Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẤP THU THỨC ĂN NHÂN TẠO CỦA GIỐNG TẰM SỬ DỤNG NUÔI ĐẠI TRÀ Ở LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.15 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẤP THU THỨC ĂN NHÂN TẠO
CỦA GIỐNG TẰM SỬ DỤNG NUÔI
ĐẠI TRÀ Ở LÂM ĐỒNG

Ngành học:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HƯƠNG
Niên khóa:

2007 - 2011

Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẤP THU THỨC ĂN NHÂN TẠO
CỦA GIỐNG TẰM SỬ DỤNG NUÔI
ĐẠI TRÀ Ở LÂM ĐỒNG



Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

TS. LÊ THỊ DIỆU TRANG

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Tháng 07/2011


LỜI CÁM ƠN
Được bước chân vào cổng trường đại học và tiến tới hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này là cả một thời gian dài tôi phải bước đi cùng với sự giúp đỡ của biết bao
người đi cùng, bởi vậy hoàn thành khóa luận này tôi vô cùng biết ơn sâu sắc đến tất
cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Người đầu tiên mà con muốn cám ơn đó là ba mẹ “con xin kính thành gửi lời cám
ơn đến ba mẹ”, ba mẹ là người đã luôn động viên an ủi, ủng hộ con cả về mặt vất chất
lẫn tinh thần, giúp con bước qua mọi gian khó trên con đường học tập của mình.
Được tạo điều kiện học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi xin gửi lời cám ơn
sâu sắc đến:
TS. Lê Thị Diệu Trang, cô đã luôn tận tình quan tâm, chỉ bảo em trong quá trình
thực hiện khóa luận.
Ban Giám Hiệu Trường ĐH Nông Lâm Tp. HCM
Tất cả các thầy cô giáo trong bộ môn CNSH và các thầy cô giáo đã chỉ dạy em
trong quá trình học tập tại trường.
Các thầy cô,các anh chị, cùng các bạn làm chung tại phòng thí nghiệm của viện
CNSH và MT, Trường ĐH Nông Lâm Tp. HCM .
Tập thể lớp DH07SH đã chung bước cùng tôi trong 4 năm tại giảng đường Đại

Học, cùng chia sẽ những niềm vui, nỗi buồn trong quá trình học tập cũng như những
buổi ngoại khóa.
Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 10 tháng 7 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hương


TÓM TẮT
Tằm dâu Bombyx mori là loại côn trùng đơn thực chỉ ăn loại thực phẩm duy
nhất là lá dâu. Tằm dâu sản xuất ra tơ kén, tạo ra lụa tơ tằm, sản phẩm có giá trị được
mọi người yêu thích từ xưa tới nay. Để tạo ra được tơ lụa cần phải có quá trình nuôi
tằm và trồng dâu. Trên thế giới ngành dâu tằm đang đi xuống bởi nhiều nguyên do.
Hiện nay, diện tích đất trồng dâu ngày càng thu hẹp do: giá đất ngày càng tăng cao,
hiệu quả kinh tế thấp, việc trồng dâu nuôi tằm phải tốn nhiều công sức. Để giải quyết
vấn đề này, đã có nhiều công trình nghiên cứu về sản xuất thức ăn nhân tạo cho tằm,
nhằm phục vụ cho ngành tơ tằm ở Nhật Bản, Trung Quốc, Nga. Ở Việt Nam, hiện
nay, lá dâu vẫn là loại thức ăn để nuôi tằm, việc sử dụng thức ăn nhân tạo để nuôi tằm
vẫn còn xa lạ. Chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát khả năng hấp thu thức ăn nhân tạo
của giống tằm nuôi đại trà ở Lâm Đồng” nhằm góp phần định hướng tới việc sản xuất
thức ăn nhân tạo phục vụ ngành tơ tằm ở nước ta, giải quyết những khó khăn do trồng
dâu mang lại.
Qua quá trình thực hiện nghiên cứu chúng tôi đã ghi nhận được một số kết quả:
Giống tằm đa hệ nuôi đại trà ở Lâm Đồng bằng thức ăn nhân tạo có sức sống thấp,
sức sống đạt 11%; Mức độ hấp thu thức ăn thấp. Tuy nhiên, đặc tính của kén tạo
thành tốt, tỷ lệ tơ gốc chỉ 1,42%, tỷ lệ vỏ kén cao đạt 22,12%.
Giống tằm dâu đa hệ Trung Quốc nuôi đại trà ở Lâm Đồng này chưa thích ứng
với thức ăn nhân tạo. Để sử dụng nguồn thức ăn nhân tạo có hiệu quả ta cần tìm hoặc
lai tạo ra những giống tằm mới thích ứng với nguồn thức ăn nhân tạo, cho chất lượng
kén tốt và ổn định.


ii


SUMMARY

The thesis title: Investigation capacity of artificial diet digestion of silkworm
hybrid reared wilely in Lam Dong province.
The mulberry silkworm, Bombyx mori is a monophagous insect, which feeds
only the leaves of mulberry for its nutrition. Silk produced from silkworm cocoon is
the favorite product in the world. To produce silk, not only silkworm rearing process
but also multerry cultvation process is needed. Sericulture in the world is going down
by many reasons. Cultivated land for mulbery is recently decreasing due to highpriced of land and low economic efficiency in companion with other crops, silkworm
rearing and mulbery cultivation requires much labor. To deal with this problem, many
projects have done to produce artificial diet for silkworm catering for sericulture in
Japan, China, Russia. However, in Vietnam, we still use mulberry leaves as main food
for silkworm and none of any artificial diet for silkworm is mentioned. The research
“Investigation capacity of artificial diet digestion of silkworm breed reared wilely in
Lam Dong province” have done to set a backround for developing of artificial diet in
sericulture , resolving the troubles of mulberry planting.
The multivoltine Chinese silkworm reared widely in Lam Dong by artificial
diet showed low digestion level; Low vitality: 11%. However, cocoon qualities had
high value. cover of cocoon ratio: 1,42%; Cocoon shell ratio: 22,12%.
The multivoltine Chinese silkworm reared widely in Lam Dong is not suitable
for artificial diet applying. So, to be able to apply artificial diet for silkworm, more
researches on silkworm breeding need to be conducted to find new silkworm hybrids,
can take artificial diet and produce high and stable cocoon qualities.

iii



MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................. i
TÓM TẮT....................................................................................................................... ii
SUMMARY................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................................2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................2
1.3. Nội dung thực hiện ...................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
2.1.

