Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO Ở CÁC TRANG TRẠI THUỘC HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.75 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
************************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO
Ở CÁC TRANG TRẠI THUỘC HUYỆN GIỒNG TRÔM
TỈNH BẾN TRE

SVTH

: PHẠM CAO DUY

Lớp

: DH07CN

Ngành

: Chăn Nuôi

Niên khóa : 2007 – 2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
************************



PHẠM CAO DUY

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO
Ở CÁC TRANG TRẠI THUỘC HUYỆN GIỒNG TRÔM
TỈNH BẾN TRE
Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn:
TS.VÕ THỊ TUYẾT

Tháng 08/2011
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Phạm Cao Duy
Tên luận văn:″Khảo sát tình hình chăn nuôi heo ở các trang trại thuộc
huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre″.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày......

Giáo viên hướng dẫn

TS.VÕ THỊ TUYẾT

ii


LỜI CẢM TẠ

• Thành kính ghi ơn cha mẹ, Người đã sinh thành, dạy dỗ và suốt đời tận tụy hy sinh
cho con.
• Chân thành biết ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, cùng toàn thể thầy cô đã tận tình
dạy dỗ truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báo cho em trong những năm vừa
qua .
• Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Võ Thị Tuyết đã hết lòng hướng dẫn và tận
tình giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
• Cảm ơn toàn thể cán bộ UBND các xã huyện Giồng Trôm, các chú phòng thống kê
và tài chính kế hoạch huyện Giồng Trôm và các chủ trang trại của huyện Giồng
Trôm đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện các nội dung của đề tài.
• Xin cảm ơn tất cả bạn bẻ trong và ngoài lớp đã cùng tôi học hỏi, trao dồi kiến thức
và chia sẽ vui buồn trong thời gian qua.

Phạm Cao Duy

iii


TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện từ ngày 18/01/2010 đến 8/05/2011. Khảo sát tình hình
chăn nuôi của 101 trại chăn nuôi heo tại 14 xã (Bình Hòa, Bình Thành, Châu Hòa,
Hưng lễ, Hưng Phong, Long Mỹ, Lương Hòa, Lương Phú, Lương Quới, Mỹ Thạnh,
Tân Hào, Tân Lợi Thạnh, Tân Thanh,Thuận Điền) và 1 thị trấn của huyện Giồng
Trôm. Đối tượng khảo sát là đàn heo nuôi tại các trại ở các xã trên.
- Về tình hình chăn nuôi chung:
Tổng đàn heo nuôi là 10730 con. Qui mô đàn nái từ 20 con trở xuống chiếm
83,84%. Hướng giống nuôi nhiều nhất là lai L chiếm 52,48%. Kinh nghiệm chăn
nuôi heo đa số từ 10 đến 20 năm chiếm 60,40%. Mục đích chăn nuôi heo chủ yếu là
heo thịt chiếm 95%. Nguồn gốc con giống chủ yếu ở trại thương phẩm chiếm

57,58%. Chuồng trại: vật liệu chủ yếu là xi măng. Thương hiệu thức ăn được sử
dụng nhiều là Lái thiêu chiếm 33,66%. Nguồn nước chủ yếu là nước sông ao hồ
chiếm 60,40%. Bệnh thường được tiêm phòng nhiều nhất là dịch tả chiếm 90,10%,
bệnh thường gặp nhiều nhất là sốt bỏ ăn chiếm 88,12%. 100% đều xử lí chất thải tốt
bằng biogas. Có 54 trại có ghi chép sổ sách rõ ràng chiếm 53,47%. Quan tâm của
các trại chủ yếu là giá thức ăn chiếm 47,52% và thị trường tiêu thụ sản phẩm chiếm
62,38%.
-Về năng suất đàn heo:
Trọng lượng xuất chuồng của heo thịt có xu hướng trên 100kg; tháng nuôi
thịt có xu hướng từ 3-3,5 tháng. Heo nái: Tuổi phối giống lần đầu đạt 227,85 ngày;
tuổi nái đẻ lứa đầu đạt 344,60 ngày; khoảng cách giữa 2 lứa đẻ đạt 151,76 ngày;
một nái một năm cho 2,41lứa. Heo đực: Tuổi bắt đầu khai thác 7,25 tháng; tỷ lệ đậu
thai 93,75%; tuổi loại thải 4 năm. Heo con: Số heo đẻ ra trên ổ đạt 10,48 con; số
heo con còn sống trên ổ đạt 10,28 con; tỷ lệ sống đạt 98,22%; số con cai sữa trên ổ
đạt 10,04 con; số con cai sữa của nái trên năm đạt 24,18 con; trọng lượng sơ sinh
đạt 1,29 kg; trọng lượng cai sữa đạt 7,61 kg, tuổi cai sữa đạt 28,72 ngày.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa......................................................................................................................i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii
Lời cảm tạ .................................................................................................................. iii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iv
Mục lục ........................................................................................................................v
Danh sách các từ viết tắt ......................................................................................... viii
Danh sách các bảng .....................................................................................................x
Danh sách các biểu đồ và hình ................................................................................. xii

Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 Sơ lược huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre .............................................................3
2.1.1 Vị trí địa lý .........................................................................................................3
2.1.2 Khí hậu, thời tiết.................................................................................................5
2.1.3 Điều kiện tài nguyên tự nhiên ............................................................................6
2.1.4 Dân số và nguồn nhân lực ..................................................................................6
2.2 Tình hình tổ chức hoạt động của trạm thú y huyện Giồng Trôm .........................7
2.3 Quá trình hình thành và phát triển trang trại heo huyện Giồng Trôm ..................7
2.4 Cơ sở lý luận .........................................................................................................8
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .................................13
3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................13
3.1.1 Thời gian ..........................................................................................................13
v


3.1.2 Địa Điểm ..........................................................................................................13
3.2 Đối tượng khảo sát ..............................................................................................13
3.3 Phương pháp điều tra khảo sát ............................................................................13
3.4 Nội dung khảo sát và các chỉ tiêu khảo sát .........................................................13
3.5 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................15
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................16
4.1 Tình hình chăn nuôi heo của trang trại ...............................................................16
4.1.1 Cơ cấu trang trại được điều tra tại huyện Giồng Trôm ....................................16
4.1.2 Quy mô đàn heo ...............................................................................................17
4.1.3 Cơ cấu đàn heo khảo sát phân tích theo xã ......................................................18

4.1.4 Hướng giống heo ở các trại ..............................................................................19
4.1.5 Kinh nghiệm nuôi heo ......................................................................................21
4.1.6 Mục đích chăn nuôi heo ...................................................................................22
4.1.7 Nguồn gốc con giống .......................................................................................22
4.1.8 Chuồng trại .......................................................................................................23
4.1.9 Trình độ chăn nuôi heo ....................................................................................25
4.1.10 Thức ăn ...........................................................................................................25
4.1.11 Nguồn nước ....................................................................................................27
4.1.12 Phòng và trị bệnh ...........................................................................................28
4.1.13 Phương thức xử lý chất thải ...........................................................................30
4.1.14 Phương thức quản lý ......................................................................................31
4.1.15 Những vấn đề các trại chăn nuôi quan tâm ....................................................32
4.2.1 Heo thịt .............................................................................................................34
4.2.1.1 Trọng lượng xuất chuồng ..............................................................................34
4.2.1.2 Tháng nuôi thịt ..............................................................................................34
4.2.2 Heo nái .............................................................................................................35
4.2.2.1 Tuổi phối giống lần đầu,tuổi đẻ lứa đầu .......................................................35
4.2.2.2 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, số lứa đẻ của nái trên năm ................................37
4.2.2.3 Số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con còn sống trên ổ, tỷ lệ sống ...................39
vi


4.2.2.4 Số con cai sữa trên ổ, số con cai sữa của nái trên năm .................................42
4.2.2.5 Trọng lượng sơ sinh, trọng lượng cai sữa, tuổi cai sữa heo con ...................44
4.2.3 Heo nọc ............................................................................................................47
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................48
5.1 Kết luận ...............................................................................................................48
5.1.1 Tình hình chăn nuôi heo ...................................................................................48
5.1.2 Năng suất trên đàn heo khảo sát.......................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................50

PHỤ LỤC .................................................................................................................50

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
n:

Trại

HHBC:

Heo hậu bị cái

HNSS:

Heo nái sinh sản

HĐG:

Heo đực giống

HT:

Heo thịt

HCTM:

Heo con theo mẹ


Lai Y:

Heo có máu Yorkshire nhiều

Lai L:

Heo có máu Landrace nhiều

Lai D:

Heo có máu Duroc nhiều

YY:

Con có cha là Yorkshire và mẹ là Yorkshire

LL:

Con có cha là Landrace và mẹ là Landrace

LY:

Con lai có cha là Landrace và mẹ là Yorkshire

YL:

Con lai có cha là Yorkshire và mẹ là Landrace

PiL:


Con lai có cha là Pietrain và mẹ là Landrace

BH:

