Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Tài liệu điều dưỡng ngoại khoa chăm sóc sức khỏe người lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.36 MB, 104 trang )

GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN BỆNH NGOẠI KHOA

I. Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí: Môn học bắt buộc, được sắp xếp học sau các môn học cơ sở ngành
- Tính chất: Lý thuyết thuộc nhóm chuyên môn ngành, nghề
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
+ Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của một số bệnh ngoại khoa
+ Biết cách lập kế hoạch và chăm sóc sức khỏe người bệnh ngoại khoa
- Về kỹ năng:
+ Vận dụng những kiến thức đã học được để xây dựng kế hoạch chăm sóc và
thực hành chăm sóc sức khỏe người bệnh ngoại khoa
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Xây dựng được kế hoạch và thực hành chăm sóc sức khỏe người bệnh ngoại
khoa trên lâm sàng
2
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG
GIỚI THIỆU:
+ Cung cấp những kiến thức cơ bản về các mối nguy cơ có thể xảy ra cho người
bệnh trong các giai đoạn:trước mổ, trong mổ và sau khi mổ
+ Trang bị cho người học những phương pháp căn bản để xây dựng kế hoạch
chăm sóc và phòng ngừa các tai biến cho người bệnh trong các giai đoạn:trước
mổ, trong mổ và sau khi mổ
MỤC TIÊU
- Về kiến thức:
+ Nắm vững được các mối nguy cơ có thể xảy ra cho người bệnh trong các giai
đoạn:trước mổ, trong mổ và sau khi mổ
+ Biết được cách xây dựng kế hoạch chăm sóc và phòng ngừa các tai bi ến cho
người bệnh trong các giai đoạn:trước mổ, trong mổ và sau khi mổ
- Về kỹ năng:


+ Vận dụng những kiến thức đã học để xây dựng kế hoạch chăm sóc người bệnh
trước mổ và sau mổ
+ Biết được cách phòng ngừa các tai biến cho người bệnh trong các giai
đoạn:trước mổ, trong mổ và sau khi mổ
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Xây dựng được kế hoạch và thực hành chăm sóc cho người bệnh trong các
giai đoạn:trước mổ, trong mổ và sau khi mổ trên lâm sàng
+ Biết được cách phòng ngừa các tai biến cho người bệnh trong các giai
đoạn:trước mổ, trong mổ và sau khi mổ trên lâm sàng


3
BÀI 1:
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Phân biệt mổ phiên, mổ cấp cứu
2. Thực hiện đầy đủ việc chuẩn bị người bệnh trước mổ
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Trong quá trình điều trị ngoại khoa, việc chuẩn bị người bệnh trước mổ là một
trong những khâu quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị.
Việc chuẩn bị người bệnh trước khi mổ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bác
sĩ, Điều dưỡng, người bệnh và thân nhân người bệnh mới mang lại kết quả tốt
nhất. Trong đó người Điều dưỡng giữ vai trò chủ yếu.
Mục đích của chuẩn bị người bệnh trước mổ:
+ Giúp người bệnh yên tâm, sẵn sàng chấp nhận cuộc mổ
+ Đánh giá tình trạng chung của người bệnh, khả năng chịu đựng cuộc mổ.
+ Phát hiện các rối loạn của các hệ thống cơ quan trong cơ th ể người bệnh và
điều chỉnh các rối loạn đó.
+ Chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để đối phó với các biến chứng có th ể

xảy ra. Tạo điều kiện cho cuộc mổ đạt kết quả tốt.
Có hai loại mổ chính: mổ theo kế hoạch và mổ cấp cứu
2. CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH MỔ THEO KẾ HOẠCH
Mổ theo kế hoạch (mổ phiên) là loại mổ được sắp xếp lịch mổ vào th ời gian
nào? ai mổ? cách thức mổ?... bao gồm các bệnh cần mổ, nhưng có th ể để m ột
thời gian nhất định mà không ảnh hưởng ngay đến tính mạng người bệnh hay
diễn biến nặng thêm như: loét dạ dày - tá tràng, bướu cổ, trĩ, u xơ lành tính...
Việc chuẩn bị chung bao gồm:
2.1. Chuẩn bị về tinh thần
- Giải thích cho người bệnh:
+ Về mục đích, lợi ích của việc mổ và phương pháp mổ
4
+ Các diễn biến bình thường sau mổ và một số thay đổi sau khi mổ: chế độ
ăn, chế độ vận động, các ống sonde trên người…
- Tìm hiểu hoàn cảnh riêng làm người bệnh không an tâm
- Trao đổi với thân nhân người bệnh để họ cùng chia sẻ, quan tâm, động viên
người bệnh, cùng hợp tác trong việc chuẩn bị trước mổ cho người bệnh.
2.2. Chuẩn bị thể chất cho người bệnh
2.2.1. Đánh giá tình trạng chung của người bệnh
- Tinh thần: Tỉnh hay không, ý thức kém, vô ý thức, sợ hãi.
- Thể trạng: chỉ số BMI (cân nặng, chiều cao)
2.2.2. Đánh giá chức năng các cơ quan trong cơ thể


- Khám toàn diện từng cơ quan, chú ý cơ quan chuẩn bị mổ và các cơ quan hô
hấp - tim mạch - gan - thận nhằm phát hiện các bệnh kèm theo của các cơ quan
này và mức độ ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể
- Để đánh giá được chức năng các cơ quan cần làm đầy đủ các xét nghi ệm:
+ CTM Máu, nhóm máu, thời gian đông máu
+ Sinh hóa máu để đánh giá chức năng gan, chức năng thận

