Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi và biến động số lượng của một số loài phổ biến trên rau họ hoa thập tự ở vùng trồng rau an toàn tại huyện thạch thất hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.86 MB, 123 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ
TÀI NGUYÊN SINH VẬT
--------------

NGUYỄN HUY TRỌNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG BẮT MỒI VÀ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CỦA
MỘT SỐ LOÀI PHỔ BIẾN TRÊN RAU HỌ HOA THẬP TỰ Ở VÙNG TRỒNG RAU AN
TOÀN
TẠI HUYỆN THẠCH THẤT - HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 12/2014
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ở các nước trên thế giới, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức
khỏe con người và môi trường là hướng ưu tiên hàng đầu của ngành nông nghiệp từ rất
sớm của những năm đầu của thế kỷ XX, trong đó rau xanh là sản phẩm được quan tâm
đặc biệt về vệ sinh an toàn thực phẩm. Quy trình kỹ thuật trồng rau sạch, rau an toàn
cho phép kiểm soát tốt hơn nguyên liệu đầu vào, làm tăng năng suất, cho phép mùa
canh tác dài hơn, cung cấp sản phẩm an toàn hơn. Gần đây, để chuẩn hóa tiêu chuẩn
về an toàn trong quy trình sản xuất nông sản, tổ chức những người bán lẻ và cung cấp ở
châu Âu EUREP (European Retail Products) đã công bố tiêu chuẩn



EUREP GAP

(European Retail Products Good Agriculture Practice) cho thị trường này và hàng hóa của
các nước muốn vào những nước châu Âu phải tuân thủ theo têu chuẩn này.
Việt Nam đã gia nhập AFTA và WTO. Thách thức lớn nhất trong thời đại chúng ta
là sản xuất và bán ra thực phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu cao trong nước và xuất
khẩu ra thế giới, trong đó rau xanh là mặt hàng hết sức quan trọng. Nhưng trên thực
tế thì các sản phẩm rau không an toàn vẫn chiếm tỉ lệ cao trong tổng sản lượng rau
được tổ chức sản xuất trên địa bàn ở Hà Nội, một số nguyên nhân chính là do chưa có
quy hoạch vùng chuyên trồng rau, trồng rau theo lối truyền thống tự phát, đặc biệt là việc
lạm dụng thuốc, phân hóa học và chất kích thích sinh trưởng để trồng rau. Việc quy hoạch
xây dựng các khu chuyên sản xuất rau sạch, rau an toàn là một bước đột phá mới trong
việc phát triển nông nghiệp - nông thôn, đồng thời thúc đẩy việc áp dụng các quy
trình kỹ thuật tên tiến vào sản xuất rau an toàn đáp ứng được têu chuẩn của GAP (Good
Agriculture Practices - sản xuất nông nghiệp tốt) là những nguyên tắc được thiết lập
nhằm an toàn cho thực phẩm, an toàn cho

2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




người sản xuất, bảo vệ môi trường, truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm,
đồng thời sản phẩm phải được đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử
dụng.
Từ ngày 1/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây sát nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết của kỳ
họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 29/5/2008. Theo đó, Thạch Thất là một huyện thuộc

thành phố Hà Nội. Thạch Thất nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội, phía bắc và đông
bắc giáp huyện Phúc Thọ, phía đông nam và nam giáp huyện Quốc Oai, phía tây nam và
nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp thành phố Sơn Tây. Thạch Thất là vùng bán sơn
địa với diện tích tự nhiên 18.459,05 ha, bao gồm: 1 thị trấn huyện lị (thị trấn Liên
Quan) và 22 xã: Bình Phú, Bình Yên, Canh Nậu, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Chàng Sơn, Dị
Nậu, Đại Đồng, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Hương Ngải, Hữu Bằng, Kim Quan, Lại Thượng,
Phú Kim, Phùng Xá, Tân Xã, Thạch Hòa, Thạch Xá, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung. Những
năm qua kinh tế huyện đã có bước chuyển dịch đáng kể, trong đó chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp diễn ra ở hầu hết các xã, xu hướng độc canh cây lúa không còn, có
nhiều mô hình sử dụng đất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó việc
hình thành các vùng chuyên canh tập trung sản xuất rau an toàn đang được nhân rộng và
phát triển mạnh cung cấp các sản phẩm rau an toàn cho thủ đô Hà Nội, đáng kể như
khu trồng rau an toàn ở các xã Dị Nậu, Đại Đồng, Hương Ngải, Lại Thượng...vv. Tuy
nhiên, trong thực tế quy trình canh tác rau an toàn còn chưa được hoàn thiên, việc thâm
canh, tăng vụ liên tục trên một diện tích hẹp đã làm phát sinh một số loài sâu hại với
mật độ cao trên rau. Những tác động ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự
phát sinh, phát triển của côn trùng hại, côn trùng bắt mồi và mối quan hệ với các loài
côn trùng từ các cây trồng lân cận khác còn chưa được quan tâm nghiên cứu. Hơn nữa,
việc nghiên cứu và sử dụng các loài côn trùng bắt mồi trong phòng trừ sinh học đối với
sâu hại


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Huy
Trọng

rau sẽ an toàn và có hiệu quả cao, giảm chi phí hơn so với sử dụng các biện
pháp phòng trừ sâu khác.
Với tất cả những lý do trên và trong mục tiêu phát triển nông nghiệp hàng hóa bền
vững, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường đến năm 2020 thì

tất cả những vùng sản xuất rau an toàn tập trung phải được sản suất theo tiêu chuẩn GAP
nhằm phát triển bền vững vành đai xanh cung như vùng xanh sinh thái cung cấp các sản
phẩm rau an toàn cho Thủ đô Hà Nội và các đô thị xung quanh chúng tôi đã thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi và biến động số lượng của một số loài
phổ biến trên rau họ hoa thập tự ở vùng trồng rau an toàn tại huyện Thạch Thất Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thành phần loài côn trùng bắt mồi và biến động số lượng của một
số loài bắt mồi phổ biến trên rau họ hoa thập tự ở các vùng trồng rau an toàn ở huyện
Thạch Thất nhằm bảo vệ và lợi dụng các loài côn trùng bắt mồi trong phòng trừ sinh học
sâu hại rau, giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học tại các vùng trồng rau an toàn
ở Hà Nội.
3. Những nội dung nghiên cứu
 Điều tra thành phần côn trùng bắt mồi trên rau họ hoa thập tự ở các vùng trồng
rau an toàn và so sánh với thành phần loài côn trùng ở các điểm trồng rau theo cách
truyền thống tại huyện Thạch Thất - Hà Nội.
 Nghiên cứu sự biến động số lượng của một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến và
vật mồi của chúng (là các loài sâu hại chính) trên rau họ hoa thập tự ở các khu vực trồng
rau an toàn tại điểm nghiên cứu.
 Nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài côn trùng bắt mồi phổ biến với vật mồi là
các loài sâu hại chính và ảnh hưởng của một số yếu tố lên chúng trên rau họ hoa thập
tự ở các khu vực trồng rau an toàn tại điểm nghiên cứu.

