Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Kinh tế ngư nghiệp và văn hóa của cư dân ven biển huyện hải hậu tỉnh nam định từ năm 1986 đến 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.46 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN DIỆU HIỀN

KINH TẾ NGƯ NGHIỆP VÀ VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN HUYỆN HẢI HẬU
TỈNH NAM ĐỊNH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ THỊ THU THỦY

Thái Nguyên - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực, chưa được công bố.
Người thực hiện

Nguyễn Diệu Hiền

i


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy
giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã trực tếp giảng


dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hà Thị Thu Thủy, người đã định hướng, trực
tếp hướng dẫn và đóng góp cụ thể cho kết quả cuối cùng để tôi hoàn thành luận văn này.
Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, huyện uỷ,
ủỷ ban nhân dân huyện Hải Hậu, Phòng giáo dục, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm y tế,
ủy ban nhân dân sáu xã ven biển cùng các hộ gia đình, các chủ trang trại, cơ sở sản xuất,
các cán bộ quản lý đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn các đồng nghiệp, bạn bè và toàn thể những người
thân yêu trong gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng những thiếu sót trong luận văn là không thể tránh
khỏi. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể các
bạn để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Hải Hậu, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Diệu Hiền

ii


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan ..................................................................................................... i Lời cảm ơn
.......................................................................................................

ii

Mục


lục

........................................................................................................... iii Danh mục các từ viết
tắt

..................................................................................

iv

Danh

bảng...........................................................................................

v Danh

............................................................................................

vi

mục
mục

MỞ

biểu

các
đồ
ĐẦU


......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 2
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu ..................................................... 5
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 6
5. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 8
6. Bố cục của luận văn ....................................................................................... 8
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HẢI HẬU VÀ KINH TẾ, VĂN HÓA TRƯỚC 1986
................................................................................................. 11
1.1. Khái quát về huyện Hải Hậu ..................................................................... 11
1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................. 11
1.1.2. Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 11
1.2.3. Lịch sử hình thành ................................................................................. 16
1.2. Kinh tế - văn hóa huyện Hải Hậu trước 1986 ............................................ 19
1.2.1. Về kinh tế .............................................................................................. 19
1.2.2. Về văn hóa ............................................................................................. 29
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 33
Chương 2. KINH TẾ NGƯ NGHIỆP CỦA NGƯ DÂN VEN BIỂN
HUYỆN HẢI HẬU TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012.................................. 34
2.1. Bối cảnh lịch sử ........................................................................................ 34

iii


2.3. Hoạt động phát triển kinh tế ngư nghiệp ở các xã ven biển ....................... 38
2.3.1 Khai thác thủy sản................................................................................... 39
2.3.2 Nuôi trồng thủy sản................................................................................ 49
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 59
Chương 3. VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN HUYỆN HẢI HẬU

TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2012 ................................................................... 62
3.1. Văn hóa và công tác xây dựng đời sống văn hóa tinh thần. ....................... 62
3.1.1. Khái niệm văn hóa. ................................................................................ 62
3.1.2. Nếp sống văn hóa................................................................................... 63
3.2. Về tôn giáo ............................................................................................... 73
3.3. Những thành tựu trong giáo dục................................................................ 77
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 91
PHỤ LỤC ...........................................................................................................

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

HTX

Hợp tác xã


SX - KD

Sản xuất - kinh doanh

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

CNH- HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CM/ LL

Chuyên môn - Lí luận

TH


Tiểu học

TC

Trung cấp

ĐH

Đại học



Cao đẳng

HĐND

Hội đồng nhân dân

VHTT

Văn hóa thông tin

TN

Thanh niên

NTM

Nông thôn mới


BS

Bác sĩ

ĐD

Điều dưỡng

NHS

Nữ hộ sinh

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.Thống kê tình hình khai thác thủy sản ở 6 xã ven biển năm 1996 ..... 41
Bảng 2.2: Sản lượng khai thác cá biển phân theo địa phương(1997 - 2000)..... 43
Bảng 2.3: Thống kê tình hình khai thác thủy sản ở 6 xã ven biển năm 2006 .... 45
Bảng 2.4: Thống kê tình hình khai thác thủy sản ở 6 xã ven biển năm 2012 ........ 48
Bảng 2.5: Diễn biến diện tích NTTS của 6 xã ven biển huyện Hải Hậu ........... 52
Bảng 2.6: Diễn biến diện tích NTTS của 6 xã ven biển huyện Hải Hậu ........... 53
Bảng 2.7: Giá trị NTTS của các xã ven biển năm 2006 ................................... 55
Bảng 2.8: Giá trị NTTS của các xã ven biển năm 2012 ................................... 55
Bảng 2.9: Thu nhập bình quân của ngư dân ven biển Hải Hậu (2001 - 2012) .. 57
Bảng 3.1: Số vốn giành cho phong trào khuyến học xã Hải Lý(1997 - 2012) .. 80
Bảng 3.2: Tình trạng trường học ở các cấp học khu vực ven biển huyện Hải Hậu... 81
Bảng 3.3 Thời gian hoàn thành phổ cập của ngư dân ven biển ........................ 82

Bảng 3.4: Số lượng học sinh đỗ vào trường THPT ở Hải Hậu ......................... 83
Bảng 3.5: Số học sinh đỗ vào chuyên nghiệp qua các năm .............................. 84

