Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Báo cáo Chuyên đề: Ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng hệ thống giải pháp kỹ thuật chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 31 trang )

Chuyên đề 3.4: Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng giải pháp kỹ thuật
chăn nuôi lợn đáp ứng quy chuẩn VietGAHP phù hợp với các HTX nông nghiệp.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Mở Đầu
Tỉnh Hà Tĩnh là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển
chăn nuôi đặc biệt là phát triển chăn nuôi lợn. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất
chăn nuôi bình quân 5 năm (2011-2015) đạt 5,1%; tỷ trọng giá trị sản xuất chăn
nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 38,2% lên 45,2% (ước đạt
năm 2015). Tổng đàn gia súc, gia cầm tăng; chất lượng đàn được nâng lên rõ rệt;
đặc biệt là phát triển chăn nuôi lợn, hươu. Tổng đàn lợn năm 2015 ước đạt 521.900
con tăng 46,6% so với 2011; đàn nái ngoại 23.500 con, chiếm 25% tổng nái (tỷ lệ
nái ngoại trên tổng đàn nái tăng 17,2% so với năm 2011); Hình thức chăn nuôi có
nhiều chuyển biến tích cực, hình thành được nhiều trang trại, vùng trang trại chăn
nuôi tập trung và mô hình chăn nuôi liên kết với doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế
cao, bước đầu phát triển khá bền vững. Nhiều mô hình sản xuất chăn nuôi tập
trung, quy mô lớn được đầu tư xây dựng và phát triển có hiệu quả; tưng bước giảm
dần hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ, tăng chăn nuôi gia trại, trang trại. Các
hình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi được hình thành và phát triển; đặc biệt chăn
nuôi hình thức liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế, phát triển chăn nuôi lợn ở Hà Tĩnh
hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng, chưa thực sự trở thành hoạt động mũi
nhọn trong ngành nông nghiêp của tỉnh. Mặt khác, sự phát triển chăn nuôi lợn một
cách tự phát, ồ ạt, chưa có định hướng quy hoạch rõ ràng cũng dẫn đến nhiều bất
cập khó lường trong quá trình phát triển. Tính dễ bị tổn thương của người nông dân
tham gia chăn nuôi lợn khi có sự biến động về giá thức thức ăn chăn nuôi, giá thịt
lợn hơi trên thị trường và những rủi ro trong quá trình chăn nuôi khiến quá trình
phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.


Chăn nuôi lợn theo quy chuẩn VietGAHP là một phương thức chăn nuôi tiên
tiến nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm làm ảnh hưởng


tới an toàn, chất lượng sản phẩm, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và an
sinh xã hội (Bộ NN&PTNT, 2008); là xu thế tất yếu của quá trình phát triển chăn
nuôi trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, góp phần nâng cấp và
hoàn thiện chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn, nâng cao hiệu quả, thu nhập cho
người sản xuất. Tuy nhiên, việc áp dụng VietGAHP vào trong thực tiễn còn gặp rất
nhiều khó khăn. Đặc biệt là các kỹ thuật sử dụng trong chăn nuôi lợn đảm bảo theo
quy chuẩn VietGAHP như thế nào, những giải pháp để áp dụng biện pháp kỹ thuật
hiệu quả, nâng cao năng suất, đảm bảo phát triển bền vững. Do đó, chúng tôi tiến
hành triển khai nghiên cứu chuyên đề: Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây
dựng giải pháp kỹ thuật chăn nuôi lợn đáp ứng quy chuẩn VietGAHP phù hợp với
các HTX chăn nuôi.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Xây dựng các giải pháp về kỹ thuật chăn nuôi lợn đáp ứng quy chuẩn
VietGAHP phù hợp với các HTX chăn nuôi.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề về lý luận và thực tiễn về kỹ thuật chăn nuôi lợn đảm bảo theo
tiêu chuẩn VietGAHP tại tỉnh Hà Tĩnh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật mới đảm
bảo theo tiêu chuẩn VietGAHP.
Về không gian: Chuyên đề được tiến hành trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh,
tuy nhiên ngoài việc nghiên cứu những nội dung phản ánh những đặc điểm chung
liên quan, chuyên đề lựa chọn nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật đáp ứng theo quy


chuẩn VietGAHP tại các HTX chăn nuôi trên địa bàn 4 huyện bao gồm: Cẩm
Xuyên, Thạch Hà, Hương Sơn, Kỳ Anh.
Về thời gian: từ 01/08/2017 – 30/09/2017.



II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN
2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Thu thập thông tin về tình hình chăn nuôi, số lượng vật nuôi, môi trường
chất thải,... từ các cơ quan như Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh, Phòng tài nguyên và
môi trường các huyện, tỉnh.
- Thu thập các số liệu có sẵn từ sách báo, tạp chí khoa học, các đề tài nghiên
cứu có liên quan.
2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp điều tra phỏng vấn
Sử dụng phiếu điều tra HTX để thu thập các thông tin liên quan đến tình
hình chăn nuôi, môi trường chất thải, phương pháp quản lý và xử lý chất thải chăn
nuôi tại các HTX.
Tổng số lượng phiếu điều tra là 20 phiếu.
Đối tượng phỏng vấn được lựa chọn là các cán bộ HTX chăn nuôi.
Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa các HTX chăn nuôi để tìm hiểu về môi trường, điều kiện
chuồng tại, tình hình ô nhiễm trong chăn nuôi. Quan sát thực tế hoạt động chăn
nuôi, hiện trạng phát thải và phương pháp xử lý chất thải,...
2.3. Tổng hợp và xử lý thông tin
Các thông tin sau khi thu thập, được xử lý bằng phần mềm Excel và tổng
hợp bằng phương pháp phân tổ thống kê.


