Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CHO SẢN PHẨM HẤP PHỤ ĐỘC TỐ NẤM MỐC KLINOFEED CỦA CÔNG TY CMS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 78 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING




CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:
“XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
CHO SẢN PHẨM HẤP PHỤ ĐỘC TỐ NẤM MỐC
KLINOFEED
®
CỦA CÔNG TY CMS”




GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S VŨ NGỌC YẾN
SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐÀO TRÍ VĂN
LỚP: VB215MA001
MSSV: 33121024710




NIÊN KHÓA: 2012 - 2014
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN
!


i
LỜI CẢM ƠN

Xin kính dâng đến cha mẹ sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc nhất về công
ơn sinh thành, dưỡng dục và đặc biệt là sự hy sinh cao đẹp của Người suốt cả cuộc
đời tận tụy tất cả vì con.
! Biết ơn sâu sắc
ThS. Vũ Ngọc Yến đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
! Ghi nhớ ơn
Bạn Nguyễn Lê Thùy Dương, Chị Trần Thị Thu Hương đã luôn bên cạnh
động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi về điều kiện vật chất cũng như tinh thần trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
! Chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Thương Mại – Dụ Lịch – Marketing và toàn thể quý thầy cô khoa Khoa
Thương Mại – Dụ Lịch – Marketing đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong
những năm theo học tại trường.
! Trân trọng cảm ơn
Sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban Giám Đ ốc Công ty CMS, đặc biệt là sự hỗ trợ
của toàn thể anh chị em đồng nghiệp tại CMS.
! Cảm ơn
Xin gởi đến toàn thể người thân trong gia đình, bạn bè trong và ngoài lớp
Văn bằng hai Marketing Khóa 15 lòng quý mến và sự biết ơn chân thành nhất.




!
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN

!
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Tp.HCM, ngày … tháng… năm 2014
Giám Đốc


Lý Văn Kiên
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN

!
iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Tp. HCM, Ngày … tháng …… năm 2014
Giảng Viên Hướng Dẫn


Th.S Vũ Ngọc Yến



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN
!
iv
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
“XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CHO SẢN PHẨM
HẤP PHỤ ĐỘC TỐ NẤM MỐC KLINOFEED
®

CỦA CÔNG TY CMS”

!
Mục tiêu đề tài
Thông qua bảng câu hỏi khảo sát:
- Tìm hiểu mức độ nhận biết của khách hàng về sản phẩm hấp phụ độc tố nấm
mốc Klinofeed
®
của CMS tại thị trường Đông Nam Bộ.
- Tìm ra những mong muốn, lý do thõa mãn nhu cầu của khách hàng về sản
phẩm hấp phụ độc tố nấm mốc trên thị trường.
- Lập sơ đồ định vị và đề xuất chiến lược định vị thích hợp cho sản phẩm hấp
phụ độc tố nấm mốc Klinofeed
®
của CMS.
!
Quy trình nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng được phỏng vấn là nhân viên các phòng
thu mua, phòng công thức của các nhà máy thức ăn chăn nuôi, các công ty
hoạt động trong cùng lĩnh vực đã từng sử dụng, chưa sử dụng sản phẩm
Klinofeed

®
của CMS, khu vực Đông Nam Bộ.
- Mô tả nghiên cứu: Nghiên cứ u được tiến hành theo hai giai đoạn (thời gian
từ 08/2014 đến 10/2014), số lượng mẫu tổng cộng là 100 mẫu.
• Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính
Tiến hành nghiên cứu sơ bộ theo phương pháp định tính bằng cách trao đổi,
tham khảo ý kiến, phỏng vấn trực tiếp đối với một số khách hàng để nắm bắt ý kiến,
mức độ hiểu biết, hiệu quả sản phẩm, tất cả các câu hỏi phỏng vấn đều được chuẩn
bị trước. Giai đoạn này mang tính chất khám phá và bổ sung các yếu tố cần thu thập
trong bảng câu hỏi. Đây chính là cơ sở thiết kế bảng câu hỏi trong nghiên cứu định
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN
!
v
lượng ở giai đoạn 2 của nghiên cứu và được phỏng vấn 20 mẫu, các khách hàng
phỏng vấn trực tiếp, có sàn lọc.
• Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng bằng cách thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn 100
khách hàng về ý kiến, mức độ hiểu biết, và hiệu quả sản phẩm. Quá trình phỏng vấn
này là sự kết hợp các phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại, phỏng vấn cá nhân
trực tiếp, thu thập số liệu qua mail có sự hỗ trợ bằng cách giải thích, tư vấn chi tiết
hơn về đặc tính kỹ thuật sản phẩm để tránh gây hiểu nhầm đối với các câu hỏi khó
trả lời liên quan đến kỹ thuật chuyên sâu sản phẩm.
- Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua 3 bước như sau:
• Bước 1: Tìm hiểu chung về thị trư ờng thức ăn chăn nuôi, về sản phẩm hấp
phụ độc tố nấm mốc của đối thủ trong thị trường mục tiêu, các thang đo cần
thiết cần sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
• Bước 2: Trên cơ sở những vấn đề đã tìm hiểu, tiến hành phác thảo dàn bài
thảo luận, thực hiện các nghiên cứu định tính để khám phá ra các nhân tố.
Kết hợp việc hoàn thành các công việc này, tiế n hành thiết kế và hiệu chỉnh
bảng câu hỏi cho hoàn thiện. Sau cùng là việc thu thập thông tin định lượng

