Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM MAGIC POWDER VỀ KHẢ NĂNG PHÒNG BỆNH VÀ NĂNG SUẤT TRÊN HEO SAU CAI SỮA TẠI XÍ NGHIỆP HEO GIỐNG CẤP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.87 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM MAGIC
POWDER VỀ KHẢ NĂNG PHÒNG BỆNH VÀ
NĂNG SUẤT TRÊN HEO SAU CAI SỮA TẠI
XÍ NGHIỆP HEO GIỐNG CẤP 1

Sinh viên thực hiện : CAO CHÍ THANH
Lớp

: DH06DY

Ngành

: Dược Thú Y

Niên khóa

: 2006 - 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y


***************

CAO CHÍ THANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM MAGIC
POWDER VỀ KHẢ NĂNG PHÒNG BỆNH VÀ
NĂNG SUẤT TRÊN HEO SAU CAI SỮA TẠI
XÍ NGHIỆP HEO GIỐNG CẤP 1
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ Thú Y
chuyên ngành Dược

Giáo viên hướng dẫn
TS. Trần Thị Quỳnh Lan

Tháng 8/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên: Cao Chí Thanh
Tên luận văn: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM MAGIC
POWDER VỀ KHẢ NĂNG PHÒNG BỆNH VÀ NĂNG SUẤT TRÊN HEO
SAU CAI SỮA TẠI XÍ NGHIỆP HEO GIỐNG CẤP 1 ”.
Đã hoàn thành khoá luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày
Giáo viên hướng dẫn

TS. Trần Thị Quỳnh Lan


ii


LỜI CẢM TẠ
Xin kính dâng đến cha mẹ sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc nhất về công
ơn sinh thành, dưỡng dục và đặc biệt là sự hy sinh cao đẹp của Người suốt cả cuộc
đời tận tụy tất cả vì con.
 Biết ơn sâu sắc
T.S Trần Thị Quỳnh Lan đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt những
kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
 Chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Ban Chủ
Nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Bộ môn nội dược và toàn thể quý thầy cô khoa
Chăn Nuôi – Thú Y đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong những năm theo
học tại trường.
 Trân trọng cảm ơn
Sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban Giám Đốc Xí Nghiệp Heo Giống Cấp 1, đặc
biệt là sự hổ trợ của Chú Tân, Chị Lệ, Cô Mười, bạn Trung, bạn Toàn cùng các anh
chị em trong tổ hậu bị, toàn thể anh chị em trong Xí nghiệp heo giống cấp 1, Trần
Anh Sử của công ty Virbac đã tạo điều kiện tôi hoàn thành tốt đẹp thí nghiệm.
 Cảm ơn
Xin gởi đến toàn thể người thân trong gia đình, toàn thể bạn bè trong và
ngoài lớp dược thú y khóa 32 lòng quý mến và sự biết ơn chân thành nhất.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2011
Sinh viên

Cao Chí Thanh

iii



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của chế phẩm Magic Powder về khả
năng phòng bệnh và năng suất trên heo sau cai sữa tại xí nghiệp heo giống cấp 1”
thực hiện từ ngày 01/01/2011 đến ngày 30/05/2011. Thí nghiệm được bố trí theo
kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố trên 102 con heo, tất cả heo đều có sức khỏe
tốt, trọng lượng bình quân của heo lúc bắt đầu thí nghiệm trung bình 14 kg. Thử
nghiệm kéo dài từ ngày 01/03/2011 đến ngày 30/05/2011. Bao gồm 3 giai đoạn
cách nhau 2 tuần, mỗi giai đoạn bổ sung chế phẩm 2 tuần. Trong đó:
Lô đối chứng sử dụng khẩu phần thức ăn căn bản không có bổ sung chế
phẩm Magic Powder. Lô thí nghiệm sử dụng khẩu phần thức ăn căn bản có bổ sung
chế phẩm Magic Powder với liều lượng 1 kg/tấn thức ăn.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Tăng trọng bình quân ở lô đối chứng (52,07 kg/con) thấp hơn ở lô thí nghiệm
(53,83 kg/con), tăng trọng tuyệt đối trung bình ở lô đối chứng (650,8 g/con/ngày)
thấp hơn lô thí nghiệm (672,9 g/con/ngày).
CSCHTA ở lô thí nghiệm (2,36 kgTA/kgTT) cao hơn lô đối chứng (2,35
kgTA/kgTT).
Không có sự khác biệt giữa lô đối chứng và lô thí nghiệm về tỉ lệ tiêu chảy.
Tỉ lệ ngày con hô hấp ở lô đối chứng (0,4 %) cao hơn lô thí nghiệm (0,1 %).
Đặc biệt tỉ lệ bệnh do nguyên nhân bệnh khác lô đối chứng (1,02 %) cũng cao hơn
lô thí nghiệm (0,2 %).
Về hiệu quả kinh tế, chưa giảm được chi phí trong chăn nuôi. Chi phí cho
một kg tăng trọng lô đối chứng là 28.633 đồng, lô thí nghiệm 28.801 đồng.

