Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

SO SÁNH HAI QUY TRÌNH CHỦNG NGỪA SỬ DỤNG VACCINE HIPRAGUMBORO – GM97 PHÒNG BỆNH GUMBORO TRÊN GÀ TA THẢ VƯỜN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.89 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
**********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SO SÁNH HAI QUY TRÌNH CHỦNG NGỪA SỬ DỤNG
VACCINE HIPRAGUMBORO – GM97 PHÒNG BỆNH
GUMBORO TRÊN GÀ TA THẢ VƯỜN

Sinh viên thực hiện : BÙI MINH NGỌC
Lớp

: DH06DY

Ngành

: DƯỢC THÚ Y

Niên khóa

: 2006 - 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
**********


BÙI MINH NGỌC

SO SÁNH HAI QUY TRÌNH CHỦNG NGỪA SỬ DỤNG
VACCINE HIPRAGUMBORO - GM97 PHÒNG BỆNH
GUMBORO TRÊN GÀ TA THẢ VƯỜN

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH
TS. NGUYỄN TẤT TOÀN

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Bùi Minh Ngọc
Tên luận văn: “So sánh hai quy trình chủng ngừa sử dụng vaccine
Hipragumboro – GM97 phòng bệnh Gumboro trên gà ta thả vườn”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi – Thú Y
ngày…tháng…năm 2011.
Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Phước Ninh

ii



LỜI CẢM TẠ

 Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh, khoa Chăn Nuôi - Thú Y, cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình
giảng dạy, giúp đỡ và hỗ trợ chúng em trong suốt thời gian qua để chúng em
hoàn thành chương trình học.
 Xin cảm ơn TS. Nguyễn Thị Phước Ninh và TS. Nguyễn Tất Toàn đã luôn
đồng hành, động viên và chỉ dẫn để em hoàn thành luận văn.
 Xin cảm ơn anh Hồ Hoàng Dũng, Nguyễn Văn Út và các anh ở phòng xét
nghiệm của công ty Cargill luôn dõi theo bước đi của em để hướng dẫn, giúp
đỡ em hoàn thành luận văn.
 Xin cảm ơn cô Bùi Thị Mỹ Dung của công ty Laboratorios Hipra, S.A đã tạo
điều kiện cho em trong thời gian qua để em hoàn thành luận văn.
 Xin cảm ơn chủ trại gà ta thả vườn Nguyễn Thị Phương Lan và gia đình đã
truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm thực tế quý báu trong thời gian làm đề
tài.
 Xin cảm ơn tập thể lớp Dược thú y 32 và tất cả bạn bè đã luôn bên cạnh tôi,
an ủi, động viên và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong những năm học qua.
 Cảm ơn Ba Má và anh trai đã luôn sát cánh bên con, yêu thương , chăm sóc
vào dành mọi điều kiện tốt nhất cho con để con được như ngày hôm nay.
Bùi Minh Ngọc

iii


TÓM TẮT
Đề tài: “So sánh hai quy trình chủng ngừa sử dụng vaccine
Hipragumboro – GM97 phòng bệnh Gumboro trên gà ta thả vườn”.
Đề tài được thực hiện trên 2800 con gà ta con được nhập từ trại ấp Tân Trụ Long An. Thí nghiệm được bố trí làm 3 lô gồm lô đối chứng không chủng ngừa

vaccine Gumboro và 2 lô chủng ngừa vaccine Gumboro phòng bệnh theo hai quy
trình chủng ngừa khác nhau.
Chúng tôi tiến hành lấy máu lúc 1, 17, 23, 31, 36, 45, 50, 52 ngày tuổi, tổng
cộng là 320 mẫu; xét nghiệm bằng kỹ thuật ELISA tại Chi Cục Thú Y T.p Hồ Chí
Minh. Kết quả cho thấy:
Hiệu giá kháng thể (HGKT) trung bình 1 ngày tuổi đủ bảo hộ đàn gà (1411)
HGKT trung bình 17 ngày tuổi xuống rất thấp không đủ bảo hộ đàn gà (lô 1:
55; lô 2: 111; lô ĐC: 75).
HGKT trung bình 23 ngày tuổi ở lô 2: 724; lô ĐC 130.
HGKT trung bình 31 ngày tuổi ở lô 1: 2027; lô ĐC: 1754.
HGKT trung bình 36 ngày tuổi ở lô 2: 1900; lô ĐC: 1651.
HGKT trung bình 45 ngày tuổi ở lô 1: 8754; lô ĐC: 8658.
HGKT trung bình 50 ngày tuổi ở lô 2: 7465; lô ĐC: 5826.
HGKT trung bình 52 ngày tuổi ở lô 1: 5190, lô 2: 7844; lô ĐC: 7108.
HGKT của lô 2 (chủng ngừa như quy trình chủng cho gà đẻ) cao hơn lô 1
(chủng ngừa như quy trình chủng cho gà thịt) (lúc 52 ngày tuổi) và tốt hơn lô không
chủng (HGKT 2 và 4 tuần sau chủng).
Tỉ lệ chết của lô 1: 2,73%; lô 2: 2,2%; lô ĐC: 13,33%.
Trọng lượng bình quân của lô 1: 520,8; lô 2: 506,6; lô ĐC: 444.
Tăng trọng tuyệt đối của lô 1: 10,95; lô 2: 10,6; lô ĐC: 9,1
Hệ số chuyển hóa thức ăn của lô 1: 2,83, lô 2: 2,86; lô ĐC: 3,04

iv


MỤC LỤC
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iv

Mục lục........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... viii
Danh sách các bảng ................................................................................................... ix
Danh sách hình ảnh, sơ đồ ..........................................................................................x
Chương 1 .....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................2
1.2.1 Mục đích.........................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...........................................................................................................2
Chương 2 .....................................................................................................................3
TỔNG QUAN .............................................................................................................3
2.1 Giới thiệu về giống gà ta thả vườn ........................................................................3
2.2 Sơ lược về miễn dịch gia cầm ...............................................................................4
2.2.1 Khái niệm miễn dịch ......................................................................................4
2.2.2 Miễn dịch tự nhiên ........................................................................................4
2.2.3 Miễn dịch thu được .......................................................................................4
2.2.4 Một vài yếu tố ảnh hưởng đến miễn dịch gia cầm .........................................5
2.3 Hệ thống miễn dịch ở gia cầm ..............................................................................7
2.3.1 Cơ quan dạng lympho ....................................................................................7
2.3.2 Hệ thống các tế bào có chức năng miễn dịch .................................................9
2.3.3 Hệ thống Ig (Immunoglobulin) ở gà ............................................................10

v


2.3.4 Vaccine .........................................................................................................11
2.4 Bệnh Gumboro ....................................................................................................12
2.4.1 Khái niệm .....................................................................................................12
2.4.2 Lịch sử và phân bố địa lý .............................................................................12

