Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bai 6 Cong nghe 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.92 KB, 4 trang )

Tuần: 3 Ngày soạn: 27 - 8 - 2008
Tiết: 5 Ngày dạy: 3 - 9 - 2008
BÀI 6. BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY
I. Mục tiêu:
Qua bài này, GV làm cho học sinh:
- Nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp: hình trụ, hình nón, hình cầu.
- Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu.
- Rèn luyện kó năng vẽ các vật thể và các hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu.
II. Chuẩn bò:
- GV: Bảng phụ kẻ các bảng 6.1, 6.2 và 6.3 theo mẫu SGK trang 24.
Tranh phóng to hình 6.3, 6.4 và 6.4 SGK.
Mô hình các khối tròn xoay: hình trụ, hình nón và cầu.
- HS: Xem trước bài.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại vò trí các hình chiếu trên bản vẽ.
2. Giới thiệu bài mới:
Trong thực tế có nhiều đồ vật dạng khối tròn xoay. Để nhận dạng được các khối tròn
xoay thường gặp: hình trụ, hình nón, hình cầu và đọc được bản vẽ vật thể của chúng,
ta cùng nghiên cứu bài “Bản vẽ các khối tròn xoay”.
3. Phát triển bài:
Hoạt đôïng của thầy Hoạt động của trò - Nội dung bài
Hoạt động 1. Tìm hiểu khối tròn xoay
GV:
Cho HS quan sát mô hình các khối tròn
xoay, cho HS làm bài tập điền vào chỗ
trống trang 23 để trả lời câu hỏi:
? Các khối tròn xoay có tên gọi là gì ?
Chúng được tạo thành như thế nào ?

Cho HS ghi kết luận.


I. Khối tròn xoay:
HS quan sát tranh và mô hình các khối
tròn xoay.
HS làm bài tập điền vào chỗ trống trang
23.
a). . . . hình chữ nhật . . .
b) . . . . hình tam giác vuông. . .
c) . . . nửa hình tròn . . .
→ Tên các khối tròn xoay trên: hình trụ,
hình nón, hình cầu → được tạo thành khi
quay một hình phẳng quanh một đường cố
đònh (trục quay) của hình.
HS ghi kết luận:
Yêu cầu HS kể một số vật thể có dạng
khối tròn xoay mà em biết.
Khối tròn xoay được tạo thành khi quay
một hình phẳng quanh một đường cố đònh
(trục quay) của hình.
HS kể một số vật thể có dạng khối tròn
xoay mà em biết: hộp sữa, cái nón lá, quả
bóng, . . .
Hoạt động 2. Tìm hiểu hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu
GV:
Cho HS quan sát mô hình hình trụ (đặt
đáy song song với mặt phẳng chiếu bằng)
và chỉ rõ các phương chiếu vuông góc.
Tên gọi các hình chiếu, mỗi hình chiếu có
hình dạng như thế nào? Nó thể hiện kích
thước nào của khối hình trụ?
Treo tranh phóng to hình 6.3 và bảng 6.1

SGK lên bảng, yêu cầu HS điền vào các
ô trong bảng.
Gọi đại diện HS lên điền vào bảng phụ.
Yêu cầu HS nhận xét.
→ Nhận xét và cho HS kết luận, ghi vào
vở học.
Cho HS quan sát mô hình hình nón (đặt
đáy song song với mặt phẳng chiếu bằng)
và chỉ rõ các phương chiếu vuông góc.
Tên gọi các hình chiếu, mỗi hình chiếu có
hình dạng như thế nào? Nó thể hiện kích
thước nào của khối hình nón?
Treo tranh phóng to hình 6.4 và bảng 6.2
SGK lên bảng, yêu cầu HS điền vào các
ô trong bảng.
Gọi đại diện HS lên điền vào bảng phụ.
Yêu cầu HS nhận xét.
→ Nhận xét và cho HS kết luận, ghi vào
vở học
Cho HS quan sát mô hình hình cầu (đặt
đáy song song với mặt phẳng chiếu bằng)
II. Hình chiếu của hình trụ, hình nón,
hình cầu:
1.Hình chiếu của hình trụ
HS quan sát mô hình hình trụ
HS đọc bản vẽ hình chiếu của hình trụ, trả
lời các câu hỏi bằng cách điền các cụm từ
trong ngoặc đơn vào bảng 6.1.
Đại diện HS lên điền vào bảng phụ.
HS kết luận và ghi vào vở học.

