Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

bao cao kien tap báo gia đìnhvà xã hội–tổng cực dân số và kế hoạch hóa gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.29 KB, 13 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Đối với tất cả các sinh viên các đợt kiến tập luôn là cơ hội tốt nhất tạo
điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội cọ sát thực tiễn, gắn kết các lý thuyết đã
học vào công việc thực tế. Đặc biệt đối với sinh viên khoa Báo chí thì thời gian
kiến tập lại càng có nhiều ý nghĩa đặc biệt, vì tính đặc thù chung của từng ngành
mà các sinh viên báo chí hơn ai hết cần phải có nhiều điều kiện thực tế để được
cọ sát, được học tập nhằm nâng cao năng lực bản thân cũng như bản lĩnh của
một nhà báo. Mặt khác đây cũng là khoảng thời gian tốt nhất để sinh viên báo
chí thể hiện tinh thần tự giác, học hỏi trong hoạt động nghề nghiệp. Sinh viên có
cơ hội để tiếp xúc thực tế với môi trường báo chí, những quan sát, những trải
nghiệm với nghề...
Với thời gian kiến tập 3 tuần tuy không dài nhưng nó cũng giúp cho một
sinh viên báo chí còn thiếu kinh nghiệm như tôi có được những kỹ năng, kinh
nghiệm nghề nghiệp quý báu trong việc thực hành tác nghiệp, cũng như triển
khai kế hoạch đề tài...điều này sẽ giúp tôi có thêm sự bổ trợ rất lớn cho công
việc sau này của mình, đồng thời bổ sung thêm vào hành trang của bản thân để
có thể vững vàng hơn khi tôi đảm nhận công việc của một nhà báo thực thụ sau
này.

1


B. PHẦN NỘI DUNG
I.

GIỚI THIỆU VỀ TÒA SOÀN BÁO GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI.
1. Tổng cực Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình là tổ chức thuộc Bộ Y tế thực

hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về DSKHHGĐ, bao gồm các lĩnh vực: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng
dân số; chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về DS-KHHGĐ trong


phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công về dân số - kế
hoạch hóa gia đình theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình có tư cách pháp nhân, có con
dấu hình quốc huy, là đơn vị dự toán ngân sách cấp II thuộc Bộ Y tế, có tài
khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước.
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thực hiện các nhiệm vụ, quyền
hạn sau đây:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ
trưởng Bộ Y tế trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
2. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về
dân số - kế hoạch hóa gia đình.
3. Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc
gia, đề án, dự án về lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình.
4. Về quy mô dân số:
5. Về cơ cấu dân số:
6. Về chất lượng dân số:
7. Quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công về dân số kế hoạch hóa gia đình theo quy định của pháp luật và theo sự phân cấp, ủy
quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2


8. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số - kế hoạch hóa gia
đình; hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra các hoạt động truyền thông, vận động, giáo
dục và tư vấn về các lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình.
9. Tham gia thẩm định nội dung liên quan đến chính sách dân số - kế hoạch hóa
gia đình đối với các chương trình, dự án quốc gia phát triển kinh tế - xã hội.
10. Cho phép thực hiện dịch vụ tư vấn đối với các cơ sở hành nghề dịch vụ tư
vấn về dân số - kế hoạch hóa gia đình theo quy định của pháp luật và phân cấp,
ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế.

11. Quản lý, tổ chức thực hiện việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình theo quy định
của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Y tế.
12. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn,
nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và những người làm công tác
dân số - kế hoạch hóa gia đình.
13. Xây dựng hệ thông tin quản lý, dữ liệu về dân số - kế hoạch hóa gia đình, tổ
chức thực hiện công tác thống kê, thông tin và báo cáo về dân số - kế hoạch hóa
gia đình theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình theo
sự phân cấp của Bộ trưởng Bộ Y tế.
15. Quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực dân số - kế
hoạch hóa gia đình theo sự phân cấp của Bộ trưởng Bộ Y tế.
16. Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản được giao; quản lý
các tổ chức sự nghiệp thuộc Tổng cục theo sự phân cấp của Bộ trưởng Bộ Y tế;
thực hiện các chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật,
đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình theo quy định của pháp luật và phân
cấp của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3


17. Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình
theo kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Y tế.
18. Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình theo thẩm quyền.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Y tế giao và theo quy định
của pháp luật.
2. Báo Gia Đình và Xã Hội.