2.4.3 Căn bệnh.......................................................................................................13
2.4.4 Sức đề kháng của virus Gumboro ................................................................14
2.4.5 Tính gây bệnh của virus Gumboro ...............................................................15
2.4.6 Truyền nhiễm học ........................................................................................15
2.4.7 Triệu chứng ..................................................................................................16
2.4.9 Chẩn đoán.....................................................................................................18
2.4.10 Cơ chế làm suy giảm miễn dịch Gumboro.................................................18
2.4.11 Đáp ứng miễn dịch chống Gumboro ..........................................................19
2.4.12 Phòng bệnh .................................................................................................20
2.5 Quy trình chăm sóc đàn gà thí nghiệm ...............................................................24
2.5.1 Chuồng nuôi .................................................................................................24
2.5.2 Mật độ nuôi ..................................................................................................24
2.5.3 Máng ăn ........................................................................................................25
2.5.4 Máng uống ...................................................................................................25
2.5.5 Thức ăn .........................................................................................................25
2.5.6 Chế độ chiếu sáng ........................................................................................25
2.5.7 Phòng bệnh ...................................................................................................25
Chương 3 ...................................................................................................................28
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..................................................28
3.1 Thời gian và địa điểm thực tập............................................................................28
3.1.1.Thời gian thực tập ........................................................................................28
3.1.2 Địa điểm thực tập .........................................................................................28
3.2 Đối tượng thí nghiệm nghiên cứu .......................................................................28
3.3 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................28
3.4 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................29

vi


3.4.1 Nội dung (1) hiệu giá kháng thể chống bệnh Gumboro...............................29

3.4.2 Nội dung (2) bệnh tích vi thể túi Fabricius ..................................................35
3.4.3 Nội dung (3) theo dõi năng suất đàn gà thí nghiệm .....................................35
3.4.4 Nội dung (4) tỉ lệ chết trong quá trình nuôi .................................................36
3.5 Xử lý số liệu ........................................................................................................36
Chương 4 ...................................................................................................................37
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................................37
4.1 Nội dung (1) khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch Gumboro ...........................37
4.2 Nội dung (2) bệnh tích vi thể túi Fabricius .........................................................41
4.2.1 Ở lô ĐC ........................................................................................................41
4.2.2 Ở lô 1 ...........................................................................................................42
4.2.3 Ở lô 2 ...........................................................................................................42
4.3 Nội dung (3) năng suất của đàn gà thí nghiệm ...................................................43
4.3.1 Trọng lượng bình quân .................................................................................43
4.3.2 Tăng trọng tuyệt đối bình quân ....................................................................46
4.3.3 Khả năng chuyển hoá thức ăn ......................................................................48
4.4 Tỉ lệ chết ..............................................................................................................49
Chương 5 ...................................................................................................................56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................56
5.1 Kết luận ...............................................................................................................56
5.2 Đề nghị ................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................58
Tài liệu tiếng Việt......................................................................................................58
Tài liệu trên mạng internet ........................................................................................61

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CAM: Chorio Allantoic Membrane
CEF: Chicken Embryo Fibroblast

CPE: Cytophatho Effect
CRD: Chronic Respiratory Disease
ELISA: Enzyme linked immunosorbent assay
IB: Infectious Bronchitis
IBD: Infectious Bursal Disease
IBDV: Infectious Bursal Disease Virus
ILT: Infectious Laryngotracheitis
F: Fabricius
KTMT: kháng thể mẹ truyền
HG: hiệu giá
ME: năng lượng trao đổi

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Dinh dưỡng cho đàn gà thí nghiệm ...........................................................25
Bảng 2.2 Quy trình vaccine phòng bệnh ở đàn gà thí nghiệm ..................................26
Bảng 3.1 Quy trình chủng ngừa Gumboro ở đàn gà thí nghiệm ...............................29
Bảng 3.2 Lịch lấy máu ở đàn gà thí nghiệm .............................................................31
Bảng 3.3 Bảng kí hiệu mẫu .......................................................................................33
Bảng 4.1 So sánh hiệu giá kháng thể lô 1 và lô đối chứng .......................................37
Bảng 4.2 So sánh hiệu giá kháng thể lô 2 và lô đối chứng .......................................37
Bảng 4.3 So sánh hiệu giá kháng thể lô 1 và lô 2 .....................................................38
Bảng 4.4 Trọng lượng bình quân qua 7 tuần tuổi của lô 1 và lô ĐC ........................43
Bảng 4.5 Trọng lượng bình quân qua 7 tuần tuổi của lô 2 và lô ĐC ........................44
Bảng 4.6 Trọng lượng bình quân qua 7 tuần tuổi của lô 1 và lô 2............................44
Bảng 4.7 Tăng trọng tuyệt đối hàng ngày qua 7 tuần tuổi ........................................46
Bảng 4.8 Mức tiêu tốn thức ăn trên 1 kg tăng trọng qua các tuần tuổi ....................48
Bảng 4.9 Tỉ lệ chết được tính theo tuần ..................................................................49