4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Huy
Trọng

 Đề xuất việc sử dụng một số loài côn trùng bắt mồi (bọ rùa bắt mồi, bọ xít bắt

mồi, bọ đuôi kìm bắt mồi) trong phòng trừ sâu hại rau tại vùng trồng rau an toàn của
một số xã ở Thạch Thất, Hà Nội
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình sản xuất rau họ hoa thập tự tại huyện Thạch Thất - thành
phố Hà Nội từ năm 2006 đến nay
- Trồng rau an toàn tại Hà Nội
Từ năm 1996, căn cứ vào mục tiêu phát triển sản xuất rau an toàn (RAT)
cũng như điều kiện, nhu cầu và tnh hình thực tế ở các địa phương, thành phố Hà Nội đã
triển khai đề án RAT. Năm 2000 thành phố đã có quy hoạch tổng thể những vùng phát
triển sản xuất RAT đến năm 2010 và 2020. Theo kết quả điều tra của Chi cục BVTV Hà Nội
(2006) tnh toàn Thành phố hiện có 112/117 xã phường ngoại thành có tham gia sản xuất
rau. Tổng diện tch gieo trồng rau ở các xã, phường hiện nay là 7.927,5 ha; trong đó diện
tích RAT có cán bộ kỹ thuật Chi cục BVTV Hà Nội chỉ đạo, giám sát là 5.651,5 ha, chiếm
trên 70% so với tổng diện tích rau của Thành phố Hà Nội. Sản lượng rau của Hà Nội
sản xuất mới chỉ đáp ứng được xấp xỉ 40% sản lượng têu thụ, còn lại gần 60% lượng rau
được cung cấp từ các tỉnh lân cận, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Lào Cai...
- Trồng rau an toàn tại Huyện Thạch Thất
* Vị trí địa lý
Thạch Thất là một huyện nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội, phía bắc và đông
bắc giáp huyện Phúc Thọ, phía đông nam và nam giáp huyện Quốc Oai, phía tây nam giáp
tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp thành phố Sơn Tây. Thạch Thất là vùng bán sơn địa với diện
tích tự nhiên 18.459,05 ha, bao gồm:
1 thị trấn huyện lị (thị trấn Liên Quan) và 22 xã: Bình Phú, Bình Yên, Canh
Nậu, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Chàng Sơn, Dị Nậu, Đại Đồng, Đồng Trúc, Hạ


5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Huy
Trọng

Bằng, Hương Ngải, Hữu Bằng, Kim Quan, Lại Thượng, Phú Kim, Phùng Xá, Tân Xã, Thạch
Hòa, Thạch Xá, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung.
* Kinh tế - xã hội
Huyện Thạch Thất có vị trí địa lí rất gần khu trung tâm thành phố Hà Nội, người
dân chủ yếu là lao động làm nông nghiệp và lao động làm trong các làng nghề thủ công
truyền thống như nghề mộc, xây dựng, mây tre đan, may...vv. Nhân dân có truyền thống
cần cù, chịu khó, nguồn lao động rồi rào, có truyền thống và kinh nghiệm trong sản xuất
rau, nắm bắt thông tin và áp dụng các tến bộ khoa học kỹ thuật tương đối nhanh. Những
năm qua kinh tế huyện đã có bước chuyển dịch đáng kể, trong đó chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp diễn ra ở hầu hết các xã, xu hướng độc canh cây lúa không còn, có
nhiều mô hình sử dụng đất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó việc hình
thành các vùng chuyên canh tập trung sản xuất rau an toàn đang được nhân rộng và phát
triển mạnh cung cấp các sản phẩm rau an toàn cho thủ đô Hà Nội, đáng kể như khu trồng
rau an toàn ở các xã Dị Nậu, Canh Nậu, Đại Đồng, Hương Ngải, Lại Thượng, Thúy Lai...vv.
* Vệ sinh môi trường
Thường xuyên phát động các hợp tác xã, đội sản xuất và các hộ nông dân làm công
tác vệ sinh đồng ruộng, lắp đặt ống cống chứa rác thải nông nghiệp tại các điểm trong khu
ruộng sản xuất rau an toàn. Định kỳ tến hành nạo vét kênh mương, đảm bảo tưới tiêu.

* Công tác chỉ đạo sản xuất
UBND Huyện đã hỗ trợ một phần vật tư phục vụ sản xuất như: một số giống rau
chất lượng cao, thuốc BVTV, phân bón qua lá, phân đầu trâu.. các sản phẩm này có nguồn
gốc sinh học an toàn trong quá trình sử dụng.
Phối hợp với trung tâm khuyến nông, chi cục BVTV thành phố Hà Nội và chi cục
BVTV huyện Thạch Thất đã tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn kĩ thuật cho nông dân
vùng sản xuất rau theo quy trình sản xuất rau an toàn.

6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Huy
Trọng

Các lớp tập huấn đã từng bước nâng cao nhận thức của người sản xuất và người têu dùng
về rau an toàn, tạo điều kiện cho người nông dân tiếp xúc với những tến bộ khoa học kỹ
thuật mới, hiểu biết và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất.
Trong quá trình thực hiện đã thành lập bộ phận kiểm tra giám sát phân công cán
bộ kĩ thuật thường xuyên kiểm tra giám sát trong quá trình sản xuất và các biện pháp
điều chỉnh, khắc phục kịp thời. Công tác quản lý sản xuất rau an toàn được thực hiện
theo đúng quy trình.
- Về môi trường sản xuất: Gồm đất, nước, không khí không bị nhiễm bẩn
do nước thải sinh hoạt, của các khu công nghiệp và khí thải của xe cơ giới.
- Về phương thức sản xuất: Rau an toàn được sản xuất trong vùng quy hoạch có tổ
chức và quản lý chặt chẽ, đặc biệt là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Người sản

xuất tự nguyện tự giác, thực hiện nghiêm túc quy trình sản xuất rau an toàn.
- Giống và thời vụ gieo trồng: Các loại giống được đưa vào sản xuất có chất lượng
và sức chống chịu bệnh cao, ít bị nhiễm sâu bệnh, thời vụ sản xuất trong khung thời vụ
tốt nhất, thích hợp cho từng loại giống.
- Đất trồng, nước tưới: Đã được các cơ quan chuyên môn kiểm định, kết quả
cho thấy đủ điều kiện sản xuất rau an toàn theo quy định tại quyết định số
106/2007/QĐ-BNN của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Sau khi có kết quả phân
tích đã được Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
sản xuất rau an toàn.
- Phân bón: Không sử dụng các loại phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao như phân
chuồng tươi, nước giải, phân chế biến từ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp để bón
trực tếp cho rau. Chỉ sử dụng phân chuồng đã ủ hoai mục, phân hỗn hợp hữu cơ, khoáng
theo tỷ lệ cân đối, khuyến khích sử dụng phân hữu cơ vi sinh, sử dụng phân bón qua lá của
các đơn vị được phép sản xuất, dùng đúng liều lượng, đảm bảo thời gian cách ly.