Bình Hòa

BT:

Bình Thành

CH:

Châu Hòa

HL:

Hưng Lễ

HP:

Hưng Phong

LM:

Long Mỹ

LH:

Lương Hòa


LP:

Lương Phú

LQ:

Lương Quới

MT:

Mỹ Thạnh

TH:

Tân Hào

TLT:

Tân Lợi Thạnh

TT:

Tân Thanh

TTr:

Thị Trấn
viii



TĐ:

Thuận Điền

Fe:

Song sắt

TT:

Tổng số trại

Tl:

Tỷ lệ

SA:

Sốt bỏ ăn

VP:

Viêm phổi

NKT:

Ngừa khô thai

FMD:


Foot and mouth disease (lỡ mồm long móng)

PRRS:

Porcine reproductive and respiratory syndrome(hội chứng rối

loạn sinh sản và hô hấp ở lợn)
PTH:

Phó Thương Hàn

THT:

Tụ huyết trùng

DT:

Dịch tả

X :

Trung bình

SD :

Standard Deviation (độ lệch chuẩn)

TPGLĐ:

Tuổi phối giống lần đầu


TĐLĐ :

Tuổi đẻ lứa đầu

KCLĐ :

Khoảng cách hai lứa đẻ

SLĐ/N/N :

Số lứa đẻ của nái trên năm

SCĐR:

Số heo con đẻ ra trên ổ

SCCS:

Số heo con còn sống trên ổ

TLS:

Tỷ lệ sống

SC cai sữa:

Số con cai sữa trên ổ

SC cai sữa/nái/năm: Số con cai sữa của nái/năm

TLSS:

Trọng lượng sơ sinh

TLCS:

Trọng lượng cai sữa

TCS:

Tuổi cai sữa

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Hiện trạng dân số .........................................................................................6
Bảng 2.2 Hiện trạng lao động .....................................................................................7
Bảng 4.1 Cơ cấu trang trại được điều tra ..................................................................16
Bảng 4.2 Phân bố trại heo theo qui mô đàn của huyện .............................................17
Bảng 4.3 Cơ cấu đàn heo ..........................................................................................18
Bảng 4.4 Hướng giống heo ở các trại .......................................................................20
Bảng 4.5 Kinh nghiệm nuôi heo ...............................................................................21
Bảng 4.6 Nguồn gốc con nái .....................................................................................23
Bảng 4.7 Cấu trúc chuồng trại heo ............................................................................24
Bảng 4.8 Thị trường thức ăn ở từng xã .....................................................................25
Bảng 4.9 Tình hình sử dụng nước cho chăn nuôi .....................................................27
Bảng 4.10 Tiêm Phòng ..............................................................................................28
Bảng 4.11 Các bệnh thường gặp trong trại ...............................................................29
Bảng 4.12 Phương thức xử lý chất thải .....................................................................31

Bảng 4.13 Phương thức quản lý ................................................................................32
Bảng 4. 14 Khó khăn của các trại chăn nuôi heo ......................................................33
Bảng 4.15 Các nhóm giống nái khảo sát ...................................................................35
Bảng 4.16 Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu phân tích theo nhóm giống .....35
Bảng 4.17 Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu phân tích theo qui mô trại.......37
Bảng 4.18 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, số lứa đẻ của nái trên năm phân tích theo
nhóm giống................................................................................................................37
Bảng 4.19 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, số lứa đẻ của nái trên năm phân tích theo qui
mô trại .......................................................................................................................39
Bảng 4.20 Số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con còn sống trên ổ, tỷ lệ sống phân tích
theo nhóm giống ........................................................................................................39
Bảng 4.21 Số heo con đẻ ra trên ổ, số heo con còn sống trên ổ, tỷ lệ sống phân tích
theo qui mô trại .........................................................................................................41
x


Bảng 4.22 Số con cai sữa trên ổ, số con cai sữa của nái/năm phân tích theo nhóm
giống ..........................................................................................................................42
Bảng 4.23 Số con cai sữa trên ổ, số con cai sữa của nái/năm phân tích theo qui mô
trại..............................................................................................................................43
Bảng 4.24 Trọng lượng sơ sinh, trọng lượng cai sữa, tuổi cai sữa heo con phân tích
theo nhóm giống ........................................................................................................44
Bảng 4.25 Trọng lượng sơ sinh, trọng lượng cai sữa, tuổi cai sữa heo con phân tích
theo qui mô trại .........................................................................................................46

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Biểu Đồ 4.1 Mục đích chăn nuôi heo ........................................................................22

