Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH TỪ RÁC THẢI HỮU CƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH
TỪ RÁC THẢI HỮU CƠ

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện : DANH KIM ĐƯỢC
Niên khóa

: 2007 – 2011

Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH
TỪ RÁC THẢI HỮU CƠ

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện



ThS. TRƯƠNG PHƯỚC THIÊN HOÀNG

DANH KIM ĐƯỢC

KS. NGUYỄN MINH QUANG

Tháng 07/2011


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa
Công Nghệ Sinh Học, cùng tất cả Quý Thầy Cô tại trường đã luôn tận tình hướng dẫn,
giảng dạy và giúp đỡ tôi.
ThS. Trương Phước Thiên Hoàng và KS. Nguyễn Minh Quang đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận này.
Cô Võ Thị Thúy Huệ, chị Trần Thị Quỳnh Diệp, chị Trương Thị Ngọc Hân, chị
Nguyễn Trường Ngọc Tú, chị Lê Trần Hồng Loan và anh Nguyễn Văn Út cùng các bạn
làm việc tại trại Thực Nghiệm Viện Ngiên Cứu Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, tạo thuận lợi, hỗ trợ tôi
rất nhiều trong thời gian thực hiện khóa luận này.
Các thầy cô và các anh chị làm việc tại Viện Nghiên Cứu Công nghệ Sinh học và
Môi trường trường Đại học Nông Lâm đã hỗ trợ, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận tại Viện.
Các bạn lớp Công Nghệ Sinh Học DH07SH, DH08SH đã luôn đồng hành, chia sẽ,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm đề tài.
Hơn tất cả con xin chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, gia đình đã luôn
bên con, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho con trong suốt quá trình học tập.

Sinh viên thực hiện

Danh Kim Được

i


TÓM TẮT
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những thay
đổi rất đáng kể. Sản xuất phân bón và giống được xem là hai yếu tố quan trọng quyết
định đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng. Nhiều vùng sử dụng quá mức cần
thiết các loại phân bón và thuốc trừ sâu hóa học làm cho đất canh tác bị bạc màu nhanh
chóng, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, ảnh hưởng nhiều đến sinh vật và con người.
Tiến hành thí nghiệm đánh giá các chỉ tiêu đầu vào gồm: độ ẩm, C/N của xác bã rau
và mạt cưa sau trồng nấm nhằm thiết lập ra ba công thức ủ, chọn ra công thức tối ưu
nhất. Bố trí nghiệm thức ủ phân compost ở quy mô phòng thí nghiệm với ba loại chế
phẩm (NOLASUB, BIO-F, BIOFERTM). Sau đó, tiến hành khảo nghiệm trên rau cải
ngọt để so sánh chất lượng phân. Ngoài ra, chúng tôi còn bố trí ủ ở quy mô pilot có hệ
thống thổi khí và không thổi khí đối với chế phẩm tối ưu thu được từ nghiệm thức trên
để đánh giá mức độ phân hủy.
Kết quả ghi nhận CT2 (công thức 2) thích hợp cho việc ủ phân compost. Khi ủ với
ba chế phẩm thì sản phẩm compost ở 21 ngày ủ đều đạt tiêu chuẩn phân bón quy định
(tỷ lệ C/N = 10 – 15) trong đó chế phẩm NOLASUB cho sản phẩm ủ tối ưu (C/N =
12,23). Tiến hành khảo nghiệm trên rau cải ngọt nhận thấy hầu hết các nghiệm thức có
bổ sung phân compost được ủ từ ba chế phẩm đều cho năng suất cao hơn so với đối
chứng. Đối với ủ ở quy mô pilot có hệ thống thổi khí phân hủy tốt hơn so với không
thổi khí.

ii


SUMMARY

Danh Kim Duoc, Nong Lam University – HCM City, July in 2011. “Producing
organic microorganism fertilizers from organic garbage”. Along with the development
of society, the agricultural sector of Vietnam has changed dramatically. Manufacture of
fertilizer and plant genus are considered two important factors determining productivity
and quality of crops. Many regions have used much fertilizers and chemical pesticides.It
makes soil quickly exhausting, poluted enviroment and affects to organisms and humans
We evaluated input values include humidity, C/N of organic garbage and sawdust
wood after raising mushroom to find out 3 formulas, determined optimal one. Then,
composted in lab-scale with 3 kinds of biological products (NOLASUB, BIO-F,
BIOFERTM). Examined on fresh vegetables to compare the quality of fertilizer.
Moreover, we arrange formulas in bigger pilot-scale with aerated and non-aerated
system to evaluate degradation.
Our result find second formula is suitable for composting. When composting with
three biological products, all of products after 21 days reach fertilizer regulation
standards (the ratio C/N = 10-15), and the optimal choice is NOLASUB (C/N = 12,23).
Examined on fresh vegetables find that most of the formulas with compost fertilizers
have higher productivity than control one. For pilot-scale, formula with aerated system
compost better than the other.

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................................... i
Tóm tắt ........................................................................................................................ ii
Summary .................................................................................................................... iii
Mục lục ...................................................................................................................... iv
Danh sách chữ viết tắt ............................................................................................... viii
Danh sách các bảng .................................................................................................... ix

Danh sách các hình ...................................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................. 1
1.3. Nội dung thực hiện................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3
2.1. Tổng quan về compost .......................................................................................... 3
2.1.1. Định nghĩa ......................................................................................................... 3
2.1.2. Các phản ứng sinh hóa xảy ra trong quá trình ủ .................................................. 3
2.1.2.1. Phản ứng sinh hóa ........................................................................................... 3
2.1.2.2. Phản ứng sinh học ........................................................................................... 4
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ compost .................................................. 5
2.1.3.1. Các yếu tố vật lý ............................................................................................. 5
a. Nhiệt độ của quá trình ủ ........................................................................................... 5
b. Độ ẩm (nước) của quá trình ủ................................................................................... 6
c. Kích thước nguyên liệu ủ ......................................................................................... 7
d. Độ rỗng (xốp) của quá trình ủ .................................................................................. 7
e. Thổi khí của quá trình ủ ........................................................................................... 7
2.1.3.2. Các yếu tố hóa sinh ......................................................................................... 8
a. Tỷ lệ C/N (Cacbon/Nitơ) của quá trình ủ.................................................................. 8
b. Oxy của quá trình ủ................................................................................................ 10
c. Dinh dưỡng của quá trình ủ .................................................................................... 11
iv


d. pH của quá trình ủ.................................................................................................. 11
e. Vi sinh vật của quá trình ủ...................................................................................... 11
f. Chất hữu cơ của quá trình ủ .................................................................................... 11
2.1.4. Chất lượng của compost ................................................................................... 13
2.1.5. Những lợi ích và hạn chế của quá trình làm compost........................................ 13

