Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

THỬ NGHIỆM VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM FEEDMAX VÀO KHẨU PHẦN HEO CON SAU CAI SỮA TỪ 27 – 60 NGÀY TUỔI ®

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.11 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
*********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỬ NGHIỆM VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM FEEDMAX®
VÀO KHẨU PHẦN HEO CON SAU CAI SỮA
TỪ 27 – 60 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HỮU ANH
Lớp: DH06TY
Ngành: Thú y
Niên khóa: 2006 – 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*********

NGUYỄN HỮU ANH

THỬ NGHIỆM VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM FEEDMAX®
VÀO KHẨU PHẦN HEO CON SAU CAI SỮA
TỪ 27 – 60 NGÀY TUỔI
Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn


PGS. TS BÙI HUY NHƯ PHÚC
KS. LÊ THANH NGHỊ

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Nguyễn Hữu Anh
Tên luận văn: “Thử nghiệm việc bổ sung chế phẩm FEEDMAX® vào khẩu phần
heo con sau cai sữa từ 27 – 60 ngày tuổi”.
Đã hoàn thành sửa chữa luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn
Nuôi – Thú Y ngày ................
Giáo viên hướng dẫn

PGS. TS. BÙI HUY NHƯ PHÚC

ii


Lời Cảm Ơn
Kính dâng cha mẹ
Cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và suốt đời hi sinh để con có được ngày
hôm nay.
Thành kính ghi ơn
PGS.TS. Bùi Huy Như Phúc đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y – Bộ Môn Dinh Dưỡng Động Vật.
Cùng toàn thể quí thầy, quí cô đã tận tình giúp đỡ, chỉ dạy và truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm quí báu cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Chân thành biết ơn
Ban giám đốc Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9.
Chú Bùi Xuân Phúc, cùng toàn thể cô chú, anh chị công nhân viên Xí Nghiệp
Chăn Nuôi Heo Giống 2/9 đã tận tình giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian thực tập
tốt nghiệp.
Anh Lê Thanh Nghị, người đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
tốt thí nghiệm
Cám ơn
Tất cả các bạn trong lớp Thú Y 32 và ngoài lớp đã động viên giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Thử nghiệm việc bổ sung chế phẩm Feedmax® vào khẩu phần heo
con sau cai sữa từ 27 – 60 ngày tuổi” được tiến hành tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo
Giống 2/9 thuộc ấp Tây, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Thời gian từ
01/2011 đến 05/2011. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu
tố.
Thí nghiệm trên 180 con heo được chia thành 3 đợt thí nghiệm, mỗi đợt được
chia làm 3 lô, mỗi lô gồm 20 con.
Lô I: Là lô đối chứng sử dụng thức ăn của trại.
Lô II: Thí nghiệm sử dụng thức ăn của trại có bổ sung 0,5 kg Feedmax®/tấn.
Lô III: Thí nghiệm sử dụng thức ăn của trại có bổ sung 1 kg Feedmax®/tấn.
Kết quả thí nghiệm :

Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) cao nhất là lô 3 (260,10 ± 88,70), thấp
nhất là lô 1 (234,85 ± 70,93) và lô 2 có tăng trọng tuyệt đối là (249,00 ± 92,40).
Hệ số chuyển biến thức ăn (kg TA/kg TT) cao nhất là ở lô 1 (1,67 ± 0,109),
thấp nhất là lô 3 (1,57 ± 0,068) và ở lô 2 là (1,63 ± 0,110).
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy cao nhất là lô 1 (4,29 %), thấp nhất là lô 3 (3,74 %)
và lô 2 là (4,14 %).
Tỷ lệ ngày con có TCBHH cao nhất ở lô 2 (3,28 %), thấp nhất là ở lô 3 (3,08
%) và lô 1 là (3,23 %).
Chi phí cho 1 kg tăng trọng cao nhất là ở lô 1 (31.343 đồng/kg), thấp nhất là
lô 3 (28.816 đồng/kg) và ở lô 2 là (30.002 đồng/kg).

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ...........................................................................................................................i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ..................................................................................ii
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... iii
Tóm tắt luận văn..............................................................................................................iv
Mục lục............................................................................................................................. v
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................ viii
Danh sách các bảng .........................................................................................................ix
Danh sách các hình........................................................................................................... x
Danh sách các biểu đồ .....................................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .................................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích.................................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu.................................................................................................................... 2

Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................... 3
2.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa heo sơ sinh........................................................................ 3
2.2 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa heo con sau cai sữa........................................................... 4
2.3 Nguyên nhân và cơ chế của bệnh tiêu chảy ............................................................... 5
2.3.1 Do heo mẹ ............................................................................................................... 5
2.3.2 Do sinh lý heo con................................................................................................... 6
2.3.5 Cơ chế của bệnh tiêu chảy....................................................................................... 7
2.4 Một số nghiên cứu về thảo dược ................................................................................ 9
2.6 Giới thiệu một số cây thảo dược có trong sản phẩm ................................................ 12
2.6.1 Cây cam thảo ......................................................................................................... 12
2.6.1.1 Mô tả cây ............................................................................................................ 12

v


2.6.1.2 Phân bố, thu hái và chế biến .............................................................................. 13
2.6.1.3 Thành phần hóa học ........................................................................................... 13
2.6.1.4 Tác dụng dược lý................................................................................................ 14
2.6.1.5. Công dụng và liều dùng .................................................................................... 15
2.6.2 Cây hoàng kỳ......................................................................................................... 15
2.6.2.1 Mô tả cây ............................................................................................................ 15
2.6.2.2 Phân bố, thu hái và chế biến .............................................................................. 16
2.6.2.3 Thành phần hóa học ........................................................................................... 16
2.6.2.4 Tác dụng dược lý................................................................................................ 16
2.6.2.5 Công dụng và liều dùng ..................................................................................... 18
2.6.3 La hán quả ............................................................................................................. 18
2.6.3.1 Mô tả cây ............................................................................................................ 18
2.6.3.2 Phân bố, thu hái và chế biến .............................................................................. 19
2.6.3.3 Thành phần hóa học ........................................................................................... 19
2.6.3.4 Công dụng và liều dùng ..................................................................................... 19

2.7 Sơ lược về Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9 ................................................... 20
2.7.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................ 20
2.7.2 Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp .................................................. 20
2.7.3 Nhiệm vụ và chức năng của trại ............................................................................ 20
2.7.4 Cơ cấu đàn heo ...................................................................................................... 20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................................. 21
3.1 Nội dung thí nghiệm................................................................................................. 21
3.2 Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm ............................................................ 21
3.3 Phương pháp thí nghiệm .......................................................................................... 21
3.3.1 Đối tượng .............................................................................................................. 21
3.3.2 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................... 21
3.3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm.......................................................................................... 22
3.3.4 Thức ăn thí nghiệm ............................................................................................... 22
3.4 Điều kiện thí nghiệm ................................................................................................ 22

vi


3.4.1 Chuồng trại ............................................................................................................ 22
3.4.2 Chăm sóc nuôi dưỡng ........................................................................................... 23
3.4.3 Quy trình vệ sinh thú y .......................................................................................... 23
3.4.4 Quy trình phòng bệnh............................................................................................ 24
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................. 24
3.5.1 Tăng trọng ............................................................................................................. 24
3.5.2 Lượng ăn và hệ số biến chuyển thức ăn ................................................................ 24
3.5.3 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ...................................................................................... 24
3.5.4 Tỷ lệ ngày con có triệu chứng bệnh hô hấp ......................................................... 25
3.5.5 Hiệu quả kinh tế .................................................................................................... 25
3.6 Xử lí số liệu .............................................................................................................. 25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 26

4.1 Trọng lượng bình quân ban đầu của heo thí nghiệm .............................................. 26
4.2 Trọng lượng bình quân của heo cuối thí nghiệm .................................................... 27
4.3 Tăng trọng bình quân của heo thí nghiệm .............................................................. 30
4.4 Tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm ................................................................ 31
4.5 Thức ăn tiêu thụ của heo thí nghiệm ........................................................................ 33
4.6 Hệ số chuyển biến thức ăn của heo thí nghiệm........................................................ 34
4.7 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo thí nghiệm ........................................................... 36
4.8 Tỷ lệ ngày con có triệu chứng bệnh hô hấp ............................................................. 38
4.9 Hiệu quả kinh tế ....................................................................................................... 39
4.10 Tổng kết các chỉ tiêu theo dõi toàn thí nghiệm ...................................................... 40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 41
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 41
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 43
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 45

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT: Tăng trọng.
TTTĐ: Tăng trọng truyệt đối.
HSCBTA: Hệ số chuyển biến thức ăn.
TLNCTC: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy.
TLNC có TCBHH: Tỷ lệ ngày con có triệu chứng bệnh hô hấp.
TATT : Thức ăn tiêu thụ.
P t : Trọng lượng lúc kết thúc thí nghiệm.
P 0 : Trọng lượng lúc bắt đầu thí nghiệm.
t: Thời gian thí nghiệm.
LTATT: Lượng thức ăn tiêu thụ.


viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Sự gia tăng dung tích các cơ quan trong bộ máy tiêu hóa ............................... 3
Bảng 2.2 Vi sinh vật, kí sinh trùng gây bệnh tiêu chảy ................................................... 7
Bảng 2.3 Giới thiệu sơ lược về sản phẩm Feedmax® ................................................... 11
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 22
Bảng 3.2 Giá trị dinh dưỡng các loại cám sử dụng ở trại .............................................. 22
Bảng 3.3 Quy trình phòng bệnh của heo thí nghiệm .................................................... 24
Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân heo lúc bắt đầu thí nghiệm ....................................... 26
Bảng 4.2 Trọng lượng heo lúc kết thúc thí nghiệm ....................................................... 28
Bảng 4.3 Tăng trọng bình quân của heo thí nghiệm ...................................................... 30
Bảng 4.4 Tăng trọng tuyệt đối của heo ở các lô thí nghiệm .......................................... 32
Bảng 4.5 Thức ăn tiêu thụ của heo trong các lô thí nghiệm .......................................... 33
Bảng 4.6 Hệ số chuyển biến thức ăn của các lô thí nghiệm .......................................... 34
Bảng 4.7 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở các lô thí nghiệm................................................. 36
Bảng 4.8 Tỷ lệ ngày con có TCBHH ở các lô thí nghiệm ............................................. 38
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................. 39
Bảng 4.10 Tổng kết các chỉ tiêu theo dõi toàn thí nghiệm ............................................ 40

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Cây cam thảo bắc............................................................................................ 12
Hình 2.2 Cây hoàng kỳ .................................................................................................. 15

Hình 2.3 La hán quả ...................................................................................................... 18

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
TRANG
Biểu đồ 4.1 Mối tương quan giữa mức độ bổ sung chế phẩm và trọng lượng bình
quân cuối thí nghiệm ...................................................................................................... 29
Biểu đồ 4.2 Mối tương quan giữa mức độ bổ sung chế phẩm và HSCBTA ................. 35
Biểu đồ 4.3 Mối tương quan giữa mức độ bổ sung chế phẩm và TLNCTC ................. 37

.

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi heo, giai đoạn cai sữa là giai đoạn mà heo con gặp rất nhiều
bất lợi. Cùng một lúc heo con phải đối mặt với nhiều thay đổi như: xa mẹ, sống
chung với các heo con khác bầy, thay đổi chuồng trại, thay đổi thức ăn và chất
lượng thức ăn…Trong khi đó bộ máy tiêu hóa đang trong giai đoạn thay đổi nhưng
chưa hoàn thiện. Những điều này khiến cho chúng dễ bị stress và mẫn cảm với bệnh
mà đáng chú ý là bệnh tiêu chảy.
Từ những năm 1950, việc sử dụng rộng rãi các kháng sinh bổ sung vào thức
ăn gia súc cho thấy chúng có tác dụng hạn chế tiêu chảy, kích thích sinh trưởng…
Tuy nhiên, sử dụng thức ăn có bổ sung kháng sinh trong thời gian dài sẽ dẫn tới tình
trạng tồn dư kháng sinh trong sản phẩm, đồng thời gây nên hiện tượng kháng thuốc.

Trong thời gian gần đây các nước trên thế giới như Mỹ, Nhật, Úc và các nước Châu
Âu đã cấm việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi như là chất kích thích
sinh trưởng. Vì vậy, nhu cầu tìm những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp
vật nuôi tăng trưởng tốt hơn, an toàn hơn cho con người đồng thời bảo vệ môi
trường là một nhu cầu tất yếu.
Từ lâu con người đã biết sử dụng các hoạt chất chiết xuất từ cây cỏ làm
thuốc tăng cường sức khỏe và điều trị bệnh cho con người. Còn việc ứng dụng thảo
dược trong chăn nuôi mới được chú ý trong những năm gần đây và có nhiều sản
phẩm tốt chiết xuất từ thảo dược đang được sử dụng trong chăn nuôi, trong số đó có
FeedMax® . FeedMax® là một sản phẩm được chiết xuất từ cam thảo (Glycyrrhiza
uralensis fish), hoàng kỳ (Astragalus membranaceus), la hán quả (Momordica
grosvenor swingl) và một số thảo mộc khác, FeedMax® có vị ngọt kích thích tính

1


thèm ăn giúp heo con mới cai sữa làm quen nhanh với thức ăn đồng thời tăng lượng
thức ăn ăn vào. Ngoài ra FeedMax® còn có tác dụng tăng sức đề kháng cho vật nuôi.
Qua đó cải thiện tăng trưởng, tăng cường chống đỡ một số bệnh trên đường tiêu hóa
của vật nuôi.
Được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi - Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm
tp.HCM và Ban giám đốc Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống 2/9, cùng sự hướng dẫn
nhiệt tình của PGS.TS Bùi Huy Như Phúc, chúng tôi thí nghiệm đề tài “THỬ
NGHIỆM VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM FEEDMAX® VÀO KHẨU PHẦN HEO
CON SAU CAI SỮA TỪ 27 - 60 NGÀY TUỔI”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá sự ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm có chứa thảo dược vào
khẩu phần ăn của heo con sau cai sữa ở giai đoạn từ 27 - 60 ngày.
1.2.2 Yêu cầu