Bảng 4.10 Triệu chứng, bệnh tích trên gà thí nghiệm...............................................50

ix


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Triệu chứng bệnh Gumboro .......................................................................17
Hình 4.1 Nang lympho thoái hóa vùng trung tâm (4x) .............................................41
Hình 4.2 Nang lympho mất hình dạng (4x) ..............................................................42
Hình 4.3 Nang Lympho bị thoái hóa nhẹ ..................................................................42
Hình 4.4 Nang Lympho bình thường, sắp xếp đều đặn ............................................42
Hình 4.5 (a) manh tràng sưng to,chứa máu; (b) manh tràng xuất huyết ...................52
Hình 4.6 (a) túi khí chứa dịch rỉ viêm; (b) màng bao tim, màng bao gan bị phủ lớp
fibrin ..........................................................................................................................53
Hình 4.7 (a) túi Fabricius và thận xuất huyết; (b) túi Fabricius có dịch và thận sưng,
xuất huyết ..................................................................................................................54

DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Cách sinh bệnh của IBDV ........................................................................16

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc nên nền ẩm thực nước ta rất đa dạng và
phong phú. Từ ngàn xưa, ông cha ta đã biết chọn lựa nguồn nguyên liệu để chế biến
những món ăn ngon và bổ dưỡng cho gia đình.
Tuy nhiên, dân số nước ta hiện nay khá cao khoảng 90 triệu người nên cung

cấp lương thực, thực phẩm trước tình hình thế giới đang có nhiều biến động về kinh
tế đã và đang là một việc nan giải.
Để giải quyết một phần vấn đề trên và cải thiện bữa ăn hàng ngày đã thúc
đẩy ngành chăn nuôi phát triển nhanh chóng, trong đó chăn nuôi gia cầm đang ngày
càng mở rộng quy mô, hướng người chăn nuôi ở mỗi vùng miền nuôi những loại gia
cầm thích hợp với địa lý nơi đó để nâng cao năng suất đáp ứng nhu cầu thực phẩm
cho người tiêu dùng. Gần đây chăn nuôi gà ta thả vườn theo hình thức bán công
nghiệp để cung cấp nguồn thịt, trứng thơm ngon, thời gian nuôi được rút ngắn, tốc
độ tăng trọng nhanh, tăng vòng quay của vốn và từ đó lợi nhuận thu được cao đang
được người chăn nuôi hướng đến.
Nhưng thời tiết biến đổi khó lường như hiện nay là một điều kiện rất thuận
lợi cho dịch bệnh lây lan, gây chết hàng loạt. Đây là mối quan tâm hàng đầu của
người chăn nuôi và các nhà thú y. Một trong những bệnh đáng được để ý là bệnh
Gumboro, đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, tử số cao, gà còi cọc chậm lớn đặc
biệt là làm suy giảm miễn dịch tạo điều kiện cho các bệnh kế phát, giảm hiệu quả
chủng ngừa. Mặc dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu và các nhà chăn nuôi
cũng đã áp dụng nhiều quy trình chủng ngừa khác nhau với nhiều loại vaccine
nhưng bệnh Gumboro vẫn liên tục xảy ra ở hầu hết các cơ sở chăn nuôi tập trung và
chăn nuôi hộ gia đình. Do đó, chương trình chủng ngừa vaccine phòng bệnh

1


Gumboro không đồng nghĩa với an toàn tuyệt đối cho gà, mà chỉ làm giảm tối thiểu
nguy cơ mắc bệnh. Hơn nữa, kháng thể chống bệnh Gumboro có thể truyền từ gà
mẹ cho gà con qua túi lòng đỏ trứng vừa có tác dụng bảo vệ nhưng lại là tác nhân
trung hoà các virus vaccine.
Trước tình hình đó thì yêu cầu đặt ra trước mắt là người chăn nuôi không
những phải nắm rõ về an toàn sinh học, con giống, thức ăn, quản lý và sử dụng
thuốc thú y, kỹ thuật chăm sóc, mà còn phải có quy trình chủng ngừa hiệu quả để

đàn gà ta thả vườn phát triển tốt chống bệnh Gumboro. Bởi vì chưa thực sự có một
quy trình phòng bệnh này bằng vaccine cho gà ta thả vườn mà chủ yếu dựa vào quy
trình phòng bệnh trên gà thịt lông trắng (công nghiệp).
Xuất phát từ thực tế đó thì được sự phân công và đồng ý của khoa Chăn Nuôi
Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Phước Ninh,
TS Nguyễn Tất Toàn cùng với sự giúp đỡ của công ty Laboratorios Hipra, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài “So sánh hai quy trình chủng ngừa sử dụng vaccine
Hipragumboro – GM97 phòng bệnh Gumboro trên gà ta thả vườn”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1Mục đích
Xây dựng quy trình chủng ngừa vaccine hợp lý để phòng bệnh Gumboro cho
gà ta thả vườn.
1.2.2 Yêu cầu
Xác định hiệu giá kháng thể chống Gumboro trên các lô đối chứng và các lô
có quy trình chủng ngừa Gumboro khác nhau.
Đánh giá bệnh tích vi thể túi Fabricius sau thời gian chủng ngừa vaccine để
xem xét mức độ tác động của virus vaccine đến túi Fabricius.
Năng suất của đàn gà thí nghiệm.
So sánh tỉ lệ chết của đàn gà thí nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về giống gà ta thả vườn
Gà ta là nhóm giống gà địa phương có ở trong nước, nó tồn tại đồng thời với
sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta. Do sự chọn lọc tự nhiên và ý thích của
người dân, gà ta trong nước có rất nhiều nhóm tên gọi khác nhau, và thích hợp ở các
vùng địa phương khác nhau.