2.1.5.1. Lợi ích của quá trình làm compost ................................................................ 13
2.1.5.2. Hạn chế của quá trình làm compost ............................................................... 14
2.2. Một số phương pháp ủ compost trên thế giới....................................................... 14
2.2.1. Phương pháp ủ phân theo luống dài (đánh luống cấp khí tự nhiên) ................... 14
2.2.2. Phương pháp ủ phân theo luống dài hoặc đống với thổi khí cưỡng bức ............ 15
2.2.3. Phương pháp ủ trong container ......................................................................... 16
2.3. Một số công nghệ chế biến phân hữu cơ điển hình .............................................. 16
2.3.1. Hệ thống Composting Lema ............................................................................. 16
2.3.2. Công nghệ Compost Steinmueller _ Đức.......................................................... 17
2.4. Nghiên cứu sản xuất compost ở Việt Nam .......................................................... 18
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 20
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 20
3.2. Vật liệu ............................................................................................................... 20
3.2.1. Nguyên liệu chính và phụ ................................................................................. 20
3.2.2. Chế phẩm sinh học ........................................................................................... 20
3.2.2.1. Chế phẩm sinh học BIO-F ............................................................................. 20
3.2.2.2. Chế phẩm sinh học NOLASUB ..................................................................... 21
3.2.2.3. Chế phẩm sinh học BIO-FM ......................................................................... 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 21
3.3.1. Mô hình thí nghiệm .......................................................................................... 21
3.3.2. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 22
3.3.2.1. Phân tích mẫu đầu vào .................................................................................. 22
3.2.2.2 Công thức ủ.................................................................................................... 22
3.3.2.3. Tiến hành ủ quy mô phòng thí nghiệm .......................................................... 23
3.3.3 Hệ thống ủ ở quy mô lớn hơn có thổi khí .......................................................... 23
3.3.4. Đánh giá hiệu quả compost trên cây cải ngọt .................................................... 24
3.3.4.1. Mô hình thí nghiệm ....................................................................................... 24
v



3.3.4.2. Cách bố trí mô hình ....................................................................................... 24
3.3.4.3. Trồng cây ...................................................................................................... 24
3.3.4.4. Bón phân cho cây .......................................................................................... 24
3.3.4.5. Kiểm tra các thông số .................................................................................... 25
3.3.4. Phương pháp phân tích ..................................................................................... 25
3.3.4.1. Nhiệt độ ........................................................................................................ 25
3.3.4.2. Độ ẩm ........................................................................................................... 25
3.3.4.3. Đo pH ........................................................................................................... 25
3.3.4.4. Phương pháp định lượng cellulose ................................................................ 25
3.3.4.5. Phương pháp xác định tổng số cacbon hữu cơ ............................................... 26
3.3.4.6. Phương pháp xác định nitơ tổng số................................................................ 26
3.3.4.7. Phương pháp đánh giá hiệu quả của compost trên cây cải ngọt ...................... 26
3.3.5. Xử lý số liệu..................................................................................................... 26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 27
4.1. Đặc tính của rác hữu cơ đầu vào và các chế phẩm vi ........................................... 27
4.2. Khảo sát của việc thêm vào các nguyên liệu........................................................ 28
4.2.1. Theo dõi sự thay đổi của nhiệt độ ..................................................................... 28
4.2.2. Theo dõi sự thay đổi của độ ẩm ........................................................................ 29
4.2.3. Theo dõi sự thay đổi của pH............................................................................. 30
4.2.4. Theo dõi sự thay đổi cellulose .......................................................................... 31
4.2.5. Theo dõi sự thay đổi hàm lượng carbon ........................................................... 32
4.2.6. Theo dõi sự thay đổi hàm lượng nitơ ................................................................ 32
4.2.7. Theo dõi sự thay đổi tỷ lệ C/N ......................................................................... 32
4.3. Khảo sát ảnh hưởng của các chế phẩm vi sinh ..................................................... 33
4.3.1. Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ ........................................................................... 34
4.3.2. Theo dõi sự thay đổi độ ẩm .............................................................................. 35
4.3.3. Theo dõi sự thay đổi pH ................................................................................... 35
4.3.4. Theo dõi sự thay đổi hàm lượng cellulose ........................................................ 36
4.3.5. Theo dõi sự thay đổi hàm lượng carbon ........................................................... 37
4.3.6. Theo dõi sự thay đổi hàm lượng nitơ ................................................................ 38

4.3.7. Theo dõi sự thay đổi tỷ lệ C/N ......................................................................... 38
4.3.8. Lượng nước rỉ rác và khối lượng sau cùng của phân compost .......................... 39
vi


4.3.9. Sản phẩm phân compost sau 21 ngày ủ composting ......................................... 39
4.4. Thử nghiệm xử lý rác hữu cơ phối trộn ở quy mô pilot ....................................... 40
4.4.1. Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ ........................................................................... 41
4.4.2. Theo dõi sự thay đổi độ ẩm .............................................................................. 42
4.4.3. Theo dõi sự thay đổi pH ................................................................................... 43
4.4.4. Theo dõi sự thay đổi cellulose .......................................................................... 43
4.4.5. Theo dõi sự thay đổi carbon ............................................................................. 44
4.4.6. Theo dõi sự thay đổi nitơ.................................................................................. 44
4.4.7. Theo dõi sự thay đổi tỷ lệ C/N ......................................................................... 44
4.4.8. Theo dõi độ sụt giảm thể tích của đống ủ composting có thổi khí ..................... 45
4.4.9. Sản phẩm phân compost sau 21 ngày của đống ủ composting .......................... 46
4.5. Bước đầu khảo sát ảnh hưởng của compost đến sự phát triển cây cải ngọt .......... 47
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 49
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 49
5.2. Đề nghị ............................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 50
PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
C