7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Huy
Trọng

- Công tác bảo vệ thực vật: Áp dụng kĩ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên

rau, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc có độ độc cao, giai đoạn đầu vụ có thể sử
dụng các loại thuốc hoá học thế hệ mới an toàn cho người và môi trường, giai đoạn cuối

vụ chỉ sử dụng các loại thuốc sinh học hoặc thuốc có nguồn gốc sinh học có thời gian cách
ly ngắn ở các loại rau dễ bị rủi ro do sâu bệnh phá hại để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm đối tượng sâu bệnh hại để phòng trừ
kịp thời, khuyến khích áp dụng biện pháp phòng trừ thủ công, bắt bướm và diệt ổ trứng
sâu vào thời điểm thích hợp, tiêu huỷ cây bị bệnh, bảo vệ và phát triển thiên địch trong
các vùng trồng rau.
- Thu hoạch và bảo quản rau an toàn: Thu hoạch đúng kỹ thuật, đúng thời điểm
chín để đảm bảo năng suất, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, không để rau
héo úa, dập nát.
*Tiêu thụ sản phẩm:
+ Cung cấp chủ yếu cho các hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp
và làm nghề truyền thống trong các xã của huyện.
+ Tổ chức tiêu thụ sản phẩm bằng hình thức bán ngay tại ruộng cho hệ
thống các siêu thị tại Hà Nội đến thu mua.
+ Cung cấp theo đơn đặt hàng của các cơ quan, đơn vị, trường học, nhà hàng, bếp
ăn bán trú, khu công nghiệp trên địa bàn huyện và thành phố.
- Kĩ thuật trồng một số loại rau họ hoa thập tự theo quy trình sản xuất rau
an toàn
* Chỉ tiêu rau an toàn.
Những sản phẩm rau tươi có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng
các hóa chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức têu chuẩn cho phép,
bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm gọi tắt là rau an toàn (Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn, 1998)
[1].

8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Huy
Trọng

Chỉ têu của rau an toàn bao gồm: Chỉ têu nội chất và chỉ tiêu về hình thái trong đó

hàm lượng thuốc hóa học, số lượng vi sinh vật và kí sinh trùng, hàm lượng đạm Nitrate
(NO3), hàm lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, a-sê- nic, kẽm, đồng...vv) trong sản
phẩm của từng loại rau phải dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của các tổ chức Quốc
tế FAO/WHO hoặc của một số nước tên tiến. Các sản phẩm rau tươi được thu hoạch
đúng lúc, đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm của từng loại rau, không dập nát, héo
úa, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp (Bộ Nông Nghiệp Phát
Triển Nông Thôn, 1998) [1].
* Kỹ thuật trồng rau họ hoa thập tự theo quy trình sản xuất rau an toàn.
- Thời vụ: Có 3 vụ chính.
+Vụ xuân hè: Gieo tháng 1 - 3, chủ yếu trồng cải nấu canh, xà lách...
+Vụ hè thu: Gieo tháng 4 - 9, chủ yếu trồng cải xanh, cải ngọt, cải ngồng
+Vụ đông: Gieo tháng 10 - 12 chủ yếu trồng cải bắp, su hào, cải bẹ...
- Vườn ươm:
+ Đất gieo cây con: Tốt nhất là đất phù sa, đất thịt nhẹ, đất cát pha, thoát
nước tốt và chủ động tưới tiêu
+ Làm đất gieo hạt: Đất phải được phơi ải, cày bừa kỹ (không có điều kiện phơi ải
thì phải để đất khô, để đất tơi, nhỏ, tỷ lệ đất bột chiếm 2/3)
+ Lên luống: Lên luống 15 - 20 cm, rộng 80 - 100 cm (ở nơi lộng gió và đất cao
thì làm luống thấp và ngược lại). Vụ sớm lên luống mai rùa cao để phòng mưa, dễ thoát
nước, chính vụ và vụ muộn làm luống phẳng.
+ Bón lót trước khi gieo: (300 - 500 kg phân chuồng mục + 5 - 6 kg Super lân + 2 - 3
Kg Sulfat kali) /1 sào bắc bộ. Rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất

ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,5 - 2 cm, dùng cào hoặc thước gỗ gạt đất, phân còn vón
cục ra quanh mép luống, dùng cuốc vét rãnh và đập nhẹ thành luống cho gọn và dễ thoát
nước.
o
+ Gieo hạt giống: Hạt giống nên ngâm vào nước ấm 20 C trong 20
phút, sau đó ngâm nước lạnh từ 8 - 10 giờ trước khi gieo hạt, để tết kiệm hạt

9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Huy
Trọng

giống, cây con sinh trưởng đều và khoẻ, thu hoạch được đồng loạt, nên gieo hạt theo
hàng với khoảng cách 4 - 5 cm 1 hạt hoặc trộn đều với tro hoặc cát, đất bột (tỷ lệ
1/20) để gieo vãi trên mặt luống làm nhiều lần cho đều với lượng hạt gieo từ 2 - 4
2
g/m .
+ Phủ mặt luống giữ ẩm: Sau khi gieo cần phủ mặt luống bằng trấu, tro
hoặc đất bột (qua sàng) phủ mặt luống bằng rơm hoặc rạ dày 1,5 - 2 cm để giữ ẩm cho
đều, mưa và tưới nước không làm hạt bị xô dạt...
+ Tưới nước sau gieo: Dùng ô roa tưới nhẹ bằng nước sạch lên mặt luống. Trong 3
- 5 ngày sau gieo tưới 1 - 2 lần/ ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới 1 lần. Khi thấy hạt bắt đầu
mọc, bỏ ngay rơm rạ phủ mặt luống để cây tiếp xúc với ánh sáng. Sau khi cây mọc 10 - 12
ngày, sàng một lớp đất bột trộn trấu để cây không bị đổ hoặc ngả nghiêng.

+ Giàn che: Gieo cây con giống nhất thiết phải có giàn che. Có thể
bằng nilon, hoặc cót hình cầu vồng ngang mặt luống để che khi mưa.
Khi cây được 2 - 3 lá thật, tỉa bỏ cây bệnh, cây không đúng giống, để mật độ 3 - 4
cm/cây. Sau mỗi lần nhổ tỉa, kết hợp tưới thúc bằng phân chuồng ngâm ngấu pha loãng,
không tưới bằng phân đạm.
Tiêu chuẩn cây giống tốt: Phiến lá tròn, hai lá mầm cây con xanh tươi, đốt sít,
mập, các lá gần sát nhau, lá ngọn đẹp. Cây có 5 - 6 lá thật thì nhổ trồng.
- Làm đất, bón lót, trồng cây
Chọn đất trồng có độ PH: 6 - 6,5, đất giàu mùn. Nơi trồng rau an toàn phải xa
nguồn nước thải, các khu công nghiệp, không gần nhà máy có nhiều khói bụi độc hại. Đất
không qua sử dụng các loại thuốc BVTV có tính độc cao nhiều vụ liên tục, đất phù hợp là
đất phù sa, cát pha thịt nhẹ, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu chủ động.
Làm đất kĩ, nhỏ, tơi xốp, cày bừa kỹ để đất nhỏ và sạch cỏ dại, lên luống rộng 100 120 cm, cao 15 - 20 cm, rãnh luống rộng 20 - 25 cm, cuốc thành 2

