Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH TỤ CARBON CỦA CHÀ LÀ BIỂN (Phoenix paludosa Roxb) TẠI TIỂU KHU 8, KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN, RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*************

VŨ KIM SÁNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH TỤ CARBON CỦA
CHÀ LÀ BIỂN (Phoenix paludosa Roxb) TẠI
TIỂU KHU 8, KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN,
RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*************

VŨ KIM SÁNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH TỤ CARBON CỦA
CHÀ LÀ BIỂN (Phoenix paludosa Roxb) TẠI
TIỂU KHU 8, KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN,
RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Ngành: Lâm nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. VIÊN NGỌC NAM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011


LỜI CẢM ƠN
Để ñạt ñược kết quả như ngày hôm nay, xin chân thành biết ơn công lao
dưỡng dục của cha mẹ và bày tỏ lòng biết ơn ñến quý Thầy, Cô của trường Đại
học Nông Lâm TP. HCM ñã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập tại ñây.
Tôi xin cảm ơn các Thầy, Cô giáo thuộc Khoa Lâm nghiệp, Bộ môn Quản lý
tài nguyên rừng ñã giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Viên Ngọc Nam ñã tận tình hướng dẫn,
chỉ dạy và truyền ñạt những kiến thức giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn chú Nguyễn Thanh Nhàn, anh Ngô Tương Tự, anh Bùi Nguyễn
Thế Kiệt, cùng các anh chị trong Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ ñã nhiệt
tình giúp ñỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Tôi xin gởi lời cảm ơn ñến các bạn Dương Thành Vân, Lê Quốc Trí, Phan
Thị Mỹ Hạnh ñã quan tâm, hỗ trợ, giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 06 năm 2011


TÓM TẮT
Đề tài Nghiên cứu khả năng tích tụ carbon của Chà là biển (Phoenix
paludosa Roxb) tại tiểu khu 8, Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ,

thành phố Hồ Chí Minh ñược thực hiện từ tháng 3 ñến tháng 6 năm 2011. Số liệu
ño ñếm ñược thu thập từ 32 ô tiêu chuẩn với diện tích 100 m2 (10 m ×10 m) và
chọn 40 cây tiêu chuẩn có ñường kính từ nhỏ ñến lớn trong tổng diện tích khu vực
nghiên cứu là 104,75 ha.
Đề tài ñã thu ñược những kết quả như sau:
- Sinh khối tươi: Sinh khối tươi trung bình của cây cá thể là 12,66 ± 2,08 kg,
trong ñó sinh khối thân chiếm tỉ lệ cao nhất với 71,5%, tiếp theo là sinh khối bẹ với
16,9% và cuối cùng là sinh khối lá chiếm tỉ lệ thấp nhất với 11,6% trong tổng sinh
khối của cây cá thể.
- Sinh khối khô: Sinh khối khô trung bình của cây cá thể là 5,89 ± 0,96 kg,
trong ñó sinh khối khô của thân chiếm tỉ lệ cao nhất với 70,3%, tiếp theo là sinh
khối khô của cành với 17,2% và cuối cùng là sinh khối khô của lá chiếm tỉ lệ thấp
nhất với 12,5% trong tổng sinh khối khô cây cá thể.
- Sinh khối khô của quần thể trung bình ñạt là 31,31 ± 2,48 tấn/ha.
- Lượng tích tụ carbon của cây cá thể tập trung chủ yếu ở phần thân trung
bình là 1,96 ± 0,36 kg/cây chiếm tỉ lệ cao nhất với 69,7%, tiếp theo là lượng carbon
tích lũy ở bẹ trung bình là 0,48 ± 0,07 kg/cây chiếm 17,1% và cuối cùng là lượng
carbon tích lũy ở lá trung bình là 0,37 ± 0,06 kg/cây chiếm tỉ lệ thấp nhất với
13,2% tổng lượng carbon tích lũy của toàn cây.
- Lượng tích tụ carbon của quần thể trung bình ñạt là 14,88 ± 1,19 tấn/ha.
- Lượng hấp thụ CO2 của quần thể trung bình ñạt là 530,13 ± 42,59 tấn/ha.
- Lượng tích tụ carbon trung bình của quần thể là 14,88 ± 1,19 tấn/ha, từ ñó
lượng giá bằng tiền khả năng tích tụ carbon tính trên 1 ha và trên toàn bộ diện tích
khu vực nghiên cứu (104,75 ha) có giá trung bình là 227.303.834 ñồng.

iii


MỤC LỤC
Nội dung


Trang

TÓM TẮT ................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒ, HÌNH ẢNH .......................................................... xi
1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn ñề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu ñề tài .................................................................................................... 2
1.3 Giới hạn ñề tài .................................................................................................... 2
2. TỔNG QUAN ..................................................................................................... 3
2.1 Một số vấn ñề liên quan ñến ñề tài .................................................................... 3
2.1.1 Sinh khối ..................................................................................................... 3
2.1.2 Một số nghiên cứu về sinh khối .................................................................. 3
2.1.2.1 Trên thế giới.......................................................................................... 3
2.1.2.2 Trong nước............................................................................................ 5
2.1.3 Những vấn ñề liên quan ñến carbon ............................................................ 7
2.1.3.1 Nghị ñịnh thư Kyoto ............................................................................. 7
2.1.3.2 Quyết ñịnh số 47/2007/QĐ – TTg ........................................................ 7
2.1.3.3 Nghị ñịnh 99/2010/NĐ - CP ................................................................. 8
2.1.4 Một số phương pháp ñiều tra tích tụ các bon .............................................. 9
2.1.4.1 Phương pháp dựa trên mật ñộ sinh khối rừng....................................... 9
2.1.4.2 Phương pháp dựa trên ñiều tra rừng thông thường ............................... 9
2.1.4.3 Phương pháp dựa trên ñiều tra thể tích ............................................... 10
2.1.4.4 Phương pháp dựa trên các nhân tố ñiều tra lâm phần ......................... 10
2.1.4.5 Phương pháp dựa trên số liệu cây cá lẻ .............................................. 10
2.1.4.6 Phương pháp dựa trên vật liệu khai thác ............................................ 11

