Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÀ KÍNH 400 m 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÀ KÍNH 400 m2

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THANH TỒNG
TRẦN THANH SÁNG
Ngành: CƠ ĐIỆN TỬ
Niên khóa: 2007-2011

Tháng 6/2011
i


THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÀ KÍNH 400 m2

Tác giả

SV. NGUYỄN THANH TỒNG
TRẦN THANH SÁNG

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
ngành Cơ điện tử.

Giáo viên hướng dẫn:
1.

KS. ĐÀO DUY VINH


2.

TS. NGUYỄN VĂN HÙNG

Tháng 6 năm 2011
ii


CẢM TẠ

Sau hơn ba tháng thực hiện đề tài tốt nghiệp, đến nay đề tài đã hoàn thành. Trong
quá trình thực hiện, em được học hỏi và rút ra nhiều kinh nghiệm quý báo trước khi ra
trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn:
Quý thầy cô giáo Khoa Cơ Khí – Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM đã tận tình
chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và làm đề tài.
Cám ơn TS.Nguyễn Văn Hùng đã giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện.
Cám ơn KS.Đào Duy Vinh đã hướng dẫn chúng em trong quá trình thực hiện.
Cám ơn KS Nguyễn Trung Trực đã giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, anh chị đã động viên con trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011
Sinh Viên:

Nguyễn Thanh Tồng
Trần Thanh Sáng

iii


TÓM TẮT


Nhà lưới là một trong những phương pháp sản xuất nông nghiệp hiện đại, từ khảo
sát các hệ thống nhà kính được các công ty nổi tiếng lắp đặt ở Việt Nam chúng tôi tiến
hành đề tài:
“ Thiết kế hệ thống nhà kính 400 m2 ”
Đề tài gồm các phần chính sau:
-

Thiết kế nhà kính.

-

Chế tạo tại xưởng.

-

Lắp đặt.

Đề tài nghiêm cứu “Thiết kế hệ thống nhà kính 400 m2 ” được tiến hành chế tạo tại
xưởng CK6 thuộc Khoa Cơ Khí trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM khu phố 6
phường Linh Trung quận Thủ Đức TP.HCM, thời gian thực hiện từ tháng 11/2010 đến
tháng 6/2011. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hệ thống. Kết quả thu được lắp đặt
thành công nhà lưới 400 m2 tại huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương.

iv


MỤC LỤC
CẢM TẠ ...................................................................................................................................iii
TÓM TẮT ................................................................................................................................ iv

MỤC LỤC ................................................................................................................................. v
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................................... x
Chương 1 ................................................................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................... 1
1.1

Dẫn Nhập ................................................................................................................... 1

1.2

Mục đích .................................................................................................................... 1

Chương 2 ................................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN............................................................................................................................ 3
2.1

Các kiểu cấu trúc bảo vệ. ......................................................................................... 3

2.1.1

Nhà kính (Green houses).................................................................................. 3

2.1.2

Nhà nhựa Plastic ( Pastic houses) .................................................................... 3

2.1.3

Nhà lưới (Screen houses) .................................................................................. 4


Chương 3 ................................................................................................................................. 18
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ..................................................... 18
3.1

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 18

3.1.1

Phương pháp tiếp cận: ................................................................................... 18

3.1.2

Phương tiện nghiên cứu: ................................................................................ 18

3.2

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 18

Chương 4 ................................................................................................................................. 19
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................................ 19
4.1

Thiết kế hệ thống nhà kính 18m x 24m x 5,5m ................................................... 19

4.1.Yêu cầu thiết kế. ........................................................................................................... 19
4.1.2 Lựa chọn mô hình .................................................................................................. 19
4.1.3 Tính toán các thông số trong nhà kính ................................................................ 20
4.2


Thiết kế kết cấu trong nhà kính ............................................................................ 21

Chương 5 ................................................................................................................................. 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................................... 41
5.1

Kết Luận .................................................................................................................. 41

5.2

Đề nghị ..................................................................................................................... 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 42

