Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY MUỒNG HOA VÀNG (Cassia splendida Vogel.) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯƠNG THỊ THU HƯỜNG

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỪ
SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY MUỒNG HOA VÀNG
(Cassia splendida Vogel.) TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯƠNG THỊ THU HƯỜNG

NGHIÊN CỨU SÂU HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỪ
SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY MUỒNG HOA VÀNG
(Cassia splendida Vogel.) TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Giáo viên hướng dẫn: TS. VŨ THỊ NGA

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 7/2011

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt bốn năm học đại học, lời đầu tiên tôi xin tri ân sâu sắc đến ông bà, cha
mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi học tập và hồn thành
đề tài này.
Vô cùng biết ơn Ban giám hiệu và quý thầy cô Khoa Lâm nghiệp Trường Đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tơi
trong suốt q trình học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Nga đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, động
viên tơi thực hiện tốt đề tài tốt nghiệp.
Xin cảm ơn anh, chị và các bạn tập thể lớp Quản lý Tài nguyên Rừng niên khóa
2007 - 2011 đã giúp đỡ, động viên tơi hồn thành đề tài.
Chân thành cảm ơn các cơ chú của Công ty Cây xanh đường phố ở TP. Hồ Chí
Minh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thực hiện đề
tài này.
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 7/2011
Trương Thị Thu Hường

ii


TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu sâu hại trên cây muồng hoa vàng (Cassia splendida Vogel.)
và biện pháp phòng trừ sâu hại chính tại thành phố Hồ Chí Minh”.
Đề tài được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2011 nhằm điều tra sâu hại trên
cây muồng hoa vàng trồng ven đường tại TP. Hồ Chí Minh. Ni sâu hại tại trường
Đại học Nơng Lâm, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài điều tra thành phần sâu hại, biến động tác hại của sâu hại chính, nghiên cứu
đặc điểm của sâu hại chính, khảo sát hiệu lực trừ sâu hại của thiên địch và một số loại
thuốc trừ sâu trên cây muồng hoa vàng.
Phương pháp điều tra thành phần sâu hại và biến động tác hại của sâu hại chính
thực hiện theo phương pháp của Viện Bảo Vệ Thực Vật (1997).
1. Trong quá trình điều tra, đã ghi nhận được 34 lồi sâu hại (trong đó có 5 lồi
sâu hại chính) và 12 lồi thiên địch (trong đó có 4 lồi thiên địch chính) trên cây
muồng hoa vàng.
2. Tỷ lệ cành muồng hoa vàng bị rệp sáp nhiều cặp tua dài Pseudococcus
longispinus Targ. gây hại đạt trung bình 73,97 % và biến động từ 60,83 - 80,83 %. Tỷ
lệ cành muồng hoa vàng bị bọ phấn trắng Tetraleurodes acaciae Quaintance gây hại
trung bình 99,42 % và biến động từ 97,92 - 100 %. Tỷ lệ cành muồng hoa vàng bị rệp
sáp giả Pseudococcus baliteus Lit gây hại trung bình 77,26 % và biến động từ 70,8 86,67 % và chỉ số cành bị hại đạt trung bình 40,45 %.
3. Rệp sáp giả nhiều cặp tua dài có 3 tuổi ấu trùng đối với con cái. Thời gian phát
dục của ấu trùng tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3 trung bình tương ứng là: 6,5 - 7,3; 6,02 - 6,7;
9,33 - 9,4 ngày. Thời gian vịng đời trung bình 35,66 - 36,91 ngày, tuổi thọ trung bình
của trưởng thành cái là 44,01 - 45,22 ngày. Con đực của rệp sáp giả nhiều cặp tua dài
phát triển qua pha ấu trùng 2 tuổi, giai đoạn tiền nhộng và pha nhộng. Sức đẻ trung
bình của lồi rệp này là 237,4 ± 16,3 trứng/1 con.

iii


4. Một trưởng thành cái rệp sáp giả Pseudococcus baliteus Lit đẻ trung bình 280
trứng. Ấu trùng có 3 tuổi.

5. Sâu lơng đen Euproctis lutea Fabricius có pha sâu non 7 tuổi. Thời gian phát
dục của cả pha sâu non trung bình 39,86 ± 0,99 ngày. Vịng đời khoảng 70 ngày.
6. Trong phịng thí nghiệm, 1 sâu non chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi
Schneider ở tuổi cuối ăn trung bình 22,95 ± 2,1 con rệp sáp giả P. baliteus trong 1
ngày. Khả năng ăn rệp sáp giả của sâu non chuồn chuồn cỏ trong phịng thí nghiệm cao
hơn so với ngồi tự nhiên.
Phổ mồi của sâu non chuồn chuồn cỏ rất phong phú, chúng có thể ăn được nhiều
lồi trong họ rệp sáp giả Pseudococcidae và một số loài trong họ rệp lớn Margarodidae.
7. Hiệu lực của các loại thuốc trừ rệp sáp giả P. baliteus trong phịng thí nghiệm:
PSO (1,98 %; 0,99 %; 0,495 %), carbosulfan 0,05 %, thiamethoxam 0,003 %, bemetent
0,167 %, emamectin benzoate 0,001 %, abamectin 0,001 % sau 5 ngày sau phun đạt
hiệu lực 100 %.
Ngoài vườn cây: carbosulfan 0,05 % đạt hiệu lực tối đa sau 4 ngày phun, sau 6
ngày phun PSO 0,495 % đạt 96,02 %, thiamethoxam đạt 90,92 % và bemetent 0,0167
% đạt 87,66 %.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .............................................................................................. i
Lời cảm ơn ........................................................................................... ii
Tóm tắt ................................................................................................. iii
Mục lục ................................................................................................. v
Danh sách các chữ viết tắt .................................................................... viii
Danh sách các bảng .............................................................................. ix
Danh sách các hình ............................................................................... x
Chương 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 2
1.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................. 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .................................................................. 3
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về cây muồng hoa vàng ............................................. 3
2.1.1.1. Phân bố .................................................................................................. 3
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái ................................................................................ 3
2.1.1.3. Đặc điểm sinh lý, sinh thái .................................................................... 3
2.1.1.4. Công dụng ............................................................................................. 4
2.1.2. Thành phần sâu hại và biện pháp phòng trừ trên cây muồng hoa vàng ... 4
2.1.3. Thành phần thiên địch trên cây muồng hoa vàng .................................... 8
2.1.4. Đặc điểm và tác dụng của một số loại thuốc dùng trong phịng thí
nghiệm và ngoài thực địa .................................................................................. 9
2.2. Đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu ................................................ 12
2.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 12

