Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ VÀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE TOYOTA COROLLA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ
VÀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
TRÊN XE TOYOTA
COROLLA

Họ và tên sinh viên: ĐỖ XUÂN THƯƠNG
Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ÔTÔ
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 6 năm 2011


SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ VÀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC
TRÊN XE TOYOTA COROLA

Tác giả
ĐỖ XUÂN THƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ÔTÔ

Giáo viên hướng dẫn:
Th.s BÙI CÔNG HẠNH

Tháng 6 năm 2011


i


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại Học Nông Lâm – Khoa Cơ Khí
Công Nghệ - Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ôtô. Chúng em được sự quan tâm dạy dỗ đầy
nhiệt huyết của các thầy cô, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè. Với lòng biết ơn
sâu sắc, chúng em xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến:
 Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm, Khoa Cơ Khí Công Nghệ và bộ
môn ngành Công nghệ Ôtô.
 Toàn thể quý thầy cô đã giảng dạy chúng em trong suốt quá trình học tập.
 Ban Giám Hiệu cùng các thầy cô trường Trung Cấp Nghề Củ Chi đã cho
phép và tạo điều kiện để em thực hiện đề tài này.
 Thầy Th.S Bùi Công Hạnh giảng viên hướng dẫn chính cũng như các thầy cô
khác đã hướng dẫn tận tình, tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành đề tài này.
 Cảm ơn Cha Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy bảo em nên người.
 Tất cả anh chị và các bạn đã động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập cũng như hoàn thành tốt đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù đã rất cố gắng nhưng cũng khó có thể tránh
được những thiếu xót. Chúng em rất mong sự thông cảm và góp ý của thầy cô, bạn bè và
những độc giả.
Kính chúc Quý thầy cô cùng các bạn sức khỏe dồi dào.
Chân thành cảm ơn!..

Tp.HCM tháng 6 năm 2011
Đỗ Xuân Thương

ii



TÓM TẮT
1. Tên đề tài.
SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ VÀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN
XE TOYOTA COROLA
2. Thời gian và địa điểm thực hiện
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 04/2010 đến tháng 06/2010.

- Địa điểm thực hiện: Tại xưởng thực hành thí nghiệm ôtô tại trường Trung cấp nghề
Củ Chi.
3. Mục đích của đề tài: Đề tài được thực hiện với những mục đích sau:
- Tìm hiểu sâu hơn về công nghệ bảo dưỡng sửa chữa ô tô.
- Ứng dụng những kiến thức đã học để thực hiện bảo dưỡng sửa chữa động cơ và
hệ thống truyền lực trên xe Toyota Corola.
4. Phương tiện làm việc
- Dụng cụ, tháo lắp thiết bị cần thiết
- Động cơ và hệ thống truyền lực trên xe Toyota Corola.
- Đồng hồ đo điện.
- Đèn Timinglight.
- Máy ảnh kỹ thuật số.
5. Kết quả thực hiện.
.

- Qua quá trình thực hiện giúp cho chúng tôi có được những kinh nghiệm thực tiễn

quý giá về sửa chữa bảo dưỡng.
- Tiến hành đo số liệu, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được một số hư hỏng trên
động cơ và hệ thống truyền lực giúp cho động cơ và hệ thống truyền lực của xe hoạt động
tốt hơn.

iii



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa....................................................................................................................... i
Lời cảm tạ .................................................................................................................... ii
Tóm tắt ........................................................................................................................iii
Mục lục ....................................................................................................................... iv
Danh sách các hình ..................................................................................................... vi
Danh sách các bảng ..................................................................................................viii
Chương 1: Mở đầu
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích. .............................................................................................................. 2
Chương 2: Tổng quan
2.1 Sơ lược về cơ sở lý thuyết động cơ đốt trong và một số hệ thống trên ô tô ......... 3
2.1.1 Động cơ đốt trong .......................................................................................... 3
2.1.2 Một số hệ thống lắp đặt trên động cơ. ........................................................... 9
2.2 Hệ thống truyền lực. ........................................................................................... 21
2.2.1 Nhiệm vụ ..................................................................................................... 21
2.2.2 Phân loại ...................................................................................................... 22
2.2.3 Cấu tạo cơ bản của hệ thống truyền lực cơ khí. .......................................... 22
Chương 3: Phương pháp và phương tiện
3.1 Nơi thực hiện ...................................................................................................... 29
3.2 Phương tiện thực hiện ......................................................................................... 29
3.3 An toàn và vệ sinh lao động khi thực hiện: ........................................................ 29
3.4 Phương pháp tiến hành ....................................................................................... 29
Chương 4: Kết quả và thảo luận
4.1 Sơ lược về sửa chữa bảo dưỡng.......................................................................... 30
iv



