Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội giết người từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.36 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÀNH THIỆN

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA TỘI GIẾT NGƯỜI
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÀNH THIỆN

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA TỘI GIẾT NGƯỜI
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành
Mã số

: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
:
838.01.04



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THỊ TUYẾT HOA

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của
tôi; các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Thiện


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI
GIẾT NGƯỜI VÀ VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI
ĐOẠN ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI TỘI GIẾT NGƯỜI .................................................7
1.1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội phạm giết người .................................7
1.2. Những vấn đề lý luận và pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai
đoạn điều tra đối với tội giết người ...........................................................................19
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG
GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA TỘI GIẾT NGƯỜI TỪ THỰC TIỄN TỈNH
QUẢNG NGÃI ........................................................................................................36
2.1. Đánh giá chung tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ...36

2.2. Thực tiễn thực hành quyền công tố trong gia đoạn điều tra đối với tội giết
người tại Quảng Ngãi ................................................................................................ 40
2.3. Đánh giá kết quả, những hạn chế và nguyên nhân của hoạt động thực hành
quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với tội giết người trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi ...............................................................................................................54
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THỰC HÀNH
QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI TỘI GIẾT
NGƯỜI .....................................................................................................................60
3.1. Yêu cầu của thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với tội
giết người từ thực tiễn tại Quảng Ngãi......................................................................60
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố trong giai đoạn
điều tra đối với tội giết người từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi.....................................62
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS

- Bộ luật hình sự

BLTTHS

- Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT

- Cơ quan điều tra


ĐTV

- Điều tra viên

HĐTP

- Hoạt động tư pháp

KSHĐTP

- Kiểm sát hoạt động tư pháp

KSV

- Kiểm sát viên

KTBC

- Khởi tố bị can

KTVA

- Khởi tố vụ án

QCT

- Quyền công tố

THQCT


- Thực hành quyền công tố

VKS

- Viện kiểm sát

VKSND

- Viện kiểm sát nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều
mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, du lịch...góp phần nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được,
nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội cũng nảy sinh, tình hình tội phạm diễn biến phức
tạp. Đáng chú ý là tình hình tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người
nói chung và tội giết người nói riêng xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tăng về số
vụ và người phạm tội ngày càng gia tăng, hậu quả thiệt hại gây ra ngày càng lớn về
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và gây ra dư luận xấu trong xã hội.
Việc điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó
có vai trò của VKSND trong giai đoạn điều tra đối với các vụ án này còn nhiều hạn
chế. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động Thực hành quyền công tố
đối với loại tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là rất cần thiết.
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cải
cách tư pháp, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp. Bộ chính trị
đã ban hành nhiều chỉ thị, Nghị quyết trong đó có Nghị quyết số 08-NQ/TW, về
một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, theo đó: “VKS các

cấp thực hiện tốt chức năng THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt
động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và
trong suốt quá trình tố tụng nhằm đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và người phạm
tội, không làm oan người vô tội. Nâng cao chất lượng công tố của KSV tại phiên
tòa, bảo đảm tranh tụng với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố
tụng khác” [3]. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đã xác định rõ: “Trước mắt, Viện kiểm sát
nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là THQCT (...), tăng cường trách nhiệm của
công tố trong hoạt động điểu tra” [5]. Các đường lối của Đảng đã được thể chế hóa

1


trong Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức VKS nhân dân năm 2002, Luật tổ chức
VKSND (sửa đổi, bổ sung năm 2014), về đổi mới tổ chức và hoạt động của VKS
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong tình hình mới.
Theo quy định Hiến pháp năm 2013 [14] và Điều 4 Luật tổ chức VKSND
năm 2014 [15] thì VKSND thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình bằng hoạt
động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, trong đó cần chú
trọng “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với
hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm”.Trong những
năm qua công tác công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ
án giết người nói chung và tội giết người nói riêng của VKSND tỉnh Quảng Ngãi đã
có sự tiến bộ, góp phần đảm bảo cho hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội
khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra, truy tố, xét xử được tuân thủ theo quy định
của pháp luật, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Bên cạnh những
kết quả đạt được, chúng tôi nhận thấy từng lúc, từng nơi các cơ quan tố tụng có
nhận thức pháp luật khác nhau, chưa có sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng
pháp luật khi giải quyết vụ án, vì giữa lý luận, pháp luật thực định và thực tiễn có sự
khác nhau, đặc biệt là các quy định liên quan đến chức năng THQCT của VKS; còn

