Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

NGHIÊN CỨU, TÍNH TOÁN MỘT SỐ CỤM CHI TIẾT VÀ KHẢO NGHIỆM MÁY BỨT LẠC BL500

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU, TÍNH TOÁN MỘT SỐ CỤM CHI TIẾT VÀ
KHẢO NGHIỆM MÁY BỨT LẠC BL-500

Họ và tên sinh viên: ĐÀM CẢNH MỪNG
TRẦN VĂN THÁI
Ngành: CƠ KHÍ NÔNG LÂM
Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 6/2011


NGHIÊN CỨU, TÍNH TOÁN MỘT SỐ CỤM CHI TIẾT VÀ KHẢO
NGHIỆM MÁY BỨT LẠC BL-500

Tác giả:

ĐÀM CẢNH MỪNG
TRẦN VĂN THÁI

Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kĩ sư ngành:
Cơ Khí Nông Lâm

Giáo viên hướng dẫn:
Thầy Thạc sĩ Võ Văn Thưa
Thầy Kỹ sư Võ Hùng Anh



Tháng 6 năm 2011
i


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ công ơn Cha Mẹ đã sinh thành dưỡng dục,
luôn động viên chúng tôi trong suốt quá trình học tập.
Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp, chúng em đã được sự chỉ
dạy tận tình của quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Thông qua cuốn luận văn này chúng em xin bầy tỏ lời biết ơn sâu sắc đến Ban Giám
Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Cơ Khí Công Nghệ cùng quý thầy, cô, cán bộ nhân viên
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

Xin chân thành cảm ơn:
-

Thầy Th.S Võ Văn Thưa cùng thầy Võ Hùng Anh đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Ban chủ nhiệm khoa cùng tất cả các thầy cô trong khoa Cơ Khí Công
Nghệ.
- Ban giám hiệu cùng toàn thể thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm.
- Toàn thể các bạn sinh viên lớp DH07CK.
Chúng em xin chúc quý thầy cô và các bạn có nhiều sức khỏe và thành công
trong cuộc sống.

ii


TÓM TẮT

Luận văn: “Nghiên cứu, tính toán một số cụm chi tiết và khảo nghiệm máy bứt”
nhằm nghiên cứu , tính toán một số cụm chi tiết và khảo nghiệm máy máy bứt lạc BL500 đã có, qua đó đánh giá khả năng làm việc và khả năng ứng dụng thực tế cũng như
hiệu quả kinh tế của máy. Máy bứt lạc BL-500 được liên kết với máy kéo Kubota
L2201 để làm nguồn động lực và cơ động cho liên hợp máy trên đồng ruộng.
Việc khảo nghiệm máy được tiến hành theo các phương pháp: Phương pháp kế
thừa, phương pháp thực nghiệm và phương pháp đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật.
Sau khi đậu phộng đã được nhổ và tập trung lại thì máy sẽ tiến hành bứt quả ra
khỏi thân.
Thời gian thực hiện luận văn từ ngày 8/3 - 6/6/2011. Trong thời gian này chúng
tôi đã thực hiện 2 chuyến khảo nghiệm tại Thành Phố Hồ Chí Minh và một tỉnh Miền
Tây Nam Bộ. Cụ thể đó là :
-

Ngày 14/3 - 16/3/2011 chúng tôi khảo nghiệm tại thửa ruộng của anh Hoàng
tại Huyện Củ Chi - TP Hồ Chí Minh

-

Ngày 10/4 - 13/4 chúng tôi khảo nghiệm máy tại Ấp Gò Da - Xã Bình Phú Huyện Tân Hồng - Tỉnh Đồng Tháp

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..........................................................................................................................i
Cảm tạ ............................................................................................................................ ii
Tóm tắt .......................................................................................................................... iii
Mục lục ..........................................................................................................................iv
Danh sách các hình ...................................................................................................... vii

Danh sách bảng........................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Mục đích đề tài ......................................................................................................... 2
1.3. Nhiệm vụ: ................................................................................................................. 2
1.4. Nội dung: .................................................................................................................. 2
1.5. Tính cấp thiết của việc chế tạo máy bứt lạc BL - 500 và đề tài ............................... 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ......................................................................................... 5
2.1. Nguồn gốc cây đậu phộng ........................................................................................ 5
2.2. Tổng quan về cây đậu phộng trên thế giới ............................................................... 5
2.3. Tổng quan về cây đậu phộng trong nước ................................................................. 6
2.4 Tổng quan công nghệ thu hoạch đậu phộng .............................................................. 7
2.4.1. Tình hình cơ giới hóa sản xuất đậu phộng tại việt nam ........................................ 7
2.4.2. Các phương pháp bứt trái ...................................................................................... 7
2.4.3: Công nghệ thu hoạch đậu phộng bằng máy trong và ngoài nước ......................... 9
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN..............................................20
3.1. Cách tiếp cận ..........................................................................................................20
3.2. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong đề tài ................................................20
3.3. Kỹ thuật sử dụng cho đề tài ....................................................................................21
3.4. Cơ sở lý thuyết quá trình làm việc của bộ phận đập ..............................................21
3.6. Cơ sở lý thuyết để thiết kế sàng..............................................................................21
3.7. Các phương tiện và dụng cụ dùng trong khảo nghiệm ...........................................21

iv


3.8. Công thức và phương pháp xác định các thông số trong khảo nghiệm .................21
3.9. Các chỉ tiêu khác tính như sau ................................................................................22
CHƯƠNG 4. THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .........................................................................23
4.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy bứt lạc BL - 500 ...................................23