Tằm dâu .................................................................................................................3

2.1.1. Lịch sử ngành dâu tằm ..........................................................................................3
2.1.1.1. Sự phát triển của ngành dâu tằm trên thế giới ..................................................3
2.1.1.2. Sự phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm ở Việt Nam ...................................4
2.1.2. Tằm dâu .................................................................................................................5
2.1.2.1. Phân loại khoa học..............................................................................................5
2.1.2.2 . Đặc điểm hình thái các giai đoạn phát dục của tằm dâu ..................................6
2.1.2.3 . Đặc điểm sinh vật học của tằm dâu ..................................................................8
2.1.2.4 . Các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh lí .............................................8
2.2.

Cây dâu ................................................................................................................10


2.2.1. Các đặc điểm sinh lí, sinh thái học của cây dâu ..................................................11
iv


2.2.2. Các thành phần hóa sinh chủ yếu trong lá dâu ....................................................11
2.2.2.1. Thành phần nước trong lá dâu ........................................................................11
2.2.2.2. Thành phần protein trong lá dâu .....................................................................12
2.2.2.3. Thành phần gluxit trong lá dâu .......................................................................13
2.2.2.4. Thành phần lipit trong lá dâu ..........................................................................13
2.2.2.5. Thành phần vitamin trong lá dâu ....................................................................13
2.2.3. Tầm quan trọng về kinh tế, xã hội và môi trường của .......................................14
2.3.

Tình hình sản xuất tơ lụa và giá tơ lụa trên thị trường .......................................15

2.3.1. Tình hình sản xuất tơ lụa và giá tơ lụa trên thế giới............................................15
2.3.2. Tình hình sản xuất tơ lụa và giá tơ lụa ở Việt Nam ............................................16
2.4.

Hiện trạng ngành trồng dâu nuôi tằm ..................................................................16

2.5.

Các công trình nghiên cứu liên quan đã thực hiện ..............................................17

2.5.1. Các công trình nghiên cứu về thức ăn nhân tạo trên thế giới ..............................17
2.5.2. Tình hình nghiên cứu về thức ăn nhân tạo ở Việt nam .......................................19
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................20
3.1.


Thời gian – địa điểm nghiên cứu .........................................................................20

3.1.1. Thời gian .............................................................................................................20
3.1.2. Địa điểm ..............................................................................................................20
3.2.

Vật liệu ................................................................................................................20

3.2.1. Nguyên liệu .........................................................................................................20
3.2.2. Hóa chất ...............................................................................................................20
3.2.3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm ...............................................................................20
3.3.

Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................20

3.3.1. Chuẩn bị nguồn nguyên liệu, giống tằm .............................................................20
3.3.2. Pha trộn ................................................................................................................21
3.3.3. Nuôi tằm ..............................................................................................................21

v


3.3.3.1. Điều kiện nuôi.................................................................................................22
3.3.3.2. Cho tằm ăn ......................................................................................................22
3.3.4. Xác định độ ẩm....................................................................................................22
3.3.4.1. Lá dâu .............................................................................................................22
3.3.4.2. Thức ăn ...........................................................................................................23
3.3.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................23
3.3.6. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ......................................................................24
3.3.6.1. Sức sống ..........................................................................................................24

3.3.6.2. Tỷ lệ hấp thu thức ăn ......................................................................................24
3.3.6.3. Tỷ lệ tơ gốc .....................................................................................................25
3.3.6.4 . Tỷ lệ vỏ kén .....................................................................................................26
3.3.7. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................27
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................28
4.1. Kết quả ....................................................................................................................28
4.1.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển của tằm tuổi 5 .................................................28
4.1.2. Sự tăng trưởng về kích thước của tằm .................................................................28
4.1.2. Sức sống qua các nghiệm thức thức ăn ...............................................................29
4.1.3. Tỷ lệ hấp thu thức ăn ...........................................................................................30
4.1.3.1. Tỷ lệ tiêu thụ lá dâu ..........................................................................................31
4.1.3.2. Tỷ lệ tiêu thụ thức ăn nhân tạo .........................................................................32
4.1.4. Chất lượng kén tạo thành qua các công thức thức ăn ..........................................33
4.1.4.1. Kích thước kén tạo thành qua các nghiệm thức ...............................................33
4.1.4.2. Tỷ lệ tơ gốc .......................................................................................................34
4.1.4.3. Tỷ lệ vỏ kén ......................................................................................................35
4.2. Thảo luận ................................................................................................................36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................38

vi


5.1. Kết luận...................................................................................................................38
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................39
PHỤ LỤC .........................................................................................................................

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Nhiệt độ thích hợp cho tằm (0C) ................................................................... 9
Bảng 2.2: Độ ẩm thích hợp cho tằm (%) ....................................................................10
Bảng 2.3 Thành phần và hàm lượng một số amino axit trong ..................................12
Bảng 2.4 Thành phần của một số công thức thức ăn nhân tạo ...................................18
Bảng 3.1 Bố trí các nghiệm thức thí nghiệm .............................................................24
Bảng 4.1 Mức tiêu thụ thức ăn của tằm dâu Bombyx mori ........................................ 30

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Ấu trùng tằm tuổi 5 trên lá dâu .......................................................................5
Hình 2.2 Chu kì sống của tằm dâu Bombyx mori ..........................................................6
Hình 2.3 Cây dâu tằm ................................................................................................. 10
Hình 4.1 Sự thay đổi kích cỡ của tằm qua các nghiệm thức ..................................... 29
Hình 4.2 Kén tạo thành ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau .................................. 33
Hình 4.3 So sánh về kích thước của kén ở NT1 và NT4 ............................................ 34
Biểu đồ 4.1 Sự khác biệt về thời gian tuổi 5 của tằm dâu qua . ................................... 28
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ sống của tằm dâu qua các nghiệm thức. .......................................... 30
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ tiêu thụ lá dâu của tằm dâu qua các ngày ....................................... 31
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ tiêu thụ thức ăn của tằm dâu qua các ngày .................................... 32
Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ tơ gốc ở các kén tạo thành của tằm dâu qua................................... 34
Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ vỏ kén ở các kén tạo thành của tằm dâu qua.................................. 35

viii


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay với cuộc sống ngày càng nâng cao con người càng có xu thế quay về