III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi lợn tại HTX Minh Lộc
3.2. Quy định của quy chuẩn VietGAHP về các giải pháp kỹ thuật trong chăn
nuôi
3.2.1. Địa điểm
Lựa chọn địa điểm: Vị trí xây dựng chuồng trại phải phù hợp với quy hoạch sử

dụng đất của địa phương.
Cách xa đường giao thông, khu dân cư, khu công nghiệp, công sở, trường học, khu
chế biến sản phẩm chăn nuôi, bệnh viện, khu chăn nuôi khác và xa hệ thống kênh
mương thoát nước thải của khu vực theo quy định hiện hành.
Ở cuối và cách xa nguồn nước sinh hoạt, có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng cho
chăn nuôi. Đảm bảo đủ diện tích và điều kiện xử lý chất thải, nước thải theo quy
định.
3.2.2. Bố trí mặt bằng và khu chăn nuôi
Mặt bằng phải đảm bảo diện tích về quy mô chăn nuôi, các khu phụ trợ khác
(hành chính, cách ly và xử lý môi trường …)
Khu chăn nuôi ưu tiên bố trí khu chuồng nuôi lợn đực giống và nái nuôi con
ở đầu hướng gió. Chuồng nuôi lợn cách ly, khu xử lý lợn ốm, chết, nhà chế biến
hay chứa phân, bể chứa nước thải phải đặt ở cuối hướng gió.
Ở các cổng ra vào của các khu chuồng trại và ở đầu mỗi dãy chuồng phải bố
trí hố khử trùng. Người và phương tiện vận chuyển trước khi vào trại đều phải đi
qua các hố khử trùng.
Khu vực xuất bán lợn nên được thiết kế và xây dựng ở khu vực vành đai của
trại và có lối đi riêng để xe chuyên chở lợn không gây ô nhiễm.
Đường vận chuyển thức ăn trong trại không trùng với đường vận chuyển
phân.


Trong trại chăn nuôi lợn cần trồng cây xanh và tạo các thảm cỏ để tăng
cường khả năng chống nóng, góp phần cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi.
Khu nuôi cách ly lợn ốm, khu nuôi tân đáo phải bố trí cách biệt và có hàng
rào ngăn cách với khu chăn nuôi.
Bể chứa nước phân cần xây dựng ở khu xử lý chất thải, phía ngoài hàng rào
của khu chăn nuôi.
Bố trí khu hành chính: Các công trình của khu hành chính gồm văn phòng,
nhà làm việc, khu vệ sinh và nhà ở cho cán bộ nhân viên (nếu có) phải xây dựng

bên ngoài hàng rào khu chăn nuôi.
Bố trí khu nhà xưởng và công trình phục vụ chăn nuôi: kho chứa thức ăn,
kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng, kho chứa các dụng cụ chăn nuôi, xưởng cơ
khí sửa chữa phải được bố trí riêng biệt với khu chuồng trại chăn nuôi và khu hành
chính.
3.2.3. Thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi
Thiết kế chuồng trại
Hướng chuồng: Tốt nhất là hướng Đông – Tây hoặc Đông Bắc – Tây Nam.
Nếu là chuồng kín thì hướng chuồng không nhất thiết phải là 2 hướng trên. Ngoài
ra, tùy thuộc vào kích thước các chiều của lô đất để bố trí hướng chuồng cho phù
hợp.
Kiểu chuồng: Có thể chọn 2 kiểu chuồng: chuồng hở thì lưu thông không khí
theo thông thoáng tự nhiên; chuồng kín điều tiết được nhiệt độ, ẩm độ theo hệ
thống thiết bị phụ trợ (quạt, hệ thống làm mát v.v…).
Nền chuồng: Không trơn láng, dễ thoát nước.
Mái chuồng: Có 2 dạng: 1 mái hoặc 2 mái; vật liệu làm mái có thể bằng
ngói, tole, fibro-xi măng, lá, nhưng tốt nhất là loại tấm lợp 3 lớp.
Vách chuồng: làm bằng song sắt hay inox hoặc xây gạch, bê tông.


Khoảng cách giữa các khu chuồng, dãy chuồng phải được bố trí xây dựng
hợp lý.
Thiết kế chuồng nuôi cho các đối tượng lợn khác nhau phải tuân thủ theo
quy định hiện hành của Nhà nước.
Thiết kế hệ thống vệ sinh sát trùng:
Tùy thuộc vào hệ thống chăn nuôi hiện có của trại để thiết kế một hệ thống
vệ sinh sát trùng thích hợp nhằm làm giảm thiểu tối đa sự lây lan của mầm bệnh.
Thiết kế kho
Kho chứa thức ăn và nguyên liệu phải đảm bảo thông thoáng, có hệ thống
thông gió tốt, không bị dột, tạt nước khi mưa gió để đảm bảo không bị ẩm mốc.

Kho phải có các bệ kê để thức ăn và nguyên liệu không tiếp xúc xuống sàn nhà.
Thức ăn/nguyên liệu được chất thành từng cột, chiều cao cột vừa phải để thuận tiện
trong việc phòng cháy chữa cháy và bốc dỡ.
Kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng phải đảm bảo thông thoáng, có hệ
thống thông gió tốt, không bị dột, tạt nước khi mưa gió. Có kho lạnh, tủ lạnh để
bảo quản vắc xin và một số loại kháng sinh yêu cầu được bảo quản lạnh. Phải có sơ
đồ vị trí các loại thuốc trong kho và ghi chép theo dõi xuất nhập thuốc để tránh tình
trạng có lô thuốc để quá hạn sử dụng.
Các loại hóa chất như dầu máy, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng … không
được để lẫn trong kho chứa thức ăn.
Kho chứa các vật dụng khác và xưởng cơ khí: Các dụng cụ chăn nuôi chưa
được sử dụng cần được bảo quản trong kho sạch sẽ, tránh lây nhiễm trước khi sử
dụng. Tùy theo quy mô trại nên có một xưởng cơ khí để sửa chữa, lắp đặt chuồng
trại và các trang thiết bị.
Thiết bị chăn nuôi