thông qua các nghiên cứu định lượng bằng bảng câu hỏi.
• Bước 3: Tiến hành nhập liệ u, xử lý, phân tích các dữ liệu thu thập được bằng
phần mềm SPSS 11.5. Kết hợp với phần mềm Excel cho ra các kết quả
nghiên cứu. Tiến hành làm báo cáo các kết quả nghiên cứu.
!
Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp nghiên cứu: Định tính và định lượng
• Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu phát triển mầm. Từ danh sách khách
hàng sẵn có là các nhà máy thức ăn chăn nuôi,các công ty hoạt động trong
cùng lĩnh vực chọn ngẫu nhiên 20 khách hàng làm đại diện để khảo sát. Sau
đó, từ 20 khách hàng này sẽ phỏng vấn thêm lần lượt 80 khách hàng khác
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN
!
vi
thông qua sự giới thiệu của họ, các khách hàng này cũng cùng lĩnh vực hoạt
động.
• Phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu
- Nguồn thông tin thứ cấp: Thu thập từ Tổng cục thống kê về ngành; báo cáo
công ty; các tạp chí chuyên ngành chăn nuôi; internet và thông tin của các
nghiên cứu liên quan.
- Nguồn thông tin sơ cấp: Thu nhập ý kiến khách hàng thông qua bảng câu hỏi.
• Phương pháp xử lý thông tin: Toàn bộ thông tin được xử lý mô tả bằng phần
mềm SPSS 11.5.
- Đề tài tiến hành xoay quanh vấn đề tìm hiểu mức độ nhận biết của khách
hàng và định vị về sản phẩm hấp phụ độc tố nấm mốc Klinofeed
®
của CMS.
- Lập sơ đồ định vị và đề xuất chiến lược định vị thích hợp cho sản phẩm hấp
phụ độc tố nấm mốc Klinofeed
®

của CMS.
!
Hạn chế của đề tài
- Hạn chế về kinh nghiệm đánh giá chiến lược định vị cho sản phẩm của doanh
nghiệp trong môi trường thực tế, cách thu thập thông tin sơ cấp, thứ cấp, cách
thiết kế bảng câu hỏi sao cho có thể đánh giá và khai thác triệt để thông tin từ
khách hàng.
- Việc phân bổ số lượng mẩu khảo sát của từng đối tượng có chủ đích.
- Sự đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất chiến lược định vị sản phẩm chỉ ở
mức tương đối.
!
Kết cấu và nội dung chuyên đề
Đề tài được chia làm 4 chương với những nội dung chủ yếu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận. Trong chương này sẽ đi vào tìm hiểu sâu về định vị
thương hiệu cho sả n phẩm: bao gồm khái niệm, ý nghĩa, vai trò, các bước xác định,
hạn chế của hoạt động này.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN
!
vii
Chương 2: Khái quát về công ty CMS và tình hình hoạt động kinh doanh.
Chương này sẽ trình bày khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của CMS, các
kế hoạch, phương hướng hoạt động và phát triển trong tươ ng lai, sứ mạng, tầm
nhìn, các dịch vụ, tình hình hoạt động kinh doanh. Tìm hiểu về thị trường của ngành
thức ăn chăn nuôi nói chung, các sản phẩm hấp phụ độc tố nấm mốc tại thị trường
Việt Nam nói riêng, thị phần sản phẩm hấp phụ độc tố nấm mốc của CMS trong
ngành.
Chương 3: Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động định vị thương hiệu sản
phẩm hấp phụ độc tố nấm mốc Klinofeed
®
tại CMS. Chương này tập trung phân

tích, đánh giá thương hiệu sản phẩm hấp phụ đ ộ c tố nấm mốc của CMS, của đối thủ
trong ngành, đưa ra sơ đồ định vị thích hợp. Việc đánh giá này được thực hiện
thông qua việc phân tích bảng câu hỏi khảo sát ý kiến khách hàng.
Chương 4: Một số giải pháp, kiến nghị để xây dựng định vị thương hiệu sản
phẩm hấp phụ độc tố nấm mốc Klinofeed
®
. Các bài học kinh nghiệm rút ra từ khảo
sát

và thực tiễn tạ i CMS. Thông qua đó, đưa ra các giải pháp đối

với doanh nghiệp
và kiến nghị cho các cơ quan có thẩm quyền nhằm trong thời gian tới.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN
!
viii
MỤC LỤC!
LỜI NÓI ĐẦU 1!
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2!
1.1. KHÁI QUÁT VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU 2!
1.1.1.! Thương hiệu là gì? 2!
1.1.2.! Vai trò và nhiệm vụ của thương hiệu 3!
1.1.3.! Các bước xây dựng thương hiệu 4!
1.2.! KHÁI QUÁT VỀ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU 6!
1.2.1.! Định vị thương hiệu là gì? 6!
1.2.2.! Các bước xây dựng phương án định vị thương hiệu 7!
1.2.3.! Tầm quan trọng của định vị trong xây dựng thương hiệu 7!
1.3.! KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG NHẬN DẠNG THƯƠNG HIỆU 8!
1.3.1.! Hệ thống nhận dạng thương hiệu là gì? 8!
1.3.2.! Mục tiêu của hệ thống nhận dạng thương hiệu 8!