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1. Sản lượng khai thác thủy sản phân theo địa phương từ 1997 2000 (đơn vị : tấn) ....................................................................... 43
Biểu đồ 2.2. Sản lượng khai thác thủy sản của 2 thời kì 1996 và 2006 (tấn) .... 46
Biểu đồ 2.3. Sự gia tăng sản lượng khai thác thủy sản ở các xã ven biển năm
2006 và năm 2012 (tấn) ............................................................... 48
Biểu đồ 2.4. Diễn biến diện tích NTTS của 6 xã ven biển huyện Hải Hậu qua
các năm (1999 - 2012) ................................................................. 53
Biểu đồ 2.5. Giá trị nuôi trồng thủy sản của các xã ven biển huyện Hải Hậu ... 56


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, các nước trên thế giới và trong khu vực đang hướng mạnh sự phát triển
kinh tế ra biển. Người ta cho rằng khi các nguồn tài nguyên trong đất liền ngày càng có xu
hướng cạn kiệt, thì nguồn tài nguyên trên biển lại được quan tâm chú ý hơn bao giờ hết.
Các nhà khoa học đã nhận định rằng: Thế kỉ XXI sẽ là “thế kỉ của biển và đại dương”. Bối
cảnh thế giới tác động đòi hỏi Việt Nam không thể không có một chiến lược phát triển
kinh tế biển và vùng ven biển mang tính cách mạng, tập trung mọi nguồn lực phát triển
nhanh, bền vững nền kinh tế đất nước với vai trò chủ yếu thuộc về các lĩnh vực kinh tế
biển. Mặt khác, việc phát triển kinh tế biển còn giúp chúng ta hội nhập và mở cửa một
cách sâu rộng, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trên thế giới. Phát triển
mạnh, bền vững kinh tế biển và vùng ven biển còn là động lực thúc đẩy các vùng khác của
đất nước cùng phát triển. Yêu cầu cấp bách cho phát triển kinh tế biển đã được Bộ

Chính trị xác định từ năm 1993 với việc khẳng định: “Vị trí và đặc điểm của nước ta cùng
với bối cảnh phức tạp trong khu vực vừa tạo điều kiện vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy
mạnh kinh tế biển đi đôi với việc tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc
gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành nước mạnh về
kinh tế biển” [96, tr. 456]
Nam Định là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng vốn từ xưa đã nổi
tiếng là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, đất văn hiến với truyền thống hiếu học nơi sản
sinh ra nhiều danh nhân kiệt xuất, nhiều tướng tài giúp ích cho đất nước. Mảnh đất Nam
Định vốn là quê hương của nhà Trần- một vương triều có lịch sử tồn tại lâu đời và có nhiều
cống hiến lớn cho đất nước. Nằm trong vùng văn hóa Bắc Bộ, với tổng số 72 km bờ biển
trải dài trên địa bàn 18 xã, thị trấn, thuộc 3 huyện Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ, Hải Hậu, địa
phận biên giới biển của tỉnh có 2 tôn giáo lớn là đạo Phật và đạo Thiên chúa, trong đó
đồng bào theo đạo Thiên chúa chiếm 41,3% dân số. Do vậy, cùng với công tác quốc

1


phòng ven biển, các địa phương và các đơn vị Bộ đội Biên phòng đóng ở khu vực ven biển
đã thường xuyên quan tâm, thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác vận động
quần chúng vùng giáo, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu
vực biên giới biển của tỉnh, tạo thuận lợi cho kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển theo định
hướng của NQTW 4 khóa X “chiến lược biển Việt Nam đến 2020”.
Là huyện ven biển phía Nam tỉnh Nam Định, với chiều dài 32 km bờ biển, Hải Hậu
có thể phát huy thế mạnh của kinh tế biển - một trong những nguồn lợi của kinh tế địa
phương mà không phải nơi nào cũng có được. Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh
tế nói chung, cư dân ven biển đã biết phát huy thế mạnh của kinh tế ngư nghiệp góp phần
xây dựng kinh tế địa phương thêm giàu mạnh, đồng thời vẫn giữ vững truyền thống “Tứ tính
- Cửu tộc” của quê hương Hải Hậu, vượt qua mọi khó khăn, đoàn kết sáng tạo trong lao
động sản xuất. Với những cố gắng đó, huyện đã 3 lần được Đảng và Nhà nước phong
tặng danh hiệu Anh hùng. Từ năm 1978 đến nay, huyện liên tục là điển hình Văn hóa

Thông tin cấp huyện của cả nước. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới từ
1986 đến nay, văn hóa của huyện đã và đang có rất nhiều sự khởi sắc.
Là người con của quê hương Hải Hậu, lại rất yêu biển và con người vùng biển, tác
giả cảm thấy rất tự hào và nhận thấy rằng việc hiểu biết sâu sắc về truyền thống văn hóa
của quê hương Hải Hậu nói chung và văn hóa của cư dân ven biển nói riêng là điều hết
sức cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Kinh tế ngư
nghiệp và văn hóa của cư dân ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định từ năm 1986
đến năm 2012” để làm luận văn Thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các nghiên cứu chung
Từ trước đến nay vấn đề kinh tế - xã hội cả nước nói chung, ở các địa phương nói
riêng không chỉ được các nhà lãnh đạo mà được cả các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội quan tâm.


Trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) đến Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI (2010), vấn đề kinh tế, xã hội đã được nêu lên thành đường lối chung
mang tính định hướng cho sự phát triển. Đặc biệt, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã
thông qua 2 văn kiện quan trọng là “Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 20012005’’ và “Chiến lược ổn định sự phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010’’.
Cuốn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá nền kinh tế
quốc dân, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 1998 của tác giả Ngô Đình Giao đề cập đến việc
chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng
XHCN và thực hiện CNH- HĐH nền kinh tế đất nước.
Cuốn “Khoa học về biển và kinh tế biển” của đại tướng Võ Nguyên Giáp, NXB chính trị
quốc gia 2014, tác giả đã trình bày những nguồn tài nguyên quý từ biển và thế mạnh của
kinh tế vùng biển nói chung.
Lê Duẩn (1968), Nắm vững đường lối cách mạng XHCN tến lên xây dựng kinh tế địa
phương vững mạnh của Lê Duẩn (1968), Nxb Sư Thật Hà Nội,đã trình bày về mối quan hệ
hữu cơ của kinh tế địa phương với nền kinh tế quốc doanh, vai trò của kinh tế địa phương
với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

2.2. Các nghiên cứu ở địa phương
Tại địa phương, cuốn Hải Hậu, Mảnh đất - con người, truyền thống - đổi mới, Nxb
Chính trị quốc gia của tác giả Bùi Xuân Hạc (1994) nêu lên lịch sử hình thành mảnh đất
Hải Hậu và quá trình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội nói chung của mảnh đất và con
người Hải Hậu trong suốt hơn 5 thế kỉ.
Trong Tạp chí lịch sử Đảng, số 12 - 1996 tác giả Phan Văn Kiệm viết bài “Hải Hậu- 110
năm xây dựng và phát triển” nêu khái quát những thành tựu của nhân dân Hải Hậu
đạt được từ khi thành lập huyện đến chặng đường
10 năm sau đổi mới đất nước (1996).


Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 10 - 1999,giáo sư Trần Quốc Vượng đã viết “Hải Hậu trong
bối cảnh nền văn hoá khai hoang ven biển Bắc bộ”, trong đó nêu lên những nét nổi bật
về văn hóa vùng ven biển Hải Hậu từ buổi đầu khai hoang lấn biển.
Năm 2010, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ
huyện Hải Hậu trình bày một cách đầy đủ về quá trình ra đời và lãnh đạo nhân dân trong
sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ huyện Hải Hậu cũng như của sáu xã ven biển. Ban Chấp
hành Đảng bộ - Uỷ ban nhân dân huyện Hải Hậu (2010) xuất bản cuốn Địa chí Hải Hậu,
Nxb Hải quân, trong đó nêu lên những nét chính về địa lý tự nhiên, kinh tế, văn hóa nói
chung của nhân dân Hải Hậu từ khi mở đất cho đến năm 2000.
Ở các xã nghiên cứu xuất bản lịch sử Đảng bộ của xã như:
Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Hải Chính (từ mở đất đến năm 2000) Lịch sử
Đảng bộ và nhân dân xã Hải Đông (từ mở đất đến 2005) Lịch sử Đảng bộ
và nhân dân xã Hải Lý từ mở đất đến 2005
Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Hải Triều từ mở đất đến 2005
Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Hải Hoà từ mở đất đến 2005
Lịch sử Đảng bộ và nhân dân thị trấn Thịnh Long(từ mở đất đến 2000) Những cuốn
sách này trình bày một cách rõ nét về tình hình kinh tế , văn
hóa các xã từ mở đất đến năm 2000 hoặc 2005.
Ngoài ra, các báo cáo tổng kết hàng năm, báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội

trình bày trong các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ các xã, Huyện và của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh
Nam Định là nguồn tư liệu quan trọng trong quá trình thực hiện luận văn này. Bên cạnh
đó, hệ thống niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Hà Nam Ninh (1975), tỉnh Nam
Định (1991 - 2010 ), Phòng thống kê huyện Hải Hậu và tư liệu lưu trữ của sáu xã, thị
trấn giúp tác giả có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình kinh tế ngư nghiệp, văn hóa xã hội
hàng năm, nhất là thời kỳ Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước.