v


2.2.2. Địa hình .................................................................................................... 12
2.2.3. Đất đai ...................................................................................................... 13
2.2.4. Khí hậu - Thủy văn .................................................................................. 13
2.2.5. Thảm thực vật........................................................................................... 16
2.2.6. Môi trường. .............................................................................................. 16
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................... 17
3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 17
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................... 17
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 17
3.2.2. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 17
3.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 17

3.3.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 17
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18
3.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 18
3.3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 24
Chương 4 . KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 23
4.1. Thành phần sâu hại trên cây muồng hoa vàng Cassia splendida Vogel ..... 25
4.2. Thành phần thiên địch trên cây muồng hoa vàng C. splendida. ................. 29
4.3. Biến động tác hại của sâu hại chính trên cây muồng hoa vàng tại TP.
HCM năm 2011 .................................................................................................. 35
4.3.1. Rệp sáp giả nhiều cặp tua dài Pseudococcus longispinus Targ ............... 35
4.3.2. Bọ phấn trắng Tetraleurodes acaciae Quaintance ................................... 36
4.3.3. Rệp sáp giả Pseudococcus baliteus Lit .................................................... 38
4.4. Đặc điểm hình thái, đặc điểm gây hại và đặc điểm sinh vật học của
một số lồi sâu hại chính trên cây muồng hoa vàng tại TP. HCM, năm 2011... 39
4.4.1. Rệp sáp giả nhiều cặp tua dài Pseudococcus longispinus Targ ............... 39
4.4.2. Rệp sáp giả Pseudococcus baliteus Lit .................................................... 44

vi


4.4.3. Bọ phấn trắng Tetraleurodes acaciae Quaintance ................................... 46
4.4.4. Bọ phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell .......................................... 47
4.4.6. Sâu lông đen Euproctis lutea Fabricius .................................................. 49
4.5. Khảo sát hiệu lực trừ rệp sáp giả Pseudococcus baliteus Lit tại TP. HCM
, năm 2011 .......................................................................................................... 53
4.5.1. Thí nghiệm trừ rệp sáp giả P. baliteus bằng sâu non chuồn chuồn cỏ
Plesiochrysa ramburi Schneider trong phịng thí nghiệm tại khoa Lâm
nghiệp Đại học Nơng Lâm TP. HCM ............................................................... 53
4.5.2. Thí nghiệm trừ rệp sáp giả P. baliteus bằng sâu non chuồn chuồn cỏ
Plesiochrysa ramburi Schneider trên cây muồng hoa vàng trồng ven đường

tại TP. HCM ...................................................................................................... 55
4.5.3. Hiệu lực trừ rệp sáp giả P. baliteus bằng thuốc trừ sâu trong phịng
thí nghiệm tại khoa Lâm nghiệp Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh........... 56
4.5.4. Hiệu lực trừ rệp sáp giả P. baliteus bằng thốc trừ sâu trên cây muồng
hoa vàng trồng ven đường tại TP. HCM ............................................................ 58
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 60
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 60
5.2. Đề nghị ........................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 62
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 65

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
2. TT

: Thứ tự

3. TB

: Trung bình

4. MĐXH : Mức độ xuất hiên
5. TLBH

: Tỷ lệ bị hại

6. CSBH


: Chỉ số bị hại

7. TN

: Thí nghiệm

8. NSP

: Ngày sau phun thuốc

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1 Các lồi cơn trùng gây hại trên cây muồng hoa vàng (từ tháng 2
đến tháng 5năm 2011 tại TP. HCM) .................................................................. .....26
Bảng 4.2 Các loài thiên địch của sâu hại trên cây muồng hoa vàng (tại TP.
HCM, 2011) ...................................................................................................... .....30
Bảng 4.3 Kích thước của rệp sáp giả nhiều cặp tua dài .................................... ….39
Bảng 4.4 Thời gian phát dục các pha của rệp sáp giả nhiều cặp tua dài (tại
phịng thí nghiệm trường Đại học Nơng Lâm TP. HCM)................................. …..41
Bảng 4.5 Khả năng đẻ trứng của rệp sáp giả nhiều cặp tua dài trong phịng
thí nghiệm ......................................................................................................... …..43
Bảng 4.6 Kích thước của rệp sáp giả Pseudococcus baliteus Lit ...................... …..44
Bảng 4.7 Kích thước của bọ phấn trắng Tetraleurodes acaciae Quaintance .......... 46