1.3.3.! Tại sao doanh nghiệp cần có hệ thống nhận diện thương hiệu 8!
1.3.4.! Quy trình xây dựng nhận dạng thương hiệu 10!
Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ CMS VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH, HOẠT
ĐỘNG 12!
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CMS 12!
2.1.1.! Sự ra đời và phát triển 12!
2.1.2.! Nhiệm vụ chiến lược và chính sách kinh doanh 13!
2.1.3.! Cơ cấu tổ chức 13!
2.1.4.! Mạng lưới hoạt động 14!
2.1.5.! Đối thủ cạnh tranh của CMS 14!
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN
!
ix
2.2.! KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀ
TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TẠI VIỆT NAM 14!
2.2.1.! Tổng quan về thị trường ngành thức ăn chăn nuôi 14!
2.2.2.! Thực trạng tình hình chăn nuôi Việt Nam 15!
2.3.! KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỘC TỐ NẤM MỐC 17!
2.3.1.! Độc tố nấm mốc (mycotoxin) là gì? 17!
2.3.2.! Các loại độc tố nấm mốc phổ biến 17!
2.3.3.! Một số tác hại của độc tố nấm mốc gây ra 18!
2.3.4.! Tình hình nhiễm độc tố nấm mốc 20!
2.4.! SẢN PHẨM HẤP PHỤ ĐỘC TỐ NẤM MỐC KLINOFEED
®
22!
2.4.1.! Klinofeed
®
là gì? 22!
2.4.2.! Thành phần và bản chất sản phẩm 22!
2.4.3.! Vai trò, công dụng và hiệu quả mang lại 25!

2.4.4.! Đối thủ cạnh tranh chính của Klinofeed
®
27!
2.5.!! TÌNH HÌNH KINH DOANH SẢN PHẨM HẤP PHỤ ĐỘC TỐ NẤM
MỐC KILNOFEED
®
TRONG NĂM NĂM QUA CỦA CMS 31!
2.5.1.! Khó khăn ngành chăn nuôi Việt Nam và những tác động 31!
2.5.2.! Thực trạng kinh doanh sản phẩm Klinofeed
®
32!
2.6.! ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH SẢN PHẨM HẤP PHỤ
ĐỘC TỐ NẤM MỐC KLINOFEED
®
CỦA CMS 33!
2.6.1.! Thành công đạt được 33!
2.6.2.! Những hạn chế 33!
2.7.! MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KLINOFEED
®
TRONG
TƯƠNG LAI 34!
Chương 3: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU SẢN
PHẨM HẤP PHỤ ĐỘC TỐ NẤM MỐC KLINOFEED
®
TẠI CMS 36!
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN
!
x
3.1.! THỰC TRẠNG NHẬN BIẾT SẢN PHẨM KLINOFEED TRÊN THỊ
TRƯỜNG MỤC TIÊU 36!

3.2.! ĐÁNH GIÁ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM KLINOFEED
®
THÔNG
QUA BẢNG CÂU HỎI 37!
3.3.! PHÂN TÍCH SWOT SẢN PHẨM KLINOFEED
®
45!
3.4.! LẬP SƠ ĐỒ ĐỊNH VỊ VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ CHO
SẢN PHẨM KLINOFEED
®
50!
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO CMS ĐỂ ĐỊNH VỊ
THƯƠNG HIỆU 52!
4.1.! MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ ĐỂ TĂNG MỨC
ĐỘ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU KLINOFEED
®
52!
4.1.1.! Chiến lược định vị thương hiệu 52!
4.1.2.! Chiến lược sản phẩm 52!
4.1.3.! Chiến lược giá 53!
4.1.4.! Chính sách phân phối 54!
4.1.5.! Chiến lược xúc tiến 54!
4.2.! MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC
TẠO MÔI TRƯỜNG THUẬN LỢI CHO DOANH NGHIỆP 55!
!
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN
!
xi
MỤC LỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1 - Bảng số liệu phân tích mẫu nguyên liệu tại khu vực Đông Nam Á 21
Bảng 2.2 - Doanh số sản phẩm Klinofeed
®
từ năm 2009-2013 32
Bảng 2.3 – Thống kê số lượng của năm sản phẩm hấp phụ độc tố nấm mố c đượ c
nhập khẩu hàng đầu tại Việt Nam năm 2013 33
Bảng 3.1 – Các sản phẩm hấp phụ độc tố sử dụng trên thị trường 36
Bảng 3.2 – Mức độ hài lòng sản phẩm hấp phụ độc tố nấm mốc đang dùng 38
Bảng 3.3 – Mức độ nhận biết sản phẩm hấp phụ độc tố nấm mốc trên thị trường39
Bảng 3.4 – Mức độ yêu thích sản phẩm hấp phụ độc tố nấm mốc 40
Bảng 3.5 – Cơ sở nhận biết sản phẩm Klinofeed
®
42
Bảng 3.6 – Cảm nhận của khách hàng về Klinofeed
®
44
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN
!
xii
MỤC LỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1 – Logo công ty CMS 13
Hình 2.2 - Kết quả phân tích nấm mốc các mẫu nguyên liệu trên toàn thế giới 20
Hình 2.3 - Kết quả phân tích độc tố nấm mốc tại khu vực Đông Nam Á năm 2010
21
Hình 2.4 - Logo công ty Unipoint AG và logo sản phẩm Klinofeed
®
22
Hình 2.5 – Sơ đồ mô tả cấu trúc khoáng Clinoptiolite của Klinofeed
®