2.3. Các luận văn, luận án và công trình NCKH...
Năm 2003, Hội chữ thập đỏ Đan Mạch tiến hành dự án phòng ngừa thảm họa
thiên tai ở các xã ven biển Hải Hậu đã có những điều tra, đánh giá khá rõ nét về việc
phát triển kinh tế - xã hội của vùng này, đây cũng là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo.
Bên cạnh đó còn có một số luận văn thạc sĩ viết về đề tài kinh tế, văn hóa - xã hội nói chung
của huyện Hải Hậu và 6 xã ven biển. : Luận văn của thạc sĩ Nguyễn Thu Lan : “Lễ hội văn
hóa truyền thống
cách mạng trên quê hương Hải Hậu từ đổi mới 1986 đến 2010” đề cập đến
những nét đẹp văn hóa truyền thống trên quê hương Hải Hậu vào dịp Quốc khánh 2/9
hành năm.
Luận văn của thạc sĩ Trần Thị Tân: “Chuyển biến kinh tế - xã hội sáu xã ven biển của
huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định từ năm 1986 đến năm 2010” đề cập đến sự chuyển biến
kinh tế, xã hội nói chung của 6 xã ven biển huyện Hải Hậu từ 1986 đến năm 2010.
Nhìn chung, những công trình trên đây ở những khía cạnh khác nhau đã đề cập
đến kinh tế văn hóa - xã hội của nhân dân Hải Hậu và sáu xã ven biển của huyện Hải Hậu.
Song, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về sự chuyển biến
trong kinh tế ngư nghiệp và nền văn hóa riêng của cư dân các xã ven biển. Do vậy, là
một người con sinh ra và lớn lên trên quê hương Hải Hậu, tác giả quyết định chọn đề tài
này làm luận văn thạc sĩ với mong muốn đóng góp thêm tư liệu về sự phát triển kinh tế
ngư nghiệp và văn hóa của 6 xã ven biển trên quê hương Hải Hậu.
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về kinh tế ngư nghiệp, văn hóa của ngư dân ven biển huyện Hải
Hậu từ năm 1986 đến năm 2012.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về kinh tế ngư nghiệp ở vùng ven biển huyện Hải Hậu trước và sau thời
kì đổi mới, nhằm làm nổi bật thế mạnh và vai trò của nền kinh tế địa phương, đặc biệt là
kinh tế vùng ven biển.


Nghiên cứu về văn hóa của cư dân vùng ven biển để thấy được những nét chung
và những nét đặc thù về văn hóa của vùng ven biển, từ đó kiến nghị đề xuất giải pháp
phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp và khắc phục những hạn chế của cư dân vùng biển
để tăng cường giữ vững an ninh chủ quyền biển đảo.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở thực tiễn về kinh tế ngư nghiệp và văn hóa ở 6 xã ven biển, đề tài
phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế ngư nghiệp và văn hóa - xã hội trước khi đổi mới
ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định.
Làm rõ sự phát triển của kinh tế ngư nghiệp, văn hóa của các xã ven biển
huyện Hải Hậu từ năm 1986 đến năm 2012.
Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế ngư nghiệp và phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống ở các xã ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định trong thời
gian tới.
3.4. Phạm vi nghiên cứu.
Về không gian: Tập trung nghiên cứu tại sáu xã, thị trấn ven biển của huyện Hải
Hậu bao gồm các xã: Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều, Hải Hòa và thị trấn Thịnh
Long.
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2012.
Tuy nhiên, để làm rõ nội dung theo yêu cầu của đề tài, Luận văn đề cập tình hình kinh tế ngư
nghiệp và văn hóa của 6 xã ven biển những năm trước đó.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu

Để hoàn thành đề tài này chúng tôi đã sử dụng những nguồn tư liệu sau:
Tài liệu thành văn
Các công trình nghiên cứu, tạp chí, luận văn của của các nhà khoa học. Các chỉ thị,
nghị quyết TƯ Đảng, tỉnh ủy Nam Định, huyện ủy Hải Hậu các số liệu thống kê, báo cáo, đề
án….


Một số văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và
Nhà nước về kinh tế - xã hội. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các văn kiện, chỉ thị, nghị
quyết, các báo cáo tổng kết của Đảng bộ tỉnh Nam Định, Đảng bộ huyện Hải Hậu từ năm
1975 đến nay
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định, Lịch sử Đảng bộ huyện Hải Hậu, Lịch sử Đảng bộ các
xã Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều, Hải Hòa, thị trấn Thịnh Long và các bài viết đề cập
đến tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của sáu xã ven biển huyện Hải Hậu
nói riêng.
Đặc biệt tác giả dựa vào các báo cáo tình hình phát triển kinh tế ngư nghiệp - văn
hóa xã hội của các xã Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều, Hải Hòa, thị trấn Thịnh Long
từ 1986 đến 2012.
Nguồn thống kê của các sở, ban ngành liên quan như Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Giáo dục
và Đào tạo, Cục thống kê tỉnh Nam Định, Phòng Thống kê huyện Hải Hậu, Ban Tuyên giáo
huyện Hải Hậu…
Tài liệu điạ phương
Các tài liệu về dân cư địa phương, sách của dòng họ,các báo cáo của các chi bộ
thôn xã, những cá nhân là thành viên trong các thôn xã.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để có thể tái hiện quá trình chuyển biến kinh tế ngư nghiệp và văn hóa ở 6 xã ven
biển huyện Hải Hậu từ năm 1986 đến năm 2012, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp
nghiên cứu liên ngành.Trong đó có 2 phương pháp cơ bản là phương pháp lịch sử và
phương pháp lô gic.Ngoài ra, tác giả còn sử dụng:

Phương pháp kinh tế học lịch sử: Thấy được tốc độ phát triển, tăng, giảm của kinh
tế ngư nghiệp qua thời gian trước và sau thời kì 1986, qua các giai đoạn phát triển của lịch
sử để thấy được sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế.
Phương pháp dân tộc học lịch sử: Tìm hiểu nghiên cứu sâu về lịch sử của các xã, thị
trấn vùng ven biển, về phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt...