iv


MỤC LỤC

TRANG
Trang tựa ......................................................................................................................i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn .............................................................................ii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH .........................................................................................x
Chương 1 .....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu..................................................................................................................2
Chương 2 .....................................................................................................................3
TỔNG QUAN .............................................................................................................3
2.1 Đặc điểm tiêu hóa của heo con .............................................................................3
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trọng heo con sau cai sữa ...................................3
2.2.1 Bệnh đường tiêu hóa ..........................................................................................3
2.2.2 Bệnh đường hô hấp ............................................................................................7
2.3 Bệnh truyền nhiễm ................................................................................................8
2.4 Giới thiệu về sản phẩm Magic powder ...............................................................10
2.4.1 Giới thiệu..........................................................................................................10
2.4.2 Cảm quan và đặc tính .......................................................................................10
2.4.3 Thành phần .......................................................................................................10
2.4.4 Công dụng ........................................................................................................10
2.4.5 Cách sử dụng ....................................................................................................11
2.4.6 Bảo quản...........................................................................................................11
2.5 Giới thiệu các thảo dược chính có trong sản phẩm Magic powder ....................11

v



2.5.1 Liên kiều (Forsythia suspensa Vahl) ...............................................................11
2.5.2 Hoàng cầm .......................................................................................................13
2.5.3 Kim ngân hoa ...................................................................................................14
2.5.4 Cam thảo ..........................................................................................................15
2.5.5 Hoàng kỳ ..........................................................................................................17
2.5.6 Câu kỷ tử ..........................................................................................................19
2.5.7 Gừng .................................................................................................................21
2.6 Cơ sở khoa học cho việc dùng thảo dược bổ sung trong thức ăn gia súc ...........23
2.7 Giới thiệu sơ lược về xí nghiệp giống cấp 1 .......................................................24
Chương 3 ...................................................................................................................26
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................26
3.1. Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm ......................................................26
3.1.1. Thời gian .........................................................................................................26
3.1.2. Địa điểm ..........................................................................................................26
3.2. Nội dung và phương pháp thí nghiệm................................................................26
3.2.1 Đối tượng khảo sát ...........................................................................................26
3.2.2 Nội dung đề tài .................................................................................................26
3.2.2 Bố trí thí nghiệm ..............................................................................................26
3.2.3 Thức ăn và nước uống thí nghiệm ...................................................................27
3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ...............................................................................29
3.3.1 Quy trình vệ sinh, chăm sóc .............................................................................29
3.3.2 Tăng trọng ........................................................................................................29
3.3.3 Tiêu thụ thức ăn trên ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn .................................29
3.3.4 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (TLNCTC %) ...........................................................30
3.3.5 Tỷ lệ ngày con có triệu chứng hô hấp (TLNCTCHH %).................................30
3.3.6 Tỷ lệ các bệnh do nguyên nhân khác ...............................................................30
3.3.7 Tỷ lệ chết và loại thải .......................................................................................30
3.3.8 Hiệu quả kinh tế ...............................................................................................30

3.4 Xử lý số liệu ........................................................................................................31

vi


Chương 4 ...................................................................................................................32
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................................32
4.1 Quy trình vệ sinh, chăm sóc ................................................................................32
4.1.1 Nhiệt độ chuồng trại .........................................................................................32
4.1.2 Sát trùng chuồng trại ........................................................................................33
4.2 Tăng trọng ...........................................................................................................33
4.2.1 Tăng trọng bình quân .......................................................................................33
4.2.2 Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) ...........................................................................35
4.3 Khả năng tiêu thụ thức ăn ...................................................................................36
4.3.1 Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân ....................................................................36
4.3.2 Chỉ số chuyển hoá thức ăn (CSCHTA) ............................................................38
4.4 Khảo sát tình hình tiêu chảy và triệu chứng hô hấp ............................................39
4.4.1 Tỉ lệ tiêu chảy ...................................................................................................39
4.4.2 Tỉ lệ ngày con có triệu chứng hô hấp ...............................................................40
4.5 Tỉ lệ các bệnh do nguyên nhân khác ...................................................................41
4.6 Tỉ lệ chết và loại thải ...........................................................................................42
4.7 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................43
Chương V ..................................................................................................................46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................46
5.1 Kết luận ...............................................................................................................46
5.2 Đề nghị ................................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................47
PHỤ LỤC ..................................................................................................................51