Nhóm thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống: Máng chứa thức ăn, nước
uống phải được làm bằng xi măng; nhựa trơ không độc; kim loại hay hợp kim ít bị
ăn mòn, không chứa chì, arsen.
Khay, silo chứa thức ăn được làm bằng nhựa trơ, không có độc tính; kim
loại hay hợp kim ít bị ăn mòn, không chứa chì, arsen.
Núm uống phải được làm bằng kim loại hay hợp kim ít bị ăn mòn và không
chứa chì, arsen.
Dụng cụ vệ sinh chuồng trại, thu gom và chứa chất thải: Dụng cụ hốt phân
phải được làm bằng kim loại, hợp kim hoặc bằng nhựa. Thùng chứa phân phải
được làm bằng nhựa, kim loại hay hợp kim, phải có nắp đậy và không bị rò rỉ. Cất
giữ dụng cụ đúng nơi quy định, thực hiện tốt việc vệ sinh và tiêu độc khử trùng.
Trang bị bảo hộ lao động: Trang bị bảo hộ lao động riêng biệt cho công
nhân trại và khách tham quan. Trang bị bảo hộ phải được khử trùng và cất giữ đúng

nơi quy định.
Thiết bị khác gồm đèn chiếu sáng hay sưởi ấm phải có mũ chụp, quạt làm
thông thoáng được đặt ở vị trí hướng gió thổi từ nơi sạch đến nơi bẩn, sàn lót nền
cho lợn nái nuôi con, lợn nái mang thai được làm bằng nhựa hay xi măng chắc
chắn, bề mặt không quá trơn, không gồ ghề.
3.2.4. Con giống và quản lý giống
Nguồn gốc con giống: Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất.
Chất lượng con giống: Chất lượng con giống phải đảm bảo theo đúng quy
định hiện hành.
Quản lý con giống
Quản lý lợn đực giống: Quản lý lợn đực giống phù hợp theo quy trình kỹ
thuật hiện hành.


Quản lý lợn nái sinh sản và lợn con: Quản lý lợn nái sinh sản và lợn con phù
hợp theo quy trình kỹ thuật hiện hành.
3.2.5. Vệ sinh chăn nuôi
Các biện pháp vệ sinh chăn nuôi
Kiểm soát các tác nhân làm tăng độ ẩm không khí chuồng nuôi: hệ thống
thoát nước, chuồng trại, mật độ nuôi, hệ thống thông gió phải đảm bảo yêu cầu
nhằm hạn chế các vi sinh vật có hại tồn tại và phát triển.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống cống thoát nước thải, hầm chứa phân và hệ
thống cung cấp nước uống. Sửa chữa kịp thời các hỏng hóc, thường xuyên xử lý
phân (làm trống hầm chứa).
Thường xuyên quan tâm chương trình vệ sinh sát trùng chuồng trại bao gồm:
Quét rác, dọn phân. Làm vệ sinh hệ thống thông gió, quạt máy. Vệ sinh, sát trùng
chuồng lợn khi trống chuồng.
Nếu sử dụng chất độn chuồng, khi thấy bẩn phải dọn sạch. Sau mỗi đợt nuôi
phải thay chất độn chuồng.

Vệ sinh sát trùng bên ngoài khu chuồng trại
Thường xuyên thay thuốc sát trùng hố khử trùng ở cổng ra vào ít nhất ngày
một lần.
Tất cả các loại xe khi vào cổng đều phải phun thuốc sát trùng.
Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi,
ít nhất 2 tuần một lần.
Phát quang bụi rậm, không để nước đọng lâu ngày trong khu vực trại; định
kỳ vệ sinh hệ thống cống rãnh 1 tháng/lần bằng thuốc sát trùng để hạn chế ruồi
muỗi.
Nhân viên và khách tham quan phải thực hiện các biện pháp khử trùng tiêu
độc bằng xà phòng hoặc thuốc sát trùng.
Vệ sinh sát trùng bên trong chuồng trại


Thay nước sát trùng hoặc vôi sát trùng của hố sát trùng mỗi ngày vào mỗi
buổi sáng trước khi thực hiện các công việc khác.
Sát trùng chuồng trại vào các thời điểm: trước khi nuôi 5 ngày; sau mỗi đợt
nuôi; khi chuyển đàn …
Phun thuốc sát trùng ở các lối đi và khu vực xung quanh chuồng một
lần/tuần (nếu không có dịch bệnh) và mỗi ngày (nếu có dịch bệnh).
Trong trường hợp có dịch, phun thuốc sát trùng trên lợn 1 tuần/lần bằng các
dung dịch thuốc sát trùng thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Thu gom chất thải rắn hàng ngày vào hệ thống chứa, có nắp hay mái che bảo
đảm không rò rỉ, không lưu giữ chất thải trên 24 giờ mà không có biện pháp xử lý.
Vệ sinh sát trùng các dụng cụ chăn nuôi và phương tiện vận chuyển.
Trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển trong chăn nuôi phải được
tiêu độc khử trùng thường xuyên.
Hạn chế di chuyển đến mức tối đa những trang thiết bị phục vụ chăn nuôi
trong trại. Trong trường hợp bắt buộc, phải khử trùng tiêu độc trước khi di chuyển.
Sát trùng nơi chứa chất thải bằng dung dịch có tính sát trùng mạnh hoặc rắc

vôi bột.
Làm vệ sinh các silo, thùng chứa thức ăn, định kỳ 2 tuần/lần, máng ăn 1
lần/ngày để tránh thức ăn thừa, nấm mốc.
Phương tiện vận chuyển của khu chuồng nào chỉ nên giành riêng cho khu
đó. Trong trường hợp phải dùng chung thì phải phun thuốc sát trùng kỹ lưỡng
trước và sau khi sử dụng.
Trước và sau khi vận chuyển lợn đến khu chuồng mới, phương tiện vận
chuyển phải được khử trùng.
Không vận chuyển lợn, thức ăn hay vật dụng khác cùng chung một xe.
3.2.6. Quản lý thức ăn, nước uống và nước vệ sinh
Thức ăn