Biểu đồ 4.2 Trọng lượng xuất chuồng ......................................................................34
Biểu đồ 4.3 Tháng nuôi thịt.......................................................................................34
Hình 2.1 Bản đồ qui hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Giồng Trôm đến năm
2020 .............................................................................................................................4
Hình 4.1 Heo lai Yorkshire ở trại heo của Lê Văn Mỹ xã Long Mỹ ở huyện Giồng
Trôm ..........................................................................................................................19
Hình 4.2 Heo Lai Landrace ở trại heo của Phan Minh Trí xã Hưng Phong ở huyện
Giồng Trôm ...............................................................................................................20
Hình 4.3 Heo Lai Duroc tại trại heo của Phạm Văn Ngoan xã Lương Quới ở huyện
Giồng Trôm ...............................................................................................................20
Hình 4.4 Chuồng mái lá-máng inox-nền xi măng của trại Nguyễn Thanh Dũng ở xã
Mỹ Thạnh huyện Giồng Trôm. .................................................................................24
Hình 4.5 Chuồng mái tole-vách, nền xi măng của trại Hồ Thị Tuyết Loan xã Hưng
Lễ huyện Giồng Trôm. ..............................................................................................24
Hình 4.6 Xử lí biogas ở trại heo của Nguyễn Văn Long xã Châu Hòa huyện Giồng
Trôm ..........................................................................................................................30
Hình 4.7 Heo đực giống Pietrain và Duroc Đài Loan ...............................................47

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ở nước ta trang trại đã hình thành và phát triển từ rất sớm nhưng có những
giai đoạn việc phát triển loại hình này chưa được coi trọng. Tuy nhiên từ khi có chủ
trương đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo nền kinh tế thị trường định
hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích
phát triển nên số lượng trang trại tăng lên nhanh chóng, hình thức tổ chức sản xuất
và cơ cấu thành phần chủ trang trại cũng ngày càng đa dạng. Trong đó có các trang

trại chăn nuôi thì chăn nuôi heo chiếm ưu thế vì heo cung cấp nguồn thực phẩm
động vật chủ yếu cho toàn xã hội.
Mặc khác, theo cơ chế nền kinh tế thị trường và từng bước hội nhập kinh
tế quốc tế, thì sự cạnh tranh của các ngành kinh tế càng trở nên khốc liệt.Do đó, để
tồn tại phát triển, và tiến tới hội nhập trên thị trường quốc tế các nhà kinh doanh nói
chung và các nhà chăn nuôi nói riêng cần phải tạo một thương hiệu cho sản phẩm
của mình, bên cạnh việc nâng cao năng suất chăn nuôi và chất lượng sản phẩm. Để
đạt được mục tiêu này các trại chăn nuôi đã áp dụng nhiều biện pháp kinh tế kỹ
thuật vào sản xuất. Ở đây tôi nhấn mạnh đến yếu tố kỹ thuật.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú
Y, bộ môn Di Truyền Giống Động Vật dưới sự hướng dẫn của Tiến Sĩ Võ Thị
Tuyết, chúng tôi thực hiện đề tài:″Khảo sát tình hình chăn nuôi heo ở các trang trại
thuộc huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre″.

