Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHIẾT CAO VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG OXI HOÁ CỦA CAO CHIẾT TỪ CĂN HÀNH CÂY THIÊN NIÊN KIỆN (HOMALONEMA SP.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.35 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHIẾT CAO VÀ KHẢ NĂNG
KHÁNG OXI HOÁ CỦA CAO CHIẾT TỪ CĂN HÀNH
CÂY THIÊN NIÊN KIỆN (HOMALONEMA SP.)

Họ và tên sinh viên: DOÃN TRỌNG THẾ ANH
Ngành : BM Công Nghệ Hoá Học
Niên khoá :2007-2011

Tháng 08/2011


KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHIẾT CAO VÀ KHẢ NĂNG
KHÁNG OXI HOÁ CỦA CAO CHIẾT TỪ CĂN HÀNH
CÂY THIÊN NIÊN KIỆN (HOMALONEMA SP)

Tác giả
DOÃN TRỌNG THẾ ANH

Khoá luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kĩ sư ngành
BM Công nghệ hoá học

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS Phan Phước Hiền

Tháng 8 năm 2011
i




CẢM TẠ
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới thầy hướng dẫn luận văn của em, PGS.TS
Phan Phước Hiền , đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ em hoàn thành tốt luận
văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn tới ThS. Trịnh Thị Phi Ly, KS. Trương Thị
Bích Liễu suốt quá trình nghiên cứu, đã kiên nhẫn hướng dẫn, trợ giúp và động viên
em rất nhiều. Xin cám ơn tại Viện công nghệ sinh học và môi trường trường ĐH Nông
Lâm TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em làm việc trên Viện để tiến
hành tốt luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn bên tôi, cổ vũ và động viên tôi
những lúc khó khăn để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Doãn Trọng Thế Anh

ii


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Khảo sát quy trình chiết cao và khả năng kháng oxi hoá của
cao chiết từ căn hành cây Thiên Niên Kiện (homalonema sp.)“ đã được thực hiện tại
BM Hoá Sinh-Hoá Dược, Trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, thời gian từ
01/04/2011 đến 01/08/2011.
Kết quả thu được: Phân tích sơ bộ thành phần hoá học, hiệu suất chiết cao và
khả năng kháng oxi hoá của từng loại cao chiết.

iii



ABSTRACT
Research subjects "Investigation of high extraction process and resistance to
oxidation of the plant extracts based Millennium Event (homalonema sp.)" Was
performed at the Department of Biological Chemistry-Chemistry and Pharmacy,
University of Agriculture and Forestry Ho Chi Minh, the period from 01/04/2011 to
01/08/2011.
The results: Preliminary analysis of chemical composition, extraction
efficiency and high resistance to oxidation of each type of extracts.

iv


MỤC LỤC
Trang tựa ..........................................................................................................i
Cảm tạ ..............................................................................................................ii
Tóm tắt .............................................................................................................iii
Abstract……………………………………………………………………….iv
Mục lục .............................................................................................................v
Danh mục các hình...........................................................................................viii
Danh mục các bảng ..........................................................................................ix
CHƯƠNG I :

MỞ ĐẦU.........................................................................1

1.1. . Đặt vấn đề ..........................................................................................1
1.2. Mục đích đề tài ...................................................................................1
1.3. Nội dung đề tài ...................................................................................1
CHƯƠNG II :


TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................. 2

2.1 Tồng quan về cây Thiên Niên Kiện ..................................................2
2.1.1 Tổng quan về họ Ráy .................................................................2
2.1.2 Tổng quan về cây Thiên Niên Kiện ..........................................4
2.1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong ngoài nước thuộc
lĩnh vực của đề tài 6
2.2 Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của cây Thiên Niên Kiện .........9
2.2.1 Các chỉ tiêu phân tích ................................................................9
2.2.2 Tổng quan về các hợp chất thiên nhiên ....................................9
2.3 Phương pháp phân tích, đo đạt chỉ tiêu kháng oxi hoá .....................14

iv


2.3.1 Khái niệm khả năng kháng oxi hoá ..........................................14
2.3.2 Phương pháp phân tích ..............................................................14
2.3.3 Giới thiệu chung máy UV – Vis ................................................15
CHƯƠNG III :

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ..................................16