4.1.1 Bảo dưỡng ................................................................................................... 30
4.1.2 Kỹ thuật sửa chữa. ....................................................................................... 32
4.2 Các thông số xe Toyota Corola đời 1985, 4 chổ ngồi. ....................................... 33
4.3 Kỹ thuật bảo dưỡng sửa chữa động cơ. .............................................................. 34
4.3.1 Những biểu hiện hư hỏng của động cơ........................................................ 34
4.3.2 Chẩn đoán động cơ theo áp suất cuối kỳ nén: ............................................. 34
4.3.3 Bảo dưỡng sửa chữa máy khởi động ........................................................... 36
4.3.4 Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phân phối khí. ............................................. 37
4.3.5 Bảo dưỡng sửa chữa máy phát điện ............................................................ 40
4.3.6 Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống đánh lửa. ..................................................... 48
4.4 Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực. ....................................... 50
4.4.1 Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa bộ ly hợp: ................................................ 50
4.4.2 Kỹ thuật bảo dưỡng sửa chữa hộp số. ......................................................... 51
Chương 5: Kết luận và đề nghị
5.1 Kết luận............................................................................................................... 52
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….53

v


DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Động cơ tam giác. ........................................................................................ 4
Hình 2.2 Động cơ diesel 4 thì. .................................................................................... 5
Hình 2.3 Các thì làm việc của động cơ xăng. ............................................................. 6
Hình 2.4 Hệ thống phân phối khí dùng sú páp. .......................................................... 9
Hinh 2.5 Sơ đồ pha phân phối khí động cơ 4 kỳ ...................................................... 11
Hình 2.6 Bơm xăng loại màng dẫn động cơ khí. ...................................................... 12

Hình 2.7 Sơ đồ hệ thống cung cấp điện.................................................................... 16
Hình 2.8 Cấu tạo máy phát điện ............................................................................... 16
Hình 2.9 Bộ chỉnh lưu .............................................................................................. 17
Hình 2.10 Máy khởi động loại đồng trục ................................................................. 18
Hình 2.11 Máy khởi động loại giảm tốc................................................................... 19
Hình 2.12 Máy khởi động loại bánh răng hành tinh................................................. 19
Hình 2.13 Máy khởi động loại PS. ........................................................................... 20
Hình 2.14 Sơ đồ hoạt động của máy khởi động ....................................................... 20
Hình 2.15 Cấu tạo các bộ phận hệ thống truyền lực. ............................................... 22
Hình 2.16 Ly hợp dẫn động bằng cơ khí. ................................................................. 23
Hình 2.17 Sơ đồ hộp số 4 số truyền ......................................................................... 24
Hình 2.18 Sơ đồ truyền động các đăng. ................................................................... 25
Hình 2.19 Truyền lực chính...................................................................................... 26
Hình 2.20 Cấu tạo vi sai ........................................................................................... 27
Hình 2.21 Bán trục giảm tải 1/2 ............................................................................... 27
Hình 2.22 Kết cấu vỏ cầu ......................................................................................... 28
Hình 4.1 Đo áp suất cuối kỳ nén. ............................................................................. 35
Hình 4.2 Kiểm tra thông mạch rotor ........................ Error! Bookmark not defined.
Hình 4.3 Điều chỉnh khe hở nhiệt............................. Error! Bookmark not defined.
vi


Hình 4.4 Tháo puli. .................................................................................................. 41
Hình 4.5 Tháo nắp sau máy phát. ............................................................................. 41
Hình 4.6 Tháo vòng kẹp chổi than. .......................................................................... 42
Hình 4.7 Tháo tiết chế vi mạch. ............................................................................... 42
Hình 4.8 Tháo bộ chỉnh lưu. ..................................................................................... 43
Hình 4.9 Tháo nắp sau. ............................................................................................. 43
Hình 4.10 Tháo rotor. ............................................................................................... 44
Hình 4.11 Kiểm tra thông mạch rotor. ..................................................................... 44

Hình 4.12 Kiểm tra cách điện rotor. ......................................................................... 45
Hình 4.13 Kiểm tra thông mạch cuộn stator. ........................................................... 45
Hình 4.14 Kiểm tra cách điện cuộn stator. ............................................................... 46
Hình 4.15 Kiểm tra diode bộ chỉnh lưu. ................................................................... 46
Hình 4.16 Giá trị lực siết cho máy phát.................................................................... 47
Hình 4.17 Sơ đồ hệ thống đánh lửa. ......................................................................... 48
Hình 4.18 Dấu cân lửa trên puli. .............................................................................. 49
Hình 4.19 Bộ ly hợp trên ô tô Toyota Corolla………………………………………50

hình 4.20 Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp ly hợp ô tô Toyota Corolla………….51