Carbon


N

Nitơ

C/N

Tỷ số carbon trên nitơ

P

Phốt pho

K

Kali

CTR

Chất thải rắn

CP

Chế phẩm

W

Trọng lượng

Compost


Sản phẩm của quá trình ủ hiếu khí chất thải hữu cơ

Composting

Quá trình ủ hiếu khí chất thải hữu cơ bởi vi sinh vật

VSV

Vi sinh vật

CT

Công thức

NT

Nghiệm thức

CFU/g

Colony forming units/gram

Thermophilic

Ưa nhiệt

viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tỷ lệ C/N cả chất thải (tính theo chất khô) ................................................... 9
Bảng 2.2 Các thông số quan trọng trong quá trình làm phân hữu cơ hiếu khí ............. 12
Bảng 3.1 Thành phần của chất thải trong công thức................................................... 23
Bảng 3.2 Nghiệm thức bố trí ủ ở quy mô phòng thí nghiệm....................................... 23
Bảng 3.3 Nghiệm thức ủ ở quy mô pilot .................................................................... 24
Bảng 3.4 Cách bố trí mô hình .................................................................................... 24
Bảng 4.1 Các chỉ tiêu của chất thải đầu vào ............................................................... 27
Bảng 4.2 Đặc điểm lý sinh học của các chế phẩm sinh học ........................................ 28
Bảng 4.3 Sự thay đổi hàm lượng cellulose (%) trong suốt quá trình ủ 21 ngày .......... 31
Bảng 4.4 Sự thay đổi hàm lượng carbon (%) trong suốt quá trình ủ 21 ngày.............. 32
Bảng 4.5 Sự thay đổi hàm lượng nitơ (%) trong suốt quá trình ủ 21 ngày .................. 32
Bảng 4.6 Sự thay đổi tỷ lệ C/N trong suốt quá trình ủ 21 ngày .................................. 33
Bảng 4.7 Sự thay đổi hàm lượng cellulose (%) có bổ sung chế phẩm vi sinh ............. 36
Bảng 4.8 Sự thay đổi hàm lượng carbon (%) có bổ sung chế phẩm vi sinh ................ 37
Bảng 4.9 Sự thay đổi hàm lượng nitơ (%) có bổ sung chế phẩm vi sinh..................... 38
Bảng 4.10 Sự thay đổi tỷ lệ C/N có bổ sung chế phẩm vi sinh ................................................. 38
Bảng 4.11 Khối lượng sau cùng của sản phẩm phân compost sau 3 tuần ủ ................ 39
Bảng 4.12 Đặc tính hóa lý của phân compost sau 3 tuần ủ bổ sung chế phẩm ............ 40
Bảng 4.13 Sự thay đổi hàm lượng cellulose (%) có hệ thống thổi khí ........................ 43
Bảng 4.14 Sự thay đổi carbon (%) của đống ủ có hệ thống thổi khí ........................... 44
Bảng 4.15 Sự thay đổi nitơ của đống ủ có hệ thống thổi khí ...................................... 44
Bảng 4.16 Sự thay đổi tỷ lệ C/N của đống ủ có hệ thống thổi khí .............................. 44
Bảng 4.17 Độ sụt giảm thể tích của đống ủ có hệ thống thổi khí ................................ 45
Bảng 4.18 Đặc tính hóa lý của compost sau 21 ngày ủ có hệ thống thổi khí............... 46
Bảng 4.19 Ảnh hưởng của lượng phân compost đến chiều cao .................................. 47
Bảng 4.20 Ảnh hưởng của lượng phân compost đến ra lá và năng suất ...................... 48

ix



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân ............................................ 5
Hình 2.2: Tuần hoàn sản phẩm compost ...................................................................... 6
Hình 2.3: Quy trình công nghệ hệ thống Compost Lema ........................................... 17
Hình 2.4: Quy trình công nghệ compost Steinmueller ............................................... 18
Hình 3.1 Mô hình ủ compost ..................................................................................... 22
Hình 4.1 Đồ thị sự thay đổi nhiệt độ trong suốt quá trình ủ 21 ngày .......................... 29
Hình 4.2 Đồ thị sự thay đổi độ ẩm trong suốt quá trình ủ 21 ngày ............................. 30
Hình 4.3 Đồ thị sự thay đổi pH trong suốt quá trình ủ 21 ngày .................................. 31
Hình 4.4 Đồ thị sự thay đổi nhiệt độ trong suốt quá trình ủ 21 ngày ........................... 34

Hình 4.5 Đồ thị sự thay đổi độ ẩm trong suốt quá trình ủ 21 ngày ............................. 35
Hình 4.6 Đồ thị sự thay đổi pH trong suốt quá trình ủ 21 ngày bổ sung chế phẩm ..... 36
Hình 4.7 Đồ thị sự thay đổi nhiệt độ của đống ủ có hệ thống thổi khí ........................ 41
Hình 4.8 Đồ thị sự thay đổi độ ẩm của đống ủ có hệ thống thổi khí ........................... 42
Hình 4.9 Đồ thị sự thay đổi pH của đống ủ có hệ thống thổi khí ................................ 43

x


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những thay
đổi rất đáng kể. Sản xuất phân bón và giống được xem là hai yếu tố quan trọng quyết
định đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng. Nhiều vùng sử dụng quá mức cần
thiết các loại phân bón và thuốc trừ sâu hóa học làm cho đất canh tác bị bạc màu nhanh
chóng, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, ảnh hưởng nhiều đến sinh vật và con người.

Bên cạnh đó, nguồn rác thải từ thực vật rất nhiều cần được tận dụng triệt để. Từ rác
thải này, bằng nhiều phương pháp khác nhau người ta có thể sản xuất ra các sản phẩm
hữu ích như năng lượng (điện năng, khí sinh học), phân bón để phục vụ lại nhu cầu của
con người (Nguyễn Lân Dũng và ctv, 1979).
Quá trình ủ hiếu khí chất thải hữu cơ được gọi là composting, các vi sinh vật có mặt
trong đống ủ trực tiếp khoáng hoá vật liệu hữu cơ tạo CO 2 , khoáng chất và chất mùn
được gọi là compost (phân ủ) (Nguyễn Lan Hương và ctv, 1999).
Do đặc tính của rác thải là phân hủy nhanh, có độ ẩm cao (> 90%), và tỷ số C/N thấp
(14,46 – 15,29) nên việc tạo phân hữu cơ đơn thuần từ rác thải không những không đem
lại hiệu quả kinh tế mà còn tạo ra ô nhiễm thứ cấp như nước rỉ rác và mùi hôi (Công ty
hóa phẩm Thiên Nông, 1993).
Việc nghiên cứu công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ xác bã rau kết hợp với
sử dụng mạt cưa sau trồng nấm làm chất độn đem lại lợi ích nhiều mặt cho người nông
dân và giảm bớt nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Từ những nhu cầu thực tiễn đó,
chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu xử lý rác thải hữu cơ và mạt cưa
sau trồng nấm sản xuất phân compost”.
1.2. Yêu cầu của đề tài
Xây dựng các quy trình ủ nhằm chọn ra nghiệm thức tối ưu nhất. Từ đó, chọn nghiệm
thức tối ưu nhất tiến hành ủ ở mô hình lớn hơn để so sánh mức độ phân hủy. Phối trộn sản
phẩm sau khi ủ với phụ phẩm (than bùn, phân trùn) tạo phân bón sinh hữu cơ vi đạt tiêu
chuẩn chất lượng phân bón hữu cơ do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn quy
định (Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008).