iv



2.1.4.7 Phương pháp dựa trên mô hình sinh trưởng ....................................... 11
2.1.4.8 Phương pháp dựa trên công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin ñịa lý
........................................................................................................................ 12
2.1.5 Một số nghiên cứu tích tụ cacbon trong lâm nghiệp ................................. 13
2.1.5.1 Trên thế giới........................................................................................ 13
2.1.5.2 Trong nước.......................................................................................... 13
2.2 Nhận ñịnh ......................................................................................................... 16
3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................
................................................................................................................................ 17
3.1 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 17
3.1.1 Tính toán khả năng tích tụ carbon (C) của Chà là biển trên mặt ñất ........ 17
3.1.2 Lượng giá khả năng hấp thụ CO2 của Chà là biển .................................... 17
3.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 17
3.2.1 Công tác chuẩn bị ...................................................................................... 17
3.2.2 Ngoại nghiệp ............................................................................................. 17
3.2.3 Nội nghiêp ................................................................................................. 19
3.3 Dụng cụ ............................................................................................................ 19
3.4 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 21
3.4.1 Đặc ñiểm hình thái..................................................................................... 21
3.4.2 Phân bố ...................................................................................................... 21
3.4.3 Công dụng ................................................................................................. 21
3.5 Đặc ñiểm khu vực nghiên cứu.......................................................................... 21
3.5.1 Tình hình hoạt ñộng................................................................................... 21
3.5.2 Chức năng và nhiệm vụ ............................................................................. 21
3.5.3 Vị trí ñịa lý................................................................................................. 22
3.5.4 Khí hậu ...................................................................................................... 22
3.5.5 Tài nguyên rừng ........................................................................................ 23
3.5.6 Dân số ........................................................................................................ 23

3.5.7 Du lịch ....................................................................................................... 23

v


4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 25
4.1 Vị trí khu vực nghiên cứu ................................................................................ 25
4.2 Tương quan giữa Hvn và D1,3 .......................................................................... 26
4.3 Sinh khối cây cá thể ......................................................................................... 27
4.3.1 Sinh khối tươi cây cá thể ........................................................................... 27
4.3.2 Tương quan giữa sinh khối tươi với D1,3 của cây cá thể ........................... 29
4.3.3 Sinh khối khô cây cá thể............................................................................ 31
4.3.4 Tương quan giữa sinh khối khô và D1,3 ..................................................... 34
4.3.4.1 Tương quan giữa sinh khối khô của thân (Wk_th) và D1,3 ................. 34
4.3.4.2 Tương quan giữa sinh khối khô của bẹ (Wk_b) và D1,3 ..................... 35
4.3.4.2 Tương quan giữa sinh khối khô của lá (Wk_l) và D1,3 ....................... 36
4.3.4.3 Tương quan giữa tổng sinh khối khô (Wk_t) và D1,3 ......................... 37
4.3.5 Tương quan sinh khối khô và sinh khối tươi cá thể .................................. 38
4.4 Tích tụ carbon .................................................................................................. 40
4.4.1 Tích tụ carbon cây cá thể ........................................................................... 40
4.4.2 Tương quan giữa tích tụ carbon với D1,3 ................................................... 42
4.4.2.1 Tương quan giữa carbon tích tụ trên thân (Cth) với D1,3 .................... 43
4.4.2.2 Tương quan giữa carbon tích tụ trên bẹ (Cb) với D1,3 ........................ 44
4.4.2.3 Tương quan giữa carbon tích tụ trên lá (Cl) với D1,3 .......................... 45
4.4.2.4 Tương quan giữa carbon tích tụ trên toàn cây (Ct) với D1,3 ............... 46
4.5 Hấp thụ CO2 của cây cá thể.............................................................................. 47
4.5.1 Khả năng hấp thụ CO2 cây cá thể .............................................................. 47
4.5.2 Tương quan giữa CO2 và D1.3.................................................................... 49
4.6 Tích tụ carbon của quần thể ............................................................................. 50
4.6.1 Sinh khối khô của quần thể ....................................................................... 50

4.6.2 Tích tụ carbon của quần thể ...................................................................... 51
4.6.3 Hấp thụ CO2 của quần thể ......................................................................... 53
4.7 Cấu trúc sinh khối của quần thể ....................................................................... 54

vi


4.8 Bảng tra sinh khối khô và lượng carbon tích tụ của các bộ phận thân, bẹ, lá cây
Chà là biển .............................................................................................................. 56
4.9 Lượng giá khả năng hấp thụ CO2 của Chà là biển ........................................... 58
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 59
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 59
5.2 Kiến nghị .......................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 61