4.1.1. Cấu tạo máy .........................................................................................................23
4.1.2. Máy kéo ...............................................................................................................24
4.1.3. Cấu tạo Trống ......................................................................................................24
4.1.5. Cấu tạo sàng ........................................................................................................34
4.1.6. Quạt ly tâm ..........................................................................................................41
4.1.7. Sơ đồ truyền động................................................................................................43
4.1.8. Cấu tạo khung romooc kéo ..................................................................................44
4.2. Nguyên lý hoạt động ..............................................................................................44
4.3. Tiến hành thu thập số liệu ......................................................................................46
4.3.1 Đo độ ẩm của trái đậu ...........................................................................................46
4.3.2. Khoảng cách giữa hạt và thân .............................................................................47
4.3.4. Đặc tính thực vật học của cây đậu phộng thời kỳ thu hoạch ảnh hưởng tới quá
trình bứt và làm sạch .....................................................................................................48
4.4. Khảo nghiệm ..........................................................................................................48
4.4.1. Phương pháp khảo nghiệm ..................................................................................48
4.4.2 Khảo nghiệm không tải ........................................................................................49
4.4.3. Khảo nghiệm có tải ..............................................................................................50
4.5. Ảnh hưởng của quá trình đập tới khả năng nảy mầm của hạt ................................54
CHƯƠNG 5. HIỆU QUẢ KINH TẾ, KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................56
5.1. Tính toán sơ bộ hiệu quả kinh tế ............................................................................56
5.1.1. Giá thành dự kiến vốn đầu tư ..............................................................................56
5.1.2. Tính toán năng suất của máy làm việc trong một năm........................................56
5.1.3. Tính toán năng lượng tiêu thụ hàng ngày ............................................................56
5.1.4. Số lượng công nhân làm việc ..............................................................................56
5.1.5 Tính giá thành một Kg sản phẩm làm ra ..............................................................56
5.1.6: Ý nghĩa và tính mới về khoa học và thực tiễn.....................................................57
5.2. Kết luận và đề nghị .................................................................................................58

v



5.1 Về kỹ thuật...............................................................................................................58
5.2 Về kinh tế.................................................................................................................58
5.2.1 Năng suất ..............................................................................................................58
5.2.2. Nhân công ............................................................................................................58
5.2.3. Hiệu quả kinh tế...................................................................................................59
5.3. Đề nghị: ..................................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cây đậu phộng. ........................................................................................ 5
Hình 2.2: Nông dân bứt đậu phộng bằng tay............................................................ 8
Hình 2.3: Máy TPH-3252 . ..................................................................................... 11
Hình 2.4: Trống và máng trống chưa và đã cải tiến. .............................................. 12
Hình 2.5: Máy bứt lạc Ấn Độ ................................................................................. 14
Hình 2.6: Máy đào lạc DL - 03............................................................................... 16
Hình 2.7: Máy BQT - 300 ...................................................................................... 16
Hình 2.8: Trống bứt THL - 0,2 ............................................................................... 17
Hình 2.9: Máy bứt lạc trống thanh ......................................................................... 19
Hình 2.10: Máy đập lạc 300kg/h ............................................................................ 19
Hình 4.1: Sơ đồ cấu tạo của máy bứt lạc BL - 500 ................................................ 23
Hình 4.2: Máy kéo .................................................................................................. 24
Hình 4.3: Hình triển khai trống đập........................................................................ 30
Hình 4.4: Cấu tạo trống ......................................................................................... 31
Hình 4.5: Biên dạng răng trống .............................................................................. 31

Hình 4.6: Cấu tạo máng trống ................................................................................ 33
Hình 4.7: Cấu tạo nắp trống ................................................................................... 34
Hình 4.8: Lỗ sàng ................................................................................................... 38
Hình 4.9: Cấu tạo sàng .......................................................................................... 40
Hình 4.10: Sơ đồ truyền động ................................................................................ 44
Hình 4.11: Cấu tạo Romooc .................................................................................. 44
Hình 4.12: Đo khoảng cách từ trái tới thân ............................................................ 48
Hình 4.13: Số trái trên một cây đậu........................................................................ 48
Hình 4.14: Phương pháp ủ hạt ................................................................................ 54
Hình 4.15: Sự nảy mầm của hạt bị vỡ khi bứt ........................................................ 54
Hình ảnh trong thiết kế-khảo nghiệm. ........................................................................

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Thông số kỹ thuật của máy .................................................................... 24
Bảng 4.2: Thông số kỹ thuật máy kéo .................................................................... 24
Bảng 4.3: Thông số kỹ thuật của trống................................................................... 32
Bảng 4.4: Thông số kỹ thuật máng trống. .............................................................. 33
Bảng 4.5: Thông số kỹ thuật nắp trống .................................................................. 34
Bảng 4.6: Thông số kỹ thuật của sàng................................................................... 40
Bảng 4.7: Thông số kỹ thuật của quạt. ................................................................... 43
Bảng 4.8: Độ ẩm của hạt ........................................................................................ 47
Bảng 4.9: Kết quả đo khoảng cách hạt và cuống. ................................................. 47
Bảng 4.10: Kết quả đo kích thước hạt .................................................................... 48
Bảng 4.11: Kết quả lấy số liệu................................................................................ 51
Bảng 4.12: Nhật ký thử máy................................................................................... 51
Bảng 4.13: Kết quả thí nghiệm sự nảy mầm của hạt. ............................................. 56


viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đậu phộng (lạc) là cây họ đậu, cây công nghiệp ngắn ngày có lịch sử canh tác
lâu đời, có giá trị kinh tế cao và có khả năng luân canh cải tạo đất. Trong số các cây họ
đậu hạt có dầu trên thế giới thì đậu phộng có diện tích gieo trồng đứng thứ hai sau đậu
nành, nhưng lại là cây có hàm lượng dầu trong hạt cao nhất. Do vậy, đậu phộng và các
sản phẩm chế biến từ đậu phộng đang là nguồn bổ sung một số chất dinh dưỡng quan
trọng trong khẩu phần ăn của nông dân nhiều nước đang phát triển, nhất là ở vùng
nhiệt đới bán khô hạn.
Trong sản xuất cây trồng nói chung và cây đậu phộng nói riêng, thu hoạch là
khâu có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng nông sản hàng hóa, diễn ra
trong thời gian ngắn, tốn nhiều lao động và lao động nặng nhọc. Do tình trạng ngày
càng khan hiếm lao động thời vụ, chi phí thu hoạch nhiều loại cây trồng ở các vùng
sẩn xuất tập trung đã tăng 2 – 3 lần so với 3 – 4 năm trước đây. Tổn thất trong thu
hoạch do làm thủ công là rất cao khoảng 8 – 10% và có khi thất thu nếu thời tiết không
thuận lợi.
Trước tình trạng thiếu hụt lao động lúc thời vụ thu hoạch và yêu cầu đậu phộng
hàng hóa phải có chất lượng cao để cung cấp nguồn thực phẩm và nguyên liệu cho chế
biến và xuất khẩu, khâu thu hoạch đậu phộng đòi hỏi phải tiến hành cơ giới hóa. Công
nghệ thu hoạch quả tươi hiện đang phổ biến. Phương pháp thu hoạch nhiều giai đoạn
là thích hợp, dễ đầu tư. Trong nước đã nghiên cứu máy đào lạc ĐL – 0,5 , DDL – 0,3.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là nghiên cứu máy bứt quả đậu phộng lúc này là rất kịp thời và
cấp thiết. Phân Viện Cơ Điện và Công Nghệ Sau Thu Hoạch tiến hành thiết kế, chế tạo
máy bứt đậu phộng BL-500 do Ks Trần Đức Công làm chủ đề tài.
Do đó được sự cho phép của Khoa Cơ khí - Công Nghệ trường Đại Học Nông

