Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA QUY TRÌNH CHĂN NUÔI LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG VÀ MỘT SỐ BIỂU HIỆN BỆNH LÝ CỦA HEO CON TỪ SƠ SINH ĐẾN 55 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI NGUYỄN ĐỨC MINH, CỦ CHI, TP.HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.9 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA QUY TRÌNH CHĂN NUÔI
LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG VÀ MỘT SỐ BIỂU HIỆN
BỆNH LÝ CỦA HEO CON TỪ SƠ SINH ĐẾN 55 NGÀY
TUỔI TẠI TRẠI NGUYỄN ĐỨC MINH, CỦ CHI,
TP.HỒ CHÍ MINH
Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ THU HẰNG

Lớp

: DH07TA

Ngành

: CHĂN NUÔI

Chuyên ngành

: SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Niên khóa

: 2007 – 2011


Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA QUY TRÌNH CHĂN NUÔI
LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG VÀ MỘT SỐ BIỂU HIỆN
BỆNH LÝ CỦA HEO CON TỪ SƠ SINH ĐẾN 55 NGÀY
TUỔI TẠI TRẠI NGUYỄN ĐỨC MINH, CỦ CHI,TP.HCM
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Chăn Nuôi
chuyên ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN KIÊN CƯỜNG
PGS. TS. TRẦN THỊ DÂN

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THU HẰNG
Tên đề tài : “Khảo sát ảnh hưởng của quy trình chăn nuôi lên khả năng tăng
trọngvà một số bệnh lý của heo con từ sơ sinh đến 55 ngày tuổi tại trại Nguyễn

Đức Minh, Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa.
Ngày…..tháng….năm 2011
Giáo viên hướng dẫn

ThS. NGUYỄN KIÊN CƯỜNG

ii


LỜI CẢM TẠ
Kính tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình
Cha mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục con nên người.
Gia đình luôn là nguồn động viên tinh thần lớn nhất mỗi khi con gặp khó
khăn.
Xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM,
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
Cùng toàn thể quý thầy cô,
Đã tận tình dạy dỗ và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
Cô Trần Thị Dân và Thầy Nguyễn Kiên Cường
Đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập
và hoàn thành tốt cuốn luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Đốc Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam và Công ty Trouw
Nutrition,
Ban quản lý trại chăn nuôi Nguyễn Đức Minh,
Cùng toàn thể anh, chị công nhân trong trại chăn nuôi Nguyễn Đức Minh,

Đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực tập tốt nghiệp ở trại.
Nhớ mãi
Tập thể lớp DH07TA và tất cả bạn bè đã luôn luôn bên tôi lúc vui cũng như
lúc buồn trong 4 năm đại học.
Nguyễn Thị Thu Hằng

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của quy trình chăn nuôi lên khả năng tăng
trọng và một số bệnh lý của heo con từ sơ sinh đến 55 ngày tuổi tại trại Nguyễn
Đức Minh, Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh” được tiến hành khảo sát từ ngày
01/11/2010 đến ngày 05/01/2011 tại Trại Nguyễn Đức Minh, tổ 2, ấp Trung Viết,
xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh. Kết quả được ghi nhận như
sau :
Trọng lượng trung bình cai sữa lúc 21 ngày tuổi của lô I và lô II không
khác biệt có ý nghĩa. Trong khi đó, trọng lượng trung bình chuyển thịt của lô I
(16,38 kg/con) cao hơn lô II (14,25 kg/con).
Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa của lô I là 196,82
g/con/ngày tương đương với lô II là 197,41 g/con/ngày. Tuy nhiên, ở giai đoạn
từ cai sữa đến chuyển thịt thì tăng trọng tuyệt đối của lô I (318,51 g/con/ngày)
cao hơn lô II (258,61 g/con/ngày).
Hệ số chuyển hóa thức ăn của heo con từ cai sữa đến chuyển thịt của lô I là
1,29 kgTA/kgTT tương đương với lô II là 1,27 kgTA/kgTT.
Ở giai đoạn sơ sinh đến cai sữa, tỷ lệ heo tiêu chảy của lô I là 53,19 % thấp
hơn lô II với 60,48 %. Tuy nhiên đối với tỷ lệ ngày con tiêu chảy thì lô I (7,09
%) lại cao hơn lô II (6,21 %). Ở giai đoạn từ cai sữa đến chuyển thịt, lô II không
có heo bị tiêu chảy, trong khi lô I có tỷ lệ heo bị tiêu chảy và tỷ lệ ngày con tiêu
chảy khá cao và lần lượt là 21,60 % và 5,61 %.