Nguyên liệu: Thường xuyên giám sát các nguy cơ sinh học, hóa học và vật
lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu, thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe
vật nuôi, giảm an toàn sản phẩm chăn nuôi.
Khi xuất nhập nguyên liệu và thức ăn phải ghi đầy đủ các thông tin về số
lượng, tên hàng, nguồn gốc, ngày sản xuất, hạn sử dụng, đánh giá cảm quan, mùi
vị … Khi đưa vào kho bảo quản, phải đặt đúng vị trí hoặc đúng với bồn chứa đã
được đánh dấu. Chú ý đảm bảo nguyên tắc vào trước ra trước, vào sau ra sau.
Nguyên liệu dự trữ phải đạt yêu cầu về độ ẩm và để trong kho có đủ các tiêu
chuẩn về diện tích, độ thông thoáng, nhiệt độ và định kỳ xông hơi kho để ngăn
ngừa sự phá hoại của sâu mọt, nấm mốc…
Trong trường hợp tự trộn thức ăn, cơ sở phải có hệ thống trộn thức ăn theo
quy trình đảm bảo kỹ thuật, trộn đúng thời gian, nghiền đúng kích thước, đáp ứng
được các tiêu chuẩn về lý tính, dinh dưỡng và độc tố.
Hệ thống trộn thức ăn phải được vệ sinh sạch sẽ để tránh tạp nhiễm từ mẻ
trộn này sang mẻ khác, đặc biệt là mẻ trộn có thuốc và không thuốc. Nên trộn mẻ
không chứa thuốc trước, mẻ chứa thuốc sau. Cần kiểm soát chặt chẽ để tránh
nhiễm chéo các chất phụ gia trong quá trình bảo quản, bao bì, vận chuyển, cân, từ

mẻ trộn này sang mẻ trộn khác.
Ghi vào sổ nhật ký sản xuất và lưu trữ hồ sơ tất cả các khẩu phần trộn, trình
tự trộn và nhân viên phụ trách trộn.
Trang thiết bị trộn thức ăn và dụng cụ cân đo cần được hiệu chỉnh và kiểm
tra định kỳ.
Sử dụng kháng sinh, hóa chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải tuân
thủ thời gian ngưng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Không được sử dụng
kháng sinh, hóa chất trong danh mục cấm của Nhà nước và Bộ Nông nghiệp &
PTNT.


Thường xuyên hoặc đột xuất kiểm tra phân tích các chất cấm, kháng sinh
trong thức ăn mua để tránh tồn dư hóa chất độc hại trong sản phẩm chăn nuôi.
Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh khu vực sản xuất thức ăn, kho chứa thức
ăn và nguyên liệu thức ăn để tránh gây ô nhiễm
Sử dụng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của lợn theo hướng
dẫn của nhà sản xuất. Chất lượng thức ăn cho lợn ở các lứa tuổi phải đáp ứng yêu
cầu sinh trưởng và phát triển.
Trong trường hợp phải trộn thuốc vào thức ăn nhằm mục đích phòng bệnh,
trị bệnh hoặc kích thích tăng trưởng, cần phải ghi chép và lưu trữ hồ sơ việc sử
dụng thức ăn, loại thuốc trộn, liều lượng, thời gian sử dụng thức ăn có trộn thuốc,
thời gian ngừng cho ăn thức ăn có trộn thuốc.
Nguyên liệu và thức ăn phải được lưu mẫu cho đến khi sản phẩm được sử
dụng mà không có sự cố nào.
Nước uống
Nguồn nước và nước uống (kể cả nước dùng để pha thuốc cho lợn uống khi
bị bệnh) phải đạt được các tiêu chuẩn đã được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN).
Kiểm tra thường xuyên hệ thống cấp nước gồm bồn chứa nước, ống dẫn,
máng uống, núm uống để đảm bảo hệ thống không bị hở, không bị rò rỉ, không bị ô

nhiễm do bụi bặm, chất bẩn … Bồn chứa nước nên có mái che để tránh nước bị
nóng do nhiệt từ mặt trời.
Nước vệ sinh: có thể sử dụng nước máy, nước giếng khoan, nước giếng
khơi; không được sử dụng nước ao bị nhiễm khuẩn (ô nhiễm) hoặc nước thải.
3.2.7. Quản lý đàn lợn
Lợn nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận
kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có). Tốt


nhất nên nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Chỉ nên mua
lợn mới từ 1 – 2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ mang bệnh vào trại.
Khi lợn về đến trại, phải chuyển lợn xuống ngay, đưa vào khu cách ly để
nuôi thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn trong quá trình
nuôi thích nghi.
Sau khi nhập lợn phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn lợn, quan tâm đến
một số bệnh như: bệnh giả dại, lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hô
hấp và sinh sản (PRRS) …
Cử người thường trực để kịp thời cách ly lợn bị bệnh, nghi có bệnh và điều
trị những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh.
Tập cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài ngày đầu.
3.2.8. Xuất bán lợn
Cần phải bố trí khu vực xuất bán lợn ở phía cuối trại và có lối đi riêng để
hạn chế lây nhiễm cho toàn trại.
Cần phải tuân thủ tuyệt đối thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi xuất
bán để đảm bảo lợn không tồn dư kháng sinh khi giết thịt.
Cần cung cấp hồ sơ (nguồn gốc, tình hình điều trị, lý lịch …) của tất cả các
loại lợn khi bán cho người mua.
3.2.9. Chu chuyển đàn và vận chuyển lợn
Chu chuyển lợn nhỏ đến khu lợn lớn hơn và không chuyển ngược lại. Tốt
nhất nên có phương tiện chuyên dụng cho từng khu và phải sát trùng cẩn thận