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu về tình hình chăn nuôi heo và một số chỉ tiêu sản xuất của đàn
heo được nuôi tại các trang trại để có những thông tin cần thiết nhằm phục vụ cho
việc định hướng và phát triển về chăn nuôi heo ở huyện Giồng Trôm.
1.2.2 Yêu cầu
Yêu cầu của đề tài là:
+ Nắm được điều kiện tự nhiên,điều kiện kinh tế xã hội của Huyện
+ Xác định giống heo và phương thức nhân giống.
+ Cách thức nuôi dưỡng.
+ Các chỉ tiêu sản xuất của đàn heo ở các trang trại của Huyện.
+ Tình hình dịch bệnh và công tác thú y của các trang trại.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
Giồng Trôm là một trong 8 đơn vị hành chánh cấp huyện thị của tỉnh Bến
Tre, tổng diện tích tự nhiên là 312,03km2 (chiếm 13,1% diện tích toàn tỉnh), dân số
năm 2011 là 168.284 người (chiếm 13,8% dân số toàn tỉnh), mật độ dân số 598
người/km2, khá cao so với bình quân toàn tỉnh Bến Tre. Huyện bao gồm 1 thị trấn
(Giồng Trôm) và 21 xã (Mỹ Thạnh, Châu Hòa, Lương Hòa, Lương Quới, Lương
Phú, Thuận Điền, Hưng Phong, Long Mỹ, Tân Hào, Bình Thành, Tân Thanh, Tân
Lợi Thạnh, Hưng Lễ, Phong Nẳm, Phong Mỹ, Châu Bình, Sơn Phú, Bình Hòa,
Phước Long, Thạnh Phú Đông, Hưng Nhượng). Trong đó các trang trại chăn nuôi
heo rãi rác trong 14 xã (Mỹ Thạnh, Châu Hòa, Lương Hòa, Lương Quới, Lương
Phú, Thuận Điền, Hưng Phong, Long Mỹ, Tân Hào, Bình Thành, Tân Thanh, Tân
Lợi Thạnh, Hưng Lễ, Bình Hòa) và thị trấn Giồng Trôm.
2.1.1 Vị trí địa lý
- Ranh giới hành chính:
+ Phía Bắc giáp huyện Châu Thành và Huyện Bình Đại qua ranh giới tự
nhiên là sông Ba Lai.
+ Phía Nam –Tây Nam giáp huyện Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc, phía
Nam - Đông Nam giáp huyện Thạnh Phú qua ranh giới tự nhiên là Sông Hàm
Luông.
+ Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Ba Tri.
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp Thành Phố Bến Tre và huyện Châu Thành.
-Tọa độ địa lý:
106o21′27″-106o35′12″ kinh độ Đông
10o01′32″-10o15′55″ vĩ độ Bắc
3



Hình 2.1 Bản đồ qui hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Giồng Trôm
đến năm 2020
(Nguồn: phòng tài chính-kế hoạch)
Ghi chú:

Chỉ các xã có trang trại chăn nuôi heo

-Vị trí địa lý kinh tế:
Huyện Giồng Trôm nằm trên cù lao Bảo, gần như là trung tâm của tỉnh
Bến Tre. Trung tâm huyện Giồng Trôm cách Thành phố Bến Tre 19 km theo đường
4


tỉnh 885, cách các thị trấn Ba Tri 18 km, Châu Thành 37 km, Mỏ Cày 33 km, Chợ
Lách 53 km theo các tuyến lộ và đường tỉnh; Cách 2 huyện ven biển Bình Đại 28
km, Thạnh Phú 29 Km theo các tuyến đường tỉnh và đường huyện ven sông Ba Lai,
Hàm Luông.
Với vị trí nằm trên vùng giáp ranh mặn – ngọt của tam giác châu thổ sông
Tiền, về phương diện địa lý kinh tế cùng với Mỏ Cày, Giồng Trôm là huyện có hệ
thống canh tác đa dạng và có thế mạnh phát triển kinh tế vườn trên nền dừa kết hợp
với chăn nuôi. Ngoài ra, với vị trí gần như là trung tâm của tỉnh và nằm sát thị xã
Bến Tre có nhiều tiềm năng phát triển thương mại - dịch vụ và một số lãnh vực
công nghiệp.
2.1.2 Khí hậu, thời tiết
Nền nhiệt độ cao và ổn định,nhiệt độ bình quân năm là 26o7 - 27o1, tháng 5
cao nhất 28o1 - 28o7 và tháng 1 thấp nhất là 24o9 - 25o4, chênh lệch nhiệt độ tối đa
giữa các tháng vào khoảng 3o3- 3o5, tổng tích nhiệt năm 9.753 - 9.904oC.
Lượng mưa thấp nhất đạt 1.200-1.400 mm và có khuynh hướng giảm dần từ

Tây qua Đông, khả năng xuất hiện hạn đầu và giữa khá thường xuyên, thời gian có
thể canh tác bằng nước trời tại huyện chỉ vào khoảng 5 tháng từ tháng 5 đến tháng
9.
Độ ẩm không khí tương đối cao 79% và phân hóa theo mùa.
Độ bốc hơi cao: 3,9-4,6 mm/ngày vào mùa mưa và 4,3-6,4 mm/ngày vào mùa
khô.
Tổng số giờ nắng cao đạt 2.627 - 2.649 giờ/năm, quang năng dồi dào nhưng
phân bố không đều, tháng cao nhất là tháng 3 đạt 288 giờ và thấp nhất là tháng 9 đạt
159-162 giờ,bức xạ tổng cộng trung bình ngày đạt 436-440 kcal/cm2 và phân bố
nặng vào mùa nắng.
Hướng gió chủ đạo trong mùa mưa là Tây và Tây Nam, vận tốc 2,2 m/s, trong
mùa khô là Đông, Đông Bắc và Đông Nam, vận tốc 2,4 m/s.