Lâm TP HCM cùng sự hướng dẫn của thầy Th.s Võ Văn Thưa và Thầy Ks Võ Hùng

1


Anh chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, tính toán một số cụm chi tiết và
khảo nghiệm máy bứt lạc BL - 500”.
1.2. Mục đích đề tài
Nghiên cứu, tính toán một số cụm chi tiết và khảo nghiệm máy bứt lạc BL 500.
1.3. Nhiệm vụ:
Là đánh giá khả năng phù hợp với các quy định khi thiết kế, phát hiện các mặt
yếu của máy cũng như xác định các chỉ tiêu chất lượng thực hiện quá trình kỹ thuật,
năng suất và công hao phí của nó.
1.4. Nội dung:
Kiểm tra máy tương ứng với thiết kế, mô tả kỹ thuật của máy, những đặc tính
kỹ thuật của nó, và quá trình kỹ thuật thực hiện, chụp ảnh các cơ cấu, các chi tiết và
cụm máy chính, đánh giá cấu trúc máy, khả năng điều chỉnh và mức độ tiêu chuẩn hóa
của máy.
Đánh giá kỹ thuật nông học, bao gồm việc chọn điều kiện để khảo nghiệm, xác
định các đặc tính của vật liệu, chọn chế độ làm việc, xác định chỉ tiêu chất lượng làm
việc, tính toán các số liệu thu được, phân tích đánh giá và kết luận.
Đánh giá năng lượng tiêu thụ được xác định bằng phương pháp đo ứng biến và
xác định vận tốc truyền động, công suất truyền qua PTO, công suất tự chạy của máy
kéo, tần số quay của các trục làm việc chính.
Đánh giá điều kiện lao động phù hợp với các yêu cầu về khoa học lao động và
các chỉ tiêu chất lượng có liên quan tới “người - máy - đối tượng làm việc’’ của máy
khảo nghiệm.
Đánh giá kỹ thuật sử dụng của máy, tính đa dụng là độ linh động của máy, thiết
lập ca làm việc, tính toán chất lượng công việc.
Đánh giá khả năng làm việc của máy thông qua các chỉ tiêu

Kinh tế:
+ Năng suất

(kg/giờ)

+ Chi phí nhiên liệu

(lít/giờ)

+ Giá thành máy

2


Kỹ thuật:
+ Tốc độ trống
+ Tốc độ gió
+ Biên độ lắc sàng
+ Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm.
1.5. Tính cấp thiết của việc chế tạo máy bứt lạc BL - 500 và đề tài
Ở nước ta trồng đậu phộng là nghề truyền thống có từ lâu, hiện nay đậu phộng
làm thực phẩm cho người, làm thức ăn cho gia súc, là nguồn nguyên liệu cho các
ngành chế biến dầu và mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. Trồng đậu phộng có tác dụng
tăng độ phì cải tạo đất. Để thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về việc xây
dựng một nền nông nghiệp toàn diện, nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp hàng hóa.
Phát triển sản xuất cây đậu phộng là việc làm cần thiết và cấp bách.
Sản xuất đậu phộng Việt Nam liên tục phát triển về diện tích, năng suất, sản
lượng. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2005: Diện tích đạt 269.000 ha, năng
suất bình quân 17,42 tạ/ha, sản lượng đạt 453 000 tấn. Diện tích trồng đậu phộng được
phân bố tập trung ở 8 vùng sinh thái khắp cả nước, riêng các tỉnh khu vực phía Nam có

năng suất cao nhất do thuận lợi về điều kiện tự nhiên và đất đai màu mỡ.
Hiện nay, đậu phộng là một trong những loại nông sản xuất khẩu có giá trị và
cũng là loại nguyên liệu quan trọng cung cấp cho ngành chế biến nông sản. Theo dự
báo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến năm 2010, cần sản lượng đậu phộng nguyên
liệu là 500 ngàn tấn cung cấp cho ngành chế biến. Muốn vậy, diện tích trồng đậu
phộng phải đạt được 350 – 400 ngàn ha, nếu năng suất đạt 18 – 20 tạ/ha thì tổng sản
lượng đậu phộng đạt 700 đến 800 ngàn tấn mới đảm bảo nguồn nguyên liệu đậu phộng
cho công nghiệp chế biến theo yêu cầu.
Trong nghững năm gần đây ở các tỉnh phía Nam, cùng với sự hình thành nền
kinh tế nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế thị trường, cây đậu phộng có giá trị hàng
hóa cao, phục vụ xuất khẩu và công nghiệp chế biến, đã phát triển rất nhanh cả về diện
tích, năng suất và sản lượng. Hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn
như vùng Tây Nguyên gần 24,8 ngàn ha. Các tỉnh có diện tích trồng đậu phộng lớn là
Tây Ninh, Đăklăc, Long An, Trà Vinh.