với các sản phẩm tự nhiên, và với nhu cầu tơ lụa cũng vậy. Do đó, việc nuôi tằm để
sản xuất tơ lụa phát triển mạnh, giá kén trên thị trường ngày càng tăng cao.
Thức ăn để nuôi tằm chủ yếu là lá dâu. Lá dâu sử dụng cho tằm ăn phải tươi,
đủ để đáp ứng sở thích của tằm, nhưng với tình hình hiện nay đang nổi lên các vấn
đề đó là:
- Chi phí đất cao: cần có diện tích đất để trồng dâu và nhà để nuôi tằm. Bên
cạnh đó, nơi sinh sống của người nông dân phải được đặt cùng tại một nơi nào đó
giao thông thuận tiện.
- Đòi hỏi nhiều lao động cho thu hoạch dâu và nuôi tằm trong cùng thời điểm.
- Cây dâu rất dễ bị sâu bệnh tấn công, ảnh hưởng đến chất lượng lá dâu cho
tằm ăn, do đó ảnh hưởng đến chất lượng kén tạo thành.
Những vấn đề này có khuynh hướng ngày càng tăng hơn nữa, càng gây khó
khăn cho ngành dâu tằm.
Một hệ thống nuôi tằm với chế độ ăn thức ăn nhân tạo có thể giải quyết những
vấn đề trên. Nông dân nuôi tằm có thể mua thức ăn nhân tạo thay vì trồng dâu, do
đó không phải chi phí tiền cho mảnh đất trồng dâu và không cần phải tốn nhiều
công sức để chăm sóc một cánh đồng dâu nữa. Nguồn lao động của nuôi trồng có
thể được tiết kiệm bởi vì chế độ ăn uống bằng thức ăn nhân tạo này. Hơn nữa, nếu
phối trộn các nguồn nguyên liệu hợp lý có thể là nguồn thức ăn có giá trị dinh
dưỡng, khắc phục được nhược điểm mà lá dâu bị sâu hại gây nên ảnh hưởng đến
chất lượng kén .
Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, Nga đã sử dụng thức ăn nhân
tạo để nuôi tằm và đã đạt nhiều kết quả đáng kể. Nhưng ở nước ta, việc nuôi tằm
bằng thức ăn nhân tạo vẫn đang là vấn đề xa lạ.

1


Lâm Đồng là một tỉnh ở nước ta phát triển mạnh mẽ nhất ngành dâu tằm. Do
đó, việc “Khảo sát khả năng hấp thu thức ăn của giống tằm sử dụng nuôi đại trà ở

Lâm Đồng”, qua đó có định hướng về việc sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi tằm ở
tỉnh Lâm Đồng nói riêng và ở nước ta nói chung là vấn đề cần quan tâm hiện nay ở
nước ta. Mong rằng nếu thành công có thể sẽ đem lại nhiều lợi ích, mở ra nhiều
bước tiến mới cho ngành nuôi tằm lấy tơ ở Việt Nam.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá khả năng thích ứng với thức ăn nhân tạo của giống tằm dâu Bombyx
mori đang được nuôi đại trà ở Lâm Đồng.
1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá sức sống, thời gian sinh trưởng cũng như chất lượng của kén tạo
thành giữa các nghiệm thức bổ sung nguồn thức ăn nhân tạo khác nhau.
1.3. Nội dung thực hiện
- Chuẩn bị nguồn thức ăn nhân tạo.
- Nuôi tằm với các nghiệm thức bổ sung thức ăn nhân tạo khác nhau.
- Khảo sát, đánh giá sức sống, thời gian sinh trưởng, phát triển, khả năng hấp
thu thức ăn, chất lượng của kén tạo thành của tằm dâu qua các nghiệm thức.

2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tằm dâu
2.1.1. Lịch sử ngành dâu tằm
2.1.1.1. Sự phát triển của ngành dâu tằm trên thế giới
Cho đến nay, chưa ai khẳng định được nguồn gốc của ngành trồng dâu nuôi tằm
bắt nguồn từ đâu. Nhiều giả thiết cho rằng Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới
biết làm nghề nuôi tằm bằng lá dâu, biết ươm tơ và dệt lụa tơ tằm.
Trung Quốc là nước có nghề trồng dâu nuôi tằm sớm nhất trên thế giới, sau đó
dâu tằm mới được phát triển và lan rộng đến các vùng khác trên thế giới. Cách đây 45 nghìn năm người Trung Quốc đã biết nuôi tằm và thuần hóa giống tằm, cuốn Biên

niên sử đã đề cập tới dâu tằm vào triều vua Châu Vương (2200 trước công nguyên).
Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quí tộc, nó thể hiện sự thuần
phục của dân đối với vua. Bí mật của ngành dâu tằm tơ được người Trung Quốc giữ
kín rất lâu, phải gần 1000 năm sau ngành nghề này mới được để lộ và lan truyền sang
các nước lân cận bằng “con đường tơ lụa”. (Phạm Văn Vượng - Hồ Thị Tuyết Mai,
2001).
Theo một số tài liệu khác cho rằng nghề dâu tằm được lan truyền sang Triều
Tiên vào khoảng năm 1200 trước Công nguyên, sau đó là Nhật Bản thế kỷ thứ 3 trước
Công nguyên, Ấn Độ giữa thế kỷ 2 trước Công nguyên.
Theo các nhà lịch sử phương Tây, cây dâu được trồng phát triển ở Ấn Độ thông
qua Tây Tạng vào khoảng năm 1400 trước Công nguyên và nghề trồng dâu, nuôi tằm
bắt đầu ở vùng châu thổ Sông Hằng. Theo các nhà lịch sử Ấn Độ, nơi nuôi tằm đầu
tiên ở đây là thuộc vùng núi Hymalaya. Khi người Anh đến Ấn Độ, do buôn bán tơ
lụa mà nghề dâu tằm được phát triển và lan rộng sang vùng khác như Mysore, Jamu,
Kashmir. (Phạm Văn Vượng - Hồ Thị Tuyết Mai, 2001).
Ả Rập do nhập trứng tằm và hạt dâu từ Ấn Độ nên cũng là một trong những nơi
sớm có nghề dâu tằm.

