Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM FEEDMAX ® TRONG THỨC ĂN HEO NÁI GIAI ĐOẠN 84 NGÀY MANG THAI ĐẾN 21 NGÀY SAU KHI SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.69 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM
FEEDMAX® TRONG THỨC ĂN HEO NÁI GIAI
ĐOẠN 84 NGÀY MANG THAI ĐẾN 21
NGÀY SAU KHI SINH

Sinh viên thực hiện : HỨA PHAN TRƯỜNG
Lớp

: DH06TY

Ngành

: THÚ Y

Niên khóa

: 2006 - 2011

Tháng 8/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y




HỨA PHAN TRƯỜNG

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM
FEEDMAX® TRONG THỨC ĂN HEO NÁI GIAI
ĐOẠN 84 NGÀY MANG THAI ĐẾN 21
NGÀY SAU KHI SINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Bùi Huy Như Phúc
KS. Lê Thanh Nghị

Tháng 8/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên: Hứa Phan Trường
Tên luận văn: “KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG VIỆC BỔ SUNG CHẾ
PHẨM FEEDMAX® TRONG THỨC ĂN HEO NÁI GIAI ĐOẠN 84 NGÀY
MANG THAI ĐẾN 21 NGÀY SAU KHI SINH”.
Đã hoàn thành sửa chữa luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi
– Thú Y ngày ………………...
Giáo viên hướng dẫn


PGS.TS. Bùi Huy Như Phúc

ii


LỜI CẢM TẠ
Thành kính ghi ơn Cha Mẹ
Thành quả này con xin kính dâng lên cha mẹ, đã sinh thành, cực khổ cả đời để
nuôi nấng dạy dỗ và lo toan cho con có được ngày hôm nay.
Xin trân trọng cám ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ Môn Dinh Dưỡng Động Vật
Cùng toàn thể quý Thầy, Cô đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức cũng
như kinh nghiệm quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS. Bùi Huy Như Phúc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
Chân thành biết ơn.
Ban giám đốc Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2-9, tỉnh Bình Dương.
Cùng toàn thể Anh, Chị, Cô, Chú công nhân viên tại xí nghiệp đã nhiệt tình
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian thực tập tốt
nghiệp.
Anh lê thanh nghị, người đã tạo mọi điều kiện về phần vật chất cho tôi hoàn
thành tốt thí nghiệm.
Cám ơn.
Tập thể lớp DH06TY, tất cả những người thân, những người bạn đã động viên
chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.

HỨA PHAN TRƯỜNG


iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát ảnh hưởng việc bổ sung chế phẩm Feedmax®
trong thức ăn heo nái giai đoạn 84 ngày mang thai đến 21 ngày sau khi sinh”
được tiến hành tại Xí Nghiệp Heo Giống 2 – 9 thời gian từ ngày 10/01/2011 đến
ngày 10/05/2011. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố
trên 54 heo nái mang thai 84 ngày thuộc các giống Landrace, Yorkshire, Duroc,
Pitrain-Duroc; được bố trí đồng đều về giống, lứa đẻ, điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng và được chia thành 3 lô (lô 1, lô 2 và lô 3), mỗi lô có 18 heo nái. Trong đó:
Lô 1: Lô đối chứng (sử dụng thức ăn căn bản).
Lô 2: Lô thí nghiệm 1 (sử dụng thức ăn căn bản + 250gam chế phẩm
Feedmax®/1 tấn thức ăn).
Lô 3: Lô thí nghiệm 2 (sử dụng thức ăn căn bản + 500gam chế phẩm
Feedmax®/1 tấn thức ăn).
- Kết quả thu được từ lô thí nghiệm so với lô đối chứng:
Tăng tỷ lệ HCSS còn sống trên ổ là 0,74 %. Tăng tỷ lệ heo con nuôi sống đến
21 ngày là 2,79 %. Tăng trọng lượng heo con lúc 21 ngày (kg/con) lên 2,12%. Cải
thiện được tăng trọng trọng tuyệt đối của heo con là 10 gam/con/ngày, tăng so với lô
đối chứng là 4,76 %. Giảm tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con là 37,27 %.
Trên heo nái nuôi con tăng sản lượng sữa heo nái so với lô đối chứng lên
9,14 %. Giảm tỉ lệ loại thải nái thí nghiệm 66,69 %. Tăng hiệu quả kinh tế lên 6,07
%.

iv


MỤC LỤC
TRANG

Trang tựa ...................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn .................................................................... ii
Lời cảm tạ................................................................................................................... iii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................ix
Danh sách các hình...................................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu............................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 Đặc điểm sinh lý và dinh dưỡng heo nái............................................................... 3
2.1.1 Đặc điểm sinh lý và dinh dưỡng heo nái giai đoạn mang thai ........................... 3
2.1.2 Đặc điểm sinh lý và dinh dưỡng heo nái giai đoạn nuôi con ............................. 6
2.2 Đặc điểm sinh lý heo con theo mẹ ........................................................................ 8
2.2.1 Sự thích ứng với môi trường ở heo con sơ sinh ................................................. 8
2.2.2 Sự hoàn thiện chức năng của các cơ quan ở heo con ........................................ 8
2.3 Một vài cơ sở khoa học cho việc dùng thảo dược bổ sung trong thức ăn gia súc...
……….. .......................................................................................................... 10
2.4 Giới thiệu sơ lược về chế phẩm Feedmax® ......................................................... 11
2.4.1 Sơ lược về chế phẩm Feedmax® ...................................................................... 11
2.4.2 Thành phần chính của chế phẩm Feedmax® .................................................... 12
2.4.2.1 Cam thảo ....................................................................................................... 12

