Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ MỘT SỐ CHẤT HẤP PHỤ ĐỘC TỐ NẤM MỐC TRONG THỨC ĂN GÀ THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.78 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
***********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SO SÁNH HIỆU QUẢ MỘT SỐ CHẤT HẤP PHỤ ĐỘC TỐ
NẤM MỐC TRONG THỨC ĂN GÀ THỊT

Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THANH HƯƠNG
Lớp

: DH07TA

Ngành

: Chăn nuôi

Khóa

: 2007 – 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
***********

LÊ THỊ THANH HƯƠNG



SO SÁNH HIỆU QUẢ MỘT SỐ CHẤT HẤP PHỤ ĐỘC TỐ
NẤM MỐC TRONG THỨC ĂN GÀ THỊT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Chăn nuôi
Chuyên ngành Sản xuất thức ăn chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn:
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Lê Thị Thanh Hương
Tên luận văn: “So sánh hiệu quả một số chất hấp phụ độc tố nấm mốc trong
thức ăn gà thịt”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày:

Giáo viên hướng dẫn

TS. Dương Duy Đồng

ii


LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP .HCM, ban Chủ Nhiệm cùng
toàn thể quí thầy cô khoa Chăn Nuôi - Thú Y đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi nhất và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
và hoàn thành khóa luận này.
Công ty thức ăn chăn nuôi Việt Pháp (Proconco) đã tạo điều kiện để thực
hiện thí nghiệm này.
Kính dâng lòng biết ơn lên
Cha mẹ, những người thân trong gia đình đã tận tụy, lo lắng và hy sinh để
con có được hôm nay.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS. Dương Duy Đồng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
những năm học đại học và hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành biết ơn:
Thầy Nguyễn Văn Hiệp đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành khóa luận này.
Xin gởi lòng cám ơn chân thành đến
Anh Lê Văn Phú, Anh Ngô Trọng Nhân, chị Âu Nguyễn Ngọc Hiếu, chị
Nguyễn Thị Bảo Trân đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Xin gửi lòng cám ơn đến
Các bạn Ngọc Loan, Xuân Huy, Duy Hưng, Thành Hải, Mão, Tình, Kha và
các bạn lớp CN 33, TĂ 33, CN 34, TĂ 34 đã quan tâm giúp đỡ , động viên tôi rất
nhiều trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.

Chân thành cảm ơn!
Lê Thị Thanh Hương

iii



TÓM TẮT
Đề tài: “So sánh hiệu quả một số chất hấp phụ độc tố nấm mốc trong thức ăn gà
thịt” đã thực hiện tại trại Thực Nghiệm của khoa Chăn Nuôi Thú Y thuộc trường
Đại Học Nông Lâm TP. HCM, từ 15/03/2009 đến 15/05/2009. Thí nghiệm được bố
trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố, trên 246 gà thịt công nghiệp (Cobb500) từ 0 đến 42 ngày tuổi , chia làm 6 lô, mỗi lô được lặp lại 4 lần, mỗi lần lặp lại
có từ 10 - 11 gà. Lô I: đối chứng sử dụng thức ăn căn bản không bổ sung chất hấp
phụ độc tố nấm mốc , lô II đến lô VI lần lượt bổ sung các c hất hấp phụ độc tố nấm
mốc là A , B, C, D, E với liều bổ sung cho tất cả các lô là 0,5 kg/tấn TĂ. Sau 42
ngày thí nghiệm cho kết quả như sau:
Trọng lượng tích lũy bình quân của gà ở lô có bổ sung chất hấp phụ cao nhất
ở lô III (2503,3 g/con), kế đến là lô I (2482 g/con), các lô II (2478,0 g/con), lô IV
(2348,5 g/con), lô V (2465,3 g/con), VI (2399,5g/con) đều thấp hơn lô đối chứng (lô
I).
Tăng trọng tuyệt đối của gà ở các lô có bổ sung chất hấp phụ chỉ có lô III cao
hơn lô không bổ sung chất hấp phụ(lô I), các lô còn lại đều cho kết quả thấp hơn lô
I.
Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở các lô có chất
hấp phụ cao hơn lô đối chứng.
Kết quả về tỷ lệ trao đổi đạm thô và giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn
của gà ở lô có bổ sung chất hấp phụ thì chỉ có lô VI cao hơn lô đối chứng, các lô II,
III, IV, V, VI đều có kết quả thấp hơn lô đối chứng.
Về hiệu quả kinh tế thì các lô bổ sung chất hấp phụ độc tố có lô II và lô III
cao hơn lô không bổ sung chất hấp phụ (lô I), các lô IV, V, VI thấp hơn lô I.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA .................................................................................................................. i