Đối với triệu chứng hô hấp, ở heo con theo mẹ không thấy xuất hiện. Ở giai
đoạn sau cai sữa tỷ lệ heo có triệu chứng hô hấp và tỷ lệ ngày con có triệu chứng
hô hấp của lô I (28,00 % và 6,07 %) cao hơn rất nhiều so với lô II (11,73 % và
2,08%).
Tỷ lệ heo có các triệu chứng khác của lô I là 4,26 % trong khi lô II không
có.
Như vậy hiệu quả của hai quy trình chăn nuôi này đối với tăng trọng và một
số biểu hiện bệnh lý của heo trong giai đoạn khảo sát không khác biệt.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ................................................................................................................ i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ........................................................................ ii
Lời cảm tạ ............................................................................................................. iii
Tóm khóa luận ...................................................................................................... iv
Mục lục ...................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt .................................................................................. viii
Danh sách các bảng............................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................10
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................10
1.2 Mục đích và yêu cầu .......................................................................................11
1.2.1 Mục đích ......................................................................................................11
1.2.2 Yêu cầu ........................................................................................................11
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................12
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại chăn nuôi heo .........................................................12
2.1.1 Lích sử hình thành trại .................................................................................12
2.1.2 Vị trí địa lý ...................................................................................................12

2.1.3 Cơ cấu đàn ...................................................................................................12
2.1.4 Hệ thống chuồng trại....................................................................................12
2.1.5 Quy trình cho ăn và lượng thức ăn ..............................................................13
2.1.6 Quy trình vệ sinh phòng bệnh ......................................................................16
2.1.6.1 Quy trình vệ sinh và sát trùng ...................................................................16
2.1.6.2 Quy trình tiêm phòng ................................................................................17
2.2 Đặc điểm sinh lý heo con................................................................................19
2.2.1 Đặc điểm sinh lý heo con theo mẹ ...............................................................19
2.2.2 Đặc điểm heo con sau cai sữa ......................................................................20
2.2.3 Chăm sóc và nuôi dưỡng heo con ................................................................20

v


2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của heo con .......................................21
2.3.1 Dinh dưỡng ..................................................................................................21
2.3.2 Bệnh tật và stress .........................................................................................21
3.3.3 Các yếu tố khác ............................................................................................22
2.4 Một số triệu chứng bệnh thường gặp trên heo con .........................................23
2.4.1 Tiêu chảy......................................................................................................23
2.5.2 Hô hấp ..........................................................................................................24
2.5 Sơ lược về kháng sinh sử dụng và Selko – pH ...............................................26
2.4.1 Sơ lược về các loại kháng sinh sử dụng.......................................................26
2.4.2 Sơ lược về axít hữu cơ và Selko® – pH .......................................................27
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH...........................29
3.1 Thời gian và địa điểm .....................................................................................29
3.2 Đối tượng khảo sát ..........................................................................................29
3.3 Bố trí thí nghiệm .............................................................................................29
3.4 Nội dung khảo sát ...........................................................................................31
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi .......................................................................................31

3.5.1 Chỉ tiêu tăng trọng .......................................................................................31
3.5.1 Chỉ tiêu tình trạng sức khỏe .........................................................................34
3.6 Xử lý số liệu ....................................................................................................34
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................36
4.1 Số nái khảo sát ................................................................................................36
4.2 Kết quả về tăng trọng ......................................................................................38
4.2.1 Trọng lượng trung bình heo sơ sinh ............................................................38
4.2.1 Trọng lượng trung bình lúc cai sữa..............................................................39
4.2.3 Trọng lượng trung bình lúc chuyển thịt .......................................................41
4.2.4 Kết quả về tăng trọng tuyệt đối....................................................................42
4.3 Kết quả hệ số chuyển hóa thức ăn ..................................................................44
4.4 Kết quả về tình hình bệnh ...............................................................................46
4.4.1 Tỷ lệ tiêu chảy..............................................................................................46

vi


4.4.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ..............................................................................47
4.4.3 Tỷ lệ heo có triệu chứng hô hấp và tỷ lệ ngày con có triệu chứng hô hấp ..49
4.4.4 Tỷ lệ heo có triệu chứng khác ......................................................................51
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................53
5.1 Kết luận ...........................................................................................................53
5.2 Đề nghị ............................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................56
PHỤ LỤC.............................................................................................................58

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FMD

: Foot and mouth disease (bệnh lở mồm long móng)

PRRS

: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome (hội chứng
rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo)

AD

: Aujeszky disease (bệnh giả dại)

E. coli

: Escherichia coli

TAHH

: Thức ăn hỗn hợp

TLTBSS

: Trọng lượng bình quân sơ sinh

TLTBCS

: Trọng lượng bình quân cai sữa

TLTBCT


: Trọng lượng bình quân chuyển thịt (55 ngày tuổi)

TTTĐ

: Tăng trọng tuyệt đối

TTTĐTM

: Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn heo con theo mẹ

TTTĐCS

: Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn heo con cai sữa đến chuyển thịt