v



2.4.2.2 Hoàng kỳ ....................................................................................................... 15
2.4.2.3 La hán quả ..................................................................................................... 18
2.5 Giới thiệu chung về xí nghiệp chăn nuôi heo giống 2 – 9 .................................. 20
2.5.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................... 20
2.5.2. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp ............................................ 20
2.5.3 Nhiệm vụ và chức năng của xí nghiệp ............................................................. 20
2.5.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất.................................................................. 21
2.5.5 Hệ thống chuồng trại ........................................................................................ 21
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................ 22
3.1 Nội dung thí nghiệm............................................................................................ 22
3.2 Phương pháp thí nghiệm ..................................................................................... 22
3.2.1 Thời gian và địa điểm ...................................................................................... 22
3.2.2 Đối tượng thí nghiệm ...................................................................................... 22
3.3 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 22
3.4 Điều kiện thí nghiệm ........................................................................................... 23
3.4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi heo thí nghiệm .............................................................. 23
3.4.2 Chuồng trại ....................................................................................................... 24
3.4.3 Thức ăn và nước uống cho heo thí nghiệm ...................................................... 24
3.4.4 Chăm sóc nuôi dưỡng ...................................................................................... 25
3.4.5 Vệ sinh và phòng bệnh ..................................................................................... 27
3.4.5.1 Vệ sinh .......................................................................................................... 27
3.4.5.2 Phòng bệnh .................................................................................................... 28
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................ 28
3.5.1 Chỉ tiêu theo dõi trên heo con .......................................................................... 28
3.5.1.1 Số heo con ..................................................................................................... 28
3.5.1.2 Tỷ lệ heo con nuôi sống ................................................................................ 29
3.5.1.3 Các chỉ tiêu liên quan đến trọng lượng heo con............................................ 29
3.5.1.4 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ............................................................................... 30
3.5.2 Chỉ tiêu theo dõi trên heo nái ........................................................................... 30


vi


3.5.2.1 Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của nái ..................................................... 30
3.5.2.2 Sản lượng sữa heo nái ................................................................................... 30
3.5.2.3 Độ hao mòn của heo nái từ khi sinh đến 21 ngày ......................................... 30
3.5.2.4 Tỷ lệ nái loại thải của thí nghiệm .................................................................. 31
3.6 Hiệu quả kinh tế .................................................................................................. 31
3.7 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 31
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 32
4.1 Các chỉ tiêu liên quan đến heo con ..................................................................... 32
4.1.1 Số heo con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi .......................................................... 32
4.1.2 Trọng lượng heo con từ sơ sinh đến 21 ngày .................................................. 33
4.1.4 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con ............................................................. 35
4.2 Các chỉ tiêu trên nái............................................................................................. 35
4.2.1 Lượng thức ăn của heo nái ............................................................................... 35
4.2.2 Sản lượng sữa của heo nái................................................................................ 37
4.2.3 Độ giảm trọng của heo nái nuôi con từ sau khi sinh đến 21 ngày ................... 38
4.2.4 Tỷ lệ nái loại thải của thí nghiệm ..................................................................... 38
4.3 Hiệu quả kinh tế .................................................................................................. 39
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 41
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 41
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 43
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 45

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HCSS

: Heo con sơ sinh

TLNS

: Tỷ lệ nuôi sống

TLSS

: Trọng lượng sơ sinh

NCTC

: Ngày con tiêu chảy

TTTĐ

: Tăng trọng tuyệt đối heo con

TLNCTC

: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy

SLS

: Sản lượng sữa

TLGT


: Tỷ lệ giảm trọng

M.M.A

: Metritis, mastitis, agalactia (viêm tử cung, viêm vú, mất sữa).

ME

: Metabolic energy (năng lượng trao đổi)

MJ

: Mega joule (năng lượng trao đổi)

DE

: Digestive energy (năng lượng tiêu hóa)

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Độ hao mòn của nái theo lứa đẻ .................................................................. 6
Bảng 2.2 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp .................................................................... 21
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................. 23
Bảng 3.2 Nhiệt độ chuồng nuôi................................................................................. 23
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng thức ăn U70 ........................................................ 25
Bảng 3.4 Thành phần dinh dưỡng thức ăn U80 ........................................................ 25
Bảng 3.5 Thành phần dinh dưỡng thức ăn U10 ........................................................ 27

Bảng 3.6 Quy trình tiêm phòng ................................................................................. 28
Bảng 4.1 Số heo con sơ sinh, còn sống, chọn nuôi, còn sống đến 21 ngày .............. 32
Bảng 4.2 Một số chỉ tiêu về trọng lượng heo con ..................................................... 33
Bảng 4.3 Tiêu chảy trên heo con trên một ổ ............................................................. 35
Bảng 4.4 Lượng thức ăn của nái trong thời gian thí nghiệm .................................... 36
Bảng 4.5 Sản lượng sữa heo nái ................................................................................ 37
Bảng 4.6 Độ giảm trọng của heo nái nuôi con từ sau khi sinh đến 21 ngày ............. 38
Bảng 4.7 Tỷ lệ loại thải của nái................................................................................. 39
Bảng 4.8 Ước tính chi phí trên một nái ..................................................................... 40
Bảng 4.9 Ước tính hiệu quả trên một ổ ..................................................................... 40