3.1 Đối tượng nguyên cứu........................................................................16
3.1.1 Nguyên liệu ................................................................................16
3.1.2 Xác định ẩm độ của nguyên liệu ...............................................17
3.1.3 Hoá chất .....................................................................................17
3.1.4 Thiết bị .......................................................................................17
3.2 Phân tích sơ bộ thành phần hoá học của cây Thiên Niên Kiện..........18
3.2.1 Tạo dung dịch để phân tích sơ bộ thành phần hoá học thực vật 18
3.2.2 Phân tích sơ bộ thành phần hóa học thực vật của căn hành cây

thiên niên kiện ............................................................................................19
3.2.2.1 Xác định các chất tan trong dung dịch ether dầu hoả .......19
3.2.2.2 Xác định các chất tan trong dung dịch cồn ......................19
3.2.2.3 Xác định các chất tan trong nước ......................................20
3.3 Qui trình công nghệ............................................................................21
3.3.1 Chiết tách các loại cao ............................................................21
3.3.1.1 Chiết cao ether dầu hỏa .....................................................21
3.3.1.2 Chiết cao ethyl acetat ........................................................21
3.3.1.3 Chiết cao nước ...................................................................21
3.3.1.4. Hiệu suất chiết cao ............................................................21
3.4 Thí nghiệm thử nghiệm hoạt tính kháng oxi hóa của các loại cao ....23

v


3.4.1. Pha thuốc thử ..........................................................................23
3.4.2. Đo mẫu ....................................................................................23
3.4.3. Đo mẫu Xây dựng đường chuẩn với trolox (μM) ...................23
CHƯƠNG IV:

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................25

4.1 Xác định ẩm độ ..................................................................................25
4.2 Hiệu suất chiết cao .............................................................................25
4.3 Phân tích sơ bộ thành phần hóa học của cây Thiên Niên Kiện..........26
4.4 Khảo sát quá trình chiết cao ...............................................................27
4.4.1 Chiết cao với dung môi là ether dầu hỏa ................................27
4.4.2 Chiết cao với dung môi là ethyl acetat....................................28
4.4.3 Chiết cao với dung môi là nước ..............................................29
4.5 Hoạt tính kháng oxi hóa .....................................................................30

4.5.1 Đường chuẩn Trolox ...............................................................30
4.5.2 Cao ether dầu hỏa....................................................................31
4.5.3 Cao ethyl acetat .......................................................................32
4.5.4 Cao nước .................................................................................33
4.5.5 So sánh tính kháng oxi hoá của ba loại cao và Trolox ...........34
CH ƯƠNG V:

KẾT LUẬN VÀ ĐÊ NGHỊ ..................................................35

5.1 Kết luận ...............................................................................................35
5.2 Đề nghị ................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................36
PHỤ LỤC 1: Hình phân tích sơ bộ thành phần hoá học của cây Thiên Niên
Kiện ..........................................................................................................................37

vi


PHỤ LỤC 2: Khối lượng cao thu được kho sử dụng các loại dung môi khác
nhau .............................................................................................................................45
.....................................................................................................................................
PHỤ LỤC 3 Hoạt tính kháng oxi hóa của các loại cao ...................................46

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cây Thiên Niên Kiện Homalomena sp .......................................................4
Hình 2.2 Cấu tạo DPPH .............................................................................................14
Hình 2.2 Máy UV – Vis hiệu Hp / Aligent 8453 ........................................................15

Hình 3.1 Quy trình xử lí nguyên liệu ..........................................................................16
Hinh 3.2 Chiết cao với ether dầu hỏa.........................................................................22
Hình 3.3 Quy trình chiết cao với các loại dung môi khác nhau..................................23
Hình 4.1 Tỷ lệ cao thu với dung môi ether dầu hoả ..................................................27
Hình 4.2 Tỷ lệ cao thu với dung môi ethyl acetat ......................................................28
Hình 4.3 Khối lượng cao thu được với dung môi là nước ........................................29
Hình 4.4 Hoạt tính kháng oxi hoá của Trolox ...........................................................30
Hình 4.5 Hoạt tính kháng oxi hoá của cao ether dầu hỏa ..........................................31
Hình 4.6 Hoạt tính kháng oxi hoá của cao ethyl acetat .............................................32
Hình 4.7 Hoạt tính kháng oxi hoá của cao nước ........................................................33
Hình 4.8 So sánh tính kháng oxi hoá của ba loại cao với đường chuẩn Trolox ........34

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Pha chuẩn Trolox ở các nồng độ khác nhau ................................................24
Bảng 4.1 Hiệu suất chiết cao của từng loại dung môi ................................................25
Bảng 4.2 Bảng kết quả phân tich sơ bộ thành phần hóa học thực vật cây Thiên
Niên Kiện ....................................................................................................................26

viii


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
Trên thế giới, Thiên Niên Kiện (TNK) phân bố rải rác ở nhiều vùng Đông Nam
Á và một số nước ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ…Từ lâu trong dân gian đã biết