+ Nước tiểu toàn phần.
+ Xét nghiệm phân tìm trứng ký sinh trùng đường ruột.
+ X quang chiếu chụp tim, phổi, điện tâm đồ và các thăm dò đặc bi ệt khác
+ Các phiếu khám chuyên khoa: tim mạch, tai mũi họng,…
- Qua khám xét lâm sàng và kết quả cận lâm sàng chúng ta đánh giá tình tr ạng
người bệnh trước mổ:
+ Tình trạng tốt: Không có rối loạn toàn thể do bệnh chính gây ra. Trên lâm
sàng tình trạng tốt, xét nghiệm không có rối loạn, có thể chịu đựng được cuộc
mổ, sau mổ diễn biến tốt.
+ Tình trạng trung bình: Có rối loạn toàn thể ở mức độ nhẹ hoặc vừa. Người
bệnh chịu đựng được cuộc mổ, nhưng trước mổ và trong mổ cần tích cực đi ều
chỉnh những rối loạn xảy ra
5
+ Tình trạng xấu : Có các rối loạn nặng, người bệnh mổ có thể nguy hi ểm đến
tính mạng. Song phẫu thuật là cần thiết, vì vậy cần điều chỉnh tích cực các r ối
loạn trước, trong và sau mổ
2.2.3. Vệ sinh cá nhân và chuẩn bị vùng da mổ
- Những ngày trước mổ người bệnh được tắm rửa sạch sẽ hàng ngày (tóc, móng
tay, hậu môn, bộ phận sinh dục)
- Chuẩn bị da vùng mổ thường được thực hiện ngày trước mổ, bao gồm làm sạch
sẽ, rửa da và cạo sạch lông, tóc vùng mổ
- Trong quá trình vệ sinh cần lưu ý:
+ Tránh làm sây sát da
+ Cạo hết lông, tóc vùng mổ
+ Báo cáo những bất thường ở vùng mổ như: u, nhọt, vết mổ cũ
2.2.4. Chuẩn bị chế độ ăn
- Người bệnh cần bồi dưỡng tốt trước mổ, nếu người bệnh không ăn được qua
đường miệng, cần báo bác sĩ để cho ăn đường khác. Trước ngày hôm mổ người
bệnh ăn nhẹ. Nhịn ăn, nhịn uống từ 6 – 8 giờ trước mổ
- Nếu mổ đường tiêu hoá người bệnh được hút dạ dày hoặc thụt tháo phân

2.3. Thủ tục hành chính
- Tóm tắt quá trình bệnh lý, biên bản hội chẩn mổ, biên bản duyệt mổ
- Cho người bệnh và gia đình ký giấy cam đoan phẫu thuật
2.4. Chuẩn bị ngày phẫu thuật
- Tối hôm trước khi mổ cho người bệnh uống thuốc an thần để họ bớt lo lắng
- Sáng hôm mổ: tiêm thuốc tiền mê tại phòng tiêm, tiêm bắp trước khi mổ 30
phút hoặc tiêm tĩnh mạch trước mổ 15 phút
- Đánh giá lại các dấu hiệu sinh tồn


- Tháo các tư trang của người bệnh ký gửi hoặc đưa cho người nhà
- Làm gọn tóc, rửa sạch các dấu vết trang đi ểm
- Thay quần áo theo quy định
- Đeo bảng tên vào tay người bệnh
- Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án
6
- Đưa người bệnh lên nhà mổ, bàn giao với nhà mổ
* Ngoài những việc chuẩn bị như trên, mỗi loại phẫu thuật còn có những phần
chuẩn bị có tính chất đặc biệt riêng như : đặt sonde tiểu, sonde dạ dày…
3. CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH MỔ CẤP CỨU
- Mổ cấp cứu là những trường hợp yêu cầu phải mổ ngay, nếu không sẽ ảnh
hưởng đến tính mạng của người bệnh hoặc làm bệnh diễn biến nặng hơn.
+ Mổ tối cấp cứu như: vết thương tim, vết thương động mạch lớn, vỡ tử cung,
vỡ gan, thận, thủng phổi, chửa ngoài tử cung vỡ...
+ Mổ cấp cứu như: xuất huyết tiêu hoá, thoát vị bẹn nghẹt, tắc ruột...
- Thời gian chuẩn bị người bệnh mổ cấp cứu rất ít, cần phải:
+ Tiến hành hồi sức ngay
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
+ Làm xét nghiệm cơ bản.
+ Thực hiện y lệnh khẩn trương, chính xác

+ Làm sạch vùng mổ, thay quần áo
+ Thủ tục hành chính khẩn trương
+ Chuyển người bệnh lên phòng mổ
BÀI 2:
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ
* MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày quy trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh sau mổ.
2. Ngăn ngừa, phát hiện sớm những tai biến, biến chứng sau mổ.
* NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Công tác theo dõi và chăm sóc người bệnh sau mổ góp phần quan trọng vào
sự thành công của phẫu thuật.
Việc theo dõi và chăm sóc sau mổ giúp ngăn ngừa và phát hi ện kịp th ời các
nguy cơ, các biến chứng cho người bệnh, giúp người bệnh mau chóng phục hồi
trở lại cuộc sống hàng ngày.
Để chăm sóc tốt cho người bệnh cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các
thành viên trong đội chăm sóc bao gồm: Bác sĩ, Điều dưỡng, hộ lý và thân nhân
người bệnh
2. TIẾP ĐÓN NGƯỜI BỆNH VỀ PHÒNG HẬU PHẪU
2.1. Di chuyển người bệnh
Ngay sau mổ chức năng hô hấp, tuần hoàn và vận động của người bệnh chưa
ổn định, rất dễ bị biến loạn. Vì vậy khi di chuyển người bệnh cần nhẹ nhàng,
tránh những thay đổi tư thế, vận chuyển đột ngột có thể dẫn đến tụt huyết áp,
trụy tim mạch hoặc rơi ngã người bệnh.