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
a, b

Các tham số của phương trình

C

Carbon

Cb

Carbon bẹ


CDM

Clean Development Mechanism – Cơ chế phát triển sạch

Cl

Carbon lá

CO2c

CO2 của cành

CO2l

CO2 của lá cây

CO2th CO2 của thân cây
CO2t

CO2 của cây

CO2

Carbon dioxide

Cth

Carbon thân


C1,3

Chu vi thân cây ở vị trí 1,3 m

D

Tỷ trọng gỗ

D1,3

Đường kính tại vị trí 1,3 m của cây

D1,3tb

Đường kính trung bình tại vị trí 1,3 m

Dbq

Đường kính bình quân

DNRC

Department of Natural Resources and Conservation: Sở Tài nguyên và
bảo tồn

F

Trắc nghiệm Fisher

FIA


Forest Inventory and Analysis: Kiểm kê rừng và phân tích dữ liệu

Hbq

Chiều cao bình quân

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Hvntb

Chiều cao vút ngọn trung bình

LULUCF

Land use, land use change and forestry – Sử dụng ñất, thay ñổi sử
dụng

vii


N

Số cây cá thể

R2

Hệ số xác ñịnh


Se

Standard Erro – Sai số tiêu chuẩn

STT

Số thứ tự

TPO

Timber Products Output: Dữ liệu ñầu ra sản phẩm gỗ

VND

Đồng Việt Nam

Wk_b

Sinh khối khô của bẹ

Wk_l

Sinh khối khô của lá

Wk_t

Sinh khối khô của toàn cây

Wk_th


Sinh khối khô của thân

Wt_b

Sinh khối tươi của bẹ

Wt_l

Sinh khối tươi của lá

Wt_th

Sinh khối tươi của thân

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1: Các dạng phương trình tương quan giữa Hvn và D1,3 .......................... 26
Bảng 4.2: Sinh khối tươi của từng bộ phận cây cá thể .......................................... 27
Bảng 4.3: Các dạng phương trình tương quan giữa tổng sinh khối tươi (Wt_t)
và D1,3 .................................................................................................... 30
Bảng 4.4: Sinh khối khô của từng bộ phận cây cá thể ........................................... 31
Bảng 4.5: Các dạng phương trình tương quan giữa sinh khối khô của thân
(Wk_th) và D1,3 ..................................................................................... 34

Bảng 4.6: Các dạng phương trình tương quan giữa sinh khối khô của bẹ (Wk_b)
và D1,3 .................................................................................................... 35
Bảng 4.7: Các dạng phương trình tương quan giữa sinh khối khô của lá (Wk_l)
và D1,3 .................................................................................................... 36
Bảng 4.8: Các dạng phương trình tương quan giữa tổng sinh khối khô (Wk_t) và
D1,3 ......................................................................................................... 37
Bảng 4.9: Các dạng phương trình tương quan giữa tổng sinh khối khô và tổng
sinh khối tươi ........................................................................................ 39
Bảng 4.10: Lượng carbon tích lũy và tỷ lệ carbon theo từng bộ phận của cây cá
thể ........................................................................................................ 40
Bảng 4.11: Các dạng phương trình tương quan giữa Cth với D1,3 ........................ 43
Bảng 4.12: Các dạng phương trình tương quan giữa Cb với D1,3 ....................................... 44
Bảng 4.13: Các dạng phương trình tương quan giữa Cl với D1,3 .......................... 45
Bảng 4.14: Các dạng phương trình tương quan giữa Ct với D1,3 .......................... 46
Bảng 4.15: Cấu trúc lượng hấp thụ CO2 theo từng bộ phận của cây cá thể .......... 47
Bảng 4.16: Các dạng phương trình tương quan giữa tổng lượng CO2 (CO2t) và
D1,3 ....................................................................................................... 49
Bảng 4.17: Sinh khối khô của quần thể ................................................................. 50

ix


Bảng 4.18: Tích tụ carbon trong quần thể ............................................................. 52
Bảng 4.19: Hấp thụ CO2 của quần thể ................................................................... 53
Bảng 4.20: Cấu trúc lượng tích tụ carbon của vùng Chà là biển tại Cần Giờ ....... 55
Bảng 4.21: Bảng tra sinh khối khô và lượng carbon tích tụ của các bộ phận cây
Chà là biển.......................................................................................... 56

x



DANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình

Trang

Hình 3.1: Lập ô tiêu chuẩn .................................................................................... 18
Hình 3.2: Cân trọng lượng tươi cây tiêu chuẩn ..................................................... 18
Hình 3.3: Đo chu vi G1,3 với thước dây 1,5 m ....................................................... 20
Hình 3.4: Đo chiều cao vút ngọn Hvn với thước ño cao 12 m.............................. 20
Hình 4.1: Bản ñồ khu vực nghiên cứu Chà là biển tại tiểu khu 8 ......................... 25
Hình 4.2: Tương quan Hvn - D1,3 .......................................................................... 26
Hình 4.3: Tỷ lệ % sinh khối tươi theo từng bộ phận của cây tiêu chuẩn .............. 29
Hình 4.4: Tương quan Wt_t - D1,3 ......................................................................... 31
Hình 4.5: Tỷ lệ % sinh khối khô theo từng bộ phận của cây tiêu chuẩn ............... 33
Hình 4.6: Tương quan Wk_th - D1,3 ...................................................................... 35
Hình 4.7: Tương quan Wk_b - D1,3 ....................................................................... 36
Hình 4.8: Tương quan Wk_l - D1,3 ........................................................................ 37
Hình 4.9: Tương quan Wk_t - D1,3 ........................................................................ 38
Hình 4.10: Tương quan Wk_t – Wt_t.................................................................... 39
Hình 4.11: Tỷ lệ % lượng carbon tích lũy theo từng bộ phận của cây tiêu chuẩn ....
................................................................................................................................ 42
Hình 4.12: Tương quan Cth - D1,3 ......................................................................... 43
Hình 4.13: Tương quan giữa Cb - D1,3 .................................................................. 44
Hình 4.14: Tương quan Cl - D1,3 ........................................................................... 45
Hình 4.15: Tương quan Ct - D1,3 ........................................................................... 46
Hình 4.16: Tương quan CO2t - D1,3 ....................................................................... 49
Hình 4.17: Biểu ñồ về lượng carbon tích tụ của các bộ phận cây......................... 56