10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Huy
Trọng

11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





Luận văn thạc sĩ
hàng.
Nguyễn Huy
Trọng

Mật độ trồng: ví dụ: cải bắp, su hào 30.000 cây /ha (cây cách cây 40

cm, hàng cách hàng 60 - 70 cm)
- Bón phân
Lượng phân chuồng cho 1 ha là 25 - 30 tấn (800 - 1.000 kg cho 1 sào bắc bộ) dùng
bón lót, chỉ sử dụng phân chuồng ủ hoai mục, tuyệt đối không sử dụng phân tươi. Ngoài
biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung
lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
- Cách trồng
Bới một hố nhỏ, giữa hố đã có phân lót, đặt nhẹ phần rễ xuống, lấp đất bằng hỗn
hợp (phân + đất nhỏ) quanh gốc, dùng tay ấn nhẹ đất quanh gốc từ ngoài vào, phần đất
lấp ngang với cổ rễ và bằng mặt luống, tưới ngay bằng nước sạch trực tiếp vào gốc từng
cây để đất quanh gốc tự lèn và hết lún (cây nào héo, chết thì phải dặm ngay)
- Tưới nước
Cải là cây rất cần nước nên việc tưới nước giữ ẩm phải duy trì thường xuyên. Khi
cây trải lá bàng có thể tưới rãnh (tát nước ngập 2/3 rãnh cho tự thấm lên) để độ ẩm đất
trong luống được đồng đều, không bị váng mặt luống, khi thấm mặt luống thì tháo cạn
tránh ngập úng. Các đợt bón thúc đều phải kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc, tưới nước.
- Phòng trừ sâu bệnh.
+ Sâu hại: sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu đo, sâu xám, rệp, bọ
nhảy...
Thường xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời để phòng trị bằng các biện pháp cơ giới
hay thuốc hoá học theo chỉ dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật, rau cải có một số sâu bệnh

hại chính sau:
+ Bệnh hại: sưng rễ, thối hạch, thối nhũn, lở cổ rễ…

12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




Các thuốc hoá học có thể dùng trừ sâu: Bt, Sadavil, Padan, Regen, Shepra
Các loại thuốc trừ bệnh: Validacin, Rhidomil, Kasuran…
- Thu hoạch
Chú ý bảo đảm thời gian cách ly của việc dùng thuốc bảo vệ thực vật
và phân đạm trước khi thu hoạch.
Thu hoạch khi cây đúng độ chín, tránh làm dập nát, bỏ lá gốc, lá bị
bệnh...
Chỉ rửa rau bằng nước sạch, không nhúng hoặc rửa rau sau khi thu hoạch
bằng nước bẩn. Thu dọn xử lý tàn dư rau trên ruộng
Bảng 1. So sánh một số yếu tố trong sản xuất rau truyền thống với sản xuất theo
quy trình trồng rau an toàn tại Thạch Thất - Hà Nội.
St

Yếu tố sản
xuất

Tự do, tùy thuộc
vào địa điểm

Nằm trong quy hoạch vùng

sản xuất rau an toàn của
huyện, thuộc loại đất cát pha thịt
nhẹ, tầng canh tác khá

Nước tưới

Nước sông, ao, hồ...
chưa xử lý

Nước giếng khoan đã được xử
lí lắng lọc bằng bể xây xi măng
gạch ngay tại ruộng.

Tưới mặt

Tưới phun

2

3

Phương
tưới

4

Phân bón hữu


5


Thiên địch (sinh
vật có ích)

7

Sản xuất theo quy trình
trồng rau an toàn

Đất sản xuất
1

6

Sản xuất truyền
thống

pháp

Phân chuồng chưa ủ
chiếm tỷ lệ lớn
Rất ít

Phân chuồng có ủ, phân vi
sinh chiếm chủ yếu
Rất nhiều trong đất chiếm chủ
yếu.

Thuốc bảo vệ
thực vật


Không kiểm soát,
dùng theo thói quen

Thuốc trừ sâu rất ít, chủ yếu là
thuốc trừ sâu thảo mộc, các thuốc
còn lại nằm trong danh mục cho
phép

Giống sản xuất

Các giống tiến bộ,
giống liên doanh

Các giống tiến bộ, giống liên
doanh


8

Thời gian cách
ly trước khi thu
hoạch

Có nhưng ít (dưới
10%)

9

Sử dụng lưới,

vòm che PE.

Không do chi phí
cao

23% dùng vòm che thấp đơn
giản bằng túi PE

Sơ chế sau thu
hoạch

Có, nguồn nước
phục vụ sơ chế không
đảm bảo, chủ yếu là
nước ao

Có, nước sơ chế chủ yếu là
nươc giếng khoan đã xử lý bề mặt
chứa trong bể xây xi măng gạch
ngay tại ruộng.

10

Trên 80%

Có nhãn mác sản phẩm rau an

11

Nhãn mác sản

phẩm

12

Tổ chức sản
xuất

13

Tập huấn nông
dân

Không



14

Cán bộ kiểm
soát, theo dõi,
hướng dẫn

Không



Không có

Không có, tự do


toàn của chi cục BVTV thành
phố Hà Nội
Có vùng quy hoạch chuyên
trồng rau an toàn và kế hoạh sản
xuất chi tiết.

1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
1.2.1. Các nghiên cứu về thành phần loài côn trùng bắt mồi
Thành phần của thiên địch rất phong phú bao gồm các loại côn trùng bắt mồi,
ong ký sinh, nhện bắt mồi, nấm, vi khuẩn, virus. Việc xác định thành phần thiên địch, sự
biến động số lượng, đánh giá vai trò của chúng là cơ sở khoa học trong việc sử dụng
chúng để phòng trừ dịch hại. Ở các vùng sinh thái khác nhau, số lượng các loài thiên
địch đã phát hiện được cũng khác nhau. Theo Blackman, 1984 [36] trong số gần 900
loài côn trùng đã biết thì sâu hại chỉ chiếm trên 10% còn lại phần lớn là kẻ thù tự nhiên
của sâu hại
Alam, 1992 [34] đã ghi nhận ở Anh có 48 loài thiên địch của sâu tơ, 20 loài thiên
địch sâu khoang, trong đó Diptera có 5 loài, Hymenoptera có 15


loài. Goodwin, 2002 [46] cho biết có 90 loài sử dụng trứng, sâu non, nhộng của sâu tơ
làm vật mồi.
Tại Châu Âu , thành phần thiên địch của các loài sâu hại cũng được các nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu. Fao, 1993 [42] đã cho biết thành phần thiên địch trên rau họ
hoa thập tự ở Anh gồm 41 loài ong, 6 loài nấm và 6 loài virus. Morallo and Sayaboc, 1992)
[53] đã phát hiện tại Rumani tập đoàn ong bắt mồi lá sâu tơ gồm 25 loài thuộc họ
Ichneumonidae và Braconidae. Theo Diana Roll, 2004 [38] sâu hại rau có 500 loài thiên
địch, trong đó 70% là loài đa thực, 20% là loài đa thực hẹp.
Lane Greer, 2000 [52] đã ghi nhận 7 loài bắt mồi quan trọng trên rau an toàn trồng
trong nhà kính gồm Chrysoperla carnea, C. rufilabris, Chrysopa spp., ruồi ăn rệp Aphidius
matricariae và họ bọ rùa bắt mồi Hippodamia convergens.