Bảng 4.8 Kích thước của bọ phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell ........... …. 48
Bảng 4.9 Kích thước của sâu lơng đen Euproctis lutea Fabricius .................... …..51
Bảng 4.10 Thời gian phát dục các pha và vòng đời của sâu lơng đen E. lutea
trong phịng thí nghiệm (Khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm) ..... …. 52
Bảng 4.11 Khả năng ăn rệp sáp giả trưởng thành P. baliteus của sâu non tuổi
cuối chuồn chuồn cỏ trong phịng thí nghiệm................................................... …. 53
Bảng 4.12 Khả năng ăn rệp sáp giả trưởng thành và trứng rệp sáp giả
P. baliteus của sâu non tuổi cuối chuồn chuồn cỏ trong phịng thí nghiệm ...... …. 54
Bảng 4.13 Khả năng ăn mồi rệp sáp giả P. baliteus của sâu non tuổi cuối
chuồn chuồn cỏ trên cây muồng hoa vàng trên đường phố ............................... .….55
Bảng 4.14 Hiệu lực trừ rệp sáp giả bằng thuốc trừ sâu trong phịng thí nghiệm…. 56
Bảng 4.15 Hiệu lực trừ rệp sáp giả P. baliteus bằng thuốc trừ sâu trên cây
muồng hoa vàng trồng ven đường tại TP. HCM .............................................. .….58

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1 Lượng mưa trung bình qua các tháng - năm 2008, 2009, 2010 ở
TP.HCM ................................................................................................................ 14
Hình 2.2 Nhiệt độ trung bình qua các tháng - năm 2008, 2009, 2010 ở TP.
HCM ..................................................................................................................... 14
Hình 2.3 Độ ẩm trung bình qua các tháng - năm 2008, 2009, 2010 ở TP.
HCM...............................................................................................................................15
Hình 4.1 Tỷ lệ lồi cơn trùng gây hại theo bộ trên cây muồng hoa vàng
(tại TP. HCM, năm 2011) .................................................................................... 25

Hình 4.2 Tỷ lệ lồi thiên địch theo bộ trên cây muồng hoa vàng (tại TP.
HCM, 2011) .......................................................................................................... 29
Hình 4.3 Rệp sáp giả nhiều cặp tua dài (Pseudococcus longispinus Targ)
(Trưởng thành cái)................................................................................................. 32
Hình 4.4 Rệp sáp giả P. longispinus (Trưởng thành đực) .................................... 32
Hình 4.5 Rệp sáp giả (Pseudococcus batileus Lit) .............................................. 32
Hình 4.6 Ấu trùng rệp sáp giả (Pseudococcus batileus Lit)................................. 32
Hình 4.7 Rệp sáp giả dứa (Dysmicoccus brevipes Cockerell) ............................. 32
Hình 4.8 Rệp sáp giả vằn (Ferrisia virgata Cockerell) ........................................ 32
Hình 4.9 Rệp sáp bơng hình túi (Iceria purchasi Maskell) .................................. 32
Hình 4.10 Rệp sáp bơng (Icerya seychellarum Westwood) ................................. 32
Hình 4.11 Cây muồng hoa vàng bị rệp sáp giả P. baliteus gây hại...................... 33
Hình 4.12 Cành muồng hoa vàng bị rệp sáp giả P. baliteus gây hại.................... 33
Hình 4.13 Nhộng bọ phấn trắng (Tetraleurodes acaciae Quaintance) ................ 33
Hình 4.14 Trưởng thành bọ phấn trắng (Tetraleurodes acaciae Quaintance) ..... 33
Hình 4.15 Nhộng bọ phấn trắng (Aleurodicus dispersus Russell) ....................... 33

x


Hình 4.16 Trưởng thành bọ phấn trắng (Aleurodicus dispersus Russell) ............ 33
Hình 4.17 Sâu kèn bao cành lá (Eumeta variegata Snellen) ................................ 33
Hình 4.18 Sâu kèn bao (Oiketicus geyeri Berg) ................................................... 33
Hình 4.19 Sâu non sâu xám bụi cỏ vàng (Olene mendosa Hubner)..................... 34
Hình 4.20 Sâu non sâu lơng đen (Euproctis lutea Fabricius)............................... 34
Hình 4.21 Kén sâu lơng đen (Euproctis lutea Fabricius) ..................................... 34
Hình 4.22 Trưởng thành sâu lơng đen (Euproctis lutea Fabricius)...................... 34
Hình 4.23 Sâu non sâu bướm xanh (Hypolycaena erylus teatus Fruhstorper)..... 34
Hình 4.24 Trưởng thành sâu bướm xanh (Hypolycaena erylus teatus
Fruhstorper) ........................................................................................................... 34

Hình 4.25 Bọ rùa 2 chấm vàng (Scymnus bipunctatus Kugel)............................. 34
Hình 4.26 Trưởng thành chuồn chuồn cỏ (Plesiochrysa ramburi Schneider) ..... 34
Hình 4.27 Diến biến tỷ lệ cành bị rệp sáp giả nhiều cặp tua dài P. longispinus
gây hại tại TP. HCM năm 2011 ........................................................................... 35
Hình 4.28 Diễn biến tỷ lệ cành bị bọ phấn trắng Tetraleurodes acaciae
Quaintance gây hại tại TP. HCM năm 2011 ......................................................... 36
Hình 4.29 Diễn biến số lượng nhộng bọ phấn trắng trên cây muồng hoa
vàng tại TP. HCM năm 2011 ................................................................................ 37
Hình 4.30 Diễn biến tỷ lệ cành bị hại và chỉ số cành bị hại của rệp sáp giả
P. baliteus tại TP. HCM năm 2011 ....................................................................... 38
Hình 4.31 Nhịp điệu đẻ trứng của rệp sáp giả nhiều cặp tua dài P. longispinus
trong phịng thí nghiệm ........................................................................................ 44