3


Trong sản xuất cây trồng nói chung và cây đậu phộng nói riêng, thu hoạch là
khâu có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng nông sản hàng hóa, diễn ra
trong thời gian ngắn, tốn nhiều lao động và lao động nặng nhọc. Với phương pháp thu
hoạch đậu phộng thủ công hiện nay, chi phí lao động cao, đòi hỏi từ 60 đến 70 công/ha
(trong đó khâu bứt quả cần 40 – 45 công/ha). Do tình trạng ngày càng khan hiếm lao
động thời vụ, chi phí thu hoạch nhiều loại cây trồng ở các vùng sẩn xuất tập trung đã
tăng 2 – 3 lần so với 3 – 4 năm trước đây. Hiện nay chi phí riêng thu hoạch đậu phộng
ở ĐNB đã tăng lên 4.500.000 – 4.600.000đ/ha làm giảm hiệu sản xuất đậu phộng. Tuy
nhiên huy động công lao động trong thời vụ là vấn đề rất khó do lực lượng lao động
chính ở nông thôn đã chuyển phần lớn sang ngành nghề khác. Trước tình trạng thiếu
hụt lao động lúc thời vụ thu hoạch và yêu cầu đậu phộng hàng hóa phải có phẩm cấp
và chất lượng cao để cung cấp nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, khâu thu

hoạch lạc đòi hỏi phải tiến hành cơ giới hóa. Vì vậy, đặt vấn đề nghiên cứu máy bứt
quả đậu phộng lúc này là rất kịp thời và cấp thiết. Từ đó tiến hành khảo nghiệm và
đánh giá khả năng làm việc và hiệu quả kinh tế của máy để đưa vào ứng dụng trong
thực tế.

4


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Nguồn gốc cây đậu phộng
Đậu phộng là cây họ đậu Leguminosac, thuộc loại thân thảo, phân họ cánh
bướm (Papillonnaceac) và có nguồn gốc từ miền đông Bolivia thuộc châu Mỹ. Là cây
công nghiệp ngắn ngày có lịch sử canh tác lâu đời, có giá trị kinh tế cao và có khả
năng luân canh cải tạo đất.Trong số các cây họ đậu hạt có dầu trên thế giới thì đậu
phộng có diện tích gieo trồng đứng thứ hai sau đậu nành, nhưng lại là cây có hàm
lượng dầu trong hạt cao nhất. Do vậy, đậu phộng và các sản phẩm chế biến từ đậu
phộng đang là nguồn bổ sung một số chất dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn
của nông dân nhiều nước đang phát triển, nhất là ở vùng nhiệt đới bán khô hạn.

Hình 2.1: Cây lạc
2.2. Tổng quan về cây đậu phộng trên thế giới
Theo số liệu thống kê của tổ chức Nông Lương Thế Giới (FAO – 2005), cây
đậu phộng được trồng rộng rãi ở hơn 100 quốc gia vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, với
tổng diện tích hơn 25,2 triệu ha; sản lượng đạt gần 36 triêu tấn, năng suất bình quân
đạt 14,2 tạ/ha. Trong đó Châu Á đứng đầu các Châu lục với diện tích gần 13,4 triệu ha,
sản lượng đạt hơn 23,4 triệu tấn, chiếm 53,0% diện tích và hơn 65,3% sản lượng lạc

5



trên thế giới. Năng suất bình quân cao hơn năng suất bình quân của thế giới
(17,5tạ/ha).
2.3. Tổng quan về cây đậu phộng trong nước
Ở Việt Nam, đậu phộng là một trong số những cây trồng cạn ngắn ngày quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp. Diện tích gieo trồng đậu phộng hàng năm tăng
khoảng 250.000 ha với sản lượng khoảng 450.000 tấn, đang là một trong những mặt
hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của đất nước, là nguồn nguyên liệu trong công
nghiệp ép dầu, chế biến bánh kẹo và thực phẩm. Trong hơn một thập kỷ qua, thông
qua các hoạt động đầu tư nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đậu
phộng như sử dụng giống mới, bón lân và vôi cho đậu phộng, quản lý dịch hại tổng
hợp…và gần đây là sử dụng màng phủ nông nghiệp thì năng suất bình quân trên phạm
vi cả nước đã tăng. Tuy nhiên do phần lớn diện tích đất trồng đậu phộng đều tập trung
trên các loại đất nhẹ và nghèo dinh dưỡng như đất phù sa cổ, đất xám bạc màu…nên
cũng là một trong những yếu tố làm cho năng suất đậu phộng ở nước ta còn thấp so
với tiềm năng có thể đạt được.
Kỹ thuật canh tác đậu phộng ở nước ta chủ yếu vẫn gieo trồng trên luống 1,0 –
1,2m, gieo 4 – 6 hàng với khoảng cách hàng từ 1,8 – 2,5 cm. Trong những năm gần
đây, nhằm tăng năng suất cây trồng, tạo điều kiện ứng dụng CGH, kỹ thuật gieo trồng
đậu phộng trên luống hẹp 0,6 , gieo 2 hàng với khoảng cách hàng 25 – 27 cm, đang
được nghiên cứu và ứng dụng.
Quy trình thu hoạch đậu phộng thủ công hiện nay ở các địa phương có khác
nhau, nếu đất pha cát thì có thể nhổ trực tiếp sau đó bứt quả; Nếu đất thịt phải bơm
nước vào ruộng, ngâm một thời gian sau đó mới nhổ cây, bứt quả. Thu hoạch lạc hiện
nay phổ biến là thu hoạch quả tươi theo phương pháp thu hoạch nhiều giai đoạn và
bằng lao động thủ công vì vậy tốn nhiều lao động và có tổn thất cao, hiệu quả sản xuất
còn thấp.
Trước năm 2000, các công trình nghiên cứu phục vụ máy phục vụ canh tác nói
chung và cho thu hoạch nói riêng vẫn còn ít ỏi, rời rạc. Từ năm 2003 đến nay, việc
nghiên cứu CGH phục vụ kỹ thuật thâm canh đậu phộng theo hướng đồng bộ đã thực

hiện, tập trung giải quyết các khâu trọng điểm là gieo trồng và thu hoạch.