công dụng của nó. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về cây này mà
mới chỉ nghiên cứu các loài khác trong họ Araceae (họ Ráy) trong đó chủ yếu là các
bài thuốc phối hợp với các vị khác trong lĩnh vực Đông y dược. Ở Vân Nam (Trung
Quốc), thân rễ Thiên Niên Kiện được dùng trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, ngoại
thương xuất huyết, tứ chi tê bại, đau dạ dày, viêm dạ dày và ruột, gân mạch khó co
duỗi, phong thấp đau lưng đùi, loại phong thấp đau nhức khớp xương. Tuy nhiên ở
Trung Quốc vẫn chưa có một nghiên cứu cơ bản nào về sinh học, hóa học của cây
thuốc khá nổi tiếng này.
Được sự phân công của BM CNHH, dưới sự hướng dẫn của : PGS.TS Phan
Phước Hiền chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát quy trình chiết cao và khả năng
kháng oxi hoá của cao chiết từ căn hành cây Thiên Niên Kiện (homalonema sp.)”
1.2

Mục đích đề tài:
Khảo sát quy trình chiết cao từ cây thiên niên kiện (Homalonema sp.)
Khảo sát khả năng kháng oxi hoá của cao chiết từ cây Thiên Niên Kiện.

1.3

Nội dung đề tài:
Giới thiệu tổng quan về cây Thiên Niên Kiện .
Phân tích sơ bộ thành phần hoá học của cây Thiên Niên Kiện
Xây dựng quy trình chiết cao từ thân cây Thiên Niên Kiện, sử dụng ba loại

dung môi khác nhau.
Thử hoạt tính kháng oxi hoá của từng loại cao chiết .
1


CHƯƠNG II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tồng quan về cây Thiên Niên Kiện.
2.1.1 Tổng quan về họ Ráy :
Họ Ráy hay họ Môn hoặc họ Chân bê (danh pháp khoa học: Araceae) là một họ
thực vật một lá mầm, trong đó hoa của chúng được sinh ra theo một kiểu cụm hoa
được gọi là bông mo. Các bông mo thông thường được kèm theo (đôi khi được che
phủ một phần) một mo hay áo trùm tương tự như lá. Theo website của APG thì họ này
có 106 chi và 4.025 loài. Sự đa dạng về loài lớn nhất thuộc về khu vực nhiệt đới của
Tân thế giới, mặc dù chúng cũng phân bổ tại các khu vực nhiệt đới và ôn đới của Cựu
thế giới. Các nghiên cứu di truyền học gần đây do Angiosperm Phylogeny Group tiến
hành đã chứng minh rằng bèo tấm, trước đây được coi là một họ riêng (Lemnaceae),
cũng thuộc về họ Ráy.
Trong số các loài ráy có hoa đơn tính cùng gốc thì bông mo thường xuất hiện
dưới dạng các hoa cái ở phần đáy còn các hoa đực ở phần đỉnh của bông mo. Ở các
loài ráy với các hoa hoàn chỉnh thì núm nhụy chỉ tiếp nhận sự thụ phấn trong một thời
gian ngắn khi phấn đã được phát tán, vì thế nó ngăn chặn sự tự thụ phấn. Trong họ này
có một số loài là đơn tính khác gốc.
Các chi như Hồng môn (Anthurium) và Vân môn (Zantedeschia) là hai chi có
nhiều loài được biết đến nhất, cũng như khoai sọ (Colocasia antiquorum) và
Xanthosoma roseum (khoai mùng). Trong số các cụm hoa lớn nhất trên thế giới là cụm
hoa của Amorphophallus titanum (ráy khổng lồ hay hoa xác chết). Họ này cũng có
nhiều loài là các cây cảnh: Dieffenbachia, Aglaonema, Caladium, Nephthys và
Epipremnum nhưng có rất ít loài được đặt tên cụ thể. Trong chi Cryptocoryne có nhiều
loài thực vật thủy sinh phổ biến. Cả khoai môn và Monstera deliciosa đều là các loại
2


lương thực có giá trị (quả của Monstera deliciosa được gọi là "mít Mexico").
Philodendron chứa các loài cây quan trọng trong các hệ sinh thái của các rừng mưa
cũng như hay được dùng làm cây cảnh trong gia đình. Symplocarpus foetidus là một

loài ráy phổ biến ở miền đông Bắc Mỹ.
Tại Việt Nam có khoảng 30 chi và 130-140 loài thuộc họ Ráy.