Theo dõi chỉ tiêu tăng trọng của heo con sau cai sữa từ 27 - 60 ngày tuổi.
Theo dõi lượng thức ăn tiêu tốn, hệ số chuyển biến thức ăn.
Theo dõi tỷ lệ ngày con tiêu chảy, tình hình sức khoẻ của heo.
Tính hiệu quả kinh tế sau khi kết thúc thí nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa heo sơ sinh
Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), thời kỳ này đặc điểm nổi bật
của cơ quan tiêu hóa heo con đó chính là sự phát triển rất nhanh của bộ máy tiêu
hóa song chưa hoàn thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích và
khối lượng của bộ máy tiêu hóa. Còn chưa hoàn thiện thể hiện ở số lượng cũng như
hoạt lực của một số men trong đường tiêu hóa heo con bị hạn chế.
Bảng 2.1 Sự gia tăng dung tích các cơ quan trong bộ máy tiêu hóa
Thời gian
Cơ quan

Sơ sinh

70 ngày

Số lần tăng

Dạ dày

25 ml


1815 ml

>70 lần

Ruột non

100 ml

6000 ml

60 lần

Ruột già

40 ml

2100 ml

>50 lần

Mặc dù dung tích tăng lên rất nhanh song hệ thống men lại chưa phát triển
đầy đủ nhất là những tuần đầu sau khi đẻ. Cụ thể là:


Men tiêu hóa tinh bột:
Amylase do tuyến nước bọt tiết ra ở heo con sơ sinh có hoạt lực thấp, tăng

cao nhất lúc 2 - 3 tuần tuổi sau đó giảm.
Amylase tụy có ngay ở thời kỳ sơ sinh song hoạt lực thấp và tăng cao dần ở
4 - 6 tuần tuổi. Đây là loại men có vai trò rất quan trọng trong tiêu hóa tinh bột do

lượng men lớn và thời gian tiếp cận với cơ chất dài.

3


Maltase và saccharase cũng tương tự như amylase tụy, tức là những tuần đầu
sau khi sinh hàm lượng thấp và sau đó tăng cao dần ở 5 - 6 tuần tuổi.
Do các men tiêu hóa tinh bột như vậy, cho nên khả năng tiêu hóa tinh bột của
heo con trong 4 tuần tuổi đầu còn kém chỉ đạt 50 % lượng tinh bột ăn vào. Khoảng
tuần 5 - 6 khả năng tiêu hóa tinh bột tương đối hoàn thiện.
Men lactase tiêu hóa đường lactose có hoạt lực cao ngay từ khi sơ sinh và
tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ 2, sau đó giảm nhanh chóng (phù hợp với đường
lactose trong sữa).


Men tiêu hóa mỡ (lipase): men này hoạt động mạnh ngay từ khi mới sinh ra

và tương đối ổn định trong suốt thời kỳ bú sữa.


Men tiêu hóa protein: men pepsin có ngay từ khi sơ sinh và tăng dần tới 5 - 6

tuần tuổi, song không có chức năng tiêu hóa protein bởi vì ở dạng pepsinogen.
Pepsinogen cần có axit HCl ở dạng tự do để hoạt hóa nó biến thành dạng hoạt động.
Do thiếu HCl ở thời kỳ đầu sau khi mới sinh cho nên độ axit dịch vị của heo
con thấp, vì vậy khả năng diệt vi khuẩn kém, cũng như khả năng hoạt hóa
pepsinogen kém. HCl tự do xuất hiện ở ngày tuổi 25 - 30 và tính diệt khuẩn rõ ở
ngày 40- 50.
Trypsin: khi còn là bào thai trong chất chiết đã có trypsin. Thai càng lớn,
hoạt tính tripsin càng cao. Lúc mới đẻ, hoạt tính trypsin ở ruột rất cao để bù đắp lại

khả năng tiêu hoá kém của pepsin dạ dày.
2.2 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa heo con sau cai sữa
Theo Trần Thị Dân (2003), màng nhày ruột non có những thay đổi khi heo
được cai sữa ở 3 - 4 tuần tuổi. So với trước khi cai sữa, nhung mao (để hấp thu chất
dinh dưỡng) ngắn đi 75 % trong vòng 24 giờ sau cai sữa và tình trạng ngắn này vẫn
tiếp tục nhưng giảm dần cho đến ngày thứ 5 sau cai sữa (Hampson and Kidder,
1986). Mào ruột (crypt) lại sâu hơn bình thường. Mào ruột là nơi mà tế bào của
chúng sẽ di chuyển dần lên đỉnh nhung mao để trở thành tế bào ruột trưởng thành
với vi nhung mao hấp thu chất dinh dưỡng. Vài enzyme tiêu hóa (lactase,
glucosidase, protease) bị giảm nhưng maltase lại tăng, do đó khả năng hấp thu chất