2.1. quá trình phát triển báo Gia đình và Xã hội
Báo Gia đình &Xã hội hiện nay là cơ quan thuộc sự quản lý của Tổng cục
DS-KHHGĐ (Bộ Y tế). Ngày 28/3/2008, Tổng cục trưởng Tổng cục DSKHHGĐ đã có Quyết định số 38/QĐ-TCDS về việc quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của báo Gia đình&Xã hội.
Ngày 27/12/2002, báo Gia đình & Xã hội (thuộc Ủy ban Dân số - Gia đình
và Trẻ em) đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền
thông) cấp Giấy phép hoạt động báo chí số 575/GP-BVHTT với tôn chỉ mục
đích: Tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về
công tác DS-Gia đình và Trẻ em; phản ánh tình hình dân số,mối quan hệ của đời
sống gia đình và việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em liên quan đến sự phát
triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước; phổ biến kinh nghiệm, nêu gương
người tốt, việc tốt; cung cấp thông tin và tư vấn về các lĩnh vực dân số, gia đình
và trẻ em…
Ngày 15/3/2007, Cục Báo chí (Bộ Văn hóa – Thông tin) đã cấp Giấy phép
thiết lập trang tin điện tử trên Internet số 99/GP-BC cho báo Gia đình & Xã hội.
Bắt đầu từ ngày 23/3/2007, trang tin điện tử của báo Gia đình&Xã hội đã hoạt
động với tên miền: www.giadinh.net.vn.
Ngày 20/4/2011, Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử
đã cấp Giấy phép thiết lập trang tin điện tử tổng hợp trên Internet số 79/GPTTĐT cho báo Gia đình & Xã hội.

4


Mục đích thiết lập Báo điện tử giadinh.net.vn là nhằm: Tuyên truyền các chủ
trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ
và chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Đáp ứng ngày càng cao trong công tác truyền thông giáo dục chăm sóc
sức khỏe sinh sản, KHHGĐ, nâng cao chấp lượng dân số. Thực hiện tốt Chương
trình mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Ngoài ra, đây là kênh thông tin quan trọng nâng cao nhận thức, kỹ năng sống

trong việc xây dựng hôn nhân, xây dựng gia đình, chăm sóc con cái...
Kể từ ngày chính thức ra mắt, tính đến này đã được 4 năm, Giadinh.net.vn đã
tận dụng được lợi thế của một hình thức thông tin mới, hiện đại góp phần tuyên
truyền sâu, rộng hơn cho ngành DS-KHHGĐ, củng cố thêm sự phát triển vững
chắc của Báo Gia đình&Xã hội và chuẩn bị một bước về hạ tầng kỹ thuật, đội
ngũ, cách thức tác nghiệp mới cho sự phát triển tiếp theo của Báo Gia đình&Xã
hội nhằm đáp ứng tốt hơn cho việc tuyền truyền về ngành DS-KHHGĐ cũng
như sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam.
Trang Giadinh.net.vn đã cung cấp những thông tin được lựa chọn từ các ấn
phẩm của báo Gia đình&Xã hội bản in theo đúng tôn chỉ, mục đích được quy
định tại Giấy phép hoạt động báo chí số 575/GP-BVHTT và phù hợp với các
quy định của pháp luật về báo chí.
Đối tượng phục vụ của trang là cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ, Y tế và
đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước.
Hiện nay, Giadinh.net.vn có các chuyên trang, chuyên mục, gồm: Xã hội, Gia
đình, Sống khỏe, Giải trí, Pháp luật, Ăn-Ở-Đẹp, Vòng tay nhân ái, Thị trường,
Bốn phương.
Cho tới nay lượng visitors của trang đạt trung bình 20 vạn/ngày. Thứ hạng
theo trang đo quốc tế alexa.com đã ở trong top 200 Website được đọc nhiều nhất
ở Việt Nam và là Website số 1 về lĩnh vực gia đình. Báo đã có nguồn thu từ các
giá trị gia tăng đảm bảo một phần kinh phí hoạt động.
Tính đến nay, Báo Gia đình và Xã hội đã trải qua 27 năm hình thành và phát
triển, từ buổi ban đầu Báo mới chỉ là bản tin “Thông tin dân số” nay đã trở thành
5