vii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSCHTA

: Chỉ số chuyển hóa thức ăn



: Giai đoạn

PPRS

: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome

TATT

: Thức ăn tiêu thụ

TA

: Thức ăn

T.G.E

: Transmissible Gastro - Enteritis

TL

: Trọng lượng


TLC

: Tỉ lệ chết

TT

: Tăng trọng

TTBQ

: Tăng trọng bình quân

TLNCTC

: Tỉ lệ ngày con tiêu chảy

TLNCTCHH

: Tỉ lệ ngày con có triệu chứng hô hấp

TTTĐ

: Tăng trọng tuyệt đối

TTTĐTB

: Tăng trọng tuyệt đối trung bình

VietGAP


: Vietnamese good agricultural practices

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Mức nhiệt độ thích hợp cho heo con từng giai đoạn ...................................4
Bảng 2.2 Qui trình tiêm phòng cho các loại heo của xí nghiệp ................................25
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ………………………………………………….27
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn Delice B .................................................28
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn 1505* ...............................................28
Bảng 4.1 Bảng theo dõi nhiệt độ chuồng trại ............................................................32
Bảng 4.2 Mức nhiệt độ thích hợp cho heo con từng giai đoạn .................................32
Bảng 4.3 Trọng lượng và tăng trọng bình quân ........................................................33
Bảng 4.4 Kết quả tăng trọng tuyệt đối của heo .........................................................35
Bảng 4.5 Kết quả lượng thức ăn tiêu thụ bình quân (kg/con/ngày) ..........................36
Bảng 4.6 Chỉ số chuyển hoá thức ăn .........................................................................38
Bảng 4.7 Tỉ lệ ngày con có triệu chứng hô hấp (TLNCTCHH %) ...........................40
Bảng 4.8 Tỉ lệ ngày con bệnh do nguyên nhân khác ................................................42
Bảng 4.10 Giá thức ăn và thuốc sử dụng trong quá trình thí nghiệm .......................44

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cây và quả Liên kiều .................................................................................12
Hình 2.2 Cây Hoàng cầm và quả ..............................................................................13
Hình 2.3 Cây và hoa Kim ngân .................................................................................15
Hình 2.4 Cam thảo bắc ..............................................................................................16

Hình 2.5 Cây và rễ Hoàng kỳ ....................................................................................17
Hình 2.6 Cây và quả Kỷ tử........................................................................................20
Hình 2.7 Gừng ...........................................................................................................22
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm...............................................................................27

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Kiểm soát và phòng bệnh cũng như đảm bảo sự phát triển tối ưu cho heo
luôn luôn là vấn đề được nhắc đến trong chăn nuôi. Vì thế, nhiều chế phẩm đã được
nghiên cứu, ứng dụng nhằm phòng ngừa một số bệnh và cải thiện tăng trọng.
Trên thế giới, xu hướng nhân loại ngày càng ưa chuộng thuốc có nguồn gốc
từ các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học do hạn chế được sự đề kháng
kháng sinh và ít độc. Trung Quốc hằng năm sử dụng 700000 tấn dược liệu, tách
chiết các hoạt chất để sản xuất khoảng 7000 mặt hàng, doanh thu trên 18 tỷ USD.
Ấn Độ cung cấp 12 % nhu cầu dược liệu thế giới. Các nước Châu Âu và Châu Mỹ
dùng thuốc có các hoạt chất thiên nhiên cũng ngày càng nhiều. Ở Việt Nam số
lượng thuốc có nguồn gốc dược liệu gồm các hoạt chất thiên nhiên giàu hoạt tính
sinh học chiếm từ 30 % đến 40 % số thuốc sản xuất trong nước. Mặc dù vậy, số
lượng các chế phẩm sinh học sử dụng trong thú y còn tương đối hạn chế
Trong xu hướng chung của sản xuất dược phẩm. Để đáp ứng với nhu cầu thị
trường thuốc thú y, bột dược liệu với tên gọi tạm thời là Magic Powder của Virbac
đã xuất hiện. Magic Powder là một sản phẩm tự nhiên được chiết từ 7 loại thảo
dược chính (Liên kiều, Hoàng cầm, Kim ngân hoa, Cam thảo bắc, Hoàng kỳ, Câu
kỷ, Gừng) với mục đích bổ sung vào thức ăn để phòng bệnh, nâng cao sức đề kháng
và cải thiện tăng trọng trong quá trình nuôi dưỡng heo.
Để đánh giá hiệu quả của chế phẩm Magic Powder, được sự đồng ý của

Khoa Chăn Nuôi Thú Y và Trại heo giống cấp 1, công ty Virbac cùng với sự hướng
dẫn của TS. Trần Thị Quỳnh Lan, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả
của chế phẩm Magic powder về khả năng phòng bệnh và năng suất trên heo

1


sau cai sữa tại xí nghiệp heo giống cấp 1”.
1.2 Mục đích
• Tìm hiểu tác động của chế phẩm được sản xuất từ các loại thảo dược mang
tên Magic Powder trên khả năng phòng bệnh cũng như khả năng tăng trưởng
của heo trong giai đoạn sau cai sữa.
• Từ các kết quả của đề tài sẽ có những nghiên cứu tiếp theo về thành phần
cũng như liều lượng thích hợp để đảm bảo có một chế phẩm tốt trong chăn
nuôi heo.
1.3 Yêu cầu
• Theo dõi, ghi nhận quy trình vệ sinh, nuôi dưỡng, chăm sóc heo thí nghiệm
• Theo dõi tình hình bệnh trên heo thí nghiệm
• Theo dõi khả năng tăng trọng và chỉ số chuyển hóa thức ăn.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm tiêu hóa của heo con
Heo sau cai sữa có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Sau khi cai sữa, chế độ ăn
của heo con có sự thay đổi đột ngột từ nguồn sữa rất giàu dinh dưỡng, dễ tiêu sang
thức ăn khô khó tiêu và kém ngon miệng hơn. Chính vì vậy, heo con dễ bị stress và
có những rối loạn tiêu hóa do thiếu một số enzyme cần thiết (Trương Lăng, 2003).