Khi di chuyển người bệnh tốt nhất là dùng xe giường. Nếu người bệnh nặng
phải để thở oxy trong suốt thời gian di chuyển từ phòng mổ về phòng hậu phẫu.
2.2. Tư thế nằm cho người bệnh
- Người bệnh sau mổ cần được nằm ở tư thế thích hợp nhằm phòng tránh

những tai biến sau mổ, làm giảm sự đau đớn cho người bệnh và thuận tiện cho
việc theo dõi và chăm sóc.
- Tùy từng loại phẫu thuật mà cho người bệnh nằm theo những tư thế khác nhau
+ Phẫu thuật bụng: nằm ngửa kê gối dưới khoeo chân
8
+ Phẫu thuật lồng ngực: tư thế Fowler
+ Phẫu thuật thận: nằm nghiêng hoặc nằm ngửa kê gối dưới khoeo chân
- Tùy theo phương pháp gây mê, gây tê
+ Gây mê: nếu người bệnh chưa tỉnh hẳn, còn lơ mơ thì cho nằm đầu cao,
ngửa cổ tối đa, mặt nghiêng về một bên. Nếu người bệnh tỉnh hoàn toàn thì cho
nằm theo yêu cầu phẫu thuật
+ Gây tê tủy sống: Thường nằm ngửa, thẳng trong 24 giờ
3. CHĂM SÓC 24H ĐẦU SAU MỔ
Ngay sau mổ, người bệnh có thể có các biến chứng nguy hiểm: Shock, chảy
máu sau mổ, suy hô hấp… Vì vậy cần phải theo dõi sát tình trạng người bệnh
nhằm phòng và chống các biến chứng.
Việc theo dõi có thể từ 15 – 30 phút hoặc 1giờ/ lần tùy tình trạng của người bệnh
* Theo dõi về huyết động học:
- Theo dõi huyết áp động mạch, tĩnh mạch trung ương (nếu có), tần s ố mạch đ ể
phát hiện kịp thời những bất thường về huyết động của người bệnh.
* Theo dõi hô hấp:
- Theo dõi tần số, biên độ nhịp thở để phát hiện kịp thời những bất thường như
thở chậm, nhanh, nông hay khó thở để kịp thời xử trí.
- Duy trì làm thông đường thở, tránh để người bệnh khó thở do đờm rãi, do tụt
lưỡi, có ống mayo giữ lưỡi.
- Những người bệnh cần có sự hô hấp hỗ trợ như thở oxy có mặt nạ hoặc qua
sonde thì phải lưu ý lưu lượng oxy và lượng nước trong bình làm ẩm phải luôn
đủ hoặc nếu người bệnh thở máy người điều dưỡng phải biết theo dõi và vận
hành máy thở an toàn cho người bệnh.
- Biết kỹ thuật hút và nguyên tắc hút đờm rãi trên người bệnh có máy thở.

- Biết sử dụng máy và theo dõi bão hòa oxy máu.
* Theo dõi các ống dẫn lưu:
- Tùy theo tình trạng người bệnh mà có 1 hay nhiều ống dẫn lưu, do đó người
điều dưỡng phải theo dõi cụ thể từng loại.
9
- Số lượng dịch dẫn lưu mỗi giờ, màu sắc của từng loại dịch dẫn lưu. Qua đó đ ể
phát hiện sớm các biến chứng sau mổ để xử lý kịp thời.


- Dẫn lưu luôn được đặt thấp hơn so với vị trí người bệnh nằm.
- Khi thay đổi tư thế hoặc vận chuyển người bệnh dẫn lưu phải được kẹp lại.
* Theo dõi tình trạng vết mổ: Xem vết mổ khô hay thấm máu để báo cáo kịp
thời cho bác sỹ.
* Các chăm sóc khác:
- Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh:
+ Đối với người bệnh mổ ngoài ổ bụng: Khi tỉnh cho ăn uống nhẹ ngay như
uống nước đường, sữa. Sau 8 giờ người bệnh có thể ăn uống bình thường được.
+ Đối với phẫu thuật ổ bụng : Khi chưa có trung tiện thì nuôi dưỡng bằng
đường tĩnh mạch.
- Vận động của người bệnh: Sau khi hết tác dụng của thuốc gây mê, thuốc tê
người bệnh có thể xoay trở người, thay đổi tư thế từ từ, nhẹ nhàng, khuyến khích
người bệnh cử động tại giường
- Theo dõi, so sánh lượng dịch vào, ra trong 24 giờ.
4. CHĂM SÓC NHỮNG NGÀY SAU
- Đánh giá tiến triển người bệnh, đánh giá cân bằng dịch vào – ra cho người
bệnh dựa trên cơ sở đó bác sỹ có hướng điều trị cụ thể.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 3giờ/lần trong 2 ngày sau đó và tùy tình trạng của
người bệnh mà có thể theo dõi 2 lần/ngày cho tới khi người bệnh ra vi ện.
- Cho người bệnh nằm nghiêng về phía mang ống dẫn lưu để dịch chảy ra ngoài,
không để gập tắc ống dẫn lưu. Theo dõi số lượng, tính chất, màu sắc của dịch

