Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của người già trong xã hội đại nam thế kỷ xix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.7 KB, 34 trang )

QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI GIÀ
TRONG XÃ HỘI ĐẠI NAM THẾ KỶ XIX
Lê Quang Chắn
*
1. Nghị quyết số 2200A (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên hợp
quốc đã thông qua 2 công ước quan trọng: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế,
xã hội và văn hóa (ICESCR) và Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị
(ICCPR). Cùng với Tuyên ngôn toàn cầu thế giới về con người (UDHR) và 2 nghị
định thư bổ sung cho 2 công ước năm 1966 đã trở thành Bộ luật quốc tế về con
người.
Ngoài phần mở đầu, ICESCR gồm có 5 phần với 31 điều và có hiệu lực thi
hành từ ngày 30/01/1976. Theo quy định của công ước này, con người có một số
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cơ bản như:
- Quyền dân tộc tự quyết (Điều 1);
- Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trên lĩnh vực kinh tế, xã hội (Điều 3);
- Quyền về việc làm (Điều 6);
- Quyền có điều kiện làm việc thuận lợi và công bằng (Điều 7);
- Quyền được thành lập và gia nhập công đoàn (Điều 8);
- Quyền an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội (Điều 9);
- Quyền được bảo vệ và trợ giúp gia đình (Điều 10);
- Quyền được có tiêu chuẩn sống thích đáng (Điều 11);
- Quyền đạt tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe thể chất và tinh thần (Điều
12);
- Quyền được giáo dục (Điều 13);
- Quyền về văn hóa, quyền được hưởng lợi ích từ những tiến bộ của khoa
học… (Điều 15).
*
Viện Sử học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Những quyền trên áp dụng cho tất cả các tầng lớp dân cư, trong đó có
người cao tuổi
1


. Trong xã hội từ xưa đến nay, nhất là các nước phương Đông,
người cao tuổi không chỉ có vị trí, vai trò quan trọng mà còn thuộc lớp người dễ bị
tổn thương nhất (cùng với phụ nữ, trẻ em, cô nhi, quả phụ, người tàn tật…). Cho
nên, người cao tuổi nhận luôn được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Ủy ban
kinh tế, xã hội và văn hóa của Liêp hợp quốc đã giành riêng phiên họp thứ 13
(năm 1995) để bình luận về Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của người cao tuổi
2
.
Từ khi trở thành thành viên chính thức của công ước này (ngày
24/09/1982), Việt Nam đã tích cực tham gia và triển khai những điều khoản của
công ước này. Một loạt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được ban
hành như: Thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam (1995), ban hành Pháp lệnh
Người cao tuổi (năm 2000), thành lập Ủy ban quốc gia về người cao tuổi (năm
2004), ban hành Nghị quyết về việc xúc tiến xây dựng chương trình hành động
quốc gia về người cao tuổi, đặc biệt Luật Người cao tuổi đã được Quốc hội khoá
XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23/11/2009 (và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2010)… đã khẳng định vị thế, vai trò của người cao tuổi trong xã hội. Điều
3, Luật Người cao tuổi đã quy định: “Người cao tuổi có các quyền sau đây:
a) Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;
b) Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;
c) Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các
quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể
thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
đ) Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các
điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;
e) Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp
tự nguyện đóng góp;
1
Thuật ngữ dùng để mô tả người cao tuổi khá đa dạng, gồm người già, người già cả, người cao tuổi, người

có tuổi, thế hệ thứ ba… Ở đây, chúng tôi dùng 2 khái niệm có tên gọi khác nhau là người già (dùng trong
thời kỳ phong kiến) và người cao tuổi (trong thời hiện đại) nhưng có nội hàm giống nhau.
2
Bình luận chung số 6: Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của người cao tuổi trong Quyền con người
(tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung của các ủy ban công ước Liên hợp quốc), Nxb.
Công an nhân dân, HN, 2010, tr. 41.
g) Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở
nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi
ro bất khả kháng khác;
h) Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;
i) Các quyền khác theo quy định của pháp luật”.
2. Trong các nhóm tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội có
nhóm thứ 4 tập trung “tìm hiểu mối quan hệ hai chiều, thuận nghịch, các hình thức
và mức độ biểu hiện, giá trị và ý nghĩa của việc nhận thức mối quan hệ quyền con
người với sử học, đặc biệt là lịch sử tư tưởng và các học thuyết chính trị pháp
luật”
3
. Mặc dù sử học là một trong 14 ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu
liên quan đến quyền con người, nhưng nội hàm của những quyền đó được thể
hiện đậm nhạt khác nhau trong tiến trình lịch sử. Trong chuyên luận này, chúng
tôi tập trung khảo cứu những biểu hiện, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, liên quan
đến quyền con người thuộc phạm vi điều chỉnh của ICESCR, trong đó có quyền
kinh tế, xã hội và văn hóa của người già trong xã hội Đại Nam thế kỷ XIX.
2.1. Trong xã hội Việt Nam cổ truyền, người cao tuổi luôn luôn được trân
trọng, một mặt vì thuần phong mỹ tục trọng xỉ hơn trọng tước, mặt khác vì họ tích
lũy vốn kinh nghiệm sống phong phú, đa dạng.
Lý Thái Tổ là người đầu tiên quan tâm và có chính sách ưu đãi đối với người
già. Ngay sau khi lên ngôi, mùa Xuân tháng 2 năm Canh Tuất (1010), vị vua đầu
triều Lý đã xa giá đến châu Cổ Pháp yết lăng Thái hậu và "ban tiền và lụa cho các
kỳ lão có thứ bậc khác nhau"

4
, mở đầu cho truyền thống tốt đẹp lụa tặng già của
nước ta. Tháng 12 năm đó, vua lại ban chiếu đại xá cho thiên hạ trong 3 năm và
"những người mồ côi, góa chồng, già yếu, thiếu thuế lâu năm đều tha cho cả"
5
. Từ
đó trở đi, nhà nước phong kiến các triều đại Lý, Trần, Hồ và đầu thời Lê sơ đã nhiều
lần ban thưởng và nêu khen những người già, đặc biệt là vào những dịp đại lễ hay
3
Võ Khánh Vinh (Chủ biên): Quyền con người: Tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã
hội, Nxb. Khoa học xã hội, HN, 2010, tr. 12.
4
Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám Cương mục, tập I, Nxb. Giáo dục,
HN, 2007, tr. 268.
5
Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư (dịch theo bản khắc năm Chính Hòa
thứ 18 (1697), tập 1, Nxb. KHXH, HN, 1993, tr. 242.
xa giá của vua về các địa phương
6
. Khi nhà Lê sơ ban hành bộ Quốc triều hình luật
(Luật Hồng Đức), việc bảo vệ, chăm sóc người già đã được chú ý và đề cao hơn.
Trong tổng số 722 điều của bộ luật này, có nhiều điều khoản quy định liên quan
đến người già, như: Điều 2 (tội Bất hiếu), Điều 16 (quy định việc chuộc tội bằng
tiền), Điều 17 (quy định thể lệ xử tội theo luật người già), Điều 475 (tội lăng mạ
ông bà, cha mẹ), Điều 665 (không dùng hình phạt để tra tấn người già, trẻ nhỏ và
người tàn tật) Ngoài ra, còn có những điều khoản đề cập đến việc miễn trừ thuế
khóa, phu phen tạp dịch, cấp khẩu phần ruộng đất nơi thôn dã cho người già
7
.
2.2. Khi nhà Nguyễn được thiết lập (năm 1802), không những kế thừa,