Trong giai đoạn này, vi sinh gây bệnh phát triển trong đường tiêu hóa
(Nguyễn Ngọc Tuân, Trần Thị Dân, 1997), nhóm vi khuẩn có lợi sẽ giảm nhanh
chóng, thay vào đó là sự phát triển các dòng vi khuẩn có hại khác trong đường ruột.
Nếu gặp cơ hội thuận lợi, những vi khuẩn này tăng nhanh về số lượng, lấn áp nhóm
vi khuẩn có lợi gây rối loạn đường tiêu hóa và các bệnh khác, ảnh hưởng lớn đến
tăng trọng của heo con.
Axit clorhydric (HCl) tự do xuất hiện trong thời điểm 25 - 30 ngày tuổi, khả
năng diệt khuẩn tốt nhất vào 40 - 50 ngày tuổi. Xuất hiện HCl trong dạ dày heo con
là yếu tố quan trọng trong sự phát triển khả năng tiêu hoá thức ăn của heo con, làm
giảm pH trong dạ dày tạo điều kiện thích hợp cho men pepsin hoạt động. Vai trò
của men pepsin đạt hiệu quả tốt nhất khi heo con được 3 tuần tuổi, lúc bộ máy tiêu
hoá gần như hoàn chỉnh.
Với các lý do trên, sau khi cai sữa bộ máy tiêu hoá của heo con cần phải có
thời gian để thay đổi hình thái, cấu tạo và hoạt động sinh lý để thích ứng với điều
kiện sống mới.
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trọng heo con sau cai sữa
2.2.1 Bệnh đường tiêu hóa
Bệnh đường tiêu hoá quan trọng hay xảy ra nhất ở heo con là tiêu chảy.

3


Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý xảy ra trên các loài động vật với các đặc
điểm: gia tăng lượng phân thải ra hằng ngày, gia tăng lượng nước trong phân, gia
tăng số lần thải phân (Đỗ Hiếu Liêm, 1998).
Bệnh tiêu chảy heo con thường xảy ra từ 1 - 12 ngày tuổi và cũng chiếm tỉ lệ
cao ở giai đoạn sau đó, bệnh diễn biến ở nhiều mức độ khác nhau và nhiều nguyên
nhân gây ra. Đôi khi là biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh như tiêu chảy do E. coli,
phó thương hàn,viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (Nguyễn Như Pho, 1995).
2.2.1.1 Do dinh dưỡng

Ăn quá nhiều, heo con không tiêu hoá hết được thức ăn, thức ăn còn thừa
trong ruột tạo điều kiện cho vi khuẩn E. coli phát triển và gây bệnh (Nguyễn Như
Pho, 2001).
Theo Trần Thị Dân (2003), ở heo cai sữa, thức ăn thay sữa mẹ có thể khó
tiêu hoá hơn sữa, do đó heo con giảm khả năng tiêu hoá, vi sinh vật ruột già dễ lên
men lam giảm hấp thu nước ở đường ruột, hậu quả là heo con bị tiêu chảy.
2.2.1.2 Bệnh do điều kiện ngoại cảnh và chăm sóc nuôi dưỡng
Do sự thay đổi đột ngột điều kiện ngoại cảnh hoặc do thời tiết quá nóng, quá
lạnh hoặc ẩm ướt kéo dài làm heo bị stress dẫn đến rối loạn tiêu hoá gây tiêu chảy.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), khi ẩm độ tương đối
khoảng 60 – 70 % thì mức nhiệt độ thoải mái cho heo là:
Bảng 2.1 Mức nhiệt độ thích hợp cho heo con từng giai đoạn
Trọng lượng (kg)

<10

10 - 15 15 – 30

30 – 60

>60

Nhiệt độ (0C)

26 – 30 22 – 26 18 – 22

16 – 20

14 - 20


Theo Đào Trọng Đạt và ctv (1995), trong những yếu tố tiểu khí hậu thì nhiệt
độ và ẩm độ là quan trọng nhất. Độ ẩm thích hợp cho heo con vào khoảng 75 – 85
%. Do đó, trong những tháng mưa nhiều số heo con tiêu chảy tăng rõ rệt, bệnh số có
thể lên đến 90 – 100 % toàn đàn.

4


Ngoài ra, yếu tố chuồng trại và chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng heo con rất
lớn. Chuồng nuôi cần đem lại sự thoải mái cho heo con sau cai sữa, nghĩa là chuồng
trại có nhiệt độ thích hợp và không có gió lùa. Hệ thống miễn nhiễm của heo con
chỉ hoạt động hoàn chỉnh ở 5 – 6 tuần tuổi, do đó giữ chuồng khô và sạch là biện
pháp hữu hiệu để giảm sự xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể (Nguyễn Ngọc Tuân
và Trần Thị Dân, 1997). Heo con hay cắn phá xung quanh chuồng và ăn thức ăn
thừa ôi thiu, ẩm mốc làm vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu hóa và gây tiêu
chảy.
2.2.1.3 Do vi sinh vật
Trong đường ruột của heo con đã sẵn có những vi sinh vật có lợi:
Lactobacillus, Acidophillus, nấm men, và những vi sinh vật có hại: E. coli,
Samonella. Khi sức đề kháng của heo con yếu sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây
bệnh phát triển.
 Do vi khuẩn
Khi có bất cứ một tác nhân stress tác động vào hệ vi sinh vật đường tiêu hóa,
ảnh hưởng đến cân bằng của quần thể vi khuẩn cư trú sẵn trong đó đều tạo thuận lợi
cho những loài vi khuẩn bất lợi phát triển dẫn đến tiêu chảy.
Sự tăng số lượng E. coli ở bộ máy tiêu hóa là do stress nóng hoặc sau khi
uống nước lạnh. Việc dùng thức ăn có dùng thuốc phòng hoặc chữa bệnh có thể làm
thay đổi trạng thái thẩm thấu của keo niêm mạc ruột, song cũng tiêu diệt nhiều loại
vi khuẩn có lợi.
Đào Trọng Đạt và ctv (1995), các phân tử lớn có thể thẩm thấu được qua lớp