22
Hình 2.6 – Klinofeed
®
không hấp phụ các vitamin 23
Hình 2.7 – Klinofeed
®
không hấp phụ các amino acid 24
Hình 2.8 – Klinofeed
®
không hấp phụ tốt các loại độc tố nấm mốc 24
Hình 2.9 – Khả năng giảm ure máu trên heo của Klinofeed
®
25
Hình 2.10 – Khả năng hấp phụ NH
3
của Klinofeed
®
26
Hình 2.11 - Hình logo công ty Alltech và logo sản phẩm Mycosorb
®
28
Hình 2.12 - Logo công ty Olmix và logo sản phẩm MT.x+
®
29
Hình 2.13 - Logo công ty Biomin và logo sản phẩm Mycofix
®
Plus 31
Biểu đồ 3.1 – Các sản phẩm hấp phụ độc tố nấm mốc thường sử dụng 37
Biểu đồ 3.2 – Mức độ hài lòng về sản phẩm hấp phụ độc tố nấm mốc đang sử
dụng 38

Biểu đồ 3.3 – Khả năng nhận biết sản phẩm hấp phụ độ tố nấm mốc 39
Biểu đồ 3.4 – Mức độ yêu thích sản phẩm hấp phụ độc tố nấm mốc 41
Biểu đồ 3.5 – Cơ sở nhận biết sản phẩm Klinofeed
®
42
Biểu đồ 3.6 – Cảm nhận của khách hàng về Klinofeed
®
45
Biểu đồ 3.7 – Hiệu quả của Klinofeed
®
làm giảm ure trong máu gia cầm khi
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN
!
xiii
aflatoxin = 0 ppm 46
Biểu đồ 3.8 – Hiệu quả của Klinofeed
®
làm giảm ure trong máu gia cầm khi
aflatoxin = 05 ppm 47
Hình 6.1 – Sơ đồ định vị Klinofeed
®
về hấp phụ nhiều loại độc tố nấm mốc và khả
năng hấp phụ cao NH
3
50
Hình 6.2 – Sơ đồ định vị Klinofeed
®
với các tính năng phụ và an toàn sử dụng liều
cao 51




CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN

SVTH: ĐÀO TRÍ VĂN 1

LỜI NÓI ĐẦU

Thị trường là một sự vận động, trong đó nhu cầu của khách hàng thay đổi
theo thời gian. Hơn thế nữa, hiện nay với sự canh tranh gay gắt của các nhà cung
cấp trong thị trường mục tiêu luôn diễn ra do vậy đòi hỏi các đơn vị kinh doanh
phải có một chiến lược hoặc một hướng đi đúng đắn luôn nắm bắt những nhu cầu và
xu hướng vận động của thị trường một cách hợp lý nhất.
Sự cạnh tranh nêu trên không giới hạn ở một ngành nghề nào và ngành thức
ăn chăn nuôi cũng không ngoại lệ. Thêm vào đó trong vài năm qua, ngành chăn
nuôi Việt Nam phải đương đầu với nhiều khó khăn như giá nguyên liệu nhập khẩu
gia tăng đột biến, tình hình dịch bệnh đe dọa, trong khi đó giá thịt của gia súc, gia
cầm và thủy sản liên tục sụt giảm, vì thế đưa đến hiện tượng người chăn nuôi phải
bỏ “chuồng” và bị tổn thất nặng nề. Để duy trì việc chăn nuôi người nông dân phải
cắt giảm nhiều chi phí thức ăn mà họ cho rằng không cần thiết chẳng hạn như là
một số sản phẩm phụ gia bổ sung trong thức ăn chăn nuôi, trong số đó có sản phẩm
hấp phụ độc tố nấm mốc.
Đứng trước thực trạng đó, công ty CMS đang đối mặt với những khó khăn
lớn không chỉ bởi sự cạnh tranh của đối thủ bởi với chính sách, chiến lược lôi kéo
khách hàng của họ mà còn đối mặt với tâm lý cắt giảm chi phí phụ gia như đã nêu.
Yêu cầu cấp thiết đặt ra cho CMS hiện tại phải có một chiến lược định vị phù hợp
cho sản phẩm hấp phụ độc tố nấm mốc Klinofeed
®
tại hị trường Việt Nam nói
chung và thị trường Đông Nam Bộ nói riêng – một thị trường đầy tiềm năng của

ngành chăn nuôi nhằm góp phần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm Klinofeed
®

từ đó có một hướ ng đi đúng đắn cho sản phẩm trong thời gian sắp tới, đó cũng là lý
do tôi chọn đề tại này.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN

SVTH: ĐÀO TRÍ VĂN 2

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 . KHÁI QUÁT VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
1.1.1. Thương hiệu là gì?
Thương hiệu, một trong những khái niệm mới trong hệ thống kiến thức
marketing hiện đại, làm thay đổi rất nhiều nhận thức kinh doanh, mở rộng biên giới
mục tiêu của khái niệm kinh doanh và marketing sang những lĩnh vực khác nhau
trong cuộc sống.
Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): Thương hiệu là
một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá
hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một
tổ chức.
Có thể nói, thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài, tạo ra ấn tượng, thể
hiện cái bên trong cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Thương hiệu tạo ra hình thức
và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung
ứng. Giá trị một “thương hiệu” là triển vọng thuận lợi mà thương hiệu đó có thể
đem lại thuận lợi cho nhà đầu tư trong tương lai. Nói cách khác, thương hiệu là sản
phẩm vô hình của doanh nghiệp
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketting Hoa Kỳ: Thương hiệu là một cái
tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các
yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một

nhóm người bán) và phân biệt sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh.
Một thương hiệu có thể được cấu tạo bởi hai phần:
• Phát âm được: Là những yếu tố có thể đọc được và tác động vào thính giác
của người nghe như tên công ty (ví dụ: Unilever), tên sản phẩm (Dove), câu
khẩu hiệu (nâng niu bàn chân Việt), đoạn nhạc đặc trưng và các yếu tố phát
âm được khác.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN

SVTH: ĐÀO TRÍ VĂN 3

• Không phát âm được: Là những yếu tố không đọc được mà chỉ cảm nhận
được về thị giác như hình vẽ, biểu tượng (ví dụ hình lưỡi liềm của nhãn hiệu
Nike), màu sắc (màu đỏ của Coca-Cola), kiểu dạng thiết kế, bao bì (kiểu chai
nước khoáng Lavie) và các yếu tố khác biệt khác. Ở Việt Nam, khái niệm
thương hiệu được hiểu rộng hơn nhiều, nó có thể là bất kì cái gì được gắn
liền với sản phẩm hoặc dịch vụ một tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc, kiểu
thiết kế, bao bì và các yếu tố phân biệt khác trên cơ sở phân biệt thuộc tính
của sản phẩm, thị hiếu và hành vi tiêu dùng của khách hàng mục tiêu và các
yếu tố khác như pháp luật, văn hóa, tín ngưỡng…
1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của thương hiệu
Thứ nhất, xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp lợi
thế rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp mà còn
có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ
hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh.
Thứ hai, với một thương hiệu mạnh, người tiêu dùng sẽ có niềm tin với sản
phẩm của doanh nghiệp, yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, trung thành với
sản phẩm, vì vậy tính ổn định về lượng khách hàng hiện tại rất cao. Hơn nữa,
thương hiệu mạnh cũng có sức hút rất lớn với thị trường mới, tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng, thậm
chí còn thu hút cả khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh. Điều này

đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp các doanh nghiệp này giải
được bài toán hóc búa về thâm nhập, chiếm lĩnh, mở rộng thị trường.
Thứ ba, với một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có được thế đứng vững
chắc trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường về giá, phân phối sản phẩm,
thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài… Một trong những khó khăn hiện nay của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa là vốn, thư ơng hiệu chính là một cứu cánh của họ trong
việc thu hút đầu tư từ bên ngoài. Điề u này cũng dễ hiểu, bởi lẽ rất ít nhà đầu tư dám
liều lĩnh và mạo hiểm với đồng vốn của mình khi quyết định đầu tư vào một doanh
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN

SVTH: ĐÀO TRÍ VĂN 4

nghiệp chưa có thương hiệu. Vì rõ ràng là việc đầu tư vào một doanh nghiệp chưa
có tên tuổi, chỗ đứng trên thị trường sẽ có xác suất rủi ro rất cao.
Ngoài ra, nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp khi đã thực hiện đăng ký
sẽ được đặt dưới sự bảo hộ của pháp luật chống lại những tranh chấp thương mại do
các đối thủ cạnh tranh làm hàng “nhái”, hàng giả.
Thứ tư, trước nhu cầu đời sống và mức thu nhập ngày càng cao, nhận thức về
thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đã cao hơn nhiều so với trước
đây. Thương hiệu chính là yếu tố chủ yếu quyết định khi họ lựa chọn mua sắm, bởi
thương hiệu tạo cho họ sự an tâm về thông tin xuất xứ, tin tưởng vào chất lượng sản
phẩm, tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin, giảm rủi ro. Vì vậy, nếu muốn chiếm
lĩnh thị trường và phát triển sản xuất- kinh doanh, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản
cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Thứ năm, một thương hiệu mạnh có thể làm tăng lợi nhuận và lãi cổ phần.
Tất cả những công ty lớn này đều coi thương hiệu của họ có ý nghĩa nhiều hơn là
một công cụ bán hàng. Họ coi đó là một công cụ quản lý có thể tạo ra giá trị trong
kinh doanh.
Thứ sáu, thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản
quốc gia, khi thâm nhập thị trường quốc tế thương hiệu hàng hóa thường gắn với