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cây và rễ cây cam thảo Bắc .......................................................................13
Hinh 2.2 Cây và rễ cây Hoàng kỳ .............................................................................15
Hình 2.3 Quả la hán ..................................................................................................19

x


Chương I
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta có những bước phát triển
mạnh mẽ về cả số lượng và quy mô. Vấn đề đặt ra và được xem là nhân tố quan
trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi là phải có những con
thú tốt cung cấp cho chăn nuôi, phải có những biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo

vệ con thú thật tốt để đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Trong chăn nuôi heo, giai đoạn chăm sóc heo nái là một khâu quan trọng, bởi
nó ảnh hưởng đến việc sản xuất ra những heo con khỏe mạnh, có sức kháng cao với
mầm bệnh, từ đó tạo tiền đề tốt cho sự tăng trưởng của con heo sau này.
Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi như là một biện pháp hữu hiệu để
thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi, giúp kích thích tăng trưởng và phòng
chống dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh lại dẫn đến tình trạng kháng
kháng sinh của mầm bệnh. Do đó, nhiệm vụ cho ngành chăn nuôi ngày nay là phải
tìm ra một loại chế phẩm có thể thay thế cho kháng sinh nhưng đồng thời phải an
toàn với vật nuôi, người tiêu dùng và môi trường.
Trên thế giới, ở những nước có ngành chăn nuôi phát triển, việc nghiên cứu và
ứng dụng các sản phẩm xanh trong chăn nuôi đã được ưu tiên và sử dụng khá nhiều,
ở Mỹ chiếm khoảng 30 % dược phẩm xanh sử dụng trong chăn nuôi. Nhưng ở nước
ta lại là một khái niệm khá mới, việc áp dụng trong chăn nuôi còn hạn chế.
Feedmax® là một sản phẩm xanh hoàn toàn tự nhiên được chiết xuất từ cam
thảo, hoàng kỳ, la hán quả và một số thảo mộc truyền thống khác. Việc bổ sung chế
phẩm cho heo nái được cho là có tác dụng tăng tính thèm ăn và sức đề kháng một
cách đáng kể. Qua đó cải thiện tăng trưởng, khả năng tiết sữa và tăng cường mạnh

1


mẽ sức chống đỡ một số bệnh trong đường tiêu hóa, đồng thời cũng nâng cao khả
năng chống stress của gia súc.
Để kiểm nghiệm hiệu quả của chế phẩm Feedmax®, được sự đồng ý của Khoa
Chăn Nuôi – Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban
giám đốc Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2-9, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.
Bùi Huy Như Phúc, KS. Lê Thanh Nghị. Chúng tôi thí nghiệm đề tài “KHẢO SÁT
ẢNH HƯỞNG VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM FEEDMAX® TRONG THỨC
ĂN HEO NÁI GIAI ĐOẠN 84 NGÀY MANG THAI ĐẾN 21 NGÀY SAU KHI

SINH”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá sức sinh sản, sức sản xuất của heo nái khi bổ sung chế phẩm
Feedmax® vào khẩu phần từ giai đoạn mang thai 84 ngày đến 21 ngày sau khi sinh.
1.2.2 Yêu cầu
Thí nghiệm nhằm theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của heo nái, độ hao mòn
nái, sản lượng sữa, thời gian lên giống lại… và khảo sát ảnh hưởng trên sức sinh
trưởng của heo con về trọng lượng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ DINH DƯỠNG HEO NÁI
2.1.1 Đặc điểm sinh lý và dinh dưỡng heo nái giai đoạn mang thai
Sau khi phối giống 21 ngày thấy nái không động dục trở lại xem như đã
mang thai. Thời gian mang thai kéo dài 114 – 115 ngày (3 tháng, 3 tuần, 3 ngày).
Trong thời kỳ mang thai có thể chia ra thành hai giai đoạn (Võ Văn Ninh, 2003).
- Giai đoạn chửa kỳ 1:
Thường kéo dài khoảng 60 ngày, thời kỳ này phôi và thai còn nhỏ, sử dụng ít
chất trong máu của mẹ, dưỡng chất còn lại nái dùng để dự trữ tạo sữa sau này.
Thiếu dưỡng chất trong thức ăn heo nái giai đoạn này có ảnh hưởng xấu đến sự phát
triển của phôi thai như tăng hiện tượng tiêu phôi, nái còn ít thai sống, khi đẻ chứa
nhiều thai khô (thai gỗ). Thừa dưỡng chất cũng gây ảnh hưởng tiêu phôi và làm nái
trở nên mập mỡ. Nái khi cai sữa quá gầy ốm lại không dự trữ đủ dưỡng chất trong
giai đoạn này sẽ bị thiếu sữa khi cho con bú trong lứa đẻ kế tiếp. Vì vậy phải định
lượng thức ăn cho nái ở giai đoạn này hết sức chặt chẽ: heo nái mập cho ăn 2
kg/ngày, heo nái trung bình cho ăn 2,5 kg/ngày, heo nái gầy cho ăn 3,0 kg/ngày (Võ

Văn Ninh, 2003).
Theo Lê Hồng Mận (2002), nái mập cho ăn 1,8kg/ngày, nái bình thường 2,5
kg/ngày, nái gầy 2,5kg/ngày.
Trong tháng đầu thai kỳ, không nên cho nái ăn mức năng lượng cao, nái có
lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày cao (nhiều hơn 1,5 kg/ngày) thì tỷ lệ phôi sống
càng giảm. Khi heo nái ăn 1,5 kg/ngày tỷ lệ phôi sống là 82,8 %, khi heo nái ăn 3
kg/ngày cho tỷ lệ phôi sống là 71,9 % (Duck và ctv, 1980 trích dẫn bởi Trần Thị
Dân, 2003).