niêm mạc ruột của gia súc non và ở đó sẽ lưu lại các kháng nguyên. Sự hấp thu có
thể kích thích quá trình sinh miễn dịch của cơ thể đang phát triển. Nếu kháng
nguyên là vi khuẩn thì chúng có khả năng phát triển cơ chế gây bệnh làm cho chúng
an toàn trước mọi sự tấn công. Chúng sẽ vượt qua được hàng rào bảo vệ của vật chủ
một cách có hiệu quả. E. coli tỏ ra có khả năng khác thường trong việc này, bởi vì
chúng có thể đổi hướng trong hệ thống vận chuyển NaCl của các tế bào vật chủ lúc

5


gắn vào tế bào. Hơn nữa, vi khuẩn có thể vượt tới các nang thành ruột của biểu mô,
phát triển và sản sinh độc tố ruột (enterotoxin).
Khả năng phát triển tính gây bệnh của vi khuẩn làm cho chúng có thể từ hoại
sinh vô hại biến thành tác nhân gây bệnh. Việc này xảy ra thường là do chúng
kháng thuốc trong quá trình điều trị.
 Do virus
 Tiêu chảy do bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm
Woods và ctv (1996), bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm có tỉ lệ
chết khá cao. Tiêu chảy thường bắt đầu 16 - 30 giờ sau khi heo con tiếp xúc
với virus. Dấu hiệu ban đầu là heo con nôn mửa sau đó là tiêu chảy rất
nhanh, heo bị mất nước, tai cụp, heo càng non càng chết nhanh khi nhiễm
bệnh (trích dẫn bởi Phạm Tất Thắng, 2004).
Bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm do virus nhóm Coronavirus
gây ra. Virus có vỏ bọc dễ bị phá hủy bởi các chất sát trùng nhưng chúng có
khả năng kháng axit.
Khi virus nhóm Coronavirus vào trong các tế bào, nó nhân lên, phá
hủy tế bào trong vòng 4 - 5 giờ. Khi tế bào chết, hàng ngàn phân tử virus
được giải phóng và nhiễm sang các tế bào khác. Sau 4 - 5 chu kì nhân lên
của virus, các tế bào bộ máy tiêu hóa bị giết chết, khi đó các chất dinh dưỡng
không được tiêu hóa, nước không được hấp thu, mất dịch và các chất điện

giải ở cơ thể gây ra tiêu chảy.
 Tiêu chảy do Rotavirus
Linda và ctv (1996), tiêu chảy do Rotavirus thường xảy ra trên heo
con dưới một tháng tuổi, thường được gọi là tiêu chảy sữa, tiêu chảy trắng.
Tiêu chảy được đặc trưng bởi phân màu trắng hoặc vàng, thời gian tiêu chảy
kéo dài. Rotavirus xâm nhập và phá hủy các tế bào màng nhầy ruột non, các
nhung mao sẽ ngắn lại, các chất dinh dưỡng tiêu hóa không hoàn toàn và hấp
thu kém, gây tiêu chảy, mất nước, chất điện giải, giảm trọng lượng cơ thể và

6


có thể gây chết (trích dẫn bởi Phạm Tất Thắng, 2004).
2.2.1.4 Bệnh do ký sinh trùng
 Bệnh giun đũa
Do ascaris suum, ký sinh trong ruột non của heo. Heo 2 - 7 tháng tuổi có tỉ lệ
nhiễm cao. Giai đoạn ấu trùng giun còn gây bệnh ở gan, ở mạch máu phổi, làm tắt
ruột, chui vào ống dẫn mật làm tắt ống dẫn mật hoặc tác động bằng độc tố lên thần
kinh trung ương làm heo bị co giật, động kinh (Nguyễn Đức Hiền, 1999).
 Bệnh sán lá ruột
Bệnh do loài sán lá Fasciolopsis buski ký sinh trong ruột non của heo, người.
Ký chủ trung gian là các loài ốc nước ngọt . Ở các vùng đồng bằng thường có tỉ lệ
nhiễm sán rất cao vì điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài ốc ký chủ
trung gian. Heo càng nhiều tuổi

tỉ lệ nhiễm càng tăng . Heo bệnh ăn uống bất

thường, tiêu chảy, lông xù, chậm lớn. Heo nái nuôi con nhiễm sán lá gầy còm, giảm
lượng sữa, ảnh hưởng đến sự phát triển của heo con và tỉ lệ heo con tiêu phân trắng
cao hơn ở các đàn heo nái không nhiễm sán . Trong quá trình ký sinh, sán lá gây tác