phát huy truyền thống kính trọng, ưu đãi đối với người già mà đã cụ thể hóa bằng
những chính sách và có những điều được ghi thành những điển lệ. Tựu trung lại,
trong xã hội Đại Nam thế kỷ XIX, những người già có quyền lợi về:
Kinh tế:
Đối với xã hội nông nghiệp, ruộng đất là tài sản quan trọng bậc nhất của tất
cả các tầng lớp nhân dân, trong đó có những người già. Nhận biết điều đó, năm
Giáp Tý (1804), vua Gia Long đã định lệ quân cấp công điền công thổ: “Vua cho
rằng phép quân điền buổi quốc sơ đã có định chế, từ loạn Tây Sơn, đồ bản sổ sách
đều mất bỏ, quan danh không chính, quân hiệu không minh, những bọn hào hữu tự
ý lấn cướp, dân gian phần nhiều có cái nạn không đều. Bèn sai đình thần tham
khảo phép cũ, bàn định việc chia cấp theo thứ bậc khác nhau”
8
. Theo quy định
trên, khi tiến hành đo chia ruộng đất, các làng xã cần phải quan tâm đến người già.
Nếu như “Khẩu phần thì ở trên Nhất phẩm được 18 phần…” thì “Các hạng dân
đinh và lão tật 5 phần rưỡi. Các hạng lão nhiêu, cố, cùng 4 phần rưỡi. Các hạng
tiểu nhiêu, nhiêu tật, đốc phế, 4 phần. Con bồ côi, đàn bà góa, 3 phần; con cái bồ
côi dẫu nhiều, chỉ cho một người trưởng; vợ góa lấy chồng lại mà lại góa thì
không có phần ruộng”. Không những thế, “Lão nhiêu và quả phụ, tuổi 70 trở lên,
thì chiếu khẩu phần cấp thêm cho một phần”. Đó là luật lệ của triều đình.
Tại các vùng thôn quê, nhiều làng xã có lệ ưu đãi người già bằng việc cấp
một phần ruộng đất. Tùy theo tình hình ruộng đất công của mỗi làng xã mà đo chia
6
Vào các năm: Nhâm Ngọ (1042), Giáp Dần (1074), Giáp Dần (1194), Tân Mão (1231), Nhâm
Dần (1242), Nhâm Tuất (1262), Quý Mùi (1283), Ất Dậu (1405), Mậu Thân (1428), Kỷ Mùi
(1439)… (thống kê theo sách Đại Việt sử ký toàn thư).
7
Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê), Viện Sử học và Nxb. Pháp lý, HN, 1991.
8
Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục, tập I , Nxb. Giáo dục, HN, 2004, tr. 599.

số lượng nhiều hay ít. Xã Thanh Quang (huyện Hoài Đức, Hà Nội), mỗi lão đến
80 tuổi được làng biếu 02 sào ruộng. Thôn Dương Liễu (huyện Thanh Chương,
Nghệ An) có lệ biếu đất bãi bồi cho người đỗ đạt và những người già, trong đó
dành hẳn 1 mẫu ở xứ Lá Cờ để làm phần biếu cho các hương lão (từ 70 đến 90
tuổi được 1 phần, 100 tuổi được 2 phần). Thôn Thọ Lão (nay thuộc xã Hoàng Tây,
huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đến trước Cách mạng tháng Tám - 1945 vẫn có lệ:
Nhân đinh đến 17 tuổi bắt đầu được nhận ruộng công. Người đến 53 tuổi, tuổi lên
lão, tuy phải trả ruộng công cho làng nhưng họ được miễn mọi đóng góp và được
làng cấp cho dưỡng lão điền không phải chịu thuế với các mức: Từ 53 đến 70 tuổi
được cấp 2 sào, 80 tuổi được cấp 4 sào và 90 tuổi được cấp cả 1 mẫu ruộng. Tấm
bia Tự Đức Nhâm Tý (1852) dựng ở chùa Bồng Lai (xã Hồng Hà, huyện Đan
Phượng, Hà Nội) cũng cho biết: “Ông già bà cả trong xã, nếu tuổi 70 trở lên vị chi
mỗi người 1 sào đất bãi, từ 80 tuổ được 2 sào, từ 90 tuổi được 6 sào, người 100
tuổi thì được một mẫu để dưỡng tuổi già”.
Có những nơi - như ở xã Yên Hưng (huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh)
hay thôn Tam Giáp (nay thuộc xã Duy Hải, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) - khi
đo chia ruộng công, dân làng dành quyền ưu tiên cho người có tuổi chọn trước
những phần ruộng gần, ruộng tốt, tức là lấy theo thứ tự tuổi tác chứ không phải
theo thứ tự của chức tước, phẩm hàm.
Ngoài việc được phân chia một phần ruộng đất, người già trong xã hội Đại
Nam thời Nguyễn, nhất là ở các làng xã, còn được ưu đãi hơn trong việc phân chia
tài chính. Theo quy định của thôn Mậu Lương (xã Trung, huyện Thanh Oai, Hà
Nôi), xã Bá Khê (huyện Văn Giang, Hưng Yên), xã Lan Khê (Nông Cống, Thanh
Hóa), xã Bằng Liệt (huyện Thanh Trì, Hà Nội)… thì các hương lão cũng là một
trong những đối tượng được chia phần từ các khoản thu đặc biệt của làng, như: Từ
tiền cheo cưới, tiền chôn nhờ đất của làng, tiền nhập xã, tiền xin được trụ trì chùa
làng… cho đến tiền cho thả vịt ở đồng làng…
Văn hóa - xã hội:
Trong mọi thời đại, vấn đề kinh tế luôn có tầm quan trọng hàng đầu đối với
mỗi con người, nhưng riêng đối với người già, những vấn đề văn hóa - xã hội lại

có vị trí, vai trò đặc biệt hơn. Bởi vì, về kinh tế, người già có thể được con cháu
đảm bảo, song quyền lợi về chính trị, văn hóa - xã hội phải do nhà nước và cộng
đồng xã hội quy định, thừa nhận.
a. Trước hết, nhà nước xác định vị thế của người già trong xã hội để có
những chính sách đãi ngộ phù hợp.
Lịch sử đã chỉ ra rằng, từ xưa đến nay, "triều đình phong kiến khi còn anh
minh, thịnh trị vẫn tôn trọng truyền thống trọng lão"; nói cách khác, "ở triều đình,
các vua hiền, tôi thẳng thường là trọng lão". Kế tục truyền thống đó, các vị vua
triều Nguyễn, đặc biệt là Minh Mệnh, đã có nhận thức sâu sắc rằng: “Trăm tuổi
là kỳ hạn thực là điềm tốt trong nước. Người trên mà nghĩ đến người già, thì kẻ
dưới không dám biếng nhác với cha mẹ, ấy là dạy dân lấy đạo hiếu”. Năm
Nhâm Ngọ (1822), vua Minh Mệnh đã hạ lệnh: “Từ nay các quan ở thành,
doanh, trấn đều nên lưu tâm tìm hỏi; phàm dân gian có người nào thọ đến 100 tuổi
trở lên, cho phép hương, lý kê khai họ, tên, tuổi, quê quán và làm cam kết. Quan
trấn hạt ấy khai đủ thực trạng và lời xét làm sách tâu, do bộ Lễ tâu lên đợi chuẩn
cho nêu thưởng, để tỏ người thọ đời thăng bình
”9
. Đó là cơ sở để vua Minh Mệnh
phân chia những người già trong xã hội Đại Nam thành hai thành phần, là Thọ
quan - những người già làm quan, cả đang tại chức lẫn người đã nghỉ hưu, phục
vụ triều đình - và Thọ dân - những người già trong các xã thôn
10
. Kèm theo đó là
những lệ định nêu khen và ban thưởng tiền bạc, gấm lụa, vải theo thứ bậc cao thấp
có khác nhau: "Từ nay các chức quan lớn nhỏ, tuổi 80 trở lên, thì cho đề tâu rõ
ràng, đợi chỉ để thưởng cấp tiền lụa theo thứ bậc: Như quan Nhất, Nhị, Tam phẩm
mà thọ đến 100 tuổi thì thưởng 100 lạng bạc, 10 tấm lụa; từ Ngũ, Lục phẩm thì 80
lạng bạc, 8 tấm lụa; Thất, Bát, Cửu phẩm thì 60 lạng bạc, 6 tấm lụa. Mệnh phụ thì
chiếu phẩm mà giảm 1 phần 3. Đều cấp cho biển ngạch, dựng đình ở cửa làng để
nêu khen. Lại cách ngoại gia thêm quan hàm và thưởng thêm ghế, gậy, đồ vặt,