3


2.1.2 Tổng quan về cây Thiên Niên Kiện
THIÊN NIÊN KIỆN
( HOMALONEMA SP )

Hình 2.1 Cây Thiên Niên Kiện Homalomena sp
Phân loại khoa học
Giới (regnum):

Plantae

(không phân hạng):

Angiospermae

(không phân hạng)

Monocots

Bộ (ordo):

Alismatales

Họ (familia):


Araceae

Phân họ (subfamilia):

Aroideae

Tông (tribus):

Homalomeneae
Homalomena

Chi (genus):

Schott, 1832

Tên cây : Thiên niên kiện, sơn thục, ráy hương, bao kim, vắt vẻo, vạt hương
(Tày), t`rao yêng (K`ho), duyên (Ba Na), hìa hẩu ton (Dao).
Thiên Niên Kiện có tên khoa học Homalomena sp. thuộc họ ráy Araciae, người
dân thường gọi là củ ráy rừng, hay còn gọi là sơn thục, tiếng dân tộc gọi là củ quành.
Thiên Niên Kiện có nghĩa là ngàn năm tráng kiện, vì uống loại dược liệu này có tác
4


dụng mạnh gân xương, khỏi được bệnh phong tê thấp, làm tráng kiện. Trong y học cổ
truyền, Thiên Niên Kiện được coi là một loài dược liệu quý.
Mô tả : Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ hình trụ, mập, dài, màu xanh, đường
kính 1-2cm, mặt cắt có xơ cứng. Lá to mọc so le, gốc hình tim, cuống lá dài 18-25cm;
phiến lá màu xanh, dài 11-15cm, rộng 7-11cm, mềm, mép nguyên, hình mũi tên, phía
dưới cuống nở rộng thành bẹ có màu vàng nhạt; mặt trên lá có màu đậm hơn, hai mặt
đều nhẵn, gân ở hai mép đều hướng về phía đỉnh lá.Cụm hoa hình bông mo, có mo

màu xanh, dài 4-6cm, không rụng; buồng 3-4cm ngắn hơn mo; bầu chứa nhiều noãn.
Hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Hoa không có bao hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ,
chứa nhiều hạt có rạch. Toàn cây có tinh dầu thơm, nhất là ở thân rễ. Mùa hoa tháng 46, mùa quả tháng 8-10.
Phân bố : Thiên niên kiện mọc hoang rất nhiều ở các miền rừng núi của ta. Cây
ưa những nơi ẩm ướt, mọc hoang ở miền núi, cạnh suối hay dọc theo suối. Khai thác
quanh năm.
Thiên Niên Kiện có nhiều ở các vùng: Thanh Hóa, Nghệ An, Côn Đảo…
Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hái vào mùa thu – mùa đông. Caọ sạch vỏ ngoài,
chặt thành đoạn, phơi hoặc sấy khô. Còn lá thì dùng tươi.
Thành phần hóa học : Thân rễ chứa tinh dầu gồm linalol là thành phần chủ yếu
(-terpineol và linalyl acetat, sabinen, limonen, aldehyd propionic và acid acetic)
chiếm khoảng 64%

5


Công dụng : Chữa thấp khớp, đau nhức xương, tê bại, đau dạ dày, khó tiêu, đau
bụng kinh. Ngày 6 - 12g thân rễ dạng thuốc sắc, rượu thuốc hoặc cao. Dùng ngoài,
thân rễ tươi ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức, hoặc lá tươi giã đắp chữa nhọt. Bột
thân rễ trị sâu, nhậy.
Mặc dù trong tài liệu có ghi chép Thiên Niên Kiện có tác dụng vào các kim Can
và Thận, trừ phong tê thấp, đau nhức gân xương co quắp tê dại... Tuy nhiên, nếu sử
dụng không đúng sẽ gây nguy hiểm. Chẳng hạn, dược liệu này cấm chỉ định đối với
những người âm hư nội nhiệt. Mỗi lần dùng chỉ từ 4-8 gam cho một thang thuốc.
Không nên dùng riêng lẻ, nếu dùng để ngâm rượu thì chỉ để xoa bóp bên ngoài, uống
vào thì sẽ nôn, choáng váng, đau đầu, nếu uống nhiều sẽ chảy máu dạ dày. Tại một số
địa phương, nhất là đồng bào miền núi, sẵn có Thiên Niên Kiện nên ngâm rượu có mùi
thơm, nên nhiều người uống vào đã bị chảy máu dạ dày.
2.1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong ngoài nước thuộc lĩnh
vực của đề tài.

 Ngoài nước:
Theo Alder và Lucius (1963)
o Tinh dầu Thiên Niên Kiện có nguồn gốc Việt Nam chứa linalol
56,84%, terpinen-4-ol, ocetaldehyd, aldehyd propionic, aldehyd butyric, sabinen,
limonen, alpha – pinen, beta – pinen, gamma-terpinol, alpha-terpineol
Theo Rue Hakai và cộng sự, (1982):
o Thân rễ Thiên niên kiện chứa tinh dầu 0,25 % trong đó có alpha –
pinen, beta – pinen, limonen, linalol, alpha – terpinol, nerol, myrcenol và eugenol
Theo Zhou Chenning và cộng sự, 1991
o Tinh dầu Thiên niên kiện có chứa linalol 36,8%, terpine-4-ol,
cedrenol, sausurea lacton, alpha – terpinol và moslen.
Gần đây có nghiên cứu của K. C. Wong *, T. B. Lim, D. M. H. Ali (2006) thuộc
trường Đại học Hóa học Sains Malaysia (School of Chemical Sciences, University
Sains Malaysia, 11800 Minden, Penang, Malaysia), nhóm nghiên cứu này đã thu được
6