3


Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004), trong thời gian chửa kỳ một nên
cho nái ăn hạn chế (60 – 70 % khẩu phần hằng ngày) kéo dài đến 90 ngày và nên bổ
sung chất độn trong giai đoạn này để nái giảm tính thèm ăn, sau đó cho ăn đầy đủ
theo quy định
Theo Dương Thanh Liêm và ctv (2002), trong thời kỳ mang thai nhu cầu các
dưỡng chất phải được cung cấp trong khẩu phần đáp ứng đồng thời nhu cầu duy trì
của thú mẹ, nhu cầu cho sự phát triển của thai, tử cung và gia tăng dự trữ trong cơ
thể thú mẹ
Heo nái mang thai tăng trọng trung bình 45 kg, trong đó trọng lượng thai và
các phần khác là 20 kg, tăng trọng cho bản thân heo nái là 25 kg. Qua một số lứa đẻ
cơ thể heo nái đã trưởng thành, không cần nhiều dưỡng chất cho tăng trọng của cơ
thể nữa, vì vậy heo nái tơ cần nhiều năng lượng và protein để phát triển bào thai
đồng thời đảm bảo tăng trọng của nái. Khối lượng con cái tăng ở lứa đẻ thứ nhất,
hai, ba, bốn và năm tương ứng là 25 – 40 kg, 25 – 30 kg, 25 kg, 25 kg, và 20 kg
(theo NRC,1998)
Vai trò của bầu tiểu khí hậu cũng rất quan trọng, nái cần được yên tĩnh, nhiệt
độ ẩm độ chuồng nuôi thích hợp, với điều kiện Việt Nam ẩm độ trung bình 75-80 %
là đạt yêu cầu. Nhiệt độ quá nóng làm nái tiêu thụ ít thức ăn có ảnh hưởng xấu đến

thai và thai sống. Chuồng phải khô ráo, có độ nhám thích hợp, không trơn trượt dễ
gây té ngã. Nên nuôi nái trong ô chuồng có ngăn ăn định lượng, nếu nuôi chung thì
không nhốt nhiều con chật chội, khác tầm vóc, sự tranh ăn dễ xảy ra tình trạng đánh
cắn nhau và phân hóa thành những con quá mập hoặc quá gầy. Thức ăn phải cân
bằng dưỡng chất, tránh dư năng lượng, chất béo, thiếu xơ gây táo bón.
- Giai đoạn chửa kỳ 2:
Khoảng 54 – 55 ngày, thời kỳ này thai đã lớn sử dụng nhiều dưỡng chất
trong máu của mẹ để phát triển, do đó thiếu dưỡng chất trong thức ăn của nái sẽ làm
heo con sơ sinh nhỏ vóc, khó nuôi, tỷ lệ hao hụt cao. Nhưng nếu quá dư thừa dưỡng
chất bào thai sẽ tăng trọng nhiều, trở nên lớn vóc làm cho nái đẻ khó, đẻ không ra
phải can thiệp kéo thai móc thai gây tổn thương bộ phận sinh dục làm nái viêm

4


nhiễm, mất sữa, hoặc bị nghẽn tắc ống sinh dục (cổ tử cung, ống dẫn trứng) trở nên
vô sinh. Vì vậy ở thời kỳ này cũng cần phân nhóm nái theo thể vóc để cung cấp
mức ăn thích hợp: 1,5 kg/ngày cho heo nái mập; 2,0 kg/ngày cho heo nái trung
bình; 2,5 kg/ngày cho heo nái gầy (Võ Văn Ninh, 2003).
Theo Dương Thanh Liêm và ctv (2002), 24 giờ sau khi phối giống đến ngày
thứ 90 heo nái được cho ăn 1,8 – 2,2 kg/ngày. Giai đoạn 21 – 23 ngày trước khi sinh
heo nái được cho ăn 2,8 – 3,2 kg/ngày. Từ 3 – 5 ngày trước khi sinh giảm dần khẩu
phần thức ăn còn 1 – 1,5 kg/ngày.
Theo Lê Hồng Mận (2002), nái mập cho ăn 2,5 kg/ngày, nái bình thường 3,0
kg/ngày, nái gầy 3,0 kg/ngày. Từ 111 – 113 ngày mang thai nái mập cho ăn 2,0
kg/ngày, nái bình thường 2,0 kg/ngày, nái gầy 2,0 kg/ngày.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), cho heo nái ăn khẩu phần
có mức năng lượng 3.100 Kcal ME/kg thức ăn: 14 -15 % protein thô; 0,5 % lysine;
0,9%Ca; 0,8%P tổng số với lượng thức ăn hằng ngày 2 – 2,2 kg có thể thỏa mãn
nhu cầu protein, năng lượng, Ca và P của heo nái mang thai. Trong ba tuần cuối của

thai kỳ, cho nái ăn thêm 0,9 – 01,4 kg thức ăn/ngày để cải thiện trọng lượng của heo
con sơ sinh, từ đó tăng khả năng sống của heo con theo mẹ. Trong ba ngày trước
khi sinh giảm dần lượng thức ăn còn 1 kg/ngày.
Trong khẩu phần heo nái chất xơ có vai trò khá quan trọng. Tỷ lệ chất xơ ở
mức 9 % trong suốt thời kỳ mang thai hoặc 9 % ở giai đoạn chửa kỳ 1 và 12 % giai
đoạn chửa kỳ 2 có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A từ 60 % xuống
còn 16,6 %, góp phần làm tăng trọng lượng heo con lúc cai sữa trên ổ (Nguyễn Như
Pho, 2001).
Khác với thời kỳ 1, thời kỳ này nái cần cho vận động (nếu có điều kiện) để
có hệ cơ tốt, chân khỏe, khung xương chậu nở rộng (đối với nái sắp đẻ lứa đầu), nên
cho nái ra sân cỏ hay sân cát vận động tùy thích, tiếp xúc với môi trường tự nhiên,
để tăng sức đề kháng bệnh và cũng nhờ đó gia tăng hàm lượng kháng thể chống
bệnh cho heo con trong sữa đầu.