3


Vào thế kỷ IV, nghề dâu tằm được thiết lập ở Ấn Độ như là trung tâm của Châu
Á và tơ lụa được xuất khẩu tới Roma (Ý), nhưng đến thế kỷ VI người Roma đã học
được kỹ nghệ sản xuất tơ và tơ đã được sản xuất ở Châu Âu, người Roma đã hoàn
toàn chiếm lĩnh trong lĩnh vực sản xuất này. Từ Ý, dâu tằm được phát triển tới Hy
Lạp, Áo và Pháp.
Ở Áo, dâu tằm được phát triển mạnh vào thế kỷ IX - XI, ở Pháp trồng dâu nuôi
tằm được bắt đầu từ năm 1340. Ngành dâu tằm của Pháp được thành lập vào cuối thế
kỷ XVII và phát triển tới giữa thế kỷ XVIII. Trong thế kỷ XIX, dâu tằm Pháp bị dịch
tằm gai (Nosema) và bệnh đã lan truyền sang châu Âu và Trung Đông. Do đó, ngành

dâu tằm đã bị khủng hoảng do bệnh dịch này. Năm 1870, Louis Pasteur đã phát hiện
ra bào tử gai là nguyên nhân gây bệnh và ông đã đưa ra cách loại trừ bệnh dịch này,
do vậy mà ngành dâu tằm đã thoát khỏi khủng hoảng và nay được tiếp tục được mở
rộng phát triển. Vì lợi ích kinh tế đem lại nên ngành dâu tằm tơ được nhiều nước quan tâm
(Phạm Văn Vượng - Hồ Thị Tuyết Mai, 2001).
2.1.1.2. Sự phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm ở Việt Nam
Ở Việt Nam nghề trồng dâu nuôi tằm có từ lâu. Theo “Vân đài loại ngữ” của Lê
Quý Đôn thì nghề dâu tằm của ta có sau nghề trồng lúa. 1200 năm trước đây nước ta
đã phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm.
Theo tài liệu ghi lại cách đây 3 thế kỷ, tơ lụa Việt Nam đã xuất đi một số nước
trên thế giới và lúc nghề dâu tằm phát triển cao nhất diện tích đã đạt tới 100000 mẫu
dâu. Năm 1900, nước ta đã xuất khẩu được 190 tấn tơ, năm 1930 - 1931 nước ta có
21000 ha dâu sản xuất gần 300 tấn tơ. (Phạm Văn Vượng và Hồ Thị Tuyết Mai, 2001).
Theo tài liệu “dự thảo lịch sử ngành dâu tằm tơ” của Lê Văn Liêm thì trong thời
kì Pháp thuộc nước ta đã có một số cơ sở giống và phòng nghiên cứu dâu tằm ở khắp
miền Bắc, Trung, Nam. Sau Cách Mạng Tháng Tám ta đã tiếp quản các cơ sở dâu tằm
của Pháp để lại. Suốt từ Bắc đến Nam ở các tỉnh có nghề dâu tằm đều có bộ phận
“Tằm tang” làm nhiệm vụ truyền bá kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm và ươm tơ.
Năm 1947, Ty Thanh tra Bắc Bộ được thành lập trong Nha Nông chính thuộc Bộ
Canh Nông cùng với các cơ sở dâu tằm mới hình thành là nhà tằm Yên Bình, Thổ

4


Khối, Phúc Yên và Thái Nguyên với nhiệm vụ sản xuất trứng giống và hướng dẫn kỹ
thuật cho nông dân.
Từ năm 1951-1954 do chiến tranh ác liệt và bị địch tàn phá nên nghề dâu tằm
hầu như tàn lụi. Sau hòa bình lập lại 1954 nghề dâu tằm nước ta bắt đầu được khôi
phục lại. Năm 1960, phòng dâu tằm thuộc Vụ trồng trọt Bộ Nông Nghiệp được thành
lập (Đỗ Thị Châm – Hà Văn Phúc, 1995).

Năm 1965 thành lập Cục Dâu tằm thuộc Bộ Nông Nghiệp cùng với 15 trại sản
xuất trứng giống mới các tỉnh Thái Bình, Hà Tây, Nam Hà, Nghệ An cùng với việc
mời chuyên gia dâu và tằm của Trung Quốc và nhập 5 nhà máy ươm cơ khí công suất
35 tấn tơ/năm.
Sau giải phóng miền Nam 1975 thì sản xuất dâu tằm ở các tỉnh phía Nam được
khôi phục và phát triển rất nhanh.
2.1.2. Tằm dâu
Tằm dâu Bombyx mori Linnaeus là loài côn trùng biến thái hoàn toàn, vòng đời
trải qua 4 giai đoạn phát dục khác nhau: trứng, tằm, nhộng, ngài. Mỗi giai đoạn phát
dục đều có một vai trò quan trọng trong đời sống con tằm.
Tằm dâu được con người khai thác trên 4.000 năm, tất cả các giống được nuôi
hiện nay thuộc loài Bombyx mori L, nó được phân ra từ nguồn gốc tằm Mandarina có
tên khoa học Bombyx mandarina (Moore).
2.1.2.1. Phân loại khoa học
Lớp côn trùng:

Insects.

Bộ cánh vảy:

Lepidoptera.

Họ ngài tằm:

Bombycidae.

Giống:

Bombyx.


Loài:

mori.

Tên khoa học:

Bombyx mori L.

5

Hình 2.1 Ấu trùng tằm tuổi 5 trên
lá dâu (23/06/2011).


2.1.2.2. Đặc điểm hình thái các giai đoạn phát dục của tằm dâu
Các giai đoạn khác nhau trong vòng đời của tằm cho hình thái khác nhau.

Hình 2.2 Chu kì sống của tằm dâu Bombyx mori (http: //shinawatrathaisilk.co.th).
Hình thái các giai đoạn phát dục của tằm:
 Hình thái giai đoạn trứng
Trứng tằm có hình elip, tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng là 1,2:1,3. Kích thước
và trọng lượng trứng thay đổi tùy thuộc vào giống tằm, điều kiện nuôi dưỡng, điều
kiện bảo quản nhộng ngài và thứ tự ngày đẻ trứng.
Màu sắc trứng thay đổi theo giống tằm và thời gian phát dục: giống độc hệ và
lưỡng hệ kén trắng, khi mới đẻ trứng có màu trắng hoặc vàng nhạt; giống đa hệ kén
vàng trứng có màu vàng đậm. Trong quá trình phát dục của trứng, màu sắc trứng biến
đổi như sau:
- Giống độc hệ và lưỡng hệ trứng chuyển từ màu trắng sang màu hồng (sau đẻ
36 - 48 giờ), rồi chuyển sang màu nâu đậm (sau đẻ 72 giờ). Khi trứng chuyển sang
màu nâu đậm thì trứng bắt đầu đi vào thời kì nghỉ đông và màu nâu đậm được duy trì

trong suốt quá trình nghỉ đông của trứng.