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Đơn vị

Tên gọi

T

0C

Nhiệt độ thực


T1

-

Nhiệt độ cài đặt mức dưới trong nhà kính

T2

-

Nhiệt độ cài đặt mức trên trong nhà kính

RH

%

Ẩm độ thực

RH1

-

Ẩm độ cài đặt mức dưới trong nhà kính

RH2

-

Ẩm độ cài đặt mức trên trong nhà kính


Rdir

W/m2

Nhiệt bức xạ trực tiếp từ mặt trời

Rlw

-

Nhiệt bức xạ có bước dài

Hs

-

Nhiệt đối lưu giữa cây trồng và không khí

Rref

-

Nhiệt bức xạ có bước ngắn

Hw

-

Ẩn nhiệt thoát ra từ cây


P

W

Năng lượng quang hợp

M

W

Năng lượng thải ra từ hô hấp

P

N

Phản lực tiếp tuyến tác dụng lên trục

nt

Vòng/ph

Số vòng quay của trục dẫn

D

mm

Đường kính bánh xích kéo lưới


N

kW

Công suất truyền trên trục thu –giăng màn

vi


Η

%

Hiệu suất truyền chung

Nct

W

Công suất cần thiết

ηx

%

Hiệu suất bộ truyền xích

η2

%


Hiệu suất bộ truyền bánh răng trụ

η cl
η ol

Hiệu suất bộ truyền con lăn
%

Hiệu suất 1 cặp ổ lăn

ic

Tỷ số truyền chung của cả hệ dẫn động

Z1

Số răng của đĩa xích dẫn

Z2

Số răng của đĩa xích bị dẫn

Pc

mm

bước xích

A


mm

khoảng cách trục

X

số mắt xích

u

Lần

Số lần va đập của bản lề xích trong một giây

E

l/min

Lượng nước bay hơi

V

m/s

Vận tốc gió

F

l/min


Lượng nước tiêu thụ

B

l/min

Lượng nước xã

P

l/min

Lượng nước bơm lên

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Nhà kính hiện đại ở khu vực Silou, Đài loan. ..................................................3
Hình 2.2 Nhà vòm với nhựa plastic ở AVRDC...............................................................4
Hình 2.3 Nhà lưới trồng rau ăn lá ở Silou, Đài Loan ......................................................4
Hình 2.4 Giải pháp làm mát nhà kính..............................................................................8
Hình2.5 Lưới cắt nắng .....................................................................................................9
Hình 2.6 Vòi phun sương làm mát nhà kính .................................................................10
hình 2.7 Cấu trúc của tấm cooling pad .........................................................................10
Hình 2.8 Quạt thổi khí cho cooling pad ........................................................................11
Hình 2.10 a. Thông thoáng tự nhiên b. Thông thoáng cưỡng bức dùng quạt ...............11
Hình 2.11 Cấu trúc rèm mái và rèm hông .....................................................................12
Hình 2.12 Rờle...............................................................................................................12

Hình 2.13 Transitor n-p-n ..............................................................................................13
Hình 2.14 Transitor p-n-p ..............................................................................................13
Hình 2.15 IRF ................................................................................................................14
Hình 2.16 Opto ..............................................................................................................14
Hình 2.17 Động cơ điện ................................................................................................15
Hình 2.18 Bộ truyền xích ..............................................................................................15
Hình 2.19 Thanh răng bánh răng ...................................................................................16
Hình 2.20 a) Quạt ly tâm- b) Quạt hướng trục (vuông)- c) Quạt hướng trục (tròn) .....17
Hình 4.2 a) Hệ thống nhà kính 400 m2 -b) Hệ thống đang được lắp đặt tại phú giáo ...20
Hình 4.3 Vị trí cử thông thoáng.....................................................................................23
Hình 4.4 Cơ cấu nâng hạ cửa thông thoáng ..................................................................23
Hình 4.5 Lưới cắt nắng thu vào .....................................................................................24
Hình 4.6 Lưới cắt nắng mở ra .......................................................................................24
Hình 4.7 Sơ đồ cấu tạo coolingpad................................................................................30
Hình 4.8 Các loại cooling pad .......................................................................................32
Hình 4.9 Sơ đồ hòa trộn không khí ...............................................................................34
Hình 4.10.Đồ thị không khí ẩm Carrier.........................................................................36
viii