tờ báo của mọi gia đình có thương hiệu trên thị trường, cũng như trong giới báo
chí, được đông đảo bạn đọc quan tâm. Theo nhịp phát triển của xã hội, đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành và độc giải trong cả nước với nhiều ấn
phẩm nội dung phong phú, hình thức đẹp mắt xứng đáng là “Tờ báo của mọi Gia

đình”.
2.2.

Chức Năng và Nhiệm vụ

Báo gia đình và Xã hội Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Tổng cực Dân số
và Kế hoạch hóa Gia đình, thực hiện tôn chỉmục đích: Tuyên truyền chủ trương,
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS-Gia đình và Trẻ
em; phản ánh tình hình dân số,mối quan hệ của đời sống gia đình và việc bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ em liên quan đến sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội
của đất nước; phổ biến kinh nghiệm, nêu gương người tốt, việc tốt; cung cấp
thông tin và tư vấn về các lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em…
Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển của Báo theo từng giai đoạn; tổ
chức thực hiện dưới sự lãnh đạo của Tổng Biên Tập.
Thực hiện tôn chỉ, mục đích theo sự định hướng của Tổng Cục DS-KHHGĐ.
Tuyên truyền những thông tin góp phần nâng cao dân trí, nâng cao thu nhập,
thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dân số.
Tổ chức biên tập, in ấn, xuất bản, phát hành báo và các sản phẩm báo chí,
truyền thông phục vụ sự nghiệp dân số - kế hoạch hoá gia đình theo thẩm quyền.
Tổ chức thực hiện công tác xã hội, từ thiện, các hoạt động kinh doanh, dịch
vụ theo quy định của pháp luật. Quản lý đội ngũ cán bộ, viên chức, phóng viên
thuộc Báo. Quản lý tài chính, tài sản được giao.
Báo Gia đình và Xã hội Việt Nam được thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của tổ chức sự nghiệp công lập có thu theo quy định của pháp luật, tuyên
truyền đường lối hoạt động của Đảng, Nhà Nước, của Tổng Cục DS-KHHGĐ
cho các tầng lớp nhân dân.
Báo được cấp kinh phí hoạt động theo quy định của Luật Ngân sách, Luật
Báo chí và các nguồn khác theo quy định của pháp luật và của Tổng Cục DSKHHGĐ, cũng như kinh phí của các tổ chức phi chính phủ khác tài trợ.
6



Tham dự các hội nghị của tổng Cục DS-KHHGĐ và các đơn vị thuộc tổng
Cục DS-KHHGĐ; được lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng Cục cung cấp thông tin,
tài liệu về lĩnh vực các đơn vị phụ trách để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
Báo. Là sân chơi bổ ích, lĩnh vực hoạt động tinh thần, giải trí lành mạnh, phát
triển nhân cách toàn diện cho các thành viên nhiều thế hệ trong gia đình.
Ký kết các hợp đồng thông tin, tuyên truyền, xây dựng chuyên đề với các cơ
quan ở Trung ương và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2.3.