5


2.1.3 Điều kiện tài nguyên tự nhiên
Điều kiện đất đai đa dạng, phần lớn đã được lên liếp và cải thiện lý hóa nhằm
phát triển kinh tế vườn.
Phần lớn địa bàn có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc bố trí các công
trình thủy lợi ngọt hóa cải tạo đất, xây dựng các hệ thống canh tác nông nghiệp tập
trung theo hướng thâm canh và đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
Nguồn nước mặt chủ động tưới tiêu theo triều.
Mạng lưới sông rạch khá phát triển, thuận lợi cho giao thông thủy.
Khu vực phía Nam bị nhiễm lợ 5-7 tháng/năm từ sông Hàm Luông, khu vực
phía Bắc vẫn còn nhiễm lợ qua sông Bến Tre và rạch Giồng Trôm hầu như không
có nước ngầm ngọt. Nước phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là nước sạch phục vụ sinh
hoạt và phát triển công thương nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào điều tiết nguồn
nước ngọt từ thượng lưu.
2.1.4 Dân số và nguồn nhân lực

Dân số huyện Giồng Trôm tăng chậm, từ 180.456 người năm 1995 tăng lên


183.000 người năm 2000, tăng bình quân 0,27%/năm.



189.941 người năm 2005, tăng bình quân 0,75%/năm .
Bảng 2.1 Hiện trạng dân số
Năm

2000

2005

2007

Dân số huyện

183 000

189 941

186 692

Dân số nông nghiệp

139 096

135 039


125 578

Dân số phi nông nghiệp

43 904

54 902

61 114

Dân số nông thôn

172 453

179 091

175 707

10 547

10 850

10 985

Dân số đô thị

(Đơn vị: người)

(Nguồn:Phòng thống kê huyện Giồng Trôm)


6


Bảng 2.2 Hiện trạng lao động
Năm

2000

2005

2007

Lao động trong tuổi

107 871

120 793

125 510

Lao động ngành nghề

95 219

107 098

109 692

Nội trợ


3 991

4 469

4 624

Đang đi học

3 236

3 624

4 804

Mất sức lao động

2 287

2 561

2 654
(Đơn vị: người)

(Nguồn:Phòng thống kê huyện Giồng Trôm)
2.2 Tình hình tổ chức hoạt động của trạm thú y huyện Giồng Trôm
Trạm thú y huyện Giồng Trôm gồm 4 người: 1 có trình độ đại học và 3 trung
cấp thú y.
Hàng năm trạm thú y mở chiến dịch tiêm phòng 2 đợt vào tháng 4 và tháng 8.
Trạm còn tiêm bổ sung vào những tháng giao mùa.

Hàng tháng thú y viên ở các xã tập trung về trạm thú y vào ngày 20 để báo cáo
tình hình dịch bệnh trong tháng ở địa bàn và tiếp nhận những thông tin khoa học
cùng ý kiến chỉ đạo của trạm.
2.3 Quá trình hình thành và phát triển trang trại heo huyện Giồng Trôm
Chăn nuôi heo là ngành chăn nuôi truyền thống của nông dân huyện Giồng
Trôm. Do đó các trang trại heo hình thành khá sớm.
Căn cứ vào tiêu chí qui định tại Thông tư liên bộ số 69/2000/TTLB/BNNTCTK ngày 23 tháng 06 năm 2000 của Liên Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn của Tổng cục thống kê. Đến năm 2005, toàn huyện có 3 trang trại nuôi heo.
Để thực hiện nghị quyết 03/2000/NQ-CP, ủy ban nhân dân huyện đã phát triển
loại hình kinh tế trang trại từ năm 2005 đến năm 2010 là 99 trang trại nuôi heo.
Ngày 18 tháng 03 năm 2004, ủy ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định số
943/2004/QĐUB ban hành qui định về việc thực hiện một số chính sách ưu đãi đối
với trang trại trên địa bàng tỉnh. Triển khai hỗ trợ các trang trại theo chính sách ưu
đãi của tỉnh với tổng kinh phí khoảng 350 triệu đồng. Nhìn chung, số hộ được cấp
7