1


1.3. Nội dung thực hiện
Lấy mẫu đánh giá các chỉ tiêu sinh hoá đầu vào của xác bã rau, mạt cưa sau trồng
nấm và than bùn. Lập ba công thức ủ, tiến hành ủ rác hữu cơ với ba chế phẩm với 3 lần
lặp lại, trong phạm vi phòng thí nghiệm. Theo dõi nhiệt độ khối ủ định kỳ, 7 ngày tiến

hành đánh giá độ ẩm, pH và các chỉ tiêu sinh hóa như cellulose, C, N, tỷ lệ C/N trong
suốt quá trình ủ.
Chọn 1 nghiệm thức tối ưu nhất ủ ở quy mô pilot có hệ thống thổi khí nhằm đánh giá
khả năng phân hủy của nguyên liệu ủ. Sau đó, chọn nghiệm thức tối ưu nhất đánh giá
chỉ tiêu như: N, P, K, các vi sinh vật gây bệnh (Coliform, E. coli, Samonella) và các
VSV phân giải lân, cellulose, cố định đạm.
Tiến hành khảo nghiệm trên cây rau.
Tiến hành phối trộn sản phẩm compost với một số nguyên liệu như than bùn, phân
trùn để tạo thành phẩm phẩm phân hữu cơ vi sinh đạt tiêu chuẩn chất lượng phân bón
hữu cơ do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định (Quyết định số
100/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008).

2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về compost
2.1.1. Định nghĩa
Theo Haug (1993), quá trình chế biến compost và compost được định nghĩa như sau:
“Quá trình chế biến compost là quá trình phân hủy sinh học và ổn định chất hữu cơ dưới
điều kiện thermophilic. Kết quả của quá trình phân hủy sinh học tạo ra nhiệt, sản phẩm
cuối cùng ổn định, không mang mầm bệnh và có ích cho việc ứng dụng cho cây trồng”.
“Compost là sản phẩm quá trình chế biến compost, đã được ổn định như humus, không
chứa các mầm bệnh, không lôi kéo côn trùng, có thể được lưu trữ an toàn và có lợi cho
sự phát triển của cây trồng”.
2.1.2. Các phản ứng sinh hóa xảy ra trong quá trình ủ
2.1.2.1. Phản ứng sinh hóa
Quá trình phân hủy CTR diễn ra rất phức tạp, theo nhiều giai đoạn và tạo nhiều sản
phẩm trung gian.
Quá trình phân hủy protein: protein  peptides  amino axit  hợp chất

ammoniumn  nguyên sinh chất của vi khuẩn và N hoặc NH 3 .
Đối với carbonhydrat, quá trình phân hủy xảy ra: carbonhydrat  đường đơn  axit
hữu cơ  CO 2 và nguyên sinh chất của vi khuẩn.
Những phản ứng chuyển hóa sinh hóa diễn ra trong quá trình ủ hiếu khí rất phức tạp,
hiện vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết. Một cách tổng quát căn cứ trên sự biến thiên
nhiệt độ có thể chia quá trình ủ hiếu khí thành các pha sau:
 Pha thích nghi (latent phase) là giai đoạn cần thiết để VSV thích nghi với môi
trường mới.
 Pha tăng trưởng (growth phase) đặc trưng bởi sự tăng nhiệt độ do quá trình phân
hủy sinh học.
 Pha ưa nhiệt (thermophilic phase) là giai đoạn nhiệt độ tăng cao nhất.
Đây là giai đoạn ổn định chất thải và tiêu diệt VSV gây bệnh hiệu quả nhất. Phản ứng hóa sinh
xảy ra trong ủ hiếu khí và phân hủy kỵ khí được đặc trưng bởi hai phương trình:
CHONS + O 2 + VSV hiếu khí  CO 2 + NH 3 + sản phẩm khác + năng lượng
CHONS + VSV kỵ khí  CO2 + H2S + CH4 + NH3 + sản phẩm khác + năng lượng
 Pha trưởng thành (maturation) là giai đoạn giảm nhiệt độ đến bằng nhiệt
3


độ môi trường. Trong pha này, quá trình lên men xảy ra chậm, thích hợp cho sự hình
thành chất keo mùn (quá trình chuyển hóa các phức chất hữu cơ thành chất mùn), các
chất khoáng (sắt, canxi, nitơ) và cuối cùng thành mùn. Ngoài ra còn xảy ra các phản
ứng nitrat hóa, ammonia (sản phẩm phụ của quá trình ổn định chất thải) bị oxy hóa sinh
học tạo thành nitrit (NO 2 ¯) và cuối cùng thành nitrat (NO 3 ¯):
NH 4 + + 3/2 O 2  NO 2 ¯ + 2H+ + H 2 O
NO 2 ¯ + ½ O 2  NO 3 ¯
Kết hợp hai phương trình trên, quá trình nitrat hóa diễn ra như sau:
NH 4 + +2O 2  NO 3 ¯ + 2H+ + H 2 O
Mặt khác, trong mô tế bào, NH4+ cũng được tổng hợp với phản ứng đặc trưng cho
quá trình tổng hợp:

NH 4 + + 4CO 2 + HCO 3 ¯ + H 2 O  C 5 H 7 O 2 N + 5O 2
Phương trình phản ứng nitrat hóa tổng cộng xảy ra như sau:
22NH 4 + + 37O 2 + 4CO 2 + HCO 3 ¯  21NO 3 ¯ + C 5 H 7 O 2 N + 20H 2 O + 42H+
2.1.2.2. Phản ứng sinh học
Ủ compost là quá trình sinh học mà các chất hữu cơ có trong chất thải rắn được biến
đổi thành các chất mùn ổn định do hoạt động của các tổ chức có thể sống trong điều
kiện tự nhiên hiện diện trong chất thải. Các tổ chức này gồm các loại VSV như vi
khuẩn, nấm, chất thải hữu cơ được phân hủy ban đầu từ sinh vật tiêu thụ bậc một như vi
khuẩn, nấm. Sự ổn định chất thải do các phản ứng của vi khuẩn thực hiện.
Khi nhiệt độ tăng vi khuẩn thermophilic xuất hiện chiếm hầu hết các vị trí trong khối
ủ, nấm thường tăng trưởng từ 5 – 10 ngày sau khi ủ. Nếu nhiệt độ cao hơn 50 – 600C thì
nấm và hầu hết các vi khuẩn bị ức chế, chỉ còn các dạng bào tử có thể phát triển. Trong
giai đoạn cuối cùng, khi nhiệt độ giảm nhóm vi khuẩn Atinomycetes trở nên chiếm ưu
thế làm cho bề mặt đống ủ sẽ xuất hiện màu trắng hoặc nâu.
Các loại vi khuẩn thermophilic, hầu hết là các loài Bacillus đóng vai trò quan trọng
trong việc phân hủy protein và hợp chất hydratcarbon. Mặc dù chỉ hoạt động bên lớp
ngoài của đống ủ và chỉ hoạt động ở giai đoạn cuối nhưng nhóm Atinomycetes đóng vai
trò trong việc phân hủy cellulose, lignin và các chất bền vững khác. Sau giai đoạn tiêu
thụ bậc một hay sơ cấp thực hiện xong, các chất này sẽ là thức ăn cho sinh vật tiêu thụ
thứ cấp như: ve, bọ cánh cứng, giun tròn, động vật nguyên sinh, phiêu sinh.

4


2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ compost
Hiệu quả của quá trình ủ phụ thuộc vào nhóm các tổ chức cư ngụ và làm ổn định
trong chất thải hữu cơ. Do đó quá trình ủ sẽ không đạt kết quả mong muốn mà nguyên
nhân chính là do sự mất cân bằng về thành phần hóa học và điều kiện lý học trong quá
trình ủ. Chính vì vậy cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ compost như
nhiệt độ, độ ẩm, pH, VSV, oxy, tỷ lệ C/N và cấu trúc chất thải.

2.1.3.1. Các yếu tố vật lý
Các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến quá trình ủ gồm: nhiệt độ, độ ẩm, kích thước
nguyên liệu, độ rỗng, thổi khí.
a. Nhiệt độ của quá trình ủ
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt tính của VSV trong quá trình
chế biến phân hữu cơ và cũng là một trong các thông số giám sát và điều khiển quá trình
ủ CTR. Trong luống ủ, nhiệt độ cần duy trì là 55 ÷ 650C, vì ở nhiệt độ này, quá trình chế
biến phân vẫn hiệu quả và mầm bệnh bị tiêu diệt. Khi nhiệt độ tăng trên ngưỡng này sẽ
ức chế hoạt động của VSV. Ở nhiệt độ thấp hơn phân hữu cơ không đạt tiêu chuẩn về
mầm bệnh. Nhiệt độ trong luống ủ có thể điều chỉnh bằng nhiều cách khác nhau như
hiệu chỉnh tốc độ thổi khí và độ ẩm, cô lập khối ủ với môi trường bên ngoài bằng cách
che phủ hợp lý.
Cấu trúc
Độ xốp

Độ xốp

Dinh dưỡng
C/N

pH

Khối lượng,
Thể tích

Trở lực
Trao đổi khí
Nồng độ
CO2/O2


Nhiệt độ, hoạt tính VSV

Hình 2.1: Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân (Nguyễn Thị Hiền, 2009).

5


b. Độ ẩm (nước) của quá trình ủ
Là một yếu tố cần thiết cho hoạt động của VSV trong quá trình chế biến phân hữu
cơ. Vì nước cần thiết cho quá trình hòa tan chất dinh dưỡng vào nguyên sinh chất của tế
bào.
Độ ẩm tối ưu cho quá trình ủ phân CTR nằm trong khoảng 50 ÷ 60%. Các VSV
đóng vai trò quyết định trong quá trình phân hủy CTR thường tập trung tại lớp nước
mỏng trên bề mặt của phân tử CTR. Nếu độ ẩm quá nhỏ (< 30%) sẽ hạn chế hoạt động
của VSV, còn khi độ ẩm quá lớn (> 65%) thì quá trình phân hủy sẽ chậm lại, sẽ chuyển
sang chế độ phân hủy kỵ khí vì quá trình thổi khí bị cản trở do hiện tượng bít kín các
khe rỗng không cho không khí đi qua, gây mùi hôi, rò rỉ chất dinh dưỡng và lan truyền
VSV gây bệnh.
Độ ẩm ảnh hưởng đến quá trình thay đổi nhiệt độ trong quá trình ủ vì nước có nhiệt
dung riêng cao hơn tất cả các vật liệu khác.
Trong trường hơp độ ẩm của khối ủ thấp, có thể điều chỉnh bằng cách thêm nước vào.
Còn khi độ ẩm của khối ủ cao có thể điều chỉnh bằng cách trộn với vật liệu độn có
độ ẩm thấp hơn như mạt cưa, rơm rạ.
Độ ẩm của phân bắc, bùn, phân động vật thường cao hơn giá trị tối ưu, do đó cần bổ
sung thêm các chất phụ gia để giảm độ ẩm đến giá trị cần thiết. Đối với hệ thống làm
compost vận hành liên tục, độ ẩm có thể được khống chế bằng cách tuần hoàn sản phẩm
compost như sơ đồ hình 2.2.
Khí thải

Cơ chất hữu cơ ướt


Hỗn hợp

Quá trình
composting

Sản phẩm compost

Không khí

Tuần hoàn
Hình 2.2: Tuần hoàn sản phẩm compost (Nguyễn Thị Hiền, 2009).