hình ảnh quốc gia thông qua nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, đặc tính của sản phẩm. Một
quốc gia càng có nhiều thương hiệu nổi tiếng thì khả năng cạnh tranh nền kinh tế
càng cao,vị thế quốc gia đó càng được củng cố trên trường quốc tế tạo điều kiện cho
việc phát triển văn hoá xã hội, hợp tác giao lưu quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới.
1.1.3. Các bước xây dựng thương hiệu
Để có thể xây dựng thương hiệu phát triển bền vững trong dài hạn, các doanh
nghiệp có thể tham khảo các bước sau đây:
• Bước 1: Xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN

SVTH: ĐÀO TRÍ VĂN 5

Đây là bước quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu vì nếu xây dựng
sai lầm nền móng thì khó có thể điều chỉnh sau này, các chất liệu cơ bản để xây
dựng nền móng bao gồm:
- Các nhận biết cơ bản của thương hiệu (Brand Attributes) là logo, màu sắc,
đặc điểm nhận dạng giúp thương hiệu đó khác biệt với thương hiệu khác.
- Các lợi ích thương hiệu (Brand Benefits) là lợi ích lý tính, lợi ích cảm tính
của thương hiệu đó mang lại cho người tiêu dùng.
- Niềm tin thương hiệu (Brand Beliefs): Niềm tin nào chứng tỏ rằng thương
hiệu sẽ mang lại lợi ích cho người dùng.
- Tính cách thương hiệu (Brand personalization): Nếu thương hiệu đó biến
thành người thì người đó sẽ như thế nào, tính cách người đó ra sao.
- Tinh chất thương hiệu (Brand Essence) là tóm tắt yế u tố tạo sự khác biệt và
đặc trưng, thường được sử như câu slogan của thương hiệu.
• Bước 2: Định vị thương hiệu
- Xác định vị trí của thương hiệu trong “não” của người tiêu dùng (người tiêu
dùng sẽ nhớ gì về thương hiệu đó), tại sao phải định vị.
- Hàng ngày hàng giờ, người tiêu dùng tiếp nhận hàng núi thông tin, quá tải
với trí nhớ của họ nên không thể nhớ được hết các thông tin thu nhận. Họ chỉ

có thể nhớ những gì rõ ràng, đơn giản và khác biệt.
- Nếu thương hiệu không được xác định rõ nằm ở đâu trong não người dùng
thì họ không bao giờ nhớ được thương hiệu đó.
- Định vị thương hiệu nhằm truyền thông tinh chất của thương hiệu một cách
đồng nhất trên mọi phương tiện truyền thông từ đó xây dựng tài sản của
thương hiệu (Brand Equity).
• Bước 3: Xây dựng chiến lược thương hiệu
Sau khi đã định vị được thương hiệu, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược
thương hiệu trong dài hạn (3 năm trở lên) bao gồm:
- Mục tiêu của thương hiệu trong từng năm
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN

SVTH: ĐÀO TRÍ VĂN 6

- Mức chi tiêu cho khuếch trương thương hiệu trong từng năm
- Kế hoạch tung sản phẩm mới theo từng năm…
• Bước 4: Xây dựng chiến dịch truyền thông
Sau khi đồng ý chiến lược về thương hiệu, người quản lý thương hiệu dựa
trên ngân sách của năm thứ nhất để lên kế hoạch truyền thông cho cả năm
Kế hoạch bao gồm tháng nào tiêu bao nhiêu tiền, quảng cáo thông điệp nào,
trên các kênh nào…
• Bước 5: Đo lường và hiệu chỉnh kế hoạch truyền thông
Sau mỗi giai đoạn truyền thông, cầ n có sự đo lường hiệu quả của chiến dịch
truyền thông để có sự hiệu chỉnh kịp thời. Các thông tin thường phải được thu thập
bao gồm:
- Tỷ lệ người biết thương hiệu (brand awareness)
- Họ nhớ được những yếu tố nào của thương hiệu đó
- Họ có mối liên hệ/nhận xét về thương hiệu đó thế nào
- Tỷ lệ người dùng thử thương hiệu đó
- Tỷ lệ người tiếp tục dùng sau lần dùng thử