giấy chứng nhận trang trại đến nay còn rất thấp so với thực tế sản xuất, chủ yếu do
nông dân chưa thấy rõ lợi ích của việc được công nhận trang trại nên không tích cực
lập hồ sơ đăng ký, một số trang trại chăn nuôi chưa có giải pháp hữu hiệu đảm bảo
yêu cầu về bảo vệ môi trường. Tỉnh đang rà soát, điều chỉnh bổ sung chính sách ưu
đãi nhằm khuyến khích nông dân tập trung đầu tư phát triển sản xuất qui mô trang
trại.
Đến năm 2010 có 99 trang trại nuôi heo, nhưng có xu hướng giảm chủ yếu do
tình hình dịch bệnh, biến động của thị trường.
2.4 Cơ sở lý luận
Những yêu cầu kỹ thuật về một trại chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn VietGAHP.
 Địa điểm
- Cách xa đường giao thông, khu dân cư, khu công nghiệp, công sở, trường học, khu
chế biến sản phẩm chăn nuôi, bệnh viện, khu chăn nuôi khác và xa hệ thống kênh

mương thoát nước thải của khu vực theo quy định hiện hành.
- Ở cuối và cách xa nguồn nước sinh hoạt, có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng cho
chăn nuôi. Đảm bảo đủ diện tích và điều kiện xử lý chất thải, nước thải theo quy
định.
 Thiết kế chuồng trại
- Hướng chuồng: Tốt nhất là hướng Đông – Tây hoặc Đông Bắc – Tây Nam. Nếu là
chuồng kín thì hướng chuồng không nhất thiết phải là 2 hướng trên. Ngoài ra, tùy
thuộc vào kích thước các chiều của lô đất để bố trí hướng chuồng cho phù hợp.
- Kiểu chuồng: Có thể chọn 2 kiểu chuồng: chuồng hở thì lưu thông không khí theo
thông thoáng tự nhiên; chuồng kín điều tiết được nhiệt độ, ẩm độ theo hệ thống thiết
bị phụ trợ (quạt, hệthống làm mát v.v…).
- Nền chuồng: Không trơn láng, dễ thoát nước.
- Mái chuồng: Có 2 dạng: 1 mái hoặc 2 mái; vật liệu làm mái có thể bằng ngói, tole,
fibro-xi măng, lá, nhưng tốt nhất là loại tấm lợp 3 lớp.
- Vách chuồng: làm bằng song sắt hay inox hoặc xây gạch, bê tông.
- Khoảng cách giữa các khu chuồng, dãy chuồng phải được bố trí xây dựng hợp lý.
8


- Thiết kế hệ thống vệ sinh sát trùng: Tùy thuộc vào hệ thống chăn nuôi hiện có của
trại để thiết kế một hệ thống vệ sinh sát trùng thích hợp nhằm làm giảm thiểu tối đa
sự lây lan của mầm bệnh.
 Con giống và quản lý giống
- Nguồn gốc con giống: Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất.
- Chất lượng con giống: Chất lượng con giống phải đảm bảo theo đúng quy định
hiện hành.
- Quản lý con giống
+ Quản lý lợn đực giống: Quản lý lợn đực giống phù hợp theo quy trình kỹ thuật
hiện hành.

+ Quản lý lợn nái sinh sản và lợn con: Quản lý lợn nái sinh sản và lợn con phù hợp
theo quy trình kỹ thuật hiện hành.
 Vệ sinh chăn nuôi
- Kiểm soát các tác nhân làm tăng độ ẩm không khí chuồng nuôi: hệ thống thoát
nước, chuồng trại, mật độ nuôi, hệ thống thông gió phải đảm bảo yêu cầu nhằm hạn
chế các vi sinh vật có hại tồn tại và phát triển.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống cống thoát nước thải, hầm chứa phân và hệ thống
cung cấp nước uống. Sửa chữa kịp thời các hỏng hóc, thường xuyên xử lý phân
(làm trống hầm chứa).
- Thường xuyên quan tâm chương trình vệ sinh sát trùng chuồng trại bao gồm: quét
rác, dọn phân. Làm vệ sinh hệthống thông gió, quạt máy. Vệ sinh, sát trùng chuồng
lợn khi trống chuồng.
- Nếu sử dụng chất độn chuồng, khi thấy bẩn phải dọn sạch. Sau mỗi đợt nuôi phải
thay chất độn chuồng.
 Quản lý thức ăn, nước uống và nước vệ sinh
- Thức ăn
+ Nguyên liệu: Thường xuyên giám sát các nguy cơ sinh học, hóa học và vật lý có
thể ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu, thức ăn.
9


+ Khi xuất nhập nguyên liệu và thức ăn phải ghi đầy đủ các thông tin về số lượng,
tên hàng, nguồn gốc, ngày sản xuất, hạn sử dụng, đánh giá cảm quan, mùi vị …
+ Sử dụng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của lợn theo hướng dẫn
của nhà sản xuất. Chất lượng thức ăn cho lợn ở các lứa tuổi phải đáp ứng yêu cầu
sinh trưởng và phát triển.
+ Trong trường hợp phải trộn thuốc vào thức ăn nhằm mục đích phòng bệnh, trị
bệnh hoặc kích thích tăng trưởng, cần phải ghi chép và lưu trữ hồ sơ việc sử dụng
thức ăn, loại thuốc trộn, liều lượng, thời gian sử dụng thức ăn có trộn thuốc, thời
gian ngừng cho ăn thức ăn có trộn thuốc.