LTĂTT

: Lượng thức ăn tiêu thụ

LTĂTB

: Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình của từng heo con

HSCHTĂ

: Hệ số chuyển hóa thức ăn

TLNCTC

: Tỉ lệ ngày con tiêu chảy


TLHH

: Tỷ lệ heo có triệu chứng hô hấp

TLNCHH

: Tỷ lệ ngày con có triệu chứng hô hấp

TLTCK

: Tỷ lệ heo có triệu chứng khác

TLHSSCS

: Tổng trọng lượng heo sơ sinh còn sống

TLSS

: Trọng lượng sơ sinh

TLCS

: Trọng lượng cai sữa

TLHSSCS

: Tổng trọng lượng heo sơ sinh còn sống

TLSS


: Trọng lượng sơ sinh

TLCS

: Trọng lượng cai sữa

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Lượng và loại thức ăn cho từng loại heo ..............................................14
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn B1 và B2 .....................................16
Bảng 2.4 Quy trình tiêm phòng cho heo con ........................................................17
Bảng 2.5 Quy trình tiêm phòng cho nái mang thai ...............................................18
Bảng 2.6 Quy trình tiêm phòng cho nái hậu bị .....................................................18
Bảng 2.7 Quy trình tiêm phòng cho nọc ...............................................................19
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm....................................................................................30
Bảng 3.2 Bảng hệ số hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi..................................................32
Bảng 4.1 Số lượng nái khảo sát ............................................................................36
Bảng 4.2 Kết quả điều trị bệnh trên nái ................................................................37
Bảng 4.3 Trọng lượng trung bình heo con sơ sinh ...............................................38
Bảng 4.4 Trọng lượng trung bình cai sữa .............................................................39
Bảng 4.5 Trọng lượng trung bình lúc chuyển thịt (55 ngày tuổi) .........................41
Bảng 4.6 Tăng trọng tuyệt đối theo từng giai đoạn .............................................43
Bảng 4.7 Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển hóa thức ăn ............................45
Bảng 4.8 Tỷ lệ tiêu chảy .......................................................................................46
Bảng 4.9 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy .......................................................................48
Bảng 4.10 Tỷ lệ heo có triệu chứng hô hấp và tỷ lệ ngày con có triệu chứng hô
hấp .........................................................................................................................50

Bảng 4.11 Tỉ lệ con bệnh khác .............................................................................51

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của thời đại, các nhà chăn nuôi càng nâng cao sự
hiểu biết và trình độ kĩ thuật trong chăn nuôi. Các nhà chăn nuôi đã vận dụng có
hiệu quả những tiến bộ mới trong chăn nuôi như cải tạo con giống, cải thiện thức
ăn cho vật nuôi tăng trọng nhanh, áp dụng những qui trình chăn nuôi mới…nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Qui trình chăn nuôi bao gồm việc sử dụng loại thức ăn và quy trình chăm
sóc tốt nhất cho vật nuôi, một quy trình chăn nuôi tốt là yếu tố quan trọng quyết
định năng suất trong chăn nuôi. Thức ăn tốt phù hợp với nhu cầu sinh lý từng giai
đoạn sinh trưởng của heo sẽ giúp heo lớn nhanh, cho năng suất cao. Loại thức ăn
tiêu tốn ít nhưng heo con tăng trọng nhanh, khỏe mạnh chính là điều mà các nhà
chăn nuôi mong muốn. Khâu chăm sóc, phòng ngừa bệnh trong chăn nuôi cũng
giúp giảm thiểu đến mức thấp nhất tỉ lệ tổn thất trong chăn nuôi và đảm bảo cho
sự phát triển tốt nhất của thú nuôi. Vì vậy một quy trình chăn nuôi tốt sẽ bảo đảm
cho đàn heo tăng trọng tốt và ít bị bệnh, từ đó người chăn nuôi đạt lợi nhuận cao
nhất.
Để hiểu rõ hơn vấn đề trên, được sự đồng ý của Bộ môn Sinh Lý – Sinh
Hóa, Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh; được sự giúp đỡ của trại chăn nuôi heo Nguyễn Đức Minh, thuộc Công Ty
Cổ Phần Greenfeed, sự chấp thuận của Ban Giám Đốc Công Ty Trouw Nutrition
và sự hướng dẫn tận tình của ThS. Nguyễn Kiên Cường và PGS. TS Trần Thị
Dân, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:


10


“Khảo sát ảnh hưởng của quy trình chăn nuôi lên khả năng tăng trọng
và một số bệnh lý của heo con từ sơ sinh đến 55 ngày tuổi tại trại Nguyễn
Đức Minh, Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của quy trình chăn nuôi lên khả năng tăng trọng và tình
trạng sức khỏe của heo con từ sơ sinh đến 55 ngày tuổi để từ đó chọn lựa quy
trình chăn nuôi hiệu quả nhất áp dụng cho trại.
1.2.2 Yêu cầu
Ghi nhận thông tin heo nái: ngày đẻ, số con trên ổ, lứa đẻ, tình trạng sức
khỏe của nái sau khi sinh.
Khảo sát khả năng tăng trọng của heo con trong suốt thời gian thí nghiệm.
Ghi nhận lượng thức ăn ăn vào của các loại thức ăn sử dụng trong thí
nghiệm và hệ số chuyển hoá thức ăn.
Theo dõi các triệu chứng bệnh như tiêu chảy, hô hấp (ho, hắt hơi, thở bụng,
sổ mũi) và một số triệu chứng khác (viêm khớp, sốt, ghẻ…).