6


- Giống đa hệ trứng chuyển từ màu vàng sang điểm đen (trên bề mặt trứng xuất
hiện một điểm đen) sau khi đẻ 5 - 6 ngày và cuối cùng toàn bề mặt trứng có màu xanh
xám (sau khi đẻ 9 ngày) gọi là trứng ghim.

 Hình thái giai đoạn tằm
Tằm mới nở có màu nâu đậm hoặc đen, toàn thân phủ một lớp lông gai nhỏ và
mịn. Sau lần lột xác thứ nhất, lớp lông gai được trút bỏ, từ tuổi 2 da tằm trở nên trơn
và màu sắc nhạt dần. Toàn bộ cơ thể tằm có hình trụ thuôn dài, chia làm 3 phần: đầu,
ngực, bụng. Phần ngực với 3 đốt ngực và 3 đốt chân ngực, phần bụng gồm 10 đốt với
4 đôi chân bụng và 1 đôi chân đuôi. Dọc 2 bên sườn của các đốt bụng và ngực, mỗi
đốt có một đôi lỗ thở.
Là giai đoạn ăn lá dâu để tích lũy dinh dưỡng, cơ thể tằm trong giai đoạn này
lớn lên rất nhanh, tằm sắp chín (đủ dinh dưỡng) lớn gấp 8.000 - 10.000 lần so với tằm
mới nở.
 Hình thái giai đoạn nhộng
Nhộng tằm dâu thuộc loại nhộng màng. Nhộng có hình bầu dục dài, hơi thuôn
về phía đuôi.
Khi mới hóa nhộng có màu trắng, sau chuyển dần sang màu vàng nhạt, vàng
xẫm và nâu xám. Khi nhộng có màu nâu xám là lúc sắp vũ hóa ngài. Giữa nhộng đực
và nhộng cái có sự khác biệt tương đối rõ rệt về hình thái. Nhộng đực có cơ thể nhỏ
hơn nhộng cái, đuôi nhọn và các đuôi sít nhau. Ở giữa mặt bụng của đốt bụng thứ 9
có một chấm nhỏ. Nhộng cái có cơ thể lớn hơn, đuôi tù, các đốt bụng lớn khoảng cách
giữa các đốt dài, ở mặt bụng thứ 8 có một ngấn hình chữ x.
 Hình thái giai đoạn trưởng thành
Ngài tằm dâu vũ hóa từ nhộng nhưng không có khả năng bay vì đã được thuần

hóa. Toàn bộ cơ thể ngài chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Đầu có mắt kép và râu
đầu, râu đầu ngài tằm có dạng lông chim. Ngực có 3 đốt với 3 đôi chân ngực và 2 đôi
cánh; trừ màng ngăn giữa các đốt còn lại toàn bộ bề mặt cơ thể ngài và cánh ngài
được phủ những phiến vảy màu trắng.

7


Là giai đoạn trưởng thành con đực và con cái tìm nhau để giao phối và ngài cái
đẻ trứng.
2.1.2.3. Đặc điểm sinh vật học của tằm dâu
a, Vòng đời của tằm dâu
Để hoàn thành vòng đời của mình tằm dâu phải trải qua 4 giai đoạn phát dục:
giai đoạn trứng: 9 - 12 ngày; giai đoạn tằm: 20 - 24 ngày; giai đoạn nhộng: 10 - 12
ngày; giai đoạn trưởng thành: 3 - 6 ngày.
Sinh thái của tằm dâu: thích hợp với nhiệt độ 25 - 26°C, 70 - 85%, thích ánh
sáng mờ đều hoăc tối, cần không khí thông thoáng; Các bệnh hại tằm dâu: bệnh tằm
gai, bệnh tằm do vi rút, bệnh tằm do vi khuẩn, bệnh tằm vôi, nhặng hại tằm, bệnh ngộ
độc tằm; Để phòng trừ bệnh tằm: cần thiết phải có các biện pháp phòng trừ tổng hợp
bệnh tằm.
b, Hệ tính và tính ngủ
Hệ tính: là chỉ số thế hệ trải qua trong một năm của một giống tằm.
Trong điều kiện tự nhiên ,có những giống tằm chỉ sinh ra một thế hệ trong một
năm. Sau khi nuôi tằm kết thúc đời thứ nhất, sinh ra trứng đời thứ 2 thì trứng này đi
vào nghỉ đông đến mùa xuân năm sau mới nở gọi là giống tằm độc hệ.
Những giống tằm trải qua 2 thế hệ trong một năm: trứng đời thứ nhất nở vào
mùa xuân, sau khi nuôi kết thúc đời thứ nhất đẻ trứng đời thứ 2 thì trứng này nở bình
thường. Tiếp tục sinh trứng đời thứ 3 thì trứng này nghỉ đông và nở vào mùa xuân
năm sau, những giống này gọi là giống lưỡng hệ.
Những giống tằm sinh ra nhiều hơn 2 thế hệ trong một năm, trứng không nghỉ

đông, đời này phát triển kế tiếp đời kia liên tục, một năm có thể trải qua 7 - 8 thế hệ
gọi là giống đa hệ.
2.1.2.4. Các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh lí tằm dâu Bombyx mori
a, Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ đến sinh lí tằm dâu Bombyx mori
Để quá trình trao đổi chất trong cơ thể tằm diễn ra bình thường, cần có nhiệt độ
xác định. Ở các động vật máu nóng, nhiệt độ trong cơ thể cố định và không phụ thuộc