4


dinh dưỡng của ruột cũng giảm. Hamston (1986) không thấy có phản ứng viêm ở
phần đầu ruột non mặc dù Miller và ctv (1984) cho rằng việc ăn thức ăn giặm trước
khi cai sữa có thể là nguyên nhân khơi mào phản ứng viêm ở giai đoạn sau cai sữa.
Việc giảm chiều dài của nhung mao và hình dạng chưa trưởng thành của
quần thể tế bào ruột (do tốc độ thay thế nhanh) có thể giúp giải thích tại sao heo cai
sữa tăng nhạy cảm đối với bệnh do Escherichia. coli. Những thay đổi của nhung
mao và mào ruột được thiết lập trong vòng 5 ngày và kéo dài trong ít nhất 5 tuần. Ở
heo chưa cai sữa, chiều cao của nhung mao ít thay đổi hoặc có thể giảm chút ít và
độ sâu của mào ruột tăng dần dần nhưng với tốc độ chậm hơn. Do đó, nếu cai sữa
sớm thì cần lưu ý những thay đổi trên để có chế độ dinh dưỡng thích hợp.
Ngoài ra, thức ăn thay sữa mẹ có thể khó tiêu hóa hơn sữa, do đó heo con
giảm khả năng tiêu hóa, vi sinh vật ruột già dễ lên men nên giảm hấp thu nước ở
đường ruột. Hậu quả là heo bị tiêu chảy.
Men trong dịch vị đã có từ khi heo con mới đẻ nhưng trước 20 ngày tuổi
chưa thấy khả năng tiêu hóa thực tế vì trong dịch vị thiếu HCl tự do. Sức tiêu hóa
của dịch vị heo con tăng theo tuổi một cách rõ rệt. Thí nghiệm cho thấy: ở 9 ngày

tuổi tiêu hóa mới được 30 mg fibrin trong 19 giờ, đến 28 ngày tuổi chỉ cần 2-3 giờ
và ở 50 ngày tuổi chỉ cần 1 giờ là tiêu hóa hết 30 mg fibrin (Lê Văn Thọ, 1992).
2.3 Nguyên nhân và cơ chế của bệnh tiêu chảy
2.3.1 Do heo mẹ
Nuôi dưỡng heo mẹ không hợp lý, sau khi sinh heo mẹ sản xuất sữa kém,
chất lượng sữa không đảm bảo gây nên sự còi cọc thiếu sức đề kháng ở heo con.
Nếu nái có bệnh như viêm vú, viêm tử cung sốt, bỏ ăn, lơi ăn, viêm khớp …
thì đàn heo con thường bị ảnh hưởng xấu, gầy còm, tăng trọng kém, dễ bị tiêu chảy,
tỷ lệ chết cao (Võ Văn Ninh, 2001).

5


2.3.2 Do sinh lý heo con
Bộ máy tiêu hóa của heo con chưa hoàn chỉnh, dịch tiêu hóa ở dạ dày, ruột
thiếu cả chất và lượng. Heo con không có đủ HCl tự do, nên độ toan dạ dày thấp, vi
khuẩn có hại ở đường ruột có điều kiện phát triển gây tiêu chảy.
Thường khi mọc răng heo con bị sốt, tiêu chảy trước, sau khi răng nhú khỏi
nướu một vài ngày. Tình trạng này làm heo con mất sức, kém sức kháng bệnh (Võ
Văn Ninh, 2001).
Do heo con bị thiếu sắt (Fe): tốc độ sinh trưởng của heo con rất nhanh, mỗi
ngày heo con cần 7 mg Fe nhưng sữa mẹ chỉ cung cấp 1 mg Fe/ ngày. Sự thiếu máu
sẽ làm giảm sức đề kháng, dễ bị tiêu chảy (Nguyễn Như Pho, 1995).
2.3.3 Do điều kiện ngoại cảnh, điều kiện chăm sóc
Việc chuyển chuồng, tách mẹ nhập đàn mới…môi trường sống thay đổi gây
stress, cơ thể bị suy yếu, nhu động ruột giảm, thức ăn nằm một chỗ, một số vi sinh
vật bình thường vô hại tăng nhanh số lượng trở nên nguy hại, gây bệnh tạo độc tố
làm tăng nhu động ruột gây tiêu chảy.
Theo Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng (1995), trong những yếu tố tiểu
khí hậu thì quan trọng nhất là ẩm độ và nhiệt độ. Ở những tháng mưa nhiều, số heo

con tiêu chảy tăng rõ rệt có thể tăng đến 90 - 100 % toàn đàn.
Sự mất cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần, thức ăn có
nhiều đạm, béo, xơ đều không tốt, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, không phù hợp
với giai đoạn phát triển của heo con…Làm cho bộ máy tiêu hóa không phân giải
được hết thức ăn, tạo điều kiện vi sinh vật gây bệnh phát triển sinh độc tố gây rối
loạn tiêu hóa và gây tiêu chảy.