- Tỷ lệ người giới thiệu cho người khác về thương hiệu
1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
1.2.1. Định vị thương hiệu là gì?
Định vị được định nghĩa là “tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra cho sản phẩm
và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm
trí của khách hàng” (Philip Kotler), “là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh
riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng” hay cụ thể hơn là “điều mà doanh
nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình”
(Marc Filser), (Nguồn: Hồng Hải, Định vị thương hiệu là gì?, FreshBrand, 2013).
Hay định vị thương hiệu là tạo ra vị thế riêng biệt của thương hiệu trong môi
trường cạnh tranh để bả o đảm bảo khách hàng mục tiêu có thể phân biệt được
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN

SVTH: ĐÀO TRÍ VĂN 7

thương hiệu ấy với các thương hiệu cạnh tranh khác. Việc định vị thương hiệu mang
tính chất quan trọng là do nó có liên quan trự c tiếp đến suy nghĩ và nhận định của
người tiêu dùng.
1.2.2. Các bước xây dựng phương án định vị thương hiệu
Thông thường các thương hiệu nói chung có tám bước để thực hiện định vị
thương hiệu như sau:
Xác định môi trường cạnh tranh: Là xác định tình hình cạnh tranh trên thị
trường và hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
Xác định khách hàng mục tiêu: Thực hiện được điều giúp dễ dàng hơn khi
xác định thông điệp hay các thủ thuật marketing có sức thuyết phục mạnh để tiếp
cận thị trường.
Thấu hiểu khách hàng: Là yếu tố rút ra từ sự thấu hiểu sâu sắc tâm lý khách
hàng trong nhu cầu và thói quen sử dụng sản phẩm.
Xác định lợi ích sản phẩm (bao gồm những lợi ích về mặt chức năng cũng
như mặt cảm tính mà thúc đẩy hành vi mua hàng).

Xác định tính cách thương hiệu: Là những yếu tố được xây dựng cho thương
hiệu dựa trên sự tham chiếu tính cách một con người.
Xác định lý do tin tưởng: Là những lý do đã được chứng minh để thuyết
phục khách hàng có thể tin tưởng vào thương hiệu.
Xác định sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, và chính đặc điểm này mà
khách hàng chọn thương hiệu này chứ không phải thương hiệu khác như đã trình
bày phía trên.
Xác định những tinh tuý, cốt lõi của thương hiệu, với mỗi thương hiệu khi
xây dựng thì sẽ có các bước định vị và chiến lược định vị thương hiệu khác nhau.
1.2.3. Tầm quan trọng của định vị trong xây dựng thương hiệu
Mục tiêu của định vị là tạo cho thương hiệu một hình ảnh riêng trong tương
quan với đối thủ cạnh tranh, vì vậy mọi sản phẩm dù ở hình thức nào cũng cần áp
dụng. Một hàng hóa tiêu dùng hay công nghiệp, một dịch vụ, một công ty hay một
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN

SVTH: ĐÀO TRÍ VĂN 8

tổ chức, thậ m chí một cá nhân…cũng phải có bản sắc của mình. Con đường định vị
của mỗi thương hiệu có thể khác nhau tùy thuộc chiến lược của từng doanh nghiệp,
tuy nhiên phương tiện chung đ ư ợc sử dụng là vũ khí truyền thông quảng cáo.
1.3. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG NHẬN DẠNG THƯƠNG HIỆU
1.3.1. Hệ thống nhận dạng thương hiệu là gì?
Hệ thống nhận diện của một thương hiệu là tất cả các loại hình và cách thức
mà thương hiệu có thể tiếp cận với khách hàng như: logo công ty, khẩu hiệu, nhạc
hiệu, công ty ca, bao bì, nhãn mác; biển, băng rôn quảng cáo; các mẫu quảng cáo
trên media; các vật phẩm và ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo (tờ rơi, poster, catalog, dây
cờ, áo, mũ ); các phư ơng tiện vận tải; bảng hiệu công ty; các loại ấn phẩm văn
phòng; hệ thống phân phối, chuỗi các cửa hàng, các hình thức quan hệ công chúng,
sự kiện khác
Đơn giản hơn, hệ thống nhận diện thương hiệu chính là những gì người tiêu

dùng nhìn thấy, nghe thấy về thương hiệu ấy trong cuộc sống hàng ngày.
1.3.2. Mục tiêu của hệ thống nhận dạng thương hiệu
Mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là tạo sự nhận biết,
sự khác biệt, thể hiện cá tính đặc thù doanh nghiệp mà còn nhắm đến việc tác động
đến nhận thức, tạo cảm giác về quy mô của doanh nghiệp là lớn, tính chuyên nghiệp
là cao của doanh nghiệp đối với khách hàng và công chúng.
Ngoài ra đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì bổ sung trong bộ nhận
diện thương hiệu là cung cách phục vụ khách hàng, thái độ phục vụ khách hàng,
quy trình làm việc khoa học mang đậm bản sắc văn hoá của doanh nghiệp đó.
1.3.3. Tại sao doanh nghiệp cần có hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu là một công cụ để quảng bá thương hiệu
hữu hiệu, nó là một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu
rộng và dài lâu.
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN

SVTH: ĐÀO TRÍ VĂN 9

Người tiêu dùng nhận biết và mua sản phẩm dễ dàng: Một hệ thống nhận
diện thương hiệu tốt sẽ mang tính thuyết phục và hấp dẫn cao, nó giới thiệu một
hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, khác biệt và dễ nhận biết đối với người tiêu
dùng, đó là điều tạo nên sự thành công. Hệ thống nhận diện thương hiệu còn mang
đến cho người tiêu dùng những giá trị cảm nhận về mặt lý tính (chất lượng tốt, mẫu
mã đẹp…) và cảm tính (chuyên nghiệp, có tính cách, đẳng cấp…), tạo một tâm lý
mong muốn được sở hữu sản phẩm.
Thuận lợi hơn cho lực lượng bán hàng: Sự nhất quán của hệ thống nhận diện
thương hiệu và việc sử dụng đồng bộ các phương tiện truyền thông sẽ làm cho mối
quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng và gần gũi hơn. Người tiêu dùng mua sản
phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào thương
hiệu cũng như những giá trị ưu việt mà thương hiệu mang đến cho họ.
Tác động vào giá trị công ty: Tạo cho cổ đông niềm tin, dễ dàng gọi vốn đầu

tư, có nhiều thế mạnh trong việc nâng cao và duy trì giá cổ phiế u. Danh tiếng của
thương hiệu là một trong những tài sản giá trị nhất của công ty. Thành công của một
thương hiệu phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng nhận thức cộng đồng, củng cố
danh tiếng và tạo dựng những giá trị. Một hệ thống nhận dạng thương hiệu mạnh sẽ
giúp xây dựng nhanh chóng tài sản thương hiệu thông qua sự tăng trưởng về mặt
nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu,
nó làm cho giá trị thương hiệu tăng trưởng một cách bền vững.
Tạo niềm tự hào cho nhân viên của công ty: Khi một thương hiệu mạnh,
nhân viên tự tin hơn khi trò chuyện với khách hàng, từ đó có thể thuyết phục khách
hàng nhiều hơn và ngược lại.
Tạo lợi thế cạnh tranh: Tạo được các thế mạnh khi thương lượng với nhà
cung ứng, nhà phân phối về giá cả, thanh toán, vận tải,
Giảm chi phí quảng cáo và khuyến mãi: Vai trò hiệu quả, hệ thống nhận diện
thương hiệu tạo ra ấn tượng tốt về sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp thông qua tính
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN

SVTH: ĐÀO TRÍ VĂN 10

chuyên nghiệp, thống nhất và cộng hưởng sẽ tạo ra hình ảnh một thương hiệu lớn
mạnh, giá trị đối với khách hàng và công chúng.
1.3.4. Quy trình xây dựng nhận dạng thương hiệu
Bước 1: Nghiên cứu – Phân tích và lập chiến lược thương hiệu. Một dự án
xây dựng hệ thống nhận dạng thương hiệu luôn bắt đầu bằng những nghiên cứu về
chiến lượ c thương hiệu, sản phẩm và khách hàng từ đó những ý tưởng sáng tạo
được hình thành, như:
- Thuộc tính thương hiệu: bao gồm tên gọi, biểu tượng (logo), màu sắc đặc
trưng, kiểu chữ, bố cục và các yếu tố khác.
- Lợi ích thương hiệu: bao gồm cả lợi ích lý tính và cảm tính mà thương hiệu
mang đến cho người tiêu dùng.
- Niềm tin thương hiệu: là những lý do mà Người tiêu dùng có thể tin tưởng

rằng thương hiệu có thể mang đến những lợi ích nói trên.
- Tính cách thương hiệu: là tính cách, vẻ ngoài của thương hiệu.
- Tính chất thương hiệu: tóm tắt yếu tố tạo sự khác biệt, thường được sử dụng
như khẩu quyết tiếp thị.
Kết quả cuối cùng của bước 1 là định hướng chiến lược của dự án, tất cả những ý
tưởng, hình ảnh, thông điệp đều xoay quanh định hướng này cho đến khi hoàn tất
Bước 2: Thiết kế. Những thiết kế cơ bản hoàn tất sẽ được thuyết trình với
khách hàng và sẽ được điều chỉnh để chọn ra mẫu thích hợp nhất, mẫu được chọn là
xuất phát điểm cho việc triển khai toàn bộ những hạng mục thiết kế của dự án.
Bước 3: Thực hiện công việc đăng ký bảo hộ hệ thống nhận diện
- Lập hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua các văn phòng luật
sư, văn phòng Sở hữu trí tuệ.
Bước 4: Áp dụng hệ thống nhận diện. Toàn bộ hạng mục thiết kế của dự án
được thiết kế theo từng nhóm cơ bản, các thiết kế hoàn tất bao gồm tất cả những
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S VŨ NGỌC YẾN

SVTH: ĐÀO TRÍ VĂN 11

yếu tố thiết kế về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu và cả những tư vấn cho khách hàng
trong việc đưa vào sản xuất thực tế. Hỗ trợ khách hàng trong việc chọn lựa nhà
cung ứng và giám sát trong quá trình sản xuất.

×