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Từ xa xưa, cây xanh ln giữ vai trị quan trọng về nhiều mặt: điều hịa khí
hậu, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường và trang trí cảnh quan.
Trải qua nhiều năm chiến tranh ác liệt, cùng với q trình cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước trong giai đoạn mới đã kéo theo tình trạng diện tích rừng Việt
Nam bị suy giảm đáng kể. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010),
diện tích đất trống đồi trọc ngày càng nhiều, độ che phủ rừng toàn quốc năm 2010
chỉ đạt 40 %, tổng diện tích rừng ngun sinh chỉ cịn khoảng hơn nửa triệu hecta,
phân bố rải rác và ít có cơ hội phục hồi hoàn toàn. Rừng thứ sinh đang bị khai thác
nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng dân số ngày càng
tăng, sản xuất ngày càng phát triển, đã kéo theo tình trạng biến đổi khí hậu và Việt

Nam sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương:
trong vịng 100 năm nữa, nhiều diện tích đất liền trên trái đất, trong đó có vùng
Đồng bằng châu thổ sơng Cửu Long và sơng Hồng có thể bị ngập chìm trong nước
biển (Việt báo, 2007).
Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, sự gia tăng của các phương
tiện giao thông…
Tất cả đã làm cho môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt
là ở các thành phố lớn, việc bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách,
nên trong những năm gần đây Việt Nam đã chú trọng nhiều đến công tác trồng cây
xanh đường phố.

1


Cây thân gỗ ngoài việc để trồng rừng, hiện nay cịn được sử dụng trồng ở các
đường phố, vừa góp phần giảm thiểu nguồn ơ nhiễm vừa giữ vai trị quan trọng về
mặt trang trí cảnh quan.
Họ đậu Fabacae là một họ thực vật lớn với nhiều lồi cây có giá trị quan trọng
về nhiều mặt, đặc biệt là giá trị cảnh quan vì nhiều lồi có hoa đẹp, trong số đó có
cây muồng hoa vàng, một trong những lồi cây gỗ trung bình, có hoa vàng rực rỡ
được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và loài cây này cũng được trồng
nhiều trên đường phố ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu thay đổi thất thường nên sâu hại trên loài cây
này ngày càng phát sinh mạnh làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, ảnh hưởng
đến giá trị mỹ quan và ảnh hưởng đến cuộc sống con người nếu khơng có biện pháp
phịng trừ phù hợp như sử dụng thuốc trừ sâu có độ độc cao…
Vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sâu hại trên cây
muồng hoa vàng (Cassia splendida Vogel.) và biện pháp phịng trừ sâu hại chính tại TP.
HCM”.
1.2. Mục tiêu của đề tài

- Phát hiện sâu hại trên cây muồng hoa vàng.
- Điều tra biến động tỷ lệ bị nhiễm, chỉ số bị nhiễm của một số sâu hại chính.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu hại chính.
- Phịng trừ sâu hại chính hiệu quả và an tồn, góp phần duy trì cây xanh
đường phố (làm cho đường phố xanh tươi).
1.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tiến hành nghiên cứu sâu hại trên cây muồng hoa vàng trên đường phố
tại Quận Bình Thạnh, Thủ Đức, Quận 9 - Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận
thuộc tỉnh Đồng Nai.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về cây muồng hoa vàng
Tên Khoa học: Cassia splendida Vogle.
Bộ:

Fabales

Họ:

Fabaceae

Giống:

Cassia


Loài:

splendida

Tên Việt Nam: Muồng hoa vàng
2.1.1.1. Phân bố
Cây hoang dã sống ở rừng và có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Ở Việt Nam phân bố
chủ yếu ở miền Nam.
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái
- Cây gỗ trung bình, phân cành nhánh thấp, tán xoè rộng. Lá kép lông chim với 8 12 đôi lá phụ màu xanh bóng, mềm mại.
- Muồng hoa vàng nở hoa tháng 4 - 8. Cụm hoa dạng chuỳ, nang hoa xếp thưa. Hoa
lớn có cánh tràng lớn trịn mở rộng, màu vàng sáng. Hoa nở lâu bền, mùa hoa kéo
dài gần quanh năm. Quả đậu dẹt, thẳng.
2.1.1.3. Đặc điểm sinh lý, sinh thái
- Tốc độ sinh trưởng nhanh.
- Cây dễ trồng, thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau. Tuy nhiên phát triển
tốt nhất khi đất tơi xốp, thoát nước và chiếu sáng hoàn toàn.

3


2.1.1.4. Cơng dụng
- Muồng hoa vàng là một lồi cây được ưa chuộng ở nhiều nước nhiệt đới và
thường được xem là một lồi hoa lưu niên có vai trị tôn tạo cảnh quan.
- Muồng hoa vàng là loại cây dễ trồng với năng suất chất xanh cao. Nó có thể gieo
thuần phủ đất, gieo thành băng chắn gió, che bóng tạm thời, chống xói mịn đất,
gieo giữa các hàng cao su, cà phê, hoặc cắt làm phân xanh.
2.1.2.Thành phần sâu hại và biện pháp phòng trừ trên cây muồng hoa vàng
Tài liệu nghiên cứu về các loài sâu hại trên thế giới cũng như ở Việt Nam còn rất ít.
1. Rệp sáp (Homoptera - Bộ cánh đều)