Hình 4.11 Sơ đồ mạch rơle điều khiển động cơ ............................................................46
Hình 4.12 Sơ đồ kết nối chân điều khiển. ....................................................................47

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1Tính toán nhiệt lượng và thông thoáng ...........................................................22
Bảng 4.2 Số lần ra đập cho phép của xích [i] trong một giây .......................................28
Bảng 4.3 Lựa chọn bước xích P theo công suất cho phép.............................................28

Bảng 4.4 Thông số của các tấm cooling pad hình 4.8 ..................................................32
Bảng 4.5 Mẫu phân tích.................................................................................................33

x


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Dẫn Nhập
So với canh tác truyền thống thì việc chăm sóc cây trồng trong nhà lưới, nhà kính
thực sự rất lợi ít. Chúng ta có thể tiết kiệm tối đa công lao động mà vẫn thu được hiệu
quả cao, năng suất lao động được sử dụng hết sức hợp lý.
Ngoài ra cây trồng được đảm bảo sạch tức không bệnh dịch, không sâu hại, không
thuốc kháng sinh và quan trọng hơn là chủ đầu tư có thể tính được chính xác thời gian
thu hoạch của mình, mà không bị các yếu tố rủi ro chi phối như: thời tiết, khí hậu,dịch
bệnh.
Hầu hết các nước trên thế giới sử dụng các loại nhà kính hiện đại với hệ thống điều
khiển tự động các thông số môi trường bên trong như: nhiệt độ, độ ẩm, độ PH, ánh
sáng, tưới.
Các lợi ít từ việc phát triển nhà lưới, nhà kính dùng trong nông nghiệp công nghệ
cao không phải là nhỏ, nhưng để có thể ứng dụng rộng rãi phù hợp với điều kiện ở
Việt Nam, vấn đề chính là phải hạ giá thành khi thiết kế và thiết kế phải phù hợp với
điều kiện đặc thù của nơi lắp đặt.
Từ nhu cầu thực tiễn với mong muốn ứng dụng cơ khí, điều khiển tự động vào sản
xuất nông nghiệp hiện đại, dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Văn Hùng và KS. Đào
Duy Vinh chúng em đã thực hiện đề tài:
“ Thiết kế hệ thống nhà kính 400 m2 tại Phú Giáo Bình Dương ”.
1.2 Mục đích
Mục đích của đề tài là nhằm thiết kế một mô hình nhà lưới với các yếu tố sinh thái
được điều khiển tự động hoàn toàn và phù hợp với các yếu tố điều kiện của Việt Nam.

Ứng dụng tự động hóa vào sản xuất, giảm giá thành sản xuất, giảm chi phí lao động để

1


nhằm mục đích đưa hình thức canh tác mới này vào sản xuất rộng rãi phổ biến và đem
lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trên cơ sở mục đích chính đó nội dung thực hiện chính đề tài như sau:


Tính toán một số bộ phận chính của phần cơ khí.



Tính toán thiết kế mô hình nhà kính.



Tham gia chế tạo nhà kính.



Tham gia chế tạo và lắp đặt hệ thống điều khiển tự động các thông số sinh

thái trong nhà lưới.

2


Chương 2 

TỔNG QUAN
2.1 Các kiểu cấu trúc bảo vệ.
-

Nhà kính (Green houses )

-

Nhà nhựa Plastic (Plastic houses)

-

Nhà lưới (Screen houses)

2.1.1

Nhà kính (Green houses)

Cấu trúc nhà kính như hình 2.1, khung nhà làm bằng thép không rỉ hay hợp kim
nhôm, mái che là những tấm lợp bằng nhựa cứng (transparentt rigid plates). Những
tấm lợp này có thể làm bằng kính sợi tổng hợp (fiberglass), hữu cơ tổng hợp (acrylic),
hay carbon tổng hợp (polycarbonate).