dẫn lưu cho tới khi rút ống dẫn lưu.
- Người bệnh có thông tiểu phải theo dõi: màu sắc, số lượng nước tiểu cho tới
khi rút sonde (vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày đặc bi ệt đối với phụ nữ).
- Vệ sinh răng miệng cho người bệnh cho tới khi người bệnh tự làm được.
- Tiếp tục theo dõi đường truyền tĩnh mạch, phải chú ý nơi chọc ven có tấy đỏ
hoặc phồng ven để xử trí sớm, đặc biệt với đường truyền tĩnh mạch trung ương,
nếu người bệnh có sốt cao phải báo cho bác sỹ biết để có bi ện pháp xử trí.
10
- Những người bệnh sau mổ đường tiêu hóa cần theo dõi trung tiện để hướng
dẫn chế độ ăn uống cho tới khi người bệnh ra viện.
- Thay đổi tư thế cho người bệnh ít nhất 2h/lần để tránh loét ép vùng tỳ đè
- Theo dõi vết mổ, thay băng theo y lệnh, đánh giá vết mổ khô, ướt hay có mủ.
Khi thay băng phải tuyệt đối tôn trọng các nguyên tắc vô trùng. Cắt chỉ vết mổ
của người bệnh khi có chỉ định.
- Thực hiện nghiêm ngặt y lênh thuốc
- Theo dõi tình trạng ổ bụng của người bệnh: Bụng có chướng hay không.
Thường sau mổ có chướng nhẹ do liệt ruột sau mổ.
* Chú ý: Đối với người bệnh nặng từ giờ thứ 25 trở đi vẫn trong tình trạng nguy
kịch thì việc theo dõi vẫn được tiến hành chặt chẽ như người bệnh sau mổ 24 gi ờ
đầu hoặc có những theo dõi, chăm sóc đặc biệt theo y lệnh của bác sỹ.
Trong quá trình chăm sóc và theo dõi sau mổ, cần phải đánh giá ti ến tri ển v ề m ặt
thể chất cũng như tình trạng tâm lý của người bệnh để có kế hoạch cụ thể giúp
người bệnh nhanh chóng hồi phục.


11
CHƯƠNG II: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỆNH LÝ CƠ QUAN TIÊU HÓA
GIỚI THIỆU:
+ Cung cấp những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, bi ến chứng và
hướng điều trị của một số bệnh ngoại khoa về cơ quan tiêu hóa

+ Trang bị cho người học những phương pháp căn bản để xây dựng kế hoạch
chăm sóc ngoại khoa cho người bệnh bệnh lý cơ quan tiêu hóa
MỤC TIÊU
- Về kiến thức:
+ Nắm vững được nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của một số bệnh ngoại
khoa về cơ quan tiêu hóa
+ Biết được cách lập kế hoạch chăm sóc ngoại khoa cho người bệnh bệnh lý cơ
quan tiêu hóa
- Về kỹ năng:
+ Vận dụng những kiến thức đã học để xây dựng được kế hoạch và thực hành
chăm sóc ngoại khoa cho người bệnh bệnh lý cơ quan tiêu hóa
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Xây dựng được kế hoạch và thực hành chăm sóc ngoại khoa cho người bệnh
bệnh lý cơ quan tiêu hóa trên lâm sàng
12
BÀI 1:
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM RUỘT THỪA CẤP
* MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Mô tả được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của viêm ruột thừa cấp.
2. Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm ruột thừa cấp.
* NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm ruột thừa cấp là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất trong cấp cứu
ổ bụng. Tại bệnh viện Việt - Đức, viêm ruột thừa cấp chiếm tỷ lệ 45,4% trong
tổng số mổ cấp cứu ổ bụng, tại viện Quân y 103 tỷ lệ này là 40,5%.
Viêm ruột thừa gặp ở mọi lứa tuổi, không có sự khác nhau giữa nam và nữ.
Cắt ruột thừa là một thủ thuật phổ biến tại các cơ sở ngoại khoa. Kết quả mổ
cắt ruột thừa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Thời gian người bệnh đến sớm hay muộn cũng như việc chẩn đoán và được xử
trí sớm hay muộn.

- Trình độ của phẫu thuật viên, trang bị kỹ thuật, gây mê, vô khuẩn, thu ốc men.
- Tình trạng sức khoẻ chung của người bệnh.
- Đặc biệt việc chăm sóc sau mổ cũng có ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị
2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG


2.1. Cơ năng
- Đau âm ỉ, tăng dần, đau liên tục ở vùng bụng bên phải dưới rốn. Có th ể lúc đ ầu
đau ở vùng bụng trên rốn sau đau khư trú ở hố chậu phải.
- Sốt nóng, thân nhiệt 37,5oC - 38oC. Môi khô lưỡi bẩn.
13
- Có thể có nôn mửa.
2.2.Thực thể
- Bụng mềm, ấn đau ở hố chậu phải.
- Có phản ứng thành bụng ở hố chậu phải.
- Ấn điểm Mc - Burney người bệnh đau.
3. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG
- Xét nghiệm công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng cao (Bình thường 4000 9000
BC/mm3, tăng khi trên 10.000BC/mm3); Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính
tăng (trên 70%)
- Siêu âm ổ bụng: thấy hình ảnh ruột thừa viêm
4. DIỄN BIẾN CỦA VIÊM RUỘT THỪA CẤP
4.1. Đám quánh ruột thừa
Là hiện tượng khi ruột thừa viêm được các tạng lân cận bao bọc dính lại nhằm
khư trú giới hạn quá trình viêm lại.
- Sau khi có triệu chứng viêm ruột thừa cấp 2 - 3 ngày sau tri ệu ch ứng đau ở h ố
chậu phải dịu đi, triệu chứng sốt giảm đi; sờ thấy ở hố chậu phải có mảng dính
ranh giới không rõ ràng, ấn đau ít hoặc không đau, bề mặt lổn nhổn.
- Siêu âm ổ bụng thấy khối dính (mass) ở vùng hố chậu phải, ranh giới không rõ.
4.2. Áp xe ruột thừa

Ruột thừa viêm vỡ được bao bọc lại bằng các tạng lân cận, có vỏ xơ, trong
lòng áp xe có mủ.
- Sau khi có triệu chứng viêm ruột thừa cấp 3 - 4 ngày, tri ệu chứng đau h ố ch ậu
phải tăng lên, sốt nóng > 38oC, sờ thấy ở hố chậu phải có khối u, ấn rất đau.
- Siêu âm ổ bụng thấy rõ: vị trí, kích thước và tính chất khối u.
4.3. Viêm phúc mạc ruột thừa
Là hiện tượng ruột thừa viêm bị vỡ dẫn đến tràn dịch mủ ra ổ bụng gây viêm
phúc mạc.
Sau khi có triệu chứng viêm ruột thừa cấp > 24 giờ, các tri ệu chứng tăng lên,
đau khắp bụng, sốt nóng >38oC - 39oC, khám có các dấu hiệu của viêm phúc
14
mạc. Đây là một diễn biến nặng nề của viêm ruột thừa, nếu không được chẩn
đoán và xử trí kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Điều trị viêm ruột thừa cấp
- Chỉ định mổ cấp cứu
- Không được thụt tháo
- Phương pháp mổ: cắt ruột thừa vùi gốc
5.2. Điều trị các diễn biến của viêm ruột thừa


5.2.1. Viêm phúc mạc
- Cần được mổ cấp cứu.
- Phải hồi sức tích cực trước, trong và sau mổ.
- Phương pháp phẫu thuật: Mở cắt ruột thừa, làm sạch và dẫn lưu ổ bụng
5.2.2. Áp xe ruột thừa
- Dùng kháng sinh.
- Có thể chọc hút ổ áp xe dưới hướng dẫn của siêu âm.
- Có thể rạch dẫn lưu áp xe, không cố tìm cắt ruột thừa.
- Sau điều trị hẹn người bệnh đến khám lại khi có đau hố chậu phải.

5.2.3. Đám quánh ruột thừa
- Đây là trường hợp duy nhất ruột thừa viêm không phải mổ vì sẽ làm phá hỏng
hàng rào bảo vệ khư trú quá trình viêm.
- Người bệnh được điều trị bằng kháng sinh, được theo dõi chặt chẽ các diễn
biến. Hẹn người bệnh đến khám lại khi có đau ở hố chậu phải
6. CHĂM SÓC
6.1. Chăm sóc người bệnh trước mổ viêm ruột thừa
6.1.1. Nhận định chăm sóc
- Toàn thân:
+ Tinh thần người bệnh: mệt mỏi, hốt hoảng không
+ Da, niêm mạc, dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
- Cơ năng: Đau tại hố chậu phải (thời gian, mức độ, tính chất đau, hướng lan…)
15
- Thực thể:
+ Có phản ứng thành bụng hố chậu phải không
+ Ấn điểm Mc-Burney người bệnh đau không.
- Tham khảo các kết quả xét nghiệm:
+ Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng cao không.
+ Siêu âm ổ bụng: có hình ảnh ruột thừa viêm.
- Vấn đề khác: Tâm lý bênh nhân có lo lắng về bệnh và cuộc mổ sắp tới
6.1.2. Chẩn đoán chăm sóc
- Người bệnh đau bụng hố chậu phải liên quan đến ruột thừa viêm.
- Người bệnh có sốt liên quan đến nhiễm trùng.
- Người bệnh lo lắng về bệnh và cuộc mổ sắp tới.
6.1.3 Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
- Giảm đau bụng cho người bệnh
+ Động viên, giải thích cho người bệnh về bệnh viêm ruột thừa cấp
+ Theo dõi sát tính chất đau và mức độ sốt của người bệnh.
+ Thực hiện thuốc giảm đau theo y lệnh
- Hạ sốt cho người bệnh

+ Nới rộng quần áo, chườm mát cho người bệnh.
+ Dùng thuốc hạ sốt theo y lệnh, chú ý không dùng đường uống
- Giảm lo lắng và chuẩn bị trước mổ cho người bệnh.
+ Động viên người bệnh yên tâm điều trị
+ Cung cấp một số thông tin cho người bệnh
+ Chuẩn bị người bệnh mổ cấp cứu


