Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.38 KB, 2 trang )
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn Địa lý
Khi ôn tập môn Địa lý, học sinh có thể sử dụng các số liệu không phải của sách giáo khoa
Địa lí lớp 12 xuất bản năm 2006, nhưng phải ghi rõ nguồn gốc số liệu.
I. Những nội dung kiến thức cần nắm vững
Xu hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội thế giới và khu vực. Công cuộc đổi mới nền
kinh tế - xã hội ở nước ta.
Chương I. Các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hội
1. Vị trí, lãnh thổ Việt Nam và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
Đánh giá nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
2. Tình hình dân cư, nguồn lao động và chiến lược phát triển dân số, sử dụng có hiệu quả
nguồn lao động của Nhà nước.
3. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở vật chất kĩ thuật.
Chương II. Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội
1. Đặc điểm của nguồn lao động, tình hình sử dụng lao động và vấn đề việc làm.
2.Thực trạng nền kinh tế và nguyên nhân; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và
theo lãnh thổ.
3. Tình hình vốn đất đai, hiện trạng và các biện pháp sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng
khác nhau.
4.Tầm quan trọng của sản xuất lương thực, thực phẩm; tình hình sản xuất lương thực, thực
phẩm; các vùng trọng điểm lương thực thực phẩm.
5. ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố các cây
công nghiệp, các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
6. Cơ cấu ngành công nghiệp, sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp.
7. Những hoạt động cơ bản của kinh tế đối ngoại, tình hình phát triển của kinh tế đối
ngoại và những tồn tại cần khắc phục.
Chương III. Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong các vùng
1. Đồng bằng sông Hồng: Vấn đề dân số và biện pháp giải quyết; những thuận lợi và khó
khăn trong vấn đề sản xuất lương thực thực phẩm, thực trạng và biện pháp khắc phục
những khó khăn.
2. Đồng bằng sông Cửu Long: Vấn đề sử dụng và cải tạo tự nhiên; vấn đề lương thực,
thực phẩm.