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................iii
TÓM TẮT ...................................................................................................................... iv
MỤC LỤC....................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH ............................................................................................................... 2
1.3 YÊU CẦU ................................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
2.1 NẤM MỐC ............................................................................................................... 3
2.1.1 Khái niệm nấm mốc ............................................................................................... 3
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh sản và phát triển của nấm mốc .......................... 3
2.1.3 Ảnh hưởng của nấm mốc đối với thức ăn chăn nuôi ............................................. 3
2.2 ĐỘC TỐ NẤM MỐC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI VẬT NUÔI .. 4
2.2.1 Khái niệm độc tố nấm mốc .................................................................................... 4
2.2.2 Tác hại của độc tố nấm mốc đối với vật nuôi ........................................................ 5
2.2.3 Một số loại độc tố nấm mốc thường gặp trong thức ăn gia súc và ảnh hưởng của
chúng trên gia cầm ...................................................................................................... 7
2.3 TÌNH HÌNH NHIỄM ĐỘC TỐ NẤM MỐC TRONG THỨC ĂN VÀ NGUYÊN
LIỆU ......................................................................................................................... 11
2.3.1 Tình hình thế giới ................................................................................................. 11
2.3.2 Tình hình trong nước ........................................................................................... 12

v


2.3.3 Hàm lượng cho phép Mycotoxin trong thức ăn gia súc. ...................................... 14

2.4 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ LÀM GIẢM TÁC HẠI ĐỘC TỐ NẤM MỐC 16
2.4.1 Những biện pháp phòng ngừa sự nhiễm độc tố nấm mốc trong thức ăn ............. 16
2.4.2 Các biện pháp khử độc, vô hiệu hóa tính độc của Mycotoxin ............................. 17
2.4.3 Đặc điểm một số hoạt chất hấp phụ độc tố .......................................................... 18
2.5 CÁC CHẤT HẤP PHỤ DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM ...................................... 21
2.5.1 Chất hấp phụ thứ I................................................................................................ 21
2.5.2 Chất hấp phụ thứ II .............................................................................................. 21
2.5.3 Chất hấp phụ thứ III ............................................................................................. 22
2.5.4 Chất hấp phụ thứ IV ............................................................................................. 23
2.5.5 Chất hấp phụ thứ V .............................................................................................. 24
2.6 SƠ LƯỢC VỀ TRẠI THỰC TẬP KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y ......................... 24
2.6.1 Vị trí địa lý và lịch sử hình thành ........................................................................ 24
2.6.2 Quy mô chuồng gà ............................................................................................... 25
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 26
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH ........................................................... 26
3.2 NỘI DUNG THÍ NGHIỆM .................................................................................... 26
3.2.1. Thí nghiệm 1 ....................................................................................................... 26
3.2.2 Thí nghiệm 2 ........................................................................................................ 27
3.3 ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM.................................................................................. 28
3.4 ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM .................................................................................... 28
3.4.1 Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi ....................................................................... 28
3.4.2 Thức ăn thí nghiệm .............................................................................................. 28
3.4.3 Qui trình nuôi dưỡng và chăm sóc ....................................................................... 30
3.5 CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI............................................... 33
3.5.1 Các chỉ tiêu của thí nghiệm 1 ............................................................................... 33
3.5.2 Các chỉ tiêu của thí nghiệm 2 ............................................................................... 35
3.6 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................... 36
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 37

vi



4.1 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ HÀM LƯỢNG MYCOTOXIN TRONG
THỨC ĂN THÍ NGHIỆM ........................................................................................ 37
4.2 CÁC CHỈ TIÊU TĂNG TRỌNG ........................................................................... 38
4.2.1 Trọng lượng tích lũy bình quân (TLTL) .............................................................. 38
4.2.2 Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) ............................................................................... 40
4.3 THỨC ĂN TIÊU THỤ BÌNH QUÂN (TĂTTBQ) ................................................ 41
4.4 HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN (HSCHTĂ) ................................................... 42
4.5 TỈ LỆ NUÔI SỐNG ................................................................................................ 44
4.6 KẾT QUẢ CỦA THÍ NGHIỆM 2 .......................................................................... 45
4.6.1 Tỷ lệ trao đổi đạm thô (%) ................................................................................... 45
4.6.2 Giá trị năng lượng trao đổi (cal/g) ....................................................................... 45
4.7 HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA CÁC LÔ THÍ NGHIỆM ......................................... 46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 47
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 47
5.2 ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 48
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 50

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AF
B/d

: Aflatoxin
: Bánh dầu


CP (Crude Protein)
DF (degree of freedom)

: Protein thô
: Độ tự do

DAS
DDGS (dried distillers grains with

: Deacetocyscirpenol
: Bã hèm rượu sấy khô

solubles)
DON
ELISA
HPLC
HSCHTĂ
KDĐN
MS (mean square)
FAO (Food and Agriculture
Organization)
ppb
ppm
SS (sum of square)
TĂCB
TĂCN
TĂTT
TLTL
TLTĐ
TP. HCM

TTTĐ
VCK
ZON
FUM
OTA

: Deoxynivalenol
: Enzyme-linked immunosorbent assay
: High Performent Liquid Chrogratomaphy
: Hệ số chuyển hóa thức ăn
: Khô dầu đậu nành
: Trung bình bình phương
: Tổ chức nông lương thế giới
: part per billion – phần tỷ
: part per million – phần triệu
: Tổng bình phương
: Thức ăn căn bản
: Thức ăn chăn nuôi
: Thức ăn tiêu thụ
: Trọng lượng tích lũy
: Tỷ lệ tiêu hóa
: Thành phố Hồ Chí Minh
: Tăng trọng tuyệt đối
: Vật chất khô
: Zearalenone
: Fumonisin
: Ochratoxin

viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng của bắp bị nhiễm mốc ..................................................... 4
Bảng 2.2 Một số độc tố và sự có mặt của chúng ở ngũ cốc ......................................... 5
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của độc tố nấm mốc đối với các cơ quan trong cơ thể. .............. 7
Bảng 2.4 Hàm lượng F2-Toxin trong một số thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam ............ 10
Bảng 2.5 Kết quả phân tích hàm lượng độc tố nấm mốc khu vực Đông nam Á ........ 11
Bảng 2.6 Tỷ lệ nhiễm một số loại độc tố nấm mốc theo các khu vực trên thế giới (%/
Số mẫu phân tích) ....................................................................................................... 12
Bảng 2.7 Tỉ lệ nhiễm các loại độc tố nấm mốc trong các nguyên liệu và thức ăn chăn
nuôi (%/ Số mẫu phân tích) ........................................................................................ 12
Bảng 2.8 Hàm lượng AF trong một số thực liệu làm thức ăn gia súc ở Việt Nam .... 13
Bảng 2.9 Hàm lượng Aflatoxin thay đổi theo mùa ở các tỉnh phía Nam ................... 14
Bảng 2.10 Quy định hàm lượng tối đa độc tố nấm mốc AFB 1 và hàm lượng tổng số
các aflatoxin (B 1 +B 2 +G 1 +G 2 ) được tính bằng ppb (µg/kg) trong thức ăn hỗn hợp
hoàn chỉnh cho gia súc gia cầm. ................................................................................. 15
Bảng 2.11 Những quy định mức cho phép aflatoxin trong thức ăn ở Mỹ (FAO,
1995) ........................................................................................................................... 15
Bảng 2.12 Những quy định về hàm lượng AFB 1 tối đa trong thức ăn gia súc, gia cầm
ở các nước thuộc EU ................................................................................................... 15
Bảng 2.13 Khả năng hấp phụ các loại độc tố của chất hấp phụ III ............................ 23
Bảng 2.14 Khả năng hấp phụ độc tố của chất hấp phụ IV ......................................... 24
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................................ 27
Bảng 3.2 Công thức thức ăn cho gà thí nghiệm.......................................................... 29
Bảng 3.3 Thành phần hóa học thức ăn theo tính toán ................................................ 29
Bảng 3.4 Lịch chủng ngừa vaccine cho gà thí nghiệm ............................................... 32
Bảng 4.1 Hàm lượng các loại Mycotoxin trong thức ăn P1 và P2 ............................. 37
Bảng 4.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn căn bản dùng trong thí nghiệm................ 38


ix


Bảng 4.3 Trọng lượng tích lũy bình quân của gà (g/con) (n/lô = 41)......................... 38
Bảng 4.4 Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) của gà thí nghiệm qua các giai đoạn
(g/con/ngày) ................................................................................................................ 40
Bảng 4.5 Thức ăn tiêu thụ bình quân của gà qua các giai đoạn (g/con/ngày) ............ 41
Bảng 4.6 Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà qua các giai đoạn (kgTĂ/ kg tăng trọng)42
Bảng 4.7 Tỉ lệ sống của gà qua các giai đoạn (%) ...................................................... 44
Bảng 4.8 Kết quả tỷ lệ trao đổi đạm thô (%) của thức ăn thí nghiệm ........................ 45
Bảng 4.9 Kết quả giá trị năng lượng trao đổi (cal/g) của thức ăn thí nghiệm ............ 45
Bảng 4.10 Chỉ số hiệu quả sản xuất PEF của gà các lô thí nghiệm ............................ 46

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1 Cấu trúc hóa học của phân tử Aflatoxin ......................................................... 8
Hình 2.2 Cấu trúc hóa học của phân tử T2- toxin ......................................................... 9
Hình 3.1 Úm gà trong tuần đầu tiên ............................................................................ 30
Hình 3.2 Cân gà lúc 42 ngày tuổi ................................................................................ 33
Hình.3.3 Gà nuôi trong chuồng thí nghiệm tiêu hóa ................................................... 35
Biểu đồ 4.1 Trọng lượng bình quân của gà lúc 42 ngày tuổi ...................................... 39
Biểu đồ 4.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở 42 ngày tuổi (kg TĂ/ kg TT)........... 43

xi


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, là môi trường
thuận lợi cho các loại nấm mốc phát triển và sản sinh các độc tố trong các sản phẩm
nông nghiệp, trong đó có các nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi. Ngoài việc gây tổn
thất về lượng cho nông sản, nấm mốc còn sinh ra các độc tố đặc biệt nguy hiểm với
sức khoẻ con người và động vật kinh tế. Trước tình hình thực tế hiện nay, do giá
thức ăn ngày càng cao, người chăn nuôi có khuynh hướng chọn loại nguyên liệu rẻ
để làm thức ăn chăn nuôi do đó càng có nguy cơ thức ăn bị nhiễm độc tố cao. Vì
vậy, việc hạn chế tác hại của nấm mốc và độc tố của chúng gây ra đang là mối quan
tâm lớn hiện nay của các nhà máy sản xuất thức ăn cũng như người chăn nuôi.
Các loại thực liệu đã nhiễm mốc muốn sử dụng phải được xử lý bằng các
biện pháp vật lý (loại ra các hạt bị mốc, phơi, sấy, chiếu xạ…), biện pháp hóa học
(xử lý hóa chất), hay các biện pháp sinh học (dùng vi sinh vật đối kháng, cạnh
tranh, phá hủy độc tố…). So sánh với các biện pháp trên thì việc sử dụng các sản
phẩm có tính hấp phụ hay kết dính độc tố nhằm làm giảm khả năng hấp thụ độc tố
qua đường tiêu hóa là biện pháp ít tốn kém và hiệu quả nhất. Hiện nay, trên thị
trường Việt Nam có rất nhiều sản phẩm chất hấp phụ với các thành phần, giá cả và
hiệu quả khác nhau. Các chất hấp phụ có thể là có nguồn gốc từ đất sét, hoặc là từ
vách tế bào nấm men, hoặc là sự kết hợp giữa đất sét và vách tế bào nấm men, hay
là sự kết hợp giữa đất sét, vách tế bào nấm men và các loại enzyme có khả năng
phân cắt chuyển dạng sinh học độc tố nấm mốc. Để giúp cho các nhà máy sản xuất
thức ăn, người chăn nuôi có thể lựa chọn và áp dụng trong sản xuất, chăn nuôi có
hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao nhất, thì chúng ta cần có những nghiên cứu cụ thể