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng4.1 Định kỳ bảo dưỡng................................................................................. 31
Bảng 4.2 Thông số xe Toyota Corola................................................................... 33
Bảng 4.3 Đo áp suất cuối kỳ nén (kg/cm2) ........................................................... 35
Bảng 4.4 Kết quả đo khe hở nhiệt. ....................................................................... 38
Bảng 4.5 Khe hở điện cực đo được các bugi. ....................................................... 50

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước thì ngành công nghệ ô tô
cũng đã và đang khẳng định được vị thế của mình trên thị trường hiện nay. Vấn đề về chất

lượng, dịch vụ sản phẩm ô tô tất nhiên được các nhà sản xuất chú ý hàng đầu để tạo niềm
tin cho khách hàng. Tuy nhiên sản phẩm dù có tốt đến đâu thì trong một khoảng thời gian
sử dụng nào đó cũng không thể tránh khỏi hư hỏng. Vấn đề về tuổi thọ của ô tô còn do
nhiều yếu tố quyết định, trong đó phần lớn phụ thuộc nhà sản xuất tuy nhiên ý thức, sự
hiểu biết của người tiêu dùng cũng góp một phần không nhỏ, bởi nếu sản phẩm được
chăm sóc bảo dưỡng sửa chữa đúng định kỳ thì thời gian sử dụng sản phẩm khách hàng sẽ
được lâu dài hơn tránh được sự lãng phí tiền của góp phần tiết kiệm cho bản thân gia đình
và đất nước.
Nắm bắt được vấn đề này và được sự cho phép của trường Trung Cấp nghề Củ Chi
cũng như sự phân công của khoa cơ khí công nghệ và bộ môn ngành ô tô trường Đại Học
Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của thầy Thạc Sĩ Bùi Công Hạnh để em thực hiện đề tài
“Sửa chữa bảo dưỡng động cơ và hệ thống truyền động trên xe Toyota Corola”.
Việc thực hiện đề tài này là cần thiết vì nó giúp chúng tôi hiểu biết hơn về công nghệ
sửa chữa bảo dưỡng, những điều này tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hơn trong công
việc sau này và giúp tôi có thêm những kinh nghiệm quý báo, góp phần đáp ứng được
một phần nào nhu cầu của xã hội.
Mặc dù được sự hướng dẫn tận tình của thầy thạc sĩ Bùi Công Hạnh và các thầy cô
khác nhưng do thời gian và kiến thức của chúng tôi còn hạn chế nên trong quá trình thực
hiện cũng khó tránh khỏi sai sót rất mong quý thầy cô bạn bè cùng các độc giả góp ý kiến
thêm để kiến thức tôi được hoàn thiện hơn.
1


1.2 Mục đích.
Đề tài được thực hiện với những mục đích sau:
- Tìm hiểu sâu hơn về công nghệ bảo quản sửa chữa ô tô.
- Ứng dụng những kiến thức đã học để thực hiện bảo dưỡng sửa chữa động cơ và hệ
thống truyền lực trên xe Toyota Corola.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về cơ sở lý thuyết về động cơ đốt trong và một số hệ thống trên ô tô.
2.1.1 Động cơ đốt trong.
2.1.1.1 Định nghĩa và phân loại động cơ đốt trong dùng trên ôtô.
1) Định nghĩa.
Động cơ đốt trong hay còn gọi là động cơ nổ, là loại động cơ mà quá trình đốt cháy
nhiên liệu, biến nhiệt năng thành cơ năng được thực hiện ngay bên trong động cơ.
2) Phân loại.
a) Phân loại theo số xi lanh.
Căn cứ vào số xi lanh người ta phân động cơ đốt trong làm 2 loại:
- Động cơ 1 xi lanh: đơn giản, số lượng chi tiết máy ít, dễ chế tạo nhưng không thỏa
mản nhu cầu tăng công suất
- Động cơ nhiều xi lanh: là một biện pháp để tăng động cơ lên tránh cồng kềnh,
trọng lượng các chi tiết máy quá lớn. Động cơ nhiều xi lanh có thể từ 2-54 xi lanh.
b) Phân loại theo vị trí tương đối của xi lanh và trục khuỷu.
- Động cơ đứng: bao gồm các loại động cơ đốt trong có các xi lanh lắp đặt theo
phương thẳng đứng.
- Động cơ nằm: có các xi lanh lắp đặt theo phương nằm ngang.
- Động cơ hình sao: có các xi lanh đặt theo hình sao 3, 5, 7 cánh, mỗi cánh có nhiều
xi lanh (không quá 6 cái).
c) Phân loại theo số hàng xi lanh.
- Động cơ một hàng xi lanh: là loại động cơ thông dụng trên ô tô, máy kéo, tàu
thủy…
- Động cơ hai hàng xi lanh: là loại động cơ được sử dụng rộng rải trên các loại xe có
công suất lớn như ô tô tải hạng nặng, xe tăng, ô tô du lịch… Góc giữa hai hàng xi
lanh thường là 600, 750, 900, 1350, 1800.
3