Ở phía Bắc có gà Ri, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Mía…ở phía Nam có gà Ta
Vàng, Gà Tàu Vàng, gà Tre, gà Nòi, gà Ác…và có sự lai tạp giữa các nhóm với
nhau theo ý thích của người dân. Tuy vậy ở một số địa phương người ta cũng có thể
phân biệt các giống gà nhờ tính trạng chưa có thuần nhất.
Gà ta vàng Nam Bộ: là giống địa phương nuôi chủ yếu ở Nam Bộ. Gà mái
lông màu vàng rơm, có điểm đốm đen ở cổ, cánh, đuôi. Con trống có bộ lông sặc sỡ
nhiều màu, trong đó màu vàng đỏ có tỉ lệ cao nhất. Gà trưởng thành về tầm vóc lúc
1,5 năm.
Bốn tháng tuổi con trống đạt 1,7 kg, con mái đạt 1,2 kg; một năm tuổi con
trống đạt 1,8 – 2,5 kg, con mái đạt 1,3 – 1,8kg; 4 – 4,5 tháng tuổi con mái đẻ. Sản
lượng trứng 120 – 150 trứng/ mái/ con (Trần Văn Chính, 2009).
Ưu điểm của gà ta vàng là thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và môi trường
sinh thái miền Nam, ít mẫn cảm với các bệnh bạch lỵ, cầu trùng, các bệnh đường hô
hấp; chịu được điều kiện sống kham khổ, có khả năng tự tìm mồi cao, màu sắc lông,
chất lượng thịt phù hợp với thị hiếu người mua.
Nói chung là gà ta vàng hiện nay đã được lai tạo rất nhiều nên giống thuần
đang dần bị thoái hoá.

3


2.2 Sơ lược về miễn dịch gia cầm
2.2.1 Khái niệm miễn dịch
Miễn dịch là khả năng của cơ thể sinh vật có thể nhận biết, tiêu diệt và loại
bỏ các vật lạ khi bị xâm nhập. Tính miễn dịch được hình thành trong quá trình tiến
hoá của sinh vật.
Khái niệm về miễn dịch có từ thời cổ nhưng chỉ bắt đầu có cơ sở khoa học
khi Edward Jenner (1976) phát minh ra phương pháp chủng đậu mùa (trích dẫn Lâm
Thị Thu Hương, 2009). Khái niệm này càng được củng cố và tăng cường với các
công trình nổi tiếng của Louis Pasteur (1880) và các đồng nghiệp (trích dẫn Lâm

Thị Thu Hương, 2009).
Cơ thể sinh vật thường xuyên tiếp xúc với các vi sinh vật có khả năng gây
bệnh nhưng không phải tất cả đều mắc bệnh, điều này phụ thuộc vào hệ thống miễn
dịch trong cơ thể sinh vật.
Hệ thống miễn dịch trong cơ thể sinh vật được chia làm hai hệ thống: miễn
dịch tự nhiên (miễn dịch không đặc hiệu) và miễn dịch thu được (miễn dịch đặc
hiệu) (Lâm Thị Thu Hương, 2009).
2.2.2 Miễn dịch tự nhiên (miễn dịch không đặc hiệu)
Là khả năng tự bảo vệ sẵn có khi mới được sinh ra và mang tính di truyền từ
thế hệ này qua thế hệ khác. Đây là hình thức bảo vệ đầu tiên chống sự xâm nhiễm
của mầm bệnh. Thời gian đáp ứng miễn dịch tính bằng phút, giờ và đáp ứng này
không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc với kháng nguyên trước đó.
Loại miễn dịch này được qui định bởi đặc tính của giống loài sinh vật (Lâm
Thị Thu Hương, 2009).
2.2.3 Miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu)
Là loại miễn dịch mà cơ thể sinh vật tiếp thu được trong quá trình sống tức là
miễn dịch xuất hiện khi có sự tiếp xúc kháng nguyên, chẳng hạn như miễn dịch có
thể xảy ra nhờ việc tiếp xúc kháng nguyên chủ động (vaccine) hay ngẫu nhiên (mắc
phải), hoặc truyền kháng thể (tiêm huyết thanh), hoặc truyền tế bào có thẩm quyền

4


miễn dịch (miễn dịch mượn). Để khởi động phải có thời gian (tính bằng ngày) để cơ
thể thích ứng với các tác nhân gây bệnh lần đầu tiên xâm nhập vào cơ thể (Lâm Thị
Thu Hương, 2009).
Miễn dịch thu được chia làm hai loại: miễn dịch thụ động và miễn dịch chủ
động.
2.2.3.1 Miễn dịch thụ động: là loại miễn dịch cơ thể tiếp thu từ bên ngoài, có hai
loại miễn dịch thụ động là miễn dịch thụ động tự nhiên và miễn dịch thụ động nhân

tạo.
Miễn dịch thụ động tự nhiên: là quá trình tiếp thu miễn dịch xảy ra hoàn toàn
tự nhiên như trường hợp thú non tiếp nhận kháng thể từ mẹ qua sữa đầu, qua nhau
hay gia cầm tiếp thu kháng thể từ mẹ qua lòng đỏ trứng.
Miễn dịch thụ động nhân tạo: là loại miễn dịch thụ động do con người tạo ra
như trường hợp tiêm huyết thanh để phòng và trị bệnh.
2.2.3.2 Miễn dịch chủ động: là loại miễn dịch mà bản thân cơ thể sinh vật tạo ra
khi có sự tiếp xúc với kháng nguyên, có hai loại miễn dịch chủ động là miễn dịch
chủ động tự nhiên và miễn dịch chủ động nhân tạo.
Miễn dịch chủ động tự nhiên: là miễn dịch chủ động do cơ thể sinh vật tiếp
thu tự nhiên trong môi trường sống như trường hợp thú qua khỏi sau trận dịch và có
khả năng không mắc lại chính bệnh đó khi bị tái nhiễm.
Miễn dịch chủ động nhân tạo: là loại miễn dịch chủ động có sự tham gia của
con người như chủng ngừa vaccine để phòng bệnh.
2.2.4 Một vài yếu tố ảnh hưởng đến miễn dịch gia cầm
2.2.4.1 Tuổi gà: ở gia cầm non thì hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên kháng
thể tạo ra yếu.
2.2.4.2 Ngoại cảnh: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và ở miền Nam
Việt Nam thì khí hậu được chia ra làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Nên
vào thời điểm giao mùa thì sức đề kháng của gia cầm giảm tạo điều kiện thích hợp
cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển, từ đó dễ gây dịch trong đàn gia cầm nuôi.