1.1. Đặc điểm đặc trưng
- Cá thể đực và cái có hình dạng khác nhau. Con đực có một đơi cánh, râu đầu và
chân tương đối phát triển. Con cái khơng có cánh, cơ thể phủ một lớp sáp như một
cái vảy hoặc lớp xơ, lớp bột phấn trắng.
- Rệp cái trưởng thành hoặc rệp non rất ít hoặc hồn tồn khơng di động.
- Sự phát triển của các cá thể đực và cái không giống nhau.
Phổ biến trên các cây trồng ở nước ta, nhóm rệp sáp gồm 4 họ:
● Họ Coccidae (Rệp sáp mềm): Lớp sáp phủ cơ thể tương đối cứng, màu nâu hoặc
đen, hình mai rùa hoặc bán cầu, bám không chắc vào bộ phận cây.
● Họ Diaspididae (Rệp sáp vảy): Lớp sáp màu trắng xám hoặc nâu nhạt, cứng, dẹt,
hình vảy hoặc ơ van bám chắc vào bộ phận cây.
● Họ Margarodidae (Rệp sáp lớn): Lớp sáp bao cơ thể dạng sợi trắng như bông.
● Họ Pseudococcidae (Rệp sáp giả): Lớp sáp dạng sợi hoặc bột trắng, dính tương
đối chặt vào cơ thể và bộ phận cây (Nguyễn Mạnh Chinh, 2002).
Sau đây là đặc điểm một số loài rệp sáp phổ biến và chúng tôi đã phát hiện
những loài này gây hại trên cây muồng hoa vàng:
a. Rệp sáp giả dứa Dysmicoccus brevipes Cockerell (Họ Pseudococcidae)
- Rệp sáp giả dứa là một dịch hại lớn trên cây dứa, tuy nhiên nó cũng gây hại trên
cần tây, chuối, cà phê, bông, dâu tằm, mãng cầu xiêm, phong lan (Martin, 2007) và
cũng được tìm thấy trên cây muồng hoa vàng.

4


- Rệp trưởng thành cái có thân mềm, cơ thể hình ơ van đến trịn, chiều dài cơ thể dài
nhất là 3 mm, bên ngoài phủ một lớp bột sáp trắng và có những sợi sáp trắng ở 2
bên mình (Williams, 1988). Xung quanh cơ thể có 17 cặp tua sáp (những cặp tua
sáp này rất dễ bị gãy). Các cặp tua sáp ở mép bên cơ thể ngắn bằng một phần tư
chiều rộng cơ thể. Các cặp tua sáp ở phía sau cơ thể dài bằng nửa chiều dài cơ thể
(Vũ Thị Nga, 2010).

- Con cái khơng có cánh. Kích thước cơ thể trung bình dài 2,4 mm, rộng 1,8 mm.
Con đực màu xám, có cơ thể dài trung bình 1,2 mm. Con đực có một đơi cánh. Phía
đi có một cặp tua sáp trắng dài bằng bốn phần năm chiều dài cơ thể.
- Giới tính của rệp sáp giả dứa phụ thuộc vào điều kiện sinh thái. Khi gặp điều kiện
sinh thái bất lợi (khí hậu nóng, khơ và điều kiện dinh dưỡng không thuận lợi), trong
quần thể rệp sáp giả dứa có trưởng thành đực xuất hiện nhiều hơn cái thể cái. Rệp
sáp giả dứa có 2 hình thức sinh sản hữu tính và đơn tính (Vũ Thị Nga, 2010).
b. Rệp sáp bơng hình túi Icerya purchasi Mask (Họ: Margarodidae)
- Rệp sáp bơng là lồi đa thực nhưng chủ yếu trên các cây họ cam quít. Phân bố
rộng rãi trên thế giới và các vùng trồng cam quít nước ta (Nguyễn Mạnh Chinh,
2002).
- Rệp cái trưởng thành chưa đẻ trứng có kích thước cơ thể dài 6,5 mm, rộng 4,5
mm, hình ơ van, mặt lưng gồ cao, mặt bụng phẳng, có màu da cam loang lỗ xen với
nhiều màu khác. Trên mặt lưng có các lơng cứng dễ gãy, vào thời gian đẻ trứng cịn
có các sợi sáp trắng như bơng. Mặt dưới cơ thể có màu vàng hơi đỏ, chân màu đen.
- Rệp đực trưởng thành cở thể dài 2 mm, có một đơi cánh màu tối, sải cánh rộng 6
mm, râu đầu dài, cuối mỗi đốt râu có nhiều lơng cứng.
- Trứng màu đỏ nhạt, hình ơ van, dài tới 3 mm, trứng để trong bọc tạo thành từ các
sợi sáp trắng do rệp cái tiết ra.
- Rệp non mới nở có chân, di chuyển đến mặt dưới của lá cây và sống ổn định dọc
theo các gân lá.
- Rệp cái sinh sản không cần giao phối.

5


c. Rệp sáp giả nhiều cặp tua dài Pseudococcus longispinus Targ.
(Họ Pseudococcidae)
Loài rệp này cũng là loài phân bố rộng rãi trên thế giới như là một dịch hại ở
trong các nhà kính và ngồi trời ở các nước nhiệt đới - cận nhiệt đới. Bình thường,