xi



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn ñề
Biến ñổi khí hậu, mà tiêu biểu là sự nóng dần lên của trái ñất ñang là vấn ñề
cấp bách hiện nay. Nguyên nhân chính gây ra sự nóng lên của trái ñất là sự gia tăng
của các khí nhà kính như CO2, CH4, NOx, CFC,… ñược tạo ra trong quá trình sản
xuất và sinh hoạt của con người.
Trong khoảng vài chục năm gần ñây, biến ñổi khí hậu ñã ảnh hưởng nghiêm
trọng ñến mọi quốc gia, gây ra những hậu quả nặng nề. Việt Nam là 1 trong 5 quốc
gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến ñổi khí hậu. Sinh kế của hàng
chục triệu người Việt Nam lao ñộng trong các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp,
diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi là ñối tượng chịu ảnh hưởng của biến ñổi khí hậu
nhiều nhất.
Rừng ñược xem là lá phổi xanh khổng lồ của trái ñất. Rừng là bể chứa các
bon (C), ñóng vai trò quan trọng trong cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển. Ở
thành phố Hồ Chí Minh cũng có một lá phổi xanh như vậy, ñó là rừng ngập mặn
Cần Giờ. Khu rừng này ñã ñược Chương trình Con người và Sinh Quyển MAB của UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển ñầu tiên của Việt Nam
nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới vào ngày 21/01/2000.
Rừng ngập mặn Cần Giờ với hệ thực vật ña dạng, phong phú của mình ñã ñóng vai
trò quan trọng trong việc ñiều hòa khí hậu cho toàn thành phố. Tại ñây, ñã có nhiều
công trình nghiên cứu về khả năng tích tụ carbon của các loài cây trong hệ thực vật
rừng ngập mặn Cần Giờ; tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào về cây Chà
là biển (Phoenix paludosa Roxb).
Trước tình hình ñó chúng tôi thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu khả năng tích
tụ carbon của Chà là biển (Phoenix paludosa Roxb) tại tiểu khu 8, Khu Dự trữ

1



sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh” nhằm góp phần
cung cấp thông tin cho việc chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị ñịnh 99/NĐ
- CP của Chính Phủ.
1.2 Mục tiêu ñề tài
- Tính toán khả năng tích tụ carbon (C) của Chà là biển tại Khu Dự trữ sinh
quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Tp. HCM.
- Bước ñầu lượng giá dựa vào khả năng tích tụ carbon (C) của Chà là biển.
1.3 Giới hạn ñề tài
- Về nội dung: Do giới hạn về thời gian của khóa luận tốt nghiệp nên ñề tài chỉ
nghiên cứu khả năng tích tụ carbon (C) của Chà là biển trên mặt ñất mà không
nghiên cứu về lập ñịa, ñất ñai và lượng tích tụ carbon (C) dưới mặt ñất.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu tại tiểu khu 8, Khu Dự trữ sinh
quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Tp. HCM.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Một số vấn ñề liên quan ñến ñề tài
2.1.1 Sinh khối
"Sinh khối là tổng trọng lượng của sinh vật sống trong sinh quyển hoặc số
lượng sinh vật sống trên một ñơn vị diện tích, thể tích vùng".
Khối lượng sinh khối trong sinh quyển ước tính là n.1014 - 2.1016 tấn.
Trong ñó, riêng ở các ñại dương hiện có 1,1.109 tấn sinh khối thực vật và 2,89.
1010 tấn sinh khối ñộng vật. Phần chủ yếu của sinh khối tập trung trên lục ñịa với
ưu thế nghiêng về phía sinh khối thực vật.
Sinh khối của trái ñất hiện chiếm một tỷ lệ nhỏ so với trọng lượng của toàn
bộ trái ñất và rất bé so với thạch quyển, thuỷ quyển. Tuy nhiên, trong thời gian ñịa

chất lâu dài, từ khi xuất hiện vào khoảng 3 tỷ năm trước ñây, sinh khối trái ñất ñã
thực hiện một chu trình biến ñổi mạnh mẽ một khối lượng lớn vật chất trên trái ñất.
Sinh khối có mặt trên hầu hết các loại ñất ñá trầm tích, biến chất và các khoáng sản
trầm tích của trái ñất dưới dạng vật chất hữu cơ. Theo tính toán của của các nhà
khoa học, tổng khối lượng vật chất hữu cơ trong toàn bộ các trầm tích là 3,8. 1015
tấn. (Bộ Tài nguyên môi trường)
2.1.2 Một số nghiên cứu về sinh khối
2.1.2.1 Trên thế giới
Morgan (2009) ñã báo cáo tại Montana DNRC (Department of Natural
Resources and Conservation) nói về lượng sinh khối gỗ cung cấp và sử dụng ở
Montana. Có 4 nguồn sinh khối ñược kiểm tra là: cây còn sống, cây ñã chết, dư
lượng khai thác gỗ, chất thải nhà máy (như: mùn cưa, vỏ cây). Trong ñó ñể ước
tính số lượng cây ñã chết và cây còn sống người ta tiến hành kiểm kê rừng và phân

3


tích dữ liệu (FIA) từ năm 2003 - 2007. Còn ñể ước tính dư lượng khai thác gỗ và
dư lượng chất thải nhà máy thì thực hiện bằng cách sử dụng thông tin của FIA
trong dữ liệu ñầu ra sản phẩm gỗ (TPO). Ngoài ra còn có các nguồn tiềm năng khác
cho sinh khối gỗ không ñược ñề cập ñến trong bài báo cáo bao gồm chất thải nhà
máy từ các sản phẩm gỗ thứ cấp (ví dụ: cửa, tủ, hoặc ñồ nội thất) các nhà sản xuất,
xây dựng, trang trí cây xanh ñô thị…
+ Sinh khối của cây còn sống: Hiện có hơn 9 tỷ cây sống ở rừng thuộc Montana,
trong ñó hơn 75% cây có D1,3 < 7,0 inches. Số lượng sinh khối của mỗi cây tăng
theo kích thước của cây. Trung bình ở Montana cứ 200 cây còn sống với kích
thước D1,3 < 3,0 inches, có một tấn sinh khối khô. Một tấn sinh khối khô bao gồm
50 cây còn sống có kích thước D1,3 nằm trong khoảng 3,0 - 4,9 inches. Trong khi
ñó, một cây còn sống thì D1,3 có kích thước trong khoảng từ 19,0 - 21,0 inches chứa
chỉ hơn 1 tấn sinh khối khô.