gấm, đoạn, vàng, lụa. Tới kỳ thì tâu rõ ràng, đợi chỉ để ban cấp. Thọ 110 tuổi thì
lại thêm 50 lạng bạc, 5 tấm lụa; cứ thêm 10 tuổi thì số tiền lụa lại gấp đôi lên,
thưởng cấp hậu thêm. Còn như sĩ lưu, hương trưởng mà thọ 100 tuổi thì thưởng 30
lạng, vải lụa đều 5 tấm, cũng cho biển ngạch và dựng đình treo biển. Đàn ông thọ
100 tuổi thì thưởng 30 lạng bạc, vải lụa mỗi thứ 3 tấm, đàn bà thọ 100 tuổi thì
thưởng 20 lạng bạc, lụa vải đều 2 tấm; đều được cấp biển treo ở chỗ ở. Trở lên, cứ
9
Nội các triều Nguyễn: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập IV (quyển 101, phần Phong giáo
II), Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2005, tr. 461.
10
Những chính sách trọng người già của nhà Nguyễn được ghi thành điển lệ, bởi trong mục
"Phong giáo II", quyển 101, sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ có chép rõ các điều về Nêu
thưởng Thọ quan và Nêu thưởng Thọ dân. Tuy nhiên, những Mệnh phụ (vợ các quan sống thọ) và
Trinh thọ (những người dân quê sống thọ là nữ giới) cũng được nêu thưởng.
thêm 10 tuổi thì thưởng thêm 10 lạng bạc"
11
. Minh Mệnh cũng là người ban hành
lệ ân chiếu mỗi khi tổ chức tiết đại khánh ở cung Từ Thọ (mừng thọ Hoàng thái
hậu). Trong những dịp đó, quan - dân - trinh thọ đều được thưởng cấp. Không
những vậy, mỗi khi đến kỳ đầu xuân, những người thọ 100 tuổi trở lên ở các địa
phương đều được chiểu cấp: Thọ nam mỗi người 2 cân rượu, 3 cân thịt; Trinh thọ
mỗi người 1 cân rượu, 2 cân thịt, để tỏ ý tốt là hậu đãi người già
8
. Hơn nữa, những
người được ban biển ngạch, nhưng vì một lý do nào đó, hoặc bị mất hoặc bị thất
lạc, mà thân quyến người ấy trình xin làm lại, triều đình đều cho phép, nhưng niên
đại cứ lấy năm cấp lại, chỉ gia thêm hai chữ khắc lại.
Nếu như Minh Mệnh là vị vua đầu tiên của triều Nguyễn có những chính
sách ưu đãi đối với người già thì Tự Đức là vị vua có sự quan tâm đặc biệt. Trong
35 năm trị vì (1848 - 1883), ông đã 4 lần cho thay đổi việc ban thưởng đối với

người già. Trong lệ ân ban cho các Thọ quan, Thọ dân năm Nhâm Tý (1852), vua
Tự Đức đã bãi bỏ việc ban thưởng bằng tiền bạc, chỉ ban cho lụa và vải: "Thọ
quan đã hưu trí: Hạng 70 tuổi trở lên, văn từ Lục phẩm đến Cửu phẩm, võ từ Lục
phẩm đến Cửu phẩm, lụa và vải mỗi thứ 1 tấm; văn từ Tứ phẩm đến Lục phẩm, võ
từ Tam phẩm đến Ngũ phẩm, 1 tấm lụa, 2 tấm vải; văn Nhất, Nhị, Tam phẩm, võ
Nhất, Nhị phẩm, lụa và vải mỗi thứ 2 tấm. Hạng 80 tuổi trở lên, văn từ Thất phẩm
đến Cửu phẩm, võ từ Thất phẩm đến Cửu phẩm, lụa 1 tấm vải 2 tấm; văn từ Tứ
phẩm đến Lục phẩm, võ từ Tam phẩm đến Ngũ phẩm, lụa và vải mỗi thứ 2 tấm;
văn Nhất, Nhị, Tam phẩm; võ Nhất, Nhị phẩm, lụa và vải mỗi thứ 3 tấm. Hạng 90
tuổi trở lên, văn từ Thất phẩm đến Cửu phẩm, võ từ Lục phẩm đến Cửu phẩm, lụa
và vải mỗi thứ 2 tấm; văn từ Tứ phẩm đến Lục phẩm, võ từ Tam phẩm đến Ngũ
phẩm, lụa 2 tấm vải 3 tấm; văn Nhất, Nhị, Tam phẩm, võ Nhất, Nhị phẩm, lụa 3
tấm, vải 4 tấm. Hạng 100 tuổi trở lên, văn từ Thất phẩm đến Cửu phẩm, võ từ Lục
phẩm đến Cửu phẩm, lụa và vải mỗi thứ 3 tấm; văn từ Tứ phẩm đến Lục phẩm, võ
từ Tam phẩm đến Ngũ phẩm, lụa 3 tấm, vải 4 tấm; văn Nhất, Nhị, Tam phẩm, võ
Nhất, Nhị phẩm, lụa, vải mỗi thứ 4 tấm. Dân thọ: Hạng 100 tuổi trở lên, lụa 2 tấm
vải 3 tấm; hạng 90 tuổi trở lên, lụa 1 tấm vải 2 tấm; hạng 80 tuổi trở lên lụa và vải
mỗi thứ 1 tấm; hạng 70 tuổi trở lên vải 2 tấm"
9
. 14 năm sau - năm Bính Dần
(1866) - vua Tự Đức lại khôi phục việc thưởng tiền bạc, kèm theo đó là ban
thưởng thêm những tấm sa tàu, sa nam, lụa, vải: "Quan thọ đến 100 tuổi, Nhất
phẩm thưởng 70 lạng bạc, Nhị phẩm 60 lạng, Tam phẩm 50 lạng, mỗi người 5 tấm
11
Đại Nam thực lục, Sđd, tập II, tr. 257.
sa tàu và 1 tấm biển, Nhà nước làm nhà riêng cho, cứ tăng 10 tuổi được thêm 20
lạng bạc và 2 tấm sa tàu, trở xuống đến Bát, Cửu phẩm cũng thế; quan Tứ, Ngũ,
Lục phẩm, thưởng bạc 40 lạng, sa nam 4 tấm, 1 biển, Nhà nước làm nhà riêng cho;
Thất, Bát, Cửu phẩm thưởng bạc 30 lạng, sa nam 3 tấm và 1 tấm biển, Nhà nước
không làm nhà riêng cho, dưới cũng thế; những người học trò cùng người đàn anh