+ Nguyên liệu và thức ăn phải được lưu mẫu cho đến khi sản phẩm được sử dụng
mà không có sự cố nào.
- Nước uống: kiểm tra thường xuyên hệ thống cấp nước gồm bồn chứa nước, ống
dẫn, máng uống, núm uống để đảm bảo hệ thống không bị hở, không bị rò rỉ, không
bị ô nhiễm do bụi bặm, chất bẩn … Bồn chứa nước nên có mái che để tránh nước bị
nóng do nhiệt từ mặt trời.
- Nước vệ sinh: có thể sử dụng nước máy, nước giếng khoan, nước giếng khơi;
không được sử dụng nước ao bị nhiễm khuẩn (ô nhiễm) hoặc nước thải.
 Quản lý đàn lợn
- Lợn nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận kiểm
dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có). Tốt nhất nên
nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Chỉ nên mua lợn mới từ
1 – 2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ mang bệnh vào trại.
- Khi lợn về đến trại, phải chuyển lợn xuống ngay, đưa vào khu cách ly để nuôi
thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn trong quá trình nuôi
thích nghi.
- Sau khi nhập lợn phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn lợn, quan tâm đến một số
bệnh như: bệnh giả dại, lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hô hấp và
sinh sản (PRRS) …
- Cử người thường trực để kịp thời cách ly lợn bị bệnh.
10


- Tập cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài ngày đầu.
 Quản lý dịch bệnh
- Giám sát dịch bệnh: Áp dụng phương thức “cùng vào – cùng ra” nhằm hạn chế sự
lây lan bệnh tật.
- Trong trường hợp điều trị bệnh, cần ghi chép thông tin đầy đủ về dịch bệnh, tên
thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng lợn, người tiêm, thời
điểm ngưng thuốc. Không bán lợn trong thời gian cách ly thuốc.

- Khi phát hiện lợn chết phải báo với cán bộ kỹ thuật để có biện pháp xử lý.
 Phòng trị bệnh
-Phòng bệnh: Có lịch tiêm phòng các bệnh chính theo quy định hiện hành (dịch tả,
tụ huyết trùng, phó thương hàn, tiêu chảy …), các bệnh khác tùy theo tình hình dịch
tễ của vùng để có yêu cầu cụ thể về quy trình phòng bệnh.
- Trị bệnh
+ Phải lập tức cách ly để phòng ngừa lây lan khi lợn có biểu hiện bệnh. Nếu điều trị
phải ghi lại tất cả các thông tin liên quan đến quá trình điều trị. Trong trường hợp
không thể chuyển ra khu cách ly riêng thì phải đưa vào ô chuồng riêng.
+ Có cán bộ thú y chẩn đoán bệnh và lên phác đồ điều trị.
+ Khi sử dụng kháng sinh để điều trị cần phải tuân thủ đúng quy định về chủng loại,
liều lượng, thời gian dùng thuốc và ghi chép đầy đủ vào trong hồ sơ. Không được
sử dụng những kháng sinh nằm trong danh mục cấm của Nhà nước và của Bộ Nông
nghiệp và PTNT.
+ Phải tuân thủ tuyệt đối thời gian ngừng sử dụng kháng sinh trước khi giết thịt.
+ Ghi chép đầy đủ mọi can thiệp về thú y.
 Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường
- Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi tập trung để xử
lý, tránh gây mùi khó chịu cho dân cư sống lân cận và sinh ruồi nhặng.
- Chất thải lỏng phải được thải trực tiếp vào khu xử lý chất thải, không được cho
chảy ngang qua các khu chăn nuôi khác hay trực tiếp ra môi trường. Nước thải sau
khi xử lý phải đạt được tiêu chuẩn hiện hành trước khi thải ra môi trường.
11


- Lắp đặt hệ thống phân loại, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt nhằm giúp cho
việc xử lý được dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Không thải trực tiếp nước thải chưa xử
lý ra môi trường.
- Tất cả lợn chết do bệnh hoặc không rõ lý do đều không được bán ra ngoài thị
trường.


12


×