(Bảng 6.1 ở cuối bài)
2. Hình chiếu của hình nón
HS quan sát mô hình hình nón
HS đọc bản vẽ hình chiếu của hình nón,
trả lời các câu hỏi bằng cách điền các
cụm từ trong ngoặc đơn vào bảng 6.2.
Đại diện HS lên điền vào bảng phụ.
HS kết luận và ghi vào vở học.
(Bảng 6.2 ở cuối bài)
3.Hình chiếu của hình cầu
HS quan sát mô hình hình cầu.
và chỉ rõ các phương chiếu vuông góc.
Tên gọi các hình chiếu, mỗi hình chiếu có
hình dạng như thế nào? Nó thể hiện kích
thước nào của khối hình nón?
Treo tranh phóng to hình 6.5 và bảng 6.3
SGK lên bảng, yêu cầu HS điền vào các
ô trong bảng.
Gọi đại diện HS lên điền vào bảng phụ.
Yêu cầu HS nhận xét.
→ Nhận xét và cho HS kết luận, ghi vào
vở học
Sau khi HS tìm hiểu xong các khối tròn
xoay, hỏi:
? Để biểu diễn khối tròn xoay cần mấy
hình chiếu và gồm những hình chiếu nào?
? Để xác đònh khối tròn xoay cần có các
kích thước nào?
→ Để biểu diễn khối tròn xoay cần hai
hình chiếu: một hình chiếu thể hiện mặt

bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện
hình dạng và đường kính mặt đáy.
HS đọc bản vẽ hình chiếu của hình nón,
trả lời các câu hỏi bằng cách điền các
cụm từ trong ngoặc đơn vào bảng 6.3.
Đại diện HS lên điền vào bảng phụ.
HS kết luận và ghi vào vở học.
(Bảng 6.3 ở cuối bài)
HS thảo luận:
Cần hình chiếu đứng hoặc hình chiếu
cạnh và hình chiếu bằng.
Cần các kích thước: đối với hình trụ, hình
nón: cần chiều cao và đường kính đáy, đối
với hình cầu: đường kính hình cầu.

4. Củng cố:
- Học sinh đọc phần ghi nhớ ở SGK.
- GV nêu câu hỏi:
? Hình trụ được tạo thành như thế nào? Nếu đặt mặt đáy của hình trụ song song với
mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh có hình dạng gì?
? Hình nón được tạo thành như thế nào? Nếu đặt mặt đáy của hình nón song song với
mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh có hình dạng gì?
? Hình cầu được tạo thành như thế nào? Các hình chiếu của hình cầu có đặc điểm gì?
5.Dặn dò:
- Học bài, nắm vững các đặc điểm hình chiếu của các khối tròn xoay đã học, nhận
dạng các khối tròn xoay thường gặp.
- Làm bài tập trang 26.
- Xem bài mới: Bài tập thực hành “Đọc bản vẽ các khối tròn xoay”.
Bảng 6.1
Hình chiếu Hình dạng Kích thước

Đứng Hình chữ nhật Đường kính, chiều cao
Bằng Hình tròn Chiều cao
Cạnh Hình chữ nhật Đường kính
Bảng 6.2
Hình chiếu Hình dạng Kích thước
Đứng Hình tam giác cân Đường kính, chiều cao
Bằng Hình tròn Đường kính
Cạnh Hình tam giác cân Chiều cao
Bảng 6.3
Hình chiếu Hình dạng Kích thước
Đứng Hình tròn Đường kính
Bằng Hình tròn Đường kính
Cạnh Hình tròn Đường kính
34

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×