hại cơ giới khi di chuyển trong ruột non , tạo điều kiện cho nhiễm trùng thứ phát ,
gây viêm ruột cata (Nguyễn Đức Hiền, 1999).
Bệnh tích: mổ khám heo bị nhiễm sán lá nặng, thấy niêm mạc ruột non bị
loét và tụ máu thể hiện trạng thái viêm ruột cata. Ở những lợn đã trưởng thành 6 – 8
tháng thường thấy ruột non bị sùi lên, niêm mạc ruột dày lên, do tác động bám vào
ruột và di chuyển của sán lá (Phạm Sĩ Lăng và ctv, 2000).
2.2.2 Bệnh đường hô hấp
Bệnh đường hô hấp có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm nếu heo
bị lạnh do chuồng trại ẩm ướt hoặc do gió lùa, vệ sinh chuồng trại cũng như chăm
sóc nuôi dưỡng kém. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết ở Việt Nam đặc biệt là ở
miền Nam thì heo thường bị bệnh đường hô hấp vào lúc chuyển mùa từ nắng sang
mưa chẳng hạn như trong khoảng tháng 4 và 5; từ mưa sang nắng vào tháng 11 trở
đi hoặc là sau mùa lũ; khi thời tiết lạnh lúc đó vi sinh vật ở trong vùng hầu của heo

7


có thể bộc phát gây bệnh hay vi sinh vật từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể heo qua
đường hô hấp từ đó gây bệnh đường hô hấp trên heo.
Mycoplasma hyopneumoniae chủ yếu khu trú và gây bệnh ở đường hô hấp
trong lòng các phế quản lớn và nhỏ. Mặt trong của hệ thống phế quản có rất nhiều
lông rung, các lông rung này giữ nhiệm vụ xua đẩy các chất cặn bẩn trong đường hô
hấp. Mycoplasma tấn công làm tê liệt hệ thống lông rung, từ đó để lại các tổn
thương trên niêm mạc phế quản tạo nên hiện tượng viêm phế quản và vùng rìa của
các thùy phổi.
Trường hợp sức kháng bệnh yếu do stress hoặc do điều kiện vệ sinh chăm
sóc kém các vi khuẩn Pasteurella, Streptococcus, Salmonella, Actinobacillus hoặc
các virus gây bệnh Aujeszky, virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản
(PRRS) sẽ phát triển mạnh, gây các bệnh viêm phổi điển hình như viên phổi thùy
lớn, viêm màng phổi, viêm phổi hóa mủ.

Theo Nguyễn Như Pho (1995), khi thiếu vitamin A tổ chức biểu mô đường
hô hấp phát triển không bình thường, giảm sức bền, từ đó thú dễ mắc bệnh đường
hô hấp. Sự mất cân đối Ca, P trong khẩu phần làm xương lồng ngực bị biến dạng.
Sự thiếu vitamin A có thể làm biến đổi tổ chức biểu mô đường hô hấp.
2.3 Bệnh truyền nhiễm
 Bệnh dịch tả heo
Bệnh do virus dịch tả gây ra lây lan mạnh với những đặc tính đặc trưng: lây
lan mạnh, sốt cao. Tỉ lệ heo bệnh và chết trong vùng dịch cao, heo cảm nhiễm ở mỗi
lứa tuổi với những tổn thương xuất huyết và hoại tử ở nhiều cơ quan nhất là đường
tiêu hóa. Bệnh thường ghép với các cảm nhiễm phụ như Pasteurella, Salmonella
(Võ Văn Ninh, 2007).
 Bệnh lở mồm long móng
Theo Trần Thanh Phong (1996), bệnh do virus gây nên trên heo và nhiều loài
gia súc (trừ ngựa), với đặc điểm là sốt nhẹ, hình thành những mụn nước ở miệng,
lưỡi, kẻ móng và vành móng, có khi xuất hiện ở cả núm vú. Bệnh lây lan rất nhanh.

8


Virus bền vững ở ngoài môi trường. Tỉ lệ chết do bệnh thấp nhưng tỉ lệ mắc bệnh
cao, trừ một số trường hợp gia súc non virus gây viêm cơ tim tỉ lệ chết có khi đến
50 %.
 Bệnh giả dại
Do virus thuộc họ Herpesviridae gây ra. Ở heo con theo mẹ, bệnh gây viêm
não và tử số cao, heo lớn không có triệu chứng đặc hiệu nên khó phát hiện. Virus
xâm nhập qua đường miệng, đường mũi, qua đường sinh dục, qua màng nhau thai
và các vết thương ngoài da. Ở heo bệnh virus có nhiều trong chất tiết của mũi,
miệng, cơ quan sinh dục và nhau thai (Nguyễn Đức Hiền, 1999).
 Bệnh cúm heo
Theo Võ Văn Ninh (2007), là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do