11


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại chăn nuôi heo
2.1.1 Lích sử hình thành trại
Trại chăn nuôi heo Nguyễn Đức Minh được thành lập năm 2001, đến năm
2007 thì được Công Ty Cổ Phần Greenfeed thuê và phát triển đến ngày hôm nay.
2.1.2 Vị trí địa lý

Trại có diện tích khoảng 1.000 m2 xung quanh trại là đồng ruộng, cách xa
khu dân cư. Trại thuộc tổ 2, ấp Trung Viết, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, Tp.
Hồ Chí Minh, cách đường Nguyễn Thị Rành khoảng 2 km.
2.1.3 Cơ cấu đàn
Tính đến tháng 01/2011, trại có khoảng 972 con heo. Trong đó:
Nái khô, nái bầu, nái đẻ

: 108 con

Nái hậu bị

: 23 con

Heo nọc

: 2 con

Heo con theo mẹ

: 98 con

Heo con cai sữa

: 167 con

Heo thịt

: 574 con

Tổng đàn


: 972 con.

2.1.4 Hệ thống chuồng trại
Trại thiết kế theo kiểu chuồng hở, có hệ thống bạt che mưa, che nắng ở từng
dãy chuồng. Xung quanh trồng rất nhiều cây xanh nên khá mát mẻ vào trưa nắng.
Trại có hệ thống biogas để xử lý phân và nước thải. Nước cung cấp cho toàn trại

12


lấy từ giếng khoan, nước được bơm lên bồn chứa lớn, sau đó bơm về cho từng
bồn nhỏ ở từng dãy.
Trại gồm 4 khu vực : dãy nái bầu, dãy nái đẻ, dãy cai sữa và dãy heo thịt.
Dãy nái bầu (gồm nọc, nái khô, nái mang thai): có 101 ô chuồng được thiết
kế song song với nhau và lối đi ở giữa. Mỗi ô chuồng có diện tích là 1,8 m x 0,5
m x 1,2 m (dài x rộng x cao).. Nền chuồng được làm bằng xi măng, hệ thống
máng ăn được làm bằng nhôm và bán tự động, máng uống bằng xi măng.
Dãy nái đẻ và nuôi con: gồm 34 ô chuồng với kích thước mỗi ô là 2 m x 2
m (dài x rộng). Mỗi ô chuồng có trang bị máng ăn bằng inox và có núm uống
nước tự động. Nái nằm trong khung sắt có diện tích 2 m x 0,6 m x 1,2 m (dài x
rộng x cao), heo con ở hai bên khung chuồng heo nái.
Dãy cai sữa: gồm 4 ô chuồng có gắn silo bán tự động và 12 ô chuồng có
trang bị máng ăn gắn ở đầu dãy. Sàn chuồng được lót bằng bê tông và khu sắt
nhỏ ở cuối chuồng để heo con đi phân xuống nền. Mỗi ô chuồng có trang bị núm
uống tự động ở cuối chuồng.
Dãy heo thịt: được chia làm 3 khu A, B, C. Khu A gồm 8 ô chuồng, khu B,
C gồm 12 ô chuồng. Mỗi ô ở khu A, B có kích thước 8 m x 4 m (dài x rộng), mỗi
ô ở khu C có kích thước 6 m x 5 m (dài x rộng). Mỗi ô chuồng nhốt khoảng 20
con heo thịt. Nền chuồng được làm bằng xi măng, trong chuồng có gắn silo bán

tự động và 2 núm uống tự động ở cuối mỗi ô.
2.1.5 Quy trình cho ăn và lượng thức ăn
Thức ăn sử dụng cho đàn heo trong trại là của Công ty B. Tuy nhiên đối với
heo con thí nghiệm thì được cho ăn thức ăn của Công ty A từ lúc 5 ngày tuổi đến
khi chuyển thịt (khoảng 56 ngày tuổi).

13


Nái khô, nái mang thai và nọc được cho ăn định mức 2 lần/ngày, nhưng lượng
thức ăn có thể điều chỉnh tùy theo tuổi và thể trạng. Lượng thức ăn và các loại cám cho
từng loại heo được trình bày qua Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Lượng và loại thức ăn cho từng loại heo

Lượng cho ăn
(kg/con/ngày)

Loại thức
ăn

1,6 -1,8

9054

Tơ (lứa đầu)

1,6 -1,8

9044


Rạ (lứa 2 trở lên)

2,0 – 2,2

9044



2,0 – 2,2

9044

Rạ

2,2 – 2,5

9044



2,0 – 2,2

9054

Rạ

2,2 – 2,5

9054


2,0 – 2,5

9044

1- 4 tuần

Tự do

A1

4 – 7 tuần

Tự do

A2

7 – 8 tuần

Tự do

A3

9 – 12 tuần

Tự do

9024

13 -18 tuần
19 – xuất

chuồng

Tự do

9034

Tự do

9104

1,5 – 2,0

9054

Loại heo

Khô
Mang thai
(từ 1 - 84 ngày)
Mang thai
(từ 84 – 104
ngày)

Nái

Trước đẻ 10
ngày
Nọc

Heo con


Heo thịt

Nái hậu bị
(Nguồn : Kỹ thuật viên của trại)

Heo con theo mẹ được cho ăn từ 8 – 12 lần/ngày tùy theo lượng ăn của heo
con. Heo con cai sữa khi còn ở bên chuồng nái đẻ được cho ăn như heo con theo
mẹ. Sau khi cai sữa được 7 ngày thì chuyển qua chuồng cai sữa và được cho ăn
tự do.
Trong giai đoạn từ sơ sinh đến chuyển thịt (55 ngày tuổi), toàn bộ heo con
trong trại sử dụng ba loại thức ăn A1 (heo từ 1 – 4 tuần tuổi), A2 (heo từ 4 – 7