8


vào nhiệt độ môi trường xung quanh, còn các động vật máu lạnh như tằm không có hệ
thần kinh trung ương đầy đủ, không tự điều chỉnh được thân nhiệt nên nhiệt độ cơ thể
thay đổi theo nhiệt độ môi trường bên ngoài. Vì thế mọi quá trình sinh lý của tằm
cũng thay đổi theo nhiệt độ môi trường bên ngoài. Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp,
nếu nhiệt độ thay đổi ít thì không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu nhiệt độ thay
đổi lớn, nhất là thay đổi đột ngột thì ảnh hưởng đến sinh lý con tằm. Ở tằm, nguồn
nhiệt được tạo ra bởi 2 yếu tố chủ yếu: 1) Quá trình oxi hóa các chất hữu cơ (chủ yếu
là đường trong tế bào cơ thể), quá trình oxi hóa càng mạnh thì nhiệt tạo ra càng nhiều;
2) Khả năng hấp thụ nhiệt từ các tia năng lượng mặt trời, phụ thuộc vào cấu tạo và
màu sắc của nó.
Con tằm chỉ sinh trưởng, phát dục ở một phạm vi nhiệt độ nhất định, còn ở nhiệt
độ cao hơn hay thấp hơn sự phát triển sẽ bị ngừng trệ. Con tằm ở khu nhiệt độ cao
hay thấp đều không thích nghi. Ở điều kiện nhiệt độ cao trên 30oC, đặc biệt là tằm
lớn, sự phát dục khó khăn, sức sống giảm dễ dẫn đến tình trạng bệnh. Qua nghiên
cứu, người ta đã phân chia các khu vực nhiệt độ thích hợp cho tằm sinh trưởng.
Bảng 2.1 Nhiệt độ thích hợp cho tằm sinh trưởng và phát triển (oC)
Hệ tằm

Tằm con


Tằm lớn

Lưỡng hệ

26 – 28

23 – 24

Đa hệ

27 – 28

25 – 26

Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều có ảnh hưởng không tốt đến sự phát dục của
con tằm. Nhiệt độ quá cao thường làm giảm khả năng đề kháng và làm tằm dễ nhiễm
bệnh. Nhiệt độ quá thấp sẽ kéo dài lứa nuôi gây lãng phí lá dâu.
b, Ảnh hưởng của điều kiện ẩm độ đến sinh lí tằm dâu Bombyx mori
Ẩm độ ảnh hưởng gián tiếp đến con tằm thông qua thức ăn (độ tươi héo của lá
dâu), đến quá trình bay hơi, trao đổi chất trong cơ thể con tằm và sự phát triển của vi
khuẩn gây bệnh. Trong vòng đời con tằm, lượng nước chiếm một tỷ trọng rất lớn trọng
lượng cơ thể: thời kì trứng: 66 - 67%; thời kì tằm: 75 - 88%; thời kỳ nhộng: 76 - 78%;
thời kỳ ngài: 63 - 64%.
Ảnh hưởng của ẩm độ đến sự sinh trưởng phát dục con tằm ở 2 phương diện: 1)
Ảnh hưởng trực tiếp đến sự bay hơi nước của thân tằm, sự điều chỉnh thân nhiệt và sự
9


trao đổi chất của con tằm; 2) Ảnh hưởng đến độ tươi héo của lá dâu, sự ăn của tằm và
sự cải thiện điều kiện vệ sinh trên nong tằm.

Bảng 2.2 : Độ ẩm thích hợp cho tằm sinh trưởng và phát triển (%)
Hệ tằm

Tằm con

Tằm lớn

Lưỡng hệ

80 – 85

60 – 70

Đa hệ

85 - 90

75 - 80

Trong điều kiện ẩm độ quá cao ngoài phạm vi thích hợp tằm dễ phát sinh các
bệnh như bệnh bủng, bệnh vôi, bệnh đường ruột.
c, Ảnh hưởng của anh sáng đến sinh lí tằm dâu Bombyx mori
Ánh sáng không ảnh hưởng lớn đến con tằm bằng nhiệt độ và ẩm độ. Tằm có 6
đôi mắt đơn, có sức phân biệt vật thể rất yếu, chỉ có năng lực nhìn thấy sáng tối. tằm
đầu tuổi 1 có tính ưa sáng, từ tuổi 2 trở đi không ưa sáng. Ánh sáng buồng tằm tốt
nhất là ánh sáng mờ đều.
d, Ảnh hưởng của không khí đến sinh lí tằm dâu Bombyx mori
Không khí và gió có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sống và quá trình trao
đổi chất của con tằm. Vì vậy phòng nuôi tằm cần phải đảm bảo thông thoáng, tránh
các thành phần có hại của không khí ảnh hưởng đến quá trình phát dục của tằm.

Độ thoáng khí ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của tằm tùy thuộc vào từng giai
đoạn phát dục.
2.2. Cây dâu
Phân loại khoa học
Giới:

Plantae

Bộ:

Rosales

Họ:

Moraceae

Chi:

Morus

Loài:

M.alba

Tên khoa học :

Morus alba L.
Hình 2.3 Cây dâu tằm
(www.namlinhchiviet.com/mon-an-lam-thuoc/bai-t...).


10


2.2.1. Các đặc điểm sinh lí, sinh thái học của cây dâu
Phân bố: cây dâu ưa khí hậu mát và khoẻ nên mọc được ở nhiều vùng đất, mọc
nhiều ở vùng nhiệt đới, còn vùng ôn đới thì mọc vào mùa hè.
Đặc tính sinh học: là cây lâu năm thân gỗ, sống lâu năm, tuổi thọ 8 - 12 năm, cho
năng suất từ năm thứ 2 đến năm thứ 8. Nếu đất tốt, chăm sóc tốt tuổi thọ 50 năm. Thân
cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách, khi
cắt tỉa mầm có khả năng cho bật mầm. Lá hàng năm rụng vào mùa đông. Rễ ăn sâu và
rộng 2 - 3 m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10 - 30 cm và rộng theo tán cây.
Sinh thái cây dâu: nhiệt độ thích hợp 25 - 32°C còn trên 40°C hoặc dưới 12°C
hạn chế sinh trưởng. Là cây ưa ánh sáng.
Đất và dinh dưỡng trong đất: cần đất tơi xốp, giữ ẩm, giữ nhiệt, tầng canh tác
dầy, đất không quá chua hoặc quá mặn, mực nước ngầm thấp. Các dinh dưỡng cần
thiết: đạm (N), lân (P 2 O 5 ), kali (K 2 O), canxi (Ca).
2.2.2. Các thành phần hóa sinh chủ yếu trong lá dâu
2.2.2.1. Thành phần nước trong lá dâu
Nước đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sống của con tằm và chiếm
một tỷ lệ đáng kể trong cơ thể chúng ở tất cả các pha phát dục: tằm: 70 – 80%; nhộng:
77%; trứng: 60%.
Nguồn nước cung cấp cho con tằm chủ yếu từ lá dâu. Vì vậy nước trong lá dâu
nhiều hay ít đều ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của con tằm. Hàm lượng nước trong
lá dâu biểu thị sự thành thục của lá tương đối chính xác. Nếu lá dâu đảm bảo một hàm
lượng nước nhất định ở từng tuổi tằm thì tằm phát dục đều, ngủ đều và thời gian ngủ
không kéo dài, quá trình lột xác diễn ra thuận lợi, tỷ lệ bệnh thấp.
Hàm lượng nước trong lá biến động rất lớn, nó phụ thuộc vào hàm lượng nước có
trong đất, vào tính chất vật lý và hóa học của đất, vào thời kì sinh trưởng của cây, vào
giống dâu, phương pháp đốn tạo hình, điều kiện khí hậu và phân bón. Hàm lượng nước
giảm theo độ thành thục của lá, lá non hàm lượng nước cao hơn lá già. Nó cũng thay