Ấn phẩm

Báo Gia đình & Xã Hội có 4 ấn phẩm chính :
- Báo in ra vào các ngày thứ 3, thứ 4, thứ 6 và số cuối tuần.
- Số cuối tháng xuất bản 01 tháng /kỳ phát hàng ngày 10 hàng tháng
- Báo điện tử: Giadinh.Net.vn
- Đặc san Mẹ yêu bé xuất bản 01 tháng/kỳ phát hàng ngày 01 hàng tháng.
- Chuyên đề dân số, kế hoạch hóa gia đình dành cho vùng sâu, vùng xa,
vùng khó khăn, xuất bản 01 tháng/2 kỳ phát hàng ngày 01 và 15 hàng
tháng.
Các ấn phẩm của Báo đã đáp ứng được như cầu bạn đọc trong ngành và trong
cả nước. Ngoài các ấn phẩm báo giấy hiện nay Báo đang tập trung đầu tư xây
dựng cho tờ báo điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của ngành một cách
nhanh, hiệu quả và thiết thực.
2.4.

Trụ sở

Báo Gia đình & Xã hội có trụ sở chính tại tầng 11, tòa nhà lô D20 - Ngõ số 8
Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

2.5.

Mô hình về cơ cấu tổ chức hoạt động của Báo Gia đình &Xã hội

2.5.1. Nhân sự của báo
Báo Gia đình và Xã hội có tổng số cán bộ là 75 người.
- 1 Tổng biên tâp: Ông Lê Cảnh Nhạc
- Phó tổng biên tập phụ trách báo giấy: Anh Phạm Ngọc Đức
- Phó tổng biên tập phụ trách điện tử : Anh Trần Tuấn Linh
7


- 1 tổng thứ ký toà soạn: Anh Nguyễn Chí Long
- 3 thư kí tòa soạn phụ trách báo điện tử
- 3 thư kí tòa soạn phụ trách báo giấy
- Tổng số phóng viên là 43 người.
2.5.2. Cơ cấu của báo
 Ban Nội dung: Trưởng ban, các phó trưởng ban, các phóng viên.
 Ban Thư ký-biên tập: Trưởng Ban, các phó trưởng ban, các biên tập, nhân
viên kỹ thuật, họa sĩ. Có nhiệm vụ giúp lãnh đạo tòa soạn xây dựng kế
hoạch, chọn lọc và xử lý, biên tập các tin bài, ảnh của phóng viên, công
tác viên để tổ chức thành tờ báo hoàn chỉnh.
 Ban Trị sự: Trưởng Ban, các phó trưởng ban, các bộ phậm hành chính văn
thư, bảo vệ, quản trị..
 Ban Kinh doanh-dịch vụ: Trưởng ban, các phó ban, các chuyên viên, cán
bộ phát hành, các cộng tác viên.
 Văn phòng đại diện tại phía Nam: Trưởng Văn phòng, kế toán viên, thủ
quỹ kiêm hành chính, phóng viên.
 Phòng tài chính – kế toán: Trưởng phòng, thủ quỹ, các kế toán viên.
Ngoài ra báo cử các phóng viên thường trú tại các tỉnh miền Trung, Tây

Nguyên, Đà Nẵng, Nghệ An, Hà Tĩnh.

II.

NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH
KIẾN TẬP.
Trong quá trình kiến tập tại Báo Gia đình và Xã hội tôi được tòa soạn tạo

điều kiện giúp đỡ để tìm hiểu mọi hoạt động hàng ngày của tòa soạn cũng như
công việc hàng ngày của các phóng viên nên tôi đã biết lịch trình công việc cụ
thể của phóng viên ở mỗi phòng, ban cũng như công việc phóng viên đi xuống
cơ sở lấy thông tin, viết bài, tập biên tập bài báo và luyện viết các dạng bài báo.