trong làng, sống 100 tuổi thưởng bạc 15 lạng, lụa 1 tấm, vải 2 tấm, cứ thêm 10 tuổi
thưởng thêm 5 lạng bạc, dưới cũng thế; dân đàn ông, thưởng bạc 12 lạng, lụa vải
đều 1 tấm. Thọ 90 tuổi (từ đây trở xuống, nguyên trước do đặc cách ban ơn, chưa
có lệ định đến nay mới vâng chỉ chước định), quan Nhất phẩm thưởng bạc 60 lạng,
Nhị phẩm 50 lạng, Tam phẩm 40 lạng, sa tàu đều 4 tấm, văn giai Tứ, Ngũ phẩm và
đã bổ làm quan phủ, huyện, châu, võ giai Tứ phẩm đều thưởng bạc 20 lạng, sa
nam đều 3 tấm. Thọ 80 tuổi, Nhất phẩm thưởng bạc 50 lạng, Nhị phẩm 40 lạng,
văn quan Tam phẩm 30 lạng, sa tàu đều 3 tấm; văn Tứ phẩm, võ Tam phẩm đều
thưởng bạc 15 lạng, sa nam đều 2 tấm. Quan và dân sống đến 100 tuổi, 5 đời cùng
còn sống, về cách thưởng thọ 100 tuổi sẽ theo khoản trước mà làm, không ở lệ
này, nếu cùng báo lên thì được thưởng cả hai dưới đây: Nhất, Nhị, Tam phẩm
thưởng bạc 20 lạng, sa tàu 4 tấm, lụa vải màu đều 4 tấm, 1 tấm biển, Nhà nước
làm nhà riêng cho, dưới cũng thế; Tứ, Ngũ, Lục phẩm thưởng bạc 15 lạng, sa nam
3 tấm, lụa mùi và vải đều 3 tấm; Thất, Bát, Cửu phẩm thưởng bạc 10 lạng, sa nam
2 tấm, lụa vải màu đều 2 tấm; bọn học trò hương trưởng thưởng bạc 8 lạng, lụa vải
màu đều 2 tấm; người dân đàn ông, thưởng bạc 6 lạng, lụa màu 1 tấm, vải màu 2
tấm. Người thọ 70, 80, 90 tuổi trở lên, 5 đời cùng còn sống, quan Nhất, Nhị, Tam
phẩm thưởng bạc 15 lạng, sa tàu 3 tấm, lụa vải màu đều 3 tấm, 1 tấm biển, Nhà
nước làm nhà riêng cho (dưới cũng thế); quan Tứ, Ngũ, Lục phẩm thưởng bạc 10
lạng, sa nam 2 tấm, lụa vải màu đều 2 tấm; Thất, Bát, Cửu phẩm thưởng bạc 8
lạng, sa nam 1 tấm, lụa màu 1 tấm, vải màu 2 tấm, không có nhà riêng (dưới cũng
thế); bọn học trò, hương trưởng thưởng bạc 6 lạng, lụa màu 1 tấm, vải màu 2 tấm;
người dân đàn ông thưởng bạc 5 lạng, lụa vải màu đều 1 tấm"
10
. Đặc biệt, để ghi
nhận sự kiện trọng đại đó, nhà vua ra lệnh phải làm tấm biển thật nguy nga, lộng
lẫy, chung quanh được chạm triện rồng hoa, sơn son thếp vàng; mặt trước khắc 2
chữ Sắc tứ, ở giữa khắc ngang 2 chữ Thọ quan to, hàng dưới khắc các chữ họ tên
viên quan ấy; người ở tỉnh, phủ, huyện, tổng, xã nào, sống 100 tuổi, đặc ân ban
thưởng để nêu điềm lành về người ở đời thăng bình, sau khắc niên hiệu, năm,

tháng, ngày. Đồng thời, nhà vua cũng cho phép bộ Công dựng một tòa nhà riêng
cho ở và để treo tấm biển đó. Đối với những gia đình có người thọ 100 tuổi, lại có
ngũ đại đồng đường thì cũng cho khắc một tấm biển chung quanh chạm triện rồng
và hoa, sơn son thếp vàng, mặt trước khắc 2 chữ Sắc tứ, ở giữa khắc ngang 4 chữ
Dịch diệp diễn tường to, dưới khắc họ tên người ở tỉnh, phủ, huyện, tổng, xã nào
sống 100 tuổi, năm đời cùng còn sống, phía sau cũng khắc niên hiệu, năm, tháng,
ngày. Tuy nhiên, vì ngân khố triều đình eo hẹp, vận mệnh của dân tộc đang đứng
trước nguy cơ bị quân Pháp chiếm đóng toàn bộ, nên năm Quý Mùi (1883), vua
Tự Đức, mặc dù có chiểu theo lệ của năm Bính Tý (1876), nhưng số tiền bạc, sa
bắc, sa nam, trừu lụa nam phải giảm đi một nửa
12
.
Bên cạnh những chính sách nêu khên trên, các vị vua triều Nguyễn còn có
nhiều chế tài pháp luật nhằm bảo vệ thân thể, sức khỏe và tinh thần của người già.
Trong phần Luật về tội danh của nhà Nguyễn, người nào tuổi từ 70 tuổi trở lên, 15
tuổi trở xuống và người có bệnh tật suy yếu không chữa được mà phạm vào tội tù
phải lưu trở xuống, cho thu tiền chuộc tội Những người từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi
trở xuống, tuy có phạm tội phải xử tử cũng không bắt tội (nếu từ 90 tuổi trở lên mà
phạm vào tội phản nghịch thì không được dùng luật này); nếu người nào xui làm,
thì bắt kẻ xui làm ấy; nếu có tang vật phải đền lại, thì người nhận tang vật phải
đền
13
. Những người già có phạm tội, phải tù đày thì cũng không được dùng hình
để tra tấn: "Phàm những người nào dự vào hàng bát nghị (được ưu tiên vì lễ) và
người già 70 tuổi trở lên (xót thương tuổi già), ít tuổi từ 15 trở xuống (vì lòng yêu
mến trẻ) cùng là người có bệnh tật không chữa được (thương kẻ tàn phế), nếu có
phạm tội, quan tư cũng không nên dùng đồ hình cụ tra tấn, đều căn cứ theo các lời
nhân chứng mà định tội. Nha môn nào trái luật này, chiếu theo tội cố ý hay lầm lỡ
buộc tội cho người mà nghị tội. Còn những người theo luật được ẩn giấu cho nhau
(vì nể chỗ tình thân) và người già 80 tuổi trở lên, trẻ con từ 10 tuổi trở xuống và

người có bệnh tật không chữa được đều không cho làm chứng. Nha môn nào trái
thế xử đánh 50 roi"
14
. Danh dự và phẩm giá của người già cũng được quan tâm đặc
biệt. Điều 253 (Mưu giết ông bà), Điều 288 (Đánh ông bà, cha mẹ), Điều 298
(Mắng nhiếc ông bà, cha mẹ), Điều 300 (Thê thiếp mắng cha mẹ của người chồng
12
Đại Nam thực lục, Sđd, tập VIII, tr. 599 - 600.
13
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Sđd, tập VI (quyển 180, phần Luật về các tội danh và các
lệ), tr. 62 - 63. Điều 21 (Nhận giá tiền chuộc đối với người già, trẻ em, người tàn phế) của bộ
Hoàng Việt luật lệ.
14
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Sđd, tập VI (quyển 202, phần Luật hình - Đoán ngục
thượng), tr. 559 - 560. Điều 369 (Già trẻ không khảo hỏi) của bộ Hoàng Việt luật lệ.
đã chết), Điều 307 (Cháu con sai phạm lời răn dạy của ông bà), Điều 335 (Vu cáo
cha chồng gian dâm) của bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) đã thể hiện rõ
điều này.
b. Trong khi đó, ở các làng xã, việc ưu đãi đối với người già được thể hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau.
Đầu tiên là việc lên lão và mừng thọ. Đây là một phong tục phổ biến ở hầu
khắp các làng xã. Mỗi làng xã lại có những quy định độ tuổi vào lão hay lên lão
khác nhau: “Ở làng Ngọc Than (huyện Quốc Oai, Hà Nội), nếu là chức sắc 45
tuổi, đối với thường dân 50 tuổi được lên lão. Nhiều lệ làng quy định, đàn ông 53,
55, 57, 60 tuổi mới được lên lão. Song, mức quy định phổ biến là đàn ông 50, 55,
60 tuổi được vào lão (gia lão), lên lão, xuất lão vô sự”
15
. Muốn được công nhận
vào giới lão, các cụ phải có lời, có lễ trình làng, phải nộp tiền vọng hay khao lão
theo quy định của hương ước làng. Khoán ước xã Bằng Liệt (huyện Thanh Trì, Hà