5


2.1.2 Đặc điểm sinh lý và dinh dưỡng heo nái giai đoạn nuôi con
Sau khi đẻ, nái thường mệt, ăn ít hay không ăn, nếu có điều kiện nên cho nái
uống nước cháo, tinh bột gạo, bắp, hay cám để tăng lượng glucid bù đắp cho cơ thể
bị mất sau khi đẻ và cũng nhờ đó tránh xảy ra trường hợp thiếu glucose trong máu
gây sốt sữa. Cũng trong mục đích chống sốt sữa, có thể cấp thêm gluconat calcium.
Phải định lượng thức ăn hằng ngày theo sự tiết sữa của nái và sức bú của heo con,
nên tăng lượng thức ăn dần để tránh tình trạng nái dư sữa (Võ Văn Ninh, 2003).
Ngày heo nái sinh chỉ cho ăn khoảng 0,5 – 1,0 kg thức ăn/ngày và thêm
khoảng 1 kg/ngày vào những ngày tiếp theo cho đến khi đạt tối đa (theo Nguyễn
Thị Bạch Trà, 2003).
Lượng thức ăn cung cấp cho heo nái nuôi con tùy thuộc vào trọng lượng heo
mẹ, tuổi của nó và sản lượng sữa nhiều hay ít. Trung bình, hằng ngày cần cung cấp
cho heo nái 5 – 6 kg thức ăn đã pha trộn đầy đủ chất. Tính chung lượng thức ăn

hằng ngày cho heo nái nuôi con vào khoảng 3 % so với trọng lượng của nó (theo
Nguyễn Bạch Trà và Lê Minh Chí, 1980).
Trong thời gian nái nuôi con cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho nái để đáp
ứng nhu cầu duy trì và tạo sữa. Theo Võ Văn Ninh (2003), nái nuôi con trong tháng
đầu thường giảm trọng 10 % trọng lượng cơ thể, thức ăn xấu có thể làm nái giảm
trọng nhiều hơn và làm nái chậm động dục trở lại sau cai sữa.
Theo Trương Lãng (2000), sự hao mòn nái bình quân 15 % trọng lượng cơ
thể là bình thường. Hao mòn cơ thể nái phụ thuộc vào lứa đẻ, tăng dần từ lứa 1 đến
lứa thứ 5 và giảm dần ở các lứa sau. Được trình bày qua bảng 2.1
Bảng 2.1 Độ hao mòn của nái theo lứa đẻ
Lứa đẻ

1

2

3

4

5

6

7

Hao mòn nái (kg)

29


33

39

40

43

42

31

Trong thời gian nuôi con mức giảm trọng có thể chấp nhận được là 20 %
trọng lượng cơ thể nái (Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997).

6


Heo nái ăn mức năng lượng thấp trong suốt thời kỳ cho sữa thì huy động
dưỡng chất từ mô nhiều dẫn đến tăng sự giảm trọng và năng lượng bị mất từ cơ thể
trong hai tuần đầu tiên (theo Mullan và ctv, 1989 trích dẫn Nguyễn Thị Kim Loan,
2006).
Khả năng tiết sữa của nái phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, cá thể, lứa đẻ,
thời gian trong một chu kỳ tiết sữa, thể trạng của nái, dinh dưỡng, số con trong lứa,
thời tiết khí hậu, chăm sóc và bệnh tật.
Mức năng lượng cung cấp tùy thuộc vào sức sản xuất sữa, thể trạng của nái,
trọng lượng cơ thể mất trong giai đoạn nuôi con, số con trong ổ và số ngày nuôi
con. Sau khi đẻ, giới hạn lượng thức ăn cung cấp tăng dần và cho ăn tự do vào ngày
thứ 4. Heo nái nên ăn ít nhất 5 kg thức ăn/ngày với 3100 Kcal ME/kg thức ăn: 16 %
protein thô; 0,6 % lysin; 0,7 % Ca; 0,6 % P đồng thời phải đủ sinh tố và các chất

khoáng. Tuy nhiên, lượng thức ăn tiêu thụ thường thấp hơn do các yếu tố ảnh hưởng
tới sự ngon miệng của nái như thức ăn có chất lượng thấp, thời tiết nóng, nái ăn
nhiều ở giai đoạn mang thai bình quân 3 kg/ngày. Vì thế, để nái ăn được lượng thức
ăn nhiều cần cung cấp thức ăn có chất lượng và mùi vị thơm ngon, cho ăn nhiều lần
trong ngày 3 – 4 lần/ngày thay vì 2 lần/ngày (theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị
Dân, 1997).
Nhiệt độ chuồng nuôi cũng ảnh hưởng tới lượng ăn vào của nái nuôi con.
Heo nái nuôi con ở nhiệt độ chuồng nuôi 21 – 27oC thì lượng thức ăn được tương
ứng là 5,2 và 4,6 kg/ngày, đồng thời ảnh hưởng xấu đến giảm trọng của heo nái
(theo O’Grady và ctv, 1985 trích dẫn Nguyễn Vũ Bằng, 2010).
Thường xuyên kiểm tra nước uống cung cấp cho nái. Nước phải sạch và mát,
nái nuôi con có thể uống tới 40 lít/ngày. Thiếu nước làm giảm ăn, giảm lượng sữa
và nái thường đứng lên nhiều lần để uống nước nên dễ làm tổn thương heo con. Heo
nái mất sữa hay kém sữa là một điều rất ngại trong chăn nuôi nái sinh sản.