trước và sau khi chuyển.
Cần vận chuyển lợn, đưa lợn lên, xuống xe đúng quy trình để tránh gây
stress cho lợn. Các quy trình vận chuyển phải được cụ thể và được in ra, phát tận
tay công nhân.
3.2.10. Quản lý dịch bệnh


Giám sát dịch bệnh: Áp dụng phương thức “cùng vào – cùng ra” theo thứ tự
ưu tiên là: cả khu => từng dãy => từng chuồng => từng ô lợn (tùy theo điều kiện
chăn nuôi cụ thể để lựa chọn) nhằm hạn chế sự lây lan bệnh tật.
Trong trường hợp điều trị bệnh, cần ghi chép thông tin đầy đủ về dịch bệnh,
tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng lợn, người tiêm, thời
điểm ngưng thuốc. Không bán lợn trong thời gian cách ly thuốc.
Khi phát hiện lợn chết phải báo với cán bộ kỹ thuật để có biện pháp xử lý.
3.2.11. Bảo quản và sử dụng thuốc thú y
Vắc xin và một số kháng sinh phải được bảo quản lạnh theo hướng dẫn, chỉ
lấy ra khi sử dụng.
Mỗi loại thuốc để riêng một khu vực và không để lẫn vào nhau, đặc biệt là
đối với các loại thuốc có tính đối kháng nhau.
Ghi chép việc xuất nhập kho từng loại thuốc, chủng loại thuốc, thời hạn sử
dụng để sử dụng đúng hạn, tránh lãng phí.
Cần phải có kế hoạch cụ thể về việc sử dụng vắc xin và thuốc thú y cho trại
và phải lập bảng kế hoạch sử dụng thuốc.
3.2.12. Phòng trị bệnh
Phòng bệnh: Có lịch tiêm phòng các bệnh chính theo quy định hiện hành
(dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, tiêu chảy …), các bệnh khác tùy theo tình
hình dịch tễ của vùng để có yêu cầu cụ thể về quy trình phòng bệnh.
Trị bệnh
Phải lập tức cách ly để phòng ngừa lây lan khi lợn có biểu hiện bệnh. Nếu
điều trị phải ghi lại tất cả các thông tin liên quan đến quá trình điều trị. Trong

trường hợp không thể chuyển ra khu cách ly riêng thì phải đưa vào ô chuồng riêng.
Có cán bộ thú y chẩn đoán bệnh và lên phác đồ điều trị.
Khi sử dụng kháng sinh để điều trị cần phải tuân thủ đúng quy định về
chủng loại, liều lượng, thời gian dùng thuốc và ghi chép đầy đủ vào trong hồ sơ.


Không được sử dụng những kháng sinh nằm trong danh mục cấm của Nhà nước và
của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Phải tuân thủ tuyệt đối thời gian ngừng sử dụng kháng sinh trước khi giết
thịt.
Ghi chép đầy đủ mọi can thiệp về thú y.
3.2.13. Kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác
Dùng vôi bột hay thuốc sát trùng để kiểm soát côn trùng trong khu vực trại.
Hướng dẫn chi tiết chương trình kiểm soát gặm nhấm của trại. Bảng hướng
dẫn kiểm soát gặm nhấm của trại phải được in ra và đưa cho người trực tiếp chịu
trách nhiệm thực hiện. Phải có sơ đồ chi tiết vị trí đặt bả, bẫy chuột để kiểm soát
các rủi ro. Ghi chép lại số lượng chuột bị diệt, thường xuyên kiểm tra để xử lý
chuột chết khi đặt bã chuột.
Không được nuôi chim, chó, mèo và bất kỳ động vật nào khác trong khu
chăn nuôi.
3.3. Xây dựng hệ thống giải pháp kỹ thuật chăn nuôi lợn đáp ứng quy chuẩn
VietGAHP phù hợp với HTX chăn nuôi
3.4. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn theo quy chuẩn VietGAHP
Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt hiệu quả
1. Chuồng trại: Nên bố trí trên nền đất cao ráo không ngập úng, xa dân cư, tiêu
thoát chất thải tốt, có đủ nước, xây theo hướng đông tây.
Độ dốc 2% chuồng không bị ẩm ướt, nên lát bằng gạch chỉ, mái chuồng không quá
thấp để chuồng thông thoáng tự nhiên không xây kín xung quanh.
Về kích thước trung bình 12-15m2 trở lên.
Máng ăn dốc, dễ rửa không để thức ăn tồn đọng trang máng.



Hình 3.1 Khu chuồng trại nuôi lợn
2. Chọn giống: Nên nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao. Thân dài, mông nở, bụng thon.
Chú ý: Hạn chế mua nhiều loại giống nhiều nơi về nuôi, phải nắm lý lịch nguồn
gốc giống lợn mua về nuôi, lợn phải đều về trọng lượng.