Nội) quy định về lệ lên lão như sau: “Nam giới đến tuổi 50 có trầu đến trình làng,
được nhập vào sổ hương lão, cho vào lão hạng, chỉ còn chịu một nửa tiền dung,
điệu và ngoại tiền
16
, còn các việc sưu dịch vẫn như cũ. Đến 55 tuổi, có lợn, có xôi,
rượu kính xã, thì được xếp vào loại lão trưởng, các tiền dung, điệu, sưu dịch đều
được miễn, chỉ còn phải chịu một nửa ngoại tiền. Đến 60 tuổi có trầu trình làng thì
xếp vào lão nhiêu, được miễn cả ngoại tiền”.
Sau khi nộp tiền vọng và khao lão, tuy tốn kém, nhưng quyền lợi của những
người lên lão rất nhiều. Quyền lợi đầu tiên là được giảm bớt, tiến tới miễn hẳn mọi
sưu thuế, phu phen, tạp dịch. Hương lệ năm 1845 của xã Lan Khê (Nông Cống,
Thanh Hóa) cho biết: “Từ 50 tuổi trở lên được miễn trừ sai phái các việc công, việc
đê điều. Từ 60 tuổi trở lên được miễn trừ thuế thân một nửa. Từ 70 tuổi trở lên được
miễn hoàn toàn”. Khoán lệ năm 1827 của thôn Ngọc Mạch (xã Hương Canh, Từ
Liêm, Hà Nội) quy định: Người nào 50 tuổi lên lão hạng, tiền dung chỉ còn nạp một
nửa; đến 55 tuổi mới được đem 1 quan tiền, 1 mâm xôi vọng nhập hương lão, sau
đó được miễn tất cả tiền dung và các sưu sai tạp dịch khác. Có nơi như ở thôn Bàn
Thạch (xã Thái Nhã, Thanh Chương, Nghệ An), việc phân bổ sưu dịch trên dưới
đều chịu công bằng, chỉ trừ các lão hạng từ 70, 80 tuổi trở lên. Khoán lệ năm 1856
của xã Trung Cần (huyện Thanh Chương, Nghệ An) quy định việc tuần phòng ban
15
Vũ Duy Mền, Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ, Nxb. Chính trị quốc gia, HN, 2010, tr. 231.
16
Ngoại tiền, có thể là những món tiền phải nộp ngoài tiền dung, tiền điệu theo quy định.
đêm trong xã thì mọi người dân đều phải tham gia cho đến tuổi 60, trên 60 mới
được miễn.
Cũng qua việc khao lão cộng với việc không có điều gì sai trái với hương
ước hay phép nước thì các cụ sẽ được dân làng công nhận là lão nhiêu, “hương lão
mới mừng lão, mừng thượng thọ theo như lệ làng đặt ra”. Thực chất của lễ mừng
thọ là đáp lại lễ khao của các cụ ở làng, đồng thời thể hiện phong tục kính già già

để tuổi cho của dân tộc ta. Thông thường, cứ ngày mùng 7, mùng 8 tháng Giêng,
vào ngày khai hạ, các làng xã tổ chức mừng thọ các lão ông. Lệ mừng thọ, có nơi
đơn giản chỉ là một đôi câu đối mừng (xã Nhân Cương), có nơi chỉ có 2 quan tiền
mừng (như ở thôn Vân Châu, huyện Kim Bảng, Hà Nam), chiếc áo vải điều (thôn
Thọ Toán, huyện Gia Lộc, Hải Dương), áo và lụa (xã Nam Kim Đông)… Có
những nơi tổ chức lễ này rất chu đáo, như ở thôn Nguyễn Trung (xã Đa Ngưu,
Văn Giang, Hưng Yên), đối với lão 90 và 100, ngoài lễ mừng trướng và 20 quan
tiền, thôn còn tổ chức cả một đêm ca xướng mừng thọ. Tuổi thọ càng cao, lễ mừng
càng lớn, đó là quy định của làng Trung Phường: Kỳ lão có phẩm vọng đến 60
tuổi thì làng đem rượu ngon đáng giá 1 quan đến mừng. Đến 70 tuổi thì thêm 1
quan tiền, 1 đôi câu đối bằng giấy hồng điều. Đến 80 tuổi thêm 1 áo mịn, 3 quan
tiền. Đến 90 tuổi thêm áo vải quyến mịn và 5 quan tiền. Thọ 100 tuổi, thêm áo vải
quyến đỏ và 10 quan tiền. Ở thôn Phố Đông (xã Nam Kim Đông, Thanh Chương,
Nghệ An), người lên lão 70 tuổi mừng 2 quan, lên lão 80 mừng 4 quan, lên lão 90
mừng 10 quan tiền và 2 vuông vải đỏ may áo; lên lão 100 tuổi, tiền mừng 20 quan
và 1 tấm lụa bạch. Ở một số nơi khác, dân làng còn tổ chức nghi thức đón lão ra
dự lễ yến lão tại đình làng cho trang trọng như ở làng Trung Phường, thôn Bàn
Thạch và Lai Nhã của xã Thái Nhã, xã Thịnh Đại, xã Quảng Xá…
Ở một số làng xã còn có sự phân biệt thân phận của các lão, giữa lão sang với
lão hèn, giữa quan tước với dân hội, giữa kỳ lão với hương lão… Sự phân biệt này
được thể hiện rõ ràng qua những quy định của xã Vũ Liệt (Thanh Chương, Nghệ An):
Tuổi Văn, võ quan viên Hào lý Hộ hạng
60 Câu đối và trầu Không mừng Không mừng
70 Câu đối, trầu rượu và 3
quan tiền
Câu đối, trầu rượu và
2 quan tiền
Câu đối và trầu rượu
80 Mừng gấp bội Mừng gấp bội Câu đối, trầu rượu và
2 quan tiền

90 và 100 Mừng gấp bội Mừng gấp bội Gấp bội
Sự khu biệt giữa thọ quan với thọ dân cũng được một số làng áp dụng.
Hương ước năm 1871 của xã Đô Lương (Nghệ An) có ghi: Thọ quan 80 tuổi được
xã mừng trướng và trầu rượu đáng giá 20 quan. Thọ dân 100 tuổi được mừng liễn,
trầu rượu đáng giá 5 quan.
Bước vào lão hạng, vị trí của những người già có sự thay đổi lớn, đặc biệt
tại chốn đình trung. Thông thường, vị thứ đình trung hoặc dựa trên nguyên tắc dĩ
xỉ lệ tọa (căn cứ theo tuổi tác mà ngồi) hoặc dựa vào chức phẩm và học vị. Càng
về sau, vị trí của chức phẩm, học vị ngày càng lớn. Chốn đình trung làng Đông
Ngạc (huyện Từ Liêm, Hà Nội) được chia làm 10 hàng (mỗi bên 5 hàng) thì 2
hàng trên dành cho quan viên, hương lão, thôn trưởng; 8 hàng còn lại là chỗ ngồi
của tám giáp. Quy định năm 1870 của xã Hoành Sơn cho biết: Trước tiên là đại
khoa và các quan Bố (chính), Án (sát) trở lên rồi mới đến Cử nhân và các quan
phủ huyện, quan văn võ từ tứ phẩm, rồi đến Tú tài và các viên Giáo thụ, Huấn đạo,
quan võ từ ngũ phẩm; dưới nữa là Giám sinh, Cai và Phó tổng, Kỳ lão từ 70 tuổi
trở lên, rồi mới đến thí sinh, khóa sinh. Trật tự chỗ ngồi tại đình làng Lai Nhã
(tổng Vũ Liệt) là: Gian giữa chiếu trên là đại khoa và cử nhân, chiếu dưới là chỗ tú
tài. Gian bên trái là của thí sinh, hương đồ, con cháu những người đậu đạt các
khoa trước. Gian bên phải là chỗ ngồi của hương hào, hương sắc, dân hạng. Hay ở
đình làng Bá Khê những khi yến ẩm, hội họp thì bên tả dành cho quan viên, sắc
mục, lý trưởng còn bên hữu là chỗ của trùm trưởng, hương lão. Đặc biệt, tại xã
Bằng Liệt (huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại có sự phân định rạch ròi thành 2 hàng ở
chốn đình trung: Một bên là thứ tự quan tước và hàng đối diện lấy tuổi tác làm
trọng. Vị thứ ở chốn đình trung của các lão cũng liên quan mật thiết đến phần biếu
và một số quyền lợi vật chất khác. Đó là một vinh dự lớn của họ, bởi rằng ai cũng
có tư tưởng một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp. Trong những dịp cỗ bàn
tại đình làng như lệ khao thành đinh, lệ khao lão, khao vọng đỗ đạt hay các kỳ lễ
tiết trong năm như kỳ phúc, vào hạ, thượng điền…, những người trọng vọng trong
làng, xã như quan viên, sắc mục, hào lý, hương lão, lão nhiêu… đều nhận được
phần biếu.