tinh dầu từ lá và thân rễ của cây Homalomena sagittifolia Jungh bằng phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước và đã phân tích bằng GC và GC-MS được 59 cấu tử từ
trong tinh dầu chiết xuất từ lá, trong đó monoterpene hydrocarbon là nhóm cấu tử
chính với -pinene (22.2%) and -pinene (17.2%). Trong các cấu tử sesquiterpenoids
đã được phát hiện, chất hiện diện nhiều nhất là neointermedeol. Còn trong tinh dầu
chiết xuất từ rễ thì phát hiện được 49 cấu tử, trong đó linalool chiếm tỉ lệ rất cao
(61.9%). Như vậy mùi thơm đặc trưng của Thiên Niên Kiện chủ yếu chủ yếu là ở trong
rễ.
Còn theo nghiên cứu của Yong-Mei Hu và cộng sự (2008) và Yi-Fen Wang và
cs. (2007):
o Rễ TNK (Homalonema occulta) qua phân lập và xác định cấu trúc bằng phổ
NMR và tia X, có 7 chất thuộc nhóm sesquiterpenoid: oplodiol, oplopanon,
homalomenol C, bullatantriol, 1β,4β,7α-trihydroxyeudesman, homalomenol E,

1β,4β,6α -trihydroxy-eudesman và homalomenol F, 1β,4β,7β-trihydroxyeudesman,
1β,4β,7β,11-tetrahydroxyeudesman, homalomentetraol.
o Dịch chiết cloroform và hợp chất esquiterpenoid có tác dụng kích thích đáng
kể sự tăng trưởng của tế bào tuỷ xương trong thực nghiệm in vitro.
Tác dụng kháng khuẩn được thử nghiệm trên các vi khuẩn gram dương và gram
âm, kết quả loại sesquiterpen mới phân lập eudesman 1 có tác dụng khá mạnh trên trực
khuẩn M. tuberculosis.

7


 Các nghiên cứu trong nước:
Theo Trần Văn Sung và cộng sự (1992)
o Rễ TNK chứa homalomenol A, homalomenol B, homalomenol C và
homalomenol D, oplopanon, oplodiol, bulatantriol, 1beta, 4beta, 7alpha –
trihydroxyeudesman.
o Tác dụng dược lý: Thân rễ TNK có tác dụng ức chế yếu phù bàn chân chuột
cống trắng gây bằng kaolin, không ảnh hưởng đến u hạt thực nghiệm gây bằng amian,
và gây teo tuyến ức chuột cống đực non mức độ yếu. Ngoài ra dược liệu còn có tác
dụng như ức chế sự co thắt cơ trơn chuột lang cô lập gây bởi histamin và
acethylcholin, gây giãn mạch ngoại biên và có tác dụng yếu ổn định màng hồng cầu in
vitro. Liều LD 50 của Thiên Niên Kiện cho chuột nhắt trắng uống là 245g/kg.
o Tính vị, công năng: Thiên Niên Kiện có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm,
vào 2 kinh can, thận, có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương.
o Công dụng: Thiên Niên Kiện được dùng chữa thấp khớp, tay chân và các
khớp xương nhức mỏi hoặc co quắp tê bại, rất tốt cho người cao tuổi, già yếu.
o Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, rượu thuốc hoặc dạng phối hợp với
nhiều vị thuốc khác làm hoàn tán. Cũng có thể dùng tươi giã nát, ngâm rượu, xoa bóp
chỗ đau nhức, tê bại. Rễ TNK khô giã với muối, đắp làm tan nhọt độc. Tinh dầu để chế
dầu xoa bóp giảm đau.