Hình 3.2. Giống lợn


3. Chuẩn bị khi đưa lợn về nuôi:
3.1 Trước khi thả lợn: Vệ sinh sạch sẽ quét vôi nền chuồng (tẩy uế xung quanh có
đủ nước uống).
3.2 Khi đã mua lợn về nuôi: Nên vào ngày mát, lúc sáng sớm hay chiều tối, thời
gian vận chuyển càng ngắn càng tốt.
Cho lợn uống nước ngay sau khi thả vào chuồng, pha cho uống Glucoza hay thuốc
điện giải.
Tạo thói quen cho lợn đi đúng chỗ bằng cách hàng ngày quét dồn phân vào nơi quy
định, tuyệt đối không được tắm cho lợn ngay.
3.3 Tạo môi trường phù hợp cho lợn: Nhiệt độ, độ ẩm:
- Về nhiệt độ phù hợp cho sự sinh trưởng của lợn các giai đoạn:
Trọng lượng

Nhiệt độ phù hợp

(kg)
10 – 20
20 – 40
40 – 60
60- xuất chuồng


(0C)
23 – 28
20 - 23
18 – 23
17 - 21

Ghi chú
Nhiệt độ này là nhiệt độ
không khí chuồng nuôi. Nền
chuồng khô ráo không bị gió

lùa.
Nhiệt độ cao khi quá nóng lợn thở nhiều giảm ăn đi phân bừa bãi dẫn đến hậu quả
tăng trọng chậm, tiêu tốn thức ăn cao, dễ mắc bệnh.
Chống nóng bắng cách:
- Tạo thông thoáng chuồng nuôi, xây dựng chuồng trại hợp lý.
- Lợp mái bằng vật liệu cách nhiệt, mật độ phù hợp.
- Trồng cây xung quanh chuồng cản gió, chống nóng.


Hình 3.3. Hệ thống giàn lạnh làm mát chuồng trại
Mật độ phù hợp cho lợn ở các giai đoạn cho lợn thịt:
Trọng lượng

Mật độ nuôi

Ghi chú

(kg)

10 – 20
20 – 40
40 – 60
60- xuất chuồng
Khi nhiệt độ thấp

(con/m2)
3 – 3,5
Mùa đông có thể tăng mật độ
2 – 2,5
nuôi lên 1 con cho 2m2.
1,5
1
: thường lợn xù lông hay nằm trùm lên nhau. Đi phân bừa bãi

hay cắn tai, cắn đuôi nhau, tăng trọng chậm, tiêu tốn thức ăn cao dễ mắc bệnh
truyền nhiễm, bệnh hô hấp. Nên phải che chuồng giữ cho nền chuồng khô ráo
không ẩm ướt.
Nếu làm nền chuồng xi măng rất lạnh thường lạnh từ 4,5 – 90C.
Về thức ăn cho lợn nên chọn thức ăn đậm đặc của các công ty thức ăn lớn như:
CARGILL, HYDRO, phối hợp thêm cám, ngô, sắn…trên bao bì cám các nhà máy
đã hướng dẫn pha trộn.


Về nước uống cho lợn:
Nên đáp ứng nước uống đầy đủ cho loại lợn các lứa tuổi của lợn.
Sau đây là nhu cầu nước uống của các loại lơn:
Trọng lượng (kg)

Lượng nước uống (lít/con/ngày)

Mùa đông
Mùa hè
Dưới 7 kg
01
02
7 – 15
02
04
15 – 30
04
08
30 – 60
08
15
60 – xuất
10 - 15
19 -20
Nên phải đáp ứng đủ nước cho lơn uống.
Về Vacxin và vệ sinh sát trùng chuồng trại:
Lợn con: - 21 ngày tiêm vacxin phó thương hàn.
- 25-30 ngày tiêm vacxin Ecoli + dịch tả.
- 60 ngày tiêm vaxin dịch tả lợn.
Lợn nuôi thịt: 3 tháng tiêm vacxin dịch tả + tụ dấu.
Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
1. Giữ đàn lợn nuôi trong môi trường được bảo vệ:
+ Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở;
+ Có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác;
+ Hạn chế tối đa người lạ đi vào khu vực chăn nuôi;
+ Trước cổng, trước mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng;
+ Phải thường xuyên định kỳ tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực chăn nuôi;

+ Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp. Trang
trại nuôi lợn thịt
2. Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn lợn:
+ Cung cấp đầy đủ thức ăn chăn nuôi tự chế biến theo kỹ thuật chế biến thức ăn
chăn nuôi hữu cơ. + Nước uống sạch cho gia lợn;


+ Chuồng nuôi đúng quy cách và đảm bảo mật độ nuôi hợp lý;
+ Định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho lợn.
3. Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi:
+ Phải biết rõ lai lịch nguồn gốc, tình trạng bệnh tật của đàn lợn mới nhập;
+ Lợn mới mang về phải nuôi cách ly theo quy định;
+ Kiểm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại;
+ Tránh để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó, mèo, chuột và người lạ vào
khu vực chăn nuôi.
4. Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn cho người sử dụng:
+ Thời gian ngưng thuốc trước khi bán để giết mổ đúng quy định.
+ Có sổ sách ghi chép thời gian dùng vắc-xin và thuốc phòng trị bệnh cụ thể của
từng đàn, cá thể.
5. Mục tiêu nuôi dưỡng:
- Tốn ít thức ăn, lợn khỏe mạnh, lớn nhanh.
- Chất lượng thịt tốt, tỷ lệ thịt nạc cao, tỷ lệ thịt móc hàm cao, an toàn với người
tiêu dùng.
- Chi phí thức ăn thấp nhất bằng cách tự sản xuất thức ăn cho lợn bằng nguồn
nguyên liệu sẵn có như ngô, khoai, sắn,...vừa tiết kiệm chi phí và đem lại nguồn
dinh dưỡng cao.
6. Chọn giống để nuôi lợn thịt:
- Lợn lai F1 (giữa lợn đực ngoại và cái nội), có khả năng tăng trọng khá, tỷ lệ nạc
cao hơn lợn nội thuần.
- Lợn lai 2 máu ngoại, lợn lai 3 và 4 máu ngoại thường thể hiện ưu thế lai cao (lớn

nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn, khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn so với
giống lợn ngoại nguyên chùng nuôi thịt).
+ Lợn lai 2 máu ngoại hiện nay là con lai F1 giữa giống lợn Landrace va giống lợn
Yorkshire.