6


c. Kích thước nguyên liệu ủ
Kích thước nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phân hủy. Quá trình phân
hủy hiếu khí xảy ra trên bề mặt hạt, hạt có kích thước nhỏ sẽ có tổng diện tích bề
mặt lớn nên sẽ tăng sự tiếp xúc với oxy, gia tăng vận tốc phân hủy. Tuy nhiên, nếu
kích thước hạt quá nhỏ và chặt làm hạn chế sự lưu thông khí trong đống ủ, điều này
sẽ làm giảm oxy cần thiết cho các VSV trong đống ủ và giảm mức độ hoạt động của
VSV. Ngược lại, hạt có kích thước quá lớn sẽ có độ xốp cao và tạo ra các rãnh khí
làm cho sự phân bố khí không đều, không có lợi cho quá trình chế biến phân hữu cơ.
Đường kính hạt tối ưu cho quá trình chế biến khoảng 3 ÷ 50 mm. Kích thước hạt tối
ưu có thể đạt được bằng nhiều cách như cắt, nghiền và sang vật liệu thô ban đầu
(Nguyễn Thị Hiền, 2009).
d. Độ rỗng (xốp) của quá trình ủ
Độ rỗng của khối vật liệu ủ là một yếu tố quan trọng trong quá trình chế biến phân
hữu cơ. Độ rỗng tối ưu sẽ thay đổi tùy theo loại vật liệu chế biến phân. Thông thường,

để quá trình chế biến diễn ra tốt khoảng 35 ÷ 60%, tối ưu là 32 ÷ 36%.
Độ rỗng của CTR ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp oxy cần thiết cho sự
trao đổi chất, hô hấp của VSV hiếu khí và sự oxy hóa các phân tử hữu cơ hiện diện
trong lớp vật liệu ủ. Độ rỗng thấp sẽ hạn chế sự vận chuyển oxy, nên hạn chế sự giải
phóng nhiệt và làm tăng nhiệt độ trong khối ủ. Ngược lại, độ rỗng cao có thể dẫn tới
nhiệt độ trong khối ủ thấp, mầm bệnh không bị tiêu diệt.
Độ rỗng có thể được điều chỉnh bằng cách sử dụng vật liệu tạo cấu trúc với tỷ lệ trộn
hợp lý (Nguyễn Thị Hiền, 2009).
e. Thổi khí của quá trình ủ
Khối ủ được cung cấp không khí từ môi trường xung quanh để VSV sử dụng cho sự
phân hủy chất hữu cơ, cũng như làm bay hơi nước và giải phóng nhiệt. Nếu khí không
được cung cấp đầy đủ thì trong khối ủ có thể có những vùng kị khí, gây mùi hôi.
Lượng không khí cung cấp cho khối phân hữu cơ có thể được thực hiện bằng cách:
đảo trộn, sử dụng ống khí, đổ chất thải từ tầng lưu chất trên cao xuống thấp, thổi khí
Quá trình đảo trộn cung cấp khí không đủ theo cân bằng tỷ lượng. Điều kiện hiếu
khí chỉ thỏa mãn đối với lớp trên cùng, các lớp bên trong hoạt động trong môi trường
tùy tiện hoặc kị khí. Do đó, tốc độ phân hủy giảm và thời gian cần thiết để quá trình ủ
phân hoàn tất bi kéo dài.
7


Cấp khí bằng phương pháp thổi khí đạt hiệu quả phân hủy cao nhất. Tuy nhiên, lưu
lượng khí phải khống chế thích hợp. Nếu cấp quá nhiều khí sẽ dẫn đến chi phí cao và
gây mất nhiệt của khối phân, kéo theo sản phẩm không đảm bảo an toàn vì có thể chứa
VSV gây bệnh. Khi pH của môi trường trong khối phân > 7, cùng với quá trình thổi khí
sẽ làm thất thoát nitơ dưới dạng NH 3 . Trái lại, nếu thổi khí quá ít môi trường bên trong
khối phân trở thành kị khí. Vận tôc thổi khí cho quá trình ủ phân thường trong khoảng 5
÷ 10m3 khí/tấn nguyên liệu/giờ (Nguyễn Thị Hiền, 2009).
2.1.3.2. Các yếu tố hóa sinh
a. Tỷ lệ C/N (Cacbon/Nitơ) của quá trình ủ

Có rất nhiều nguyên tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy do VSV, trong đó C và N
là cần thiết nhất, tỷ lệ C/N là thông số dinh dưỡng quan trọng nhất; quan trọng kế tiếp là
nguyên tố photpho (P); lưu huỳnh (S); canxi (Ca). Các nguyên tố vi lượng khác cũng
đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất của tế bào.
Khoảng 20% ÷ 40% của chất thải hữu cơ (trong chất thải nạp liệu) cần thiết cho quá
trình đồng hóa thành tế bào mới, phần còn lại chuyển hóa thành CO 2 . C cung cấp năng
lượng và sinh khối cơ bản để tạo ra khoảng 50% khối lượng tế bào VSV. N là thành
phần chủ yếu của protein, axit nucleic, axit amin, enzyme, co-enzym cần thiết cho sự
phát triển và hoạt động của tế bào.
Tỷ lệ C/N tối ưu cho quá trình ủ phân khoảng 30:1. Ở mức tỷ lệ thấp hơn, N sẽ thừa và sinh
ra khí NH3 gây ra mùi khai. Ở mức tỷ lệ cao hơn hạn chế sự phát triển của VSV do thiếu N.
chúng phải trải qua nhiều chu kỳ chuyển hóa, oxy hóa phần C dư cho đến khi đạt tỷ lệ C/N thích
hợp. Do đó, thời gian cần thiết cho quá trình làm phân bị kéo dài hơn và sản phẩm thu được chứa
ít mùn hơn. Theo nghiên cứu cho thấy nếu tỷ lệ C/N ban đầu là 20, thời gian cần thiết cho quá
trình làm phân là 12 ngày, nếu tỷ lệ này dao động trong khoảng 20 ÷ 50, thời gian cần thiết là 14
ngày và nếu tỷ lệ C/N = 78, thời gian cần thiết sẽ là 21 ngày. Mặc dù vậy, tỷ lệ này cũng có thể
được hiệu chỉnh theo giá trị sinh học của vật liệu ủ, trong đó quan trọng nhất là cần quan tâm tới
các vật liệu ủ có hàm lượng lignin cao (Nguyễn Thị Hiền, 2009).
Khi bắt đầu quá trình ủ phân, tỷ lệ C/N là 30:1 và giảm dần còn 15:1 ở các sản phẩm
cuối cùng do 2/3 C được giải phóng tạo ra CO 2 khi các hợp chất hữu cơ bị phân hủy bởi
các VSV.
Trong thực tế, việc tính toán và hiệu chỉnh chính xác tỷ lệ C/N tối ưu gặp phải khó
khăn vì những lý do sau:
8