+ Sinh khối của các cây ñã chết: Nguồn sinh khối của các cây ñã chết không bao
gồm: cây, khúc gỗ, cành lá…nằm trên sàn rừng, vật liệu này ñược gọi là mảnh vỡ
thân gỗ thô hoặc rác xả của rừng. Chỉ tính nguồn sinh khối này với những cây có
kích thước ≥ 5,0 inches. Hơn 60% cây trong nguồn sinh khối của các cây ñã chết có
kích thước < 15,0 inches, và hơn 40% là cây với D1,3 < 11,0 inches.
Theo Art và Marks (1971) một hecta rừng rụng ôn ñới có sinh khối khoảng
422 tấn, rừng nhiệt ñới là 415 tấn, rừng ôn ñới thường xanh là 575 tấn, tổng sinh
khối rừng lá kim thuộc vùng ôn ñới Nhật Bản là 600 tấn/ha (Nguyễn Văn Thêm,
2001 trích dẫn).
Magcale – Macandong và ctv (2006) ñã xây dựng mô hình dựa trên hệ thống
thong tin ñịa lý (GIS) ñể dự ñoán không gian sinh khối trên mặt ñất của rừng thứ
sinh ở Philippin. Ông và ctv ñã thu thập dữ liệu về ñặc ñiểm vật lý (loại ñất, ñộ dốc,
ñộ cao so với mặt biển) và thời tiết (vùng khí hậu nông nghiệp, lượng mưa hàng
năm) của những ñơn vị hành chính khác nhau của Philippin dựa vào số liệu thứ cấp
và bản ñồ hiện hành. Các tác giả ñã sử dụng những số liệu công bố về ñường kính
ngang ngực của những cây mẫu ở rừng thứ sinh và rừng trồng hai loài cây

4


Swietenia macrophylla và Dipterocarpus sp. ñể ước lượng sinh khối trên mặt ñất
bằng phương trình hồi quy. Mối quan hệ của các yếu tố về thời tiết (các biến ñộc
lập) và sinh khối trên mặt ñất (biến phụ thuộc) ñược xác ñịnh thông qua phân tích
hồi quy tuyến tính ña biến. Kết quả phương trình ñể dự ñoán sinh khối tiềm năng
trên mặt ñất của rừng thứ sinh ở nước này. Từ ñó hình thành một bản ñồ ước lượng
sinh khối trên mặt ñất của rừng thứ sinh. Nghiên cứu cũng chứng minh tiềm năng
của GIS trong việc ñánh giá sinh khối rừng ở những ñịa phương khác nhau và
những ñiều kiện môi trường khác nhau. Đây là một phương pháp mới và tỏ ra rất
thuận tiện cho các nhà quản lý rừng.
Wood Well (1965) và Whitaker (1968) ñã ñề ra phương pháp thu hoạch ñể

nghiên cứu năng suất sơ cấp tuyệt ñối, các tác giả ñã ñề nghị chọn những ô tiêu
chuẩn ñiển hình, chặt toàn bộ cây trong ô tiêu chuẩn, cân xác ñịnh trọng lượng.
Phương pháp này có nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện nên hiện nay ít ñược
sử dụng (Trương Văn Vinh, 2006).
Zianis và cs (2003) ñã có công trình nghiên cứu “Đơn giản hóa phương trình
tương quan sinh khối cây rừng”. Tác giả ñã ñơn giản hóa phương trình tương quan
sinh khối cây rừng từ hàm mũ W = a.Db sang dạng hàm logarit 2 chiều lnW = lna +
b.lnD với các tham số a, b ñược xác ñịnh theo phương trình a = 7,0281.b-4,7558 và
b = 1,9262 + 0,6972.b (Nguyễn Thị Hà, 2007).
2.1.2.2 Trong nước
Viên Ngọc Nam (1998) ñã nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp rừng
Đước (Rhizophora apiculata) trồng ở Cần Giờ. Kết quả là sinh khối rừng Đước có
lượng tăng sinh khối từ 5,93 – 12,44 tấn/ha/năm, trong ñó tuổi 4 có lượng tăng sinh
khối thấp nhất và cao nhất ở tuổi 12; lượng tăng ñường kính 0,46 – 0,81 cm/năm,
trữ lượng thảm mục tích lũy trên sàn rừng 3,4 - 12,46 tấn.
Viên Ngọc Nam (2003) với dự án “Nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ
cấp quần thể Mấm trắng (Avicennia alba BL.) tự nhiên tại Cần Giờ, thành phố Hồ
Chí Minh” ñã tính ñược tổng sinh khối, lượng tăng trưởng sinh khối, năng suất vật
rụng cũng như năng suất thuần của quần thể Mấm trắng trồng tại Cần Giờ. Tác giả

5


ñã mô tả mối tương quan giữa sinh khối các bộ phận cây Mấm với ñường kính
bằng dạng phương trình logW = a + b*logD1,3 và cũng ñã lập ñược bảng tra sinh
khối cây cá thể loài Mấm trắng.
Lê Minh Lộc (2005) ñã thực hiện nghiên cứu phương pháp ñánh giá nhanh
sinh khối và ảnh hưởng của ñộ sâu ngập lên sinh khối rừng Tràm trên ñất than bùn
và ñất phèn khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau ñã tính ñược sinh khối tươi và khô
của những bộ phận trên mặt ñất của cây Tràm có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau

(r > 0,8 với P < 0,001). Điều ñó cho phép xác ñịnh những thành phần sinh khối khó
ño ñạc trực tiếp (sinh khối khô, sinh khối thân, sinh khối cành và lá) ở ngoài trời
thông qua một hoặc một vài thành phần dễ ño ñạc, ñặc biệt là với ñường kính thân
cây cả vỏ tại vị trí ngang ngực (DBH). Đây là chỉ tiêu ñánh giá khá chính xác sinh
khối rừng Tràm. Trên cả hai loại ñất (than bùn và ñất phèn), tổng sinh khối tươi và
khô của rừng Tràm từ 5 - 11 tuổi ñều ñạt lớn nhất ở ñộ sâu ngập < 30 cm, thời gian
ngập < 4 tháng/năm; kế ñến là ñộ sâu ngập từ 30 – 60 cm, thời gian ngập từ 4 – 7
tháng/năm; sau cùng là ở ñộ sâu ngập > 60 cm, thời gian ngập > 7 tháng/năm.
Trong cùng một cấp ñường kính, sinh khối (tươi và khô) của cây Tràm từ 5 - 11
tuổi sinh trưởng trên ñất phèn nhỏ hơn so với sinh khối của cây Tràm cùng tuổi
sinh trưởng trên ñất than bùn; ñường kính càng lớn thì sự khác biệt cũng càng lớn.
Tuy nhiên, năng suất tổng sinh khối của toàn bộ lâm phần trên ñất phèn lại cao hơn
từ 1,5 – 1,7 lần (sinh khối tươi) và 1,3 – 1,6 lần (sinh khối khô) so với lâm phần
trên ñất than bùn do mật ñộ rừng Tràm trên ñất phèn cao hơn từ 2 - 3 lần so với mật
ñộ rừng Tràm trên ñất than bùn.
Nguyễn Thị Hà (2007) ñã nghiên cứu sinh khối trên rừng Keo lai trồng tại
quận 9, tác giả ñã xác ñịnh sinh khối cây các thể; sinh khối tươi các bộ phận cây cá
thể như sau: Sinh khối gỗ thân chiếm 79,6%, sinh khối cành tươi chiếm 12,2%,
sinh khối lá tươi là 8,2%. Sinh khối khô cây cá thể: Sinh khối thân khô chiếm
78,64%, sinh khối cành khô chiếm 15,85%, sinh khối lá khô chiếm 5,51%. Tổng
sinh khối khô của quần thể ñạt trung bình 55,99 tấn/ha. Sinh khối thân là 43,45
tấn/ha, sinh khối cành 8,45 tấn/ha, sinh khối lá là 4,09 tấn/ha.

6


2.1.3 Những vấn ñề liên quan ñến carbon
2.1.3.1 Nghị ñịnh thư Kyoto
Nghị ñịnh thư Kyoto của Công ước khí hậu là văn bản pháp lý ñể thực hiện
Công ước khí hậu, ñã có hiệu lực ñể thi hành kể từ ngày 16/2/2005. Nội dung quan

trọng của Nghị ñịnh thư Kyoto là ñưa ra chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính có tính
ràng buộc pháp lý ñối với các nước phát triển và cơ chế giúp các nước ñang phát
triển ñạt ñược sự phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững thông qua thực hiện
"Cơ chế phát triển sạch" (CDM: Clean Development Mechanism). Dự án
CDM ñược ñầu tư vào các lãnh vực như: năng lượng, công nghiệp, giao thông vận
tải, nông nghiệp, lâm nghiệp và quản lý chất thải. Việt Nam ñã phê chuẩn
Công ước khí hậu và Nghị ñịnh thư Kyoto nên ñược hưởng những quyền lợi dành
cho các nước phát triển trong việc tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao công
nghệ mới từ các nước phát triển thông qua các dự án CDM.
Với sự phê chuẩn nghị ñịnh thư của nước Nga vào tháng 10 năm 2004,
hiệp ước ñược ký kết vào 2004 cuối cùng ñã bắt ñầu có hiệu lực vào tháng 1 năm
2005, do hiệp ước có hiệu lực 90 ngày sau khi phê chuẩn.
Bản thỏa thuận nêu cam kết của các nước công nghiệp hóa giảm phát thải 6
loại khí nhà kính 5% vào nằm 2012. Hơn thế nữa là ñặt ra một mục tiêu cụ thể cho
mỗi loại khí, các mục tiêu tổng thể ñối với tất cả 6 loại khí sẽ ñược qui ñổi "tương
ñương với CO2" ñể chỉ còn một số liệu.
2.1.3.2 Quyết ñịnh số 47/2007/QĐ – TTg
Quyết ñịnh số 47/2007/QĐ – TTg ngày 06 tháng 04 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị ñịnh thư
Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến ñổi khí hậu giai ñoạn
2007 – 2010.
- Huy ñộng mọi nguồn lực nhằm góp phần thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội giai ñoạn 2007 - 2010 của ñất nước theo hướng phát triển nhanh,
bền vững, bảo vệ môi trường và ñóng góp vào việc tổ chức thực hiện Công ước
khung của Liên hợp quốc về biến ñổi khí hậu (Công ước khí hậu), Nghị ñịnh thư