Bên cạnh đó, để có thể hoàn thành bản luận văn, tác giả còn sử dụng một số
phương pháp khác như:: phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp thống kê,phân
tích, tổng hợp,phỏng vấn, so sánh....để chọn lọc, bổ sung tư liệu làm sáng tỏ vấn đề nghiên
cứu.
5. Đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần tìm hiểu về lịch sử địa phương huyện Hải Hậu, góp phần làm
phong phú thêm nét đẹp trong truyền thống xây dựng phát triển kinh tế- văn hóa của
vùng đất và con người huyện Hải Hậu.
Góp thêm tư liệu khoa học để các nhà quản lí có những chủ trương chính
sách cụ thể trong lĩnh vực quản lí kinh tế, văn hóa, góp thêm tư liệu cho việc giảng dạy lịch
sử địa phương.
Nêu lên những thành tựu và hạn chế trong quá trình chuyển biến kinh tế, văn
hóa của ngư dân ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định từ năm 1986 đến năm 2012 và đề
xuất những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, gìn giữ chủ quyền
biển đảo và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của ngư dân ven biển trên quê hương
Hải Hậu.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn
chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Hải Hậu và kinh tế, văn hóa trước 1986. Chương
2: Kinh tế ngư nghiệp của cư dân ven biển huyện Hải Hậu
từ năm 1986 đến năm 2012.
Chương 3: Văn hóa của cư dân ven biển huyện Hải Hậu từ năm 1986 đến năm

2012.


9


(Nguồn: Địa chí Nam Định)

10


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HẢI HẬU VÀ KINH TẾ, VĂN HÓA TRƯỚC 1986
1.1. Khái quát về huyện Hải Hậu
1.1.1. Vị trí địa lý
Nằm cách thành phố Nam Định 36 km, cách thủ đô Hà Nội 130 km, Hải Hậu là
0
một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nam Định, có toạ độ địa lý khoảng 20 7’ vĩ độ Bắc
0
và 106 15’ kinh độ Đông. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Yên Định; phía bắc, phía đông giáp
huyện Xuân Trường, Giao Thuỷ. Từ đông bắc xuống tây nam là sông Ninh Cơ, phía nam là
biển Đông với 32 km bờ biển. Là một miền đất biển bồi, có lịch sử hơn 500 năm hình
thành và phát triển, con người nơi đây đã trải qua quá trình lấn biển với bao vất vả, nhọc
nhằn để cải biến bãi hoang vu thành vùng đất ngày càng trù phú, phồn vinh.
Hải Hậu nối liền với tỉnh lỵ Nam Định bằng Quốc lộ 21. Dọc Quốc lộ
21 từ huyện lỵ Hải Hậu tới tỉnh lỵ Nam Định dài 36 km. Trên địa phận Hải Hậu, Quốc lộ
21 xuyên qua 3 thị trấn là Yên Định, Cồn, Thịnh Long, vấn đề giao thông tương đối thuận
lợi.
Là một trong ba huyện giáp biển của tỉnh Nam Định, Hải Hậu có cảng Thịnh Long,
có cửa biển Văn Lý, sông Ninh Cơ là những tuyến đường thủy quan trọng thuận lợi cho việc

neo đậu tàu, thuyền và giao thương buôn bán trong và ngoài huyện
Hải Hậu có 6 xã ven biển là Hải Hòa, Hải Chính, Hải Triều, Hải Lý, Hải Đông, Hải
Thịnh (nay là thị trấn Thịnh Long). Sáu xã này nằm kề nhau thành một dải bám lấy đê biển.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Dân số
Với diện tích 226 km2 , dân số là 294.216 người , phân bố ở 32 xã và 3 thị trấn.
Trong đó chiếm tới 80 % dân số đã qua trường lớp đào tạo. Mật độ dân số trung bình 1.
2
301 người / km . Trong đó đồng bào theo đạo công giáo trên 40%.

11


Riêng 6 xã ven biển có số dân là 23. 814người , tỉ lệ theo công giáo khoảng hơn
90 %,chiếm khoảng 60% lao động đã qua trường lớp đào tạo, đặc điểm này có ảnh hưởng
lớn đến đời sống văn hóa của cư dân vùng ven biển.
Khí hậu
Huyện Hải Hậu mang tính chất chung của khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ.Nằm
trong vùng khí hậu chí tuyến gió mùa, có mùa mưa ẩm và mùa đông khô.Khí hậu này rất
thuận lợi cho ngành sản xuất nông nghiệp gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Từ rất sớm,
Hải Hậu đã nổi tiếng với những nông sản như gạo tám xoan, gạo nếp bắc...
Điều đáng chú ý ở đây là sáu xã ven biển do vị trí nằm sát biển nên mang
những đặc điểm riêng: nhiệt độ trung bình hằng năm thấp hơn (nhiệt độ mùa hè thấp hơn
và nhiệt độ mùa đông cao hơn) và lượng mưa trung bình năm cao hơn so với các xã nội địa
của huyện.Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình các tháng và năm thấp hơn so với ở
thành phố Nam Định, nhưng nhiệt độ thấp nhất trung bình các tháng và cả năm lại cao
hơn. Do đó chúng ta có thể thấy được rằng nhiệt độ của sáu xã ven biển của huyện Hải
Hậu ôn hoà hơn so với các vùng khác trong nội địa.Đất đai của sáu xã ven biển huyện Hải
Hậu được hình thành từ trầm tích sông - biển, mà cụ thể là từ trầm tích sông Hồng và biển
Đông. Hệ tầng đặc trưng là các lớp bột sét lẫn cát màu xám, có nhiều mảnh vỏ thân mềm