1


nhằm biết rõ hơn về hiệu quả của một số chất hấp phụ độc tố đối với thú trên thực
tế.

Xuất phát từ thực tế trên, được sự cho phép của Bộ môn Dinh Dưỡng, Khoa
Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn
của Ts. Dương Duy Đồng và sự đồng ý của Trại thực nghiệm Khoa Chăn nuôi Thú
y Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “So sánh hiệu quả của một số chất hấp phụ độc tố nấm mốc trong thức ăn
gà thịt”.
1.2 MỤC ĐÍCH
So sánh hiệu quả của một số chất hấp phụ độc tố trong thức ăn gà thịt, dựa
trên các chỉ tiêu về tăng trưởng, hệ số chuyển biến thức ăn, hiệu quả kinh tế. Sự ảnh
hưởng của chất hấp thụ độc tố đối với dinh dưỡng trong thức ăn gà thịt.
1.3 YÊU CẦU
Nuôi dưỡng gà thịt từ 0 – 42 ngày tuổi, theo dõi và thu thập các số liệu liên
quan đến tăng trọng, lượng thức ăn tiêu thụ, hệ số chuyển hóa thức ăn, hiệu quả
kinh tế của đàn gà thí nghiệm. Sau 42 ngày giữ lại một số gà làm thí nghiệm trao
đổi chất.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 NẤM MỐC
2.1.1 Khái niệm nấm mốc
Nấm mốc là vi sinh vật có cấu tạo gần giống với thực vật, sống ký sinh hay
hoại sinh trên nhiều loại chất khác nhau, đặc biệt là chất hữu cơ. Nấm mốc có ở
khắp mọi nơi từ phân, đất, cây, cỏ mục nát, quần áo, giày dép, lương thực thực
phẩm và thậm chí trên một số vật chất hầu như không có chất dinh dưỡng như dụng
cụ quang học, kim loại, và các chất dẻo…
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh sản và phát triển của nấm mốc
Có 8 nhân tố ảnh hưởng đến sinh sản và phát triển của nấm mốc là:

• Lượng nước có trong cơ chất
• Nồng độ ion H+
• Độ ẩm và nhiệt độ môi trường
• Thành phần các chất trong không khí (chủ yếu là O 2 và CO 2 )
• Trạng thái vật chất (thể rắn, thể lỏng)
• Hàm lượng chất dinh dưỡng
• Điều kiện bảo quản
• Các yếu tố đặc biệt khác
Tuy nhiên có 4 nhân tố đóng vai trò quan trọng là hàm lượng nước tự do
trong vật chất, nhiệt độ và độ ẩm môi trường, thành phần không khí và điều kiện
bảo quản (trích dẫn từ Đậu Ngọc Hào và Lê Thị Ngọc Diệp, 2003)
2.1.3 Ảnh hưởng của nấm mốc đối với thức ăn chăn nuôi
2.1.3.1 Ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng
Sự phát triển của nấm mốc trên thức ăn chăn nuôi đã gây nhiều tổn thất mang
nhiều khía cạnh khác nhau cả về số lượng lẫn chất lượng. Nấm mốc trên thức ăn

3


chăn nuôi không những làm biến đổi màu sắc, mùi vị mà còn ảnh hưởng đến giá trị
dinh dưỡng của cơ chất như protein bị thủy phân, lượng lipid giảm thấp, lượng xơ
trong hạt tăng lên, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và biến dưỡng làm giảm thấp
năng lượng.
Theo Tindall (1983) Bắp bị nhiễm mốc giảm giá trị dinh dưỡng theo bảng
sau:
Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng của bắp bị nhiễm mốc
Năng lượng trao

Protein


Béo thô

Khoáng Tinh

Đường

đổi ( kcal/kg)

(%)

(%)

(%)

bột (%) (%)