Ở Ấn Độ, thân rễ TNK được dùng làm chất thơm và kích thích. Tinh dầu Thiên
Niên Kiện được dùng làm hương liệu trong kỹ nghệ nước hoa
Theo GS. Phạm Hoàng Hộ (2003):
o TNK có tên khoa học là Homalomena occulta (Lour.) Schott (Calla occulta
Lour., H. aromatica auct, non Schott, Gagn.).
o Là cỏ đa niên, thơm. Phiến lá láng, dài đến 30cm, 3 cặp gân ở đáy, gân phụ
khác 7-9 cặp. Buồng nhiều, liên tiếp, mo xanh, dài 4-6cm, không rụng; buồng dài 34cm, ngắn hơn mo; noãn sào nhiều buồng, nhiều noãn. Phì quả.
o Phân bố: Rừng thường xanh, ở độ cao 200-800m; có ở Ngọc Lĩnh, Bảo Lộc,
8


Côn Sơn.
o Tinh dầu: linalol, terpenol, sabinem, limonen...
o Bổ gân cốt, trấn thống, trị tê thấp, bệnh già, ăn khó tiêu.
o Rễ Thiên niên kiện: Chống viêm, bổ, trị đau bao tử, chứa linalol, aplopanon,
aplodiol, bulatantriol.
Tại Vườn Quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Thiên Niên Kiện phân bố
tự nhiên, nhiều ở các thung lũng ẩm thấp hoặc ven các suối nhỏ. Trong thời gian dài
không khai thác nên diện tích phân bố, số lượng và trữ lượng TNK ở Vườn Quốc gia
Côn Đảo khá lớn.
2.2 Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của cây Thiên Niên Kiện
2.2.1 Các chỉ tiêu phân tích bao gồm:
 Xác định tinh dầu, chất béo.
 Định tính Carotenoid, Alkaloid, Flavonoid.
 Định tính Tannin, Saponin, các acid hữu cơ.
2.2.2 Tổng quan về các hợp chất thiên nhiên
Tinh dầu: Tinh dầu là một loại chất lỏng được tinh chế (thông thường nhất
là bằng cách chưng cất bằng hơi hoặc nước) từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, dễ cây,
hoặc những thành phần khác của thực vật. Tinh dầu được ví như là nhựa sống của cây,
vì vậy đã mang sức sống, năng lượng và mạnh hơn 100 lần các loại thảo dược sấy khô.

Hầu hết các loại tinh dầu đều trong, ngoại trừ vài loại tinh dầu như dầu cây hoắc
hương, dầu cam, sả chanh thì đều có màu vàng hoặc hổ phách.
Đa số tinh dầu lỏng ở nhiệt độ thường, không màu hoặc màu vàng nhạt, có vị cay,
một số có vị ngọt. Tinh dầu một hỗn hợp của nhiều thành phần, thường có mùi thơm,
không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ, bay hơi được ở nhiệt độ thường
và có thể điều chế từ thảo mộc bằng phương pháp cất kéo hơi nước. Tinh dầu rất dễ bị
oxy hóa, sự oxy hóa thường xảy ra cùng với sự trùng hiệp hóa, tinh dầu sẽ chuyển
thành chất nhựa. Tinh dầu đóng vai trò quyến rũ côn trùng giúp cho sự thụ phấn của
hoa và giúp bảo vệ cây chống lại sự xâm nhập của nấm và các vi sinh vật khác. Tinh
9


dầu và các dược liệu chứa tinh dầu có một phạm vi sử dụng rất rộng lớn trong đời sống
hàng ngày với các tác dụng như:
Trong y học:
• Trên đường tiêu hóa: kích thích tiêu hóa, lợi mật, thông mật.
• Tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn: tác dụng trên đường hô hấp, đường
tiết niệu.
• Kích thích thần kinh trung ương.
• Trị giun, trị sán, diệt kí sinh trùng sốt rét.
• Chống viêm, làm lành vết thương,….khi sử dụng ngoài da.
Trong công nghiệp thực phẩm:
• Tinh dầu còn được dùng dưới dạng gia vị để bảo quản thực phẩm, làm cho
thực phẩm có mùi thơm, kích thích dây thần kinh vị giác giúp ăn ngon miệng, ngoài ra
còn kích thích dịch vị giúp cho sự tiêu hóa thức ăn dễ dàng.
• Một số tinh dầu dùng làm thơm bánh kẹo, mứt, đồ hộp…
• Một số dùng để pha chế rượu mùi, đồ uống, trong sản xuất chè, thuốc lá.
• Pha chế nước hoa, xà phòng, mỹ phẩm…
Chất béo: Trong hóa học, lipit nghĩa là hợp chất béo, và là hợp chất hữu cơ đa
chức (chứa nhiều nhóm chức giống nhau). Chúng gồm những chất như dầu ăn, mỡ ....