- Động cơ ba hàng xi lanh: thường báo trí theo hình chử W, góc giữa các hàng
thường 400,600, 800… Loại động cơ này trước kia thường sử dụng trên máy bay, xe
tăng.
- Động cơ bốn hàng xi lanh: loại động cơ này trước kia thường sử dụng trên máy
bay. Cách báo trí theo kiểu chữ X, chữ H hay chữ V chắp vào nhau.
d) Phân loại theo số trục khuỷu.
- Động cơ một trục khuỷu: được sử dụng rộng rải, thông dụng trong các ngành giao
thông vận tải, công nghiệp và nông nghiệp.
- Động cơ hai trục khuỷu: có nhiều phương án bố trí khác nhau.
- Động cơ ba trục khuỷu trở lên thường là các động cơ hai kỳ, cũng có nhiều phương
án bố trí khác nhau.
- Động cơ không có trục khuỷu: loại động cơ này phát triển mạnh những năm gần
đây. Có nhiều ưu điểm như gọn, nhẹ, công suất cao, tính cân bằng tốt…gồm các loại
động cơ như: động cơ pít tông tự do động cơ pít tông quay (động cơ Vanken).

Hình 2.1 Động cơ tam giác.
e) Phân loại theo chu kỳ làm việc của động cơ hoạt động hiện nay.
- Gồm có động cơ 2 kỳ và động cơ 4 kỳ.

4


Hình 2.2 Động cơ diesel 4 thì.
- Ngoài ra còn có động cơ 3 kỳ, 6 kỳ loại động cơ này thêm hành trình phụ, nén và
đốt cháy lại khí thải, nên hiệu suất nhiệt cao.
f) Phân loại theo nhiên liệu sử dụng.
- Động cơ sử dụng nhiên liệu lỏng : xăng, dầu, cồn.
- Động cơ sử dụng nhiên liệu khí: hơi ga.

- Động cơ sử dụng nhiên liệu rắn: than.
g) Phân loại theo phương án làm mát.
- Động cơ làm mát bằng không khí.
- Động cơ làm mát bằng nước.
2.1.1.2 Nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ.
a) Động cơ 4 kỳ sử dụng nhiên liệu xăng.

5


Hình 2.3 Các thì làm việc của động cơ xăng.
Nguyên lý làm việc: Loại cổ điển sử dụng bộ chế hòa khí tạo hỗn hợp đốt bên ngoài
xi lanh nhờ bộ chế hòa khí.
● Thời kỳ nạp (hút): Sú páp nạp mở, sú páp xả đóng. Pít tông dịch chuyển từ điểm
chết trên (ĐCT) đến điểm chết dưới (ĐCD), tạo sự giảm áp trong xi lanh, hút hỗn
hợp gồm không khí và xăng từ bộ chế hòa khí qua đường nạp vào xi lanh.
Thời kỳ nạp kết thúc khi pít tông ở ĐCT. Góc quay của trục khuỷu từ 00 đến
1800.
Áp suất và nhiệt độ trong xi lanh cuối kỳ nạp:
Pa= 0,7÷0,9 kg/cm2
Ta=20÷1200C
● Thời kỳ nén: Cả hai su páp nạp và sú páp xả đều đóng. Pít tông dịch chuyển từ
điểm chết dưới lên điểm chết trên và nén dần hỗn hợp khí đốt. Khi pít tông lên đến
điểm chết trên, khí trong buồng đốt đạt đến áp suất và nhiệt độ cao. Động cơ xăng có
tỷ số nén ε từ 7÷10.
Thời kỳ nén kết thúc khi pít tông ở điểm chết trên. Góc quay trục khuỷu từ 1800
đến 3600.
.
6