nó khơng phải là một dịch hại quan trọng ở cây có múi nhưng trong 1930 - 1933 nó
đã trở nên rất phong phú trên một diện tích rộng trên cây có múi ở thành phố Los
Angeles, Hoa Kỳ và ở San Diego và Santa Barbara, California. Ngồi kí chủ chính
là cây có múi, lồi rệp này cịn xuất hiện trên các loại trái cây cận nhiệt đới như
nho, bơ và cũng được tìm thấy trên cây muồng hoa vàng.
Rệp sáp giả 2 cặp đuôi dài sẽ được dễ dàng phân biệt với các loài rệp sáp khác
trên trái cây cận nhiệt đới với cặp lơng đi dài, những con trưởng thành có chiều
dài lông đuôi bằng hoặc dài hơn so với chiều dài cơ thể. Về sinh sản cá thể cái
khơng hình thành túi trứng mà cơ thể lại tiết ra những sợi tua sáp trắng và trứng
được đẻ vào trong đó. Về đặc điểm sinh thái của lồi rệp này thì khơng khác gì
nhiều so với các lồi rệp sáp khác (Quayle, 1941).
1.2. Đặc điểm gây hại
- Rệp sáp thường phát sinh đầu tiên ở đọt ngọn và mầm thân, sau đó lan dần ra các
lá già và thân, nhiều lồi cịn sống được cả dưới đất phá hoại rễ cây.
- Rệp sáp chích hút nhựa cây, làm cây sinh trưởng kém, suy yếu và có thể chết, các
đọt ngọn chùn lại, lá xoắn cong, mau biến vàng và rụng. Ngoài tác hại trực tiếp là
hút nhựa cây, nhiều lồi rệp cịn là môi giới lan truyền một số bệnh vi rút rất nguy
hiểm cho cây trồng (Nguyễn Mạnh Chinh, 2002).
1.3. Biện pháp phịng trừ
- Biện pháp thủ cơng: Dùng tay bắt giết rệp hoặc dùng bơm phun nước có áp lực
cao để vừa tưới vừa rửa rệp cho vườn cây.
- Bảo vệ và sử dụng thiên địch: các loài thiên địch của rệp sáp rất phong phú. Kết
quả điều tra trong 3 năm 1996 - 1998 của Viện Bảo vệ thực vật trên nhóm các cây
ăn quả có múi đã thu thập được 127 lồi thiên địch gồm 11 bộ cơn trùng, nhện và
nấm, trong đó nhiều nhất là bộ cánh màng.

6


Nhận xét bước đầu trên các loài cây ăn quả ở Đồng bằng Sông Cửu Long, thiên địch

thường thấy trên rệp sáp là kiến vàng, ong ký sinh, bọ rùa (Nguyễn Thị Thu Cúc,
2000).
- Sử dụng thuốc hóa học: Trong nhiều trường hợp thiên địch không đủ khả năng
khống chế và gặp điều kiện thuận lợi rệp sáp phát triển nhiều thì việc sử dụng thuốc
hóa học để phịng trừ là rất cần thiết. Để trừ rệp trong thực tế nên sử dụng các loại
thuốc có khả năng nội hấp hoặc xông hơi.
Trong số các hoạt chất trừ sâu được đăng ký sử dụng ở Việt Nam, nhiều chất
có khả năng nội hấp, xơng hơi hoặc thâm sâu, có hiệu quả phịng trừ rệp tốt và
tương đối ít độc hại với thiên địch.
+ Thuộc nhóm nội hấp có các hoạt chất: acephate, benfuracarb, carbosulfan,
dimetthoate, fenthion, imida-cloprid, methomyl.
+ Thuộc nhóm xơng hơi có các chất: chlorpyrophos, malathion.
+ Thuộc nhóm thấm sâu có các chất: carbaryl, cartap, diazinon, methidathion,
profenophos, quinalphos (Nguyễn Mạnh Chinh, 2002).
Ngồi ra có thể diệt trừ rệp sáp bằng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, tuy
hiệu lực thường chậm và khơng cao nhưng an tồn với thiên địch và mơi trường, ít
độc hại với người.
3. Bọ phấn trắng Tetraleurodes acaciae Quaintance (Homoptera: Aleurodidae)
- T. acaciae có nguồn gốc từ California và Mexico (Hoddle, 2006). Loài này gây
hại trên nhiều lồi cây họ đậu (Fabaceae) và cũng tìm thấy chúng trên một số loài
cây ăn trái như đu đủ (De Barro, 1997). Bọ phấn trắng T. acaciae cũng gây hại trên
cây muồng hoa vàng.
- T. acaciae kí sinh trên cả mặt trên và mặt dưới của lá nhưng chủ yếu là ở mặt
dưới, chúng gây ra hiện tượng vàng lá và rụng. Và số lượng trưởng thành của lồi
này có thể giảm nếu gặp thời tiét ẩm ướt, gió mạnh. Theo báo cáo tại Đại học Guam
năm 2003 cho rằng T. acaciae đã được kiểm soát tự nhiên bởi nấm
entomopathogenic sau khi nó đã tới Philippines. Họ đã tìm thấy một số nhộng bọc
nấm sau thời tiết ẩm ướt.

7



2.1.3. Thành phần thiên địch trên cây muồng hoa vàng
1. Bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus Kugelann
( Coleoptera :Coccinellidae)
Là lồi cơn trùng bắt mồi phổ biến trên cây mãng cầu xiêm (Vũ Thị Nga;
Phạm Văn Lầm, 2008). Bọ rùa 2 chấm vàng cũng được bắt gặp trên cây muồng hoa
vàng, chúng tiêu diệt các loài rệp sáp.
 Đặc điểm hình thái
Trưởng thành bọ rùa 2 chấm vàng nhỏ, màu nâu đen, kích thước cơ thể trung
bình là 1,8 x 1,2 mm. Trên nửa sau của cánh trước có 2 chấm hình oval màu vàng.
Trứng mới đẻ có màu trắng trong, sau chuyển dần sang màu vàng nhạt, có kích
thước trung bình là 0,44 x 0,21 mm.
Ấu trùng mới nở màu vàng nhạt, chưa có tua sáp. Các đốt bụng nhỏ dần về
phía cuối. Sau một thời gian, xung quanh cơ thể hình thành các tua sáp trắng giống
rệp sáp giả. Các tua sáp trên cơ thể ấu trùng bọ rùa dài hơn tua sáp của rệp sáp giả,
đặc biệt là các tua sáp ở phía sau cơ thể. Tuổi càng lớn tua sáp càng dài.
Nhộng có hình oval, cịn dính xác ấu trùng trên lưng.
 Đặc điểm sinh vật học
Ấu trùng bọ rùa 2 chấm vàng lột xác 3 lần, có 4 tuổi. Thời gian phát dục của cả
pha ấu trùng kéo dài từ 15,3 - 16,4 ngày. Thời gian vòng đời của bọ rùa 2 chấm
vàng kéo dài trung bình là 30 ngày.
Bọ rùa 2 chấm vàng là lồi ưa khơ, có khả năng sinh sản tương đối tốt, một
trưởng thành cái bọ rùa 2 chấm vàng có thể đẻ trung bình 22,3 trứng (Vũ Thị Nga;
Phạm Văn Lầm, 2008).
2. Chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider (Neuroptera: Chrysopidae)
 Đặc điểm hình thái
Thành trùng có màu xanh lá cây khi còn sống, màu vàng nhạt khi chết. Chiều
dài cơ thể biến động 8,5 - 13,2 mm, con cái lớn hơn con đực. Râu đầu hình sợi chỉ
dài gần gấp 2 cơ thể. Cánh thuộc dạng cánh lưới, nhiều mạch ngang, cánh dài che