Thứ đến là một số quyền lợi về chính trị, xã hội và tôn giáo của các lão
làng. Khi khảo cứu về tổ chức quản lý xã thôn cổ truyền, tác giả Vũ Huy Phúc đã
tổng kết: Về đại thể, những người nắm quyền xã thôn theo tập quán thiên tước,
bao gồm:
- Tiên chỉ và thứ chỉ: Tiên chỉ là người nhiều tuổi nhất làng, không kể trình
độ học vấn và tình hình sức khỏe như thế nào. Thứ chỉ là người cao tuổi thứ nhì
trong làng. Hai nhân vật này có toàn quyền quyết định mọi việc trong làng.
- Các bô lão và quan viên. Bô lão bao gồm tất cả các cụ ông từ 60 tuổi trở
lên, còn quan viên là những cụ từ 59 tuổi trở xuống (thường số lượng là 12 người).
- Các lý dịch, gồm Lý trưởng và Phó lý.
- Các bàn ba (tức những người kế tiếp của quan viên ở trên), thường có 18
người
17
. Nếu theo mô hình này, người già có địa vị ưu đẳng trong làng xã. Những
làng xã nào tuân theo mô thức vương tước thì người già chỉ đóng vai trò tư vấn là chủ
yếu, nhất là trong việc ổn định, duy trì và phát huy thuần phong mỹ tục của làng xã
mình.
Theo khoán ước của một số làng xã, các lão còn tham gia vào việc hòa giải
và xử những vụ kiện cáo tại địa phương. Xã Lương Khê (huyện Lý Nhân, Hà
Nam) có quy định: Trong dân, ai có việc gì bất bình thì trình trưởng lão để giải
quyết ổn thỏa, không được tự tiện đánh chửi nhau ầm ĩ. Ở thôn La Xá (huyện
Thanh Miện, Hải Dương), hương lão là người cùng với khoa mục, lý trưởng,
hương hào giữ quyền xét xử các việc kiện cáo trước khi đương sự kêu lên quan.
Đặc biệt, trong việc tế tự, thực hành các nghi thức tôn giáo tại chốn đình
trung, các lão thường đóng vai trò chủ chốt. Ở xã Hoa Khê (Quỳnh Côi, Thái
Bình) trước đây, khi tế lễ, thường có 16 cụ tham dự, cụ cao tuổi nhất làm mạnh
bái. Ở xã Dưỡng Hòa (Kim Bảng, Hà Nam), tương truyền là trang ấp của Trần
Khánh Dư, hàng năm đến ngày 24 tháng Giêng dân làng mở hội, ngược được cử
đọc văn tế là cụ cao tuổi nhất và có uy tín trong làng. Hay ở xã Bằng Liệt, một
năm có 4 kỳ đại tế, thì vị chủ tế bao giờ cũng là hương lão của giáp Đông, 4 giáp

còn lại chọn ra 4 vị hương lão làm bồi tế. Càng về sau này, vai trò chủ tế được
chuyển dần sang những quan viên và những người có phẩm hàm, học vị. Lệ các
làng Trung Phường, thôn Kim Hoàng (xã Vân Canh), thôn Dương Phố, thôn Bảo
Nham, xã Trung Cần… có quy định rõ về điều này.
17
Vũ Huy Phúc: “Tổ chức quản lý xã thôn - Chức năng và tính chất” trong Nông thôn Việt Nam
trong lịch sử, tập II, Sđd, tr. 21 - 22.
3. Khi khảo cứu về người già trong xã hội Đại Nam thế kỷ XIX, có một
thực tế rõ ràng rằng, số lượng quan viên và dân chúng sống thọ, đạt đến tuổi kì
điệt (70, 80 tuổi), kì di (100 tuổi trở lên) là rất nhiều.
3.1 - Thọ quan:
Ngay sau khi ban chỉ dụ nêu thưởng cho Thọ quan và Thọ dân năm Quý
Mùi (1823), 02 Thọ quan đầu tiên được nêu thưởng là Nguyễn Long và Đặng Đức
Huy. Nguyễn Long, người trấn Phú Yên, nguyên là Khâm sai Chưởng doanh
chánh Nhất phẩm. Tuy chỉ thọ 83 tuổi, nhưng được ân chuẩn theo lệ thưởng của
quan Nhất, Nhị, Tam phẩm 100 tuổi trở lên, với số tiền thưởng là 50 lạng bạc, 5
tấm lụa. Đặng Đức Huy, người trấn Bình Định, nguyên là Đốc học, thọ 81 và được
thưởng bạc 20 lạng, lụa 2 tấm, phái viên mang đến tận nhà phụng hành ban cấp.
Từ đó trở đi, vua giao cho bộ Lại và trưởng quan các bộ, viện, tự, giám, nha, ty
kê khai đầy đủ họ, tên, tuổi những Thọ quan để chuyển sang bộ Lễ tâu lên đợi
chuẩn cho nêu thưởng. Cụ thể:
Năm TT Tên Quê quán Tuổi thọ Ban thưởng
Quý Mùi
(1823)
1 Nguyễn Long Phú Yên 83 50 lạng bạc, 5 tấm lụa
2 Đặng Đức Huy Bình Định 81 20 lạng bạc, 2 tấm lụa
Ất Dậu
(1825)
3 Trần Duy Từ
Phủ

Thừa Thiên 80
1 bộ áo
4 Nguyễn Hữu Đãi 10 lạng bạc, 1 bộ áo
5 Trần Văn Đông
6 Trần Phụ Hữu
Đều 10 lạng bạc
7 Nguyễn Văn
Nguyên
8 Phạm Công Dụ
9 Nguyễn Văn Vậy
Bính Tuất
10 Lưu Văn Diệc Quảng Bình 10 lạng bạc, 1 bộ áo
11 Trần Văn Cúc Thừa Thiên 15 lạng bạc, 1 bộ áo
12 Hồ Kế Tế 10 lạng bạc, 1 bộ áo
(1826) 8013 Nguyễn Văn Toản Quảng Ngãi 30 lạng bạc
14 Trần Ngọc Văn 15 lạng bạc, 1 bộ áo
15 Đoàn Văn Khôi 1 bộ áo
16 Trần Phúc Mưu Phú Yên 10 lạng bạc
Đinh Hợi
(1827)
17 Phạm Mâu Thạc Quảng Bình 81 10 lạng bạc
Canh Dần
(1830)
18 Thế Hữu Thảo
Thừa Thiên
80
10 lạng bạc, 1 bộ áo
19 Văn Đình Thống 10 lạng bạc
20 Trần Văn Tại 1 bộ áo
21 Phan Ngọc Dũng Quảng Bình 10 lạng bạc, 1 bộ áo