Hình 2.1 Nhà kính hiện đại ở khu vực Silou, Đài loan.
2.1.2

Nhà nhựa Plastic ( Pastic houses)

Cấu trúc nhà nhựa Plastic như hình 2.2, được lấy từ cấu trúc nhà kính, rất linh động
phần tấm lợp bên trên, bốn phía vách có thể cuốn lên chừa trống chân tạo thông

thoáng.

3


Hình 2.2 Nhà vòm với nhựa plastic ở AVRDC
2.1.3

Nhà lưới (Screen houses)

Cấu trúc nhà lưới như hình 2.3, tương tự nhà nhựa plastic, tuy nhiên nhựa lastic
thay thế bằng lưới nylon lợp trên nóc và các phía xung quanh. Nhà lưới có tác dụng
như là một hàng rào vật lý nhằm ngăn ngừa hầu hết các côn trùng gây hại.

Hình 2.3 Nhà lưới trồng rau ăn lá ở Silou, Đài Loan
 Cấu trúc nhà kính.
Khi thiết kế nhà lưới nhà kính, cần quan tâm đến các khía cạnh quan trọng sau:
- Thông gió tự nhiên.
4


- Độ xuyên thấu ánh sáng.
- Độ đồng đều của các điều kiện khí hậu trong nhà kính.
- Tải trọng.
- Độ bền, tuổi thọ nhà kính.
- Dễ lắp đặt và bảo dưỡng.
- Thích nghi với dải rộng các loại cây trồng.
- Kích thước: chiều cao, chiều rộng, chiều dài và số nhịp nhà kính, hành lang.
- Kiểu thông gió.
- Kiểu che phủ.

- Thải nhiệt dư.
- Giá thể và máng giá thể.
- Hệ thống điều khiển khí hậu và tưới có phân bón.
Thông thường, nhà kính cho khí hậu nóng nhiệt đới như hình 2.4a, có cấu trúc
thông thoáng cao, tạo luồng không khí đối lưu tự nhiên làm hạ nhiệt độ và ẩm độ
tương đối trong nhà. Nhà kính cho vùng khí hậu ôn đới ấm như hình 2.4b, có cấu
trúc mái xuôi theo hướng gió, ngăn bớt một phần luồng khí lạnh nhưng vẫn tạo điều
kiện thông thoáng đối lưu tự nhiên. Nhà kính cho vùng khí hậu lạnh như hình 2.4c,
thường có cấu trúc che kín, giữ ấm và sưởi ấm cho cây trồng, có mái điều khiển
thông thoáng linh hoạt để hạ ẩm độ tương đối trong nhà.
Ngoài ra, đối với cấu trúc nhà kính vùng nhiệt đới, cần được quan tâm đến các yêu
cầu như:
- Máng nước có góc nghiêng lớn, tạo điều kiện thoát nước dễ dàng.
- Thông gió mái và hông nhà kính.
- Chịu được gió bão mạnh.
- Tăng khả năng nhận ánh sáng xuyên qua cho cây trồng.
- Hệ thống thoát nước tối ưu.
- Giảm khả năng gây bệnh cho cây trồng do ẩm, nhiệt, ánh sáng, CO2.
 Yêu cầu các tiểu khí hậu trong nhà kính.
 Nhiệt độ:

5


Mỗi loại rau, hoa đều yêu cầu một giới hạn nhiệt độ để sinh trưởng và phát triển.
Hiệu suất quang hợp của hầu hết các loại rau đều dừng lại ở nhiệt độ 300 C. Một số
loại rau thực hiện quang hợp có hiệu quả ở 120C-240C, trong khi một số loại khác lại
quang hợp tốt ở nhiêt độ từ 180C-240C. Ở một nhiệt độ thích hợp đồng thời được cung
cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và nước thì cây có thể phát triển nhanh nhất. Nhiệt độ quá
cao hay quá thấp đều làm cho cây dừng sinh trưởng và có thể chết ở nhiệt độ dưới