Áp suất và nhiệt độ trong buồng đốt cuối kỳ nén là:
Pc=7÷12 kg/cm2
Tc=200÷4000C.
● Thời kỳ cháy và sinh công: Cả hai su páp xả và nạp đều đóng vào cuối thời kỳ
nén, bugi bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp khí. Hỗn hợp khí bốc cháy và giản nở
mạnh tạo ra áp suất cao đẩy pít tông đi từ ĐCT xuống ĐCD và sinh công.
Thời kỳ cháy và sinh công kết thúc khi pít tông ở ĐCD. Góc quay của trục
khuỷu từ 3600 đến 5400C.
Áp suất và nhiệt độ trong buồng đốt đầu thời kỳ sinh công là:
Pz=30÷40 kg/cm2.
Tz=2000÷25000C.
● Thời kỳ xả (thoát): Sú páp nạp đóng sú páp xả mở. Pít tông dịch chuyển từ ĐCD
đến ĐCT, đẩy khí cháy ra ngoài xi lanh qua đường xả.
Thời kỳ xả kết thúc khi pít tông ở điểm chết trên. Góc quay của trục khuỷu từ
5400 đến 7200.
Áp suất và nhiệt độ vào cuối thời kỳ xả là:
Pr= 1,1÷1,2 kg/cm2
Tr= 500÷10000C.
Sau khi thời kỳ xả kết thúc, pít tông lại từ ĐCT xuống ĐCD sú páp nạp mở ra
và lại tiến hành nạp hỗn hợp khí mới của chu trinh tiếp theo. Quá trình như thế tiếp
diễn mãi khiến cho động cơ làm việc và sinh công liên tục.
b) Động cơ 4 kỳ sử dụng nhiên liệu dầu.
Nguyên lý làm việc: Tạo thành hỗn hợp cháy (dầu và không khí) bên trong xi lanh.
● Thời kỳ nạp (hút): Sú páp nạp mở, sú páp xả đóng. Pít tông dịch chuyển từ ĐCT
xuống ĐCD, tạo sự giảm áp trong xi lanh, hút không khí sạch từ bình lọc không khí
qua đường nạp vào xi lanh.
Thời kỳ nạp kết thúc khi pít tông ở ĐCD. Góc quay của trục khuỷu từ 00 đến
1800.
7



Áp suất và nhiệt độ trong xi lanh cuối kỳ nạp:
Pa= 0,7÷0,9 kg/cm2
Ta=20÷1200C.
● Thời kỳ nén: Cả hai sú páp nạp và sú páp xả đều đóng. Pít tông dịch chuyển từ
ĐCD lên ĐCT và nén không khí lại. Khi pít tông lên đến ĐCT, không khí trong
buồng đốt đạt áp suất và nhiệt độ rất cao. Động cơ Diezen có tỷ số nén ε từ 17÷22.
Thời kỳ nén kết thúc khi pít tông ở ĐCT. Góc quay của trục khuỷu từ 1800 đến
3600.
Áp suất và nhiệt độ trong buồng đốt cuối kỳ nén là:
Pc=40÷50 kg/cm2
Tc=500÷7000C.
● Thời kỳ cháy và sinh công: Cả hai sú páp nạp và xả vẫn đóng. Vào cuối thời kỳ
nén áp suất và nhiệt độ của khối không khí trong buồng đốt tăng lên rất cao. Nhờ
bơm cao áp bơm nhiên liệu vào dưới dạng sương mù trộn lẫn với khối không khí
nóng tạo thành hỗn hợp đốt và tự bốc cháy, giản nở mạnh tạo ra áp suất cao đẩy pít
tông đi từ ĐCT xuống ĐCD và sinh công.
Thời kỳ cháy và sinh công kết thúc khi pít tông ở ĐCD. Góc quay của trục
khuỷu từ 3600 đến 5400C.
Áp suất và nhiệt độ trong buồng đốt đầu thời kỳ sinh công là:
Pz=80÷100 kg/cm2.
Tz=2000÷25000C.
● Thời kỳ xả: Sú páp nạp đóng sú páp xả mở. Pít tông dịch chuyển từ ĐCD đến
ĐCT, đẩy khí cháy ra ngoài xi lanh qua đường xả.
Thời kỳ xả kết thúc khi pít tông ở điểm chết trên. Góc quay của trục khuỷu từ
5400 đến 7200.
Áp suất và nhiệt độ vào cuối thời kỳ xả là:
Pr=1,1÷1,2 kg/cm2
Tr=500÷10000C.