22 Dương Đình Quế Nghệ An
23 Nguyễn Văn Tuệ 1 bộ áo
24 Lê Trọng Lãng Hải Dương 10 lạng bạc
Tân Mão
(1831)
25 Nguyễn Văn Đinh Phủ
Thừa Thiên
80 10 lạng bạc
Nhâm Thìn
(1832)
26 Nguyễn Văn
Xuân
Đồ vật
Ất Mùi
(1835)
27 Nguyễn Đăng Sở Bắc Ninh 80 15 lạng bạc, 1 bộ áo
Ất Tỵ
(1845)
28 Nguyễn Văn
Nhuệ
Hà Tĩnh 100
Bính Ngọ 29 Hoàng Văn Diễn Phủ 30 lạng bạc, 2 tấm sa
(1846) Thừa Thiên 80 màu, 1 cuốn đoạn
30 Trần Thiêm Tải Hải Dương 15 lạng bạc
Kỷ Dậu
(1849)
31 Đoàn Kim 80 50 lạng bạc, 5 tấm sa
màu
Nhâm Tý
(1852)

32 Lê Tất Ứng 80 Ban bạc và sa
Quý Sửu
(1853)
33 Vũ Xuân Cẩn 80
34 Tạ Quang Cự 86
35 Trần Văn Tuân 80 Ban bạc và lụa
36 Đỗ Đình Thữ
Ất Sửu
(1865) 37 Nguyễn Văn Ninh Quảng Nam 100
50 lạng bạc, 5 tấm sa
nam, ban biển Thọ
quan, dựng nhà để
treo biển
Quý Dậu
(1873)
38 Lê Văn Thạc Thanh Hóa 91
Những quan viên sống thọ lại đương chức thì càng được triều đình nhà
Nguyễn quan tâm đặc biệt hơn. Đó là trường hợp của kì lão đại thần Vũ Xuân
Cẩn. Vì đã từng làm quan trải 4 triều, tính tình cẩn thận, thuần trung, tuổi đến 80
hãy còn tại chức; cho nên ngày 14 tháng 10 là chính đến kỳ mừng thọ 80 tuổi của
khanh ấy, vua Tự Đức đã gia ân cho 1 cái biển vàng ngự bút 4 chữ Hy triều kỳ
thạc (Bậc lão thành danh vọng ở triều đình); 2 bài thơ ngự chế 9 tiết, 1 cây gậy
cưu, 1 cái mục kích bằng thủy tinh vàng tía, 80 lạng bạch kim, 6 tấm lụa màu, 1 bộ
đồ uống, 1 bộ đồ uống rượu, 3 chiếc đồ sứ, 1 hộp chè ngon, 5 cốc uống rượu Tây.
Chuẩn phái cho Quản thị vệ là Tôn Thất Thường, ấn quan Nội các là Nguyễn Văn
Phong mang các vật đến truyền chỉ khen thưởng cho viên quan ấy.
Riêng đối với lão thần Tạ Quang Cự, vua Tự Đức cũng xuống dụ rằng:
Viên Đô thống Chưởng phủ sự ở phủ Đô thống Trung quân, tước Vũ Lao hầu Tạ
Quang Cự, làm quan trải 4 triều, có công rõ rệt, tuổi thọ 80, tinh thần còn quắc
thước. Ngày 21 tháng này (tháng 10), chính đến ngày mừng thọ, bèn gia ơn

chuẩn cho 1 cái biển vàng có ngự bút Lão phúc nguyên huân (Già phúc công
đầu); 1 bài thơ ngự chế 9 tiết, 1 cây gậy cưu, 1 cái mục kích bằng thủy tinh vàng
tía, 80 lạng bạch kim, 6 tấm lụa màu, 1 bộ đồ uống chè, 1 bộ đồ uống rượu, 3
chiếc đồ sứ, 1 hộp chè ngon, 5 cốc uống rượu Tây. Chuẩn cho Quản thị vệ là
Trần Kim và ấn quan Nội các là Trần Mẫu mang các vật đến truyền chỉ khen
thưởng
18
. Đến tháng 3 năm Bính Tý (1857), Tạ Quang Cự được vua chuẩn y cho
nghỉ việc và được ban thêm 5 lạng nhân sâm vua dùng, 15 tấm lụa, 100 lạng bạc
và mũ áo triều chuẩn cho đem theo về; hàng năm vẫn cấp cho nửa lương để
dưỡng lão
19
.
Trong số nhiều Thọ quan, chính sử có chép về hai người thọ 100 tuổi. Một
là Ty quan ở Cục Mộc tượng Nguyễn Văn Nhuệ, vì là quan viên tòng Cửu phẩm
hưu trí, nên vua Thiệu Trị đã gia ân cho thưởng thụ Bát phẩm cách hộ, lại thưởng
cho 60 lạng bạc, 1 tấm lụa, địa phương sở tại dựng làm phường biển (ngôi nhà
dựng lên để biển ngạch của vua ban thưởng); đầu xuân cấp cho rượu thịt để tỏ ý
tốt ở triều đình hậu dưỡng người già. Hai là Nguyễn Văn Ninh, nguyên là Thông
phán tỉnh Bắc Ninh, vì thọ 100 tuổi, nên được vua Tự Đức đặc cách ban cho 50
lạng bạc, 5 tấm sa nam, ban biển Thọ quan và dựng nhà để treo biển.
3.2 - Thọ dân:
Năm Nhâm Ngọ (1822), vua Minh Mệnh đã xuống ân chiếu cho các địa
phương: Những bậc kì lão 100 tuổi trở lên ban cho 3 lạng bạc, 1 tấm lụa; 90 tuổi trở
lên ban thưởng 2 lạng bạc, 1 tấm vải; 80 tuổi trở lên cho 1 lạng bạc, 1 tấm vải; 70
tuổi trở lên cho 1 tấm vải. Cũng trong năm đó, vua đã chuẩn y lời tâu nghị thưởng
cho người đàn bà sống thọ ở Thanh Hóa là Hoàng Thị Điệp 20 lạng bạc, ban cho 1
biển ngạch (ở giữa khắc 2 chữ lớn Trinh thọ, mé trên khắc 2 chữ Sắc tứ, ở dưới ghi
niên hiệu, ngày, tháng; chung quanh chạm trổ mây hoa, sơn son thếp vàng). Đặc
biệt, năm 1823, khi Minh Mệnh ban dụ chỉ nêu thưởng cho Thọ quan và Thọ dân,

thì các địa phương dâng danh sách Thọ dân từ 100 tuổi trở lên có đến hơn 100
18
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Sđd, tập IV (quyển 101, phần Phong giáo II), tr. 461.
Đại Nam thực lục, Sđd, tập VII, tr. 227 - 228.
19
Đại Nam thực lục, Sđd, tập VII, tr. 496.
người, trong đó: Quảng Trị, Thọ nam 9 người, Trinh thọ 24 người; Quảng Bình,
Thọ nam 1 người, Trinh thọ 2 người; Quảng Nam, Thọ nam 27 người, Trinh thọ 10
người; trấn Gia Định, Thọ nam 5 người, Trinh thọ 2 người; Nghệ An, Thọ nam 6
người, Trinh thọ 4 người; các trấn ở Bắc Thành, Thọ nam 5 người, Trinh thọ 9
người; Quảng Đức, Trinh thọ 6 người; Thanh Hoa, Trinh thọ 1 người. Tuy nhiên, có
8 Thọ dân ở Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Bình, vì danh sách tâu chậm, bị bệnh
chết trước, nên Minh Mệnh đã trị tội quan địa phương sở tại bằng cách giáng một
cấp
20
.
Định lệ hàng năm, quan viên đứng đầu các trấn (tỉnh) phải kê khai và báo
cáo số lượng thọ dân thuộc quyền quản hạt của mình. Theo đó, số lượng Thọ dân
đạt 100 tuổi trở lên ở các địa phương rất nhiều:
Năm Trấn, Tỉnh Số Thọ dân Tuổi thọ Ghi chú
Thọ nam Trinh thọ
Quý Mùi
(1823)
Quảng Trị 9 24
100
Quảng
Bình
1 2
Quảng Nam 27 10
Gia Định 5 2