Bắp

3410

8,9

4,0

3,1

57,6

4,3


Bắp bị

3252

8,3

1,5

3,4

58,1

4,6

nhiễm mốc
(Trích dẫn bởi Đậu Ngọc Hào và Lê Thị Ngọc Diệp, 2003)
Ngoài ra bắp có thể bị giảm tới 25% giá trị dinh dưỡng nếu bị nhiễm mốc.
2.1.3.2 Ảnh hưởng đến mùi vị và tính ngon miệng
Theo Đậu Ngọc Hào và Lê Thị Ngọc Diệp (2003), trong quá trình phát triển
nấm mốc đã bài tiết ra môi trường những chất trao đổi đặc biệt là các men phân giải
chất dinh dưỡng như lipase, protease, amilase, gây ra những biến đổi mùi vị, màu
sắc của cơ chất ảnh hưởng đến sự chọn lọc thức ăn của vật nuôi. Bên cạnh đó nấm
mốc còn sinh ra các độc tố xâm nhập vào trong cơ chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe
vật nuôi và con người.
2.2 ĐỘC TỐ NẤM MỐC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI VẬT
NUÔI
2.2.1 Khái niệm độc tố nấm mốc
Độc tố nấm mốc là sản phẩm chuyển hóa thứ cấp của nấm mốc từ cơ chất
của vật chủ. Nó không phải là hợp chất có sẵn trong nguyên liệu thức ăn do sự tổng
hợp của thực vật hay động vật. Trong nhiều trường hợp nó được tạo thành trên đồng

trong quá trình phát triển của thực vật, hay trong quá trình thu hoạch, vận chuyển,
bảo quản và chế biến (CAST, 2003, trích dẫn bởi Dương Thanh Liêm và ctv, 2010).

4


Độc tố nấm mốc không những gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế mà còn gây tác hại
rất lớn cho sức khỏe gia súc, gia cầm và cả cho sức khỏe con người.
Cho đến nay người ta đã phát hiện khoảng hơn 300 loại độc tố nấm mốc
khác nhau, trong đó có khoảng 20 chất gây nguy hiểm đối với con người và vật
nuôi. Các loại độc tố nấm mốc đều có tính chất: bền vững về hoá tính, kháng nhiệt
cao, chịu được điều kiện lưu kho, kháng lại các điều kiện chế biến. Sự có mặt của
chúng trong thức ăn chăn nuôi gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Một số độc tố
có tầm nguy hại nhất hiện nay là Aflatoxin, Deoxynivalenol, Ochratoxin,
Zearalenone, T- 2 toxin.
Bảng 2.2 Một số độc tố và sự có mặt của chúng ở ngũ cốc
Độc tố

Bắp

Gạo

Aflatoxin

+

Citrinin

+


+

+

Ochratoxin

+

+

+

Sterigmatocystin

+

+

Zearalenon

+

+

T- 2toxin

+

+


Nivalenon

+

+

Deacetocyscirpenol (DAS)

+

+


+

(Trích dẫn từ Đậu Ngọc Hào và Lê Thị Ngọc Diệp, 2003)
2.2.2 Tác hại của độc tố nấm mốc đối với vật nuôi
Theo Dương Thanh Liêm và ctv (2010) độc tố nấm mốc đã gây ra những hậu
quả cho cơ thể người và động vật như sau:
• Gây tổn thương tế bào gan, thận những trạng thái bệnh tích ở gan và hiện tượng
suy giảm miễn dịch do Aflatoxin gây ra rất rõ ràng. Tất cả các trường hợp xác định
sự ngộ độc aflatoxin đều có bệnh tích giống nhau ở chỗ gan bị hư hại nặng. Tùy
theo mức độ nhiễm ít hay nhiều, lâu hay mau mà bệnh tích trên gan khác nhau. Biểu
hiện chung là ban đầu gan biến thành màu vàng tươi, mật sưng sau đó gan sưng

5


phồng và bắt đầu nổi các mụn nhỏ trên bề mặt làm cho nó gồ ghề đôi khi có những
nốt hoại tử màu trắng, sau cùng do nhiễm khuẩn mà gan trở nên bở và dễ bể.

Thận cũng bị sưng to làm cho việc bài thải chất độc ra khỏi cơ thể cũng trở nên
hết sức khó khăn, từ đó làm cho triệu chứng ngộ độc trở nên trầm trọng.
• Làm giảm khả năng đề kháng của động vật, ức chế hệ thống sinh kháng thể. Khi
nhiễm độc aflatoxin, cơ thể rất mẫn cảm với các loại bệnh thông thường, có thể gây
tử vong cho thú.
• Bào mòn niêm mạc của ống tiêu hóa do lớp tế bào niêm mạc bị chết bong ra và
bị khô lại hình thành nên một lớp màng bọc làm cản trở sự vận chuyển thức ăn đi
trong ống tiêu hóa. Từ đó làm giảm khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong
thức ăn.
• Những thí nghiệm gần đây ở Mỹ cũng cho thấy Aflatoxin gắn được với Protein
enzyme nên nó ức chế hoạt động của enzyme tiêu hóa, góp phần làm giảm khả năng
tiêu hóa thức ăn của các enzyme trong ống tiêu hóa.
• Làm thay đổi hoạt động sinh lý bình thường, gây rối loạn sinh sản. Ở thú mang
thai có thể gây chết thai, khô thai hoạc sẩy thai. Đối với gia cầm có thể gây ra tỷ lệ
chết phôi ở giai đoạn đầu rất cao, tỷ lệ nở thấp.
• Làm giảm tính ngon miệng đối với thức ăn do sự phát triển của nấm mốc làm
mất mùi thức ăn, một số nấm mốc còn gây viêm lở loét xoang miệng, đường tiêu
hóa.
• Một số độc tố có khuynh hướng gây ung thư. Không những gây thiệt hại khá lớn
trong chăn nuôi, mà sự tồn dư độc tố mycotoxin trong sản phẩm chăn nuôi có thể
gây ung thư cho con người.
• Ngoài các tác hại trên nấm mốc có trong thức ăn còn lên men phân giải các
nguồn dưỡng chất như glucid, protein, acid amin, vitamin…làm cho thức ăn bị giảm
giá trị nghiêm trọng, làm mất mùi tự nhiên, chuyển sang mùi hôi mốc, thú không
thích ăn. Làm hư hại các vitamin trong thưc ăn do sự lên men phân giải của nấm
mốc.