6


2.4 Tổng quan công nghệ thu hoạch đậu phộng
2.4.1. Tình hình cơ giới hóa sản xuất đậu phộng tại việt nam
 Khâu làm đất.
Rất quan trọng đảm bảo cho đất tơi xốp, dễ tưới tiêu nước. Hiện nay khâu này
đã được cơ giới hóa hoàn toàn. Chủ yếu sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay
ruộng khô. Sử dụng phay thích hợp hơn cày bừa vì đất sẽ tơi nhuyễn hơn, thích hợp
với cây đậu phộng.
 Khâu gieo trồng.
Hiện nay đã có nhiều máy như SPC6 kiểu khí động nhưng chủ yếu hiện nay vẫn
gieo trồng thủ công
 Khâu chăm sóc.
Bao gồm làm cỏ, bón phân, tưới nước, phun thuốc. Tưới nước sử dụng máy
bơm, phun thuốc sử dụng bình xịt tay, làm cỏ và bón phân vẫn bằng thủ công.
 Khâu thu hoạch.
Khâu thu hoạch bao gồm đào nhổ, bứt quả. Đây là khâu tốn nhiều công sức, đào
nhổ vẫn sử dụng thủ công, khâu bứt trái đã có nhiều mẫu máy do trường Đại Học
Nông Lâm, Viên Cơ Điện & Công Nghệ Sau Thu Hoạch nghiên cứu chế tạo. Sản xuất
đậu phộng phải chú ý tới thời vụ rất nhiều, khi thu hoạch cũng phải tập trung thu
hoạch trong vòng 1- 2 ngày, không thu hoach sớm vì đậu phộng non không đủ chất
dinh dưỡng dẫn đến chất lượng kém, thu hoạch muộn thì đậu phộng dễ rụng nằm ở
dưới đất khi nhổ tăng lượng hao hụt.Vì vậy khi thu hoạch phải tập trung một lượng
nhân công lớn do đó đối với vùng có diện tích trồng lạc lớn khi vào vụ nhân công rất
khan hiếm. Mặt khác, điều kiện làm việc của công nhân rất cục nhọc, họ phải ngồi
ngay tại đồng ruông phơi nắng cả ngày để nhặt nên chi phí tăng lên.
2.4.2. Các phương pháp bứt trái

a. Các phương pháp bứt lạc bằng thủ công hiện nay:
Cách 1: Nông dân dùng một cái giỏ trên miệng giỏ gắn một cây tre tiết diện
tròn đường kính vào khoảng 20 - 30 mm, trong quá trình làm việc nông dân cầm bó
đậu đập vào thanh tre đậu rơi ra và rớt vào giỏ, sau đó mới đem làm sạch, năng suất
kiểu này vào khoảng 15 - 20 kg/giờ. Tuy nhiên phương thức bứt này dễ làm cho người
nông dân mau mệt và tỷ lệ đậu vỡ cao do đó cách này ít được sử dụng.

7


Cách 2: Bứt bằng tay, năng suất vào khoảng 20 - 25 kg/giờ, lao động chủ yếu là
phụ nữ và trẻ em.

Hình 2.2: Nông dân bứt lạc bằng tay
b. Phương pháp bứt bằng máy:
Bộ phận bứt có thể là dây cáp hoặc trống thanh để có thể tách trái đậu ra khỏi
thân, người sử dụng máy sẽ nắm giữ phần ngọn để đưa phần gốc vào bộ phận bứt của
máy, để làm tốt phương pháp này thì lạc nhổ khi phải xếp ngọn gốc ngay ngắn để khi
bứt không sót và bẩn.
 Phương pháp đập
Có nhiều nguyên tắc cung cấp vật liệu nhưng có thể chia ra làm 3 loại:
- Loại đập dọc trục
- Loại đập tiếp tuyến
- Loại đập xuyên tâm
Nguyên tắc đập tiếp tuyến:
Bộ phận đập sẽ kéo khối vật liệu di chuyển trong khe hở đập, hướng chuyển
động của vật liệu vuông góc với trục trống và cùng chiều với vận tốc dài của trống,
quá trình đập sẽ kết thúc khi khối vật liệu sẽ ra khỏi khe hở đập.
Nguyên tắc này có thể gặp ở các máy đập một hoặc hai trống.
Loại một trống: Có thể trống thanh hoặc trống răng.

Ưu điểm: Quá trình dịch chuyển vật liệu qua khe hở đập nhanh chóng cho nên năng
suất làm việc sẽ cao.
Nhược điểm: Độ vỡ và độ sót cao.
Loại hai trống: Giống như một trống nhưng vật liệu đi qua hai lần qua hai trống.
Ưu điểm: Chất lượng đập tốt hơn máy một trống do thời gian vật liệu lưu trong khe hở
đập lâu.

8


Nhược điểm: Máy kết cấu phức tạp cồng kềnh, nặng nề.
Nguyên tắc đập dọc trục:
Vật liệu chuyển động theo đường xoắn ốc quanh trục trống ít vòng sẽ ra ngoài,
vì thế thời gian vật liệu ở trong khe hở đập tăng lên đáng kể làm tăng khả năng tách
hạt.
Ưu điểm: Giải quyết ổn thỏa giữa độ nát và độ sót, kết cấu gọn nhẹ hơn.
Nhược điểm: Năng suất thấp do vật liệu cấp vào trống không nhiều.
2.4.3: Công nghệ thu hoạch đậu phộng bằng máy trong và ngoài nước
a. Ngoài nước:
Theo số liệu thống kê của tổ chức Nông Lương Thế Giới (FAO – 2005), cây
đậu phộng được trồng rộng rãi ở hơn 100 quốc gia vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, với
tổng diện tích hơn 25,2 triệu ha; sản lượng đạt gần 36 triệu tấn, năng suất bình quân
đạt 14,2 tạ/ha. Trong đó Châu Á đứng đầu các Châu Lục với diện tích gần 13,4 triệu
ha, sản lượng đạt hơn 23,4 triệu tấn, chiếm 53,0% diện tích và hơn 65,3% sản lượng
lạc trên thế giới. Năng suất bình quân cao hơn năng suất bình quân của thế giới(17,5
tạ/ha).
Trồng đậu phộng là để lấy quả. Quả đậu phộng nối với thân cây bằng tia và tập
trung xung quanh gốc tạo thành trùm. Thu hoạch đậu phộng trên đồng chủ yếu là công
việc đào nhổ và bứt thu quả đậu phộng. Công nghệ thu hoạch đậu phộng chủ yếu đang
áp dụng là công nghệ thu hoạch quả tươi và thu hoạch quả khô.