virus ARN. Bệnh điển hình bởi bệnh phát đột ngột, ho, khó thở, sốt và kiệt sức.
Bệnh lây lan mạnh trong đàn và kéo dài một tuần lễ. Chủ yếu ở heo con 1 – 2 tháng
tuổi.
 Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (T. G. E)
Bệnh do virus thuộc họ Coronaviridae gây viêm dạ dày và ruột. Mọi lứa tuổi
heo đều có thể mắc bệnh nhưng nó là một trong những nguyên nhân gây chết heo
con sơ sinh từ 1 – 10 ngày tuổi. Bệnh nhẹ và tỉ lệ chết thấp cho heo trên 5 tuần tuổi
trở lên. Bệnh lây lan chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp, đường xâm nhập chủ yếu là
miệng. Bệnh có những triệu chứng lâm sàng chính: tiêu chảy dữ dội, mất nước trầm
trọng, thường kèm nôn, mữa (Võ Văn Ninh, 2007).
 Bệnh viêm phổi địa phương
Theo Võ Văn Ninh (2007), là một bệnh truyền nhiễm ở phổi do Mycoplasma
hyopnemoniae gây ra. Đặc trưng của bệnh là thể mãn tính với viêm phế quản, phổi
và màng phổi. Bệnh tiến triển chậm, thường ở thể mãn tính, heo bệnh ho khan, tỉ lệ
chết thấp, nhưng thiệt hại kinh tế rất lớn do giảm năng suất chăn nuôi, heo còi cọc,
chậm lớn, hệ số tiêu tốn thức ăn cao, tăng chi phí thuốc. Heo con từ 3 – 4 tháng tuổi
dễ mắc bệnh.

9


 Bệnh phó thương hàn
Theo Trần Thanh Phong (1996), gây ra bởi vi trùng Samonella spp với đặc
điểm bại huyết, gây viêm dạ dày ruột, tạo mụn loét ở ruột già, thường gây viêm
phổi (trên heo cai sữa tuổi 10 – 16 tuần), gây xáo trộn sinh sản. Tỉ lệ heo trong đàn
bệnh và chết cao.
 Bệnh nhiễm Escherichia coli
Bệnh do vi khuẩn sinh độc tố ruột E. coli gây ra. Vi khuẩn luôn hiện diện
trong ruột của động vật, chúng gây bệnh khi heo bị “stress” hoặc điều kiện chuồng
trại ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho E. coli phát triển sinh bệnh. Có nhiều nhóm

E. coli gây bệnh với những đặc điểm khác nhau nhưng quan trọng nhất là nhóm
E. coli gây tiêu chảy phân trắng ở heo con theo mẹ và nhóm gây phù thủng, tích
nước xoang bụng ở heo cai sữa (Nguyễn Đức Hiền, 1999).
2.4 Giới thiệu về sản phẩm Magic powder
2.4.1 Giới thiệu
Magic powder là hợp chất từ tự nhiên được chiết xuất từ một số thảo mộc
truyền thống.
2.4.2 Cảm quan và đặc tính
Magic powder có màu xanh lá cây, dạng viên nhỏ, có vị ngọt, có mùi thơm
thích hợp cho heo.
2.4.3 Thành phần
Thành phần chính gồm: Liên kiều (Forsythia suspensa Vahl), Hoàng cầm
(Scutellaria baicalensis Georgi), Kim ngân hoa (Lonicera japonica Thunb), Cam
thảo bắc (Glycyrrhiza uralensis fisch), Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus (fisch)
bge), Câu kỷ (Fructus lycii), Gừng (Rhizoma zingiberis).
2.4.4 Công dụng
Bổ sung Magic powder vào thức ăn cho heo con giúp cải thiện tính thèm ăn
và khả năng phòng một số bệnh, nâng cao sức đề kháng. Magic powder cũng nâng
cao khả năng chống stress của gia súc.

10


2.4.5 Cách sử dụng
Thuốc đang trong giai đoạn thí nghiệm, liều ước tính là 1 kg/tấn thức ăn cho
heo sau cai sữa.
2.4.6 Bảo quản
Nơi khô ráo và thoáng mát
2.5 Giới thiệu các thảo dược chính có trong sản phẩm Magic powder
2.5.1 Liên kiều (Forsythia suspensa Vahl)

Liên kiều còn có nhiều tên gọi khác như Dị kiều, Đại liên tử (Đường Bản
Thảo). Đa số nhập từ Trung Quốc, với tên khoa học là Forsythia suspensa Vahl,
thuộc họ Nhài (Oleaceae).
 Đặc điểm
Cây cao 2 - 4 m. Cành non hình gần như bốn cạnh, có nhiều đốt, giữa các đốt
ruột rỗng, bì không rõ. Lá đơn, phiến lá hình trứng, dài 3 - 4 cm, rộng 2 - 4 cm, mép
có răng cưa không đều. Cuống lá dài 1 - 2 cm. Lá thường mọc đối. Hoa màu vàng
tươi, tràng hình ống, đài cũng hình ống, trên cũng xẻ thành bốn thùy, hai nhị, nhị
thấp hơn tràng. Một nhụy hai đầu nhụy. Quả khô hình trứng, dẹt, dài 1,5 - 2 cm,
rộng 0,5 - 1 cm, hai bên có cạnh lồi, đầu nhọn. Khi chín mở ra như mỏ chim, phía
dưới có cuống hoặc chỉ còn sẹo. Vỏ ngoài màu vàng nâu nhạt, trong quả có nhiều
hạt nhưng phần lớn rơi vãi đi, chỉ còn sót lại một ít.