6



• Một số loại độc tố nấm mốc có khả năng bài thải ra tuyến mồ hôi, tích tụ ở đây,
dưới tác dụng của không khí và ánh sáng, nó biến đổi cấu trúc hóa học gây ra dị ứng
da làm hư hại cấu trúc của da.
• Hậu quả về kinh tế: khi nấm mốc phát triển trong nguyên liệu thức ăn và trong
thực phẩm không những làm giảm chất lượng thực phẩm, mà còn làm cho thực
phẩm không an toàn, người và động vật ăn phải dễ sinh ra bệnh tật. Theo tổ chức
nông lương FAO thì nấm mốc gây thiệt hại kinh tế khoảng 20% cho các loại nông
sản sau thu hoạch.
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của độc tố nấm mốc đối với các cơ quan trong cơ thể.
TT Đối với nội tạng
1

Gây ung thư gan

Độc tố tác động
Aflatoxin, Patulin, Sterig matocystin,
Luteoskyrin, Pennicillin acid.

2

Độc với gan

Aflatoxin, Ochratoxin, Rubratoxin,
Luteoskyrin

3

Độc với thận

Ochratoxin, Citrinin.


4

Đối với các cơ quan sinh dục

Zearalenol và một số Trichothecen

5

Độc với thần kinh

Esgotamin, Citrioviridin

6

Độc với da và niêm mạc

T-2toxin, Deacetocyscirpenol (DAS),
Nivalenol, Deoxynivalenol (DON),
Sporidesmin.

(Trích Đậu Ngọc Hào, 2007)
2.2.3 Một số loại độc tố nấm mốc thường gặp trong thức ăn gia súc và ảnh
hưởng của chúng trên gia cầm
2.2.3.1 Afatoxin
Đây là độc tố do vi nấm Aspergillus flavus và Aspergillus Parasiticus sản sinh
ra. Nó được phát hiện vào năm 1960 gây chết trên 10.000 gà tây con ở nước Anh
với tổn thương gan rất nặng nề (hoại tử, chảy máu trong gan, tăng sinh ống dẫn
mật…). Aflatoxin có 4 dẫn xuất quan trọng trong thức ăn:
• B 1 và B 2 : Trong ánh sáng Uv của đèn fluoress phát ra màu xanh nước biển.


7


• G 1 và G 2 : Trong ánh sáng Uv của đèn Fluoress phát ra màu xanh lá cây (Trích
từ Dương Thanh Liêm, 2008).
• M 1 và M 2 được phát hiện trong sữa của bò cái ăn khẩu phần bị nhiễm Aflatoxin.

Hình 2.1 Cấu trúc hóa học của phân tử Aflatoxin
(Nguồn )
Các loại nông sản dễ nhiễm Aflatoxin gồm có hạt đậu phộng và bánh dầu phộng
nhiễm nhiều nhất, kế đến là hạt bắp, sau cùng là các loại hạt đậu khác cũng như
bánh dầu của nó. Aflatoxin gây nên những tổn thương ở gan và ung thư gan, ngoài
ra nó còn làm giảm khả năng đẻ trứng và tỉ lệ ấp nở trên gia cầm, giảm sức đề
kháng, giảm hiệu giá kháng thể khi chủng ngừa vaccine phòng bệnh. Đối với gia
cầm, vịt là loài nhạy cảm với Aflatoxin nhất sau đó là gà tây, ngỗng, ngan, sau cùng
là gà.
Theo Claude Moreau (1974) vịt con một ngày tuổi 500µg Aflatoxin chia làm 5
liều 100µg một ngày đã gây tổn thương ở gan. Ở gà thịt với liều 500ppb Aflatoxin
B 1 đã làm giảm thể trọng và khả năng sản xuất so với lô đối chứng. Ở mức 250ppb
sức miễn dịch giảm, đặc biệt gà con tăng mẫn cảm với bệnh cầu trùng thể manh

8


tràng, bệnh Marek và Salmonenllosis. Nếu cho ăn ở mức 500 – 750 ppb gan to ra và
nhạt màu. Gà đẻ nếu cho ăn trên 2mg Aflatoxin B 1 /kg thức ăn hoặc 2 ppm sẽ bị
thoái hóa mỡ gan và giảm đẻ trứng (trích từ Lê Anh Phụng, 2001).
2.2.3.2 Ochratoxin
Theo Dương Thanh Liêm (2008), Ochratoxin được phân lập đầu tiên năm