hết bụng, cánh trước dài và rộng hơn cánh sau, cánh trước và sau đều trong suốt

8


khơng màu, mạch cánh có rất nhiều lơng tơ nhỏ. Đầu thành trùng chuồn chuồn cỏ
có 2 mắt kép lớn, lồi ra ngồi. Ba cặp chân có màu nâu nhạt, có nhiều lơng tơ mềm,
chân giữa dài hơn chân trước và chân sau, bàn chân 5 đốt, đốt cuối bàn có 2 vuốt
cong và nhọn.
Trứng có dạng oval dài, trứng có cuốn dài, lúc mới đẻ trứng có màu xanh lục,
sau 2 ngày trứng chuyển sang màu nâu nhạt, sau khi nở còn lại vỏ trứng màu trắng
đục.Trứng thường đẻ thành cụm, mỗi cụm khoảng 12 - 14 trứng. Sâu non mới nở có
màu nâu nhạt, sâu non càng lớn màu sắc sâu non trở nên nâu xám.
Kén có hình oval trịn, lúc mới nhả tơ tạo kén thì kén mềm và có màu trắng
đục, sau một ngày vỏ kén cứng lại và dính chặt vào giá thể. Sau 2 - 3 ngày kén
chuyển sang màu trắng trong nên có thể nhìn thấy được màu xanh của nhộng bên
trong kén.
 Đặc điểm sinh học
Sâu non của chuồn chuồn cỏ trải qua 4 lần lột xác. Sau lần lột xác thứ 4 sâu
non tạo kén và làm nhộng trong kén.
Sâu non chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa ramburi Schneider ăn rệp sáp giả.
Chúng thường xuất hiện ở nhiều nơi bao gồm trên cây ăn trái, cây hoa kiểng và cây
hoang dại có thức ăn. Loài này cũng xuất hiện trên cây muồng hoa vàng và có ý
nghĩa quan trọng trong việc tiêu diệt các loài rệp sáp gây hại (Nguyễn Thị Chắt và
ctv, 2008).
2.1.4. Đặc điểm và tác dụng của một số loại thuốc trừ sâu dùng trong phịng thí
nghiệm và ngồi thực địa
Theo Phạm Văn Biên và ctv (2005) và Công ty bảo vệ thực vật Sài Gòn
(2004).
Đặc điểm của các loại thuốc như sau:

1. Actara 25 WC
- Hoạt chất chứa 250 g Thiamethoxam/kg thuốc.
- Cơng dụng: Phịng trừ các loại sâu tơ, sâu xanh, sâu cuốn lá, rầy, rệp cho lúa, rau,
đậu, bông, cây ăn quả.

9


- Tính chất: Thuốc trừ sâu hỗn hợp, nhóm điều tiết sinh trưởng cơn trùng. Nhóm
độc III. Phổ tác dụng rộng.
- Liều lượng sử dụng: lượng nước phun 500 - 600 lít/ha, rầy nâu; bọ trĩ trên lúa: 1
g/bình 8 lít, 25 - 80 g/ha, để trừ cơn trùng chích hút trên rau và cây ăn quả: 8 g/bình
8 l (0,06 - 0,17%), 300 - 500 g/ha. Phun ướt đều lên cây. Thời gian cách ly 7 ngày.
2. Bementent WP
- Thành phần: Beauveria, Metarhizium, Entomophthora, 2 tỷ tế bào/g.
- Đặc điểm và công dụng: Bementent WP là thuốc vi nấm trừ sau phổ thông rộng
dạng bột thấm ướt thuận tiện cho việc sử dụng trên diện tích canh tác lớn.
- Bementent WP có hiệu lực hầu hết với các loại sâu, rầy gây hại trên cây trồng đã
kháng thuốc trừ sâu hóa học, hiệu lực lan truyền rộng và kéo dài
- Thuốc ít dộc với người, động vật máu nóng, ong mật, cá tôm và thiên địch.
- Liều lượng sử dụng: pha 25g/15 lít, phun cho 300 lít/ha khi có 2 - 3 con rầy trưởng
thành trên 1 tép lúa, có thể dùng để phịng định kỳ 15 ngày.
3. Vibamec 1,8 EC/ND
- Tên hóa học: Abamectin vertimec là hỗn hợp của hai loại hợp chất avermectin
B1a (80 %) và B1b (20 %).
- Tính chất: Thuốc được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men nấm Streptomyces
avermitilis. Nguyên chất dạng bột rắn, màu vàng nhạt, điểm nòng chảy 150 - 155
ºC, tan ít trong nước, tan trong nhiều dung mơi hữu cơ. Nhóm độc II, thời gian cách
ly 14 ngày. Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc, vị độc. Phổ tác dụng tương đối hẹp
- Sử dụng: chủ yếu dùng trừ các loại rầy, rệp, bọ phấn và nhện hại cà chua, các loại

rau, cam, quýt và các loại cây ăn quả khác.
- Liều lượng sử dụng: pha 5 - 6 ml/8 lít nước, phun ướt đều lá. Có thể pha chung
với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.
4. Marshal 200SC
- Hoạt chất: Carbosulfan 200 g/l.