7


2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HEO CON THEO MẸ
2.2.1 Sự thích ứng với môi trường ở heo con sơ sinh
Ở trong bụng mẹ, việc cung cấp oxy và thải CO 2 ở heo đều phải qua tử cung.
Sau khi sinh, cơ thể heo con phải chuyển ngay hệ hô hấp phụ thuộc mẹ sang hệ hô
hấp độc lập.
Hệ thống tuần hoàn của heo con cũng chuyển từ hệ tuần hoàn phụ thuộc vào
tử cung sang hệ tuần hoàn nhờ vào tim phổi. Do đó, toàn bộ máu ở mạch máu rốn
sau khi sinh phải chuyển toàn bộ qua gan.
Ở heo con mới sinh, cơ chế hoạt động của trung tâm điều hoà nhiệt chưa
hoàn thiện nên thân nhiệt của heo con dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường.
Nhiệt độ thích hợp cho heo con mới sinh là 30 0C – 32 0C trong tuần lễ đầu, sau đó
giảm dần nhiệt độ cứ một tuần giảm 1 – 2 0C (theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị

Dân, 1997).
Sự điều khiển trao đổi nước được thích ứng ngay nhờ sự toát mồ hôi và bốc
hơi nước qua bề mặt da.
Nhìn chung, sau khi sinh heo con phải thích ứng ngay với hàng loạt điều kiện
khác với môi trường trong bụng mẹ. Lúc đó heo con đang ở trong trạng thái stress,
cho nên chúng rất dễ bị các yếu tố bất lợi tác động lên cơ thể. Do đó, để nuôi dưỡng
tốt, heo con cần được loại trừ các yếu tố bất lợi đến mức tối thiểu như: thay đổi chế
độ chăm sóc đột ngột, điều kiện tiểu khí hậu trong chuồng nuôi không phù hợp, vệ
sinh trong chuồng nuôi kém làm cho hàng loạt mầm bệnh phát sinh gây bệnh cho
heo con…
2.2.2 Sự hoàn thiện chức năng của các cơ quan ở heo con
Ở heo con các cơ quan đều chưa thành thục về chức năng, đặc biệt là hệ thần
kinh, do đó heo con phản ứng rất chậm với các yếu tố tác động lên chúng. Do chưa
thành thục nên các cơ quan tiêu hóa cũng rất dễ mắc bệnh, dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Sau khi được sinh ra, sự phát triển bộ máy tiêu hóa của chúng là rất nhanh.
Heo con lúc 10 ngày tuổi có dung tích dạ dày tăng gấp 3 lần lúc mới đẻ, đến 20

8


ngày tuổi là 0,2 lít. Dịch vị tiết ra tướng ứng với sự phát triển của dung tích dạ dày
(theo Đào Trọng Đạt và ctv, 1999).
Ở heo con có một giai đoạn không có acid chlohydric trong dạ dày. Giai
đoạn này được coi như một tình trạng thích ứng tự nhiên của heo con. Nhờ vậy mới
tạo điều kiện khả năng thẩm thấu các kháng thể có trong sữa đầu của heo mẹ. Trong
giai đoạn này dịch vị không có hoạt tính phân giải protit, mà chỉ có hoạt tính làm
vón sữa đầu và sữa. Còn albumin và globulin được chuyển xuống ruột và thẩm thấu
vào máu.
Theo Nguyễn Như Pho (2001), ở heo con mới sinh sự phân tiết các enzyme
tiêu hóa ở dạ dày và ruột non rất kém. Trong 2 tuần đầu tiên, heo con không sử

dụng được glucid do thiếu enzyme amylase của tuyến tụy và maltase của ruột.
Amylase của nước bọt tiết nhiều nhất vào lúc 2 – 3 tuần tuổi, sau đó giảm 50 %.
Amylase của tuyến tụy được tiết mạnh từ 3 – 5 tuần. Do đó, thời kỳ này có thể cai
sữa được. Khả năng tiết acid chlohydric (HCl) của dạ dày rất ít, chỉ đủ để hoạt hóa
men pepsinogen thành pepsin. Do pepsin hoạt động yếu, sự tiêu hóa protein sữa nhờ
enzyme trypsin của tuyến tụy.
Heo con mới sinh ra có sức đề kháng chống lại bệnh tật còn rất yếu, nhưng
sức đề kháng này sẽ tăng lên khi nó hấp thụ kháng thể trong sữa đầu của heo mẹ.
Việc cho heo con bú sữa đầu là rất quan trọng. Theo Trần Thị Dân và Dương
Nguyên Khang (2006), sữa đầu được tiết 2 – 3 ngày sau khi sinh, có nhiều protein,
chất béo, khoáng (đặc biệt là Mg) và vitamin nhưng ít lactose hơn sữa thường.
Sự hấp thu kháng thể xảy ra tối đa ở giai đoạn 4 – 12 giờ sau khi bú. Khoảng
48 giờ sau khi sinh, ruột không còn hấp thu kháng thể. Cơ chế này có thể giúp cho
đường ruột heo con không hấp thu những chất gây bệnh (theo Trần Thị Dân, 2003).
Ở heo con, đến 14 – 16 ngày tuổi tình trạng thiếu acid chlohydric ở dạ dày
không còn là trạng thái sinh lý bình thường nữa. Việc tập cho heo con ăn sớm, đặc
biệt khi cai sữa sớm đã rút ngắn được giai đoạn thiếu acid chlohydric, hoạt hóa hoạt
động tiết dịch, tạo khả năng xây dựng các đáp ứng miễn dịch ở chúng. Theo Trần
Cừ (1975) việc tập cho heo con ăn sớm, một mặt giúp heo con quen dần với thức ăn