8


Sau khi thời kỳ xả kết thúc, pít tông lại từ ĐCT xuống ĐCD sú páp nạp mở ra
và lại tiến hành nạp hỗn hợp khí mới của chu trình tiếp theo. Quá trình như thế tiếp
diễn mãi khiến cho động cơ làm việc và sinh công liên tục.
2.1.2 Một số hệ thống lắp đặt trên động cơ.
2.1.2.1 Hệ thống phân phối khí.
1) Nhiệm vụ yêu cầu và phân loại.
a) Nhiệm vụ: Hệ thống phân phối khí có nhiệm vụ thực hiện quá trình thay đổi khí,
nạp không khí hay hỗn hợp đốt vào trong xi lanh và thải sạch khí xả ra khỏi xi lanh
vào những thời điểm xác định theo đúng thứ tự làm việc của động cơ.
b) Phân loại:
● Hệ thống phân phối khí dùng sú páp: Được sử dụng phổ biến trong động cơ 4
kỳ.

Hình 2.4 Hệ thống phân phối khí dùng sú páp.
Ưu điểm: Cấu tạo rất vững chắc, làm việc tốt.
Nhược điểm: Tiết diện của đường nạp và đường thoát không đủ lớn, nhiều chi tiết
phức tạp, khi làm việc hay gây va đập.
● Hệ thống phân phối khí dùng van trượt: Thường sử dụng trên động cơ 2 kỳ
xăng và dầu.
Ưu điểm: Tiết diện lưu thông lớn, làm việc êm dịu, ít tiếng ồn, dễ làm mát hệ thống
phân phối khí.
9


Nhược điểm: Cấu tạo phức tạp, giá thành chế tạo đắt.
● Hệ thống phân phối khí hỗn hợp: Thường dùng lỗ để nạp và sú páp để xả khí áp
dụng phổ biến trên động cơ hai kỳ Diezen.

c) Yêu cầu.
● Đóng mở đúng thời gian qui định
● Độ mở lớn để dòng khí lưu thông dễ.
● Đóng khít, ít tiếng ồn, ít mòn.
● Dễ điều chỉnh và sửa chữa, giá thành chế tạo rẻ.
2) Thời kỳ và đồ thị phân phối khí.
a) Định nghĩa.
- Thời kỳ phân phối khí là thời kỳ mở và đóng các sú páp theo góc quay của trục
khuỷu.
- Thời kỳ phân phối khí được biểu diễn dưới hình thức đồ thị gọi là đồ thị phân
phối khí.
b) Đối với động cơ 4 kỳ.
- Thời kỳ nạp và xả trong động cơ đốt trong xảy ra rất nhanh vì thời gian pít tông
dịch chuyển giữa các điểm chết rất ngắn, nhất là đối với động cơ hiện đại, có số vòng
quay cao. Vì vậy để tăng cường khả năng nạp đầy và xả sạch, các sú páp nạp và xả cần
thiết phải mở sớm đóng muộn sau các điểm chết.
Lý thuyết:
+ Sú páp nạp mở tại điểm chết trên.
+ Sú páp nạp đóng tại điểm chết dưới.
+ Sú páp xả mở tại điểm chết dưới.
+ Sú páp xả đóng tại điểm chết trên.
Thực tế:
+ Sú páp nạp mở trước điểm chết trên.
+ Sú páp nạp đóng sau điểm chết dưới
+ Sú páp xả mở trước điểm chết dưới.
10


+ Sú páp xả đóng sau điểm chết trên.
Có sú páp mở sớm vì lợi dụng quán tính của luồng hỗn hợp khí hay không khí đi vào

xi lanh, mặc dù áp suất trong xi lanh còn cao. Sú páp nạp đóng muộn vì trong thời kỳ nạp
khi pít tông ở điểm chết dưới thì áp suất trong xi lanh còn nhỏ hơn áp suất khí trời. Do đó
hỗn hợp đốt hoặc không khí vẫn còn khả năng vào xi lanh do quán tính ngay khi pít tông
bắt đầu đi lên.
Ở cuối kỳ sinh công áp suất trong xi lanh đã giảm nhiều, khoảng 3-4 kg/cm2 , không
còn giúp ích cho việc sinh công bao nhiêu nữa. Lúc này nếu sú páp xả mở sớm thì khí làm
việc dễ thoát ra ngoài hơn. Vậy sú páp xả mở sớm không còn ảnh hưởng đến công hữu
ích nữa mà còn giảm được công đẩy khí cháy ra ngoài xi lanh, giúp cho việc xả sạch và
tránh động cơ quá nóng. Sú páp xả đóng muộn vì khi pít tông ở điểm chết trên khí đã làm
việc vẫn theo quán tính ra ngoài ngay cả khi pít tông bắt đầu đi xuống.
Như vậy ta thấy có một thời kỳ cả hai sú páp đều mở đồng thời, ta gọi là thời kỳ mở
trùng của xu páp (góc trùng điệp).