11


Hình 2.1 Cây và quả Liên kiều
 Bộ phận dùng
Quả khô, hình trứng, dài 1,6 - 2,3 cm, đường kính 0,6 - 1 cm. Đầu đỉnh nhọn,
đáy quả có cuống nhỏ hoặc đã rụng. Mặt ngoài có vân nhăn dọc không nhất định và
có nhiều đốm nhỏ nổi lên. Hai mặt đều có một đường rãnh dọc rõ rệt. Quả xanh hái
vào tháng 8 - 9 khi quả chưa chín, nhúng vào nước sôi rồi đem phơi khô. Quả gìa
hái vào tháng 10 khi quả đã chín vàng, phơi khô.
 Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu sơ bộ của viện nghiên cứu y học Bắc Kinh thì trong liên
kiều có khoảng 4,89 % saponin và 0,2 % alkaloid (Trung dược chí – Bắc Kinh,
1959). Ngoài ra, theo những thông báo gần đây Liên kiều còn có rutin (Khuông mai
học, Trung dược thông báo, 1988), forsythoside A, C, D, E, salidroside, cornoside,
rengyol, isorengyol, rengyoxide, rengyolone, rengyoisde A, B, C (Endo K và cộng
sự,1989), suspensaside (Kitagawa S và cộng sự, 1984) (trích dẫn Đỗ Tất Lợi, 2004).

 Tác dụng dược lý và công dụng
Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tăng khả năng thực bào của bạch cầu.
Ngoài ra còn có tác dụng hạ huyết áp, làm giãn mạch, tăng lưu lượng máu tuần
hoàn, giải nhiệt, giải độc gan, cầm nôn, lợi tiểu (Dược điển Việt Nam 4, 2009).

12


2.5.2 Hoàng cầm
Cây thường sống ở vùng cao nguyên đất vàng, sườn núi, nơi khô ráo. Phân
bố nhiều ở các tỉnh vùng Bắc và Tây Nam Trung Quốc. Với tên khoa học
Scutellaria baicalensis Georgi (Scutellaria macratha fisch) thuộc họ Hoa môi
(Lamiaceae).
 Đặc điểm
Cây thảo sống dai, cao 30 - 60 cm, có thể tới 50 cm, có rễ hình to thành hình
chùy, vỏ ngoài màu đen. Thân mọc đứng hình bốn cạnh, phân nhánh ở gốc. Lá mọc
đối cuống rất ngắn hoặc không cuống, cuống lá hình mác hẹp gợn sóng, đầu hơi tù,
dài 1,5 - 3 cm, rộng 2 - 7 mm, lá nguyên. Hoa mọc thành bông ở đầu cành nằm về
một bên, màu lam tím, tràng hoa gồm hai môi bốn nhị, hai nhị lớn dài hơn tràng,
màu vàng, bầu có bốn ngăn (Đỗ Tất Lợi, 2004).

Hình 2.2 Cây Hoàng cầm và quả
 Bộ phận dùng
Rễ (radix scutellariae). Rễ đã phơi khô hay sấy khô của cây Hoàng cầm, khô
cầm (rễ già), điều cầm (rễ con).

13


 Thành phần hóa học

Trong Hoàng cầm có tinh dầu và chủ yếu là các flavonoid: baicalein,
scutellarin, wogonin… gần 40 chất. Ngoài ra, còn có tannin pyrocatechic (Trần
Hùng, 2010).
 Tác dụng dược lý và công dụng
Kháng khuẩn, hạ nhiệt. Tăng co bóp, làm chậm nhịp tim. Giảm co thắt cơ
trơn ruột. Chữa cao huyết áp, nhức đầu mất ngủ. Baicalin ester phosphate kháng dị
ứng (Trần Hùng, 2010).
2.5.3 Kim ngân hoa
Kim ngân hoa hay còn gọi là Ngân hoa, Song Hoa, Song Bào Hoa. Với tên
khoa học Lonicera japonica Thunb, thuộc họ Cơm Cháy (Caprifolianceae). Kim
ngân hoa (flos lonicerae) là hoa phơi hay sấy khô của cây kim ngân. Cây kim ngân
có mọc ở nước ta nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh hóa, Nghệ An và nhiều
nơi khác ở những vùng rừng núi, ưa ẩm và ưa sáng.
 Đặc điểm
Theo Đỗ Tất Lợi (2004), thuộc loài dây leo, thân có thể dài đến 9 - 10 m,
rỗng, có nhiều cành, lúc non màu xanh, khi gìa màu đỏ nâu, trên thân có những
vạch chạy dọc. Lá mọc đối nhau, hình trứng dài. Phiến lá rộng 1,5 - 5 cm, dài 38
cm. Lá cây quanh năm xanh tươi, mùa rét không rụng. Hoa khi mới nở có màu
trắng, nở ra lâu chuyển thành màu vàng. Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi kẽ lá có hai hoa mọc
trên một cuống chung. Lá bắc giống như lá cây nhưng nhỏ hơn. Tràng hoa cánh
hợp, dài từ 2,5 - 3,5 cm, chia làm hai môi không đều. Môi rộng lại chia thành bốn
thùy nhỏ, năm nhụy dính ở họng tràng, mọc thò dài ra ngoài hoa. Quả hình cầu,
màu đen. Nụ hoa hình gậy, hơi cong queo, dài 25 cm, đường kính đạt đến 5 mm.
Mặt ngoài màu vàng đến vàng nâu, phủ đầy lông ngắn. Mùi thơm nhẹ, vị đắng. Mùa
hoa: tháng 3 - 5, mùa quả: tháng 6 - 8.

14



×