9


thô mặt khác, nó còn kích thích sự phát triển hệ tiêu hóa của heo con, làm tăng khả
năng sản sinh các enzim tiêu hóa , HCl trong dạ dày.
Trong quá trình phát triển bình thường ở đường ruột của gia súc có nhiều loại
vi khuẩn nhất là vi khuẩn sinh acid lactic, vi khuẩn bifidium và một số cầu khuẩn
đường ruột đối kháng mạnh với vi khuẩn phó thương hàn, với proteus vulgaris và
các vi khuẩn sinh thối rữa. Cơ chế đối kháng này là nhờ hoạt tính của acid lactic đã
có tác dụng ngăn chặn sự hoạt động của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh và gây thối

rữa. Nhiều thực nghiệm còn xác nhận rằng nhiều loại vi khuẩn đường ruột đã sinh
ra các chất kháng sinh ức chế được sự phát triển vi trùng gây bệnh.
Ở heo con mới sinh hệ vi sinh vật đường ruột chưa phát triển, chưa đủ số
lượng vi khuẩn có lợi, chưa đủ khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh, nên rất dễ
nhiễm bệnh, nhất là các bệnh đường tiêu hóa.
Đây là một đặc điểm quan trọng, cần chủ động có biện pháp phòng bệnh cho
heo con mới sinh, bằng cách đưa các chế phẩm vi sinh vật có lợi vào đường ruột để
tạo sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, nhằm phòng các bệnh đường tiêu hóa.
2.3 MỘT VÀI CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC DÙNG THẢO DƯỢC BỔ
SUNG TRONG THỨC ĂN GIA SÚC
Theo Đào Trí Văn (2010), bổ sung chế phẩm thảo dược Feedmax® vào thức
ăn heo nái đã cải thiện tốt lượng thức ăn ăn vào của nái và giảm đáng kể tỉ lệ tiêu
chảy trên heo con.
Theo Phạm Tất Thắng và Lã Văn Kính (2004), bổ sung các loại thảo dược
trong thức ăn cho heo có kết quả tích cực trong công tác phòng chống bệnh tiêu
chảy và bệnh hô hấp và kích thích tăng trưởng của heo.
Một số ngiên cứu được trích dẫn từ Phạm Tất Thắng 2004 cho thấy:
Theo Silvia và ctc (2002), thảo dược được chiết xuất từ thực vật bằng cách
hòa tan trong dung môi hay chưng cất. Ngoài việc kiểm soát sự sinh trưởng của vi
khuẩn, nấm mốc, nấm men, các chất chiết này còn có tác dụng kích thích tiết dịch
tụy, dịch tiêu hóa cũng như kích thích tăng tiết men nội sinh, cải thiện sự tích lũy
nitơ, tăng cường hoạt động của nhung mao đường ruột.

10


Clayton (2001), các chất thảo dược không những hoạt động kháng khuẩn mà
còn kích thích dây thần kinh khứu giác và vị giác, kích thích con vật ăn nhiều, kích
thích tiết men nội sinh và dịch tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Czaplicka và ctv (2000), tiến hành thí nghiệm thay thế kháng sinh bằng hỗn

hợp thảo dược, đã kết luận rằng tăng trọng của heo sau cai sữa khi bổ sung hỗn hợp
thảo dược trong thức ăn cao hơn so với bổ sung kháng sinh.
Pekiel (1998) sử dụng hỗn hợp chế phẩm từ lá cây Hypericum pericum,cây
mentha piperita (hồ tiêu), lá cây salvia officinalis (hoa xô đỏ), thân cây agropyrum
repens, lá cây urtica dioica (cây họ gai), vỏ cây quercus, rễ cây althaea officinalis
(cây thục quỳ) bổ sung vào thức ăn cho heo con giai đoạn 10 – 70 ngày tuổi đã cải
thiện tăng trọng từ 20 – 30 %.
Robert (1997) cho rằng hầu hết thực vật đều chứa chất bảo vệ để bảo vệ cơ
thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn, nấm mốc, tương tư như ở động vật có khả năng
đáp ứng miễn dịch để bảo vệ bản thân chúng. Những chất chiết xuất từ thảo mộc có
nhiều dạng phân tử khác nhau nhưng sau khi được tách chiết và cô lập thì chúng
đều thể hiện khả năng kháng khuẩn tốt.
2.4 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHẾ PHẨM FEEDMAX®
24.1 Sơ lược về chế phẩm Feedmax®
Feedmax® là một sản phẩm hoàn toàn tự nhiên được chiết từ 3 loại thảo dược
truyền thống là Cam Thảo, Hoàng Kỳ và La Hán Quả. Một giải pháp tự nhiên nhằm
thay thế các chất kích thích tăng trưởng, khi sử dụng bổ sung vào thức ăn có tác
dụng cải thiện tính ngon miệng đối với thức ăn qua đó làm tăng lượng ăn vào và tỷ
lệ tăng trưởng. Ngoài ra, Feedmax® cũng có thể cải thiện sức khỏe thú nuôi như khả
năng miễn dịch trong đường tiêu hóa gia súc, nâng cao khả năng chống stress của
gia súc do tăng cường dinh dưỡng và những đặc tính của thảo dược.
- Thành phần chính
Hoàng Kỳ, Cam Thảo, La Hán Quả.
- Hình dạng và đặc tính
Feedmax® có màu nâu nhạt, dạng bột, vị ngọt.

11


- Đóng gói

Túi tráng nhôm 1 kg/thùng 25 kg.
- Sử dụng
Heo con tập ăn: 500 – 1000g/tấn thức ăn
Heo con cai sữa: 300 – 600 g/tấn thức ăn
Heo nái nuôi con: 250 – 500 g/tấn thức ăn.
- Nguồn gốc
Tổ hợp công thức bởi Jily Nutriniche Corp, Canada. Sản xuất tại: Chinese
GPM plant. Sản xuất tại Wuxi Zhengda poultry co., Ltd – Trung Quốc.
- Nhập khẩu
Công Ty TNHH MTV Dịch Vụ Chăn Nuôi PHÚ KHẢI.
Địa chỉ: 56/26 A, Cây Trâm, Phường 9, Quận Gò Vấp, TP. HCM
2.4.2 Thành phần chính của chế phẩm Feedmax®
2.4.2.1 Cam thảo
– Sơ lược về cây Cam thảo
Cam thảo có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis Fisch, thuộc họ Cánh
Bướm Fabaceae (Papilionaceae).
Cam thảo còn có tên là Quốc lão, Linh thảo, Lộ thảo (Bản Kinh), Diêm Cam
thảo, Phấn cam thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Điềm thảo (Trung Quốc
Dược Học Thực Vật Chí), Phấn thảo (Quần Phương Phổ), Bổng thảo (Hắc Long
Giang Trung Dược), Cam thảo bắc (Dược Liệu Việt Nam) v.v…
Là một loại cây mọc hoang dại ở một số vùng ở Châu Âu và Châu Á. Thân
có thể cao từ 1m hay 1,5 m. Toàn thân cây có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá
chét 9 – 17, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, dài 2,2 – 5,5 cm. Hoa màu xanh lơ
hoặc tím nhạt, hình cánh bướm dài 14 – 22 mm. Quả cong hình lưỡi liềm dài 3 – 4
cm, rộng 6 – 8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Rễ cam thảo hình trụ tròn
không phân nhánh, thẳng, dài khoảng 30cm, đường kính 0,8 – 2,0 cm. Mặt ngoài
màu nâu đất hay đỏ nâu, có nhiều nếp nhăn dọc, mặt cắt ngang màu vàng nhạt, để lộ