+ Căn dặn người bệnh không ăn uống gì.
6.2. Chăm sóc người bệnh sau mổ viêm ruột thừa
6.2.1. Nhận định chăm sóc
- Về toàn trạng:
+ Tinh thần: người bệnh tỉnh hay chưa.
+ Da, niêm mạc người bệnh (phát hiện tình trạng chảy máu sau mổ…).
16
+ Dấu hiệu sinh tồn (phát hiện chảy máu sau mổ, nhiễm trùng…).
- Cơ năng :
+ Đau vết mổ: mức độ, tính chất đau.
+ Đau tại chỗ đặt ống dẫn lưu.
+ Người bệnh đã trung tiện hay chưa.
- Thực thể:
+ Nhận định về vết mổ: vị trí, chiều dài vết mổ, số mũi chỉ, chân chỉ, mép v ết
mổ có sưng nề, tấy đỏ không?
+ Bụng chướng không.
+ Nhận định về ống dẫn lưu (nếu có): Số lượng, màu sắc và tính chất dịch.
- Vấn đề khác:
+ Dinh dưỡng người bệnh được đảm bảo không.
+ Vệ sinh thân thể và vết mổ của người bệnh.
+ Chế độ vận động, nghỉ ngơi của người bệnh.
+ Tâm lý người bệnh

6.2.2. Chẩn đoán chăm sóc
- Người bệnh đau tại vết mổ liên quan đến tổn thương cơ, thần kinh
- Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
- Nguy cơ chảy máu vết mổ do tuột chỉ cầm máu.
- Dinh dưỡng chưa được đảm bảo do người bệnh chưa ăn uống gì
- Vệ sinh thân thể kém do vận động khó khăn.
- Người bệnh lo lắng do thiếu hiểu biết về bệnh.
6.2.3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
- Giảm đau tại vết mổ cho người bệnh
+ Động viên và giải thích cho người bệnh về tình trạng đau sau mổ
+ Để người bệnh nằm tư thế thoải mái nhất tránh căng tức vết mổ.
+ Dùng thuốc giảm đau theo y lệnh.
+ Theo dõi tình trạng đau vết mổ của người bệnh
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
+ Thực hiện chăm sóc vết mổ đúng quy trình kỹ thuật
17
+ Thực hiện đầy đủ y lệnh thuốc kháng sinh
- Phòng tránh nguy cơ chảy máu vết mổ.
+ Theo dõi sát: mạch, huyết áp, da và niêm mạc
+ Theo dõi băng vết mổ
+ Nếu có máu thấm băng thì dùng gạc băng ép vết mổ.


+ Nếu máu vẫn chảy nhiều báo ngay bác sỹ để xử lý kịp th ời.
- Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh
+ Khi người bệnh chưa có trung tiện thì nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch
+ Sau khi có trung tiện: cho ăn từ lỏng đến đặc dần, tăng cường protid, glucid
và các vitamin để người bệnh nhanh chóng hồi phục
- Hỗ trợ vệ sinh cá nhân cho người bệnh.
+ Hướng dẫn tập vận động sớm sau mổ từ từ tăng dần: Trong vòng 6 giờ đầu

sau mổ xoa bóp chân tay, co duỗi chân tay.
+ Sau 6 - 12 giờ đỡ cho người bệnh ngồi dậy.
+ Sau 12 - 24 giờ cho người bệnh đi lại nhẹ nhàng, với mục đích tăng cường
vận động, sớm có trung tiện, tránh biến chứng dính ruột cho người bệnh.
+ Hỗ trợ người bệnh vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể hàng ngày cho tới khi
người bệnh tự làm được. Lưu ý không được làm ướt vùng băng vết mổ
- Giảm lo lắng, tư vấn kiến thức về bệnh:
+ Động viên người bệnh, yên tâm vào đội ngũ cán bộ y tế chăm sóc.
+ Hướng dẫn chế độ ăn uống, vận động sau khi ra viện.
+ Khi thấy dấu hiệu đau bụng, nôn cần đến viện khám lại.
+ Tuyên truyền trong cộng đồng về bệnh lý viêm ruột thừa và thái độ xử trí.
6.4. Đánh giá
- Chuẩn bị tốt người bệnh trước mổ
- Các triệu chứng và nguy cơ không còn
- Sau mổ: Người bệnh tiến triển tốt, không có nhiễm khuẩn vết mổ
- Sức khỏe người bệnh nhanh hồi phục
- Người bệnh được tư vấn giáo dục sức khỏe
18
BÀI 2:
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẮC RUỘT
* MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nêu khái niệm, sinh lý bệnh và nguyên nhân gây tắc ruột.
2. Mô tả triệu chứng và hướng điều trị của tắc ruột.
3. Trình bày được cách lập kế hoạch chăm sóc người bệnh tắc ruột
* NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Tắc ruột là sự đình chỉ lưu thông của các chất chứa trong lòng ruột. Nguyên
nhân có thể là nguyên nhân cơ năng hay nguyên nhân thực thể, nguyên nhân
thực thể chiếm 95%.
Là một cấp cứu ngoại khoa, chiếm 20% trong các cấp cứu ổ bụng. Bệnh gặp

nhiều ở các lứa tuổi khác nhau, mỗi lứa tuổi có nguyên nhân riêng bi ệt. Kết qu ả
của việc điều trị một phần phụ thuộc vào vai trò của người điều dưỡng viên
trong việc chăm sóc người bệnh.
1.1. Khái niệm
- Tắc ruột là hiện tượng đình chỉ lưu thông các chất trong lòng ruột như hơi,
nước, bã thức ăn.
- Tắc ruột là một hội chứng chứ không phải là một bệnh