1. Công tác phóng viên
Phóng viên Báo Gia đình và Xã hội có những nhiệm vụ cụ thể: Các
phóng viên phải hoàn thành số lượng tin, bài trong từng tháng theo đúng chỉ tiêu
8


của tòa soạn đề ra. Mặt khác, mỗi phóng viên ở các phòng phải thường xuyên
theo dõi và viết tin, bài trong từng lĩnh vực mà mình phụ trách chẳng hạn như :
phòng Đời sống và Xã hội, phòng Pháp luật và gia đình, phòng y tế và sức
khỏe...
Ngoài ra, các phóng viên phải thường xuyên bám sát chủ đề tuyên truyền
của tòa soạn trong từng tuần, tháng, quý, năm để mỗi cá nhân chủ động lên kế
hoạch đi cơ sở, thu thập thông tin và viết bài cho trang báo của mình. Hầu hết,
các phóng viên ở đây thường làm việc một cách độc lập và chủ động trong công
việc. Sau khi nắm vững kế hoạch tuyên truyền của tòa soạn, các phóng viên ở
mỗi phòng tự chủ động lên kế hoạch cho mình để hoàn thành tin, bài theo đúng
chỉ tiêu đề ra.


2. Quá trình thực tế:
Trong lý thuyết cũng như trên thực tế, trước khi sản xuất được một sản
phẩm báo chí, biên tập viên phải có trách nhiệm từ khâu đầu tiên đến có
được tác phẩm hoàn chỉnh. Trên thực tế khi tham gia vào làm việc cùng với
Báo Gia đình Việt Nam. Do tôi là sinh viên nước ngoài đang học tập tại Việt
Nam và do là sinh viên Lào đã được ưu tiên so với các bạn bè. Ngày đầu
tiên tôi đến tòa soạn cùng thầy Tuấn và các bạn, chúng tôi được chào đón và
gặp anh Nguyễn Chí Long, Tổng thư ký tòa soàn. Anh giới thiệu về các ác
ban chính của báo và cho chúng tôi lựa chọn ngành theo mực đích của mình.
Trong đó, tôi chọn ngay phòng Đời sống và Xã hội và sau đó chúng tôi được
giao cho chị nguyễn Mai Hạnh, trưởng phòng Đời sống và Xã hội phụ trách
hưỡng dẫn quá trình kiến tập. Cùng ngày, chúng tôi được gặp anh Trần Tuấn
Linh, phó tổng biên tập phù trách báo điện tử.
Bắt đầu từ ngày 18/11/2016 tôi đã đi kiến tập tại tòa soạn. Trước hết,
Tôi giới thiệu với chị Mai Hạnh và các anh chị phóng viên trong phòng Đời
sống và Xã hội mình là sinh viên Lào đang học năm thứ ba tại Học viện báo
chí và tuyên truyền. Khi biết tôi là sinh viên Lào các anh chị đã giúp đỡ tôi
rất nhiều. Tôi rất tự hào và hài lòng khi đi kiến tập tại báo Gia đình và Xã
hội.
9


Trong tuần đầu tiên, tôi chưa biết chọn đề tài gì và viết cái gì nên chủ yếu
đọc báo và tôi nghĩ rằng mình phải viết về vấn đề nào đó cho hoàn thành
nhiệm vụ của mình, nên tôi đã tìm hiểu về các vụ việc đã xảy ra trong nước
Việt Nam và tôi đã tìm thấy vụ việc công nhân của công ty TNHH Worldon
trong khu công nghiệp Đông Nam, huyện Củ Chi, TP HCM nghi ngộ độc
thực phẩm. Trong quá trình tôi đã liên hệ với Chi cục an toàn vệ sinh thực
phẩm TP HCM qua số điện thoại mà lấy thông tin và văn bản điều tra. Sau

đó tôi đã viết và nộp cho chị Mai Hạnh, trường phòng Đời sống và Xã hội,
cô hướng dẫn kiến tập biên soàn và hoàn chỉnh theo quy định của tòa soàn.