12



lớp bần mỏng, tầng sinh gỗ và tia tủy tỏa tròn. Mùi đặc biệt, vị ngọt dịu. Dược liệu
được chiết xuất từ rễ hoặc thân cây.
Hiện nay, cam thảo được sản xuất nhiều và có chất lượng hơn cả là ở Hoa
Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc Trung Quốc.

Hình 2.1 Cây và rễ cây cam thảo Bắc
– Thành phần hóa học
Trong cam thảo người ta đã phân tích thấy chứa khoảng 3 – 8 % glucoza; 2,4
– 6,5 % sacaroza; 25 – 30 % tinh bột; 0,3 – 0,35 % tinh dầu; 2 – 4 % asparagin; 11–
30 mg% vitamin C; các chất anbuyminoit; gôm; nhựa v.v… Nhưng hoạt chất chính
trong cam thảo là chất glycyrrhizin (glycyrrhizin: là muối canxi và kali của axit
glyxyrizic) với tỷ lệ 6 – 14 %, có khi tới 23 % ( trích dẫn Đào Trí Văn, 2010).
Chất glycyrrhizin được nhà bác học Đức Dobreyner nghiên cứu và chiết xuất
từ năm 1819. Nhưng mãi đến năm 1843 người ta mới bắt đầu nghiên cứu cấu tạo
hóa học và gần đây mới xác định được chính xác.
Mới đây các nhà nghiên cứu Nhật Bản, còn chiết xuất được từ cam thảo một
sắc tố màu vàng dẫn suất flavon gọi là liquiritin C 21 H 22 O 9 .
Cam thảo chứa glycyrrhetinic acid glycyrrhizin, uralenic acid, liquiritigenin,
isoliquitigrenin, liquiritin, neoliquiritin, neoisoliquiritin, licurazid (Trung Dược
Học, 1956 trích dẫn Đào Trí Văn, 2010).
Glycyrrhizin, 18-b-glycyrrhetic acid, glucuronic acid, glycyrrhizic acid (Lâu
Chi Sầm, Dược Học Học Báo, 1954). Uralsaponin (Trương Như Ý, Dược Học Học

13


Báo, 1986). Licorice – saponin A3, B2, C2, D3, E2, F3, G2, H2, J2, K2
liquiritigenin, liquiritin, isoliquiritigenin, isoliquiritin, neoliquiritin, neoisoliquiritin
(Litvinenko và cộng sự, 1956 Trích dẫn Đỗ Tất Lợi, 2004).

– Tác dụng dược lý
Tác dụng giải độc: Thuốc có tác dụng giải độc đối với rất nhiều loại độc tố
như: Chloralhydrat, physostigmin, acetylcholin, pilocarpin, giải các loại barbituric,
histamin (Trung Dược Học).
Theo trích dẫn của Đỗ Tất Lợi, 2004 có các công trình nghiên cứu sau:
Năm 1956, Từ Tá Hạ, Diệm Ứng Cử và Bì Tây Bình đã báo cáo trong Trung
Hoa Y tạp chí rằng cam thảo có tác dụng giải độc đối với độc tố uốn ván. Cũng
trong năm 1956, Diệm Ứng Cử và Trương Tín Chi đã thí nghiệm cho thỏ và chuột
nhắt uống dung dịch cam thảo 25 – 50 % cũng với mocphin clohydrat, cocain
clohydrat, stricnin nitrat, atropin sunfat, chloralhydrat, để xem khả năng giải độc thì
thấy uống 4 ml dung dịch cam thảo 25 %/1 kg thể trọng có thể giải độc clohydrat (5
mg/kg) và clorat hydrat (0,2 g/kg).
Cửu Bảo Mộc Hiến và Tinh Kỳ Hòa Tử (Nhật Bản, 1954) báo cáo chất
glyxyrizin có khả năng giải độc ngộ độc do Stricnin. Các tác giả còn cho biết khả
năng giải độc của cam thảo có liên quan đến sự thủy phân glyxyrizin ra axit
glycuronic.
Tam Hảo Anh Phu báo cáo trong Nhật tân y học 39 (1952): muối kali và
canxi của axit glycyrrhizin có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch
cầu, nọc rắn, hiện tượng choáng.
Tác dụng co thắt với cơ trơn đường tiêu hóa: Năm 1956, H.Berger và
H.Holler đã thí nghiệm so sánh tác dụng của nước cam thảo với papaverin
chlohydrat thì thấy kết quả là 1/450 và 1/3.100.
Tác dụng như loại cortisol: Theo J.A.Molhuysen (1950) cam thảo có tác
dụng gần như cortisol tăng sự tích nước và muối NaCl trong cơ thể gây ra thủy
thủng đồng thời trị các vết loét trong bộ máy tiêu hóa.

14



×