1.2. Sinh lý tắc ruột
- Rối loạn tại chỗ
+ Tăng sóng nhu động: trên chỗ tắc để thắng cản trở cơ giới ổ chỗ tắc
+ Dãn hơi: do ứ đọng hơi, dịch trong lòng ruột gây giãn
- Rối loạn toàn thân
+ Rối loạn nước – điện giải
+ Nhiễm khuẩn
2. NGUYÊN NHÂN
2.1. Tắc ruột do bít
- Do giun đũa tạo thành búi
19
- Do bã thức ăn
- Do khối u trong lòng ruột
- Do dị tật bẩm sinh gây chít hẹp lòng ruột
- Do dính ruột sau mổ
2.2. Tắc ruột do thắt
- Do xoắn ruột
- Do lồng ruột
- Do thoát vị bẹn nghẹt
3. TRIỆU CHỨNG
3.1. Triệu chứng toàn thân

- Người bệnh đến sớm: toàn thân chưa ảnh hưởng
- Nếu người bệnh đến muộn: mất nước và điện giải, có thể có sốc nhiễm khuẩn,
biểu hiện tình trạng trụy tim mạch
3.2. Triệu chứng cơ năng
- Đau bụng: đau thành từng cơn, lúc đầu đau ở vùng quanh r ốn sau đau lan kh ắp
ổ bụng. Đau do xoắn nghẹt rất dầm rộ có thể ngất sỉu. Có trường hợp lúc đầu
đau rầm rộ sau giảm dần, cơn đau thưa là tiên lượng xấu
- Nôn: Là triệu chứng bắt buộc, lúc đầu nôn ra thức ăn, dịch dạ dày, v ề sau nôn
ra thứ dịch màu nâu, đen (chứng tỏ tắc ruột đã lâu).
- Bí trung, đại tiện.
- Chướng bụng: Lúc đầu chướng ít, về sau chướng nhiều.
3.3. Triệu chứng thực thể
- Nhìn ổ bụng: Trong cơn đau thấy dấu hiệu rắn bò, quai ruột nổi.
- Sờ: Bụng chướng nhưng mềm. Có thể sờ được khối lồng, búi giun hoặc khối u.
Nếu đến muộn có phản ứng thành bụng vì ruột đã hoại tử gây viêm phúc mạc
- Gõ: Vang.
3.4 Triệu chứng cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: Rối loạn điện giải đồ, số lượng hồng cầu tăng do hiện tượng
máu cô. Urê huyết cao trong giai đoạn muộn
- Xquang: Chụp ổ bụng thấy hình ảnh mức nước, mức hơi.
20
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Tại tuyến y tế cơ sở
- Truyền dịch bồi phụ nước điện giải, chú ý không tiêm thuốc giảm đau


- Đặt sonde hút dạ dày
- Gửi đi tuyến có điều kiện phẫu thuật sớm
4.2. Tuyến bệnh viện: Phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân.
- Gỡ dính, cắt dây chằng

- Cắt đoạn ruột tổn thương không hồi phục
- Trong điều trị tắc ruột cần bồi phụ nước và điện giải, dùng kháng sinh ngay từ
trước khi mổ.
5. CHĂM SÓC
5.1. Chăm sóc trước mổ
5.1.1. Nhận định
- Toàn thân:
+ Tình trạng mất nước
+ Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc do viêm phúc mạc bị hoại tử ruột
- Cơ năng:
+ Đau bụng: thời gian xuất hiện cơn đau, tính chất đau: âm ỉ hay đau dữ d ội,
đau từng cơn hay đau liên tục? đau vị trí nào trên ổ bụng?
+ Nôn: nôn nhiều hay ít? Nôn có liên quan tới cơn đau không? nôn ra th ức ăn
hay dịch mật?
+ Hỏi người bệnh xem có bí trung đại tiện không?
- Thực thể:
+ Tình trạng chướng bụng?
+ Có dấu hiệu rắn bò, quai ruột nổi không?
- Kết quả cận lâm sàng: CTM, điện giải đồ, kết quả chụp X – quang ổ bụng
không chuẩn bị…
5.1.2. Chẩn đoán chăm sóc
- Người bệnh đau bụng do rối loạn nhu động ruột
- Người bệnh có chướng bụng do ứ đọng dịch và hơi trong lòng ruột
- Người bệnh có rối loạn nước và điện giải do nôn nhiều
5.1.3. Lập kế hoạch chăm sóc
- Giảm đau bụng cho người bệnh:
+ Giải thích cho người bệnh về bệnh tắc ruột
+ Động viên người bệnh yên tâm
+ Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau
+ Chuẩn bị người bệnh mổ cấp cứu theo y lệnh

- Làm giảm chướng bụng cho người bệnh
+ Đặt ống hút dạ dày cho người bệnh và hút liên tục
+ Để người bệnh nằm đầu cao.
+ Cho người bệnh thở oxy
- Bồi phụ nước điện giải cho người bệnh:
+ Truyền dịch để bù nước và điện giải
+ Theo dõi sát lượng nước tiểu và dịch qua sonde dạ dày
5.2. Chăm sóc sau mổ
5.2.1. Nhận định
- Toàn trạng
+ Người bệnh đã tỉnh hay chưa?
+ Dấu hiệu sinh tồn?
- Cơ năng: đau vết mổ, mệt mỏi, sốt?