- Một phần các chất như cenllulose và lignin khó bị phân hủy sinh học, chỉ bị phân
hủy sau một khoảng thời gian dài.
- Một số chất dinh dưỡng cần thiết cho VSV không sẵn có.
- Quá trình cố định N có thể xảy ra dưới tác dụng của nhóm vi khuẩn azotobacter,

đặc biệt khi có đủ PO 4 3¯.
- Phân tích hàm lượng C khó đạt kết quả chính xác.
Bảng 2.1 Tỷ lệ C/N các chất thải (tính theo chất khô)
STT
1

Chất thải
Phân bắc

N (% khối lượng)
5,5 ÷ 6,5

Tỷ lệ C/N
6 ÷ 10

2

Nước tiểu

15 ÷ 18

0,8

3

Máu

10 ÷ 14

3,0


4

Phân động vật

-

4,1

5

Phân bò

1,7

18

6

Phân gia cầm

6,3

15

7

Phân cừu

3,75


22

8

Phân heo

3,75

20

9

Phân ngựa

2,3

25

10

Bùn cống thải khô

4÷7

11

11

Bùn hoạt tính đã phân hủy


1,88

15,7

12

Bùn cống đã phân hủy

2,4

-

13

Bùn hoạt tính thô

5,6

6,3

14

Cỏ cắt xén

3÷6

12 ÷ 15

15


Chất thải rau quả

2,5 ÷ 4

11 ÷ 12

16

Cỏ hỗn hợp

2,4

19

17

Lá khoai tây

1,5

25

18

Trấu lúa mì

0,3 ÷ 0,5

128 ÷ 150


19

Trấu yến mạch

1,05

48

20

Gỗ nghiền

0,13

170

21

Mạt cưa

0,1

200 ÷ 500

22

Gỗ thông

0,07


723

23

Trái cây thải

1,52

34,8

(Chongrat, Tchobanoglous và cộng sự, 1993)

9


Bảng 2.1 (tt) Tỷ lệ C/N các chất thải (tính theo chất khô)
STT
24

Chất thải
Chất thải giết mổ hỗn hợp

N (% khối lượng)
7 ÷ 10

Tỷ lệ C/N
2

25


Giấy hỗn hợp

0,25

173

26

Giấy báo

0,05

983

27

Giấy nâu (gói hàng)

0,01

4490

28

Tạp chí

0,07

470


29

Tài liệu

0,17

223

30

Cỏ xén

2,15

20,1

31

Lá cây (tươi)

0,5 ÷ 1,0

40 ÷ 80

32

Sinh khối thực vật

1,96


20,9 ÷ 24

(Chongrat, Tchobanoglous và cộng sự, 1993)
Hàm lượng C có thể xác định theo phương trình sau:
%C =

100 − %tro
1,8

% Tro trong phương trình này là lượng vật liệu còn lại sau khi nung ở nhiệt độ 5500C
trong một giờ. Do đó, một số chất thải chứa phần lớn nhựa (là thành phần bị phân hủy ở
5500C) sẽ có giá trị %C cao, nhưng đa phần không có khả năng phân hủy sinh học.
Nếu tỷ lệ C/N của CTR làm phân cao hơn giá trị tối ưu, sẽ hạn chế sự phát triển của
vi sinh vật do thiếu N. Chúng phải trải qua nhiều chu kỳ chuyển hoá, oxy hoá phân
carbon dư cho đến khi đạt tỷ lệ C/N thích hợp. Do đó, thời gian cần thiết cho quá trình
làm phân bị kéo dài hơn và sản phẩm thu được chứa ít mùn hơn. Theo nghiên cứu cho
thấy, nếu tỷ lệ C/N ban đầu là 20, thời gian cần thiết cho quá trình làm phân là 12 ngày,
nếu tỷ lệ này dao động trong khoảng 20 – 50, thời gian cần thiết là 14 ngày và nếu tỷ lệ
C/N = 78, thời gian cần thiết sẽ là 21 ngày.
b. Oxy của quá trình ủ
Oxy cũng là một trong những thành phần cần thiết cho quá trình ủ phân rác. Khi vi
sinh vật oxy hóa carbon tạo năng lượng, oxy sẽ được sử dụng và khí CO 2 được sinh ra.
Khi không có đủ oxy thì sẽ trở thành quá trình yếm khí và tạo ra mùi hôi như mùi trứng
gà thối của khí H 2 S.
Các vi sinh vật hiếu khí có thể sống được ở nồng độ oxy bằng 5%. Nồng độ oxy lớn
10


hơn 10% được coi là tối ưu cho quá trình ủ phân rác hiếu khí.

Tổng lượng khí cần cung cấp và do lưu lượng dòng khí là các thông số quan trọng
đối với hệ thống ủ trong thùng kín. Nhu cầu oxy thay đổi theo tiến trình ủ gián đoạn, do
đó cần xác định nhu cầu oxy tối đa để chọn máy thổi khí và thiết kế hệ thống ống phân
phối khí phù hợp.
c. Dinh dưỡng của quá trình ủ
Cung cấp đủ photpho, kali và các chất vô cơ khác như Ca, Fe, Bo, Cu,... là cần thiết
cho sự chuyển hóa của vi sinh vật. Thông thường, các chất dinh dưỡng này không có
giới hạn bởi chúng hiện diện phong phú trong các vật liệu làm nguồn nguyên liệu cho
quá trình ủ phân rác.
d. pH của quá trình ủ
Giá trị pH trong khoảng 5,5 – 8,5 là tối ưu cho các vi sinh vật trong quá trình ủ phân
rác. Các vi sinh vật, nấm tiêu thụ các hợp chất hữu cơ và thải ra các acid hữu cơ. Trong
giai đầu của quá trình ủ phân rác, các acid này bị tích tụ và kết quả làm giảm pH, kìm
hãm sự phát triển của nấm và vi sinh vật, kìm hãm sự phân hủy lignin và cellulose. Các
acid hữu cơ sẽ tiếp tục bị phân hủy trong quá trình ủ phân rác. Nếu hệ thống trở nên
yếm khí, việc tích tụ các acid có thể làm pH giảm xuống đến 4,5 và gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hoạt động của vi sinh vật.
e. Vi sinh vật của quá trình ủ
Chế biến phân hữu cơ là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều loại vi sinh vật khác
nhau. Vì sinh vật trong quá trình chế biến phân hữu cơ bao gồm: Actinomycetes và vi
khuẩn. Những loại vi sinh vật này có sẵn trong chất hữu cơ, có thể bổ sung thêm vi sinh
vật từ các nguồn khác để giúp quá trình phân hủy xảy ra nhanh và hiệu quả hơn.
f. Chất hữu cơ của quá trình ủ
Vận tốc phân hủy dao động tuỳ theo thành phần, kích thước, tính chất của chất hữu cơ. Chất
hữu cơ hoà tan thì dễ phân hủy hơn chất hữu cơ không hoà tan. Lignin và ligno – cellulosics là
những chất phân hủy rất chậm.

