn kiểm lâm và người dân địa phương
Kiểm lâm là cán bộ quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, họ sống và làm việc
tại rừng thường xuyên tiếp xúc với các loài động thực vật trong rừng. Người dân địa
phương là những người sống gần rừng và tiếp xúc với rừng. Thông tin lấy được từ
họ sẽ tương đối đày đủ, chính xác và đáng tin cậy.
Chỉ tiêu ghi nhận thành phàn loài và múc độ xuất hiện của từng loài. Mức độ
xuất hiện được đánh giá theo 4 cấp:

15


×