5


2.2.4.3 Độc lực của mầm bệnh: có chủng độc lực mạnh; độc lực trung bình, độc
lực nhẹ. Tùy theo chủng độc lực xâm nhiễm vào cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch khác
nhau.
2.2.4.4 Dinh dưỡng
Đạm: Như ta biết protein là chất cần thiết nhất cho sự sống của mọi sinh vật

với vai trò tham gia vào thành phần của nguyên sinh chất (protoplasma) trong tế bào
sống. Cơ thể gia cầm con chứa khoảng 15% protein. Khi thiếu protein nhất là các
acid amin thiết yếu cho gà như lysin, tryptophan, arginin, histidin, leucin,
methionin, threonin,… gà sẽ giảm hấp thu, giảm chuyển hoá thức ăn, ảnh hưởng
đến tổng hợp γ – globulin dẫn đến giảm cường độ tạo kháng thể, giảm sút sức đề
kháng đưa đến việc chích ngừa không hiệu quả.
Vitamine A: vitamine A có vai trò quan trọng trong sức đề kháng tự nhiên
của cơ thể, tham gia vào sự lập tế bào biểu mô, tế bào giác mạc. Khi thiếu vitamine
A, gà con còi cọc, chậm lớn, sừng hoá và viêm niêm mạc mắt gây mù mắt, sừng hoá
thanh khí quản nên dễ bị bệnh đường hô hấp, bệnh cầu trùng sẽ nặng hơn và khó
chữa trị hơn, gà dễ bị nhiễm trùng, giảm sức đề kháng.
Vitamine E: giúp tăng cường sức đề kháng của gia cầm, bảo vệ niêm mạc
thần kinh.
Vitamine C: tham gia tổng hợp collagen của cơ thể, tham gia quá trình hô
hấp mô bào, chống stress, tăng cường các phản ứng oxy hóa khử, tăng cường khả
năng tạo huyết sắc tố, tăng cường sức đề kháng của cơ thể (Lâm Minh Thuận,
2004).
2.2.4.5 Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Nhiệt độ: nhiệt độ lạnh và kéo dài thì quá trình oxy hoá trong mô bào giảm,
cơ thể giảm lượng bạch cầu, giảm tác dụng thực bào, cơ thể giảm phản ứng miễn
dịch, giảm khả năng diệt trùng, cuối cùng là gà dễ bị nhiễm mầm bệnh.
Nhiệt độ quá cao thì chức năng thực bào cũng bị giảm, khả năng diệt trùng
cũng giảm làm gà dễ bị mầm bệnh tấn công.

6


Độ ẩm: khi độ ẩm cao thì khả năng tiêu hoá ở gà thấp, tăng trọng giảm, tạo
điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Độ ẩm thấp thì khả năng khuếch tán bụi cao
trong chuồng, ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp và dễ làm lây lan mầm bệnh trong

chuồng.
Khí độc: cũng là một yếu tố làm giảm sức đề kháng ở gà, giúp mầm bệnh
sinh sôi nảy nở. Một số khí độc đáng lưu ý trong chăn nuôi gà như khí NH 3 , gây
ngộ độc cho gà; khí CO 2 , không độc nhưng nồng độ cao ảnh hưởng đến quá trình
trao đổi chất và tình trạng chung của cơ thể gia cầm, giảm ngon miệng, giảm sức đề
kháng; khí H 2 S, kích thích niêm mạc hô hấp, mắt gây viêm, phá huỷ hồng cầu gây
thiếu máu (Hồ Thị Kim Hoa, 2009).
2.3 Hệ thống miễn dịch ở gia cầm
2.3.1 Cơ quan dạng lympho
Cũng như trên thú, hệ thống cơ quan dạng lympho của gia cầm được chia
làm hai loại: cơ quan dạng lympho trung ương và cơ quan dạng lympho địa phương.
2.3.1.1 Cơ quan dạng lympho trung ương
Bao gồm tuyến Thymus, túi Fabricius và tủy xương. Là những cơ quan kiểm
soát sự sản xuất và biệt hoá tế bào lympho B và T. Quá trình biệt hoá của lympho
bào không cần sự kích thích của kháng nguyên (tế bào nguồn, stem cell, biệt hoá
thành lympho B và T) (Lâm Thị Thu Hương, 2009).
Tuyến Thymus: là một chuỗi hạch nằm ở phía trước vách trung thất, kéo dài
đến tận cổ và có khi kéo đến tuyến giáp. Trong quá trình phát triển của cá thể, tuyến
ức là cơ quan lympho được hình thành sớm nhất của hệ miễn dịch. Các tế bào dạng
lympho ở tuyến ức không phải được hình thành tại chỗ mà do nơi khác di trú đến.
Những thí nghiệm gần đây cho thấy ở vào ngày ấp thứ sáu tuyến ức sản sinh ra một
chất gọi là “yếu tố hoạt động hoá học” thu hút nguyên bào và cho phép chúng di
chuyển vào dòng máu đến mô tuyến ức. Tuyến ức tiếp nhận nguyên bào và biến
chúng thành tế bào lympho T thành thục. Ngay sau khi tế bào lympho T thành thục
có khả năng tham gia đáp ứng miễn dịch chúng được di chuyển ra máu và đến khắp
tổ chức lympho thứ cấp. Ngày nay người ta biết rõ tuyến ức là cơ quan có nhiệm vụ