10


- Tính chất: Là chất lỏng màu nâu, tỷ trọng 1,056, rất ít tan trong nước, tan nhiều
trong dung mơi hữu cơ. Nhóm độc II. Thời gian cách ly 14 ngày. Tác động vị độc,
tiếp xúc, có khả năng nội hấp. Phổ tác dụng rộng.
- Sử dụng: Phòng trừ nhiều lồi sâu đục thân, ăn lá, chích hút, nhện và tuyến trùng
cho lúa, rau, mía, đậu, cây ăn quả, cây công nghiệp.
- Liều lượng sử dụng: Chế phẩm Marshal 200 SC dùng với liều lượng 0,5-1 lít/ha,
phun nước với nồng độ 0,1 - 0,2 %. Phun ướt đều lên cây, có thể pha chung với
nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.
5. Tasieu 1,9EC
- Hoạt chất: Emamectin benzoate 19 % w/v.
- Tên hóa học: Emamectin là hỗn hợp của 2 loại hợp chất avermactin B1a (90%) và
B1b (10 %).
- Tính chất: Thuốc được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men nấm Streptomyces
avermitilis. Nhóm độc II, thời gian cách ly 7 ngày. Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc,
vị độc. Phổ tác dụng tương đối hẹp.
- Sử dụng: Chủ yếu dùng phòng trừ các loại sâu, nhện, bọ trĩ, rầy, rệp, bọ xít hại lúa,
cà phê, cà chua, hồ tiêu, điều và các loại cây ăn quả.
- Liều lượng sử dụng: Pha 3 - 5 ml cho bình 10 lít H2O. Phun khi sâu, rệp mới xuất
hiện, phun ướt đều mặt trên và mặt dưới lá cây trồng.
6. SK En spray 99EC
- Thành phần: Petroleum spray oil 99 %ww.

- Tính chất: SK En spray 99 EC là loại dầu khoáng, được sản xuất từ dầu thơ, thuộc
nhóm dầu bơi trơn trong những sản phẩm của nhà máy lọc dầu, tinh chế theo một
quy trình cơng nghệ đặc biệt để sử dụng phịng trừ dịch hại cây trồng có tác dụng
như thuốc trừ sâu phổ rộng.
Tác động của dầu với sâu là bịt lỗ thở ngăn cản hô hấp, thay đổi tập quán đẻ
trứng, hạn chế trứng nở. Dầu còn hạn chế sự nảy mầm xâm nhập của bào tử nấm.
Không gây tính chống thuốc. An tồn với người, mơi trường và thiên địch. Thời
gian cách ly 2 ngày.

11


- Sử dụng: Phòng trừ rệp muội, rệp sáp, nhện đỏ, bọ trĩ, rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa,
ruồi trắng hại cam, chanh, nhện đỏ hại chè, rệp sáp hại cà phê.
- Liều lượng: pha 40 - 60 ml/bình 8 lít , 600 - 800 lít/ha. Khơng phun khi nhiệt độ
khơng khí > 35 ºC , khi cây đang bị úng nước, khi cây đang ra hoa, không phun
nồng độ quá 3 %.
2.2. Đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu
2.2.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ
và Tây Nam Bộ Việt Nam, có tọa độ 10°10' - 10°38' Bắc và 106°22' - 106°54'
Đơng.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương
+ Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh
+ Đơng và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai
+ Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
+ Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
2.2.2. Địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðơng Nam bộ
và đồng bằng sơng Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống

Nam và từ Ðơng sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình:
+ Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc
huyện Củ Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ
cao trung bình 10 - 25 m và xen kẽ có những đồi gị độ cao cao nhất tới 32 m, như
đồi Long Bình (Quận 9).
+ Vùng thấp trũng ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các
quận 9, 8, 7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao
trung bình trên dưới 1 m và cao nhất 2 m, thấp nhất 0,5 m.
+ Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn
nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, tồn bộ quận 12 và huyện Hóc Mơn.
Vùng này có độ cao trung bình 5 - 10 m.

12


Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh khơng phức tạp, song cũng khá
đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
2.2.3. Đất đai
Gồm có các nhóm đất chính:
+ Đất xám với hơn 45 nghìn hecta, tức khoảng 23,4 % diện tích thành phố, đất
xám ở TP. HCM có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm
hơn là đất xám gley. Phân bố hầu hết ở phía Bắc, Tây Bắc và Đơng Bắc thành phố.
+ Nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha.
+ Nhóm đất phèn với 40.800 ha.
+ Đất phèn mặn với 45.500 ha.
Ngồi ra cịn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là "giồng" cát gần biển và đất
feralite vàng nâu bị xói mịn trơ sỏi đá ở vùng đồi gị.
2.2.4. Khí hậu - Thủy văn
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng
như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu - thời tiết TP. HCM là nhiệt độ

cao đều trong năm. Lượng mưa cao và có hai mùa mưa - khơ rõ ràng làm tác động
chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc.
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố khơng đều, có
khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội
thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía
Nam và Tây Nam.
+ Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

13


×