1965 từ nấm Aspergillus ochraceus. Các nguyên liệu thực phẩm dễ nhiễm độc tố
này như gạo, lúa mạch, lúa mì, bột mì, bắp, cao lương. Độc tố này gây hại đến gan
và thận động vật. Với nồng độ lớn hơn 1 ppm nó có thể làm giảm sản lượng trứng ở
gà đẻ. Ở nồng độ lớn hơn 5 ppm có thể gây nên những tổn hại ở gan và ruột. Thận
gia cầm viêm và tích đầy urate, đôi khi thấy urate còn tích tụ ở các khớp xương
chân gây cho gia cầm đau đớn, đi lại rất khó khăn. Ochratoxin trong thức ăn làm
giảm tăng trọng, giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn ở gia cầm, trao đổi sắc tố bị rối
loạn. Gà nhiễm Ochratoxin dẫn đến đi ỉa chảy, phân có nhiều urat, vỏ trứng có phủ
phấn màu vàng.
2.2.3.3 Tricothecenes

Hình 2.2 Cấu trúc hóa học của phân tử T2- toxin
(Nguồn )
Đây là độc tố của nấm Fusarium tricinotium, loại độc tố này được phân lập
đầu tiên vào năm 1968. Độc tố quan trọng thường hay gây độc hại nhất là DON
(Vomitoxin) và T2- toxin. Khi nhiễm độc tố T2- toxin trên gia cầm thường gây ra lở
loét niêm mạc miệng, giảm lượng thức ăn ăn vào, giảm sức đề kháng đối với bệnh
tật.

9


Theo Đậu Ngọc Hào (2007) thì sự có mặt của T2- Toxin trong thức ăn gà
con và gà dò đã làm giảm sinh trưởng và phát triển. Dấu hiệu đặc trưng là xuất hiện
các tổn thương như mụn nước ở đùi và chân, niêm mạc miệng bị loét và bao phủ
lớp keo dày giống như casein. Còn đối với gà mái đẻ thì sản lượng giảm sút, giảm
tăng trọng do giảm thức ăn, ỉa chảy và mào màu xanh tím. Nếu kéo dài tình trạng
nhiễm độc thì sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa buồng trứng và teo giảm. Trứng đôi
khi bị teo vỏ, trên mặt vỏ xuất hiện lớp phấn vôi màu vàng. Niêm mạc miệng bị
loét, phủ một lớp màu vàng, lớp bựa khô dày làm thức ăn cộm lên khiến con vật

khó có thể khép miệng lại, lông trở nên xơ, thô và kém bóng mượt.
2.2.3.4 Zearalenol (F2-Toxin)
Là độc tố do nấm Fusarium roseum sản sinh ra, nó được phân lập vào năm
1961. Người ta tìm thấy trên bắp và lúa mì mốc có bốn loại Fusarium khác cùng
sinh ra độc tố này như Fusarium moniliform, Fusarium tricinctum, Fusarium
oxysporum và Fusarium sporotrichioides. F2-Toxin có đặc tính như Oestrogen
(kích dục tố nữ). Khi thú tiêu thụ thức ăn bị nhiễm độc tố này thì gây nên tình trạng
Hyperoestrogenism. F2-Toxin làm giảm khả năng sinh sản của nhiều loại động vật.
Nếu nhiễm độc tố này thường xuyên gây ra thoái hóa buồng trứng, trên gia cầm
trống gây hư hại tinh trùng. Theo tài liệu nghiên cứu của Nguyễn Văn Thiệu (2007)
thì hàm lượng F2-Toxin nhiễm trong một số loại thức ăn chăn nuôi ở miền nam
Việt Nam như sau:
Bảng 2.4 Hàm lượng F2-Toxin trong một số thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam
Loại thức ăn chăn nuôi

Số mẫu phân tích

Hàm lượng F2-Toxin (ppb)

Bắp hạt

12

164

Cám gạo

24

83


Tấm gạo

24

31

Khoai mì lát

12

10

(Trích dẫn Dương Thanh Liêm, 2008)

10


Theo Đậu Ngọc Hào (2007), gà đẻ ăn thức ăn có chứa F2-Toxin đã làm giảm
tỷ lệ đẻ trứng, trứng không đồng đều và tỷ lệ ấp nở giảm thấp. Hạt bắp là loại thức
ăn dễ nhiễm loại độc tố này, nhất là bắp trồng ở những vùng có khí hậu lạnh, mát.
Trong số các loại độc tố kể trên thì loại nguy hiểm nhất là Aflatoxin. Trong
đó độc tính cao nhất là Aflatoxin B 1 . Sự nguy hiểm ở chỗ nó có khả năng gây hại
chỉ với liều lượng rất nhỏ, 1 kg thức ăn chỉ cần nhiễm 2 miligam (với lượng chỉ đủ
đính trên đầu 1 móng tay) cũng đã đủ làm hỏng gan. Độc chất này lại bền vững với
nhiệt, nếu đem đun sôi 1000C ở nồi bình thường hoặc nhiệt độ cao hơn ở nồi áp
suất, hay nhiệt độ từ máy ép đùn viên thức ăn gia súc thì Aflatoxin vẫn không bị
phân hủy (Trích dẫn từ Dương Thanh Liêm, 2008).
2.3 TÌNH HÌNH NHIỄM ĐỘC TỐ NẤM MỐC TRONG THỨC ĂN VÀ
NGUYÊN LIỆU