+ Lợn lai 3 máu ngoại hiện nay là con lai giữa lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire)
phối với đực lợn Duroc. Lợn lai 3 máu ngoại giảm từ 0,1 – 0,3 kg thức ăn/kg tăng
khối lượng, rút ngắn thời gian nuôi từ 4 – 6 ngày, tăng tỷ lệ nạc từ 1 – 2% so với
nuôi lợn thuần chủng. Chọn lọc để nuôi thịt: Nên chọn những lợn con:
- Khỏe mạnh, không có khuyết tật (úng, chân yếu…), lông da mịn màng, hồng hào.
- Thân hình phát triển cân đối (trường mình, rộng lưng, nở ngực, mông to, 4 chân
khỏe).
7. Nhập giống lợn:
- Lợn nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận kiểm
dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có). Tốt nhất nên
nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Chỉ nên mua lợn mới từ
1 đến 2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ mang bệnh vào trại.
- Khi lợn về đến trại, phải chuyển lợn xuống ngay, đưa vào khu cách ly để nuôi
thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn trong quá trình nuôi
thích nghi.
- Sau khi nhập lợn phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn lợn, quan tâm đến một số
bệnh như; lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản
(PRRS),….
- Cử người thường trực để kịp thời cách ly lợn bị bệnh, nghi có bệnh và điều trị
những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh.
- Tập cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài ngày đầu.
8. Kỹ thuật nuôi dưỡng:
Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần qua các giai đoạn của lợn thịt
/>Cách cho ăn, uống:

- Có thể cho lợn ăn tự do hoặc theo bữa.


- Đối với lợn nhỏ dưới 30 kg cho ăn 3 bữa/ngày, lợn lớn hơn cho ăn 2 bữa/ngày.
- Lợn được cung cấp đầy đủ nước sạch bằng vòi uống tự động.
- Cho lợn ăn đúng và đủ khẩu phần đối với từng giai đoạn lợn.
- Cách tính lượng thức ăn cho một lợn thịt/ngày
Ví dụ lợn có khối lượng 40 kg lượng thức ăn cần 1 ngày là 40 x 4,3% = 1,72 kg.
Tuy nhiên để chăn nuôi lợn thịt đạt tỷ lệ nạc cao có thể áp dụng khuyến cáo cho
lợn ăn hạn chế từ ngoài 60 kg khối lượng cơ thể. Mức ăn hạn chế là cho ăn giảm
hơn từ 15 – 20% so với mức ăn tự do ở trên. Định mức ăn hạn chế của lợn thịt
9. Kỹ thuật chăm sóc quản lý đàn lợn thịt:
9.1. Về chuồng nuôi và mật độ nuôi
- Chuồng nuôi thoáng mát về mùa Hè và ấm áp về mùa Đông.
- Nền chuồng cần chắc chắn không trơn trượt, có độ dốc 2-3% để thoát nước thải
nhanh. Nên sử dụng công nghệ đệm lót sinh học.
- Chuồng có máng ăn và vòi uống tự động cho lợn; 1 vòi cho 10 lợn, độ cao của
núm uống tự động phải phù hợp cho từng độ tuổi của lợn thịt.
- Không nên nuôi lợn với mật độ quá dày, tối đa là 1 con/m2, số lợn/1 ô nên từ 1015 con.
- Nhiệt độ thích hợp cho lợn thịt từ 10-30 kg là 20-22oC, cho lợn thịt từ 30-100 kg
là 15-16oC.
9.2. Vệ sinh thú y
- Tẩy giun sán cho lợn khi 18-22 kg
- Kết thúc nuôi 1 lứa lợn cần vệ sinh chuồng trại bằng nước vôi pha loãng hoặc các
chất sát trùng và để trống chuồng trong thời gian 1 tuần mới nuôi lứa khác.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định Lịch tiêm phòng cho lợn con
và lợn thịt .
3.3. Giải pháp kỹ thuật chăn nuôi lợn theo quy chuẩn VietGAHP
/>


Mục tiêu giải pháp
Trong chăn nuôi lợn, giống là khâu then chốt, quyết định phần lớn đến năng
suất và hiệu quả chăn nuôi. Vì vậy, cần có hướng ưu tiên đầu tư để sản xuất đủ con
giống, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trước mắt c ng như lâu dài, hình thành và
phát triển v ng giống nhân dân.
b. Giải pháp thực hiện
- UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch và có chính sách hỗ trợ đầu tư cho
các thành phần kinh tế hình thành các trại giống lợn cấp bố mẹ có quy mô từ 50 –
200 lợn nái để phục vụ nhu cầu giống cho địa phương mình, đồng thời quy hoạch
trọng điểm để hỗ trợ đầu tư về nhiều mặt (cơ sở hạ tầng, nhân lực, con giống, kỹ
thuật, phòng chống dịch bệnh, môi trường,…) nhằm xây dựng các v ng giống nhân
dân ph hợp với điều kiện của mỗi địa phương. Việc hình thành và phát triển các
v ng giống nhân dân phải mang tính hiệu quả, bền vững và đảm bảo môi trường
trong thời gian lâu dài.
- Đối với cơ sở sản xuất giống lợn: Đầu tư hỗ trợ với các cơ chế, chính sách ph
hợp cho các thành phần tham gia sản xuất giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh, trước
mắt để sản xuất và dịch vụ cung ứng giống kịp thời nhằm giải quyết một phần nhu
cầu giống tại chỗ, cần có chính sách đầu tư cho những đơn vị chủ lực làm công tác
giống ban đầu (Công ty Cổ phần giống cây trồng vật nuôi, các trại giống có qui mô
lớn…).
- Quản lý chặt chẽ và có quy hoạch phát triển các trại lợn nái bố mẹ, cơ sở
nuôi nái ngoại và nái F1 thuộc Đề án Phát triển đàn lợn giống chất lượng cao trong
nhân dân để cung cấp đầy đủ và kịp thời nhu cầu nuôi lợn thương phẩm có tỷ lệ
nạc cao trong thời gian tới. Bên cạnh sử dụng lợn ngoại để tăng tỷ lệ nạc của đàn
lợn thịt trên địa bàn tỉnh, c ng cần phải quản lý tốt có chọn lọc đàn lợn Móng Cái
có khả năng sinh sản tốt để tạo ra con lai F1 (nái Móng Cái lai với đực ngoại), việc
d ng lợn cái lai F1 (1/2 máu ngoại) để làm nền tạo ra con lai F2 thương phẩm (3/4