a-Công nghệ thu hoạch quả tươi: Sau khi xác định được thời điểm thu hoạch là quả đã
chín >90% thì tiến hành đào nhổ và bứt tách quả ngay trên đồng, sau đó chỉ cần vận
chuyển quả về phơi sấy và bảo quản. Thường áp dụng cho vùng có ít khí hậu nắng.
b-Công nghệ thu hoạch quả khô: Cây đậu phộng sau khi nhổ vẫn còn khả năng trao
đổi chất để hoàn thiện quá trình chín, tạo cho quả có chất lượng cao hơn. Vì vậy có thể
nhổ đậu phộng sớm hơn khi cuống quả còn tươi chắc, khó đứt gẫy và sẽ giảm được tổn
thất trong quá trinh nhổ. Cây đậu phộng khi đào nhổ có độ ẩm từ 60-80% và độ ẩm
quả khoảng 40-50%. Sau khi phơi 2-3 nắng độ ẩm của cây và quả còn 20-25% thì tiến
hành đập tách quả. Thường áp dụng cho vùng có khí hậu nhiều nắng.
Từ hai công nghệ này, các nước trồng đậu phộng trên thế giới đã nghiên cứu
thực hiện CGH (cơ giới hóa) thu hoạch lạc theo các phương pháp:

9


- Thu hoạch nhiều giai đoạn: Thực hiện riêng rẽ các khâu: Đào nhổ →Rải cây(phơi
hoặc không phơi) →Thu gom→Đập bứt quả. Các khâu này có thể thực hiện bằng thủ
công kết hợp với các máy đào, bứt quả hoặc công cụ thô sơ.
- Thu hoạch hai giai đoạn: Đào nhổ rải cây→phơi→Gom+ đập bứt quả. Thực hiện do
các liên hợp máy (LHM) có thể làm một số công việc cùng một lúc như LHM đào giũrải cây; LHM thu gom – đập bứt quả.
- Thu hoạch một giai đoạn: Thực hiện bằng một LHM trên đó các công đoạn đào nhổ
cây, bứt quả làm sạch và đóng bao được tiến hành cùng một lúc.
Tóm lại từ hai công nghệ thu hoạch quả tươi và quả khô, trên thế giới hiện nay
vẫn đang áp dụng cả 3 phương pháp thu hoạch đậu phộng. Các phương pháp này nhờ
có ưu thế riêng đến nay vẫn song song tồn tại và không ngừng hoàn thiện các kiểu,
chủng loại máy. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, quy mô sản xuất, khả năng đầu tư,
trình độ công nghệ chế tạo, các nước lựa chọn công nghệ và phương pháp thu hoạch
bằng máy cho phù hợp.
Trên các máy thu hoạch đậu phộng, nguyên lý và kết cấu bộ phận bứt quả có
vai trò quan trọng quyết định đến các chỉ tiêu năng suất, chất lượng và tổn thất trong

thu hoạch như tốc độ cấp liệu, độ hư hỏng quả, độ sót tia của quả. Để bứt quả đậu
phộng các máy thường áp dụng nguyên lý tuốt và đập.
Tuốt quả là quá trình tác động của răng trống để bứt quả ra khỏi thân. Có thể sử
dụng một trống hoặc hai trống quay ngược chiều nhau để tuốt. Trên trống có thể bố trí
các kiểu răng: móc, thanh răng tròn hoặc thanh răng bản tùy thuộc vào kết cấu cụ thể
của loại máy. Ưu điểm tuốt là cho các chỉ tiêu chất lượng cao nhưng hạn chế năng suất
do phụ thuộc vào bộ phận cấp liệu.
Đập bứt quả cũng tương tự như trên các máy đập lúa, thường sử dụng trống
quay kết hợp với máng theo nguyên lý đập ngang và đập phân ly dọc trục. Quá trình
đập là quá trình va đập chà xát giữa răng trống với khối cây, giữa khối cây với máng
trống quả được rút khỏi thân cây và lọt qua khe của máng. Tùy thuộc vào kết cấu răng
và buồng trống có thể chuyển động của cây trong buồng đập theo phương tiếp tuyến ,
vuông góc hoặc theo trục trống, việc này có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu chất lượng
bứt quả. Ưu điểm đập là cho năng suất cao do khả năng cấp liệu lớn, nhưng có thể tạo
ra tỷ lệ vỡ quả cao nếu các kết cấu trong buồng trống và chế độ làm việc không hợp lý.

10


Nguyên lý làm việc và kết cấu bộ phận bứt quả được các nước nghiên cứu ứng
dụng trên một số máy thu hoạch lạc tiêu biểu như sau:
● LHM (liên hợp máy) thu hoạch một giai đoạn:
Đó là các loại LHM thu hoạch kiểu tự hành và kiểu móc, chuyên dùng cho công
nghệ thu hoạch quả tươi. Tiêu biểu là các LHM thu hoạch lạc liên kết móc với máy
kéo do Canada chế tạo, hoặc LHM tự hành TPH-3252 của Đài Loan.
Nguyên lý bứt quả trên các máy này chủ yếu là tuốt bằng hai trống. LHM thu
hoạch đậu phộng tự hành TPH-3252 của Đài Loan có bộ phận bứt quả bằng hai trống
tuốt răng bản bằng hai trống quay ngược chiều nhau. Trống dài 1000 [mm], đường
kính 115 [mm]. Răng trống dạng tấm cao 60 [mm]. Trống lắp nghiêng 250 so với
đường tâm xích kẹp nhổ-cung cấp. Máy có: Năng suất làm việc:0,2-0,22 ha/h; chất

lượng làm việc cao (tỷ lệ đào sót<2,0%; tỷ lệ vỡ quả <3%; Tỷ lệ sót quả <1,5%; Tỷ lệ
sót cuống <10%). Trống bứt quả đạt năng suất cao do được cung cấp cây liên tục bằng
xích kẹp nhổ theo vận tốc tiến của máy.