Theo tập hợp kết quả nghiên cứu của Zhang and Liang, 2000 [59], có tới
19 loài ong và 34 loài bắt mồi ăn thịt khác là thiên địch của sâu xanh bướm trắng.
Các loài bọ xít bắt mồi họ Reduviidae cũng đã được nghiên cứu rộng rãi. Ở Đông
Dương, Ivo Hodek, 1973 [41] đã công bố 14 loài bọ xít bắt mồi bao gồm họ Reduviidae có
11 loài thuộc 9 giống. Graeme Murphy and Gillian Ferguson, 2000 [43] đã xác định vùng
phân bố và xây dựng khóa định loại cho các loài bọ xít bắt mồi thuộc giống Coranus. Risk
and Brian, 1995 [57] đã mô tả đặc điểm hình thái trứng của 24 loài thuộc họ bọ xít ăn
sâu Reduviidae và mô tả bọ xít non tuổi 1, tuổi 4 của 7 loài bọ xít bắt mồi thuộc họ này.
Thành phần loài côn trùng bắt mồi của các loài sâu hại trên rau họ hoa thập tự và
các nghiên cứu nhân nuôi một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trong phòng trừ sinh
học sâu hại rau an toàn trong nhà lưới, nhà kính cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu,
cụ thể là 61 loài côn trùng bắt mồi là sâu hại rau họ hoa thập tự trồng trong các kiểu
nhà lưới, nhà kính đã được ghi nhận,


trong đó có nhiều loài có khả năng sử dụng cho hiệu quả phòng trừ cao như loài ong bắt
mồi, bọ xít bắt mồi Oriorus sp, và bọ mắt vàng Chrysoperla sp. (California Environmental
Protection Agency Department, 2010) [37].

Nhìn chung thành phân loài côn trùng bắt mồi của các loài sâu hại trên rau an toàn
họ hoa thập tự rất phong phú với hơn 60 loài bắt mồi phổ biến ghi nhận được như bọ
rùa bắt mồi Propylea japonica, Harmonia axyridis, Scymnus hoffmanni, ruồi ăn rệp
M. corollae và P. quadrifasciatus, bọ mắt vàng Chrysoperla carnea và Chrysopa oculata,
bọ xít bắt mồi Oriorus sp, Coranus sp., Sycanus spp.,cánh cứng bắt mồi Cheilomenes spp.,
bọ đuôi kìm bắt mồi, ong vàng bắt mồi...vv nhiều loài đã được nhân nuôi và sử dụng trong
phòng trừ sinh học sâu hại rau ở nhiều nước trên thế giới.
1.2.2. Các nghiên cứu về biến động số lượng của một số loài côn trùng bắt mồi
Việc điều tra, nghiên cứu về biến động số lượng của các loài côn trùng
bắt mồi trên đồng ruộng có ý nghĩa rất lớn trong việc dự tnh dự báo sự phát sinh, phát
triển của chúng, từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn biện pháp phòng trừ thích hợp.

Trong các loài côn trùng bắt mồi của sâu tơ thì bọ xít bắt mồi là đối tượng
phổ biến nhất. Nó có mặt ở trên cánh đồng và hiệu quả diệt sâu tơ cũng khá cao như ở
Malaysia tỷ lệ diệt 29,5%, ở Nhật Bản cao nhất vào tháng 10 tỷ lệ diệt tới 50% (Ric Bessin,
et al. 2007) [58].
De Back, 1974 [40] đã nghiên cứu biến động số lượng trưởng thành và thiếu trùng
của 7 loài bọ xít bắt mồi thuộc 3 họ bao gồm: Acanthaspis pedestris, Edocla slateri,
Catamiarus

brevipennis,

Haematorrhophus

nigroviolaceous,

Neohaematorrhophus

therasii, Rhinocoris fuscipes và loài R. marginatus trên cánh đồng ở Tamil. Trong thời gian
nghiên cứu từ tháng 9 năm 1984 đến tháng 7 năm 1986 tác giả nhận thấy rằng biến
động số lượng


của các loài bọ xít bắt mồi này có mối quan hệ với số lượng của vật mồi và phụ thuộc
vào nhiệt độ, lượng mưa, gió. Số lượng của loài bọ xít Acanthaspis pedestris thường đạt
mật độ cao trong tháng 9/1984 và tháng 3/1985. Số lượng của loài bọ xít Edocla
slateri đạt mật độ cao ở tháng 11/1984 và tháng
3/1985. Đối với loài Catamiarus brevipennis đạt mật độ cao vào tháng 4 hàng năm. Loài
Haematorrhophus nigroviolaceous đạt mật độ cao ở tháng 10/1984 và tháng 2/1985. Loài
Neohaematorrhophus therasii đạt mật độ cao ở tháng
3/1985 và 8/1986. Loài Rhinocoris fuscipes đạt mật độ cao ở tháng 7/1984 và tháng
3/1986. Số lượng loài R. marginatus thường đạt mật độ cao trong tháng

9/1984 và tháng 6/1985.
Nghiên cứu biến động số lượng của loài bọ xít mù xanh Cyrtorrhinus lividipennis
trên rau. Qua tính toán cho thấy mối tương quan số lượng giữa loài bọ xít bắt mồi này
với vật mồi của nó là loài rầy chặt chẽ (r = 0,8) (Morallo and Sayaboc, 1992) [53].
Nhiều công trình nghiên cứu của các nước đều chỉ rõ việc dùng các loại thuốc có
phổ tác dụng rộng hoặc lạm dụng thuốc hoá học để trừ sâu trên rau họ hoa thập tự đã
làm ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động của quần thể thiên địch. Đây là một trong số
các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tái phát các quần thể của sâu hại. Vì vậy việc dùng
thuốc hoá học có tính chọn lọc một cách hợp lý trên rau họ hoa thập tự là hướng chiến
lược trong điều khiển tính kháng thuốc của sâu hại, đồng thời là biện pháp quan trọng để
bảo vệ các loài thiên địch trên ruộng rau. Các kết quả nghiên cứu về côn trùng bắt mồi
trên ruộng rau đều thấy các loài này có vai trò khá quan trọng trong điều hoà số lượng
quần thể các loài sâu hại trong sinh quần đồng ruộng. Hiệu quả khống chế sâu hại của
chúng ở các vùng, các nước rất khác nhau (Alma, 1992) [34].
Nghiên cứu về biến động số lượng và ảnh hưởng của các yếu tố đến mật độ
một số loài ong bắt mồi cũng đã quan tâm và ghi nhận có 2 loài ong Psix striaticeps và
Trissolcus sp. (họ Vespidae) có vai trò cao đối với sâu hại