và các lớp sét bột, phần trên có lớp sét đen đặc trưng của đầm lầy ven biển, trong đó
gặp nhiều vỏ trùng lỗ. Vùng trầm tích biển nằm ở phía cửa sông Ninh Cơ, tập trung nhiều
nhất ở Thịnh Long được đặc trưng bởi lớp cát hạt vừa và nhỏ, thành phần sa khoáng do
tác động của sóng.
Địa hình, đất đai
Đất đai nơi đây được hình thành là kết quả của trầm tích, nhưng do quá trình đắp
đê, khai sông lấy phù sa cải tạo, trải qua 400 - 500 năm đã làm thay đổi tầng đất canh tác
khác hẳn so với quy luật của tầng đất ban đầu: tầng dưới sâu mang đặc điểm của tầng đất
trầm tích sông - biển, tầng đất mặt mang đặc điểm của trầm sông. Huyện Hải Hậu là
một trong chín huyện của tỉnh Nam

12


Định - một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, nên đất đai được phù sa sông Hồng
bồi đắp, rất thuận lợi cho ngành sản xuất nông nghiệp.
Hệ tầng trầm tích sông - biển tạo dựng nên vùng đất này quyết định đến địa hình
thổ nhưỡng. Hệ tầng bên dưới chỉ có ý về mặt địa chất - thủy văn: các khoáng sản chỉ có
phi kim loại (như sét, gạch ngói), khoáng sản kim loại chỉ ở dạng sa khoáng như Titan ở
vùng bãi biển xã Hải Chính, xã Hải Lý, xã Hải Triều, thị trấn Thịnh Long.
Nhìn tổng quát địa hình các xã trong tương đối bằng phẳng, cao ở phía bắc, thấp
dần về phía nam nhưng độ chênh lệch không lớn. Đất đai ở đây phần lớn là nằm ngoài
đường bờ biển của thế kỷ XV. Đây là vùng châu thổ, địa hình thấp, không có đồi gò, độ
cao tuyệt đối từ 0,1- 1,8m trong khi đó thủy triều biển Đông có thể lên tới 3 - 4m. Khu
vực xã Hải Hoà, thị trấn Thịnh Long là khu vực thấp (độ cao 0,1 - 0,2m), vùng xã Hải Lý, Hải
Chính, Hải Triều và Hải Hoà độ cao ruộng muối 0,3 - 0,5m, trên cánh đồng muối được san
gạch nên khá bằng phẳng. Chính vì vậy, nếu không có hệ thống đê biển, đê sông vững
chắc thì đây chỉ là vùng đầm lầy mặn. Để sử dụng vùng đất này con người từ đời này qua
đời khác đã nỗ lực đắp đê, ngăn mặn không cho thuỷ triều tràn vào, đồng thời khai sông
đắp đập, xây kè cống lấy nước ngọt đầu nguồn, lấy phù sa từ sông Hồng cải tạo đất, thau

rửa mặn thành ruộng lúa.
Sáu xã ven biển của huyện Hải Hậu thuộc khu vực đất ngoài đê biển. Vùng đất này
chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng biển và thuỷ triều. Kiểu địa hình chủ yếu là bãi cát ven
biển, có nơi cát được gió vun lại thành đụn cát, cồn cát, có nơi là bãi triều bùn lắng. Do đó,
ở khu vực này thực vật chịu mặn phát triển, đặc biệt là ở xã Hải Đông, thị trấn Thịnh Long.
Ngoài hai vùng trên phần lớn các bãi cát ven biển của các xã đều rất hẹp, khi triều cường
thì nhiều chỗ sóng đập trực tiếp vào chân đê, nhiều chỗ bãi biển nhìn thấy hôm nay là
vùng trong đê của những đoạn đê đã bị sóng biển phá vỡ.
Quá trình tạo thành địa hình gắn liền với quá trình phân phối các vật liệu hình
thành đất đai: bao gồm cả vị trí loại đất và thành phần đất. Với nguồn gốc

13


đất đai từ trầm tích sông - biển và biển, lớp đất canh tác của vùng này gồm hai nhóm đất
chính là đất phù sa sông và đất cát vùng ven biển, trong đó nhóm đất phù sa chiếm chủ
yếu và luôn được con người cải tạo, bồi dưỡng. Vùng đất này có độ phì cao, độ mùn từ 1 2%, hàm lượng các chất dinh dưỡng (đạm, lân, kali) đều khá tốt, tuy nhiên lân dễ tiêu
thường ở dạng trung bình và nghèo. Thành phần cơ giới thuộc đất thịt nhẹ đến trung bình
(như ở xã Hải Hoà và thị trấn Thịnh Long).
Đất cát bãi thường phân bố ở địa hình phẳng, hay bị ngập nước. Loại đất
này được người dân nơi đây cải tạo thành các ruộng muối. Vùng đất cát cao không bị ngập
nước, đất có màu xám trắng đến nâu nhạt, thành phần cơ giới từ cát đến cát pha, đất
nghèo dinh dưỡng, tỉ lệ mùn < 1%. Xã Hải Hoà, thị trấn Thịnh Long là đặc trưng của kiểu
đất này, nhân dân ở đây đã cải tạo đất để gieo trồng các loại cây trồng trên cạn như khoai
lang, lạc và các loại rau.
Tóm lại, từ nguồn gốc của đất, đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng có thể thấy rằng
đất đai sáu xã ven biển của huyện Hải Hậu nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước giữ
phân hạn chế, vì vậy không thích hợp cho việc trồng cây lúa nước. Tuy nhiên, vùng đất này
lại rất thích hợp với việc trồng các loại cây rau, hoa màu và cho năng suất cao, phục vụ
cho chế biến và xuất khẩu. Ngoài ra, đất đai nơi đây còn thích hợp cho nuôi trồng thuỷ hải