Hinh 2.5 Sơ đồ pha phân phối khí động cơ 4 kỳ

11


2.1.2.2 Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng.
1) Nhiệm vụ. Hệ thống cung cấp nhiên liệu có nhiệm vụ dự trữ nhiên liệu, làm sạch nhiên
liệu và không khí, điều chỉnh hỗn hợp không khí- xăng và cung cấp hỗn hợp cháy vào xi
lanh của động cơ và thải khí xả ra ngoài.
2) Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống.
a) Thùng nhiên liệu. Dùng để dự trữ cung cấp nhiên liệu trong một hành trình nhất
định. Thùng thường được làm bằng tôn trong thùng có các vách ngăn để tránh xáo trộn và
trên nắp thùng xăng có lắp các van hút, van xả để tránh hiện tượng xăng bốc hơi.
b) Bình lọc xăng. Do trong quá trình vận chuyển và hoạt động nên xăng thường chứa
tạp chất cơ học, nước…Nếu không làm sạch trước khi vào động cơ sẽ làm tăng độ mài
mòn các chi tiết ma sát, do đó cần phải có bình lọc để loại bỏ những tạp chất trên .
c) Bơm xăng. Bơm xăng dùng để vận chuyển xăng từ thùng nhiên liệu đến bộ chế

hòa khí. Nó được dẫn động bằng cơ khí hoặc dẫn động bằng điện.

Hình 2.6 Bơm xăng loại màng dẫn động cơ khí.
1.cần bơm tay; 2 thân dưới; 3.màng; 4 van hút; 5.lưới lọc; 6.thân trên;
7.thân giữa; 8.van đẩy; 9.lò xo bơm; 10.thanh kéo; 11 trục cần bơm tay; 12.lò
xo; 13.thanh lắc; 14.trục thanh lắc.
12


d) Bình lọc không khí. Bình lọc không khí có nhiệm vụ làm sạch không khí trước khi
được đưa vào bộ chế hòa khí, bình lọc không khí được lắp trên bộ chế hòa khí hoặc
trên giá đỡ và nối với bộ chế hòa khí bằng ống nối.
f) Bộ chế hòa khí. Dùng để điều chế hỗn hợp xăng – không khí theo tỷ lệ thích hợp
cho từng điều kiện làm việc của động cơ.
Bộ chế hòa khí đơn giản gồm có buồng phao và buồng hỗn hợp.
- Buồng phao dùng để duy trì mức và áp suất của nhiên liệu ở trạng thái cố
định. Buồng phao có phao và van kim cùng với đế kim, nhiên liệu chảy vào buồng
phao qua lỗ ở đế kim và căn cứ vào mức nhiên liệu mà phao nỗi lên ép van kim vào
đế kim. Khi đạt được mức nhiên liệu nhất định trong buồng phao thì lỗ ở đế van
đóng hoàn toàn, khi mức nhiên liệu hạ xuống phao cũng hạ xuống cùng với van kim
mở lỗ ở đế van và nhiên liệu chảy vào buồng phao như vậy sẽ duy trì nhiên liệu ở
mức cố định.
- Buồng hỗn hợp là sự kéo dài của ống hút. Phần trong buồng hỗn hợp co thắt
lại gọi là ống khuếch tán, trong ống khuếch tán có bướm ga. Nhiên liệu phun trong
buồng hỗn hợp bốc hơi và trộn với không khí. Nhiên liệu đi vào buồng hỗn hợp qua
lỗ định cỡ và ống phun.
Hệ thống định lượng cần thiết để tạo ra hỗn hợp nghèo khi động cơ làm việc ở
tải trọng trung bình. Ở chế độ làm việc này không đòi hỏi động cơ phải có công suất
lớn, vì vậy bộ chế hòa khí phải điều chế hỗn hợp nghèo để tiết kiệm nhiên liệu.
Hệ thống chạy không tải ở chế độ làm việc này của động cơ do không cần

lượng hỗn hợp lớn bướm ga chỉ hé mở sự giảm áp ở buồng hỗn hợp không lớn nên
vòi phun của hệ thống định lượng không phun nhiên liệu. Nhưng ở lỗ phun chạy
không tải dưới bướm ga có sự giảm áp lớn cho nên nhiên liệu qua lỗ phun chạy
không tải vào cung cấp cho sự làm việc của động cơ khi chạy không tải.
Bộ phận khởi động dùng để làm giàu hỗn hợp khi khởi động máy nguội. Khi
khởi động số vòng quay của trục khuỷu không lớn do đó sự giảm áp trong buồng
hỗn hợp cũng không lớn nên nhiên liệu từ ống phun phun ra không đủ lớn. Nên ở
13