6


2.3.4 Do vi sinh vật, kí sinh trùng
Bảng 2.2 Vi sinh vật, kí sinh trùng gây bệnh tiêu chảy
VSV gây tiêu chảy

Lứa tuổi

Vi khuẩn

Theo mẹ

Cai sữa

Lớn

Escherichia.coli

+++

+++


-

Clostridium.Perfringen type C

++

-

-

Campylobacter

-

+

+++

Salmonella

+

+

++

Treponema hyodysenteriae

+


+

+++

+

+

-

+++

+

-

Stronggyloides ransomi

+

+

+

Trichuris suis

-

-


+

Rotavirus

+++

+++

-

Tranmissible gastroenteritis

+++

+++

++

+

+

-

Kí sinh trùng và nguyên sinh động vật
Crypto sporidium
Isospora suis

Virus


Enterovirus

(theo the marek veterinary manual, 1986)
2.3.5 Cơ chế của bệnh tiêu chảy
Theo Trần Thị Dân (2003), cơ chế của bệnh tiêu chảy là do:
(1) Thú non ăn quá nhiều sữa hoặc chất thay thế sữa, khi ấy tiêu chảy do hấp
thu kém. Ruột già có khả năng hấp thu một lượng nước gấp 3 - 5 lần lượng nước đi
vào ruột non. Tuy nhiên, khi lactose không được tiêu hóa ở ruột non và bị lên men ở
ruột già thì hệ thống đệm ở ruột già không thể đảm bảo vai trò hấp thu nước, kết
quả là thú tiêu chảy.
(2) Giảm diện tích hấp thu ở ruột non. Tình trạng này hay gặp trong bệnh
tiêu chảy do thay đổi tính thẩm thấu, khi ấy tiêu hóa và hấp thu đều kém. Chẳng
hạn, virus gây bệnh việm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) làm nhung mao bất

7


dưỡng và hậu quả đưa đến tiêu chảy cũng giống như khi thú non ăn quá nhiều. Tiêu
chảy do kém tiêu hóa hay kém hấp thu có thể giảm đi nếu cho thú nhịn đói. Trong
trường hợp này, phân của thú có tính thẩm thấu cao, thể tích phân ít hơn so với khi
tiêu chảy do phân tiết ion, và phân có thể acid do tiết H+ và Cl- . Điều này giúp chẩn
đoán phân biệt trường hợp tiêu chảy do phân tiết và tiêu chảy do kém tiêu hóa/hấp
thu.
(3) Tiêu chảy sẽ trầm trong khi áp lực thẩm thấu trong ruột tăng lên do phân
tiết các ion theo cơ chế tích cực. Tình trạng này được gọi là tiêu chảy do phân tiết
nhiều. Các chủng E. coli tiết độc tố đường ruột là nguyên nhân thường gặp của loại
tiêu chảy này. Vi sinh vật này không thâm nhập vào cơ thể và không gây bệnh tích
mô học ở màng nhày ruột non nhưng gây xáo trộn lớn về hóa học do 2 loại độc tố.
Độc tố không chịu nhiệt (heat labile) có cấu trúc và vai trò tương tự như độc
tố cả vi khuẩn thương hàn, nghĩa là kích thích hoạt động của cAMP ở tế bào biểu

mô ruột. Độc tố chịu nhiệt (heat stable) kích thích cGMP của tế bào biểu mô ruột.
Chứng cớ hiện nay cho thấy cả 2 loại độc tố này kích thích sự phân tiết Cl- từ tế bào
mào ruột, ức chế hấp thu Na+ và Cl- ở tế bào nhung mao và kích thích tiết
bicarbonate mặc dù cơ chế chưa được rõ ràng. Người ta cho rằng những tác dụng
này có thể xảy ra qua trung gian của calci nội bào vì calci nội bào là thông tin thứ
nhì được chuyển đến nucleotide trong tế bào. Các độc tố này tác dụng như “ nút
mở” trên vài cơ chế bình thường để từ đó đưa đến mất nước. Khi có các độc tố này
hiện diện, cơ thể heo con sẽ bị mất nước. Như vậy, cả 2 loại độc tố làm gia tăng
phân tiết ion và hậu quả là phân tiết nước, ngoài ra chúng còn ngăn cản sự hấp thu
ion (chỉ không ảnh hưởng phương cách hấp thu ion phụ thuộc glucose). Điều này
quan trọng trong chữa trị heo bị tấn công bởi độc tố của E. coli.
Prostaglandin cũng kích thích phân tiết ở ruột non thông qua cách gia tăng
nồng độ cAMP trong tế bào biểu mô. Được sản xuất khi có viêm, prostaglandin
đóng vai trò trung gian trong phát huy tác dụng gây phân tiết của những vi khuẩn
xâm nhập cơ thể (chẳng hạn vài chủng của salmonella).