máu ngoại) c ng là bước đi đúng đắn trong việc nâng dần tỷ lệ nạc của đàn giống

thương phẩm hiện nay. Kết quả phân tích và đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn thịt
của các cơ sở điều tra ở chương 3 cho thấy, nuôi lợn F2 cho năng suất cao và mang
lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẵn so với lợn F1 và lợn ngoại, bởi lẽ lợn F2 có tính
thích nghi rộng, chi phí đầu tư ở mức trung bình ph hợp với điều kiện chăn nuôi
của tỉnh Thừa Thiên Huế, thêm nữa là nhu cầu thị trường về sản phẩm lợn thịt F2
là rất cao. Như vậy, trong thời gian tới ngành chăn nuôi của tỉnh nên bố trí cơ cấu
nuôi 3 loại lợn thương phẩm (F1, F2, ngoại), trong đó F2 là đối tượng nuôi chủ lực.
- Tiến hành nhập một số giống ngoại hậu bị cấp bố mẹ về nuôi tại các trang
trại lợn giống, v ng giống nhân dân nhằm chủ động đáp ứng một phần nhu cầu của
người chăn nuôi về giống lợn nái ngoại và lợn thương phẩm hướng nạc trên địa
bàn tỉnh. Mặt khác, tuyên truyền vận động nông dân phát triển lợn nái lai F1 làm
nền, phối giống đực ngoại sản xuất lợn F2 nuôi thương phẩm, tăng tỷ lệ nạc.
4.2.2.2. Giải pháp về chuồng trại
a. Mục tiêu giải pháp
Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn. Phấn đấu
100% cơ sở chăn nuôi phải có chuồng trại được quy hoạch, thiết kế ph hợp đảm
bảo các điều kiện cho sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, tiện lợi cho công tác
quản lý và thực hiện các biện pháp an toàn sinh học.
Xây dựng hệ thống chuồng trại phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, có hệ
thống xử lý phân nước thải bằng hầm Biogas hoặc hố xử lý phân, rác thải.
b. Giải pháp thực hiện
- Qua điều tra tại các cơ sở chăn nuôi lợn cho thấy, phần lớn số chuồng trại chăn
nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế không được xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, do
đó không ph hợp với sự phát triển và tăng trưởng của đàn lợn, đồng thời dễ phát
sinh và lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Giải pháp về phát triển chuồng trại
trong thời gian tới phải đảm bảo một số nguyên tắc: xây dựng hệ thống chuồng trại


phải cách biệt với nơi sinh hoạt, thông thoáng, an toàn vệ sinh thú y, đảm bảo ph
hợp từng giai đoạn phát triển của lợn, thuận tiện cho việc vệ sinh tiêu độc, có hệ

thống xử lý chất thải và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đối với các trạng trại, việc
xây dựng chuồng trại phải thực hiện theo các nguyên tắc (hoặc các mẫu thiết kế) và
quy định của Bộ NN PTNT.
- Ngành chăn nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế nên phối hợp với Trung tâm
Khuyến nông của tỉnh để tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người chăn nuôi
xây dựng các mô hình, mẫu chuồng trại đúng quy cách, hợp vệ sinh và ph hợp với
quy luật phát triển của đàn lợn.
4.2.2.3. Giải pháp về thức ăn
a. Mục tiêu giải pháp
Đầu tư xây dựng mới 1 nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn gia súc phục vụ
phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng lợn.
b. Giải pháp thực hiện
- Hỗ trợ và khuyến khích việc hình thành và phát triển các nhà máy sản xuất,
chế biến thức ăn chăn nuôi. Tìm nguồn đối tác đầu tư để trong thời gian tới xây
dựng các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp nhằm chủ động dần nguồn thức ăn
tại chỗ phục vụ nhu cầu chăn nuôi trong tỉnh.
- Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, đa dạng hoá nguyên
liệu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng nguồn nguyên liệu thức ăn chăn
nuôi. Mở rộng diện tích trồng nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi phục vụ phát
triển đàn lợn, sử dụng các giống có năng suất, chất lượng cao, giống ưu thế lai và
áp dụng quy trình canh tác thâm canh.
- Tăng cường quản lý thức ăn công nghiệp đang lưu hành trên thị trường tỉnh
Thừa Thiên Huế ít nhất 1 năm 2 lần. Kiên quyết xử lý các vi phạm về sản xuất,
kinh doanh thức ăn chăn nuôi lợn, đồng thời tạo điều kiện tốt để khuyến khích việc
hình thành mạng lưới cung ứng, dịch vụ thức ăn có uy tín về chất lượng nhằm đáp


×