rau. Hai loài này đạt mật độ cao ở tháng 3/1985 và tháng 8/1986, tháng
7/1984 và tháng 3/1986. Số lượng loài Psix striaticeps thường đạt mật độ cao nhất trong
khoảng từ tháng 7 và 8 (Dẫn theo Phạm Văn Lầm et al. 2003) [56].
Vì vậy các biện pháp bảo vệ và thúc đẩy sự gia tăng số lượng các loài côn trùng bắt
mồi tự nhiên là một bộ phận quan trọng của hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu hại (Lane
Greer, 2000) [52].
1.2.3. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa loài côn trùng bắt mồi với vật mồi và
việc sử dụng một số loài côn trùng bắt mồi
Từ lâu nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu và ứng dụng về
thiên địch trong phòng chống sâu hại. Biện pháp này tuy không mang lại hiệu quả tức thời
như biện pháp hoá học, nhưng về lâu dài lại ổn định hơn và còn bảo vệ được con người

và môi trường sống.
Ở châu Mỹ các loài bắt mồi ăn thịt có thể làm giảm mật độ trứng và sâu non sâu
xanh bướm trắng từ 51 - 79%. Ngoài ra còn xác định được hai loài ong ăn trứng sâu xanh
bướm trắng là P.vulgaris và Compsilura consinata, nhưng hai loài này có tỷ lệ thấp (Gillian
Ferguson, 2005) [45].
Jim Chaput, 2000 [50] đã ghi nhận có thể sử dụng các loài bắt mồi Diglyphus sp và
Dacnusa spp để phòng trừ sinh học sâu vẽ bùa. Gillian Ferguson 2005 [45] đã mô tả,
nghiên cứu và phát triển một số loài như ruồi ăn rệp Aphidoletes aphidimyza, bọ rùa bắt
mồi Hippodamia convergens, Harmonia axyridis và bọ mắt vàng Chrysoperla sp. Trong nhà
kính để phòng trừ rệp đào Myzus pesicae, rệp bông Aphis gossypii, rệp khoai tây
Macrosiphum euphorbiaend và rệp cây mao Aulacorthum solani thì biện pháp phòng trừ
sinh học được ưu tên và sử dụng với việc thả một số loài ruồi ăn rệp Aphidoletes
aphidimyza và bọ rùa bắt mồi Hippodamia convergens, Harmonia axyridis (Jamie Intosh,
2008) [49]. Trong công trình phòng chống bọ trĩ hại cây trồng trên rau an toàn thì có thể
sử dụng loài bọ xít nhỏ thuộc họ Anthocoridae và giun tròn Heterorhabditis
bacteriophora (Risk and Brian,


1995) [57]. Lane Greer (2000) [52] đã ghi nhận 7 loài bắt mồi quan trọng trên rau trong
nhà kính gồm Chrysoperla carnea, Crufilabris, Chrysopa spp, ruồi ăn rệp Aphidoletes
aphidimyza, ong ăn rệp Aphidius colemani, Aphidius matricariae và bọ rùa bắt mồi
Hippodamia convergens. Các loài thiên địch này là những tác nhân quan trọng và hiệu
quả trong phòng trừ rệp hại. Nhân nuôi và thả các loài ruồi ăn rệp Aphidoletes aphidimyza
và bọ rùa bắt mồi Hippodamia convergens tốt nhất là vào thời gian nhiệt độ lạnh.
Việc nhân nuôi và sử dụng các loài côn trùng bắt mồi trong phòng trừ sinh học để
giảm bớt hay loại trừ côn trùng hại cây trồng cũng đã được áp dụng ở nhiều nước như
Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, Hà Lan…vv, thậm chí ở nhiều
nước như Trung Quốc và Hà Lan cón có nhiều công ti sinh học sản xuất hàng loạt các loài
côn trùng bắt mồi (trong đó thức ăn để nuôi chúng cũng được nhân nuôi và phối chế công
nghiệp) nhằm cung cấp cho nông dân thả trên đồng ruộng để phòng trừ nhiều loại sâu hại

nguy hiểm. Để phòng trừ rệp hại trên rau trong nhà kính ở Đài Loan, trong 5 năm thực
nghiệm và nghiên cứu người ta đã nhân nuôi và thả loài bọ rùa nhật bản bắt môi
Propylea japonica, loài bọ rùa này đã làm giảm trung bình 56 76% số lượng rếp hại rau màu. Ruồi ăn rệp đã được nuôi bằng thức ăn là loài rệp đậu
tương Aphis glycine,

loài rệp này được nhân nuôi trong phòng thí nghiệm ở Trung

Quốc cho thấy: số lượng của 2 loài ruồi ăn rệp M.corollae và P.quadrifasciatus được nhân
nuôi với con mồi là rệp Aphis glycine có thể diệt từ 70 - 80% số lượng rệp ở giai đoạn cây
đậu ra hoa (De Back, 1974) [40]. Ở Indonesia, nhân nuôi loài bọ rùa Harmonia arcuata với
thức ăn là rệp đậu (nuôi bằng cây đậu tương trong phòng thí nghiệm) và thả trong nhà
kính để phòng trừ rệp đậu và sử dụng 5 loài côn trùng bắt mồi (bọ cánh cứng bắt mồi
Cheilomenes lunata, bọ rùa Syrphus sp, ruồi ăn rệp Forfculata auricularia, bọ đuôi kìm
và bọ xít bắt mồi Orius sp bằng thức ăn là một số loài rệp (nuôi bằng cây đậu) và sâu
non (nuôi bằng thức ăn nhân tạo) trong phòng thí


nghiệm ở Uganđan để diệt các loài sâu hại trên cây rau màu. Nuôi và sử dụng hai loài bọ
mắt vàng Chrysoperla carnea và Chrysopa oculata thấy rằng cá thể bọ mắt vàng phát
triển với tỉ lệ sống sót từ 66 - 91% (Ivo Hodek, 1973) [41]. Ở Canada, nhân nuôi loài bọ rùa
đỏ Micraspis discolor (F) và sử dụng loại bọ rùa đỏ này ở pha ấu trùng (tuổi 1- 4) và
trưởng thành đã đem lại hiệu quả cao trong phòng trừ rệp đậu (Gillian Ferguson, 2005)
[45]. Nuôi trưởng thành và ấu trùng của một số loài bọ rùa (Propylaea japonica, Harmonia
axyridis, Scymnus hoffmanni) và loài bọ mắt vàng (Chrysopa pallens, Chrysopa formosa)
nhằm sử dụng để phòng trừ một số loài rầy trắng đã thu được một số kết quả khả quan.
Với 50% là nguồn thức ăn từ rệp muội và 50% là rầy trắng thu ở ngoài đồng, các loài bắt
mồi trên có khả năng sinh trưởng và phát triển cao (Zhang and Liang, 2000) [59]. Ở Trung
Quốc loài ong bắt mồi đã được thả trên phạm vi rộng lớn hàng triệu ha cây trồng mang lại
hiệu quả cao trên 70% sau 7 ngày thả. Trên sâu non ngài gạo được thả trong nhà kính
phòng trừ sâu hại trên rau và nhiều loại cây trồng khác. Bọ mắt vàng Chrysopa sp

là loài bắt mồi ăn trứng và cả sâu non của nhiều loại sâu hại rau, loài nay có thể làm giảm
trên 80% số lượng rệp sáp hại rau màu ở nhiều nước Châu Âu và Châu Á. Ong đen kén
trắng Cotesia plutellae được sử dụng ở Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc phòng trừ
sâu tơ hại rau rất hiệu quả và hiện nay nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc,
Philippin, Nhật Bản, Pháp...vv đã có quy trình công nghệ sản xuất ong đen kén trắng trên
quy mô lớn dẫn theo Ha Quang Hung, 2002 [47].
Thành công lớn nhất trong phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự là việc nghiên
cứu, sản xuất quy mô công nghiệp và sử dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học như NPV,
GV đặc biệt là chế phẩm Bt. Một trong những nghiên cứu biện pháp sinh học được quan
tâm nhiều là nhân thả các loại côn trùng bắt mồi có hiệu quả cao trong khống chế sâu hại,
việc nhân thả các loài bắt mồi được tiến hành dưới hai phương thức: nhân thả tràn ngập
với số lượng đủ gây áp lực khống


chế số lượng quần thể sâu hại. Nhân thả bổ sung nhằm tạo lập quần thể tự nhiên
(Lane Greer, 2000) [52].