11


đổi theo vị trí lá trên cành, theo các thời vụ khác nhau. Nhìn chung lá dâu có hàm lượng
nước 50 - 80% là phù hợp cho nuôi tằm con, 70 - 75% là phù hợp cho nuôi tằm già.
2.2.2.2. Thành phần protein trong lá dâu
Trong lá dâu protein chiếm khoảng 24 - 36% chất khô tuyệt đối. Protein là thành
phần chủ yếu cấu tạo nên nguyên sinh chất của tế bào, hạch tế bào và hệ thống enzimđây là lọai protein mang tính đặc hiệu, protein được cấu tạo từ các amino axit trong
đó có nhiều amino axit không thay thế. Hầu hết các amino axit có trong lá dâu đều có
mặt trong con tằm và tơ kén. Số lượng, hàm lượng và thành phần các amino axit trong
lá dâu có liên quan đến sự có mặt trong cơ thể tằm. Trong con tằm protein là thành
phần chủ yếu cấu tạo nên máu, tuyến tơ, hệ thống enzyme sinh học. Sự chuyển biến
protein trong lá dâu vào cơ thể tằm là một quá trình phức tạp, mà trước tiên là quá
trình phân giải cho ra amino axit, các axit này được vận chuyển đến các bộ phận
chuyển hóa, ở đây lại bắt đầu quá trình tái tổng hợp tạo ra protein mới, một phần của
amino axit không được tái tổng hợp lại tiếp tục phân giải cho ra các chất không chứa
amin và nitơ. Vì vậy hàm lượng protein trong lá dâu có quan hệ chặt chẽ tới lượng
protein trong cơ thể tằm và là một trong những chỉ tiêu đánh giá phẩm chất lá dâu.
Bảng 2.3 Thành phần và hàm lượng một số amino axit trong lá dâu, tằm chín
và trứng tằm (%)
Thành phần axit amin

Lá dâu

Tằm chín

Trứng tằm

Alanin

Leusin
Valin
Aspartic
Phenylalanine
Prolin
Glycin
Tyrosin
Serin
Glutamic
Histidin

11,00
8,06
5,60
2,46
2,30
1,40
0,90
0,90
0,80
-

8,80
5,24
1,07
1,05
2,08
1,33
20,26
4,35

2,95
2,43
0,81

3,11
1,18
0,27
0,25
0,57
1,75
10,87
10,55
1,29
1,28
-

12


Hàm lượng protein trong lá dâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí lá dâu trên
cây, thời vụ, phân bón, sự chiếu sáng. Con tằm từ nhỏ đến lớn yêu cầu lượng protein
trong lá dâu giảm dần. Theo nghiên cứu của một số tác giả thì hàm lượng protein
trong lá dâu thích hợp cho tằm từ tuổi 1 đến tuổi 5: tuổi 1: 40,50%; tuổi 2: 39,51%;
tuổi 3: 31,50%; tuổi 4: 26,94%; tuổi 5: 24,06%.
2.2.2.3. Thành phần gluxit trong lá dâu
Trong giới thực vật nói chung và cây dâu nói riêng được xây dựng chủ yếu từ
gluxit, chúng chiếm khoảng 80% chất hữu cơ trong cây. Gluxit tạo thành là do kết
quả của quá trình quang hợp, gluxit là thức ăn chủ yếu của người, động vật, vi sinh
vật nói chung và con tằm nói riêng. Khi phân giải gluxit sẽ giải phóng một nguồn
năng lượng lớn, nguồn năng lượng này phục vụ cho các hoạt động sống của các thời

kì phát dục và tổng hợp các chất phức tạp khác trong cơ thể con tằm.
Gluxit bao gồm 2 thành phần chủ yếu là đường và tinh bột. Hàm lượng gluxit
trong lá dâu thay đổi theo điều kiện môi trường và tình hình sinh trưởng của cây,
gluxit bị tiêu hao rất nhanh theo thời gian bảo quản sau khi hái. Hàm lượng gluxit
trong lá dâu thích hợp cho từng tuổi tằm: tuổi 1: 36,33%; tuổi 2: 34,83%; tuổi 3:
41,18%; tuổi 4: 46,46%; tuổi 5: 49,20%.
2.2.2.4. Thành phần lipit trong lá dâu
Trong lá dâu các chất béo là điển hình, chúng chiếm trên dưới 3 - 5%, hàm
lượng lipit rất ít biến động, mỗi ngày biến động không vượt quá 0,01%, sự biến động
này chủ yếu do sự thay đổi của nhiệt độ và quá trình đông hóa.
Trong lá dâu lipit thường ở 2 dạng là dự trữ và cấu tử của tế bào chất, ngoài ra
chúng còn ở một số dạng tự do khác làm thay đổi một số tính chất tế bào như tính hấp
thụ, tính hút nước. Với mỗi tuổi tằm khác nhau chúng có yêu cầu hàm lượng lipit
khác nhau: tuổi 1: 3,84%, tuổi 2: 2,06%, tuổi 3: 4,69%, tuổi 4: 4,09%, tuổi 5: 4,35%.
2.2.2.5. Thành phần vitamin trong lá dâu
Trong lá dâu có rất nhiều loại vitamin như: A, B, C, D, PP…. Cứ 1 kg lá dâu có
khoảng 1,7 mg beta carotene có khả năng chuyển hóa thành vitamin A, có khoảng
0,347 - 0,397 mg vitamin B2. Vitamin B2 trong lá dâu ảnh hưởng trực tiếp đến sức
sống của tằm.
13