14


tuần tuổi) và A3 (heo 7 – 8 tuần tuổi) do Công ty A cung cấp. Thành phần dinh
dưỡng các loại thức ăn này được trình bày qua Bảng 2.2.
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của ba loại thức ăn A1, A2 và A3
Loại thức ăn

A1

A2

Protein thô (%)

20

18


Béo thô(%)

10

6

Xơ (%)

2

2,5

Khoáng tổng số (%)

1,6

2,5

Lysin (%)

1,6

1,4

Vitamin A (IU)

15.000

15.000


Vitamin D3 (IU)

2.000

2.000

Vitamin E (IU)

150

200

Phytase (FTU/kg)

600

600

6120

6120

-

2550

2550

-


150

150

A3

Thành phần

Endo-1,4-β xylanase
(FXU/kg)
Endo-1,4-β glucanase
(BGU/kg)
Bacillus lichenniformics/ B.
sutilis (BGU/kg)
Sunfa đồng, Pentahydrate,
đồng
(mg/kg)
(Trên bao bì sản phẩm)

Chưa công
bố thành
phần dinh
dưỡng

Đối với nhóm heo con đối chứng thì chúng được cho ăn hai loại thức ăn B1
(từ lúc 5 ngày tuổi đến cai sữa) và B2 (từ cai sữa đến khi chuyển nuôi thịt) do
Công ty B cung cấp. Thành phần dinh dưỡng của hai loại cám này được trình bày
qua Bảng 2.3.


15


Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn B1 và B2
Loại thức ăn

B1

B2

Protein thô (%)

20

19

Béo thô(%)

5

3

0,8 – 1,2

0,8 – 1

5

5


3200

3200

CTC (Max mg/kg)

0

200

Colistin (Max mg/kg)

40

40

Ẩm độ (Max %)

14

14

Phospho (Min %)

0,65

0,65

Muối (Min – Max %)


0,2 – 0,5

0,2 – 0,5

Tylosin (Max mg/kg)

50

0

Thành phần

Canxi (Min - Max %)
Xơ (Max %)
Năng lượng trao đổi (Min. Kcal/kg)

(Nguồn: trên bao bì sản phẩm)
2.1.6 Quy trình vệ sinh phòng bệnh
2.1.6.1 Quy trình vệ sinh và sát trùng
Hằng ngày chuồng được dọn dẹp sạch sẽ, phân được hốt vào bao và mang
đi đổ ở hố chưa phân. Sau mỗi bữa ăn, thức ăn còn dư được hốt ra bỏ và máng ăn
được vệ sinh sạch sẽ để tránh ôi thiu và tránh các bệnh đường tiêu hóa cho heo.
Heo thịt, nọc và nái được tắm hàng ngày và mỗi ngày một lần vào buổi sáng lúc
vệ sinh chuồng. Riêng heo con cai sữa nếu trời nắng sẽ tắm 2 – 3 lần/tuần.
Đầu mỗi dãy chuồng đều có đặt hố sát trùng. Công nhân, khách tham quan
và các phương tiện ra vào trại đều được phun sát trùng. Chuồng trại được phun
xịt thuốc sát trùng định kỳ 2 lần/tuần vào thứ 2 và thứ 5 với thuốc sát trùng
Iodox. Công nhân được trang bị bảo hộ lao động như quần áo, ủng….

16



Sau mỗi đợt chuyển heo hoặc xuất bán, chuồng được rửa sạch bằng vòi xịt
áp suất cao, sau đó sát trùng với nước vôi và để trống chuồng ít nhất 3 ngày trước
khi cho heo mới vào nuôi.
2.1.6.2 Quy trình tiêm phòng
Trong chăn nuôi mật độ cao, việc tiêm phòng là một trong những biện pháp
hiệu quả để phòng bệnh. Do đó, việc tiêm phòng phải được thực hiện đúng quy
trình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các bệnh gây thiệt hại kinh tế cho các nhà
chăn nuôi. Tùy theo lứa tuổi, giai đoạn sinh lý và điều kiện dịch tễ của trại mà
qui trình tiêm phòng khác nhau. Qui trình tiêm phòng của trại được trình bày qua
các bảng sau :
Bảng 2.4 Quy trình tiêm phòng cho heo con
Ngày
tuổi
(ngày)

Tên bệnh được phòng

Loại vắc xin

Ghi chú

PRRS

PRRS

Bắt buộc

Bệnh do Mycoplasma


MycoPac

Bắt buộc

Bệnh do Circovirus lần 1

Circoment PCV

Hướng dẫn của kĩ
thuật viên

35

Dịch tả lần 1

Coglapest

Bắt buộc

42

Bệnh do Circovirus lần 2

Circoment PCV

Hướng dẫn của kĩ
thuật

49


FMD

Aftopor

Bắt buộc

63

Dịch tả lần 2

Coglapest

Bắt buộc

14
21

17


Bảng 2.5 Quy trình tiêm phòng cho nái mang thai
Ngày mang
thai
(ngày)