7



đào tạo các tế bào non trẻ thành các lympho T trưởng thành để đảm nhiệm chức
năng riêng biệt (Azad và cs,1985, trích dẫn Bùi Trần Anh Đào, 1998).
Túi Fabricius: có dạng giống hình cầu nằm phía trên lỗ huyệt và có ống
thông với lỗ huyệt. Đây là nơi trưởng thành, biệt hoá và chọn lọc tế bào lympho B.
Vào khoảng ngày thứ 5 sau khi ấp, tại phần cuối lỗ huyệt của phôi có hình thành
một túi hướng về phía trong, đến ngày 10 – 12 các liên bào của túi phát triển nhiều
xâm nhập vào các tổ chức liên kết, sau đó các tế bào dạng lympho được di trú đến
tuyến để trở thành các tế bào lympho B trưởng thành.
Ở gà túi Fabricius phát triển đạt kích thước lớn nhất ở tháng 4 sau đó kích
thước nhỏ dần và mất hẳn vào tháng 11, 12.
Người ta làm thí nghiệm cắt bỏ túi Fabricius ở phôi gà lúc 17 ngày tuổi thì
thấy gà con không có đáp ứng miễn dịch dịch thể, vùng của tế bào B trong các nang
lympho địa phương thưa thớt. Các nang lympho không rõ ràng và không có các
trung tâm mầm (Winterfeil và cs,1962, trích dẫn Bùi Trần Anh Đào, 1999).
Tuỷ xương: là một cơ quan đa chức năng ở thú trưởng thành, cung cấp các
tế bào máu và là nơi sản xuất các tế bào nguồn để biệt hoá thành các tế bào tham gia
vào đáp ứng miễn dịch (Lâm Thị Thu Hương, 2009).
2.3.1.2 Cơ quan lympho địa phương
Ở gia cầm cơ quan dạng lympho địa phương bao gồm: hạch lympho dưới
mắt (tuyến harder), lách, hạch hạnh nhân manh tràng, tuỷ xương (Lâm Thị Thu
Hương, 2009).
Tuyến Harder: có hình tròn hoặc hình bầu dục tập trung thành từng đám,
trong hạch chứa đầy đủ tế bào lympho T, B trưởng thành và phân bố thành hai
vùng. Vùng vỏ cạn có các lympho chứa chủ yếu các nang lympho B và vùng vỏ sâu
chứa chủ yếu các lympho T.
Lách: chia làm 2 phần là tuỷ đỏ và tuỷ trắng. Tuỷ đỏ gồm nhiều xoang chứa
đầy hồng cầu. Tuỷ trắng là tổ chức dạng lympho, được chia làm hai vùng là vùng
chứa lympho B và vùng chứa lympho T.

8



Hạch hạnh nhân manh tràng: cơ quan lympho địa phương ở manh tràng,
tập trung thành đám và có cấu trúc giống như hạch lympho. Trong hạch có các nang
chứa lympho B và lympho T. Các nang này đều có tâm điểm mầm là nơi xảy ra các
đáp ứng miễn dịch mạnh.
Mảng peyer đường ruột: thấy rõ ở hồi tràng, đó là tập hợp các nang bạch
huyết nằm ở lớp đệm của niêm mạc. Những nang bạch huyết lớn được gọi là nang
kín. Nang kín chiếm cả bề cao của niêm mạc và lan sâu xuống tầng dưới niêm.
Mảng Peyer chủ yếu chứa lympho bào B.
2.3.2 Hệ thống các tế bào có chức năng miễn dịch
2.3.2.1 Lympho B: có vai trò quan trọng trong miễn dịch dịch thể. Khi có sự kích
thích của kháng nguyên, tế bào B sẽ biệt hoá thành chuỗi các tế bào Plasma rồi tiết
ra kháng thể.
2.3.2.2 Lympho T: có vai trò quan trọng trong miễn dịch tế bào. Khi kháng nguyên
xâm nhập vào cơ thể sẽ được các đại thực bào bắt giữ và xử lý rồi trình diện cho các
tế bào lympho T. Lympho T gồm nhiều quần thể có chức năng khác nhau:
Lympho T I (Inducer T cells): T I tiết ra MAF (Macrophage Activiting
Factor) khi nhận được tín hiệu trình diện kháng nguyên của đại thực bào, MAF kích
thích đại thực bào tiết ra ILT 1 (Inter Leukin – 1) và ILT 1 kích thích T I tiết ra ILT 2
để hoạt hoá các lympho T khác.
Lympho T c (Cytotoxic T Cells): có khả năng nhận biết các tế bào có kháng
nguyên lạ và trực tiếp tiêu diệt, không những vậy người ta còn tìm thấy ở T c khả
năng nhận biết những tế bào có chứa mầm bệnh bên trong và tiêu diệt trước khi
mầm bệnh sản sinh.
Lympho T HB (Helper T Cells For Cells): có chức năng hỗ trợ lympho B.
Chúng tăng sinh và tiết ra yếu tố hoà tan, cùng với kháng nguyên là hai tín hiệu để
kích thích lympho B hoạt hoá thành tế bào Plasma sản xuất ra kháng thể.
Lympho T DTH (Delayed Type Hyper Sentivity T Cells): có chức năng tiết ra
lymphokin tác động lên nhiều tế bào khác.

Lympho T FR (Feed back Regulator T Cells): điều hoà đáp ứng miễn dịch.