- Thực thể:
+ Tình trạng vết mổ vết mổ: xem có bị chảy máu, có bị nhiễm trùng không?
22
+ Người bệnh đã có trung tiện chưa?
+ Quan sát xem bụng người bệnh chướng hay xẹp?
+ Nhận định về số lượng nước tiểu?
- Chế độ dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân
5.2.2. Chẩn đoán chăm sóc
- Người bệnh đau liên quan đến vết mổ
- Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ
- Người bệnh chưa được ăn, uống do chưa có nhu động ruột
5.2.3. Lập và thực hiện kế hoạch
- Giảm đau cho người bệnh:
+ Động viên người bệnh
+ Để người bệnh nằm tư thế thích hợp

+ Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau theo y lệnh
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng
+ Thực hiện chăm sóc vết mổ đúng quy trình kỹ thuật.
+ Thực hiện đầy đủ y lệnh thuốc kháng sinh.
- Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh.
+ Giải thích cho người bệnh và gia đình: cần nhịn ăn khi chưa có trung ti ện.
+ Khi người bệnh chưa có trung tiện: nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch
+ Khi có trung tiện: cho người bệnh ăn từ lỏng đến đặc dần
5.4. Đánh giá
- Người bệnh đỡ đau bụng và không nôn
- Người bệnh đỡ chướng bụng
- Chuẩn bị tốt người bệnh trước mổ
- Chăm sóc tốt người bệnh sau mổ
23
BÀI 3:
CHĂM SÓC BỆNH LỒNG RUỘT CẤP Ở TRẺ BÚ MẸ
* MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Mô tả triệu chứng và cách xử trí của lồng ruột cấp tính ở trẻ bú mẹ
2. Nêu các bước chuẩn bị người bệnh trước mổ.
3. Trình bày cách theo dõi, chăm sóc sau mổ.
* NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Lồng ruột là hiện tượng một khúc ruột ở trên theo chiều nhu động ngày càng
chui sâu vào trong lòng khúc ruột dưới, kéo theo mạc treo của đoạn ru ột bị th ắt
nghẹt tại cổ khối lồng, gây thiếu máu nuôi dưỡng cho đoạn ruột đó.
Đại đa số lồng ruột xảy ra ở đoạn cuối hồi tràng, góc hồi- manh tràng và đại


tràng lên. Lồng ruột cấp thường xảy ra ở trẻ còn bú, đặc biệt là từ 5 - 12 tháng
tuổi, bệnh diễn biến cấp tính, cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

2. TRIỆU CHỨNG
2.1 Triệu chứng toàn thân
Bệnh nhi đến sớm thì triệu chứng toàn thân ít thay đổi, đến muộn thì có hiện
tượng mất nước và nhiễm độc.
2.2 Triệu chứng cơ năng
- Khóc thét – bỏ bú: Trẻ đang chơi bỗng nhiên khóc thét, ưỡn người ra sau, nếu
trẻ đang bú thì bỏ bú.
- Nôn: Lúc đầu trẻ nôn ra sữa, sau đó nôn nhiều ra mật vàng, nếu l ồng ru ột đến
muộn thì nôn ra dịch mầu nâu
- Bụng chướng và bí trung tiện.
- Iả ra máu: Dấu hiệu này xuất hiện sau 6 giờ kể từ cơn đau đầu tiên, màu đ ỏ
tươi, mùi tanh hoặc không mùi, có khi chảy máu lẫn nhầy mũi, máu dính.
2.3. Triệu chứng thực thể
- Nhìn: Bụng chướng lệch.
- Sờ: Ngoài cơn đau có thể thấy khối lồng, không dính vào thành bụng, ít di động
24
- Gõ: Vang
- Thăm trực tràng: (dấu hiệu bắt buộc) thấy máu theo tay
3. HƯỚNG ĐIỀU TRỊ
3.1 Tháo lồng bằng bơm hơi đại tràng
* Chỉ định và điều kiện
- Chỉ nên tiến hành trong các trường hợp trẻ đến sớm trước 48 giờ.
- Thể trạng bệnh nhi tốt, bụng chưa chướng.
* Cách tiến hành
+ Tiêm thuốc tiền mê và mê tĩnh mạch nhẹ cho bệnh nhi theo chỉ định.
+ Cho sonde cao su có bóng chèn vào hậu môn trực tràng, bơm bóng để gi ữ
sonde và giữ áp lực hơi trong lòng ruột, sau đó lắp sonde vào máy (nếu có) hoặc
lắp vào bóng bóp, tiến hành bóp nhẹ nhàng đưa hơi vào lòng đại tràng, kết hợp
xoa nắn nhẹ nhàng trên thành bụng.
+ Nhận định kết quả tốt khi: Khối lồng mất đi, manh tràng trở về vị trí bình

hường, bụng chướng đều, áp lực trên máy tháo tụt xuống.
3.2. Phẫu thuật: Điều trị bằng phẫu thuật khi:
+ Bơm hơi tháo lồng không kết quả
+ Bệnh nhi đến viện muộn quá 48 giờ
4. CHĂM SÓC
4.1. Chăm sóc trước tháo lồng
4.1.1. Nhận định
- Toàn thân:
+ Tinh thần: trẻ tỉnh hay lơ mơ, dấu hiệu mất nước, điện giải?
+ Da, niêm mạc, các chỉ số sinh tồn
- Cơ năng:
+ Các dấu hiệu biểu hiện của trẻ: ưỡn người, bỏ bú, khóc thét từng cơn?
+ Số lần nôn, số lượng, tính chất của chất nôn?


- Thực thể:
+ Tình trạng chướng bụng?
+ Dấu hiệu ỉa ra máu?
25












×