2.3.1 Tình hình thế giới
Theo tổ chức nông lương thế giới (FAO) 25% sản lượng thu hoạch của toàn
thế giới bị nhiễm độc tố nấm mốc, 95% lượng độc tố nấm mốc trong TĂCN được
sản sinh ra trên đồng ruộng. Việc nhiễm độc tố nấm mốc thường bắt đầu từ đồng
ruộng và tiếp diễn qua suốt quá trình thu hoạch, vận chuyển và lưu trữ. Nguy cơ
nhiễm độc tố nấm mốc là hiển nhiên và không thể tránh khỏi (Nguồn
).
Theo khảo sát độc tố nấm mốc năm 2010 của công ty Biomin thực hiện trên
3347 mẫu trên toàn thế giới. Phân tích năm loại độc tố nấm mốc: Aflatoxin (AF),
Zearalenone (ZON), Deoxynivalenol (DON), Fumonisin (FUM) và Ochratoxin A
(OTA). Các mẫu được phân tích bằng HPLC hoặc ELISA. Kết quả phân tích cho
biết tỷ lệ nhiễm các loại độc tố theo từng khu vực trên thế giới và theo loại nguyên
liệu (Bảng 2.6 và 2.7). Mức độ nhiễm các loại độc tố của khu vực Đông Nam Á
được thể hiện ở bảng 2.5.
Bảng 2.5 Kết quả phân tích hàm lượng độc tố nấm mốc khu vực Đông nam Á
Chỉ tiêu
Số mẫu kiểm tra
% mẫu phát hiện
Hàm lượng trung bình (µg/kg)
Hàm lượng tối đa(µg/kg)

AF
369
65
22
726

ZON DON
369
369

49
41
55
299
2601 19096

11

FUM
369
57
493
6196

OTA
369
32
1
53


Bảng 2.6 Tỷ lệ nhiễm một số loại độc tố nấm mốc trong các nguyên liệu và thức ăn
chăn nuôi theo các khu vực trên thế giới (%/ Số mẫu phân tích)
Khu vực

AF(%)

Bắc Mỹ
Nam Mỹ


8
22

52
57

87
27

49
88

12
6

Trung Âu
Nam Âu
Trung Đông

0
14
8

3
26
29

62
60
40


40
32
65

25
28
22

0

0

100

100

0

Bắc Á

13

56

71

44

22


Đông Nam Á
Nam Á
Châu Đại Dương

65
88
11

49
30
18

41
30
26

57
58
9

32
71
15

Nam Phi

ZON (%) DON (%)

FUM (%) OTA (%)


Bảng 2.7 Tỉ lệ nhiễm các loại độc tố nấm mốc trong các nguyên liệu và thức ăn
chăn nuôi (%/ Số mẫu phân tích)
Mẫu
Bắp
KDĐN
Lúa mì/Cám mì
Bắp Gluten
Cám gạo/Gạo
DDGS
TACN
Cỏ ủ
Rơm
Lúa mạch

AF (%)
28
20
4
47
47
8
46
2
0
0

ZON (%)
45
14

28
95
55
87
57
36
13
9

DON (%) FUM (%)
72
75
32
2
56
1
89
100
5
5
91
77
58
69
48
19
21
0
60
0


OTA (%)
9
21
24
74
74
35
39
14
17
0

Mức độ đồng nhiễm nhiều loại độc tố cao nhất ở khu vực châu Á 61%, thấp
nhất ở châu Âu 15%, châu Mỹ 47% và trung bình toàn thế giới là 42%. Các thông
số đều gia tăng so với các năm trước (Nguồn ).
2.3.2 Tình hình trong nước
Theo kết quả kiểm tra 29 mẫu bánh dầu phộng và 25 mẫu bắp thì mức
Aflatoxin trung bình trong bánh dầu phộng 1200 ppb (tối đa là 5000 ppb), trong bắp

12


205 ppb (tối đa 600 ppb). Các nguyên liệu khác như đậu nành hạt và bánh dầu đậu
nành công nghiệp, bánh dầu mè, khô dầu dừa, cám gạo và tấm mức Aflatoxin trung
bình ≤ 50ppb. Riêng trong thức ăn hỗn hợp với kết quả kiểm tra 28 mẫu từ các nơi
gửi về (nơi có vấn đề về thức ăn) thì mức Aflatoxin trung bình là 105ppb (cao nhất
là 500 ppb).
Bảng 2.8 Hàm lượng AF trong một số thực liệu làm thức ăn gia súc ở Việt Nam
Tên thực phẩm


Hàm lượng AF trung

Hàm lượng AF tối

bình (ppb )

đa (ppb )

25

205

600

Gạo và tấm gạo

2

22

25

Đậu nành hạt

1

50

50


Cám gạo

3

29

55

Bánh dầu mè

3

8

10

Bánh dầu dừa

7

17

50

Bánh dầu đậu nành

4

12


50

Bánh dầu phộng

29

1200

5000

Bột khoai mì lát

1

40

40

Thức ăn hỗn hợp

28

105

500

Bắp hạt

N


(Nguồn Trần Văn An, 1991 trích dẫn bởi Dương Thanh Liêm và ctv, 2010)
Theo Trần Văn An, Dương Thanh Liêm và Lê Văn Tố (1997) thì bánh dầu
phộng và bắp là 2 loại thực phẩm dễ nhiễm Aflatoxin nhất, bắp thu hoạch vào mùa
mưa nhiễm cao hơn mùa khô, vì thu hoạch bắp vào mùa mưa, do phơi khô không
kịp thời nên có nhiều cơ hội cho nấm mốc phát triển sinh ra độc tố gây hại cho gia
súc và gia cầm (Dương Thanh Liêm và ctv, 2010).

13


×