Tên bệnh được
phòng

Loại vắc xin


Ghi chú

70

Dịch tả

Coglapest

Bắt buộc

Aujeszky

Begonia

Bắt buộc

Escherichia
coli (E. coli)
lần 1

Porcilis E. coli

Bắt buộc

84

FMD

Aftopor


Bắt buộc

91

PRRS

Ingelvac
PRRS+Diluent

Hướng dẫn của
kĩ thuật viên

98

E. coli lần 2

Porcilis E. coli

Bắt buộc

77

Bảng 2.6 Quy trình tiêm phòng cho nái hậu bị
Sau khi nhập
về
(tuần)

Tên bệnh được phòng


Loại vắc xin

2

PRRS lần 1

Ingelvac
PRRS+Diluent

Bắt buộc

FMD

Aftopor

Bắt buộc

Dịch tả

Coglapest

Bắt buộc

Aujeszky lần 1

Begonia

Bắt buộc

Bệnh do Parvovirus lần

1

Porcilis – Parvo

Bắt buộc

PRRS lần 2

Ingelvac
PRRS+Diluent

Bắt buộc

Aujeszky lần 2

Begonia

Bắt buộc

Bệnh do Parvovirus lần
2

Porcilis – Parvo

Bắt buộc

3

4


6

7

18

Ghi chú


Bảng 2.7 Quy trình tiêm phòng cho nọc
Số lần/năm

Tên bệnh được phòng

Loại vắc xin

Ghi chú

1

Dịch tả

Coglapest

Bắt buộc

2

FMD


Aftopor

Bắt buộc

3

Aujeszky

Begonia

Bắt buộc

(Ghi chú : mỗi lần tiêm cho nọc cách nhau 4 tháng, số liệu lấy từ kỹ thuật
viên của trại)
2.2 Đặc điểm sinh lý heo con
2.2.1 Đặc điểm sinh lý heo con theo mẹ
Theo nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), heo con sơ
sinh có sự thay đổi lớn về điều kiện sống, đang ở trong cơ thể mẹ với điều kiện
sống ổn định 390C ra bên ngoài với điều kiện nhiệt độ thay đổi theo ngày đêm và
tùy theo mùa khác nhau. Trong khi đó, khả năng điều tiết thân nhiệt của heo con
còn kém và phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường (nhiệt độ môi trường 180C thì
thân nhiệt giảm 20C, nếu 00C thì thân nhiệt giảm 40C), tuổi và khối lượng cơ thể.
Trong giai đoạn này, heo con phát triển với tốc độ rất nhanh thông qua sự tăng
khối lượng cơ thể. Thông thường, khối lượng heo con ở 7 – 10 ngày tuổi gấp đôi
khối lượng lúc sơ sinh, ở 21 ngày tuổi thì gấp 4 lần và ở 30 ngày tuổi thì gấp 5
lần. Heo con mới sinh ra hầu như trong máu không có kháng thể, song lượng
kháng thể tăng nhanh sau khi chúng bú sữa đầu. Tuy nhiên khả năng hấp thu
kháng thể của heo con bị giảm nhanh theo thời gian. Và khả năng miễn dịch của
heo con hoàn toàn phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được từ sữa mẹ.
Trong thời kỳ này, hệ tiêu hóa của heo con phát triển nhanh song chưa hoàn

thiện. Bộ máy tiêu hóa tăng nhanh về dung tích và khối lượng. Và cũng theo hai
tác giả trên, việc tập ăn sớm cho heo con sẽ tạo điều kiện cho cơ quan tiêu hóa
phát triển và sớm hoàn thiện hơn.

19


2.2.2 Đặc điểm heo con sau cai sữa
Theo nghiên cứu của Hampson và Kidder (1986), so với trước khi cai sữa
thì nhung mao (để hấp thu chất dinh dưỡng) ngắn đi 75 % trong vòng 24 giờ sau
cai sữa và tình trạng này tiếp tục giảm dần cho tới ngày thứ 5 sau cai sữa (Trần
Thị Dân, 2003). Việc giảm chiều dài của nhung mao và hình dạng chưa trưởng
thành của quần thể tế bào ruột (do tốc độ thay thế nhanh) giúp giải thích tại sao
heo con tăng nhạy cảm với E. coli. Dù không có E. coli thì việc tăng số tế bào ở
mào ruột và bất dưỡng ở nhung mao ruột thường đi kèm với hấp thu kém thức
ăn. Một số men tiêu hóa (lactase, glucosidase, protease) giảm nhưng maltase lại
tăng và thức ăn thay thế sữa mẹ có thể khó tiêu hóa hơn sữa làm giảm khả năng
tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng của heo con (Trần Thị Dân, 2003).
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), heo con cai sữa chịu ảnh
hưởng bởi rất nhiều stress như: môi trường nuôi, bầy đàn (không còn mẹ, sống
với heo lạ) và dinh dưỡng khi cai sữa. Khi cai sữa heo ở 24 – 28 ngày tuổi thì heo
chịu hai stress là giảm sản lượng sữa ở 21 ngày tuổi và cai sữa. Tuổi cai sữa,
trọng lượng cai sữa, khả năng tăng trưởng do di truyền và dinh dưỡng quyết định.
Ngoài ra, chăm sóc, môi trường nuôi và bệnh cũng ảnh hưởng đến sự phát triển
của heo cai sữa. Cai sữa càng sớm, trọng lượng cai sữa càng thấp thì đòi hỏi nhà
chăn nuôi phải đầu tư nhiều trang thiết bị, thức ăn dinh dưỡng, chăm sóc cần thiết
để đảm bảo tăng trưởng của heo. Trọng lượng heo con phải đạt tối thiểu là 5 kg
khi cai sữa để heo có thể phát triển tốt sau cai sữa.
2.2.3 Chăm sóc và nuôi dưỡng heo con
Nái đẻ có người trực canh đỡ đẻ, heo con sinh ra được rắc bột giữ ấm (bột