ống hút không khí có lắp bướm không khí, nếu bướm không khí đóng bướm ga mở
trực tiếp bằng cần kéo thì trong buồng hỗn hợp sinh ra sự giảm áp lớn và tăng lượng
nhiên liệu phun.
Bơm tăng tốc bảo đảm cho động cơ có sức tăng tốc tốt. Khi mở bướm ga đột
ngột trong thời điểm tăng tải trọng hỗn hợp sẽ nghèo và động cơ có thể ngừng hoạt
động khi bướm ga mở đột ngột cần nối nhanh chóng kéo cần kéo dẫn động của
bướm ga xuống phía dưới và kéo pít tông đi xuống sẽ đẩy nhiên liệu đi vào buồng
hỗn hợp qua vòi phun bơm tăng tốc để làm giàu thêm hỗn hợp.
g) Ống nạp và ống xả.
- Ống nạp dùng để dẫn hỗn hợp khí từ bộ chế hòa khí đến xi lanh.
- Ống xả để đưa khí cháy ra ngoài.
h) Ống giảm thanh. Ống được lắp ở cuối ống xả để làm giảm tiếng ồn và ngọn lửa
khí xả khi qua ống.
2.1.2.3 Hệ thống cung cấp điện trên ô tô.
1) Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại.
Để cung cấp điện cho các phụ tải trên ô tô thì cần phải có nguồn điện. Trong hệ
thống cung cấp điện thì tùy thuộc từng chế độ mà có các nguồn cung cấp là khác
nhau:
● Chế độ thứ nhất. Khi động cơ ô tô chưa làm việc hoặc chỉ làm việc ở số vòng
quay thấp, máy phát chưa có khả năng cung cấp điện cho mạch phụ tải thì accu sẽ

cung cấp điện cho các phụ tải.
● Chế độ thứ hai. Khi động cơ làm việc ở số vòng quay trung bình và cao, máy
phát sẽ cung cấp điện cho các phụ tải và nạp điện cho accu.
● Chế độ thứ ba. Khi accu đã được nạp đầy đủ nó sẽ cùng với máy phát điện cung
cấp điện cho các phụ tải.
a) Nhiệm vụ. Máy phát điện là nguồn năng lượng chính trên ô tô. Nó có nhiệm vụ
cung cấp điện cho các phụ tải và nạp điện cho accu.

14


b) Yêu cầu.
- Luôn tạo ra nguồn điện có hiệu điện thế ổn định trong mọi chế độ làm việc
của động cơ.
- Máy phát phải có cấu trúc kích thước nhỏ gọn, giá thành thấp và tuổi thọ cao.
- Máy phát phải làm việc được trong những điều kiện bụi bẫn, nhiệt độ cao và
độ rung động lớn.
c) Phân loại. Hiện nay trên ô tô thường sử dụng những loại máy phát sau:
- Máy phát điện xoay chiều kích thích bằng nam châm vĩnh cửu.
- Máy phát điện xoay chiều kích thích bằng điện từ có vòng tiếp điện.
- Máy phát điện xoay chiều kích thích bằng điện từ không có vòng tiếp điện.
2) Chức năng. Máy phát điện giử vai trò then chốt trong các thiết bị cung cấp điện. Nó có
các chức năng sau:
a) Phát điện. Động cơ quay thông qua dây đai làm cho rotor máy phát điện quay
(rotor là một nam châm điện) và tạo ra từ trường tương tác lên dây quấn trong stator
sinh ra điện.
b) Chỉnh lưu. Trong máy phát bộ phận phát điện chỉ tạo ra dòng điện xoay chiều
không thể sử dụng trực tiếp cho các thiết bị được. Do đó dòng điện này phải được
chỉnh lưu thành dòng điện một chiều thông qua bộ phận chỉnh lưu.
c) Hiệu chỉnh điện áp. Do tốc độ của động cơ là không ổn định sẽ làm cho tốc độ của

máy phát cũng thay đổi theo nên dòng điện máy phát tạo ra sẽ không ổn định. Để ổn
định được điện áp sinh ra của máy phát cần phải có bộ tiết chế để làm việc này.
3) Sơ đồ và cấu tạo hệ thống cung cấp điện.
a) Sơ đồ hệ thống cung cấp điện.

15


Hình 2.7 Sơ đồ hệ thống cung cấp điện.
1.máy phát; 2.bình accu; 3.đèn báo nạp; 4.khóa điện.
b) Cấu tạo máy phát điện xoay chiều có vòng tiếp điện.

Hình 2.8 Cấu tạo máy phát điện
1.Puli; 2.khung phía trước; 3.cuộn stator; 4.rotor; 5.khung phía sau; 6.bộ chỉnh
lưu; 7.bộ tiết chế; 8.giá đỡ chổi than
16


×