Chúng có độ nhớt cao, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ như
ether, chlorphorm, benzene, rượu nóng . Giống như các carbonhydrate, các lipit được
tạo nên từ C, H và O nhưng chúng có thể chứa các nguyên tố khác như P và N. Chúng
khác với carbonhydrate ở chỗ chứa O với tỉ lệ ít hơn. Hai nhóm lipid quan trọng đối
với sinh vật là: nhóm có nhân glycerol và nhóm sterol. Các nhân này kết hợp với các
acid béo và các chất khác tạo nên nhiều loại lipid khác nhau.
Carotenoid: là một dạng sắc tố hữu cơ có tự nhiên trong thực vật và các loài
sinh vật quang hợp khác như là tảo, một vài loài nấm và một vài loài vi khuẩn

10


Khác với cây cỏ, con người không thể tự tổng hợp ra carotenoid mà sử dụng
carotenoid từ việc ăn thực vật nhằm bảo vệ bản thân mình. Carotenoid giúp chống lại
các tác nhân oxy hóa từ bên ngoài.
Thiên nhiên có đến khoảng 600 loại carotenoid khác nhau, trong đó có 50 loại
carotenoid hiện diện trong thực phẩm. Thế nhưng trong máu của người có khoảng 15
loại được tìm thấy và chúng đang được chứng minh là đóng vai trò quan trọng đối với
đời sống con người.
Carotenoid không phải là tên riêng của một chất nào mà là tên của một nhóm
các hợp chất có công thức cấu tạo tương tự nhau và tác dụng bảo vệ cơ thể cũng tương
tự nhau. Carotenoid khá quen thuộc với chúng ta là bêta-caroten hay còn gọi là tiền
chất của vitamin A. Trong mấy năm gần đây người ta còn nói nhiều đến các arotenoid
khác như lycopen, lutein và zeaxanthin
Alkaloid: là nhóm các bazơ nitơ hữu cơ có trong động và thực vật. Đặc tính
bazơ của các alkalodt được phản ánh trong tên gọi của lớp các hợp chất này (alkaloid tương tự chất kiềm). Trong thực vật, các alkaloid thường tồn tại dưới dạng muối với
các axit hữu cơ . Tính đến nay, người ta đã biết khoảng 6.000 alkaloid có phổ biến ở
các loài thực vật, tập trung ở một số họ: trúc đào, thuốc phiện, đậu, cà, thủy tiên...
Phần lớn các chất này tác dụng lên hệ thần kinh, liều thích hợp là thuốc chữa bệnh
hiệu quả nhưng liều cao là thuốc độc. Hàm lượng Alkaloid có thể đạt tới10% trong các

loại rau quả thông dụng như khoai tây, chè, cà phê.
Flavonoid: là một nhóm hợp chất rất thường gặp trong thực vật, có trong hơn
nửa các loại rau quả dùng hàng ngày. Flavonoid cũng là một nhóm hoạt chất lớn trong
dược liệu.Phần lớn các flavonoid có màu vàng. Ngoài ra còn có những chất màu xanh,
tím, đỏ hoặc không màu.
Flavonoid có mặt trong tất cả các bộ phận của các loài thực vật bậc cao, đặc biệt
là hoa, tạo cho hoa những sắc màu rực rỡ để quyến rũ các loại côn trùng giúp cho sự
thụ phấn của cây. Trong cây, flavonoid giữ vai trò là chất bảo vệ, chống oxy hóa, bảo
tồn acid ascorbic trong tế bào, ngăn cản một số tác nhân gây hại cho cây (vi khuẩn, vi
rus, côn trùng,...) một số còn có tác dụng điều hòa sự sinh trưởng của cây cối.

11


Ngày nay, những dược liệu và hoa quả có hàm lượng flavonoid cao đã được
khai thác và chiết xuất, nghiên cứu, sản xuất thành sản phẩm: thuốc viên, thuốc nước,
rất tiện ích khi sử dụng.
Tannin: là một hợp chất ester giữa đường glucose và một nhóm chất khác,
thườnglà một phức hợp của axit phenolic hoặc axit oxyphenolic. Nếu đem thủy phân
ra ta thu được đường glucose và một thành phần khác không phải đường, đó là axit
gallic và m-digallic, như thế ta gọi là "gallotannins". Ngoài ra, người ta còn biết có
một loại tannin khác gọi là "ellagitannins" nếu cắt liên kết ra ta thu được chất axit
ellagic. Theo Kumar và D’Mello (1995) thì tannin là những hợp chất có chứa phenolic
hòa tan, có phân tử lượng >500, có khả năng kết tủa với gelatin và các protein trong
môi trường nước. Trong thực vật có 2 loại tannin: một loại tannin có khả năng thủy
phân gọi là hydrolysabletannin (HTs) và một loại không có khả năng thủy hóa gọi là
condensed tannin (CTs).
Saponin: Saponin là một glycoside tự nhiên thường gặp trong nhiều loài thực
vật. Tiền tố latinh sapo có nghĩa là xà phòng; và thực tế thường gặp từ "saponification"
có nghĩa là sự xà phòng hóa trong cả tiếng Anh và tiếng Pháp.