Mistral) và làm khô heo nhanh. Sau khi nái đẻ được 3 – 4 con thì chích Oxytocin
(4 ml/con), kháng sinh Peni – strepto (1 ml/10 kg) và cho heo con bú để kích
thích nái đẻ và ngừa viêm tử cung. Sau khi cho bú xong heo con được cho vào
lồng úm để heo con đỡ bị lạnh.

20


Heo con sinh ra không cột rốn mà để tự rụng, sau khi sinh 12 giờ thì bấm
răng, cắt đuôi. Heo nái đẻ lứa đầu, hay số con sinh ra đông, heo mẹ bị giảm sữa
trong những ngày đầu sau khi sinh do đó cần pha thêm sữa cho heo con uống.
Ngày thứ 3 heo con được chích sắt, bấm tai và cho uống Vicox – Toltra (2
ml/con) hoặc IgOne – S (2 ml/con) để ngừa tiêu chảy trên heo con.
Ngày thứ 5 heo con bắt đầu được tập ăn. Nước uống của heo con có pha
thêm dung dịch Selko® – pH và cho uống tự do liên tục đến khi chuyển thịt.
Khoảng 10 ngày tuổi thì thiến heo đực. Heo con được 24 – 28 ngày tuổi thì tiến
hành cai sữa.
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của heo con
2.3.1 Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quyết định khả năng tăng trọng của heo. Nhu cầu dinh
dưỡng của heo con thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng. Heo con theo mẹ
lấy dinh dưỡng chủ yếu từ nguồn sữa mẹ cung cấp và đây cũng là nguồn dinh
dưỡng tốt nhất cho chúng. Ngoài ra, cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho heo con
khi heo mẹ giảm sản lượng sữa. Thức ăn dặm phải dễ tiêu hóa, ngon miệng, mùi
thơm và không mang yếu tố gây bệnh. Nguồn dinh dưỡng của heo con sau cai
sữa phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn cung cấp cho chúng. Vì vậy cần cung cấp
thức ăn có thành phần phù hợp với khả năng tiêu hóa của chúng. Cần cân đối các
nhu cầu về năng lượng, đạm, các acid amin thiết yếu, lipid, khoáng, vitamin…
cho heo con theo từng thời kỳ để tránh dư thừa gây lãng phí, cũng như tránh
thiếu hụt không đủ nhu cầu cho sự tăng trưởng của heo con.

2.3.2 Bệnh tật và stress
Bệnh tiêu chảy trên heo con là một trong những bệnh gây có ảnh hưởng rất
lớn đến khả năng tăng trưởng của heo con. Cơ thể heo con tiêu chảy bị mất nước,
thiếu dưỡng chất, gầy còm, dễ bị bệnh sưng phổi và chết mau chóng… (Võ Văn
Ninh, 2008).

21


Cơ thể heo con còn non yếu, sức chống chịu với những tác động từ bên
ngoài còn kém, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân stress như cai sữa, chuyển
chuồng, thay đổi thức ăn, thay đổi thời tiết… Do đó, sức đề kháng của heo con
cũng giảm theo, heo con dễ nhiễm bệnh, giảm sức ăn và ảnh hưởng lớn đến khả
năng tăng trọng của chúng.
3.3.3 Các yếu tố khác
Tốc độ tăng trưởng của heo phụ thuộc khả năng di truyền của các giống
heo. Các nhóm giống heo ngoại như Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain có khả
năng tăng trọng nhanh hơn các giống heo nội như Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu, heo
Cỏ… Do đó, các nhà chăn nuôi hiện nay đã lựa chọn những giống heo ngoại
hoặc lai tạo giống heo nội và heo ngoại để tận dụng ưu thế lai, cải thiện khả năng
tăng trọng và tầm vóc heo.
Heo mẹ cũng là một yếu tố quyết định tăng trọng heo con, đặc biệt là heo
con theo mẹ. Nguồn cung cấp chất béo trong sữa heo nái cho heo con là nhân tố
ảnh hưởng sâu sắc đến sinh lý phát triển cơ thể heo con và xây dựng lớp mỡ bọc
thân dày (Võ Văn Ninh, 2008). Heo con bú sữa mẹ có thể bị giới hạn tăng trưởng
do sức sản xuất sữa của nái thường không đủ cho heo con từ 8 – 10 ngày tuổi trở
đi và khả năng tăng trưởng của mô cơ bị ảnh hưởng bởi thành phần sữa của nái
(Trần Thị Dân, 2003).
Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005) thì khối lượng sơ sinh và khối
lượng 60 ngày tuổi có liên quan chặt chẽ với nhau. Khối lượng sơ sinh cao, khối