11



Bảng 2.2 Các thông số quan trọng trong quá trình làm phân hữu cơ hiếu khí

Thông số

Giá trị

1. Kích thước

Quá trình ủ đạt hiệu quả tối ưu khi kích thước CTR khoảng 25 – 75 mm
Tỉ lệ C:N tối ưu dao động trong khoảng 25 – 50

2. Tỉ lệ C/N

- Ở tỉ lệ thấp hơn, dư NH 3 , hoạt tính sinh học giảm
- Ở tỉ lệ cao hơn, chất dinh dưỡng bị hạn chế.

3. Pha trộn
4. Độ ẩm

Thời gian ủ ngắn hơn
Nên kiểm soát trong phạm vi 50 – 60% trong suốt quá trình ủ. Tối ưu là
55%
Nhằm ngăn ngừa hiện tượng khô, đóng bánh và sự tạo thành các rảnh

5. Đảo trộn

khí, trong quá trình làm phân hữu cơ, CTR phải được xáo trộn định kỳ.
Tần suất đảo trộn phụ thuộc vào quá trình thực hiện
Nhiệt độ phải được duy trì trong khoảng 50 – 550C đối với một vài ngày


6. Nhiệt độ

đầu và 55 – 600C trong những ngày sau đó. Trên 660C, hoạt tính vi sinh
vật giảm đáng kể.

7. Kiểm soát mầm
bệnh
8. Nhu cầu về
không khí

9. pH
10. Mức độ phân
hủy
11. Diện tích đất
yêu cầu

Nhiệt độ 60 – 700C, các mầm bệnh đều bị tiêu diệt
Lượng oxy cần thiết được tính toán dựa trên cân bằng tỷ lượng. Không
khí chứa oxy cần thiết phải được tiếp xúc đều với tất cả các phần của
CTR làm phân
Tối ưu: 7 – 7,5. Để hạn chế sự bay hơi nitơ dưới dạng NH 3 , pH không
được vượt quá 8,5
Đánh giá qua sự giảm nhiệt độ vào thời gian cuối

Công suất 50 T/ngày cần 1 hecta đất

( Tchobanoglous và cộng sự, 1993)
12



2.1.4. Chất lượng của compost
Chất lượng của compost được đánh giá dựa trên bốn yếu tố sau:
Mức độ lẫn tạp chất (thủy tinh, plastic, đá, kim loại nặng, chất thải hóa học, thuốc
trừ sâu)
Nồng độ các chất dinh dưỡng (dinh dưỡng đa lượng N, P, K; dinh dưỡng trung
lượng Ca, Mg, S; dinh dưỡng vi lượng Fe, Zn, Cu, Mn, Mo, Co, Bo).
Mật độ vi sinh vật gây bệnh (thấp đến mức không ảnh hưởng đến cây trồng).
Độ ổn định (độ chín) và hàm lượng chất hữu cơ (độ ổn định liên quan tới nhiệt độ,
độ ẩm và nồng độ oxy trong quá trình chế biến phân hữu cơ; độ ổn định thường tỷ lệ
nghịch với hàm lượng chất hữu cơ, khi thời gian ủ phân kéo dài, độ ổn định của phân sẽ
tăng, tức là hàm lượng hữu cơ trong phân giảm).
2.1.5. Những lợi ích và hạn chế của quá trình làm compost
2.1.5.1. Lợi ích của quá trình làm compost
Ổn định chất thải: các phản ứng sinh học xảy ra trong quá trình làm phân hữu cơ sẽ
chuyển hóa chất hữu cơ dễ thối rửa sang dạng ổn định, chủ yếu là các chất vô cơ ít gây
ô nhiễm môi trường khi thải ra đất và nước.
Làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh: nhiệt độ của chất thải sinh ra từ quá
trình phân hủy sinh vật có thể đạt khoảng 600C, đủ để làm mất hoạt tính của VSV gây
bệnh, virus và trứng giun sán nếu như nhiệt độ này duy trì ít nhất một ngày. Do đó, các
sản phẩm của quá trình làm phân hữu cơ có thể thải bỏ trên đất hoặc sử dụng làm chất
bổ sung dinh dưỡng cho đất.
Thu hồi dinh dưỡng và cải tạo đất: các chất dinh dưỡng (N, P, K) có trong chất thải
thường ở dạng hữu cơ phức tạp, cây trồng khó hấp thụ. Sau quá trình làm phân hữu cơ,
các chất này được chuyển hóa thành các chất vô cơ như NO 3 ¯, PO 4 3¯ thích hợp cho cây
trồng. Sử dụng sản phẩm của quá trình chế biến phân từ CTR hữu cơ bổ sung dinh
dưỡng cho đất, có khả năng làm giảm sự thất thoát dinh dưỡng do rò rỉ vì các chất dinh
dưỡng vô cơ tồn tại chủ yếu dưới dạng không tan. Thêm vào đó, lớp đất trồng cũng
được cải tiến nên giúp rễ cây phát triển tốt hơn.
Làm khô bùn: phân người, phân động vật và bùn chứa khoảng 80 ÷ 95% nước, do đó
chi phí thu gom, vận chuyển và thải bỏ cao. Làm khô bùn trong quá trình ủ phân là

phương pháp lợi dụng nhiệt của chất thải sinh ra từ quá trình phân hủy sinh học làm bay
hơi nước chứa trong bùn.
13


×