Ở lá dâu hàm lượng vitamin C rất lớn, cứ 100 g lá dâu tươi có khoảng 140 mg
vitamin C. Hàm lượng vitamin C trong lá dâu thay đổi theo thời tiết và độ thành thục
của lá. Lá dâu sinh trưởng trong tháng 6 có hàm lượng vitamin C cao hơn lá dâu sinh
trưởng vào tháng 7, tháng 8, sau đó lại dần tăng lên vào tháng 9, tháng 10. Hàm lượng
vitamin C có nhiều ở lá thành thục và giảm dần ở lá non. Vitamin B12 không có trong
lá dâu, tằm có khả năng tổng hợp vitamin B12 ở ống manpighi dưới tác dụng của
phòng tuyến khuẩn ocnomueos.
2.2.3. Tầm quan trọng về kinh tế, xã hội và môi trường của ngành dâu tằm

Sợi tơ tằm được tôn vinh là "Nữ Hoàng" của ngành dệt mặc dù sản lượng sợi tơ
sản xuất ra thấp hơn nhiều so với các loại sợi khác như: bông, đay, gai... nhưng nó
vẫn chiếm vị trí quan trọng trong ngành dệt, nó tô đậm màu sắc hàng đầu thế giới về
mốt thời trang tơ tằm ( />Dâu tằm vẫn là một nghề phát triển ở các nước phát triển như: Nhật, Nga, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, .... Còn ở các nước đang phát triển, như Việt Nam, dâu tằm
là một nghề rất quan trọng nhất là ở các vùng nông thôn. Trồng dâu nuôi tằm đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các cây trồng khác, vì sản phẩm dâu tằm có giá
trị cao, vòng quay lứa tằm ngắn chỉ có 20 ngày. Đồng thời, cây dâu tằm có thể trồng
được ở những vùng có điều kiện đất đai xấu và khí hậu khắc nghiệt mà vẫn sinh
trưởng phát triển tốt, cho sản lượng lá dâu cao để cho tằm ăn và thu nhập dâu tằm
đem lại thường cao hơn các cây trồng khác.
Ở vùng nhiệt đới, trồng dâu tằm không chỉ đáp ứng thu nhập quanh năm mà nó
còn giải quyết nhiều lao động nhàn rỗi tại nông thôn. Mặt khác, trồng cây dâu tằm
còn làm tăng độ che phủ xanh trên các bãi đất trống (đất hoang) tham gia vào điều
hòa tiểu khí hậu môi trường vùng đó (( /> Các đặc tính của tơ tằm
Tơ tằm: một loại đản bạch tiêu biểu không chứa lưu huỳnh, cấu tạo sợi tơ gồm có:
chất tơ (fibroin) ở bên trong và keo tơ (serecin) bao bọc ở bên ngoài. Fibroin có khả năng
hút nước và các axit yếu. Secrecin dễ tan trong nước nóng và dung dịch kiềm. Sợi tơ tằm
có độ bóng cao, dễ trẩy truội, dễ nhuộm màu và màu bền vững về mặt lý tính; Sợi tơ tằm
rất nhẹ (tỷ trọng khoảng 1,34 - 1,38), có độ bền cao (sức chịu kéo 3,8 - 4 gr/d), độ đàn

14


hồi tốt (18 - 23 %), sức hút ẩm cao tới 80% ở nhiệt độ 24oC, khả năng cách điện và
cách nhiệt tốt.
Do những đặc tính của sợi tơ tằm mà quần áo may bằng lụa tơ tằm vừa nhẹ,
mềm mại, bền đẹp, mặc mát trong mùa hè và ấm áp về mùa đông. Ngày nay, mặc dù
các loại sợi nhân tạo phát triển mạnh và chiếm đa số, song tơ tằm vẫn giữ và phát
triển vị trí quan trọng của mình trong ngành dệt, luôn được các nhà tạo mốt thời trang

trên thế giới tin dùng và khai thác.
Bên cạnh giá trị kinh tế của tơ tằm dùng để dệt những sản phẩm lụa cao cấp, tơ
tằm còn là nguồn nguyên liệu làm chỉ dù, lốp máy bay, vật liệu cách điện, chỉ khâu
vết mổ trong ngành y. Với những đặc tính quý báu đó, tơ tằm là mặt hàng xuất khẩu
có giá trị kinh tế cao được ưu tiên tuyệt đối.
2.3. Tình hình sản xuất tơ lụa và giá tơ lụa trên thị trường hiện nay
2.3.1. Tình hình sản xuất tơ lụa và giá tơ lụa trên thế giới
Chiếc áo lụa đang trở thành một mặt hàng đắt giá. Chỉ trong vòng một năm, giá
sợi tơ tằm tăng gấp đôi tại Trung Quốc do sản xuất sụt giảm. Trên sàn giao dịch, cái
kén được bán với giá 50 đôla mỗi 13 kg. Do vậy, tơ sống cũng leo thang với giá 40
đôla/kg so với 25 đôla cách nay 10 tháng (Hà Khoa dịch từ báo Pháp, 2010).
Theo một nhà nhập cảng Pháp ở Lyon, mà công ty hoạt động liên tục tại thành
trì tơ lụa Pháp từ 200 năm nay, thì giá cả tơ lụa tăng mỗi ngày. Lý do: thiên tai, hạn
hán và tình trạng đô thị hóa làm diện tích đất canh tác trồng dâu thu hẹp, nghề nuôi
tằm cũng gặp khó khăn, làm mặt hàng tơ lụa ngày càng khan hiếm.
Vấn đề nghiêm trọng ở chổ mức sản xuất tơ tại Trung Quốc giảm đến 15% mỗi
năm nên không có giải pháp nào khắc phục được. Tại châu Âu, ngành trồng dâu nuôi
tằm đã chết từ 50 năm nay, nhường chỗ cho Trung Quốc phát triển.
Cho đến nay, Trung quốc xuất khẩu 10 ngàn tấn tơ khoảng 10% khối lượng sản
xuất. Đứng thật xa phía sau là Brazil với 2000 tấn mỗi năm. Còn Ấn Độ, khối dân
khổng lồ sản xuất ra bao nhiêu tơ lụa thì sử dụng hết bấy nhiêu. Đã thế, Trung Quốc
còn gây khó khăn cho ngành trồng dâu nuôi tằm tại Ấn Độ bằng biện pháp bán phá
giá, tràn ngập thị trường nước láng giềng cái kén với giá rẻ mạt. Vào lúc tơ tằm khan

15


×