lượng cai sữa cao, dẫn đến khối lượng 60 ngày tuổi cũng cao.
Chuồng trại thoáng mát, khô ráo giúp heo con ăn nhiều, giảm các nguy cơ
mắc bệnh. Cũng theo tác giả Võ Văn Ninh (2008), sự nóng bức của khí hậu làm
sức khỏe và tăng trọng của heo nuôi giảm sút rất nhiều, heo dễ phát bệnh tật, nó
còn ảnh hưởng đến sức ăn nhiều của heo và độ tiêu hóa của thức ăn.

22


Kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cũng là yếu tố quan trọng quyết định tốc độ
sinh trưởng, phát dục của heo con. Heo con được nuôi dưỡng trong môi trường
có nhiệt độ thích hợp, chuồng trại vệ sinh sạch sẽ, thức ăn phù hợp cho từng giai
đoạn phát triển, tiêm phòng đầy đủ… sẽ giúp heo tăng sức chống bệnh, tăng khả
năng sinh trưởng, phát dục.
2.4 Một số triệu chứng bệnh thường gặp trên heo con
2.4.1 Tiêu chảy
Theo Võ Văn Ninh (2008), tiêu chảy là hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Nhu
động của ruột trở nên co thắt quá độ làm cho những chất chứa trong lòng ruột
non, ruột già thải qua hậu môn quá nhanh, dưỡng chất không kịp tiêu hóa và ruột
già chưa kịp hấp thu được nước… Tất cả bị tống ra hậu môn với thể lỏng hoặc
sền sệt. Hậu quả nghiêm trọng là cơ thể bị mất nhiều nước, mất nhiều ion điện
tích và ngộ độc các loại độc tố do vi khuẩn gây tiêu chảy sinh ra, con vật suy
nhược rất nhanh và có thể chết rất nhanh nếu thú sơ sinh nhỏ tuổi, gầy ốm kém
sức chịu đựng.
 Nguyên nhân
Thức ăn có chứa độc tố do thức ăn lên men thối, nhiễm nấm mốc, và có thể
do khẩu phần nhiều béo, nhiều protein, nhiều xơ làm tăng nhu động ruột làm heo
con tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 2008). Khẩu phần quá mặn, thiếu vitamin nhóm B,
khẩu phần không cân đối Ca/P, thay đổi khầu phần thức ăn đột ngột cũng làm
cho heo con dễ tiêu chảy (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).

Do nước uống không đảm bảo vệ sinh, nước nhiễm kim loại nặng (sắt, chì,
nhôm…) và các tạp chất của kim loại ở dạng muối; nhiễm các vi sinh vật gây
bệnh về đường tiêu hóa.
Do điều kiện ngoại cảnh như chuồng trại ẩm ướt, khí hậu quá nóng hay quá
lạnh, heo con cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.

23


Điều kiện chăm sóc cũng có thể tạo cho heo con nhiều stress như chuyển
chuồng, cai sữa, nhập bầy, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài gây dị ứng, hay sử
dụng thuốc diệt chuột, giun sán với liều cao…làm heo con bị tiêu chảy (Võ Văn
Ninh, 2008).
Do heo mẹ nhiều sữa heo con bú nhiều nhưng không tiêu hóa hết; heo mẹ bị
viêm vú, viêm tử cung, tiêu chảy… khi heo con bú, liếm sữa, dịch hậu sản, hay
phân heo mẹ bị bệnh sẽ bị tiêu chảy.
Do virus (Rotavirus, Coronavirus…), các vi khuẩn như E. coli, Treponema
hyodysenteriae… và một số kí sinh trùng đường ruột cũng gây tiêu chảy (Nguyễn
Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
 Phòng trị
Thực hiện vệ sinh chuồng trại thường xuyên, có chế độ chăm sóc hợp lý,
giảm tối đa các stress cho heo con, bổ sung kháng sinh trong những ngày chuyển
chuồng, cho heo con bú sữa đầu sớm để tăng sức đề kháng cho heo con.
Thực hiện chủng ngừa vắc xin phòng bệnh do E. coli trên heo nái, heo con.
Thường xuyên theo dõi tình trạng heo con để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
2.5.2 Hô hấp
Các triệu chứng hô hấp như ho, thở bụng, hắt hơi, chảy nước mũi thường
xảy ra trên heo con cai sữa bởi vì giai đoạn này heo con không còn hơi ấm của
mẹ nên rất dễ bị bệnh hô hấp. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân.
Đặc điểm của bệnh là heo bị ho khan kéo dài, sổ mũi, thở bụng, ngồi thở

dốc sau khi ăn, bị sặc khi uống nước hoặc sau khi bị rượt đuổi, kém tăng trọng,
giảm hệ số sử dụng thức ăn và trên phổi có những vùng rắn (do viêm kéo dài). Tỉ
lệ bệnh khá cao nhưng tỉ lệ chết rất thấp ngoại trừ ghép với các bệnh truyền

24


×