nhiều vụ án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, Tòa án xét xử khác tội danh, khung hình
phạt VKS truy tố; Vụ án bị Tòa án cấp trên tuyên hủy án điều tra lại còn xảy ra…
đã ảnh hưởng nhiều đến công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh
thời gian qua. Vì vậy, việc nghiên cứu, làm rõ thực trạng, qua đó đề ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác THQCT đối với tội giết người trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới là một yêu cầu có tính cấp bách, có ý nghĩa cả
về mặt lý luận và thực tiễn.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Thực hành quyền công
tố trong giai đoạn điều tra tội giết người từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” làm luận
văn Thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, đề tài THQCT được nhiều nhà khoa học pháp lý cũng

2


như những người làm công tác thực tiễn quan tâm nghiên cứu. Qua tìm hiểu, tác giả
nhận thấy các công trình nghiên cứu như:
- Sách chuyên khảo: THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai
đoạn điều tra do tác giả Lê Hữu Thể làm chủ biên [16]. Quyển sách này chú trọng
nhiều đến hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật trong điều tra vụ án hình sự và so
sánh mô hình tố tụng với nhiều nước, chưa phân tích sâu về hoạt động THQCT.
- Sách chuyên khảo: Một số vấn đề về tăng cường trách nhiệm công tố trong
hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp
của tác giả Nguyễn Hải Phong [11]. Cuốn sách chủ yếu đề cập đến giải pháp tăng
cường trách nhiệm công tố găn với hoạt động điều ra vụ án hình sư.
- Luận án tiến sĩ luật học: QCT ở Việt Nam của Lê Thị Tuyết Hoa [7]. Đây là
công trình nghiên cứu mang tính lý luận về QCT từ lịch sử phát triển đến thực trạng
THQCT ở Việt Nam qua các thời kỳ. Luận án tiến sĩ luật học: THQCT trong tố tụng
hình sự từ thực tiễn tỉnh Nghệ An của Tôn Thiện Phương chủ yếu đề cập đến lý

luận về thực hành quyền công tố và khái quát thực trang THQCT trong vụ án nói
chung tại Nghệ An [12].
- Bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí có: "Nâng cao chất lượng thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp góp phần đẩy mạnh cải cách tư pháp"
của Hà Mạnh Trí, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1/2003.
- Chuyên đề: “Thực trạng và giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm
ma túy” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do VKSND tỉnh Quảng Ngãi thực hiện năm
2016 hoặc Luận văn thạc sĩ Luật học: “Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt
động điều tra các vụ án về tham nhũng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả
Trần Hoàng Tuấn, năm 2015 [19]; Luận văn thạc sĩ Luật học: “Biện pháp ngăn
chặn tạm giam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Nguyễn Công Thành năm
2016; Luận văn thạc sĩ Luật học: “Kiểm sát khám nghiệm hiện trường từ thực tiễn
tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Đinh Trường Giang, năm 2016;...
Mặc dù có nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở những góc độ, phạm vi
khác nhau về THQCT ở những giai đoạn khác nhau của tố tụng hình sự trong đó có

3


nghiên cứu về THQCT đối với một số loại tội phạm. Nhưng chưa có công trình nào
nghiên cứu, khảo sát về Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội giết
người từ thực tiễn Tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về
vấn đề này ở cấp độ luận văn thạc sĩ. Các công trình nghiên cứu đã được thực hiện
là nguồn tư liệu tham khảo cho học viên thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học của
mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp luật về tội phạm giết người và pháp luật về
THQCT trong giai đoạn điều tra tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam;
đánh giá đúng thực trạng công tác THQCT trong giai đoạn điều tra tội giết người từ thực tiễn

tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn
điều tra tội giết người trong thời gian tới phù hợp với thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích đã nêu trên, luận văn phải nghiên cứu những
vấn đề như sau:
- Nghiên cứu nhằm làm rõ một số vấn đề về lý luận, pháp luật về tội phạm giết
người và pháp luật về THQCT trong giai đoạn điều tra tội giết người;
- Nghiên cứu thực trạng của công tác THQCT trong giai đoạn điều tra tội
giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2013 đến 2017;
- Nghiên cứu và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong
hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra tội giết người người trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi; từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện
đúng quy định THQCT trong gia đoạn điều tra đối với tội giết người trong thời gian
tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp luật về tội phạm giết người và pháp luật
về THQCT, thực trạng áp dụng những quy định về THQCT trong giai đoạn điều tra