7


Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến ñổi khí hậu (Nghị ñịnh

thư Kyoto) và cơ chế phát triển sạch (CDM).
- Tận dụng triệt ñể các quyền và lợi ích mà Công ước khí hậu và Nghị ñịnh
thư Kyoto dành cho các nước ñang phát triển.
- Thu hút vốn ñầu tư trong và ngoài nước vào các dự án CDM, khuyến khích
cải tiến công nghệ, tiếp nhận, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, kỹ thuật
hiện ñại.
- Góp phần quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên, môi trường, khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính.
2.1.3.3 Nghị ñịnh 99/2010/NĐ - CP
Nghị ñịnh 99/2010/NĐ - CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ về chính sách
chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Quy ñịnh loại rừng và loại dịch vụ môi trường rừng ñược trả tiền dịch vụ
môi trường rừng. Rừng ñược chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là các khu rừng
có cung cấp một hay nhiều dịch vụ môi trường rừng, gồm: rừng phòng hộ, rừng ñặc
dụng và rừng sản xuất. Loại dịch vụ môi trường rừng ñược quy ñịnh trong Nghị
ñịnh này gồm: bảo vệ ñất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng
suối; ñiều tiết và duy trì nguồn nước; hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm
phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn ña dạng
sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; dịch vụ cung ứng
bãi ñẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi
trồng thủy sản.
- Nguyên tắc và hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tổ chức và cá
nhân ñược hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả dịch vụ môi trường
rừng cho các chủ rừng tạo ra dịch vụ ñã cung ứng. Hình thức chi trả dịch vụ môi
trường rừng gồm 2 hình thức: trả trực tiếp bằng tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi
trường rừng hoặc nếu không có ñiều kiện hay khả năng trả tiền trực tiếp thì có thể

8



chi trả gián tiếp ủy thác qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam hoặc Quỹ bảo
vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
- Đối tượng và loại dịch vụ phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng gồm: các
cơ sở sản xuất thủy ñiện, sản xuất và cung ứng nước sạch, sản xuất công nghiệp,
các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường
rừng, các ñối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho dịch vụ hấp thu và
lưu giữ carbon của rừng.
- Đối tượng ñược chi trả dịch vụ môi trường rừng là các chủ rừng có cung
ứng dịch vụ môi trường rừng; các tổ chức, hộ gia ñình, cá nhân, cộng ñồng dân cư
thôn có hợp ñồng nhận khoán bảo vệ rừng ổn ñịnh lâu dài với các chủ rừng là tổ
chức nhà nước.
- Nghị ñịnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Các tỉnh
Lâm Đồng và Sơn La và các ñối tượng ñang triển khai thực hiện chính sách thí
ñiểm chi trả dịch vụ môi trường rừng quy ñịnh tại Quyết ñịnh số 380/QĐ-TTg ngày
10 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục thực hiện thí ñiểm ñến hết
ngày 31 tháng 12 năm 2010, sau ñó chuyển sang thực hiện theo quy ñịnh của Nghị
ñịnh này.
2.1.4 Một số phương pháp ñiều tra tích tụ các bon
Một số phương pháp nghiên cứu cac bon trên mặt ñất ñược Phan Minh Sang
và Lưu Cảnh Trung (2006) trích dẫn như sau:
2.1.4.1 Phương pháp dựa trên mật ñộ sinh khối rừng
Theo phương pháp này, tổng lượng sinh khối trên bề mặt ñất có thể ñược
tính bằng cách nhân diện tích của một lâm phần với mật ñộ sinh khối tương ứng.
Các bon thường ñược tính từ sinh khối bằng cách nhân hệ số chuyển ñổi là cố ñịnh
0,5. Vì vậy việc hệ số chuyển ñổi có vai trò rất quan trọng cho tính chính xác của
phương pháp này.
2.1.4.2 Phương pháp dựa trên ñiều tra rừng thông thường
Để ñiều tra sinh khối và tích tụ các bon của rừng, phương pháp ño ñếm trực
tiếp truyền thống trên một số lượng ô tiêu chuẩn ñủ lớn của các ñối tượng rừng


9


khác nhau cho kết quả ñáng tin cậy. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém.
Ngoài ra, khi tiến hành ñiều tra, các cây không có giá trị thương mại hoặc cây nhỏ
thường không ñược ño ñếm.
2.1.4.3 Phương pháp dựa trên ñiều tra thể tích
Phương pháp dựa trên ñiều tra thể tích là sử dụng hệ số chuyển ñổi ñể tính
tổng sinh khối trên mặt ñất từ sinh khối thân cây. Đặc ñiểm cơ bản của phương
pháp này bao gồm ba bước:
1. Tính thể tích gỗ thân cây từ số liệu ñiều tra
2. Chuyển ñổi từ thể tích gỗ thân cây thành sinh khối và các bon của cây
bằng cách nhân với tỷ trọng gỗ và hàm lượng các bon trong gỗ
Phương pháp sử dụng hệ số chuyển ñổi sinh khối – các bon ñã ñược sử dụng
ñể tính sinh khối và các bon cho nhiều loại rừng trên thế giới trong ñó có rừng tự
nhiên nhiệt ñới.
2.1.4.4 Phương pháp dựa trên các nhân tố ñiều tra lâm phần
Các nhân tố ñiều tra lâm phần như sinh khối, tổng tiết diện ngang, mật ñộ,
tuổi, chiều cao tầng trội, và thậm chí các các yếu tố khí hậu và ñất ñai có mối liên
hệ với nhau và ñược mô phỏng bằng các phương trình quan hệ. Các phương trình
này ñược sử dụng ñể xác ñịnh sinh khối và tích tụ các bon cho lâm phần.
Nhược ñiểm của phương pháp này là yêu cầu phải thu thập một số lượng
nhất ñịnh số liệu các nhân tố ñiều tra của lâm phần ñể có thể xây dựng ñược
phương trình. Tổng tiết diện ngang, mật ñộ là những nhân tố ñiều tra dễ ño ñếm.
Tuổi rừng cũng có thể xác ñịnh ở những lâm phần ñược quản lý tốt hoặc có thể ước
lượng từ chiều cao tầng trội. Tuy nhiên, những giá trị này thông thường không
ñược chỉ ra ở các nghiên cứu sinh khối. Các biến khí hậu và tính chất ñất cũng có
thể ñược sử dụng ñể xây dựng các phương trình tương quan cho lâm phần, nhưng
rất khó khăn ñể thu thập ñược những số liệu này.