Hình 2.3 : Máy TPH-3252
Máy có tính năng ký thuật cao, đòi hỏi trình độ công nghệ chế tạo hiện đại, vốn đầu tư
ban đầu lớn, đồng ruộng phải đủ điều kiện đáp ứng cho CGH. Song ngược lại, sử dụng
máy sẽ có năng suất cao, giảm được 80-90% công lao động, tổn thất thấp do các công
đoạn thu hoạch được khép kín trên một máy.
● LHM thu hoạch hai giai đoạn:
Đó là các máy thu gom – bứt quả lạc, áp dụng cho công nghệ thu hoạch quả
phơi khô. Máy thu gom thường làm việc sau các loại máy đào rải cây trên đồng đẻ
phơi giảm ẩm. Đại diện cho loại máy thu gom này là các mẫu: LHM thu gom – bứt

11


quả model 3733 do hãng KMC (Mỹ) chế tạo; LHM thu gom – bứt quả của Trung
Quốc. Đặc điểm chung của các loại máy này là có bộ phận bứt quả bằng nguyên lý đập
ngang trục, kết hợp giữa trống quay và máng. Thường liên kết móc với các loại máy
kéo công suất trên 50 [Hp]. Máy có năng suất cao 1,0 – 5,0 [tấn/giờ]. Tuy nhiên điều
kiện sử dụng cũng tương tự như LHM thu hoạch một giai đoạn.
● Máy thu hoạch nhiều giai đoạn:
Máy thu hoạch nhiều giai đoạn bao gồm các loại máy đào và máy bứt quả,
trong đó máy bứt thường là các máy tĩnh tại có nguyên lý tuốt và đập. Áp dụng cho cả
công nghệ thu hoạch quả tươi và khô. Thường được nghiên cứu ở các nước có trình độ
CGH không cao, khả năng đầu tư thấp như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc…
Thái Lan thường cải tiến răng các máy đập lúa kiểu trống đập nhiều vòng dọc
trục để ứng dụng cho bứt quả tươi. Họ thường sử dụng loại máy đập lúa có công suất
động cơ 12 [Hp], trống dài 1,2 [m], cho năng suất 300 – 400 [kg/h], tỷ lệ vỡ quả 5 –

7%, tỷ lệ bứt sót 1,5 %, tỷ lệ sót tia 45 – 60%.

Hình 2.4: Trống và máng trống chưa và đã cải tiến
♦ Mẫu máy do Ấn Độ nghiên cứu, thiết kế ( “JAIHIND” BHARAT ENG.WORKS))
Máy được dùng để bứt quả lạc khô và tươi theo nguyên lý đập ngang trục kết
cấu trống quay kết hợp với máng trống.
Các thông số kĩ thuật của máy:
Trống:
- Đường kính trống:   500 [mm]
- Chiều dài trống: l  880 [mm]
- Số thanh răng lắp trên trống: 4
- Số thanh lắp trên từng thanh răng: 8 răng.
- Số răng lắp trên trống: 32 răng.

12


- Khoảng cách giữa 2 răng kế tiếp nhau: 110 [mm]
Máng trống:
- Số thanh máng dọc: 19
- Kích thước mỗi thanh: 880x25 [mm]
- Số thanh đỡ ngang: 5
- Kích thước thanh ngang:   12 [mm]
- Bán kính cong mặt máng:
- Khe hở máng trống: 45 [mm]
- Góc bao máng phân ly:
Trống quay với vận tốc 450 – 500 [v/ph], răng trống tạo hướng chuyển động
của cây vuông góc trục trống. Máy có kết hợp sàng quạt để làm sạch và phân loại tạp
chất. Động lực cho loại máy cũng rất đa dạng : motor điện, động cơ nổ hoặc liên kết
móc và nhận truyền động tử máy kéo. Trong đó kiểu bứt quả liên kết với máy kéo 22 –

35 [HP]. Đây là loại máy bứt quả lạc có năng suất cao do điều kiện cấp liệu cho máy
rất thuận lợi. Độ vỡ quả cao hơn máy tuốt nhưng thấp so với nguyên lý đập nhiều vòng
dọc trục như các máy đập lúa được cải tiến của Thái Lan. Việc sử dụng máy kéo làm
động lực là tăng hiệu quả sử dụng máy, chủ động di chuyển địa điểm sản xuất nông
nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên do máy được thiết kế, chế tạo tại Ấn Độ, một đất nước có nền nông
nghiệp khác hẳn với Việt Nam. Tính chất cơ lý tính của cây đậu phộng Ấn Độ cũng
khác so với cây đậu phộng Việt Nam. Đặc điểm của máy là có khe hở máng trống lớn
45 [mm] không phù hợp với cây đậu phộng ở nước ta. Số vòng quay trống lớn làm quả
đậu phộng nên chỉ tiêu độ vỡ tăng lên. Vì vậy cần được nghiên cứu cải tiến phù hợp
với cây đậu phộng nước ta.

13


Hình 2.5: Máy bứt lạc Ấn Độ
b. Trong nước:
Kỹ thuật canh tác đậu phộng ở nước ta chủ yếu vẫn gieo trồng trên luống 1,0 – 1,2
[m], gieo 4 – 6 hàng với khoảng cách hàng từ 1,8 – 2,5 [cm]. Trong những năm gần
đây, nhằm tăng năng suất cây trồng, tạo điều kiện ứng dụng CGH, kỹ thuật gieo trồng
lạc trên luống hẹp 0,6 , gieo 2 hàng với khoảng cách hàng 25 – 27 [cm], đang được
nghiên cứu và ứng dụng.
Quy trình thu hoạch đậu phộng thủ công hiện nay ở các địa phương có khác
nhau, nếu đất pha cát thì có thể nhổ trực tiếp sau đó bứt quả; nếu đất thịt phải bơm
nước vào ruộng, ngâm một thời gian sau đó mới nhổ cây, bứt quả. Thu hoạch đậu
phộng hiện nay phổ biến là thu hoạch quả tươi theo phương pháp thu hoạch nhiều giai
đoạn và bằng lao động thủ công vì vậy tốn nhiều lao động và có tổn thất cao, hiệu quả
sản xuất còn thấp.
Trước năm 2000, các công trình nghiên cứu phục vụ máy phục vụ canh tác nói
chung và cho thu hoạch nói riêng vẫn còn ít ỏi, rời rạc. Từ năm 2003 đến nay, việc

nghiên cứu CGH phục vụ kỹ thuật thâm canh đậu phộng theo hướng đồng bộ đã thực
hiện, tập trung giải quyết các khâu trọng điểm là gieo trồng và thu hoạch.
Từ những năm 1970, Viện Công cụ và cơ giới hóa nông nghiệp (nay là Viện Cơ
điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch) đã nghiên cứu máy bứt lạc BL-300.
Máy gồm các bộ phận như băng truyền cấp liệu, buồng đập theo nguyên lý đập phân ly
dọc trục với răng trống đập bằng cao su và bộ phận làm sạch sơ, máy liên hợp vơi
động cơ điện 4,5 [kW] hoặc động cơ diezen 7 – 12 [HP]. Kết quả khảo nghiệm tại các