4


theo BLTTHS năm 2003 vào thực tiễn giải quyết đối với tội giết người trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi.
Khi phân tích có đối chiếu, so sánh quy định của BLTTHS năm 2003 với
BLTTHS năm 2015 và chỉ ra những điểm mới, sửa đổi bổ sung đã được khắc phục
những quy định pháp luật cũ không phù hợp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ cho phép, luận án chỉ nghiên cứu về lý luận, pháp luật về
tội phạm giết người và pháp luật THQCT và thực tiễn công tác THQCT ở giai đoạn

điều tra đối với tội giết người theo quy định BLTTHS năm 2003 trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi trong 05 năm (từ năm 2013 đến năm 2017).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của
Đảng về nhà nước và pháp luật nói chung và tổ chức, hoạt động của VKS nhân dân
nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp cụ
thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để làm sáng tỏ các vấn đề cần
nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài hy vọng góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn
đề lý luận cơ bản về THQCT trong giai đoạn điều tra;
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở khảo sát thực tế, đánh giá, phân tích thực trạng công tác THQCT
trong giai đoạn điều tra đối với tội giết người ở tỉnh Quảng Ngãi, luận văn tìm ra
các giải pháp nâng cao chất lượng THQCT đối với các VAHS nói chung và đối với
các vụ án giết người nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài

5


liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu liên quan đến hoạt động THQCT
trong giai đoạn điều tra cũng như đối với các nhà hoạch định chính sách pháp luật
và đặc biệt là cán bộ VKSND tỉnh Quảng Ngãi trong công tác thực tiễn.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội giết người và về thực
hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với tội giết người.
Chương 2: Thực trạng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối
với tội giết người tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác thực hành quyền công tố trong giai
đoạn điều tra đối với tội giết người.

6


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI
VÀ VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU
TRA ĐỐI VỚI TỘI GIẾT NGƯỜI
1.1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội phạm giết người
1.1.1. Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm giết người
Con người với tư cách là thực thể của tự nhiên và xã hội, luôn là đối tượng
được quan tâm và bảo vệ hàng đầu trong mọi nhà nước, đặc biệt là ở các nhà nước
hiện đại thì vấn đề con người càng được quan tâm, xã hội càng phát triển thì việc
bảo vệ con người và các lợi ích của con người càng được chú trọng [8].
Tính mạng của con người là giá trị cao nhất của con người. Quyền được
sống, được tôn trọng vào bảo vệ là quyền cơ bản, hàng đầu của con người, của công
dân.Hiến pháp nước ta quy định mọi người có quyền sống. Tính mạng của con
người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật (Điều
19 Hiến pháp năm 2013).
Tội giết người (Điều 93 BLHS năm 1999, Điều 123 BLHS năm 2015) được
hiểu là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác bằng mọi hình
thức. Tội phạm này xâm trực tiếp đến quyền được sống của con người. Đối tượng
tác động của tội phạm là con người đang sống đang tồn tại trong thế giới khách

quan với tư cách là thực thể tự nhiên và xã hội. Mặt khách quan của tội phạm giết
người được thể hiện ở hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác
bằng mọi hình thức, bằng các công cụ, phương tiện khác nhau. Hậu quả của tội giết
người là gây ra cái chết (dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm), nếu hành vi
tước đoạt tính mạng của người khác được thực hiện nhưng vì những nguyên nhân
khách quan khác nhau mà hậu quả chết người không xảy ra thì hành vi đó được coi
là giết người chưa đạt. Chủ thể của tội phạm giết người là người có năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do pháp luật quy định.Tội phạm được thực hiện với lỗi

7


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×