Nghệ An 6 4
Bắc Thành 5 9
Quảng Đức 6
Thanh Hoa 1
Giáp Thân
(1824)
Thừa Thiên 2
100
Quảng Nam 3
Quảng
Bình
1
20
Đại Nam thực lục, Sđd, tập II, tr. 257.
Có số liệu cụ thể
về Thọ nam và
Trinh thọ
Ất Dậu
(1825)
Thừa Thiên 1
100
Quảng Nam 3 3
Quảng
Bình
1
Sơn Tây 3 1
Hải Dương 2
Mậu Tý
(1828)
Nghệ An 1 110

Quảng Trị 1
Thừa Thiên 3 2
100
Quảng Trị 5
Quảng
Bình
1
Quảng Nam 2 3
Bình Định 1
Phú Yên 1
Biên Hòa 1
Định
Tường
1
Vĩnh Thanh 2 3
Thanh Hoa 1
Nghệ An 3 5
Nam Định 1 1
Thừa Thiên
4 2
Quảng Nam
Canh Dần
(1830) 100
Quảng Trị 13
Quảng
Bình
1
Thanh Hóa
Phú Yên 1
Ninh Bình

Bình Hòa 2
Sơn Nam
Vĩnh Thanh 2 2
Định
Tường
Nghệ An 3 3
Hải Dương 1
Quý Tỵ
(1833)
Quảng Trị 1
100
Nghệ An
Bình Định 2
Hà Tĩnh
Giáp Ngọ
(1834)
Bình Định 2
100
Quảng Trị
1
Hà Tĩnh
Nam Định
Ất Mùi
Thừa Thiên
1
Quảng
Bình
Bình Định
(1835) 100 Số người sống
thọ chung chung

(không cụ thể về
số Thọ nam và
Trinh thọ)
Gia Định
Thanh Hoa
Nghệ An
2
Hà Tĩnh
Nam Định
Đinh Dậu
(1837)
Quảng Nam 5
100
Bình Định 3
Hà Tĩnh 2
Quảng Trị 1 110
Mậu Tuất
(1838)
Quảng Ngãi 8
100
Phú Yên 3
Quảng Nam
2
Bình Định
Hà Nội
Quảng Trị 1
Kỷ Hợi
(1839)
Quảng Nam 3
100

Quảng Ngãi 2
Bình Định 1
Quảng
Bình
Canh Tý
(1840)
Thừa Thiên 2
100
Phú Yên
1
Bình Định
An Giang
Nam Định
Tân Hợi
(1841)
Quảng Trị 1 110
2 100
Hà Tĩnh 1 100
Nhâm Dần
(1842)
Thừa Thiên 1
100
Quảng Trị 3
Bình Định
Hà Tĩnh 1
Nghệ An
Quý Mão
(1843)
Quảng Trị 1 100
Quảng

Bình
Bính Ngọ
(1846)
Hà Tĩnh
1 100
Phú Yên
Định
Tường
Quảng Nam
Đinh Mùi
(1847)
Thừa Thiên 1
100
Hà Tĩnh 3
Bình Định 5
Sơn Tây 1
Hai bộ sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục và Đại Nam thực
lục cũng đã cung cấp số lượng Thọ dân tương đối đầy đủ ở các địa phương:
Năm
TT
Tên Quê quán Tuổi
thọ
Ban thưởng
Nhâm Ngọ
(1822)
1 Hoàng Thị Điệp Thanh Hóa 100 20 lạng bạc, ban biển
ngạch
Quý Mùi
(1823)
2 Nguyễn Thị Triết Phủ

Thừa Thiên
100 Được vua nêu thưởng
Bính Tuất
(1826)
3 Quách Thị Ư Quảng Nam 100 Ban thưởng bạc lạng,
vải lụa
Đinh Hợi
(1827)
4 Trần Thị Phúc Bình Định 100 Được vua nêu thưởng
5 Hoàng Pháp Tân Thanh Hóa 110 Theo lệ cấp thêm 10
lạng bạc, 1 cuộn nhỏ
đoạn tơ đậu tám
6 Phan Văn Tứ Bình Hòa 100 Cấp bạc, vải, lụa
7 Trần Quốc Tuấn
Phủ
Hoài Đức
101
Ban bạc, vải, lụa,
nhưng không cấp biển
ngạch
8 Vũ Thị Ninh Thưởng bạc, vải, lụa và
biển ngạch
Mậu Tý
(1828)
9 Trần Công Yến Nam Định 100
Vì thêm cả ngũ đại
đồng đường nên cấp
cho thứ đoạn ngoài và
đoạn lót đều 1 tấm, lụa
màu 10 tấm, vải màu

20 tấm, bạc 30 lạng và
cái biển có khắc chữ
Cao thọ phồn hy
10 Vũ Viết Cường Quảng Nam 110 Cấp thêm 10 lạng bạc
Kỷ Sửu
(1829)
11 Nhâm Tuyết Trạch Nam Định 102
Vì thêm Ngũ đại đồng
đường nên cấp cho 20
lạng bạc, đoạn 1 tấm,
lụa màu 10 tấm, vải 20
tấm và biển đề bốn chữ
Dịch diệp diễn tường,
quan cho làm đình để
treo biển.
Canh Dần
(1830)
12 Quản Trị Nhiên
(người Man)
Biên Hòa 100 Thưởng 20 lạng bạc
13 Nguyễn Văn Hạc Quảng Ngãi 100 Được vua nêu thưởng
14 Lưu Văn Uẩn
Quý Tỵ
(1833)
13 Phạm Thiện Liêm Hà Tĩnh 100 Thêm cả Ngũ đại đồng
đường
Canh Tý
(1840) 14 Kim Thế Hợp 100
50 lạng bạc; vải, lụa
đều 10 tấm, 1 biển

ngạch và được ban
rượu đỏ
Quý Mão
(1843)
15 Nguyễn Văn Lịch Bình Định 100 Được vua nêu thưởng
Bính Ngọ
(1846) 16 Lê Hiến Thọ
Phủ
Thừa Thiên 100
1 đồng kim tiền, 1 chi
sâm Cao Ly, 1 bó đoạn,
3 bó lụa dày, 1 áo sa đỏ
17 Phạm Viết Cương Hà Tĩnh 113
Vì sống ngũ đại đồng
đường, nên thưởng 10
lạng bạc, 1 tấm đoạn,
10 tấm lụa màu, 20 tấm
vải màu; 1 biển Dịch
Mậu Thân
(1848)
diệp diễn tường
18 Phạm Văn Bốn Quảng Ngãi
100
Được vua nêu thưởng
19 Võ Viết Khuông
Nam Định
20 Hồ Sĩ Vọng
21 Bùi Tiến Bảng
22 Mai Đức Mậu
23 Nguyễn Văn Nãn Phú Yên 110

24 Nguyễn Văn Tiễu Quảng Nam
100
25 Nguyễn Đức
Thắng
Bắc Ninh
26 Đoàn Văn Thạnh Thừa Thiên
Kỷ Dậu
(1849)
27 Đặng Đình Hiệu Hưng Yên 100 Được vua nêu thưởng
28 Bùi Thế Nguyên Bắc Ninh 83
Vì sống ngũ đại đồng
đường nên thưởng 10
lạng bạc, 1 tấm đoạn, 5
tấm lụa màu, 10 tấm
vải màu, 1 biển ngạch
có khắc Dịch diệp diễn
tường và làm nhà để
treo biển
29 Nguyễn Tiến Lộc Quảng Nam 100 Được vua nêu thưởng
30 Hồ Văn Thủ
Canh Tuất
(1850)
31 Lê Tiến Hảo Quảng Nam
100 Được vua nêu thưởng
32 Nguyễn Văn Tài Bình Định
33 Vũ Danh Tố Nghệ An
34 Thái Quang Khánh Hòa

×