9


Lympho T S (Suppresson T Cells): giữ cho đáp ứng miễn dịch ở mức ổn
định.
2.3.2.3 Bạch cầu đơn nhân lớn (Monocyte): có vai trò thực bào những vật lạ trong
cơ thể. Khi thực bào những vật lạ là kháng nguyên thì đại thực bào sẽ trình diện lên
những tế bào có thẩm quyền miễn dịch.
Những bạch cầu đơn nhân lớn chui ra khỏi mạch máu và hoạt động ở mô bào
gọi là đại thực bào.
2.3.2.4 Bạch cầu trung tính (Neutrophils): còn gọi là tiểu thực bào. Bạch cầu
đóng vai trò quan trọng trong miễn dịch không đặc hiệu và phản ứng viêm của cơ
thể.
2.3.2.5 Bạch cầu ái toan (Eosinophils): thường có mặt ở nơi xảy ra phản ứng viêm
do ký sinh trùng. Ở gia cầm chức năng không rõ ràng.
2.3.2.6 Bạch cầu ái kiềm (Basophils): khi chui ra khỏi mạch máu được gọi là tế
bào Mast, chứa nhiều Histamin. Màng tế bào bị tổn thương sẽ giải phóng Histamin
gây phản ứng tức thời như sưng mắt, chảy nước mũi. Các phản ứng này ở gia cầm
cũng không được rõ ràng (Lâm Thị Thu Hương, 2009).
2.3.3 Hệ thống Ig (Immunoglobulin) ở gà
Nếu gà mẹ được chủng vaccine bảo đảm thì sau 14 – 15 ngày trong huyết
thanh gà mẹ đã có kháng thể, sau 25 ngày kháng thể được truyền qua lòng đỏ và
tuần hoàn trong phôi ở ngày ấp thứ 13. Khi mới nở lượng kháng thể trong gà con
ngang với lượng kháng thể trong huyết thanh gà mẹ, và hàm lượng kháng thể này
tồn tại trong gà con biến động từ 14 – 24 ngày tuổi.
Đến nay người ta biết được Ig của gà gồm chủ yếu 3 lớp: IgG, IgA, IgM.
IgG: có trọng lượng phân tử 165.000 – 180.000; nồng độ bình thường trong
huyết thanh 5 -7 mg%. IgG có thể truyền từ gà mẹ sang gà con qua lòng đỏ trứng

(nên còn gọi là IgY) và kháng thể này đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu
của cuộc sống. Sự sản xuất IgG được bắt đầu từ ngày thứ 3 sau khi nở. Kháng thể
mẹ truyền sẽ giảm dần sau khi nở và mất hẳn vào ngày thứ 25.

10


Chức năng của IgG là trung hoà độc tố, tham gia phản ứng ngưng kết, phản
ứng Arthus, bảo vệ gà con giai đoạn đầu của cuộc sống.
IgA: có trọng lượng phân tử 170.000 – 200.000, phân bố ở dịch tiết của các
xoang tự nhiên, dịch mật, niêm mạc ruột và trong huyết thanh. IgA truyền từ gà mẹ
sang gà con qua lòng trắng trứng.
Chức năng của IgA là tham gia phản ứng ngưng kết, tham gia miễn dịch tại
chỗ của niêm mạc đường tiêu hoá và hô hấp, bảo vệ gà con trong giai đoạn đầu của
cuộc sống.
IgM: có trọng lượng phân tử 880.000 – 890.000, nồng độ bình thường trong
huyết thanh là 1 – 2mg%. IgM truyền từ gà mẹ sang gà con qua lòng trắng trứng và
tham gia miễn dịch tại chỗ ở niêm mạc đường tiêu hoá, bảo vệ gà con trong những
ngày đầu của cuộc sống.
Chức năng của IgM là tham gia phản ứng ngưng kết đặc biệt vi khuẩn G (-)
và phản ứng Arthus. IgM thường xuất hiện sớm nhất khi có kháng nguyên xâm
nhập (Porter, 1958, trích dẫn bởi Lâm Thị Thu Hương, 2009).
2.3.4 Vaccine
Khái niệm về vaccine: là các chế phẩm sinh học được điều chế từ chính tác
nhân gây bệnh (toàn phần hay một phần), sản phẩm của chúng, được làm giảm hay
mất độc lực, khi được đưa vào cơ thể đối tượng được hưởng vaccine (bằng các
phương pháp khác nhau) thì không có khả năng gây bệnh cho đối tượng đó nhưng
đều có khả năng kích thích sinh miễn dịch (dịch thể hay tế bào) (Lâm Thị Thu
Hương, 2009).
Nguyên lý phòng bệnh bằng vaccine: Khi vaccine được đưa vào cơ thể thú,

nó không còn khả năng gây được bệnh hoặc chỉ gây ra một bệnh rất nhẹ, không có
hại cho thú. Trái lại nó có ích vì nó gây ra ở thú một phản ứng làm cho thú được
bảo hộ chống lại mầm bệnh, phản ứng ấy được gọi là một đáp ứng miễn dịch. Đáp
ứng miễn dịch tạo ra trong cơ thể thú những chất gọi là kháng thể. Kháng thể hiện
diện chủ yếu trong huyết thanh, miễn dịch này được gọi là miễn dịch dịch thể
(Nguyễn Bá Hiên, 2010).

11


Đáp ứng miễn dịch cũng tạo ra những tế bào có vai trò tiêu diệt mầm bệnh,
miễn dịch này gọi là miễn dịch tế bào.
Tiêu chuẩn đánh giá vaccine
An toàn : phản ứng phụ ít hoặc không có (phản ứng chung, dị ứng, cục bộ,
nhiễm khuẩn, vô hoạt không đủ)
Hiệu lực: phải tạo được sự bảo hộ cần thiết.
Ngăn cản hoặc giảm sự nhân lên của mầm bệnh khi sơ nhiễm. Ngăn hoặc
giảm sự tồn tại hoặc hoạt hoá trở lại của mầm bệnh. Ngăn không cho xảy ra bệnh
hoặc giảm cường độ bệnh sau khi bị mầm bệnh xâm nhập. Ngăn không cho truyền
mầm bệnh sang con vật không miễn dịch. Phải bảo hộ được phôi thai, đàn con. Chi
phí thấp (Lâm Thị Thu Hương, 2009)
Một số thất bại trong phòng bệnh bằng vaccine
Do cơ thể: còn kháng thể mẹ truyền; thú đang ủ bệnh; ức chế miễn dịch di
truyền, hóa chất, hoặc do vi sinh vật, tuổi, dinh dưỡng.
Do vaccine: kém phẩm chất hoặc không đúng chủng lưu hành, còn tính
cường độc đối với thú cảm thụ, bảo quản không tốt, quá hạn sử dụng.
Do yếu tố khác: chủng không đúng kỹ thuật, do thuốc sát trùng, phục hồi
vaccine đông khô bằng dung môi không đạt yêu cầu, tác động của kháng sinh (đối
với vaccine sống) (Lê Anh Phụng, 2009).
2.4 Bệnh Gumboro