8


(4) Tăng tính thẩm thấu của đường ruột cũng có thể gây tiêu chảy. Tăng tính
thẩm thấu thường xảy ra trong các trường hợp mà hiện tượng viêm làm tổn thương
tế bào ruột, gây mất tính hợp nhất của mối nối giữa các tế bào và gia tăng áp lực của
lớp đệm.
Ở ruột bình thường, Na+ được bơm tích cực vào khoảng gian bào, làm cho
vùng này có nhiều Na+ và nước di chuyển từ lòng ruột vào vùng này. Khoảng gian
bào giản ra, tạo nên một áp lực thủy động để ép dịch chất di chuyển vào hệ thống
tuần hoàn. Mối nối này làm cho dòng dịch chất không chảy ngược từ khoảng gian
bào vào lòng ruột. Trong các bệnh do viêm như hồng lỵ hay thương hàn, tính thẩm
thấu tăng đến mức làm mất Na+, nước và cả protein.
(5) Xáo trộn về vận động cơ học của ruột ít được hiểu rõ. Ngày nay, người ta

biết rằng sự tăng vận động của ruột non ít đưa đến tiêu chảy. Thay đổi về sự vận
động có thể xảy ra ở bệnh do độc tố của E. coli và TGE. Trong 2 trường hợp này,
tăng vận động chỉ góp phần vào tiêu chảy mà không là nguyên nhân.
2.4 Một số nghiên cứu về thảo dược
Lã Văn Kính và ctv (2007) đã bào chế và thử nghiệm hoạt tính của 2 chế
phẩm:
Chế phẩm 1: Thuốc sát khuẩn, phòng trị bệnh đường ruột (Ký hiệu FR)
1. Cao hoàn ngọc M17……1,50 g

2. Cao ô rô M13……........1,20 g

3. Cao mật nhân M3……...0,25 g

4. Cao ký ninh M16……..0,60 g

5. Cao măng cụt M15…….1,00 g

6. Chất phụ gia vừa đủ ….5,50 g

Với hàm lượng alcaloid toàn phần > 4 % tính theo palmatimin (hoạt chất
chính).
Thuốc có tác dụng kháng khuẩn in vitro trên một số chủng vi khuẩn thử
nghiệm: E. coli, Shigella dysenteriae và Vibrio cholerae, Salmonella…
Chế phẩm 2: Thuốc sát khuẩn, phòng trị bệnh đường hô hấp (Ký hiệu FH)
1. Cao bọ mắm M12…….1,80 g

2. Cao mật nhân M3……..1,05 g

3. Cao trà dây …………..1,00 g


4. Cao hoàn ngọc M5……1,20 g

5. Cao bách bộ M1……...1,00 g

6. Chất phụ gia vừa đủ…..7,50 g

9


Với hàm lượng alkaloid toàn phần > 2 %
Thuốc có tác dụng kháng khuẩn in vitro trên chủng vi khuẩn gây bệnh đường
hô hấp: Staphylococcus aureus, Streptococcus spp…
Huỳnh Kim Diệu (2007), đã thí nghiệm so sánh hiệu quả điều trị của các chế
phẩm từ lá cây xuân hoa với một số thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh gồm các
loại đã và đang được sử dụng điều trị có hiệu quả tiêu chảy cho heo con là
cotrimoxazole (gồm sulfamethoxazol và trimethoprim), coli-norgent (gồm colistin,
norfloxacin, gentamicin và trimethoprim) và aralis (apromicin, colistin, atropin và
vitamin B). Kết quả cho thấy sử dụng bột lá xuân hoa với liều 1 g/kg thể trọng cho
hiệu quả tương đương cotrimoxazol liều 0,1g/kg thể trọng hoặc coli-norgent liều 0,1
g/kg thể trọng. Ở dạng chất chiết từ lá, với liều 0,05g/kg thể trọng cho hiệu quả tốt
hơn cotrimoxazol liều 0,01 g/kg thể trọng hoặc coli-norgent ở liều 0,1 g/kg thể
trọng.
Phạm Tất thắng (2004), sử dụng một số chế phẩn thảo dược bổ sung vào
thức ăn đã giảm tỷ lệ tiêu chảy đến 19,71 % và cải thiện 8,83 % tăng trọng.
Pekiel (1998) sử dụng hỗn hợp chế phẩm từ lá cây hypericum pericum, cây
mentha piperita (hồ tiêu), lá cây salvia officinalis (hoa xô đỏ), thân cây agropyrum
repens, lá cây urtica dioica (cây họ gai), vỏ cây quercus, rễ cây althaea officinalis
(cây thục quỳ) bổ sung vào thức ăn cho heo con giai đoạn 10 - 70 ngày tuổi đã cải
thiện tăng trọng từ 20 - 30 % (Trích dẫn Phạm Tất Thắng, 2004).


10


2.5 Giới thiệu sơ lược về sản phẩm FEEMAX®
Bảng 2.3 Giới thiệu sơ lược về sản phẩm Feedmax®
FeedMax® (FuLeBao)
FeedMax® là một sản phẩm xanh hoàn toàn tự nhiên được
Chức năng
Công dụng

chiết xuất từ cam thảo, hoàng kỳ, la hán quả và một số loại thảo
mộc truyền thống khác... Bổ sung FeedMax® vào thức ăn heo con
và heo nái tiết sữa giúp cải thiện tính thèm ăn, làm tăng khả năng
miễn dịch trong đường tiêu hóa, đồng thời cũng nâng cao khả
năng chống stress của gia súc.
Thành phần chính bao gồm: Stevioside, Astragalan, Flavone,

Thành phần
Hình dạng

Glycosides...
FeedMax® có màu nâu nhạt, dạng bột, vị ngọt.