III. Tổng kết những kinh nghiệm thực tế được rút ra trong quá trình
kiến tập
Trong quá trình kiến tập tại Báo Gia đình và Xã hội, dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của chị Mai Hạnh trưởng phòng Phóng Đời sống và Xã hội, cùng quá
trình đi thực tế tại các cơ sở, địa phương tôi đã có được rất nhiều kinh nghiệm
cho bản thân phục vụ tích cực cho nghiệp vụ làm báo của tôi sau này.
- Thường xuyên trao đổi, báo cáo về đề tài với người phụ trách. Tiếp thu
các kỹ năng viết, kỹ năng bảo vệ mình trước các nguồn tin.
- Rút kinh nghiệm trong những việc mà mình chưa làm được, những thiếu
xót trong quá trình viết bài, nhằm hoàn thiện năng lực trong những bài
viết sau.
- Tích cực học hỏi, trao dồi kinh nghiệm thực tế với các anh chị phóng
viên, biên tập viên tại tòa soạn Báo GĐVN.
- Tìm hiểu về mô hình tòa soạn, chức năng của các phòng ban, cũng như
công tác tổ chức phát hành và truyền thông nhằm nâng cao khả năng tư
duy, cũng như hiểu thêm về cơ cấu hoạt động của các phòng ban trong tòa
soạn.
Từ những lần đi thực tế:
Trong đợt đi thực tế của cácmôn chuyên ngành báo chí tôi thấy mình
có rất nhiều những bài học cũng như kinh nghiệm trong quá trình viết báo và
đi lấy thông tin phục vụ cho bài viết.Trước khi viết một đề tài nào đó cần
10


phải tìm kiếm thông tin và nghiên cứu tài liệu liên quan về đề tài mình viết,
và hơn nữa tôi khó nhăn về ngôn ngữ nhưng tôi có sự giúp đỡ của các bạn
sinh viên trong lớp và các anh chị - bạn bè Việt Nam. Khi đến nơi thực tế là

khâu cuối cùng và mọi thông tin về đối tượng cơ bản đã có trước. Như vậy
sẽ chủ động hơn trong việc tìm hiểu về đối tượng hoặc nhân vật muốn viết.
Thông tin có được làm nền và định hướng cho quá trình tìm hiểu khi đi thực
tế. Đồng thời đi thực tế cũng là bước xác nhận những thông tin đã có và tìm
những thông tin mới, độc đáo của đối tượng.Quá trình đi thực tế là quá trình
vận dụng rất nhiều những kĩ năng khác nhau như quan sát, phỏng vấn,
nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin… để có được những thông tin phục vụ
cho bài viết.
Kỹ năng đặt tít cho báo cũng là một vấn đề không dễ đối với những
sinh viên mới đi kiến tập cũng như nhà báo thường viết báo một kiểu như
em, tít đặt yêu cầu không chỉ hay, hấp dẫn mới lạ mà nó còn phải bao trùm
toàn bộ nội dung của bài báo hay nói được những nét chính của nội dung
trong tác phẩm.Tít báo hay đã chiếm được 50% giá trị bài báo. Vì thế đây là
một kỹ năng quan trọng và cần được rèn luyện không ngừng đối với bất kì
người làm báo nào.
Ngoài những bài học về quy trình sản xuất tác phẩm báo chí nói
chung, tác phẩm bài báo của mình nói riêng, tôi còn học hỏi được rất nhiều
các kĩ năng khác như kĩ năng giao tiếp, cách nói chuyện với nhân vật, cách
thuyết phục họ tham gia trả lời phỏng vấn, đồng thời cảm thấy mình mạnh
dạn và tự tin hơn khi giao tiếp. Ngoài ra, do thích chụp ảnh nên trong quá
trình đi chụp cũng học hỏi được rất nhiều từ các anh chụp ảnh như cách tư
duy hình ảnh, chọn góc chụp , cách lợi dụng ánh sáng như thế nào cho đẹp
và đặc biệt là phải có con mắt quan sát tinh tế để có thể lựa chọn được
những hình ảnh đẹp nhất, có giá trị nhất.
Đối với tôi, sinh viên đi kiến tập thì đã tham gia mọi khâu sản xuất cả
lời bình, trừ đi khâu đọc bản tin ra mắt quần chúng hoặc còn gọi là phát
thanh viên. Dù thế nào, tôi cũng là sinh viên còn trẻ với lĩnh vực này, chưa
11