2.4.1 Khái niệm
Gumboro là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất lây lan trên gà do virus gây ra. Tế
bào lympho B là tế bào đích của virus và mô lympho của túi Fabricius (F) bị ảnh
hưởng một cách nặng nề (Nguyễn Phước Ninh, 2010).
2.4.2 Lịch sử và phân bố địa lý
Gumboro là một vùng thuộc bang Delaware (Hoa kỳ), nơi đầu tiên ghi nhận
loại bệnh truyền nhiễm mới này của gia cầm.
Bệnh Gumboro được phát hiện từ năm 1957, nhưng đến năm 1962 mới được
Cosgrove mô tả cặn kẽ. Lúc đầu tiên người ta gọi bệnh là Avian Nephrosis (viêm

12


thận) do có bệnh tích nghiêm trọng ở thận và coi đây là sự biến đổi bệnh tích sơ cấp
của bệnh Gumboro.
Năm 1970, Hitchner chính thức đề nghị gọi bệnh do Corgrove phát hiện là
bệnh viêm túi Fabricius truyền nhiễm (Infections Bursal Disease – IBD) hay còn gọi
là bệnh Gumboro để ghi nhớ địa danh, nơi phát hiện ra bệnh đầu tiên.
Virus gây bệnh được gọi là virus gây viêm túi Fabricius truyền nhiễm
(Infection Bursal Disease virus – IBDV).
Đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bệnh và phương thức
phòng chống nhưng bệnh Gumboro vẫn là một bệnh nguy hiểm, đặc biệt là khía
cạnh suy giảm miễn dịch mà chúng gây ra.
Từ khi phát hiện đến nay IBD đã xảy ra khắp nơi trên thế giới, phần lớn tập
trung ở các trại gà chăn nuôi gà công nghiệp ở Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc…
Ở Việt Nam, từ năm 1982, chuyên gia Hunggari và Việt Nam đã phát hiện
bệnh ở một số trại gà ở miền Bắc, nhưng bệnh chưa được chú ý. Năm 1983, bệnh đã
được Lê Văn Năm phát hiện đầu tiên tại Viện Chăn Nuôi Quốc Gia và công bố
chính thức vào các năm 1986, 1989. Năm 1987, bệnh Gumboro xảy ra tại trại gà
Phúc Thịnh (Hà Nội) làm chết 55.467 con. Thoạt đầu người ta nghĩ là do Newcastle

nhưng qua dấu hiệu lâm sàng, bệnh tích và những chẩn đoán phân biệt khác người
ta coi đó là bệnh Gumboro. Năm 1990, Nguyễn Tiến Dũng đã phân lập được căn
nguyên gây bệnh. Cũng trong năm này một ổ dịch xảy ra tại xí nghiệp chăn nuôi gà
Bình An nghi là Newcaslte ghép với Gumboro làm chết 9.500 con. Những năm gần
đây Gumboro xảy ra khắp nơi trên toàn quốc và sự quan tâm đến bệnh đã ngày một
nhiều hơn, chú trọng hơn (Lê Văn Năm, 1999).
2.4.3 Căn bệnh
Bệnh Gumboro do virus thuộc họ Birnaviridae.
Giống Avibinavirus.
Loài Infectious busal disease virus.
Hình thái cấu trúc và phân loại virus Gumboro

13


Kích thước khoảng 50 – 60 nm. Virus có dạng hình khối nhiều góc cạnh, cấu
trúc dạng trần, không có vỏ bọc lipid (Envelop), acid nhân là RNA, 2 sợi được bọc
bởi lớp protein hay còn gọi là capsid. Vỏ capsid của virus Gumboro gồm 32
capsomer đan chéo nhau tạo thành. Mỗi capsomer được cấu tạo từ 4 loại protein
khác nhau là VP1 (90KD), VP2 (41KD), VP3 (32KD), VP4 (28KD). Trong đó:
VP2 và VP3 là protein chính của virus. VP2 kích thích cơ thể sinh ra kháng thể
trung hoà gọi là kháng nguyên đặc hiệu type (specific antigen). VP3 kích thích cơ
thể sản sinh kháng thể kết tủa được gọi là kháng nguyên đặc hiệu nhóm.
VP1: RNA – polymerase của virus.
VP4: protease của virus.
Ngoài ra, người ta còn biết 2 protein mới của virus là VP5 (21KD) và VPx
nhưng chức năng chưa biết rõ.
Virus Gumboro có 2 type kháng nguyên gọi là serotype I và serotype II.
Serotype I gây bệnh cho gà, có 6 chủng. Serotype II gây bệnh ẩn tính trên gà và gà
tây. Hai serotype chỉ có sự tương đồng 30% về kháng nguyên nên chúng không có

tính tạo miễn dịch chéo (Reran và cs, 1970, trích dẫn Bùi Trần Anh Đào).
2.4.4 Sức đề kháng của virus Gumboro
Do cấu trúc không có vỏ nên virus Gumboro có sức đề kháng rất cao với các
yếu tố lý hoá học và môi trường ngoại cảnh. Virus không bị vô hoạt bởi ether và
chloroform. 60oC vẫn duy trì sức gây bệnh trong 90 phút. 56oC tồn tại được 5 giờ.
Virus không bị ảnh hưởng trong dung dịch phenol 0,5%/1 giờ/30oC. Virus bị tiêu
diệt bởi các phức hợp iodine. Trong dung dịch formol 0,5% tồn tại được 6h. Bị tiêu
diệt sau 10 phút trong chloramin 0,5%. Virus có thể tồn tại trong chuồng trại, dụng
cụ chăn nuôi khoảng 52 tuần (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2010).
Ở Việt Nam, việc tiêu độc sát trùng chuồng trại, thiết bị chăn nuôi thường
dùng Formalin 3 – 5% là hiệu quả nhất. Có thể kết hợp với chloramin 0,5 – 1%
phun lên nền chuồng hoặc ngâm dụng cụ để diệt virus Gumboro.

14


×