Saponin có tính chất chung là khi hoà tan vào nước có tác dụng làm giảm sức
căng bề mặt của dung dịch tạo nhiều bọt, có tính chất phá huyết, độc đối với động vật
máu lạnh nhất là đối với cá, tạo thành phức với Cholesterol, có vị hắc và làm hắt hơi
mạnh. Một vài động vật cũng có saponin như các loài hải sâm, cá sao.
Các saponin đều là các chất hoạt quang. Thường các steroid saponin thì tả
truyền còn triterpenoid saponin thì hữu truyền. Điểm nóng chảy của các sapogenin
thường rất cao
Dưới tác dụng của enzyme có trong thực vật hay vi khuẩn hoặc do axit loãng,
saponin bị thuỷ phân thành các phần gồm genin gọi là sapogenin và phần đường gồm
một hoặc nhiều phân tử đường. Các đường phổ biến là D-glucoza, D-galactoza, Larabinoza, axit galactunoic, axit D-glucuronic... Phần genin có thể có cấu trúc cholan
như sapogeninsteroi hoặc sapogenintritecpen dạng beta-amirin (axit olenoic), dạng
anpha-amirin (axit asiatic), dạng lupol (axit buletinie) hoặc tritecpen bốn vòng.
Dựa vào cấu trúc của phần sapogenin, người ta chia saponin ra làm 3 nhóm lớn
12




triterpenoid

saponin,

steroid

saponin



steroidal


glycoalkoloid.

Saponin có loại acid, trung tính hoặc kiềm. Trong đó, triterpenoid saponin
thường là trung tính hoặc acid (phân tử có nhóm –COOH). Steroid saponin nhóm
spirostan và furostan thuộc loại trung tính còn nhóm glycoalcaloid thuộc loại kiềm.
Acid hữu cơ: Là những chất có nhóm chức carboxyl có công thức chung
RCOOH. Một số nguyên liệu có hàm lượng acid khá cao nên có vị chua rõ rệt như mơ,
chanh, me,…Acid hữu cơ rất phổ biến trong thực vật, có thể tồn tại ở dạng tự do, dạng
muối vô cơ hoặc ester. Các acid ceton, acid tricarbonxylic đóng vai trò quan trọng
trong chuyển hóa của cây. Các acid làm tăng thẩm thấu của các tế bào. Nồng độ cao
các acid hữu cơ trong những cây mầm làm giảm sự bốc hơi và giúp cây tăng khả năng
chịu hạn. Các acid phenol có tác dụng chống nấm và đóng vai trò chống các kí sinh
của cây. Trong quả xanh nồng độ acid rất cao, càng chín tỉ lệ acid trong quả càng
giảm. Công dụng của acid hữu cơ:


Có tác dụng thông tiểu và nhuận tràng.



Là thuốc sát khuẩn nhẹ và long đờm.



Có tác dụng an thần.



Là chất sát khuẩn, hạ sốt và giảm đau.




Làm săn da.



Lợi mật.



Có tác dụng trị sán.



Tác dụng chữa bệnh hủi.

13


2.3 Phương pháp phân tích, đo đạt chỉ tiêu kháng oxi hoá :
2.3.1 Khái niệm khả năng kháng oxi hoá :
Một số hợp chất khác nhau đóng vai trò như là các chất kháng ôxy hoá trong cơ
thể con người. Các chất kháng ôxy hoá phổ biến bao gồm vitamin A,C,E, betacarotene, lutein, lycopene và polyphenols.
Các chất kháng ôxy hoá có chức năng bảo vệ tế bào cơ thể chống lại các tổn
thương do các thành phần gốc tự do gây ra. Khi cơ thể sử dụng ôxy cho các hoạt động
hàng ngày sẽ tạo ra các thành phần gốc tự do. Các thành phần này còn xâm nhập vào
cơ thể qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá và chế độ
ăn uống không lành mạnh.
Các thành phần gốc tự do khi bị tổn thương sẽ làm cho tế bào bị tổn thương.
Việc này có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa, làm suy giảm chức năng hệ miễn dịch,

góp phần gây ra nhiều bệnh thoái hóa mãn tính như là bệnh tim mạch và các loại bệnh
ung thư khác. [14]
2.3.2 Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp DPPH
Nguyên tắc:Các chất nghiên cứu có tác dụng chống oxy hóa theo cơ chế dập
tắt gốc tự do sẽ làm giảm màu của dung dịch DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl).
Xác định khả năng này bằng cách đo độ hấp thu ở bước sóng có hấp thu cực đại tại
515 nm ((Bandoniene et al .Năm 2002, Pavlov et al. Năm 2002, Gazi et al. 2004)

Hình 2.2 Cấu tạo DPPH
Nguyên tắc này được phát triển bởi Yên và Duh(1994), Yordanov và Christova
(1997), Masuda et al. (1999), Anderson và Padhye (2004), vàIwashima et al. (2005)

14


×