thực hiện được các bài dài. Tương lai sau này, tôi còn phải tập luyện sản
xuất những bản tin trong lĩnh vực khác và tiến tới làm những bài phóng sự,
bài phản ánh và dần dần chuyển sang bình luận, chính luận. Tất cả là cái
được và chưa được cần khắc phục của tôi, tôi rất mong các thầy cô sẽ góp ý
làm cho tôi tự tin hơn, giúp tôi hoàn thiện những mơ ước này.

- Những sản phẩm đã đạt được trong quá trình kiến tập
Trong quá trình thực tập tôi đã có một số tác phẩm của tôi đã được đăng trên
Báo Gia đình và Xã hội như sau:

12


C. KẾT LUẬN
Mỗi một đợt thực tập là một dịp tốt để cho mỗi sinh viên có thêm nhiều thời
gian thực hành các lý thuyết, kỹ năng nghề nghiệp đã được học ở trường áp dụng
vào hoạt động trực tiếp tại tòa soạn báo chí chuyên nghiệp và sáng tạo tác phẩm
báo chí thông qua các bài viết cụ thể. Bởi vậy không chỉ có tôi mà tất cả các bạn
sinh viên khác đều nắm bắt lấy cơ hội này để tìm kiếm cơ hội học tập, rèn luyện
và chứng tỏ bản thân.
Để đạt được kết quả như mong muốn bao giờ học cũng phải đi đôi với
hành, sau 5 kỳ học trên ghế nhà trường, tôi đã có cơ hội tìm đến cơ quan để
thực hành. Năm nay là năm đầu tiên thực tế chứ không phải trong trường nữa,
nhưng thời gian lại ngắn hạn chỉ hơn một tuần, điều đó đã làm hạn chế cho
việc thực tập của sinh viên.
Ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên được làm theo nhóm, học những lý
luận chung, có người thì còn có tinh thần dựa vào người nọ, người kia. Thế
nhưng khi ra thực tế lại không thể làm thế nữa vì mình phải đứng bằng chân
của mình, phải tự sáng tạo và biết nhận thức đánh giá về khả năng của bản thân
mình, có tư duy và linh hoạt, có trách nhiệm trong những cái mình đã làm. Như

đã kể trên nói thì dễ nhưng thực hiện làm thì rất khó, người thực hiện đòi hỏi
phải cần cù, chịu khó rèn luyện, dám nghĩ, dám làm. Không biết thì phải hỏi,
thử và biết chỉnh sửa với những cái đã làm được, chưa làm tốt và những cái đã
làm sai. Tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và sự chính xác đúng sự thật phải
được đưa lên đầu và không thể dựa vào ai được”tôn trọng bản thân mình cũng
như tôn trọng người khác và tôn trọng sự thật”.
Đối với tôi, là một sinh viên Lào nhưng có cơ hội được đi thực tập ở 1
nơi, 1 ban 1 công việc của cơ quan báo, là báo chuyên về gia đình và xã hội
thấy rằng đây là thách thức to lớn bởi khả năng của tôi còn hạn chế thực tập lần
đầu. Tuy trong quá trình kiến tập, nhiều lúc tôi còn chưa quen với công việc,
chưa theo kịp được với các anh chị nhưng qua đó tôicó thể nhận ra được khả
năng của mình, những thiếu sót mà mình phải tự bổ sung và sửa chữa những
sai sót để bản thân tiến bộ hơn.
13



×