14


tỉnh: Năng suất máy đạt được 450 – 500 quả tươi/giờ, độ sót quả theo cây nhỏ hơn 2%,
độ nứt vỡ 5 – 10%, tỷ lệ sót cuống 6 – 10%, độ sạch sản phẩm 84 – 90%. Tuy năng
suất khá cao, độ làm sạch sơ cao và độ sót nhỏ nhưng một số chỉ tiêu về chất lượng
như độ nứt vỡ, tỷ lệ quả còn cuống khá cao, nên chưa được ứng dụng rộng rãi vào sản
xuất.
Năm 1986 – 1987 Viện Công cụ và cơ giới hóa Nông nghiệp đã nghiên cứu và
giới thiệu công cụ bứt quả đậu phộng đạp chân. Công cụ làm việc theo nguyên lý của
guồng tuốt lúa đạp chân. Răng guồng bứt lạc răng có dạng cung tròn và mặt phẳng
nghiêng với trục trống góc 450. Công cụ này có năng suất 80kg/h, tỷ lệ quả sót và nứt
vỡ<1%. Tuy nhiên guồng bứt quả đậu phộng chưa được ứng dụng trong sản xuất, các
kết quả nghiên cứu còn mang tính chất thử nghiệm thăm dò nguyên lý.
Năm 2001 – 2005, một đề mục của đề tài KC – 07 – 15 thuộc chương trình cấp
nhà nước KC – 07 về “Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy đào lạc ĐL – 0,3, liên hợp với
máy kéo 50 Hp” triển khai tại Phân viên Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu
hoạch ở TP. Hồ Chí Minh, đây là đề tài nghiên cứu máy thu hoạch theo phương pháp
thu hoạch nhiều giai đoạn. Máy có nguyên lý làm việc: Đào bằng lưỡi đào cố định.
Giũ đất bám chùm quả bằng 2 trục rotor lắp sau bộ lưỡi đào.,rải cây đậu phộng trên
đồng tạo điều kiện cho việc thu gom bằng thủ công dễ dàng và thuận tiện. Máy đào 4
hàng đậu phộng (bề rộng làm việc 1,0m), đạt năng suất 0,34 – 0,37 [ha/h], có tỷ lệ đào

sót giảm tỷ lệ sót so với nhổ không đào từ 7% xuống 1,36%, tỷ lệ làm vỡ quả thấp
(<1,5%), giảm được 20% chi phí so với thu hoạch bằng thủ công. Nhưng hạn chế của
máy này là chỉ làm việc ổn định trong điều kiện đất có độ ẩm nhỏ hơn 30%. Nếu độ
ẩm của đất cao hơn 30% thường sảy ra ùn tắc, máy không làm việc được. Cần nghiên
cứu cải tiến bộ phận lưỡi đào, để máy có thể làm việc được trên ruộng có độ ẩm cao.
Hiện nay đang được Viện OPI tiếp nhận và ứng dụng trong sản xuất.
Năm 2003 – 2006 Viện Cơ điện NN và Công nghệ STH đã thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy gieo liên hợp và các máy thu hoạch nhiều giai
đoạn, phục vụ quy trình thâm canh đậu phộng”. Đề tài nhằm mục đích CGH khâu gieo
trồng và thu hoạch đậu phộng theo phương pháp nhiều giai đoạn. Kết quả nghiên cứu
và ứng dụng trong sản xuất các mẫu máy:

15


Hình 2.6 : Máy đào lạc ĐL-0,3

Hình 2.7: Máy BQT – 300

- Máy gieo liên hợp LHG – 0,2 năng suất : 0,2ha/giờ. Kết hợp tốt với
LHM thu hoạch THL – 0,2 để hoàn thiện CGH đồng bộ khâu gieo, thu hoạch đậu
phộng phục vụ quy trình kỹ thuật canh tác đậu phộng luống hẹp 0,6 [m].
- Máy đào lạc ĐL – 0,2 có năng suất 0,3 [ha/giờ], đáp ứng yêu cầu đào luống hẹp 0,7
[m]. Máy có nguyên lý tương tự máy ĐL- 0,3.
- Các máy bứt quả quả đậu phộng tươi BQL – 2T và BQL – 300. Máy có nguyên lý
làm việc: tuốt quả bằng 2 trống thanh răng quay ngược chiều nhau. Trống có dạng
trống trụ và trụ - côn. Cấp liệu bằng tay và xích kẹp.
- Máy BQL – 2T năng suất 80 – 100 [kg/h], tỷ lệ vỡ nhỏ hơn 2%. Máy BQT –
300 năng suất 150 – 160 [kg/h], tỷ lệ vỡ nhỏ hơn 2,5%, tỷ lệ sót nhỏ hơn 1,5%, như
vậy năng suất còn thấp . Do việc cấp liệu bằng tay và phải xếp đứng cây để kẹp tuốt.

Vì vậy hiệu quả ứng dụng vào sản xuất chưa cao, còn phải tiếp tục hoàn thiện thêm.
Máy liên hợp thu hoạch đậu phộng THL – 0,2: Năm 2004 – 2007 đề tài
“Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy liên hợp thu hoạch đậu phộng” thuộc chương trình
KC – 07 – 29 do Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ STH chủ trì đã triển khai tại
Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh và Trảng Bàng – Tây Ninh. Máy do Viên Cơ điện NN và
Công nghệ STH chế tạo có kết cấu và chất lượng làm việc tương tự như mẫu máy TPH
– 3252(Đài Loan). Máy THL – 0,2 thực hiện cùng một lúc các công đoạn: Đào – nhổ,
giũ đất, bứt quả, làm sạch, thu gom vào thùng chứa, đóng bao ngay trên đồng. Máy
thích hợp với quy cách gieo 2 hàng của máy gieo liên hợp LHG – 0,2. Do vậy máy chỉ
thu hoạch được đậu phộng gieo trồng theo quy trình thâm canh hàng hẹp: hai hàng trên
luống, bề rộng luống 60 [cm], rãnh ruộng 30 [cm], sâu 15 – 20 [cm]. Máy liên hợp thu
hoạch lạc THL – 0,2 làm việc đảm bảo các chỉ tiêu năng suất, chất lượng trong điều

16


×