00Cvà nhiệt độ cao trên 400C. Mỗi loại rau, quả điều gặp ở ba ngưỡng nhiệt độ gồm
nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ thấp nhất, nhiệt độ cao nhất. Trong quá trình nghiên cứu
ảnh hưởng của nhiệt độ với cây rau, Mac-côp (1957) đã đưa ra công thức:
T = t ± 70C (1)
Trong đó T: nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của các loại rau.
t: nhiệt độ thích hợp cho các loại rau sinh trưởng trong ngày râm.
Yêu cầu của rau đối với nhiệt độ luôn thay đổi theo yếu tố môi trường như ánh
sáng, độ ẩm, nồng độ CO2 trong không khí, chất dinh dưỡng trong đất và các điều kiện
khác. Từ đó ta thấy việc thiết kế nhà kính để điều khiển, điều hòa không khí trong nhà
kính là việc làm hết sức cần thiết và có hiệu quả kinh tế cao. Nhiệt độ một số loại rau
như sau:
Dưa hấu, bí xanh, bí ngô, mướp: 250C
Dưa chuột, cà chua, ớt, cà, đậu vove, bầu: 290C
Hành tây, kiệu, tỏi, cần: 190C
Khoai tây, đậu hà lan, xà lách, cà rốt, cần tây: 160C
Cải bắp, cải củ, cải dầu: 130C


Ánh sáng:

Ánh sáng là yếu tố quan trọng và cần thiết trong sản xuất rau trong nhà lưới, nhà
kính. Có đến 90-95% năng xuất cây trồng do quang hợp mà có. Ánh sáng đầy đủ làm
tăng bề dày của mô, tăng hàm lượng diệp lục trong lá, thúc đẩy quá trình quang hợp.
Yêu cầu ánh sáng của các cây rất khác nhau. Có những cây cần ánh sáng mạnh, có
những cây cần ánh sáng yếu. Hầu hết các loại rau đều phát triển tốt với cường độ ánh
sáng từ 10000 lux-20000 lux, khi đó sẽ có năng xuất cao và chất lượng tốt. Trong ánh
sáng tán xạ có nhiều thành phần ánh sáng đỏ và lam tím. Ánh sáng lam tím còn làm
tăng hàm lượng vitamin trong rau làm tăng chất lượng rau.
6



 Độ ẩm:
Độ ẩm tuyệt đối: [ph]
Độ ẩm tuyệt đối của không khí là khối lượng của hơi nước có trong 1 m3 không khí
ẩm, (kg/m3 không khí ẩm).
Ph = 1/Vh = 1/Rh.T; Kg/m3 (1)
Trong đó: Vh: thể tích riêng của hơi nước chua bão hòa, m3/kg;
Rh: hằng số của hơi nước, J/kg.0K;
T: nhiệt độ của không khí ẩm, 0K;
Độ ẩm tương đối:
Độ ẩm tương đối là tỷ số giữa độ ẩm tuyệt đối trên độ ẩm tuyệt đối lớn nhất ứng với
nhiệt độ nào đó của không khí ẩm.
 = Ph/Phmax.100, % (2)
Phmax = P” = 1/V” = Pb/Rh.T, kg/m3 (3)
Trong đó: Phmax: độ ẩm tuyệt đối lớn nhất, kg/m3;
P”: khối lượng riêng của hơi nước bão hòa, kg/m3;
V”: thể tích riêng của hơi nước bão hòa, N/m3;
Thay vào [2] ta có: =Ph/Pb.100 % (4)
Giá trị của  thay đổi từ 0-1 hoặc từ 0%-100%. Nếu  = 0 thì trong không khí
không có hơi nước, khi đó ta có không khí khô tuyệt đối.
 Thông thoáng:
Làm loãng không khí chứa hơi nước và các chất gây độc hại do phân, cây trồng thải
vào không khí. Tạo ra sự thay đổi không khí bên trong và bên ngoài nhà lưới,giúp cây
trồng hô hấp, quang hợp và sinh trưởng trong điều kiện tối ưu nhất.
Khi gió thổi vào nhà lưới sẽ tạo ra lên trên bề mặt nhà những trị số áp suất khác
nhau. Áp suất tuyệt đối trên các mặt nhà khi có gió thổi vào sẽ được biểu diễn bằng
công thức:
P = Pkq + Pgió ,kg/m2 (2)
Trong đó: Pkq áp suất khí quyển, kg/m2
Pgió áp suất do gió gây ra với:

Pgió = k.Vg2/g.y , kg/m2 (3)
Trong đó: Vg: vận tốc gió thổi, m/s
7


y: trọng lượng riêng của không khí, kg/m2
g: gia tốc trọng trường, m/s2
k: hệ số tỷ lệ, gọi là hệ số khí động của gió trên bề mặt nhà.
( k là hệ số được xác định bằng thực nghiệm, nó không phụ thuộc vào vận tốc gió
mà chỉ phụ thuộc vào gốc gió thổi α so với trục của nhà)
Đầu gió: kmax = 0.8 thường lấy k = 0.5 - 0.6
Khuất gió: kmin = -0.75 thường lấy k = -0.3
 Giải pháp làm mát nhà kính

Hình 2.4 Giải pháp làm mát nhà kính
Nhà lưới nhà kính thường được làm mát bằng các giải pháp như chắn sáng bằng
lưới cắt nắng phủ nhôm, phun sương, làm mát bằng hệ thống tạo ẩm cooling pad,
tăng thông thoáng. Tùy theo điều kiện cụ thể mà một hay tất cả các phương án có
thể được bao gồm trong cấu trúc nhà kính.
Màng phủ giảm sáng và lưới cắt nắng aluminet được thể hiện như hình 2.5. Lưới
chắn sáng Aluminet có khả năng làm giảm nhiệt do bức xạ ánh sáng gây ra.
Vòi phun làm mát Coolnet của hãng Netafim thể hiện hình 2.6
Sử dụng cooling pad .
8


Khi nước bay hơi, không khí xung quanh trở nên mát hơn và ẩm hơn. Quá trình làm
mát tự nhiên này không cần bất cứ một nguồng năng lượng tự nhiên nào từ bên ngoài
cung cấp. Tấm làm mát CELdek® của Munters chế tạo ra dựa trên nguyên lý tự nhiên
đó.

Một hệ thống làm mát bằng nguyên lý bay hơi tạo ra hơi mát hiệu quả bằng cách kết
hợp quá trình tự nhiên – sự bay hơi – với hệ thống thổi gió ổn định. Không khí trong
lành từ bên ngòai sẽ được đẩy qua những tấm làm mát đã được làm ướt, quá trình bay
hơi xảy ra và luồng không khí được làm lạnh được thổi qua không gian nhà xưởng
bằng quạt.

Hình2.5 Lưới cắt nắng
 Phương pháp thông thoáng.

9


Có hai phương pháp chính thông thoáng cho nhà kính là thông thoáng tự nhiên
(natural ventilation) như hình 2.10.a và thông thoáng cưỡng bức (force ventilation)
như hình 2.10.b.

Hình 2.6 Vòi phun sương làm mát nhà kính

Hình 2.7 Cấu trúc của tấm cooling pad
Phương pháp bay hơi:
10


Hình 2.8 Quạt thổi khí cho cooling pad

Hình 2.9 Quạt làm mát

Hình 2.10 a. Thông thoáng tự nhiên-b. Thông thoáng cưỡng bức dùng quạt
Ngoài ra khi trời nóng không mưa, rèm mái và rèm hông có thể được cuốn lên để
tăng thông thoáng trong nhà kính thể hiện hình 2.11.