1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.3.1. Các nghiên cứu về thành phần côn bắt trùng mồi
Ở nước ta, những nghiên cứu về côn trùng bắt mồi, ăn thịt được tiến hành trong
nhiều năm. Kết quả điều tra cơ bản về côn trùng năm 1967 - 1968 của viện BVTV cho thấy
có 75 loài thuộc bọ xít ăn sâu (Reduvidae), 67 loài thuộc họ chân chạy (Carabidae), 20
loài thuộc họ hổ trùng (Cicindelidae) (Viện bảo vệ thực vật, 1976) [31]. Theo báo cáo
khoa học về cải tiến công tác BVTV ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 1995 đã thu thập được 16
loài thiên địch trên rau ở ngoại thành Hà Nội gồm có 9 loài côn trùng bắt mồi ăn thịt, 4
loài nhện và 3 loài ong (Viện bảo vệ thực vật, 1976) [32]
Năm 2002, Hà Quang Hùng [12] thực hiện thống kê nguồn gen côn trùng có ích
vùng Hà Nội đã điều tra thành phần côn trùng bắt mồi gồm 29 loài ong ăn trứng, 67
loài ong ăn sâu non, 67 loài ong ăn nhộng trên những sâu hại chính của những cây
trồng chủ yếu vùng Hà Nội. Theo kết quả theo dõi của Lê Văn Trịnh và ctv., 1996 [24]

cho thấy có 11 loài thiên địch xuất hiện trên các vùng trồng rau trong mùa đông, bao gồm
5 loài nhện (thuộc bộ nhện lớn Aranedae), 3 loài côn trùng cánh cứng (bộ Coleoptera),
2 loài ong (bộ Hymenoptera) và 1 loài nấm ký sinh chưa xác định.
Các nghiên cứu về thành phần loài côn trùng ký sinh và bắt mồi sâu hại trên rau họ
hoa thập tự ở Hà Nội cũng đã được nhiều tác giả đề cập. Tại Gia Lâm, Hà Nội từ năm
2001- 2002 đã ghi nhận 9 loài ăn sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang và rệp muội
trên rau họ hoa thập tự, trong đó 2 loài là Cotesia plutellae và Diaretiella rapae xuất hiện
với tần xuất và tỉ lệ cao. Hà Quang Hùng, 2002 [12] đã ghi nhận 21 loài thiên địch đối với
loài ruồi hại rau


Liriomyza sativae ở Hà Nội và vùng phụ cận, đặc điểm hình thái, sinh thái của ong Dacnusa
sibirica ăn ruồi hại lá rau Liriomyza sativae đã được ghi nhận.
Nguyễn Công Thuật, 1995 [25] đã thống kê trên những thiên địch thường thấy ở
sâu hại cải bắp. Nhóm côn trùng và nhện ăn thịt có 21 loài, nhóm vi sinh vật gây bệnh có 4
loài.
Nghiên cứu trên rau họ hoa thập tự, Lê Thị Kim Oanh, 2002 [19] đã thu
77 loài côn trùng bắt mồi và nhện bắt mồi. Một số loài thiên địch được nghiên cứu như bọ
rùa 6 vằn, bọ rùa 2 mảng đỏ, ruồi ăn rệp Đây là lực lượng thiên địch có vai trò trong việc
hạn chế số lượng nhiều loài sâu hại rau an toàn.
Lê Thị Kim Oanh, 2002 [19] thu thập ở Song Phượng - Hoài Đức - Hà Tây (cũ) 37
loài thiên địch trong đó có 18 loài côn trùng bắt mồi, 14 loài nhện bắt mồi trên rau họ hoa
thập tự. Điều tra tại Hà Nội, Hà Tây và Vĩnh Phúc thu thập được 45 loài kẻ thù tự nhiên
trên rau họ hoa thập tự gồm 21 họ thuộc 5 bộ và một nhóm bệnh hại côn trùng. Trong
đó bộ cánh cứng (Coleoptera) chiếm số lượng loài lớn nhất (37,8%), trong đó bọ rùa
đỏ, bọ rùa 6 vằn, bọ đuôi kìm, bọ cánh cộc và ong ăn sâu tơ là 5 loài thiên địch có thể
nhân nuôi và sử dụng trong phòng trừ sâu hại trên cánh đồng.
Theo dõi thiên địch của sâu tơ trên ruộng bắp cải, Hà Quang Hùng,
2006 [13] phát hiện có một loài ong (Cotesia Plutellae), một nấm ký sinh chưa định
loại, 2 loài nhện, 1 loài bọ ba khoang và nhái. Ong (Cotesia Plutellae) xuất hiện phổ biến

từ tháng 12 trở đi.
Nguyễn Thị Thu Cúc và Nguyễn Xuân Niệm, 2009 [6] đã tìm thấy trên cây dừa ở
các tỉnh phía Nam có 5 loài bọ đuôi kìm thuộc bộ cánh da Dermaptera trong đó có
2 loài phổ biến và có khả năng khống chế bọ cánh cứng hại dừa. Loài bọ đuôi kìm vàng
Chelisoches variegatus tìm thấy ở hầu hết các vườn dừa ở đồng bằng sông Cửu Long, còn
loài bọ đuôi kìm màu đen Chelisoches morio chỉ tìm thấy ở đảo Phú Quốc, cả 2 đều thuộc
họ Chelisochidae và có khả năng khống chế hiệu quả bọ cánh cứng hại dừa.