Đặc tính
Đóng gói

Túi tráng nhôm 1kg/thùng 25kg.
Heo con tập ăn:

Sử dụng

Bảo quản

500-1000g/tấn thức ăn.

Heo nái nuôi con: 250-500g/tấn thức ăn.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát
Tổ hợp công thức bởi: Jily Nutriniche Corp, Canada. Sản xuất tại

Nguồn gốc
Hạn dùng

Chinese GMP plant.
24 tháng kể từ ngày sản xuất.
(Nguồn: Công ty TNHH TM-DV chăn nuôi JI LY Phú Khải)

11


2.6 Giới thiệu một số cây thảo dược có trong sản phẩm
2.6.1 Cây cam thảo

Hình 2.1 Cây cam thảo bắc
Còn có tên là cam thảo bắc, quốc lão.
Tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhiza glabra L.
(G.glandulifera Waldst et Kit).
Thuộc họ cánh bướm Fabaceae (papilionaceae).
2.6.1.1 Mô tả cây
Cây cam thảo (Glycyrrhiza uralensis) là một loại cây sống lâu năm thân có
thể cao tới 1 m hay 1,5 m. Toàn thân cây có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, hình
trứng đầu nhọn, mép nguyên, dài 2,5 - 5,5 cm, rộng 1,5 - 3 cm. Vào mùa hạ và mùa

thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14 - 22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi
liềm dài 3 - 4 cm, rộng 6 - 8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có
2 - 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1,5 - 2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt
bóng.
Cây cam thảo Glycyrrhiza glabra rất giống loài cam thảo G. uralensis,
nhưng khác ở chổ là lá chét thuôn dài hơn, dài 1,5 - 4 cm, rộng 0,8 - 2,3 mm, quả

12


giáp thẳng hoặc hơi cong, dài 2 - 3 cm, mặt quả gần như bóng hoặc có lông ngắn, số
hạt ít hơn loài trên (Đỗ Tất Lợi, 2004).
2.6.1.2 Phân bố, thu hái và chế biến
Cam thảo bắc trước đây không có ở nước ta. Từ năm 1958, đã được trồng
thử một số bằng những hạt giống của loài Glycyrrhiza uralensis do Liên Xô cũ cung
cấp. Cây mọc khỏe vào xuân hạ và thu, đến mùa đông thì lụi đi hoặc kém phát triển,
sang năm sau cây mọc lại tốt. Lượng hoạt chất trong rễ mỗi năm mỗi tăng. Tuy
nhiên sau 3 năm cây vẫn chưa ra hoa. Có tài liệu nói cây trồng thường không có
hoa. Sau 4 - 5 năm có thể thu hoạch. Đào lấy rễ và thân rễ vào mùa xuân hoặc thu
đông. Nhưng mùa thu đông cam thảo tốt hơn. Khi đào người ta thường chỉ lấy rễ,
nhưng nhiều khi lấy cả thân rễ. Thân rễ rất dài, có khi tới 7 - 8 m. Sau khi đào rễ
người ta xếp thành đống để cho hơi lên men, làm cho rễ có màu vàng sẫm hơn, là
màu người ta chuộng hơn.
Tại Liên Xô cũ, Trung Quốc và nhiều nước khác cây cam thảo mọc hoang và
trở thành một thứ cỏ khó diệt trừ, chỉ cần một mẫu thân rễ có thể trở thành một bụi
cam thảo, cứ như vậy lan ra rộng mãi. Những khu vực cam thảo mọc là những nơi
có đất khô, đất có canxi, đất cát, đất cát vàng (Đỗ Tất Lợi, 2004).
2.6.1.3 Thành phần hóa học
Trong cam thảo người ta đã phân tích thấy 3 - 8 % glucose, 2,4 - 6,5 %
saccharose, 25 - 30 % tinh bột, 0,3 - 0,35 % tinh dầu, 2 - 4 % asparagin, các chất

anbuyminoit, gôm, nhựa v.v…
Những hoạt chất chính trong cam thảo là chất glyxyridin (glycyrrhizin) với tỉ
lệ 6 - 14 %, có khi tới 23 %.
Glyxyridin là muối canxi và kali của axit Glyxyrizic. Công thức thô của axit
Glyxyrizic là C 42 H 62 O 16 , là một saponin tritecpenic. Thủy phân sẽ cho một axit
glyxyretic và 2 phân tử axit glucuronic.
Axit glyxyrizic không có vị ngọt, nhưng glyxyridin và nhất là glyxyridin
phối hợp với ammoniac hay thổ kiềm càng ngọt hơn. Pha loãng 1/20000 vẫn còn vị
ngọt.

13


×