11


Hình 2.11 Cấu trúc rèm mái và rèm hông
 Các linh kiện điện tử thường dùng
 Rờle điện (loại 8 chân).
Nguyên lý hoạt động: sơ đồ nguyên lý hoạt động của rờle điện được mô tả như
(hình 2.12) khi chân 1,2 chưa có hiệu điện thế do lực đàn hồi của lò xo chân 3 sẽ được
nối với chân 4, chân 6 nối với chân 8. Khi chân 1, 2 có hiệu điện thế đủ lớn lực hút của
cuộn dây thắng lực kép của lò xo sẽ kéo chân 3 nối với chân 5, chân 6 sẽ nối với chân
7.

Hình 2.12 Rờle
12




Transitor:

Loại N-P-N:
Nguyên lý hoạt động: sơ đồ chân của transitor được thể hiện ở hình 2.13 khi cực B
được cung cấp một điện áp dương so với cực E ( với hiệu thế và dòng điện phù hợp )
transitor sẽ mở dòng chạy từ cực C về cực E.

Hình 2.13 Transitor N-P-N
Loại P-N-P:
Nguyên lý hoạt động: sơ đồ chân của transitor loại P-N-P được thể hiện ở hình 2.14
khi cực B cung cấp một điện áp âm so với cực E (với hiệu điện thế và dòng điện phù
hợp ) transitor sẽ mở dòng chạy từ E về C.


Hình 2.14 Transitor P-N-P
 Mosfet (IRF 630):
Sơ đồ chân của mosfet được thể hiện ở (hình 2.15), đặc tính: có thể dẫn cho hiệu
điện thế tới 200 và dòng 5A, công suất tiêu tán 150 mW
13


Nguyên lý hoạt động: khi cung cấp vào cực G một điện thế dương so với cực S (với
hiệu điện thế khoảng 0.3-5V), IRF 630 sẽ mở dòng chạy từ D về S.

Hình 2.15 IRF
 Opto:
Sơ đồ chân của opto được thể hiện ở hình 2.16, thực chất là kết hợp giữa một diốt
phát quang và một photo transitor.
Nguyên lý hoạt động: khi chân 1 có điện dương, chân 2 có điện âm với hiệu điện
thế ≤ 5V.

Diot phát quang sẽ phát ra ánh sáng, photo transitor nhận ánh sáng mở

dòng cho điện đi từ chân 4 về chân 3.
 Điện trở:
Chất liệu chế tạo điện trở có nhiều loại mà loại thường gặp nhất là điện trở màng bán
dẫn. Để đọc được trị số (OHM:) phải dựa theo mã màu (color code) quốc tế. Để
một điện trở có thể sử dụng trong phạm vi rộng và không trùng nhau

Hình 2.16 Opto
 Tụ điện:
Tụ điện có nhiều nhiệm vụ đặc biệt trong mạch điện (do dặc tính nạp xả điện của
nó).

Dẫn AC (tín hiệu), cản DC: cách ly AC/DC
14


Điều khiển nguồn DC: khi cho tụ nạp xả chậm, được xem như bộ ổn áp đơn giản
nhất, gọi là tụ lọc
Phân dòng (bypass capasitor): vừa cách ly AC/DC vừa phân chia các tín hiệu (AC)
thông thường phân dòng và đưa dòng tín hiệu AC không mong muốn xuống mass.
 Biến thế:
Bộ biến thế căn bản gồm hai cuộn dây quấn trên một lõi sắt. Cuộn đưa điện AC vào
gọi là cuộn sơ cấp, cuộn lấy điện ra dùng gọi là cuộn thứ cấp. Ở đây với các cơ cấu
chấp hành có năng suất thấp nên chọn biến áp loại 8A (do nhiều cơ cấu chấp hành).
Với đầu ra có 5 đầu ra là: 3V, 6V, 9V, 12V, 24V.
Thêm tụ 3000ηF để điều hòa dòng điện. Từ cuộn thứ cấp lấy ra điện áp một chiều
5V để cung cấp cho mạch. Điện áp 24 VDC để cung cấp cho các cơ cấu chấp hành.

Hình 2.17 Động cơ điện
 Các bộ truyền
 Xích

Hình 2.18 Bộ truyền xích
15


×