2.1.4.5 Phương pháp dựa trên số liệu cây cá lẻ
Hầu hết các nghiên cứu từ trước cho ñến nay về sinh khối và tích tụ các bon
là dựa trên kết quả nghiên cứu của cây cá lẻ, trong ñó có hàm lượng các bon trong

10


các bộ phận của cây. Theo phương pháp này, sinh khối cây cá lẻ ñược xác ñịnh từ
mối quan hệ của nó với các nhân tố ñiều tra khác của cây cá lẻ như chiều cao,
ñường kính ngang ngực, tiết diện ngang, thể tích hoặc tổ hợp của các nhân tố này
của cây.
Y (sinh khối, tích tụ các bon) = f (nhân tố ñiều tra cây cá lẻ)
Trên thế giới ñã có rất nhiều nghiên cứu về sinh khối ñược thực hiện theo
phương pháp này, vì thế kết hợp ñược những thông tin có sẵn này ñể xây dựng các
mối quan hệ tổng thể cho lâm phần từ ñó xác ñịnh khả năng tích tụ các bon của
rừng là rất quan trọng.
2.1.4.6 Phương pháp dựa trên vật liệu khai thác
Lượng các bon mất ñi từ rừng từ khai thác kinh tế ñược tính bằng công thức:
C = H. E. D; Trong ñó H là thể tích gỗ tròn khai thác ñược; D là tỷ trọng gỗ và E là
hệ số chuyển ñổi từ tổng sinh khối khai thác từ rừng. Từ ñó tính ñược sinh khối,
lượng các bon và ñộng thái quá trình này, ñặc biệt sau khai thác. Phương pháp này
thường ñược sử dụng ñể ước lượng lượng các bon bị mất do khai thác gỗ thương
mại. Vì thế nó giúp cho việc tính tổng lượng các bon của rừng và ñộng thái của
biến ñổi các bon trong rừng.
2.1.4.7 Phương pháp dựa trên mô hình sinh trưởng
Mô hình sinh trưởng từ những biểu ñồ ñơn giản nhất cho ñến những phần
mềm máy tính phức tạp ñã và ñang là những công cụ quan trọng trong quản lý
rừng. Sinh khối và tích tụ các bon có thể ñược xác ñịnh bằng mô hình sinh trưởng.
Trên thế giới ñã có rất nhiều mô hình sinh trưởng ñã ñược phát triển và không thể
tìm hiểu ñược phương pháp cụ thể của mỗi mô hình. Vì vậy cần phải xác ñịnh ñược

những ñiểm chung ñể phân loại mô hình. Rất nhiều tác giả ñã cố gắng phân loại mô
hình theo các nhóm khác nhau với những tiêu chuẩn khác nhau. Có thể phân loại
mô hình thành các dạng chính sau ñây:
1. Mô hình thực nghiệm/thống kê dựa trên những ño ñếm của sinh trưởng và
các ñiều kiện tự nhiên của thời ñiểm ño ñếm mà không xét ñến các quá trình sinh lý
học.

11


2. Mô hình ñộng thái: mô hình sinh lý học mô tả ñầy ñủ các cơ chế hóa sinh,

sinh trong hệ sinh thái và sinh vật.
3. Mô hình hỗn hợp: kết hợp phương pháp xây dựng hai loại mô hình trên
ñây ñể xây dựng mô hình hỗn hợp.
Cho ñến nay trên thế giới ñã có rất nhiều mô hình ñộng thái hay mô hình
hỗn hợp ñược xây dựng ñể mô phỏng quá trình phát triển của hệ sinh thái rừng như
BIOMASS, ProMod, 3 PG, Gen WTO, CO2Fix, CENTURY…
Mô hình CO2Fix có khả năng áp dụng cho các nước ñang phát triển chưa có
ñiều kiện thực hiện và thu thập số liệu trên các thí nghiệm, ô ñịnh vị lâu năm. Mô
hình này ñã ñược sử dụng ñộc lập hoặc kết hợp với các mô hình khác ñể ñiều tra
tích tụ các bon và ñộng thái qui mô lâm phần cho ñến qui mô quốc gia như các
nước châu Âu, Australia, Indonexia, Costa Rica … Vì vậy có thể sử dụng mô hình
này vào ñiều tra các bon, ñộng thái quá trình này ở hệ sinh thái rừng ở Việt Nam.
2.1.4.8 Phương pháp dựa trên công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin ñịa

Phương pháp này sử dụng các công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin
ñịa lý (GIS) với các công cụ như ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, laze, rada, hệ thống
ñịnh vị toàn cầu (GPS)… ñể ño ñếm lượng các bon trong hệ sinh thái và biến ñổi
của chúng.

Nó thường ñược áp dụng cho các ñiều tra ở phạm vi quốc gia hoặc vùng và
cũng rất phù hợp cho việc kiểm tra, giám sát của các dự án sử dụng ñất, chuyển ñổi
sử dụng ñất và lâm nghiệp (LULUCF). Tuy nhiên, với qui mô dự án, ñặc biệt là dự
án CDM qui mô nhỏ - thường có ở các nước ñang phát triển, diện tích ñất của các
chủ rừng không lớn, phương pháp này không thích hợp lắm vì sai số lớn và không
dễ thực hiện do ñòi hỏi các nguồn lực ñầu vào như thiết bị xử lý, nhân lực trình ñộ
cao...

12


×