sản. Đặc biệt thị trấn Thịnh Long có cửa biển, cầu cảng, bãi tắm và khu du lịch, đất đai có
thể thay đổi phương hướng và cơ cấu cây trồng để phục vụ cho xuất khẩu, du lịch và
chế biến nông sản. Đây là đặc điểm riêng và cũng là tiền đề để sáu xã ven biển huyện Hải
Hậu phát triển kinh tế, đồng thời cho thấy thế mạnh riêng của vùng này. Khai thác thế
mạnh này một cách đúng hướng chính là mũi nhọn trong chương trình phát triển kinh tế
tạo sự chuyển biến rõ rệt cho vùng quê này. Phần chương 2 của đề tài sẽ đề cập cụ thể
hơn về vấn đề này.
Tài nguyên
Do đất đai của sáu xã ven biển chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều nên sinh vật có
khả năng chịu mặn rộng. Trên cạn có cả chim di cư do nguồn thức

14


ăn phong phú, thậm chí có cả những loài thú sử dụng thức ăn là lương thực và thực vật.
Nguồn vi sinh vật ở vùng này rất đa dạng do môi trường đất, nước phong phú. Bởi vậy
vùng này có một tập đoàn sinh vật bao gồm cả thực vật và động vật đa dạng cả vùng nước
mặn, nước ngang và nước ngọt. Thực vật nổi có
50 giống và 111 loài, rong biển có 21 giống 32 loài. Động vật có 83 loài trong đó 46 loài cá
và 37 loài giáp xác. Trong đó có nhiều loại động thực vật có giá trị kinh tế cao: cá chim, cá
thu, cá song, cá hồng, cá ngừ, tôm he, rong câu… Các loại cây trồng và vật nuôi đều rất
phong phú đa dạng gồm cây lương thực(lúa, ngô, khoai, sắn...), cây công nghiệp, thực
phẩm (mít,nhãn, vải, hồng, bưởi, chuối, cam chanh, quýt, na...), cây công nghiệp, thực
phẩm (dâu, cói, mía, lạc, đậu...). Vật nuôi cũng hết sức đa dạng gồm đủ các loại gia súc và
gia cầm.
Ngoài các nguồn tài nguyên thiên nhiên, huyện Hải Hậu còn có tài nguyên nhân văn
và du lịch. Vốn là mảnh đất được hình thành từ quá trình lao động cần cù, “quai đê lấn
biển”, vật lộn với sóng to gió lớn, nên người dân Hải Hậu không chỉ cần cù trong lao động
mà còn biết cách chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Đến đầu thế kỷ XIX, tính ra Hải Hậu đã
có 60 người hiển đạt khoa bảng, có người đỗ phó bảng như Trần Tông Lệ, đỗ tiến sĩ như

Đỗ Tông Phát. Sự nghiệp giáo dục không ngừng phát triển, mỗi năm có hàng nghìn học
sinh đỗ đại học, huyện có hàng trăm người đạt học vị thạc sĩ, TS, PGS.
Với vị trí giáp biển, có nhiều thuận lợi do thiên nhiên ưu đãi, đường bờ biển dài 32
km, HảiHậu giàu tài nguyên về thủy hải sản, sinh vật, du lịch... Hải Hậu nói chung và nhân
dân 6 xã ven biển nói riêng có sản phẩm thủy hải sản tự nhiên vô cùng phong phú. Đó là
những nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất
đầy sóng gió này.
Như vậy với những thuận lợi của vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, tài nguyên thiên
nhiên phong phú đa dạng, nhân lực dồi dào. Hải Hậu thực sự có nhiều tiềm năng để
phát triển kinh tế toàn diện và bền vững. [1, tr.167].