Thiên địch của sâu khoang bao gồm các loại nhện, ong kén nhỏ (Braconidae), nấm
ký sinh (Beauveria) và bệnh chết nhũn. Đáng chú ý là nấm Braconidae ký sinh trên sâu
non vào tháng 1, tháng 2 và tháng 3 hàng năm (Lê Văn Trịnh, và ctv., 1996) [24]
1.3.2. Các nghiên cứu về biến động số lượng của một số loài côn trùng bắt
mồi
Theo Nguyễn Công Thuật, 1995 [25] do trình độ dân trí về bảo vệ thực
vật quá thấp, không nắm được tnh hình phát sinh của sâu, không hiểu hết tác dụng cũng
như tác hại của thuốc, không hiểu biết kỹ thuật sử dụng nên thường phun thuốc tự
do, phun theo định kỳ, tập quán phun thuốc theo nhau, phun theo ý muốn chủ quan nên
thường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, rất nhiều loài thiên địch của nhiều loại sâu
hại quan trọng đã bị biến mất. Trên rau qua điều tra ở những khu vực không hoặc ít sử
dụng thuốc hóa học cũng có nhiều loài bắt mồi.
Tác giả Trần Khắc Thi, 1999 [27], cho rằng do việc sử dụng thuốc hoá học một cách
quá mức đã làm cho thành phần côn trùng bắt mồi trong sinh quần rau rất nghèo nàn
so với sinh quần lúa, đồng thời gây nên sự xuất hiện chậm trễ của các loài này trên sinh
quần rau, làm giảm vai trò của chúng trong việc điều chỉnh các loài sâu hại. Xác định vùng
Hà Nội có 2 loài ong ăn nhộng xuất hiện từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5 với tỷ lệ chung
trên sâu tơ 2,8% 31,0%.
Nguyễn Đình Đạt, 1980 [8] đã ghi nhận có 19 loài côn trùng bắt mồi bị chết do
phun thuốc trừ sâu, trong đó các loài nhện lớn ăn thịt và bọ rùa đỏ bị chết nhiều nhất.
Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn, 2004 [18], đã nghiên cứu sự biến động số

lượng loài bọ xít bắt mồi Coranus fuscipennis trên cây Bông tại Tô Hiệu - Sơn La kết quả
2
thu được: Mật độ trung bình là 0,17 ± 0,02 con/m . Có một đỉnh cao vào đầu tháng X
2
với mật độ 0,56 con/m , sau đó mật độ giảm


dần vào cuối tháng XI. Trên cây bông, vật mồi của bọ xít này bao gồm sâu đo ( Giống
Anomis, Acidalia), sâu cuốn lá bông ( Giống Sylepta và Cacoecia). ở Gia Lâm – Hà Nội mật
2
độ trung bình là 0,06 ± 0,01 con/m , trong vụ xuân chúng thường xuất hiện vào giữa
tháng IV và sau đó phát triển cho tới cuối tháng VI. Có mặt trên cây rau với mật độ thấp
vào tháng IX, Tháng X (Dẫn theo Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn) [18]
Theo dõi thiên địch của sâu tơ trên ruộng bắp cải, Hà Quang Hùng
2006 [13] phát hiện ong (Cotesia Plutellae) xuất hiện phổ biến từ tháng 12 trở đi và mật
độ đạt tới 6,2 - 8,4 kén/ cây vào cuối vụ bắp cải muộn trong tháng 2 đầu tháng 3.
Đáng chú ý là nấm Braconidae ký sinh trên sâu non vào tháng 1, tháng
2 và tháng 3 hàng năm với tỷ lệ cao từ 20 - 50 %, cao nhất vào đầu tháng 2 với tỷ lệ ký
sinh tới 100%. Tỷ lệ sâu non sâu khoang bị ký sinh cao trong thời gian từ tháng 4 đến
tháng 7, sâu còn bị bệnh chết nhũn trong mùa mưa nóng gây chết hàng loạt sâu non đã
góp phần làm giảm đáng kể các lứa sâu trong tháng 7, tháng 8 (Bùi Minh Hồng, Hà Quang
Hùng, 2006) [10]. 6 loài bọ xít bắt mồi mà vật mồi là loài bọ trĩ Thrips palmi đã được ghi
nhận ở Gia Lâm, Hà Nội và các đặc điểm hình thái của loài bọ xít bắt mồi Orius sauteri
cũng như diễn biến mật độ của loài bọ xít Orius sauteri và Campylomma chinensis cũng đã
được nghiên cứu (Yorn và Hà Quang Hùng, 2005) [28]
1.3.3. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa loài côn trùng bắt mồi với vật mồi và
việc sử dụng chúng trong phòng trừ sâu hại
Những nghiên cứu cơ bản về thành phần, đặc điểm sinh học, sinh thái
học của các loài thiên địch chính, của việc sử dụng các tác nhân sinh học được coi là
biện pháp quan trọng trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp sâu hại rau họ hoa

thập tự ở nước ngoài đã được nghiên cứu nhiều và tương đối đầy đủ. Trong khi đó ở
nước ta những nghiên cứu về các loài thiên địch cũng như các biện pháp sinh học để
phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự còn


chưa nhiều (Nguyễn Công Thuật, 1995) [25]. Vì vậy, việc nghiên cứu về các biện pháp sinh
học để phòng trừ sâu hại trên rau cũng như việc đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học,
sinh thái học của các loài thiên địch đều rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, có tính cấp
thiết đối với bảo vệ cây rau họ hoa thập tự.
Ở nước ta cũng có rất nhiều nghiên cứu phòng trừ sâu tơ hại rau họ hoa thập tự
bằng biện pháp sinh học, các tác giả (Nguyễn Đình Đạt 1980 [8], Lê Văn Trịnh, và ctv.,
1996 [24], Hà Quang Hùng, 2006) [13] đã tiến hành việc nghiên cứu sử dụng Bt để trừ sâu
tơ. Các tác giả đã khẳng định: chế phẩm Bt có hiệu lực trừ sâu rất tốt đối với lượng
dùng 3 kg/ha, khi trời rét đậm thì lượng dùng 5 kg/ha, khi mật độ sâu cao có thể dùng
kép 2 lần. Sử dụng chế phẩm Bt đã góp phần làm tăng năng suất bắp cải, suplơ và giá
trị thu hoạch cao hơn hẳn so với dùng thuốc hoá học. Việc đánh giá hiệu lực của các dạng
chế phẩm sinh học Bt và một số chế phẩm mới vẫn được tiếp tục ở các cơ quan
nghiên cứu bảo vệ thực vật.
Thiên địch trên ruộng rau cũng đã được quan tâm nghiên cứu trong những năm
gần đây như điều tra, khảo sát thành phần, Hà Quang Hùng 2002 [12] đã đi sâu nghiên
cứu về đặc điểm hình thái sinh học và tập tính của ong đen ký sinh sâu tơ.
Nguyễn Thị Kim Oanh và ctv., 2005 [20] cho biết việc nhân nuôi và sử dụng bọ xít
bắt mồi, nhện bắt mồi để phòng trừ các loài gây hại có triển vọng ở Việt Nam, góp phần
bảo vệ môi trường cũng như sức khoẻ của người dân. Vai trò của chúng đặc biệt quan
trọng đối với cây trồng trong nhà lưới, nhà kính vì môi trường đó có rất ít kẻ thù tự
nhiên của nhện và bọ trĩ hại cây. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu nhiều
loại kẻ thù tự nhiên của các loại sâu hại khác phục vụ cho các chương trình trồng rau
an toàn trong nhà lưới cách ly.
Việc nuôi thả thiên địch sẽ tạo nguồn thiên địch lâu dài trọng tự nhiên,
bổ sung sự thiếu hụt của chúng trên cánh đồng góp phần tạo lặp cân bằng sinh



×