15


Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi, điều kiện tự nhiên cũng đặt ra cho con
người Hải Hậu nhiều thách thức lớn. Nếu không có những biện pháp tích cực để ngăn
chặn, phòng ngừa thì rất dễ phá vỡ cân bằng địa - sinh thái hiện tại- thậm chí hủy diệt
môi trường, sự đe dọa của nước biển tràn ngập nếu đê biển không được tôn cao, việc khai
thác thủy sản không đúng cách sẽ làm tài nguyên bị cạn kiệt hoặc bị hủy diệt, ô nhiễm môi
trường gây mất cân bằng sinh thái...Vì vậy trong quá trình sinh sống và lao động sản xuất
đòi hỏi con người phải đặc biệt lưu ý.
1.2.3. Lịch sử hình thành
Hơn 5 thế kỷ trước, vào giai đoạn cuối triều Trần, đầu Lê (1400 – 1484) mảnh đất
Hải Hậu ngày nay còn là một vùng bãi biển hoang vu. Phía hữu ngạn, hạ lưu sông Hồng phù
sa lắng đọng, phân nhánh thành hai cửa lạch: Lạch Lác sau đổi thành sông Cường Giang và
là sông Ninh Cơ ngày nay, và lạch Lạn Môn sau đổi thành sông Hà Lạn. Lúc đó, phía Đông
Hải Hậu là Cồn Quay, Cồn Bẹ; phía Tây là Núi Nẹ, Thần Phù; phía Bắc là sông lớn mênh
mông, phía Nam là biển sâu thăm thẳm. Xung quanh các cửa lạch là những cốt đất mới
nổi lên ngày một vươn xa ra biển.
Lúc đó, Hải Hậu còn là bãi biển hoang hóa. Thấy đất Tương Đông chật hẹp, cụ Trần

Quốc Hiến - cháu đời thứ 11 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - đã đi tìm thế
đất mới trong vùng Sơn Nam. Khi tới phía Nam Lác cụ đã tìm thấy bãi bồi. Với tầm nhìn xa
trông rộng, cụ đã khẳng định đây là một vùng đất tốt, có hình thế rộng bằng, bãi bồi màu
mỡ, có thể xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Sau khi đánh thắng quân Minh, nước Đại Việt
chú trọng chính sách khuyến nông. Ngày 19 tháng Chạp năm Kỷ Dậu, Thuận Thiên thứ 2
(1429 ). Vua Lê Thái Tổ ra chiếu dụ cho dân phát triển dinh điền. Kế tục sự nghiệp của cha
anh, cụ Trần Vu tên tự là Phúc Đức đã kết nghĩa với các cụ Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập
đưa quyến thuộc xuống khai khẩn khu bãi bồi này. Khu khai khẩn phía tây sông Hà Lạn có
điều kiện lấn biển hơn.

16


Năm 1463, cụ Trần Vu làm sớ tâu với vua Lê cho khai khẩn, được vua phong chức
quan Doanh điền phó sở sứ. Cụ cùng 3 người làng là Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập hiệp lực
khẩn hoang. Nhưng công cuộc khai khẩn còn dang dở thì cụ qua đời. Con cả của cụ Trần
Quốc Hiến là cụ Trần Vu nối chí cha tiếp tục sự nghiệp. Khoảng năm 1463 cụ Trần Vu làm
đơn xin Vua Lê cho khai khẩn ở đây. Cụ Trần Vu cùng 3 cụ người làng là Vũ Chi,
Hoàng Gia, Phạm Cập cùng gia quyến tổ chức khai khẩn. Trước sau các cụ đắp được 5 con
đê: đê Cường Giang (đê sông Ninh Cơ), đê Đông, đê Hậu Đồng, đê Đồng Mộc và đê Nam.
Nhờ có các con đê các cụ biến bãi bồi Lạch Lác thành vùng đất rộng lớn. Xóm
Phú Cường (nay là xóm 6 và xóm 7 xã Hải Trung) là xóm khai thác thành công đầu tiên của
Quần Anh, cũng là xóm đầu tiên của Hải Hậu, rồi tiếp đến Trại Quần Anh, Cồn ấp - Quần
Cường ấp.Năm 1511 xã Quần Anh có tên trong bản đồ quốc gia. Lúc này xã Quần Anh
thuộc tổng Thần Lộ, sau này thuộc tổng Kim Giả, huyện Tây Chân, phủ Thiên Trường, trấn
Sơn Nam. Giai đoạn từ 1955 - 1804 là giai đoạn mở rộng đất Quần Anh từ phía nam đê
Hồng Đức (con đê được đắp vào thời Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức, dấu tích đoạn đê
này là đường 56 và còn một số dấu tích ở các xã Hải Hưng, Hải Thanh, Hải Hà, Hải Lộc) ra
đê Tiền Cồn, đồng thời phân lập Quần Anh thành nhiều thôn, xã. Sau khi thành lập xã
Quần Anh (1511), con cháu Tứ Tổ cùng với Cửu Tộc (Lại, Nguyễn, Lê, Bùi, Phan, Đoàn, Đỗ,

Trần, Vũ) cùng Kế chí, Hậu chí Liệt Tổ tiếp tục đắp được 5 con đê ngăn mặn ở nam đê Hồng
Đức gồm đê Nhất Trùng, đê Nhị Trùng, đê Tam Trùng, đê Tứ Trùng, đê Tiền Cồn. Đồng thời
đắp nối con đê Đông xuống đê Tiền Cồn xuống con đê sông Ninh từ bến đò sông Ninh
Cường xuống Ninh Mỹ ngày nay. Đắp được các con đê trên, Quần Anh có khu đất mới
từ đê Hồng Đức xuống đê Tiền Cồn dài khoảng 9 - 10 km.Trong thời kỳ này Quần
Anh liên tục xảy xa việc chuyển nhượng, chia cắt đất, thành lập nhiều thôn, xã như sau:
Đất Đầm Cát: thuộc thôn Bắc Cường xã

17


×